Wednesday, March 21, 2012

TINH THẦN Ô KHẢM & ĐOÀN VĂN VƯƠN




NÔNG DÂN VÙNG LÊN GIỮ ĐẤT CHA ÔNG, VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỐNG


Chuyện động trời ở Hà Nội: Nhà Chủ tịch và trụ sở UBND xã bị phá
Thứ tư 14/03/2012 07:02
(GDVN) - Do bức xúc với "lệnh" triệu tập thanh niên trong thôn Phú Mỹ của Công an xã Tự Lập, dân kéo ra đập phá UBND xã và nhà chủ tịch xã...
Ùn ùn… đi phá UBND xã và nhà chủ tịch xã Tự Lập

Theo ghi nhận của phóng viên, chiều và tối ngày 12/3/2012, hàng trăm người dân thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã kéo đến phá UBND xã Tự Lập và đốt đồ đạc trong ngôi nhà đang xây của chủ tịch UBND xã.

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, do có mâu thuẫn với nhau nên thanh niên hai thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập) và thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng) đã xảy ra ẩu đả. Không chỉ dừng lại ở đó người dân thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập, trong một thời gian dài đã luôn hoang mang lo lắng về lời đe dọa: “Người thôn Phú Mỹ đi qua Bạch Trữ cứ dưới 35 tuổi là chém” của một số thanh niên trú tại thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng.

Hàng trăm người dân trong thôn Phú Mỹ kéo đến UBND xã Tự Lập phản đối việc ký giấy mời những thanh niên trong làng lên xã rồi đưa thẳng lên CA huyện Mê Linh làm việc

Nhiều thanh niên thôn Phú Mỹ cũng đã bị các đối tượng “nghi” là của thôn Bạch Trữ hành hung phải nhập viện?.

Trong khi đó, người dân làng Phú Mỹ lại cho rằng, chính quyền địa phương giải quyết mâu thuẫn này chưa thấu tình đạt lý. Bởi lẽ, chính quyền xã Tự Lập và CA huyện Mê Linh phải bắt nhóm thanh niên côn đồ ở thôn Bạch Trữ (Tiến Thắng) vì có hành vi đánh người thì lại bắt những thanh niên trong thôn Phú Mỹ…?

Sự việc đã trở nên “nóng” khi người dân rất bức xúc và đã đốt nhà Chủ tịch xã và bao vây đập phá trụ sở UBND xã Tự Lập vào đêm 12/3 vừa qua.

Có mặt tại UBND xã Tự Lập sáng ngày 13/3, hàng trăm người dân trong thôn Phú Mỹ đã tập trung kín khuôn viên UBND xã Tự Lập để bày tỏ bức xúc. Bên cạnh đó, là quang cảnh hoang tàn của trụ sở UBND xã Tự Lập mà trước đó vốn là trụ sở khá khang trang.

Hội trường trụ sở UBND xã Tự Lập bị đập nát, bàn ghế xô đổ, băng rôn khẩu hiệu bị dỡ bỏ, hệ thống cửa kính cũng bị đập vỡ. Ngay cả cầu thang vốn được bê tông hóa cũng bị người dân đập bể. Đặc biệt phòng làm việc của trưởng công an xã dù bị khóa cửa nhưng cũng bị phá ngổn ngang.

Nghiêm trọng hơn, nhiều giấy tờ quan trọng cũng bị người dân xé và đốt. Khi phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đến hiện trường tìm hiểu sự việc, các cháu học sinh cấp 2 gần đó cũng đua nhau cầm gạch, ngói đập phá hết số cửa kính còn sót lại.

Sự việc gây bức xúc nhưng không được giải quyết nên người dân đã xô đổ bàn ghế trong hội trường UBND xã Tự Lập


Ngay cả căn nhà khang trang ông Dương Văn Nhạn, Chủ tịch UBND xã Tự Lập cũng bị đập nát, chậu cây cảnh vứt ngổn ngang, nhiều vật dụng trong nhà đã bị đốt cháy. Trước sự quá khích của người dân, Chủ tịch xã Tự Lập và gia đình đã tạm thời chuyển đi một nơi khác để bảo đảm an toàn cho gia đình.

Vì sao dân phá và đốt UBND xã và nhà chủ tịch UBND xã Tự Lập?

Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao người dân xã Phú Mỹ vốn hiền lành quanh năm lam lũ ruộng đồng lại có hành vi phá hoại trụ sở UBND xã Tự Lập và phá đốt nhà Chủ tịch UBND xã Tự Lập, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã tìm gặp ông Trần Văn Hòa –Trưởng CA xã Tự Lập để nắm bắt thông tin.

“Sự việc là do một vài thanh niên thôn Bạch Trữ sang quan hệ chơi bời đã xảy ra mâu thuẫn. Ngày 11/2 khi xảy ra xô xát một số đối tượng còn ném cả gạch đá vào nhà dân. Hiện đã có một số thanh niên Bạch Trữ phải đi viện do một số đối tượng dùng hung khí gì đó tấn công bất ngờ. Chúng tôi đã phối hợp với công an xã Tiến Thắng và công an huyện Mê Linh để xử lý vụ việc” - ông Hòa cho biết.

.Các phòng làm việc dù được khóa cửa nhưng cửa kính bị phá vỡ, ghế nằm ngổn ngang trên hành lang UBND xã Tự Lập

Ông Nguyễn Ngọc Thu –Trưởng CA xã Tiến Thắng thừa nhận: “Đây chỉ là mâu thuẫn giữa thanh niên của hai thôn Bạch Trữ (Tiến Thắng) và Phú Mỹ (Tự Lập). Hiện chúng tôi cũng đã vào cuộc để điều tra”.

Nguyên nhân ban đầu mà Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam thu thập được thì vào khoảng 13h30 ngày 12/3 Công an xã Tự Lập đã cho gọi trên 40 thanh niên của thôn Phú Mỹ lên UBND xã để điều tra. Người dân địa phương cho biết, những người có giấy mời mà không ra thì bị công an viên vào nhà bắt đi. Thậm chí, nhiều thanh niên đang thả trâu, bò cũng bị gọi lên xã. Số thanh niên này sau khi lên UBND xã lập tức được đưa lên Công an huyện Mê Linh để điều tra. Đến khoảng 23h cùng ngày số thanh niên này mới được cho về.

Người dân bức xúc cho rằng sự việc thanh niên thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng cầm kiếm, mã tấu sang chém những thanh niên của thôn Phú Mỹ vào ban đêm?. Nhiều thanh niên, thậm chí là học sinh cũng bị các đối tượng hành hung. Thế nhưng điều khó hiểu là những thanh niên manh động, côn đồ được cho là của thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng đã “đại náo”, đe dọa tính mạng của người dân thì không bị bắt mà những thanh niên của Phú Mỹ lại bị “bắt”?.
Ngôi nhà đang xây của Chủ tịch xã Tự Lập Dương Văn Nhạn cũng bị phá dỡ và đốt
Ông Hoàng Văn Vấn, người dân thôn Phú Mỹ bức xúc: “Thanh niên Bạch Trữ mang kiếm, mã tấu và hung khí khác đến để đánh, chém thanh niên của thôn Phú Mỹ nhưng không bị gọi. Còn những thanh niên của làng tôi được xem là bị hại thì lại bị bắt lên công an huyện là không thỏa đáng...”.

Theo những người dân thôn Phú Mỹ, những thanh niên trong thôn được mời lên để “làm việc” cho rằng đã bị Công an huyện Mê Linh “ép cung” dẫn đến phải nhập viện? Nhiều thanh niên khác trong làng Phú Mỹ cũng được đưa vào danh sách “làm việc” với CA huyện Mê nhưng đã bị trọng thương như: cháu Lỗ Văn Cừ bị bục màng nhĩ, Lê Văn Dũng bị bầm tím ở ngón tay, Trần Văn Liêm bị tím mắt…

Ông Trần Văn Khiêm, một người dân ở đây cho biết: “Cháu tôi sau khi bị công an huyện Mê Linh gọi đến đã bị họ "hỏi cung" chẳng hiểu vì sao lúc về nhà thì người tím tái ...”.

Không ít người dân địa phương cũng cho rằng, sự việc này là do cách làm việc của ông Chủ tịch xã Tự Lập Dương Văn Nhạn gây nên. Chính vì thế những người quá khích đã kéo nhau đến trụ sở UBND xã Tự Lập để đập phá và tiến đến nhà vị chủ tịch để đốt nhà, phá nhiều đồ đạc (?).

Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này đến bạn đọc…
http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Chuyen-dong-troi-o-Vinh-Phuc-Nha-Chu-tich-va-tru-so-UBND-xa-bi-pha/127038.gd

Bạc Hy Lai vuột mất giấc mơ lãnh tụC
Cập nhật: 04:36 GMT - thứ bảy, 17 tháng 3, 2012
Bạc Hy Lai

Giới quan sát đã tưởng ông Bạc Hy Lai còn thăng tiến trong kỳ Đại hội Đảng năm nay

Vụ cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh là "quả bom chính trị" kinh thiên động địa nhất tại Trung Quốc từ mấy năm gần đây.

Nhân vật chính, Bạc Hy Lai, được nhiều người xem là chính khách cao cấp duy nhất bộc lộ cá tính mạnh kể từ ngày Đặng Tiểu Bình qua đời năm 1997.

Mặc dù còn rất nhiều bí ẩn xung quanh sự thất thế của ông, đa số giới phân tích hiện cho rằng chính phong cách của họ Bạc rốt cuộc đã là viên đạn bắn ngược vào chủ.

Tuổi thơ sóng gió

Điều trớ trêu là mặc dù Bạc Hy Lai bị xem cổ súy chủ nghĩa Mao, gia đình ông hứng chịu bi kịch ngay trong những năm Cách mạng Văn hóa.

Cha của ông, Bạc Nhất Ba, là bộ trưởng tài chính đầu tiên của Trung Quốc nhưng khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, đã bị thanh trừng. Bạc Hy Lai bị tống vào trại lao động, còn mẹ ông bị đánh chết.

Nhưng sau cái chết của Mao, Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền và phục chức cho Bạc Nhất Ba, đưa ông này trở thành một trong những người quyền lực nhất. Bạc Nhất Ba được liệt vào nhóm 'Bát đại nguyên lão' - những người định hình chính trị Trung Quốc giai đoạn cải cách.

Mơ làm phóng viên

Jaime FlorCruz, từng là phóng viên và sau này là trưởng văn phòng tạp chí Time ở Bắc Kinh (1982-2000), quen ông Bạc khi cả hai cùng học ở khoa lịch sử Đại học Bắc Kinh cuối thập niên 1970.

Viết trên CNN, ông cho hay: "Chúng tôi thường nói về các sự kiện thời sự và tranh luận lịch sử, chính trị."

Ông dẫn lời một người bạn thân của ông Bạc: "Khát vọng hàng đầu của ông ta thời đó là trở thành phóng viên thường trú ở nước ngoài."

Sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, ông Bạc theo học cao học về báo chí tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội. Nhưng học xong, ông từ bỏ khát vọng nghề báo mà dần đi lên trong bộ máy chính quyền.

Ông có 17 năm ở Đại Liên, miền đông bắc Trung Quốc, nơi ông trở thành thị trưởng năm 1993, biến nơi này thành địa điểm du lịch và đầu tư được ưa chuộng.

Năm 1999, tưởng chừng ông sẽ về Bắc Kinh nhưng sau đó lại không được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.

Rốt cuộc ông cũng được bầu vào ủy ban vào năm 2004, và trở thành bộ trưởng thương mại.

Cây bút Jaime FlorCruz chứng kiến ông Bạc gây ấn tượng cho các vị khách nước ngoài bằng cả sức hút cá nhân và khôn khéo chính trị. Ví dụ, ông thường phát biểu "chay" chứ không nhờ đến diễn văn viết sẵn.

Tại một nước như Hoa Kỳ, người dân có thể biết cả tên con chó của tổng thống, biết Đệ nhất phu nhân đi mua sắm ở đâu. Ngược lại ở Trung Quốc, các chi tiết cá nhân của lãnh đạo hiếm khi được công bố.

Trong môi trường đấy, trường hợp Bạc Hy Lai trở nên hấp dẫn - và cũng khó hiểu. Ông thể hiện mình hơn bất cứ lãnh đạo nào khác trong thời gian gần đây. Dường như với họ Bạc, tính cách của ông chính là vũ khí.

Wenfang Tang, một giáo sư ở Đại học Iowa và cũng là bạn học của ông Bạc ở Đại học Bắc Kinh, nói: "Nếu Trung Quốc có bầu cử trực tiếp, ông ta có cơ hội trở thành lãnh tụ."

"Nhưng ông bộc lộ quá nhiều cá tính và sức hút trong một nền văn hóa chính trị hậu Mao vốn nhấn mạnh lãnh đạo tập thể."

Cách mạng Văn hóa

Khi mở chiến dịch chống tham nhũng và tội phạm ở Trùng Khánh, ông Bạc được ca ngợi nhưng cũng bị tố cáo là bỏ qua luật pháp, bắt giữ hàng ngàn người và có nhiều vụ tử hình.

Chiến dịch hát Nhạc Đỏ, tăng cường sự đầu tư của nhà nước và những dự án vì dân như nhà ở xã hội, tất cả đã tạo nên cái gọi là "mô hình Trùng Khánh".

Chiến dịch Nhạc Đỏ của Bạc Hy Lai

Nhiều người e ngại Bạc Hy Lai khuấy lại Cách mạng Văn hóa

Tại Trùng Khánh, ông trở thành biểu tượng của "tả phái", với khẩu hiệu xây dựng một xã hội quân bình hơn như dưới thời Mao Trạch Đông.

Hôm 14/3, phát biểu sau phiên bế mạc của Quốc hội Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo về việc cấp thiết phải cải cách đất nước vì nếu không, ông nói, những thảm họa như Cách mạng Văn hóa có thể sẽ lại xảy ra.

Theo Steve Tsang, giáo sư ở Đại học Nottingham, cụm từ Cách mạng Văn hóa chính là ngầm cảnh báo nội bộ Đảng rằng thảm họa sẽ xảy ra nếu Bạc Hy Lai được ở lại.

"Chỉ có một nhân vật quyền lực như ông mới có thể khơi dậy một biến cố như Cách mạng Văn hóa, sử dụng và huy động quần chúng để giành quyền lực từ Đảng Cộng sản," giáo sư Steve Tsang viết.

Ông dự đoán ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo không thể tước bỏ mọi quyền hành từ ông Bạc vì sẽ phá vỡ cân bằng giữa các phe nhóm.

Việc đưa Trương Đức Giang (Phó Thủ tướng) sang kiêm nhiệm Bí thư Trùng Khánh là nhằm giữ sự cân bằng này, vì ông Trương cũng thuộc "Thái tử đảng" như ông Bạc.

Giấc mơ Thường vụ Bộ Chính trị của Bạc Hy Lai xem như đã hết, nhưng còn phải chờ thêm thời gian mới biết Đảng sẽ đưa ông sang vị trí nào.

Trước khi xảy ra biến cố này, giới quan sát cho rằng cuộc chuyển giao quyền hành ở Trung Quốc năm nay sẽ diễn ra êm thắm.

Nhưng vụ Bạc Hy Lai cho thấy cuộc đấu đá đằng sau bức tường Trung Nam Hải vẫn khốc liệt đến thế nào.


Ai sai phạm trong vụ Đoàn Văn Vươn?

Cập nhật: 12:57 GMT - thứ tư, 15 tháng 2, 2012

Vụ việc UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng tiến hành cưỡng chế trái pháp luật để thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã dẫn đến việc gia đình ông tự chế mìn và trang bị súng bắn đạn hoa cải để tự vệ.

Vụ việc tại Tiên Lãng liên tục thu hút sự chú ý của dư luận

Điều này cho thấy những người dân vốn hiền lành quanh năm lao động bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm sống, nay khi họ bị chính quyền ức hiếp, đối xử bất công nhằm tước đoạt mồ hôi, nước mắt, vốn liếng của họ đã bỏ ra biết bao năm trời. Họ đã sử dụng đến các công cụ pháp lý là khởi kiện ra tòa án, họ tin tưởng là tòa án sẽ đem lại công lý cho họ.

Kết quả là họ đã bị cả tòa án và chính quyền lợi dụng pháp luật, bẻ cong pháp luật, rồi thực hiện hành vi trái pháp luật để tước đoạt tài sản của họ. Thất vọng, mất niềm tin vào chính quyền và tòa án, không còn nơi nương dựa. Họ đã buộc phải lựa chọn giải pháp cuối cùng đó là trang bị vũ khí tự chế để tự vệ tài sản và bảo vệ công lý cho chính mình. Kết quả là chính quyền huyện Tiên Lãnh đã biến họ từ những người dân vô tội, hiền lành có nguy cơ trở thành những người tội phạm.

'Thi hành công vụ?'

Hành vi vi phạm pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng đã gây ra sự bất bình và phẫn nộ trong nhân dân.

Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ đã khẳng định trên trang tin nhanh Vnexpress vào ngày 13/1/2012 rằng: quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng( Hải Phòng) với gia đình ông Đoàn Văn Vươn là vừa trái pháp luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.

Luật sư Trần Vũ Hải đã gửi thư lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu quốc hội của thành phố Hải Phòng. Ông đề nghị Thủ tướng Dũng chỉ đạo bộ Công an khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi hủy hoại tài sản công dân. Nhiều Văn phòng luật sư đã đứng ra nhận bào chữa miễn phí cho các thành viên trong gia đình ông Vươn. Vụ việc cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người nguyên là lãnh đạo cao cấp của Nhà nước và của đảng Cộng sản. Đặc biệt có hàng trăm người đã đóng góp hàng trăm triệu đồng để giúp đỡ và ủng hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Trước áp lực của nhân dân cả nước, ngày 10/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận: UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có sai phạm trong giao đất, thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Cụ thể là các quyết định 460/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2008, quyết 461/QĐ-UBND ngày 7 tháng 4 năm 2009 của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất của gia đình ông Vươn là không đúng với qui định của Luật đất đai năm 2003. Do vậy quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật.

Từ kết luận của thủ tướng chính phủ, tính chất pháp lý của vụ án đã thay đổi. Vấn đề đặt ra ở đây là 6 người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn có phạm các tội hình sự “giết người” và “chống người thi hành công vụ” mà các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hải Phòng đã khởi tố hay không?

Trước hết, chúng ta xem xét đến việc UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế trái pháp luật để thu hồi đất của gia đình ông Vươn có phải là thi hành công vụ hay không?

Khái niệm người thi hành công vụ được nêu trong Điều 257 Bộ luật hình sự bao gồm các nhân viên của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức đang thừa hành nhiệm vụ được giao theo đúng qui định của pháp luật. Nhiệm vụ được giao những hoạt động bình thường, đúng đắn và đúng pháp luật.Theo kết luận của Nguyễn Tấn Dũng thì quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng pháp luật. Do vậy việc UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế là trái pháp luật và đương nhiên không phải là hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước. Do vậy những người được UBND huyện Tiên Lãng giao nhiệm đến cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vươn không phải là những người thi hành công vụ.

Vậy UBND huyện Tiên Lãng và những người được giao nhiệm đó vi phạm pháp luật như thế nào?

Điều 73 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 qui định:

Khu nhà và vườn của ông Đoàn Văn Vươn bị 'đốt sạch, phá sạch'

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép….”

Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 và quyết định số 200/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của UBND huyện Tiên Lãng giao đất cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với qui định của pháp luật tại thời điểm đó(Kết luận của TT Nguyễn Tấn Dũng). Do vậy nhà ở,các công trình xây dựng và tài sản trên đó là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình ông Vươn. Không ai được tự ý xâm phạm.

Về mặt khách quan: Việc UBND huyện Tiên Lãng lợi dụng pháp luật để huy động một lực lượng trên 100 người gồm công an, quân đội, dân phòng. Họ được trang bị vũ khí và các công cụ hỗ trợ nhằm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản được pháp luật bảo hộ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Các loại vũ khí mà UBND huyện Tiên Lãng sử dụng hoàn có thể gây thương tích và tước đoạt mạng sống của các thành viên gia đình ông Vươn.

Về mặt khách thể: UBND huyện Tiên Lãng đã sử dụng một lực lượng đông đảo, được trang bị vũ khí để sẵn sàng dùng vũ lực ngay tức khắc buộc gia đình ông Đoàn Văn Vươn lâm vào tình trạng mất khả năng chống cự nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của gia đình ông. Tính mạng và sức khỏe của các thành viên trong gia đình ông Vươn có thể bị tước đoạt nếu họ quyết tâm bảo vệ tài sản hợp pháp của mình đến cùng.

Thực tiễn là sau khi cho nổ mìn tự chế để ngăn cản hành vi vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng, nhưng những người vi phạm vẫn kiên quyết thực hiện hành vi phạm tội tới cùng.

Họ tiếp tục tấn công bất hợp pháp vào khu vực của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, buộc gia đình ông phải bắn đạn hoa cải để tự vệ gây thương vong cho một số người vi phạm pháp luật. Khi UBND huyện Tiên Lãng tăng cường lực lượng và vũ khí thì gia đình ông Vươn buộc phải rút lui để bảo toàn tính mạng, sức khỏe.

Đốt sạch, phá sạch

Hậu quả xảy ra: Toàn bộ tài sản hợp pháp của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã bị cướp sạch, phá sạch và đốt sạch.

UBND huyện Tiên Lãng đã vi phạm Điều 73 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, khi huy động một lực lượng đông đảo, được trang bị vũ khí xâm phạm vào nơi ở của gia đình ông Đoàn Văn Vươn khi không được pháp luật cho phép. Hành vi của UBND huyện Tiên Lãng có dấu hiệu của tội cướp tài sản có tổ chức, có vũ khí được qui định tại Điều 133 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Khi họ sử dụng một lực lượng đông đảo để dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm tấn công vào gia đình ông Vươn, làm cho gia đình ông không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản hợp pháp của gia đình ông Vươn. Việc gia đình ông Vươn sử dụng mìn tự chế, súng tự chế bắn đạn hoa cải chỉ là giải pháp cuối cùng để tự vệ bảo vệ tài sản hợp pháp của gia đình mình trước hành vi tấn công ăn cướp của người khác. Hành động tự vệ cho nổ mìn tự chế và bắn đạn hoa cải chỉ nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật của người khác.

Chúng ta xét đến mức độ tương xứng giữa lực lượng vi phạm pháp luật và gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Bên UBND huyện Tiên Lãng với trên 100 công an, quân đội, dân phòng. Được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ hiện đại và đầy đủ. Còn gia đình ông Đoàn Văn Vươn có bốn người đàn ông và hai người phụ nữ.

Họ tự trang bị một mìn tự chế, và một số súng tự chế bắn đạn hoa cải. Điều rõ ràng ở đây là gia đình ông Vươn hoàn toàn yếu thế trước những người vi phạm pháp luật là UBND huyện Tiên Lãng.

Việc gia đình ông Vươn cho nổ mìn, bắn súng hoa cải chỉ nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm của những người tấn công chiếm đoạt tài sản của gia đình ông. Nhưng mặc dù gia đình ông đã cho nổ mìn, bắn đạn hoa cải, nhưng vẫn không ngăn chặn được hành động phạm tội của UBND huyện Tiên Lãng. Cuối cùng tài sản mà ông và gia đình đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, tiền bạc đã bị họ cướp, đốt và phá sạch.

Tất cả những điều trên đã chứng minh rằng hành động tự vệ của gia đình ông Vươn thấp hơn mức độ cố ý phạm tội đến cùng của các nạn nhân. Hành động tự vệ đã không đủ để ngăn chặn quyết tâm phạm tội đến cùng của những người vi phạm pháp luật.

Không một ai, hay không có một cơ sở nào có thể biện minh cho hành động vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. Nhưng sự quan tâm, ủng hộ và lên tiếng của cả xã hội là chứng minh tốt nhất cho hành động tự vệ hợp pháp và đúng đắn của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Hàng động tự vệ của gia đình ông Vươn khi cho nổ mìn tự chế và bắn hoa cải vào những người vi phạm pháp luật vẫn nằm trong giới hạn phòng vệ chính đáng mà pháp luật cho phép. Đó không phải là hành vi giết người như quyết khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hải Phòng. Do vậy, các ông Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) không phạm tội giết người như quyết định khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Bà Phạm Thị Báu (tức Hiền vợ của ông Quý) và bà Nguyễn Thị Thương(vợ của ông Vươn) không phạm tội chống người thi hành công vụ như quyết định khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hải Phòng. Do những người được UBND huyện Tiên Lãng giao nhiệm vụ trong ngày 5 tháng 1 năm 2012 khi xâm phạm bất hợp pháp vào nơi ở của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là những người vi phạm pháp luật. Họ không phải là những người thi hành công vụ.

Vậy việc các ông Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ sử dụng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải vi phạm điều luật nào?

Theo qui định tại Nghị định số 175/CP ngày 11 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng chính phủ thì các loại: "vũ khí thể thao quốc phòng và các loại vũ khí khác như (súng săn, súng kíp, súng hỏa mai…), thuốc nổ và kíp mìn dùng trong sản xuất không phải là vũ khí quân dụng."

Như vậy, các ông Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ chỉ có thể có dấu hiệu vi phạm vào Điều 232 Bộ luật hình sự qui định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng...vật liệu nổ. Và Điều 234 qui định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.

Gia đình ông Đoàn Văn Vươn sử dụng vật liệu nổ và vũ khí thô sơ chỉ nhằm bảo vệ tài sản hợp pháp của mình. Chống lại hành vi vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. UBND huyện Tiên Lãng đã thực hiện âm ưu, thủ đoạn, sử dụng mọi lực lượng để quyết tâm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đến cùng. Nhằm dồn gia đình ông Vươn vào đường cùng để họ dễ dàng chiếm đoạt tài sản.

Hành vi vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng đã bị nhân dân cả nước phẫn nộ và lên án. Nhưng hành động tự vệ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn lại được nhân dân cả nước đồng cảm, chia sẻ và ủng hộ.

Do vậy chúng ta mong rằng các cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hải phòng không xem xét trách nhiệm hình sự theo Điều 232 và 234 đối với các ông Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ để đáp ứng sự mong đợi của nhân dân cả nước.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư đấu tranh dân chủ Nguyễn Văn Đài, hiện đang sống tại Hà Nội. Các bài viết phản biện chính bài viết này hoặc tham gia ý kiến về vụ Tiên Lãng, xin gửi về Diễn đàn BBC Tiếng Việt.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/02/120215_who_guilty_doanvanvuon_case.shtml


Anh quốc lên tiếng về vụ Tiên Lãng
Cập nhật: 10:25 GMT - thứ ba, 14 tháng 2, 2012
Tài sản còn lại của ông Đoàn Văn Quý  sau vụ 'cưỡng chế'

Vụ Tiên Lãng làm nổi lên câu hỏi về chính sách đất đai và quản lý nhà nước

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội nói vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng đặt ra vấn đề về quyền sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước ở Việt Nam.

Trong thông cáo vừa ra hôm thứ Ba 14/2, Sứ quán Anh hoan nghênh kết luận của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sau cuộc họp chính phủ ngày 10/02.

Theo thông cáo, kết luận của Thủ tướng Việt Nam “tạo ra cơ hội tốt để xem xét cơ chế bảo đảm cho pháp quyền được thực hiện phù hợp và công khai đối với quyền của công dân; và bảo đảm các chính quyền trung ương, tỉnh, địa phương phải chịu trách nhiệm thông qua một quá trình minh bạch, không bị can thiệp chính trị”.

Sứ quán Anh cũng đề cập vai trò của truyền thông trong vụ việc.

“Anh quốc cũng hoan nghênh việc Thủ tướng tán thành có hoạt động báo chí mạnh mẽ hơn, ủng hộ nỗ lực của Chính phủ cải thiện việc tiếp cận thông tin và cho phép báo chí chuyên nghiệp và có trách nhiệm được tác nghiệp; và khuyến khích Chính phủ bảo đảm cho truyền thông được quản lý, sự bất thiên vị được ủng hộ, cũng qua một quá trình minh bạch, không bị can thiệp chính trị.”

"Anh quốc cũng hoan nghênh việc Thủ tướng tán thành có hoạt động báo chí mạnh mẽ hơn"

Trích thông cáo của Sứ quán Anh

Thông cáo nói Anh quốc “tin rằng tiếp tục tiến bộ để cải thiện minh bạch, đối thoại cởi mở với công dân và bộ máy truyền thông năng động, độc lập” sẽ giúp Việt Nam chống tham nhũng, với sự giúp đỡ của các nhà tài trợ nước ngoài.

Vụ cưỡng chế thu hồi đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã trở thành sự kiện chính trị lớn tại Việt Nam thời gian qua.

Nhiều đảng viên và cựu lãnh đạo đã lên tiếng nếu vụ việc không được giải quyết tận gốc, nó sẽ gây thêm bất bình về sự trì trệ, nhũng nhiễu của hệ thống chính quyền.

Hôm 13/2, Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã Vinh Quang nhận quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày.

Trong khi đó, thành phố Hải Phòng nói sẽ báo cáo kết quả vụ việc với Thủ tướng trước ngày 30/3/2012.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120214_uk_tienlang_statement.shtm

Trung Quốc cảnh báo còn nhiều cuộc biểu tình như ở Ô Khảm

Một viên chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nói rằng nhà nước và chính phủ Bắc Kinh phải sẵn sàng để đối phó với những cuộc biểu tình đòi công bằng, tương tự như cuộc biểu tình hồi tuần trước ở làng Ô Khảm.

AFP

Đại diện dân làng Ô Khảm phát biểu nhân cuộc biểu tình tố cáo các viên chức địa phương trưng dụng đất của họ mà không đền bồi thỏa đáng. (ngày 21 tháng 12, 2011)

Ông Châu Minh Quốc, Phó Bí Thư Tỉnh Bộ Quảng Đông nói rằng người dân Hoa Lục ngày nay biết nhiều về dân chủ, công bằng và các quyền lợi mà họ phải được hưởng, do đó, tất cả các viên chức nhà nước và chính phủ phải hiểu cách đối xử với dân và cách giải quyết vấn đề, nếu không muốn thấy tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ông cũng ví tình hình hiện giờ tựa như một quả táo, bên ngoài thì đỏ mọng nhưng trong ruột đã hư thối.
Ông Châu Minh Quốc được biết đến vì là người đứng ra điều đình với người dân Ô Khảm, sau khi dân làng biểu tình tố cáo các viên chức địa phương trưng dụng đất của họ bán cho các công ty đầu tư mà không đền bồi thỏa đáng.


TQ: dân chúng biểu tình phản đối ngày càng nhiều
RFA 22.12.2011

Người điều hành ngành an ninh của TQ thúc giục giới cầm quyền hãy nhanh chóng giải quyết tình trạng xung đột, đồng thời thực thi luật pháp một cách “văn minh” sau khi xảy ra những vụ chống đối bạo động tại tỉnh Quảng Đông.

Lời phát biểu này của ông Chu Vĩnh Khang, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị TQ, thể hiện mối quan ngại ngày càng gia tăng của đảng CS liên quan tình trạng bất ổn, trước khi có chuyển quyền lãnh đạo ở Bắc Kinh vào năm tới.

Ông Chu lên tiếng sau 2 ngày xảy ra đụng độ giữa công an và cư dân tại thị trấn Hải Môn, tỉnh Quảng Đông khi dân chúng biểu tình phản đối việc mở rộng một nhà máy điện chạy bằng than mà họ nói là gây ô nhiễm trầm trọng.

Những người mục kích mô tả công an đánh đập người biểu tình và bắn hơi cay, khiến một bé trai và một phụ nữ thiệt mạng.

Vụ bất ổn này, vốn bắt đầu hôm thứ Ba và cho tới hôm qua xem chừng như lắng dịu, diễn ra cùng lúc với việc cư dân ở làng Ô Khảm cũng ở Quảng Đông vừa đồng ý chấm dứt biểu tình sau khi một viên chức cao cấp trong tỉnh can thiệp.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/beijing-urges-civilized-policing-12222011134151.html?searchterm=None


Liệu sẽ có một Ô Khảm ở Việt Nam?
2012-02-23

Vào ngày 1 tháng 2 vừa qua, những người dân làng Ô khảm thuộc tỉnh Quảng Đông, ở Trung Quốc lần đầu tiên háo hức tham gia vào cuộc bầu cử trực tiếp chọn ra những người lãnh đạo cho mình.

AFP PHOTO

Dân làng Ô Khảm bỏ phiếu bầu chọn 7 thành viên vào Ủy Ban Nhân Dân của làng hôm 01 tháng 02 năm 2012.


Dân làng được bầu cử trực tiếp?

Đây là một trường hợp hiếm hoi xảy ra ở Trung Quốc nơi đảng cộng sản luôn cố gắng tìm mọi cách duy trì quyền lực của mình ở mọi cấp. Sự việc này làm người ta không khỏi nghĩ tới Việt Nam, nước anh em láng giềng của Trung Quốc, vốn cũng có chế độ cộng sản độc quyền tương tự. Liệu Việt Nam sẽ sớm theo bước người anh em Trung Quốc, cho phép các cuộc bầu cử trực tiếp như vậy ở cấp địa phương? Việt Hà có bài tường trình sau đây:

Sự việc hàng ngàn người dân làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông nổi dậy phản đối hành động lấy đất và tham nhũng của chính quyền địa phương vào hồi cuối năm ngoái đã khiến cho rất nhiều người Việt quan tâm. Nhưng có lẽ điều khiến nhiều người quan tâm hơn nữa là những diễn biến gần đây liên quan đến việc chính phủ Trung Quốc nhượng bộ, cho phép người dân làng Ô Khảm được bầu cử trực tiếp, chọn lãnh đạo cho mình. Trong số những ứng cử viên có cả những người không phải là đảng viên đảng cộng sản.

Có lẽ các vị lo là bầu trực tiếp như vậy thì đảng sẽ lãnh đạo như thế nào? Tôi nghĩ cái lo đó không chính đáng mà cái lo đó sẽ ngăn trở quyền làm chủ của người dân.

Lê Hiếu Đằng

So sánh này không phải không có căn cứ. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều do đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, và những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai, tham nhũng ở địa phương đã khiến nhiều người dân chở nên bất bình. Cũng giống như Ô Khảm, tại Việt Nam, từ năm 1997 đã có vụ hàng ngàn nông dân Thái Bình biểu tình, nổi dậy, bắt giữ bí thư đảng ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân xã, công an, đòi xử lý cán bộ tham nhũng tiêu cực. Sự kiện kéo dài nhiều tuần đã khiến cho họat động của tổ chức, đảng và chính quyền ở địa phương bị tê liệt hoàn toàn.

Gần đây nhất là vụ lãnh đạo huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, cưỡng chế đất trái phép của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn khiến người dân phải nổ súng chống cự. Sự kiện đã gây bức xúc trong dư luận suốt 2 tháng qua. Tiếp theo vụ Tiên Lãng, trong nhiều ngày nay, hàng trăm người dân ở Văn Giang, Hưng Yên và Dương Nội, Hà Đông đã tập trung về văn phòng quốc hội để yêu cầu các cấp trung ương phải giải quyết những khiếu kiện đất đai giữa người dân và giới chức địa phương kéo dài từ nhiều năm nay. Nhìn chung, những người dân tham gia các cuộc biểu tình, khiếu kiện đất đai tại trung ương đều phản đối những lãnh đạo ở địa phương, ở xã, huyện đã tham nhũng, câu kết, bè phái, thu hồi đất trái phép hoặc đền bù không thỏa đáng cho người dân. Điều này cho thấy một thực trạng là những lãnh đạo tại địa phương, các xã, các huyện, đã không thực sự làm tròn trách nhiệm là người đại diện cho dân.

doan-v-v-305xa.jpg
Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012. Photo courtesy of phapluat.vn
Nói về vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, nguyên ủy viên thường vụ thường trực bộ chính trị Phạm Thế Duyệt nhận định trong trang blog của blogger Nguyễn Quang Vinh rằng ‘lãnh đạo Hải Phòng đã không đủ tầm, không đủ sức, và không đúng’.

Điều này đặt ra sự nghi ngờ về thực trạng bầu cử những lãnh đạo các xã, huyện ở Việt Nam. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một người dân ở Hà Nội từng nhiều lần lên tiếng chống tham nhũng tại địa phương nhận xét:

“Qua 45 tuổi đầu, tôi chứng kiến bầu cử lãnh đạo ở Việt Nam thì tôi rất thất vọng, việc sắp xếp cán bộ của họ đều mang tính vụ lợi. Họ vẫn rêu rao là họ là đại diện của dân, họ vẫn bảo là họ là đầy tớ của dân nhưng những đầy tớ này kiểu gì thì chỉ có xứ sở Việt Nam mới có. Cá nhân tôi đã tìm cách gặp chủ tịch huyện hay ông bí thư huyện nhưng chả bao giờ gặp họ cả.”

Tự do ứng cử?

Họ vẫn rêu rao là họ là đại diện của dân, họ vẫn bảo là họ là đầy tớ của dân nhưng những đầy tớ này kiểu gì thì chỉ có xứ sở Việt Nam mới có.

Đỗ Việt Khoa

Từ trước đến nay, việc bầu chọn lãnh đạo hội đồng nhân dân địa phương đều do đảng chỉ đạo. Luật bầu cử hội đồng nhân dân năm 2003 của Việt Nam nói rõ tất cả mọi công dân Việt Nam không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng hay trình độ văn hóa, nghề nghiệp và đủ 21 tuổi trở lên thì đều có thể tham gia ứng cử. Cũng theo luật này, thì những người muốn ứng cử phải được ủy ban mặt trận tổ quốc chọn lọc và giới thiệu. Và đây chính là chỗ để đảng kiểm soát việc chọn lựa người lãnh đạo, nói như lời của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh:

“Tất nhiên đảng lãnh đạo mặt trận tổ quốc, nên danh sách là phải được duyệt hết, đó là thực tế.”

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng việc sắp xếp này đã tạo điều kiện cho những lãnh đạo địa phương được đảng lựa chọn, có điều kiện tham nhũng, làm trái pháp luật.

“Họ sắp xếp, sự sắp xếp dẫn đến mua quan bán chức. Ông lãnh đạo ở trên thì sắp xếp cho vợ con, gia đình mình chiếm dần các chức vụ bất chấp sai phạm bao nhiêu. Hay trong bè đó có một số sai phạm thì họ bảo kê nhau, bảo kê tuyệt đối, dứt khoát, không chịu nhận lỗi, ví dụ như ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Cũng do tính bè phái như vậy mà mọi tố cáo tiêu cực đều rơi vào im lặng.”

000_Hkg5707306-305.jpg
Đại diện dân làng Ô Khảm phát biểu nhân cuộc biểu tình tố cáo các viên chức địa phương trưng dụng đất của họ mà không đền bồi thỏa đáng, ngày 21 tháng 12 năm 2011. AFP PHOTO.
Sự xuống cấp của đội ngũ lãnh đạo tại địa phương đã làm nảy sinh nhu cầu phải có bầu cử trực tiếp, nơi người dân tự ứng cử mà không qua sự chọn lựa của đảng, và các cử tri được quyền bầu chọn những người đại diện xứng đáng cho mình. Nguyên đại biểu quốc hội các khóa 11 và 12, Lê Văn Cuông nói:

“Tôi thấy vấn đề này trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết đối với chính quyền cơ sở. Cho nên chắc chắn sắp tới đảng, nhà nước và quốc hội cũng nghiên cứu để đưa vào quy định pháp luật vấn đề cử tri bầu trực tiếp chủ tịch xã để thứ nhất phát huy quyền dân chủ của người dân, thứ hai là đề cao trách nhiệm của người lãnh đạo với vấn đề quyền lợi, chế độ, chính sách, đảm bảo tất cả các mặt kinh tế xã hội của cơ sở với chính quyền, tạo điều kiện cho chính quyền gần dân, gắn bó với dân theo đúng quan điểm nhà nước của dân, do dân và vì dân.”

Đề án thí điểm bầu cử trực tiếp chủ tịch xã đã từng được chính phủ đưa ra từ khoảng năm 2008 nhưng đã không được thông qua tại quốc hội lúc đó. Bí thư thành ủy Đà nẵng gần đây cũng đã có đề xuất cho phép thí điểm bầu cử trực tiếp chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên cho đến giờ, tất cả những phương án này đều chưa được chấp nhận. Ông Lê Hiếu Đằng giải thích lý do:

“Có lẽ các vị lo là bầu trực tiếp như vậy thì đảng sẽ lãnh đạo như thế nào? Tôi nghĩ cái lo đó không chính đáng mà cái lo đó sẽ ngăn trở quyền làm chủ của người dân.”

Chuyên gia Đông Nam Á, Carl Thayer thuộc học viện quốc phòng Úc đã từng nói rằng đảng cộng sản Việt Nam luôn học theo rất tỉ mỉ những chính sách của các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc. Liệu những dấu hiệu tiến bộ tại làng Ô Khảm, Trung Quốc gần đây và những diễn biến phức tạp về tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay có khiến chính phủ Việt Nam sớm phải xem xét lại đề án thí điểm bầu cử trực tiếp? Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhận xét:

“Không có đâu, ở Việt Nam có sự cấu kết chặt chẽ lắm, sự đàn áp cũng rất dữ dội, cho nên ở Việt Nam rất khó được như Ô Khảm của Trung Quốc vì tình hình dân trí còn thấp, mà lâu nay giáo dục của ta đã làm cho người ta hèn nhát rồi, nên không có chuyện như Ô Khảm đâu.”

Ông Lê Hiếu Đằng thì bày tỏ sự nghi ngờ về dấu hiệu dân chủ ở Ô Khảm vì cho rằng chính phủ độc đảng ở Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu chia sẻ quyền lực. Việc cho phép bầu cử trực tiếp ở Ô Khảm chỉ là chiến thuật mà thôi. Tuy nhiên ông lại tin là người dân Việt Nam có thể tạo được áp lực cho những cuộc bầu cử tự do như vậy trong tương lai. Vấn đề chỉ còn chờ thời gian, bởi nếu không có thay đổi dân chủ từ địa phương thì rất có thể một Thái Bình thứ hai hay một Ô khảm của Việt Nam sẽ xảy ra. Và đến lúc đó tình hình sẽ không còn như Thái Bình 15 năm về trước.

http://www.rfa.org/vietnamese/HumanRights/will-there-be-vn-s-wukan-vh-02232012172845.html

TIN LIÊN HỆ

Bước đầu thành công của làng Ô Khảm

Dân làng Ô Khảm đi bầu chọn ban lãnh đạo địa phương

Dân oan tiếp tục khiếu kiện tại Hà Nội

No comments: