Hiền Vy, thông tín viên RFA
2012-02-27
Cho đến sáng Chủ Nhật ngày 26 tháng Hai thì thỉnh nguyện thư do NS Trúc Hồ khởi xướng trên trang nhà của Tòa Bạch Ốc đã có hơn 80 ngàn chữ ký.
Chiến dịch Nhân quyền
Chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư này bắt đầu vào ngày 07 tháng Hai với ý nguyện yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp với Hà Nội trả tự do cho tất cả những người đấu tranh dân chủ trong ôn hòa, đặt biệt là nhạc sĩ Việt Khang, đang bị cầm tù chỉ vì sáng tác nhạc nói lên tinh thần yêu nước. Thỉnh nguyện thư cũng yêu cầu Hoa Kỳ chỉ nên phát triển kinh tế với Việt Nam khi Nhân Quyền được tôn trọng tại quốc gia này. Nhiều nơi trên nước Mỹ đã có những cuộc vận động lấy chữ ký để hỗ trợ chiến dịch đòi nhân quyền cho Việt Nam trong những tuần qua.Tại Houston nhiều người trẻ đã hăng hái tham gia phong trào này mà điển hình là nhóm người đã có mặt trước cửa chợ Hồng Kông 4 trong 2 cuối tuần liên tiếp. Anh Linh Trần cho biết nhóm anh không chỉ vận động xin chữ ký mà còn tặng đồng hương CD có hai bài hát Anh Là Ai và Việt Nam Tôi Đâu:
Cùng với một số ông bà và anh chị em, tôi đã thu ra 200 cái CD trong đó có 2 bài hát bất hủ của Việt Khang. Chúng tôi đã vận động được trên 1.000 chữ ký để nỗ lực đấu tranh đòi hỏi lại cái dân quyền bình đẳng cho người dân trong nước."Cùng với một số ông bà và anh chị em, tôi đã thu ra 200 cái CD trong đó có 2 bài hát bất hủ của Việt Khang. Chúng tôi đã vận động được trên 1000 chữ ký để nỗ lực đấu tranh đòi hỏi lại cái dân quyền bình đẳng cho người dân trong nước".Anh Linh Trần
Vào trưa thứ Bảy ngày 25, Ủy Ban Đấu Tranh Chính Trị cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Việt Nam để đòi Hà Nội trả tự do cho những người tù lương tâm. Ông Võ Đức Quang, thay mặt ban tổ chức, chia sẻ lý do có cuộc biểu tình như sau:
"Ông Trúc Hồ cũng như TS Nguyễn Đình Thắng và những người trẻ trong thời gian qua đã nói lên một message rất rõ ràng là hãy tôn trọng nhân quyền trước khi đầu tư kinh tế vào Việt Nam.
Trong tinh thần đó Cộng đồng NVQG-Houston và vùng phụ cận tổ chức cuộc biểu tình tại TLS-Việt cộng để nói lên là nhà cầm quyền CSVN đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ rất là tàn bạo, dã man. Anh bạn trẻ Việt Khang chỉ có 2 bản nhạc nói lên lòng ái quốc mà bị bỏ tù thì thử hỏi những người cầm quyền như vậy có xứng đáng để tiếp tục cầm quyền hay không ?"
Có mặt trong đoàn người biểu tình, một bạn trẻ tên Thông cho biết anh rất ngưỡng mộ nhạc sĩ Việt Khang:
"Việt Khang là một người trẻ sinh ra sau 75. Anh dám viết để nói lên cái nguyện vọng của Anh đối với đất nước. Anh Việt Khang là một người rất can đảm, là cái gương sáng cho tất cả tuổi trẻ sống tại Việt Nam cũng như tại hải ngoại. Tuổi trẻ ở hải ngoại có rất nhiều cơ hội để nói lên tiếng nói của mình và tham gia các cuộc biểu tình cũng như những cuộc vận động cho dân chủ và tự do tại Việt Nam".
Anh Thông cũng cho biết anh là người ký vào bản kiến nghị ngày đầu tiên và đã phổ biến đến bằng hữu:
"Em là một trong những người ký tên ngày đầu tiên. Em cũng giúp mẹ em ký tên và em cũng vận động chị, anh và bác của em ở San Francisco, thì họ đã gọi vào SBTN ký tên rồi"
Sức mạnh của một bài ca
Trong lúc đoàn người biểu tình cùng nhau hát ca khúc Anh Là Ai thì bà Vân vừa ca, vừa khóc. Bà chia sẻ tâm tình về những giọt nước mắt của bà như sau:
"Tôi đau khổ cho dân tộc Việt Nam của tôi nhiều quá mà Việt Khang là người đã nói lên tiếng nói, mặc dù là rất giản dị, bình dân nhưng có thể thay cho cả dân tộc tôi để nói lên sự đau khổ đó. Nước mắt của tôi chỉ là sự cảm thông cho nỗi lòng của Việt Khang. Chỉ vì tiếng nói như vậy mà bị bắt nhốt tù, tôi cảm thấy nhiều đau khổ mà tôi không biết làm sao để cứu giúp Việt Khang được hết. Cho nên tôi rất là xúc động mỗi lần nghe bài hát này tôi đều rơi nước mắt..."
Bà cũng cho biết là bà đã ký tên vào thỉnh nguyện thư trên trang nhà của Tòa Bạch Ốc: "Tôi ký rồi, số chữ ký của tui là mười ba ngàn bảy trăm ..."
Việt Khang là người đã nói lên tiếng nói, mặc dù là rất giản dị, bình dân nhưng có thể thay cho cả dân tộc tôi để nói lên sự đau khổ đó.Đứng không xa bà Vân, chị Mỹ Linh cũng ngậm ngùi tâm sự:Bà Vân
"Cậu Việt Khang này viết những bài nhạc đầy tinh thần dân tộc mà không hiểu tại sao người ta cũng bắt cậu ấy nữa! Đây là tiếng nói yêu nước của một người rất trẻ có tinh thần dân tộc sâu sắc, đậm đà."
Lẫn trong tiếng hô to những khẩu hiệu đòi trả tự do cho những người tranh đấu ôn hòa đang bị nhà cầm quyền giam giữ, anh Thông nói rằng tương lai nước Việt Nam nằm trong tay giới trẻ tại Việt Nam:
"Giới trẻ trong nước nên noi gương anh Việt Khang. Tương lai của Việt Nam là nằm trong tay của giới trẻ tại Việt Nam hiện nay. Nếu họ thờ ơ, không làm gì hết thì sau này Việt Nam có mất đi thì không trách được ai".
Và anh cũng nói thêm là Hà Nội nên lắng nghe nguyện vọng của nhân dân:
Cậu Việt Khang này viết những bài nhạc đầy tinh thần dân tộc mà không hiểu tại sao người ta cũng bắt cậu ấy nữa! Đây là tiếng nói yêu nước của một người rất trẻ có tinh thần dân tộc sâu sắc, đậm đà."Nhà cầm quyền Hà Nội hãy lắng nghe nguyện vọng của người dân. Phải để cho người dân biểu tình. Nếu họ không dám đương đầu với Trung cộng thì họ phải để cho người dân Việt Nam, phải để cho giới trẻ Việt Nam được bày tỏ lòng yêu nước... Sức mạnh của nhân dân rất là mạnh".Mỹ Linh
Cũng trong ngày thứ Bảy thì cộng đồng người Việt quốc gia tại Dallas, cộng đồng NVQG hạt Tarrant, cùng các hội đoàn và liên hội khác trong vùng Dallas - Fort Worth đã tổ chức một đêm Văn Nghệ Đấu Tranh có tên Việt Nam Tôi Đâu tại khu thương mại Asia Time Square trong thành phố Grand Prairie. Ông Nguyễn Kinh Luân cho biết có trên dưới một ngàn người tham dự và màn hoạt cảnh Anh Là Ai đã làm nhiều người rơi lệ.
"Đông quá thành ra chúng tôi không đếm xuể, có thể khoảng chừng một ngàn người. Màn hoạt cảnh đầu tiên chúng tôi trình diễn gây xúc động cho mọi người, ngay cả nghệ sĩ trình diễn cũng rơi lệ, khi mọi người hát theo người ca sĩ chính dẫn bài Anh Là Ai? "
Ông Luân chia sẻ là lý do có buổi văn nghệ là vì muốn những người tranh đấu tại Việt Nam biết là hải ngoại luôn sát cánh với họ:
"Đứng ra tổ chức Đêm Văn Nghệ Đấu Tranh để nói lên tiếng nói đồng cảm với Việt Khang, nói lên sự đoàn kết với những người đấu tranh trong nước để họ biết là chúng tôi không để họ cô đơn".
Và không chỉ ngoài đời thường ủng hộ Việt Khang mà trên nhiều trang web nhiều người đã góp tiếng hát Anh Là Ai để ủng hộ Việt Khang, điển hình là trang nhà Đặc Trưng có người đã hát Anh Là Ai đầy cảm xúc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietkhang-phenomenon-02272012074646.html
RFA 03.03.2012
Nhân quyền Việt Nam được quốc tế hóa qua trường hợp Việt Khang. Sau khi thu thập số chữ ký vượt quá mong đợi để được tiếp đón tại Phủ Tổng thống Mỹ, Nhân quyền Việt Nam tiếp tục gõ cửa Văn phòng Thủ tướng Cacada, Thượng viện Australia, v.v…
Từ Mỹ đến Canada, Úc
Lấy cảm hứng từ thành công của cuộc vận động chính giới Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt ở nhiều nơi trên thế giới tiếp tục phong trào gửi thỉnh nguyện thư, trình bày trực tiếp với nhiều chính phủ tại các quốc gia có người Việt định cư về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Nếu tuần này người Việt ở Mỹ bắt đầu tụ họp về thủ đô Washington để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với đại diện Nhà Trắng và Quốc hội Hoa Kỳ, thì tại Toronto, Canberra… cộng đồng người Việt bắt đầu khởi xướng phong trào thỉnh nguyện thư, kiến nghị chính quyền các nước sở tại lưu tâm đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Kính thưa quý khán thính giả, tính đến thời điểm này, có hơn 100 ngàn người Việt ở Mỹ đã cùng ký tên vào thỉnh nguyện thư Nhân quyền Việt Nam tại trang web của Tòa Bạch Ốc.
Và với thành quả vượt trội này, vào ngày thứ Hai 5 tháng 3 tới đây, ngay tại nơi Diễm Thi đang hiện diện sẽ là địa điểm biểu dương tiếng nói của Nhân quyền, sức mạnh của Cộng đồng người Việt ở Mỹ.
Và cũng vào trưa ngày 5 tháng 3, bên trong Tòa Bạch Ốc sẽ là cuộc tiếp chuyện của đại diện chính phủ Mỹ với đại diện người Mỹ gốc Việt, để lắng nghe những trình bày về hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Hy vọng cho người trong nước
Kính thưa quý khán thính giả, trong những ngày này, hòa cùng với không khí háo hức của người Việt ở Mỹ, là niềm hy vọng của các nhà tranh đấu tại Việt Nam.
Video: Giới tranh đấu tại VN nghĩ gì gì trước cuộc gặp giữa Nhà Trắng với người Việt ở Mỹ (phần 1)
Trong khi người Việt ở Mỹ gấp rút chuẩn bị hồ sơ Nhân quyền Việt Nam để trình bày với chính giới Mỹ nhằm đòi hỏi nhân quyền cho đồng bào - quê hương, thì bên kia nửa vòng trái đất – tại Việt Nam -là niềm hy vọng, sự gửi gắm của những tiếng nói tranh đấu trong nước.
Vào những ngày này, nếu có dịp vào trang web của Đài Á Châu Tự Do, quý khán thính giả có thể xem được những video clip ghi nhận những cảm nghĩ, ý kiến của các nhà bất đồng chính kiến, giới blogger tại Việt Nam.
Cũng tại trang web của Ban Việt Ngữ RFA, khán thính giả sẽ đọc thấy hàng trăm câu hỏi, hàng ngàn ý kiến đề nghị chúng tôi chuyển đến cho đại diện người Việt để nêu lên với chính phủ Mỹ.
Ý kiến của các nhà tranh đấu tại Việt Nam (phần 2)
Và kính thưa quý vị, người Việt Nam thuộc mọi giới, cả trong và ngoài nước, đang vận dụng tất cả các phương tiện có được để lên tiếng cho nhân quyền Việt Nam.
Nếu ở California, Texas là các cuộc xuống đường thu thập chữ ký cho thỉnh nguyện thư Nhân quyền Việt Nam; thì ngay tại trong nước là các nỗ lực tranh đấu không lo sợ hiểm nguy cho các quyền làm người Việt Nam.
Nếu tại trụ sở của đài truyền hình SBTN ở Quận Cam là hình ảnh giới trẻ Việt Nam ở Mỹ sử dụng các phương tiện hiện đại để trợ giúp đồng hương ký tên vào thỉnh nguyện thư nhân quyền; thì trong nước người Việt Nam yêu chuộng nhân quyền tìm mọi cách, sử dụng mọi phương tiện từ internet, email cho đến điện thoại, thư tay, lời nhắn để đề đạt ý kiến, nguyện vọng của mình.
Và thưa quý vị, một lần nữa, tất cả những nỗ lực chung đó, sẽ được mang ra trình bày trong cuộc gặp gỡ được tổ chức vào ngày thứ Hai 5 tháng 3 tới đây với kỳ vọng tạo ra một chuyển biến mới cho nhân quyền Việt Nam.
Và một lần nữa, cùng với những thành công chung của người Việt cả trong và ngoài nước, Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do cũng tự hào khi trở thành nơi đón nhận hàng trăm câu hỏi, hàng ngàn ý kiến của người Việt Nam khắp nơi, từ trong nước đến hải ngoại, đề đạt với chính phủ Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy thăng tiến nhân quyền cho Việt Nam.
Và cũng một lần nữa, Đài Á Châu Tự Do chân thành tri ơn sự tin tưởng, những gửi gắm mà khán thỉnh giả từ khắp nơi trên thế giới, nhất là những đồng bào tại Việt Nam đã bất chấp mọi hiểm nguy để lên tiếng trên Đài, hay gửi thư, email, gọi điện thoại đến RFA.
Nhân dịp này, Đài Á Châu Tự Do cũng cám ơn những người khởi xướng cuộc vận động cho nhân quyền Việt Nam lần này, khi đã tạo điều kiện cho chúng tôi trở thành chiếc cầu nối giữa khán thính giả khắp nơi với chính giới Hoa Kỳ!
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-03-03
Vào khi số chữ ký online vào thỉnh nguyện thư gởi Nhà Trắng đã vượt quá một trăm lẻ năm ngàn, người Việt khắp các tiểu bang trên đất Mỹ cũng đang nô nức kéo về Washington DC để yêu cầu hành pháp và lập pháp Mỹ áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền và trả tự do cho những tù nhân lương tâm đang bị Hà Nội giam giữ.
Thanh Trúc có bài chi tiết sau đây:
Để đáp ứng thỉnh cầu tổng thống Obama lưu ý Hà Nội cải thiện nhân quyền, Nhà Trắng sẽ có một buổi gặp cùng đại diện các đoàn thể vận động người Mỹ gốc Việt vào thứ Hai tuần tới.
Tiếp đó, thứ Ba là ngày mọi người cùng vào quốc hội để yêu cầu các vị dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ chú tâm nhiều hơn nữa đến tình trạng quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng bởi chính phủ Việt Nam.
Trên nguyên tắc thì chỉ cần hai mươi lăm đến ba chục nghìn chữ ký là đủ lôi kéo sự chú ý của tổng thống. Thế nhưng đến lúc này con số đã vượt quá một trăm lẻ năm ngàn. Trong lúc người Việt khắp nơi trên đất Mỹ chuẩn bị kéo về thủ đô với tâm trạng phấn khích thì người Việt ở Washington DC cũng đang nao nức và tất bật lo liệu cho hai ngày 5 và 6.
Hạnh phúc
Một trong những người đứng đầu ban tổ chức, anh Võ Thành Nhân, cho biết vì là cư dân thủ đô nên những gì anh và các tình nguyện viên phải phối hợp lo liệu là vấn đề vận hành, chuyên chở, đưa rước, nơi ăn chốn ở, kể cả những hồ sơ đi vào quốc hội, sắp xếp thế nào để những phái đoàn từ các tiểu bang xa về có thể tiếp xúc được với các dân biểu nghị sĩ đại diện cho họ trong quốc hội:“Mà cái tinh thần nó rất là vui, lần này mình thấy những người họ về thứ nhất là người ta không câu nệ vấn đề tiền bạc mặc dầu người ta chỉ mới biết có bốn năm ngày trước khi về Washington DC mà người ta vẫn mua vé may bay để về.
Có những vé máy bay rất là mắc tiền. Có những người không mua vé máy bay được vì lý do tiền bạc thì họ đi xe bus sớm hơn giờ mà họ dự định. Do đó cho nên mình thấy được sự cố gắng, sự náo nức của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ khi mà họ nhận thấy vai trò của họ trong việc đấu tranh cho nhân quyền ở trong nước.
Là người đặc trách nơi ăn chốn ở và tạo điều kiện cho đồng hương về đây, bản thân tôi cảm thấy vui và hạnh phúc, lâu lắm mình mới có dịp thực hiện một giấc mơ chung, mơ thấy một ngày Việt Nam thực sự có được tự do, dân chủ và nhân quyền.”
Hãnh diện
Cũng từ thủ đô Washington, một tình nguyện viên, ông Trí Tôn:
Lần trước là hiện tượng Trần Trường treo cờ mà tôi thấy người Việt Nam biểu hiện sự đoàn kết và đây là lần thứ hai tôi thấy người Việt Nam mình đoàn kết cho một lý tưởng cao đẹp như ngày hôm nay và tôi rất hãnh diện.
Ô.Trí Tôn
“Tôi sống ở Mỹ hai chục năm nay rồi. Lần trước là hiện tượng Trần Trường treo cờ mà tôi thấy người Việt Nam biểu hiện sự đoàn kết và đây là lần thứ hai tôi thấy người Việt Nam mình đoàn kết cho một lý tưởng cao đẹp như ngày hôm nay và tôi rất hãnh diện.
Nếu tôi đóng góp được phần nào, nếu cần đưa rước hoặc làm gì đó mà tôi có thể giúp được thì tôi giúp. Thực sự tâm trạng tôi rất là vui mừng rất là hạnh phúc.”
Người tình nguyện thứ hai, ông Trần Du:
“Trong phạm vi khả năng của tôi việc làm thiện nguyện viên trong hai ngày để đưa đón phái đoàn thì sự đóng góp của tôi quá bé nhỏ so với những người từ các tiểu bang khác bỏ công sức và tiền bạc về đây. Tôi nô nức lắm và tôi cũng đang chờ đợi, tôi náo nức lắm, tôi háo hức lắm.”
Phấn khởi
Được biết chỉ một trăm người được phép tham dự cuộc gặp lịch sử tại Nhà Trắng ngày thứ Hai, trong lúc số người từ các tiểu bang kéo về dự kiến có thể lên đến năm trăm hoặc hơn. Đây cũng là những người sẽ kéo đến quốc hội Mỹ ngày hôm sau. Có người tự liên lạc với ban tổ chức rồi đi một mình, cũng có người đi cùng phái đoàn của cộng đồng trong tiểu bang.Từ thành phố Chicago tiểu bang Illinois, bà Đỗ Ngọc Hà, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Hội Người Việt Illinois:
“Tôi rất là háo hức, nôn nóng và cảm thấy rất sung sướng. Đây không phải lần đầu tiên tôi được vào Tòa Bạch Ốc, nhưng cảm giác của tôi lần này rất là khác bởi vì thấy tinh thần của người Việt Nam mình, ai cũng phấn khởi vì mình có sự thông cảm hợp tác chặt chẽ với nhau.”
Chờ lâu lắm rồi
Bạn trẻ Nguyễn Quốc Tuấn, Florida, sẽ lên thủ đô trong vai trò thiện nguyện viên, nói rằng bạn sẽ đi một mình nhưng không có cảm giác đơn độc:
“Tâm trạng của em phải nói là náo nức khó tả lắm, vui thì cũng không đúng mà phải nói là xúc động. Em đi một mình thôi nhưng lúc nào cũng cảm thấy có sự đồng hành của cả dân tộc Việt Nam mình. Người Việt Nam mình chờ chuyện này xảy ra lâu lắm rồi.”
Người Việt Nam mình chờ chuyện này xảy ra lâu lắm rồi.
Ô. Nguyễn Quốc Tuấn, Florida
Bà Trinh, vừa đến Washington hôm nay:
“Tôi là Nguyễn Ngọc Trinh ở San Diego, ở đây cũng có nhiều người đi. Tôi về Washington DC là lần thứ hai nhưng lần này rất là nôn nao, tôi biết gặp rất đông người, tôi cũng bị lây cái nôn nao của những người khác. Lần này tổng thống Obama tái ứng cử, cử tri người Việt cần nói cho ông biết nguyện vọng của người Việt tị nạn hôm nay.”
Tin báo từ Texas là 150 người của tiểu bang này về DC cho hai ngày 5 và 6. Vùng phụ cận thủ đô, tiểu bang New Jersey, ông Nguyễn Tường Thược báo cho biết:
“Cả gia đình tôi hơn hai mươi người đã ký vào thỉnh nguyện thư, con tôi cũng theo tôi về Washington và chúng tôi được vào Tòa Bạch Ốc. Bên Philadelphia giờ phút này cũng khoảng độ 20, New Jersey tối đa 30 người. Tại New Jersey có những cựu tù nhân anh em chúng tôi đi cả gia đình 10 người.”
Tinh thần đoàn kết
Video: Hiện tượng Việt Khang và cuộc vận động cho Nhân quyền Việt NamThực tế đến giờ phút này thì riêng thành phố Philadelphia thuộc tiểu bang Pensylvania đã có khoảng 50 người về Washington. Tuy nhiên, con số 50 này có thể tăng lên sau khi từ Pittsburg, thành phố lớn thứ nhì của Pensylvania, bạn Trần Minh Khánh báo cho biết sẽ cùng các anh chị em con lai khác trong Gia Đình Mỹ Việt xuống tham dự:
“Là một người con lai mang hai giòng máu, một nửa giòng máu của em là người Việt. Lần này về DC em hy vọng anh chị em con lai chúng em cũng có được bài học về tự do dân chủ. Nhưng mà quan trọng là tâm huyết, và cũng như mọi người, dù khó khăn thế nào cũng phải về DC lần này để nói lên cái tinh thần đoàn kết.”
Tiểu bang Georgia, cô Trish Thùy Dương Nguyễn, nói về chuyến đi Washington:
“Cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở Georgia đã ký hơn ba ngàn chữ ký, phái đoàn Georgia sẽ tới khoảng mười lăm người. Em đã sắp xếp được chiếc xe mười lăm chỗ ngồi. Cũng rất là nao nức, rất là vui bởi vì mọi người mong muốn được đến DC, được đến quốc hội.”
Nhưng đến giờ này kế hoạch về Washington DC của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ở Georgia thay đổi chút ít vì số người tham dự chính thức từ Georgia là 60 người.
Đây cũng là trường hợp tương tự ở tiểu bang Massachusetts, từ mấy chục người lúc đầu nay đã là 170 người.
Nhưng mà quan trọng là tâm huyết, và cũng như mọi người, dù khó khăn thế nào cũng phải về DC lần này để nói lên cái tinh thần đoàn kết.
Ô. Trần Minh Khánh, Pensylvania
Trong khi đó, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam New Hampshire, ông Cao Xuân Khải cho hay:
“Cộng đồng New Hampshire đi tất cả là mười sáu người, nhưng cũng có một số người đi riêng vì có người quen ở trên Maryland hay những nơi khác. Chúng tôi đi bằng xe riêng, hoàn toàn tự túc và có một sự kích động như một ngày hội. Đây là sự náo nức mà bấy lâu nay chúng ta từng mong đợi, đây là sự háo hức lắm.”
Từ tiểu bang Arkansas xa xôi, ông Lê Văn Thao, 70 tuổi, nhất quyết phải về thủ đô cho bằng được:
“Tôi sắp sửa Chúa Nhật này là đi máy bay lên Washington DC. Trong lòng tôi rất vui mừng mặc dầu tôi lớn tuổi nhưng tôi cũng cố gắng tôi đi. Già cả lớn tuổi nhưng biết việc nào quan trọng cần làm thì phải làm nhất là cho quốc gia dân tộc mình, thành ra trong lòng tôi rất nao nức.”
Hiện chưa thể biết đích xác số người từ tiểu bang California về Washington DC là bao nhiêu. Tin sơ khởi hôm thứ Sáu cho thấy chỉ riêng Quận Cam, được coi là thủ đô tị nạn của người Mỹ gốc Việt, số người về là 50.
Từ Úc, Nhật
Và có hai người ở rất xa, ngoài nước Mỹ, đang trên đường về thủ đô Hoa Kỳ. Người thứ nhất, đến từ Australia:
“Tôi là Trần Đông, từ Melbourne, Australia, mới đến Hoa Kỳ mấy hôm nay thì trùng hợp sự kiện trên một trăm ngàn người ký tên vào thỉnh nguyện thư. Hiện tôi đang trên đường từ Quận Cam ra phi trường để lên Washington với tâm trạng rất vui mừng, rất phấn khởi, rất náo nức, để cùng người Việt tự do đòi nhân quyền cho Việt Nam.”
Hiện tôi đang trên đường từ Quận Cam ra phi trường để lên Washington với tâm trạng rất vui mừng, rất phấn khởi, rất náo nức, để cùng người Việt tự do đòi nhân quyền cho Việt Nam.
Ô. Trần Đông, Australia
Người thứ hai, một nhà báo ở Tokyo, Nhật Bản:
“Tôi là Đỗ Thông Minh, đang trên đường ra phi trường. Hôm nay ở bên Nhật là thứ Sáu mùng 2. Rất là háo hức để được bay qua Washington DC. Cá nhân tôi tuy ở bên Nhật và không được ký nhưng mà rất háo hức đi để ủng hộ cũng như để viết phóng sự gởi cho đồng hương ở khắp nơi trên thế giới.”
Hôm qua, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, tổ chức đã cùng hệ thống truyền hình SBTN của nhạc sĩ Trúc Hồ khởi xướng chiến dịch ký thỉnh nguyện thư đến Nhà Trắng, cho đài Á Châu Tự Do biết hiện tại nhóm thiện nguyện trẻ người Việt và người Mỹ ở Washington đang ráo riết liên lạc với các vị dân biểu và thượng nghị sĩ để thu xếp các buổi hẹn ở quốc hội.
Tóm lại, các bạn trẻ này gần như phải chạy nước rút để có thể hoàn thành công tác mà họ đảm nhận.TIẾNG HÁT VIỆT KHANG
Nghe em hát mà tim tôi rướm máu
Mà Hoàng Sa, Bản Giốc dậy căm hờn
Em đã hát lời quật cường, tranh đấu
Ðiểm mặt tội đồ bán đứng giang sơn!
Em đã hát tiếng muôn đời bất khuất
Cảm ơn em, ơi tiếng hát can trường
Chấp nhận tù đầy với bao nanh vuốt
Tiếng hát tung trời, lồng lộng muôn phương
Như dũng tướng xông pha ngoài chiến địa
Mỗi lời ca là muôn vạn binh hùng
Là súng lệnh tiến lên đường chính nghĩa
Phá gông xiềng đòi toàn vẹn núi sông
Ðòi quê Việt trả về cho dân Việt
Ðòi biển xanh cho ngư phủ vẫy vùng
Ðòi Bản Giốc, Nam Quan từng phân diện
Ðòi Hoàng Sa cho hải sử oai hùng
Tiếng em hát là lời đau đất nước
Là ngọn triều, là núi lửa, là gươm
Ðã xoáy mạnh vào Vết Thương Tổ Quốc
Máu vỡ ra từng mạch ngút căm hờn
Máu của Quang Trung, máu người Trưng Triệu
Máu của dân lành đỏ Tháng Tư Ðen
Máu Mậu Thân, máu Việt Nam trung hiếu
Sôi sục oan cừu trong tiếng hát em ...
Ơi, tiếng hát làm rừng rung, biển động
Lay thức người say độc chất, ngủ quên
Tiếng hát hào hùng, tiếng hờn dân tộc
Giục giã lòng yêu nước đứng vùng lên
Em thét gọi và quê đang bừng tỉnh
Ðang vươn vai cho một cuộc lên đường
Lòng dân quyết như ý trời đã định
Khang ơi, Hoa Lài sẽ ngát quê hương ...
Ngô Minh Hằng
No comments:
Post a Comment