Các cụm từ tìm kiếm về "đảo chính" và "Bạc Hy Lai" đang bị kiểm duyệt trên mạng internet Trung Quốc trong lúc lan truyền tin đồn về sinh mệnh chính trị của trùm an ninh nước này.
Vụ cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai được xem là cuộc thanh trừng lớn nhất từ mấy năm qua và đã bộc lộ những rạn nứt trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Những ngày gần đây, xuất hiện nhiều đồn đoán về số phận ông Bạc, và thậm chí có tin mà sau đó chứng tỏ vô căn cứ về việc xe tăng tiến vào Bắc Kinh làm đảo chính.
Đặc biệt, nhiều nhà phân tích Trung Quốc cho rằng ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách ngành an ninh, cũng sẽ bị loại bỏ vì là người ủng hộ Bạc Hy Lai.
Trùm an ninh
Từ đầu tuần này, thủ đô Bắc Kinh bất an sau khi các mạng xã hội loan tin ông Chu Vĩnh Khang, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tiến hành đảo chính.
Đây chỉ là tin thất thiệt, nhưng các công dân mạng, giới phân tích Trung Quốc và nước ngoài đổ dồn chú ý vào sinh mệnh chính trị của nhân vật kiểm soát toàn bộ ngành an ninh.
Báo Financial Times dẫn lời một người có quan hệ với bộ máy công an nói rằng ông Chu không được phép xuất hiện trước công chúng và "cũng đã chịu một phần kiểm soát".
Người này còn nói bản thân ông Bạc Hy Lai, vẫn còn ngồi trong Bộ Chính trị tuy đã mất chức Bí thư Trùng Khánh, đã bị giam lỏng còn vợ ông thì bị tạm giữ để điều tra tham nhũng - một tội thường dành cho các quan chức đã thất thế.
Trên báo Los Angeles Times, Jin Zhong, một nhà phân tích ở Hong Kong, bác bỏ những tin đồn quá sức tưởng tượng nhưng thừa nhận có căng thẳng giữa phe được gọi là cải cách và phe theo chủ nghĩa Mao.
"Nó chưa đi đến mức nghe thấy tiếng súng. Không giống như khi Trung Quốc bắt Bè lũ Bốn Tên năm 1976, nhưng xung đột rất dữ đang xảy ra."
Ông Chu Vĩnh Khang từng ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch diệt trừ tội phạm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh - khi hàng ngàn người bị bắt còn người già về hưu thì ra công viên hát "Nhạc Đỏ".
Nay, theo báo Los Angeles Times, công viên thành phố ra thông báo việc hát hò đã bị cấm vì gây mất trật tự cho dân cư địa phương.
Có trang tin như Mingjing News, đặt ở Mỹ, lại bảo ông Bạc và ông Chu bàn tính với nhau để ngăn không cho ông Tập Cận Bình lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Trang này còn nói ông Bạc đã mua 5000 khẩu súng và 50,000 viên đạn, khiến người dân Bắc Kinh lo âu.
Ở tuổi 70, ông Chu Vĩnh Khang sẽ về hưu tại Đại hội Đảng 18 vào tháng 10, và cho đến gần đây, nhiều người nghĩ rằng Bạc Hy Lai sẽ thay vào ghế Thường vụ Bộ Chính trị của ông này.
Nhà phân tích Jin Zhong cho rằng ông Chu sẽ không bị đá khỏi Ban Thường vụ ngay, vì đằng nào ông cũng sẽ ra đi.
"Họ sẽ không đụng đến những người ngồi trong Ban Thường vụ trước kỳ đại hội. Nguy hiểm quá. Họ đã cố gắng vẽ ra bức tranh ổn định," ông Jin nói.
Vì sao dồn dập tin đồn?
Phần lớn những tin đồn những ngày qua không thể xác minh và phần lớn bị cho là tin thất thiệt.
Nhưng giới phân tích nhận định tin đồn rộ lên cũng là vì bản chất kém minh bạch của Đảng Cộng sản.
Phóng viên BBC Damian Grammaticas, thường trú ở Bắc Kinh, viết trên blog: "Không có phát ngôn viên nói công khai, không có nguồn thông báo riêng cho báo chí. Nó có xảy ra không? Chẳng ai biết. Thế là tin đồn cuốn đi."
Anh viết tiếp: "Đảng Cộng sản vẫn cố kiểm soát và chia chác quyền lực theo cách thức bí mật như suốt nhiều năm. Còn xã hội Trung Quốc đang thay đổi nhanh quanh đảng. Thành công lớn của đảng về quản lý kinh tế đồng nghĩa là đất nước hôm nay không còn là xã hội nông nghiệp nghèo khó như thời Chủ tịch Mao."
"Hàng trăm triệu người nay sống ở thành thị, được học hành, nắm tin tức, có tri thức và rất cứng đầu. Nhiều người thông thạo internet để tìm và trao đổi thông tin. Họ biết có tranh đấu quyền lực và bị hấp dẫn bởi những gì có thể đang xảy ra đằng sau cánh cửa."
Sự nghi ngờ báo chí chính thống khiến nhiều người không tin vào cơ quan ngôn luận của đảng ngay cả nếu tin chính xác. Ngược lại, họ tin những câu chuyện nửa sự thật hay thậm chí bịa đặt trên mạng.
Trong khi đó, Đảng vẫn tiếp tục kiểm duyệt mạng. Các cụm từ tìm kiếm như "nổ súng", "xe tăng", "Bạc Hy Lai", "Vương Lập Quân" bị xóa bỏ, khiến dân mạng nghĩ ra một số cách sáng tạo để "lừa" kiểm duyệt.
Ví dụ, ông Chu Vĩnh Khang được đặt biệt danh theo một nhãn hiệu mì ăn liền nổi tiếng, và thế là trên mạng có tin nói "mì đã bị lấy xuống khỏi giá".
- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/03/120323_beijing_trouble_rumours.shtml
Trung Quốc đang trong quá trình chuẩn bị thế hệ lãnh đạo thứ 5. Vậy, việc ông Bạc Hy Lai bị cách chức ngày 15/03/2012 đánh dấu sự thắng thế của « mô hình Ô Khảm » đối với « mô hình Trùng Khánh » ? Phe Đoàn Thanh niên cộng sản lấn lướt được phe « Hoàng tử đỏ » ? RFI dịch và giới thiệu bài « Đại biến động trong trung tâm quyền lực Trung Quốc » của Arnaud de la Grange, thông tín viên báo Le Figaro tại Bắc Kinh. Bài đăng ngày 16/03/2012.
Tất cả đã bắt đầu từ buổi tối mùa đông giá lạnh, trong một bầu không khí có hương vị chiến tranh lạnh. Thế nhưng, nếu kịch bản câu chuyện giống như một bộ phim Hollywood, thì các diễn viên lại hoàn toàn có thật, và đó là các nhân vật chính yếu của một nước Trung Quốc, cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới. Ngày 06 tháng Hai vừa qua (2012), ông Vương Lập Quân đến, hay đúng hơn là đến tỵ nạn, tại lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.
Ông Vương là phó thị trưởng Trùng Khánh, siêu đô thị với 30 triệu dân, cách Thành Đô khoảng ba giờ đường bộ. Ông chịu trách nhiệm về an ninh và chính viên « siêu cảnh sát » này, với phương cách hành xử « cơ bắp », đã tiến hành cuộc chiến chống lại các « hắc đảng », những thế lực mafia ở địa phương.
Với vị trí này, ông là thuộc hạ thân tín của lãnh đạo Đảng ở Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai, một gương mặt quan trọng trong bộ máy lãnh đạo chính trị Trung Quốc, một trong những nhân vật đang khao khát có chân trong Thường vụ Bộ Chính trị trong dịp thay đổi thành phần vào mùa thu tới. Nhưng bước đường hướng tới tầm cỡ lãnh đạo quốc gia của ông Bạc Hy Lai chắc chắn đã dừng lại hôm thứ Năm vừa qua (15/03) với việc ông bị cách chức.
Tại Thành Đô, vào tối tháng Hai đó, các sự kiện nhanh chóng mang dáng dấp thảm kịch. Trên Vi Bác, mạng xã hội Twitter Trung Quốc, các cư dân mạng nói là có hàng chục xe của lực lượng cảnh sát và bán vũ trang được triển khai xung quanh cơ quan đại diện Mỹ. Ông Vương Lập Quân đã ở trong lãnh sứ quán khoảng 24 giờ. Điều gì đã xẩy ra trong suốt những giờ phút dài đằng đẵng đó. Vẫn hoàn toàn bí ẩn. Ngưòi ta nói rằng quan chức cao cấp này dường như xin tỵ nạn chính trị tại Mỹ. Vô ích. Các nhà ngoại giao Mỹ đã khẳng định, đúng là ông Vương đã tới Thành Đô, nhưng ông đã « tự nguyện » rời khỏi lãnh sự quán và họ không tiết lộ gì thêm nữa.
Người ta tưởng tượng đến bầu không khí sôi sục giữa hai cường quốc lớn, những cú điện thoại của các quan chức Trung Quốc cảnh báo những mối nguy hiểm về một cuộc phiêu lưu như vậy… Trong một cuộc nói chuyện với đài truyền hình Phượng Hoàng Hồng Kông, vào tuần trước, thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm (Huang Qifan) đã nhả ra một vài thông tin. Ông thổ lộ là đã bỏ ra 2-3 tiếng đồng hồ để dỗ dành, thuyết phục ông Vương Lập Quân ra khỏi lãnh sự quán Mỹ. Do vậy, ông cho là đã tránh được một cuộc « khủng hoảng ngoại giao » nghiêm trọng. Trên thực tế, tối 07/02, ông Vương ra khỏi nơi tỵ nạn tạm thời.
Các nhân viên an ninh quốc gia đón ông. Ngay hôm sau, 08/02, ông Vương được đưa lên Bắc Kinh bằng máy bay, từ đó, ông bị thẩm vấn trong những điều kiện được giữ bí mật. Cũng trong ngày hôm đó, một thông cáo cho biết ông Vương nghỉ phép vì « làm việc quá sức »… Câu chuyện « Thanh tra Eliot Ness Trùng Khánh » có cảm hứng từ bộ phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng (*). Ông Vương giờ đây đã khoác bộ trang phục mầu ghi xám của « kẻ phản bội », bị nghi ngờ tham nhũng và có những phương cách làm việc phạm luật.
Khi chấp nhận rủi ro « được ăn cả, ngã về không » này, phải chăng tính mạng ông Vương bị đe dọa ? Ông đã mang theo những hồ sơ gì khi vào lãnh sự quán Mỹ ? Báo chí Hồng Kông nói rằng ông có một số thông tin bất lợi cho ông Bạc Hy Lai, rằng nhiều ngày trước khi xẩy ra sự cố, ông Vương đã viết một bức thư gửi cơ quan đáng gờm là Ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương Đảng, cấp báo về một số việc bất hợp lệ của thủ trưởng ông ta.
Cũng không quan trọng lắm. Điều cơ bản là vụ việc đã làm dấy lên một cơn bão chính trị dữ dội nhất mà Trung Quốc chưa hề thấy từ rất lâu nay và làm lộ rõ những biến động trong việc chuyển giao quyền lực chính trị năm 2012, một sự kiện mà mỗi thập niên chỉ xẩy ra một lần tại đây. Ở Trung Quốc cũng vậy, « chiến dịch vận động tranh cử » - theo kiểu chủ nghĩa xã hội thị trưòng – đã thực sự được khởi động. Và dao nhọn đã được rút ra trong cuộc đấu đá giữa các phe phái khác nhau, giữa các đường lối khác nhau.
Trong những trận chiến trong bóng tối này, chỉ thỉnh thoảng người ta mới trông thấy ánh phản quang của dao. Theo thông lệ, đấu đá chỉ diễn ra trong bóng tối. Giống như thời cổ xưa của Liên Xô và của kiểu nghiên cứu « Kremlin học », người ta chỉ có thể phỏng đoán, tìm kiếm những điểm khác biệt tinh tế trong những lời phát biểu lạnh lùng, bài bản theo kiểu « lưỡi gỗ », dò xem kỹ lưỡng những bức ảnh chính thức để đếm kẻ vắng mặt, người hiện diện, đánh giá về thứ hạng của các nhân vật trong bộ máy quyền lực tùy theo vị trí của họ…
Đúng vậy, trong những ngày vừa qua, kỳ họp thường niên của Quốc hội là dịp để quan sát, phỏng đoán. Hôm thứ Năm, các nhà quan sát bình luận nhiều về sự vắng mặt của ông Bạc Hy Lai trong một cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị. Ông đã cho biết là bị « cúm nhẹ ». Hôm sau, ông tham gia vào một cuộc gặp với báo chí của đoàn đại biểu Trùng Khánh. Vào dịp đó, ông thừa nhận « khuyết điểm không giám sát ».
« Chín Hoàng đế »
Có hai dữ kiện xác định khuôn khổ các cuộc đối đầu đang diễn ra. Dữ kiện đầu tiên là tính lãnh đạo tập thể tại Trung Quốc mà trung tâm quyền lực là Ban Thường vụ Bộ Chính trị, với chín thành viên, được gọi là « Chín Hoàng đế ». Chính từ đây mà những thoả hiệp được hình thành, những đồng thuận chung được đưa ra. Cần phải biết là tầng lớp cao cấp trong giới lãnh đạo cộng sản không hề là một khối thống nhất. Có những thiên hướng bảo thủ hơn, có những thiên hướng cải cách hơn và nhất là tầng lớp này lại chia thành vài phe phái lớn với những liên minh đôi khi đan chéo nhau. Dữ kiện lớn thứ hai, đó là sự cần thiết đối với vị chủ tịch mãn nhiệm giữ được các phương tiện chi phối quyền lực, vì nên biết rằng thế hệ thứ 5 các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ cầm cương điều khiển đất nước trong 10 năm trời, tới tận năm 2022. Như ông Giang Trạch Dân đã làm cách nay 10 năm, chủ tịch Hồ Cẩm Đào phải xếp đặt càng nhiều người của ông càng tốt vào trong bộ máy quyền lực cao nhất, để giữ được khả năng tác động, chi phối.
Do đó, vụ ông Bạc Hy Lai, có thể được diễn giải nhiều cách khác nhau. « Tất cả các diễn giải này vừa đúng vừa sai », như lời một nhà ngoại giao. Đó là cuộc chiến giữa hai phái, phái Đoàn Thanh niên Cộng sản và phái « con các hoàng tử » hoặc đó là cuộc chiến giữa « mô hình Trùng Khánh », bảo thủ hơn và « mô hình Ô Khảm », cải cách hơn. Trong trường hợp thứ nhất, có lẽ trước hết là cuộc đấu đá giữa các nhân vật vì quyền lực. Trong trường hợp thứ hai, đó là một sự đối chọi giữa hai tầm nhìn về một nước Trung Hoa trong tương lai.
Cuộc chiến giữa hai phái gần như là một sự đối đầu của « giới quan chức chống lại các hoàng tử ». Thực vậy, một bên là Đoàn Thanh niên mà thủ lĩnh là chủ tịch Trung Quốc hiện nay, ông Hồ Cẩm Đào. Trong nhiều trường hợp, đó là những người xuất thân từ giới bình dân và nhờ công trạng mà lên cao trong bộ máy chính quyền. Như vậy, họ không có « máu xanh – có dòng dõi quý tộc ». Bên kia chiến hào là phe « con các hoàng tử » trong đó có ông Tập Cận Bình, mà ai cũng cho rằng ông sẽ là chủ tịch tương lai của Trung Quốc.
Họ là thành viên của tầng lớp quý tộc đỏ, hậu duệ của những anh hùng lập ra nền Cộng hòa Nhân dân. Đối với ông Lâm Hoà Lập (William Lam), người am hiểu những điều bí mật trong bộ máy quyền lực Trung Quốc, giờ đây, người ta đang chứng kiến việc xem xét lại một thỏa hiệp đã đạt được hồi năm ngoái, dựa trên việc chia ba số ghế trong cơ cấu quyền lực « Chín Hoàng đế » : Ba ghế cho phái Đoàn Thanh niên, ba ghế cho phe các hoàng tử, trong đó có ông Tập Cận Bình và ba ghế cho các phe phái khác. Trong một bài viết của Jamestown Foundation, ông Lâm Hòa Lập cho rằng ông Hồ Cẩm Đào và các thuộc hạ của ông đã chỉ đạo « sự bất trắc » Trùng Khánh, thúc đẩy nhanh sự sụp đổ của ông Bạc Hy Lai. Chỉ còn cần đồng thuận với nhau về người thay thế ông Bạc Hy Lai…
« Sự phá sản của mô hình Trùng Khánh »
Về thực chất, dường như cũng có sự đối đầu giữa hai mô hình. Mô hình Trùng Khánh mà ông Bạc Hy Lai muốn thấy toàn Trung Quốc áp dụng. Đó là một dạng thỏa hiệp kết hợp giữa việc quay trở lại tư tưởng bình đẳng kiểu Mao và một sự mở cửa về kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Mô hình kia, mà một số người, từ nay coi đó là « mô hình Ô Khảm », ý muốn nói tới khu làng nổi dậy ở miền nam Trung Quốc vừa mới thực hiện cuộc bỏ phiếu cấp địa phương tự do đầu tiên. Ngưòi đã giải quyết cuộc khủng hoảng này là vị đứng đầu tỉnh Quảng Đông, ông Uông Dương (Wang Yang). Đây là người được chủ tịch Hồ Cẩm Đào che chở, cũng có thể sẽ tham gia vào nhóm Chín Hoàng đế và là đối thủ chính của ông Bạc Hy Lai.
Được coi là người rất ủng hộ tự do kinh tế, ông chủ trương phải mạnh dạn hơn nữa trong cải cách, qua việc giảm vai trò của Đảng, nới lỏng hơn sự kiềm chế đối với xã hội dân sự. Một nhân vật chủ chốt trong phe tân tả theo tư tưởng Mao, ông Dương Phàm (Yang Fan), tác giả một cuốn sách ca ngợi ông Bạc Hy Lai, tựa đề « Mô hình Trùng Khánh », vừa thừa nhận là cần có thêm một cái nhìn khác về trường hợp Ô Khảm…
Đối với ông Trương Minh (Zhang Ming), giáo sư ở đại học Nhân dân, việc cách chức ông Bạc Hy Lai báo hiệu sự « phá sản của mô hình Trùng Khánh và bật tín hiệu cho đường lối cải cách hiện đại hơn, nhưng không quá thiên tả ». Nhà nghiên cứu Trịnh Vĩnh Niên (Zheng Yongnian), thuộc Viện Đông Nam Á, đại học Quốc gia Singapore, nhận định, « cho đến nay, có một sự đối địch, tranh đua liên tục giữa hai đưòng lối này. Giờ đây, đường lối Trùng Khánh bị gạt bỏ, các lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể tự do hơn nhằm tìm được đồng thuận chung và thúc đẩy cải cách. Điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào họ ».
Do đó, một số người tự hỏi phải chăng có một sự trùng hợp giữa vụ nổ chính trị và việc đăng trên các phương tiện truyền thông chính thống những bài viết có giọng điệu « cải cách » hơn là bình thường, kể cả về mặt xã hội và chính trị. Người ta tấn công các « nhóm lợi ích », nhất là những người đứng đầu các doanh nghiệp Nhà nước, dường như đã ngăn chặn cải cách. Từ đó mà suy luận rằng thời của những đại cải cách đã đến, là viển vông, vì vẫn còn một khoảng cách rộng bằng nước Trung Hoa. Vả lại, việc trấn áp những tiếng nói bất đồng không hề giảm. Và các giai đoạn quá độ vẫn chỉ đưa đến nguyên trạng. Chuyên gia Lâm Hòa Lập cũng lưu ý là các nhà lãnh đạo cộng sản có « truyền thống lâu đời sử dụng những nhân vật cải cách triệt để và những ngưòi có tư tưởng tự do về kinh tế như những con tốt trong các thủ đoạn chính trị, để rồi sau đó gạt bỏ chúng đi khi trận chiến giành quyền lực kết thúc ».
(*) : Eliot Ness (1903 – 1957) là thanh tra cảnh sát nổi tiếng chống băng đảng tội phạm trong thời kỳ nước Mỹ cấm buôn bán rượu 1920 – 1930 (Probibition). Đây là đề tài của bộ phim truyền hình nhiều tập « The Untouchables », chiếu trên đài ABC từ 1959 đến 1963 tại Mỹ.
Các bài liên quan Bạc Hy Lai 'cản trở điều tra tham nhũng'Bạc Hy Lai vuột mất giấc mơ lãnh tụTranh đua tiếp tục sau vụ Bạc Hy Lai Chủ đề liên quan Trung Quốc, Quan hệ Mỹ - Trung Gác Mao sang một bên Tại Trung Quốc sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình trở lại cầm quyền (sau khi bị thanh trừng trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa), tình hình ổn định, kinh tế phát triển, tập thể cầm quyền và nhân dân Trung Quốc tạm xếp bóng Mao sang một bên để di theo con đường cải cách kinh tế.
Tuy nhiên bàng bạc trong đảng và quần chúng vẫn còn tồn tại khuynh hướng Mao. Một trong những khuynh hướng này là “cách mạng liên tục” có tính dân sinh như nhân dân Trung Quốc đã chứng kiến qua cuộc Cách Mạng Văn Hóa trong 10 năm từ 1966 kéo dài đến 1976 . Đặng Tiểu Bình đã phê phán hiện tượng này như sau: “Cách Mạng Văn Hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa đều do Mao” (theo Global Times ngày 25/5/2011) .
Từ nhận định đó chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với khuynh hướng theo Mao là để cho khuynh hướng này chung sống trong bối cảnh cuộc cải cách kinh tế và cởi mở chính trị đang thay da đổi thịt Trung quốc. Đối sách của Đặng Tiểu Bình thật là khéo léo. Trong mấy thập niên gần đây Trung Quốc là một quốc gia có một sức sống tiềm ẩn và hai hình ảnh của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là hai hình ảnh đối nghịch nhau nhưng quyện lấy nhau. Có Mao mới có một nước Trung Quốc thống nhất và có chủ quyền, và có Đặng mới có cơm ăn áo mặc và thế siêu cường trước mắt. Người ta không thấy tượng của Đặng nhiều như tượng của Mao, nhưng Đặng có một chỗ trong lòng mọi người. Mao có lăng tẩm đồ sộ ở Bắc Kinh, có tượng đài tại mỗi thành phố, nhưng chỗ của Mao trong lòng dân rất ít.
Lăng to, huy hoàng, nằm giữa thủ đô ngay trên quảng trường Thiên An Môn, nhưng vẫn có một cái gì thô bạo hơn là lăng tẩm của các vì vua chúa các triều đại Trung Quốc. Trung Quốc tạm xếp bóng Mao sang một bên để di theo con đường cải cách kinh tế Người dân Trung Quốc (theo chính sách của Đặng Tiểu Bình) không hạ bệ Mao nhưng không tôn sùng Mao. Bà Đặng Dung (Deng Rong) con gái Đặng Tiểu Bình khi viết cuốn “Đặng Tiểu Bình và cuộc Cách Mạng Văn Hóa” (Deng Xiaoping and the Cultural Revolution - Foreign Languages Press – Beijing 2002 do Sidney Shapiro dịch ra Anh ngữ) đã nhắc đến Mao là “Mao” một cách trống rỗng. Cách xưng hô trong cuốn sách cho thấy cái nhìn của chính quyền hay của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Mao. Mao không còn là thần tượng.
Tuy vậy người ta không thể chối bỏ Mao, vì công khai chối bỏ Mao là chối bỏ tính chính thống của đảng Cộng sản Trung Quốc. Công thức mới Chính sách của Đặng Tiểu Bình đã giúp cho đời sống chính trị của Trung Quốc ổn định để theo đuổi mục tiêu trở thành siêu cường. Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc không để cho nhóm thân Mao trở thành một lực lượng chính trị có khả năng tranh chấp quyền lãnh đạo với tập thể lãnh đạo hậu Mao. Đặng Tiểu Bình đoán biết việc tranh chấp quyền lãnh đạo thường xẩy ra khi Bắc Kinh thay đổi lãnh đạo, nên ông đã căn dặn Giang Trạch Dân, người kế nghiệp ông sắp xếp chuẩn bị cho Hồ Cẩm Đào kế thừa.
Và công thức kế thừa có bài bản đó đã được Hồ Cẩm Đào dùng để chuẩn bị cho Tập Cận Bình thay thế ông. Nhóm lãnh đạo Hồ Cẩm Đào cũng đã bố trí Lý Khắc Cường có khuynh hướng dân sinh của Mao bên cạnh Tập Cận Bình để làm yên lòng khuynh hướng thân Mao. Sự đồng thuận nội bộ đảng là vậy. Nhưng không khỏi có đảng viên cao cấp lợi dụng bóng ma của Mao Trạch Đông để tạo quyền hành. Một trong những người đó là Bạc Hy Lai. "Giới lãnh đạo Trung Quốc không để cho nhóm thân Mao trở thành một lực lượng chính trị có khả năng tranh chấp quyền lãnh đạo với tập thể lãnh đạo hậu Mao." Bạc là một Ủy viên Bộ chính trị. Năm 1993 Bạc làm Thị trưởng Dalian trong tỉnh Liaoning, và năm 2007 được cử làm Thị trưởng thành phố Trùng Khánh, một thành phố lớn có 32 triệu dân thuộc tỉnh Tứ xuyên.
Ông Bạc Hy Lai có kế hoạch biến Trùng Khánh thành một căn cứ địa của nhóm thân Mao. Ông tìm cách thanh lọc thành phần chống Mao qua chính sách diệt trừ băng đảng trong thành phố và làm sống dậy các bài ca “Đỏ” thịnh hành trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Bạc Hy Lai muốn dùng Trùng Khánh làm bàn đạp để vận động chân Ủy viên Thường Trực Bộ chính trị vào dịp đại hội thứ 18 tháng 10 năm nay. Trong năm qua (2011), khuynh hướng thân Mao tích cực xây dựng thế lực và trở nên bạo dạn hơn.
Tháng 5/2011 giáo sư Mao Yushi Viện trưởng Viện Kinh tế Unirule tại Bắc Kinh (Beijing's Unirule Institute of Economics) viết một bài điểm cuốn sách “The Fall of the Red Sun” đăng trên mạng của Xin Ziling (một cán bộ đã nghỉ hưu của Đại học Quốc Phòng Trung Quốc – China’s National Defense University) tán đồng quan điểm phê bình Mao Trạch Đông của Xin Ziling. Ông đã bị phong trào Maoist cho ông phỉ báng Mao Trạch Đông và chính thức gởi thư lên Bộ Nội Vụ yêu cầu đưa giáo sư Mao Yushi ra tòa (theo Global Times ngày 25/5/2011). Các chỉ dẫn cho thấy Bạc Hy Lai ở sau lưng của phong trào tố cáo này. Và lãnh đạo tại Bắc Kinh thấy rằng Bạc Hy Lai đã đi quá giới hạn đồng thuận và cần có biện pháp ngăn ngừa.
Biến cố Trong khi đó tại Trùng Khánh, giám đốc công an Vương Lập Quân cánh tay phải của Bạc Hy Lai rơi vào một trường hợp khó xử. Trong khi điều tra chống tham nhũng và băng đảng ông ta nắm trong tay hồ sơ tham nhũng và lợi dụng quyền lực của thân nhân ông Bạc Hy Lai. Sau khi báo cáo cho Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân mất chức giám đốc công an, xuống làm Phó thị trưởng và bị điều tra ngược lại. Biết rõ cách làm việc thô bạo của Bạc Hy Lai, ông Vương Lập Quân cảm thấy tính mạng bị đe dọa.
Ngày 6 tháng Hai ông chạy về Thành Đô cách Trùng Khánh 336 km nơi có một tòa lãnh sự Hoa Kỳ để (theo tin đồn) xin tị nạn. Hoa Kỳ không chấp nhận, thông báo cho giới chức Bắc Kinh đến đón ông đưa về Bắc Kinh. Ông Vương Lập Quân đã ở trong tòa lãnh sự Mỹ 34 giờ đồng hồ. Cơ hội tốt đã đến, Bắc Kinh ra tay hành động. Sau phiên họp 10 ngày của Quốc hội, ngày 14/3 Trung Ương đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định cách chức ông Bạc Hy Lai và cử Phó Thủ tướng Trương Đức Giang một ủy viên Bộ chính trị đến thay thế. Bắc Kinh khéo léo cử Giang một người có khuynh hướng dân sinh thay Bạc Hy Lai để giúp cho sự chuyển đổi quyền lực chính trị tại Trùng Khánh không gây xáo trộn.
"Bóng ma của Mao đã được đồng thuận có một vị trí nhất định trong đời sống chính trị Trung quốc. Nay có người muốn xê dịch bóng ma về hướng có lợi cho mình thì nó cần được mang về vị trí cũ." Nếu trong cuộc họp báo ngày 14/3 bế mạc phiên họp Quốc hội, thủ tướng Ôn Gia Bảo nói úp mở rằng đảng cần cải tổ nếu không nạn Cách Mạng Văn Hóa có thể tái diễn cần được hiểu ông Ôn Gia Bảo muốn nói rằng “nếu không ra tay trấn dẹp khuynh hướng thân Mao một cách dứt khoát thì khi thành phần này nắm quyền chúng sẽ phát động một phong trào tương tự như Cách Mạng Văn Hóa để tiêu diệt người khác chính kiến như ý đồ của Mao Trạch Đông trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa 1966-1976”.
Dư luận báo chí quốc tế cũng đã mất nhiều bút mực vào ý nghĩa của bài nói chuyện của ông Tập Cận Bình tại trường Đảng tháng trước đó được phổ biến ngày 16 tháng Ba. Nhân gián tiếp cảnh báo với cán bộ cao cấp về biện pháp đảng sẽ dùng để chấn chỉnh tác phong và hành động của ông Bạc Hy Lai, ông Tập Cận Bình đã nói về sự băng hoại đạo đức của đảng viên và suy thoái tinh thần của đảng. Sự kêu gọi sự chấn chỉnh tác phong đảng viên chỉ là cách nói công thức. Tuy nhiên thời điểm công bố bài diễn văn làm cho dư luận suy diễn như một dấu hiệu đấu đá nội bộ. Thật ra toàn bộ vụ Bạc Hy Lai chỉ là “vấn đề vị trí” của bóng ma Mao Trạch Đông. Bóng ma của Mao đã được đồng thuận có một vị trí nhất định trong đời sống chính trị Trung quốc. Nay có người muốn xê dịch bóng ma về hướng có lợi cho mình thì nó cần được mang về vị trí cũ.
Việc cách chức ông Bạc Hy Lai chỉ là một điều chỉnh nhân sự như một cơn gió nhẹ thổi qua mặt hồ đang phẳng lặng. Nó không phải là một trận bão, hay nói cách khác không phải là dấu hiệu của một cuộc tranh chấp quyền hành có tính sắt máu như cuộc tranh chấp giữa Tứ Nhân Bang và nhóm Đặng Tiểu Bình sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976. Cơn gió thoảng đi qua, mặt hồ lại phẳng lặng. Việc chuyển quyền từ tay Hồ Cẩm Đào qua Tập Cận Bình sẽ diễn tiến như kịch bản được dự kiến. Phần ông Bạc Hy Lai nếu không bị đưa ra tòa, tước đảng tịch thì cũng khó giữ được chân Ủy viên Bộ chính trị ông đang giữ. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Hoa Kỳ.
Vừa trở về Mỹ sau chuyến thăm Trung Quốc, tham dự hội thảo “Triển vọng Quan hệ Mỹ - Trung” do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức tại Oasinhtơn, ông Boustany nói rằng sau khi trao đổi, mạn đàm với các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng, nhà nước và quân đội Trung Quốc, ông có ấn tượng rằng sự tự tin của họ đã bị giảm đi rất nhiều so với thời điểm cách đây hơn 1 năm và tỏ ra lo lắng trước rất nhiều vấn đề. Trước tiên là việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc sắp phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế không thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hơn 10%.
Năm 2011, lần đầu tiên kể từ khi trỗi dậy, Trung Quốc có thể sẽ chứng kiến tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức 8%, thậm chí là 7% và điều này khiến họ cảm thấy lúng túng. Kế đó là việc giới lãnh đạo cao cấp Trung Quốc tỏ ra rất lo lắng tới phong trào lật đổ các chính phủ độc tài ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông cũng như vai trò của Mỹ trong phong trào này.
Do sự truyền bá thông tin hiện đại rất nhanh và có muốn ngăn chặn cũng không được, nên nếu tình hình này tiếp tục phát triển, họ lo lắng tình hình Trung Quốc sẽ rơi vào mất kiểm soát trước khi diễn ra sự chuyển giao quyền lực giữa thế hệ lãnh đạo thứ 4 và thế hệ lãnh đạo thứ 5 vào năm 2012. Cùng đi với ông Boustany sang thăm Trung Quốc, đồng Chủ tịch tiểu ban vấn đề Mỹ-Trung thuộc Nhóm Công tác Trung Quốc, Hạ viện Mỹ Rick Larsen bổ sung thêm rằng trong khi tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ hơn 10% trong 10 năm qua của Trung Quốc đã giúp nhiều người dân nước này thoát nghèo, nhưng cũng đã gây ra một số vấn đề. Ví dụ như kinh tế tăng trưởng dẫn tới lương tăng và lạm phát, thúc đẩy một lượng lớn người dân từ nông thôn kéo về thành phố, gây mất ổn định xã hội và làm các nhà lãnh đạo căng ra đối phó.
Ông Larsen cho rằng trong vài năm tới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải dồn sự quan tâm chú ý của mình tới tình hình trong nước chứ không phải là ở nước ngoài. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng thừa nhận thời đại kinh tế hướng đến xuất khẩu đã qua đi. Thách thức lớn mà họ đang phải đối mặt là làm thế nào để chuyển đổi mô hình kinh tế từ hướng tới xuất khẩu sang phát triển nhu cầu trong nước để thúc đẩy cân bằng kinh tế quốc nội.
Một vấn đề khác mà ông Larsen cho biết trong cuộc hội thảo là trong lúc gặp gỡ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhắc đi nhắc lại rằng họ kiên quyết phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, đồng thời cảnh cáo nếu Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc sẽ ngừng giao lưu quân sự với Mỹ. Tuy nhiên, ông Larsen cũng cho biết trong tiệc chiêu đãi của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Trần Bính Đức, tuy hai bên đều nói về vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng không khí bữa tiệc vẫn rất thoải mái và vui vẻ.
Sự khác biệt đã xảy ra vào sáng hôm sau khi Trần Bính Đức mời đoàn Mỹ ăn điểm tâm. Không khí trở nên nghiêm trang bởi chủ đề được đề cập tới là Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải). Phân tích ngữ khí của Trần Bính Đức, ông Larsen cho biết người ta có thể cảm nhận được rằng Trung Quốc rất bất mãn đối với việc Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông. Ông Larsen cho rằng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, vấn đề tiềm tàng ở Biển Đông sẽ nghiêm trọng hơn việc bán vũ khí cho Đài Loan. Theo Chilicity
Đinh Anh (gt)
http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-trung-quoc/1561-lanh-dao-trung-quoc-lo-ngai-tinh-hinh-sau-2012
BẠC HY LAI BỊ CÁCH CHỨC
Trung Quốc cách chức Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai
Tân Hoa xã ngày 15.3 đưa tin Trung Quốc đã cách thức Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai trong một diễn biến chính trị kịch tính nhất nước này trong nhiều năm qua.Chính trị gia 62 tuổi vốn là ứng cử viên nặng ký cho một vị trí trong Ban thường vụ Bộ chính trị, cơ quan lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc, khi quá trình chuyển tiếp quyền lực diễn ra vào cuối năm nay.Tuy nhiên, một vụ bê bối đã nổ ra vào tháng trước khi cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, người từng là cánh tay phải của ông Bạc Hy Lai, đến ở lại một ngày tại lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô trong lúc có nhiều tin đồn về việc ông này xin tị nạn tại Mỹ.
Ông Vương hiện đang bị nhà chức trách Trung Quốc điều tra.Ông Bạc Hy Lai tại phiên họp Quốc hội Trung Quốc hôm 9.3 - Ảnh: AFPBản tin của Tân Hoa xã cho biết Phó thủ tướng Trương Đức Giang sẽ kiêm chức bí thư thành ủy Trùng Khánh mà ông Bạc Hy Lai để lại.Hãng tin nhà nước Trung Quốc không đề cập đến việc ông Bạc có mất ghế trong Bộ Chính trị hiện tại hay không.Diễn biến này xảy ra một ngày sau khi Trung Quốc kết thúc khóa họp Quốc hội thường niên vào hôm qua. Sự vắng mặt của ông Bạc tại phiên bế mạc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi về tương lai chính trị của ông này, theo BBC.Trong bài phát biểu tại buổi họp báo bế mạc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cảnh báo các quan chức Trung Quốc phải “rút ra bài học” về vụ việc, một phát biểu được xem là lời khiển trách công khai hiếm hoi với một lãnh đạo cao cấp của đảng.Sau một thời gian im lặng kể từ khi vụ bê bối nổ ra, vào tuần trước, ông Bạc đã trả lời các câu hỏi của báo giới về trường hợp của ông Vương Lập Quân bên lề cuộc họp Quốc hội.Ông Bạc nói ông không thể tưởng tượng được ông Vương có thể tẩu thoát. “Tôi cảm thấy mình đã đặt lòng tin không đúng người”, ông Bạc thổ lộ.Đoàn phái đánh Thái tử đảng?Cập nhật: 02:41 GMT - thứ ba, 21 tháng 2, 2012Trong lúc Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình công du Hoa Kỳ, Ireland và chuẩn bị đến Thổ Nhĩ Kỳ, báo chí ngoài Trung Quốc không ngưng nhắc đến vụ cựu phó thị trưởng Vương Lập Quân của Trùng Khánh bị “ngã ngựa”.
http://huynhngocchenh.blogspot.ca/2012/03/au-noi-bo-trung-cong-no-ra-bac-hy-lai.html
RFA
2012-03-22
Trung Quốc hôm nay phản bác lời cáo buộc của Việt Nam, và tuyên bố việc chận bắt tàu đánh cá và giam giữ 21 ngư dân Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa là hợp pháp.
Hôm qua phát ngôn viên Lương Thanh Nghị của bộ ngoại giao Việt Nam phản đối Trung Quốc và đòi phải thả hết ngư dân Việt Nam, trả tàu đánh cá cho họ.
Việt Nam đồng thời xác định chủ quyền hợp pháp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại biển Đông.
Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay họp báo khẳng định Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi trên vùng Hoàng Sa, và không thể có sự tranh chấp nào trên khu vực này.
Họ Hồng nói ngư phủ Việt Nam bị bắt vì đã xâm phạm chủ quyền và lãnh hải của Trung Quốc, vì thế phản ứng của Trung Quốc là hợp lý và đúng luật.
Ông Hồng Lỗi còn nhắc nhở Việt Nam nên quản lý và giáo dục ngư dân của mình, đừng để họ xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải Trung Quốc nữa.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/china-says-arrest-of-vietnam-fishermen-lawful-03222012153808.html
RFA 21.03.2012
Trả lời phóng viên về phản ứng của VN trước việc 2 chiếc tàu đánh cá QNg 66101 TS và Qng 66074 TS bị Trung Quốc bắt giữ, ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao nêu rõ: “Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN.
Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân VN đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam”
Ngoài ra ông Nghị cũng cho biết, VN kiên quyết phản đối hành động này của TQ và yêu cầu phía TQ thả ngay và vô điều kiện ngư dân và các tàu cá nói trên cũng như chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân VN tại các vùng biển của VN.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-req-cn-release-21-fishermen-03212012154430.html
Đảo Hoàng Sa thuộc quần đảo Paracel Islands (tức Hoàng Sa theo tên gọi Việt Nam, Trung Quốc gọi là Tây Sa)
Việt Nam vào tối qua 21/03/2012 đã chính thức yêu cầu Trung Quốc thả ngay lập tức 21 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bắt gần Hoàng Sa hồi đầu tháng. Theo Hà Nội, Bắc Kinh đã « xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ». Vào sáng nay, 22/03, Trung Quốc cũng chính thức phản ứng, cho rằng những người này bị bắt đúng luật vì « đánh cá bất hợp pháp » trong vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Như tin chúng tôi đã loan hôm qua, các quan chức địa phương tỉnh Quảng Ngãi vừa xác nhận vụ 21 ngư dân và 2 tàu cá Việt Nam (số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS) đã bị Trung Quốc bắt giữ từ ngày 03/03 khi đang hoạt động tại vùng quần đảo Hoàng Sa.
Trong một thông cáo công bố hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối và yêu cầu chính quyền Trung Quốc : « Thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam ».
Ông Lương Thanh Nghị đồng thời nhấn mạnh trở lại chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (vốn đã bị Trung Quốc dùng võ lực chiếm đóng từ năm 1974) : « Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ».
Theo ông Nghị, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc để khẳng định lập trường của Việt Nam và « đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam. »
Phản ứng của Bắc Kinh rất tức thời. Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm nay đã chính thức xác nhận vụ bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam gần Hoàng Sa, nhưng cho rằng những người này phạm tội đánh bắt cá trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tố cáo : « Gần đây, hơn 100 tàu Việt Nam đã đi vào khu vực quần đảo Hoàng Sa để đánh bắt cá bất hợp pháp. Vì không xua đuổi được các chiếc tàu này, các cơ quan hữu trách của Trung Quốc đã điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật vụ tàu Việt Nam với 21 ngư dân ».
Chủ quyền tại vùng Biển Đông hiện có 6 bên tranh chấp : Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Theo hãng Reuters, trong số này, Trung Quốc là bên đòi hỏi nhiều diện tích nhất, ước tính khoảng 1,7 triệu km2, trong đó có toàn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120322-trung-quoc-bat-ngu-dan-viet-nam-ha-noi-va-bac-kinh-khau-chien
Định Nguyên, thông tín viên RFA
2012-03-20
Báo Thanh Niên cùng một số đơn vị phối hợp dự định tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân những chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma vào ngày 14/3 vừa qua tại Cam Ranh, Khánh Hòa, nhưng bị hủy vào giờ chót.
Ai cấm, vì sao cấm?
24 năm trôi qua, kể từ ngày xảy ra trận chiến ngày 14/3/1988, không có bất cứ một thông tin hay hoạt động tưởng nhớ chính thức về biến cố lịch sử này. Những người nằm xuống dường như đã bị quên hẳn, những người sống sót tự thân phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh hằng ngày mà không được sự hỗ trợ nào để được gọi là xứng đáng với chủ trương đền ơn đáp nghĩa mà Nhà Nước thường tuyên bố.
6 giờ sáng ngày 14/3/1988 Hải Quân Trung quốc tung hỏa lực tấn công cùng lúc 3 đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam: Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Một cuộc chiến không cân sức, mà thế yếu thuộc về Việt Nam, diễn ra trong hai ngày. Đến ngày 16/3/1988 thì Trung Quốc chiếm được đảo Gạc Ma và giữ cho đến nay. Kết quả cuối cùng, Hải Quân Việt Nam hy sinh 64 chiến sỹ và 3 tàu vận tải tác chiến.
Người dân Việt Nam biết nhiều về trận chiến Trường Sa 1988, mà trong tài liệu Hải Quân thì gọi là CQ-88 (Chủ Quyền-88), là do đoạn video clip mà phía Trung quốc tung lên youtube. Người dân chứng kiến hàng loạt đạn đại pháo nã vào người lính Việt Nam đang can trường bám đảo. Họ như nghe vang lạị câu nói hào hùng của Thiếu úy Trần Văn Phương: “Thà hy sinh chứ không để mất đảo. Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo.” Thiếu úy Trần Văn Phương là người hy sinh đầu tiên trong trận chiến khi trong tay quyết giữ chặt lá cờ Việt Nam.
Một phần tư thế kỷ trôi qua các anh vẫn nằm hoang lạnh dưới đáy biển. Việc đưa các anh về đất liền để hương khói không phải là khó. Nhưng vì lý do nào đó chính quyền vẫn không vận động hoặc yêu cầu chính phủ Trung Quốc đừng làm khó trong chuyện quy tập các anh về.
Tất nhiên là không hề nói nhưng ai cũng biết là chắc cái sự ngại ngần với Trung Quốc về quan hệ thế thôi chứ đâu có chuyện gì khác nữa!
Nhà báo Thanh Thảo
Chính quyền viện dẫn lý do nhạy cảm để không vinh danh các anh đã đành. Những tổ chức khác muốn đền ơn đáp nghĩa các anh cũng không thực hiện được. Trước ngày 14/3 vài tháng, báo Thanh Niên (văn phòng đại diện tại Nha Trang), phối hợp với báo Nông Thôn Ngày Nay, Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh ngành dầu khí dự định tổ chức vinh danh, tri ân các anh và trao tặng quà cho một số gia đình liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến Trường Sa đúng vào ngày 14/3/2012. Buổi lễ sẽ được tổ chức tại trụ sở của Vùng 4 Hải Quân, Cam Ranh. Kế hoạch được sự đồng tình và hoan nghênh của Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
Các đơn vị ráo riết tổ chức, liên hệ các gia đình liệt sỹ, phát thư mời, lo việc đưa đón. Mọi việc hoàn tất chờ ngày 14/3. Những gia đình liệt sĩ khi biết được tin này hết sức vui mừng và rất mong đến ngày lễ đầy tình nghĩa ấm cúng này. Còn cách đúng 3 ngày, vào ngày 11/3, ban tổ chức nhận được lệnh “trên” yêu cầu hủy cuộc gặp mặt. Tin như sét đánh. Không thực hiện được buổi lễ vinh danh, đền ơn này, ngoài chi phí đã bỏ ra, điều cay đắng nhất là ban tổ chức sẽ gánh một oan tội là lừa phỉnh gia đình liệt sỹ; về phía gia đình liệt sỹ họ cảm thấy nhục nhã khi chồng con họ hy sinh cho đất nước mà họ vừa bị bỏ rơi vừa bị lường gạt.
Một nhà báo đi liên hệ mời các gia đình liệt sỹ Gạc Ma đã cay đắng nói với blogger Mai Thanh Hải rằng: “"Anh trở thành người đi phỉnh (lừa) các mẹ Liệt sĩ" và chán nản: "Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức. Khóc anh em hy sinh cũng không được phép khóc!" Blogger Mai Thanh Hải cũng chán nản đặt câu hỏi “Tổ quốc có bao giờ Hèn như thế này không?”
Cái lệnh cấm quái ác này đến từ đâu, từ cấp nào, của ai thì không ai được biết và cũng không có lý do. Nhà thơ Bùi Minh Quốc khi nghe được thông tin này đã viết thư ngỏ, đăng trên blog Nguyễn Tường Thụy, gởi các nhà lãnh đạo đất nước từ Quốc Hội, chính phủ, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư đến tất cả những nhà lão thành cách mạng, ông viết: “Tôi tha thiết đề nghị các cấp lãnh đạo cùng tất cả những ai còn nặng lòng với dòng máu của các liệt sĩ đã đổ ra cho đất nước này hãy dành ra một phút đọc bản tin dưới đây: Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chận (công bố trên trang mạng BASÀM) và cùng nhau giải đáp câu hỏi "Một hành động như thế này được gọi là lãnh đạo ư?”
Người lính bị lãng quên
Đến như Báo Thanh Niên là một tờ báo lớn và có uy tín ở Việt Nam, là đơn vị nòng cốt đồng tổ chức buổi lễ vinh danh này, sau khi bị ngăn chận đến nay cũng không đưa ra được vì lý do nào cấm, cấp nào ra lệnh cấm để dư luận tỏ tường. Cũng có thể báo Thanh Niên họ biết cấp nào đó, ai đó ra lệnh và lý do cấm nhưng không thể nêu ra. Chúng tôi trao đổi với ông Thanh Thảo, phóng viên của báo Thanh Niên, ông cũng không biết gì ngoài cái lệnh của “trên” hủy bỏ cuộc gặp mặt. Nhà báo Thanh Thảo cho biết:“Thực ra lý do gì thì cũng không ai nói thành ra không biết được. Nhưng tôi biết cái việc chuẩn bị buổi lễ kỷ niệm mời tất cả những bà mẹ và vợ của các liệt sĩ đã gởi giấy mời xong và tổ chức tại Khánh Hòa. Đến phút cuối cùng thì được lệnh ở trên không cho. Lệnh ở đâu không biết chỉ nói là ở trên còn lý do thì không hề nói. Tất nhiên là không hề nói nhưng ai cũng biết là chắc cái sự ngại ngần gì với Trung Quốc về quan hệ thế thôi chứ đâu có chuyện gì khác nữa! Việc tổ chức anh em làm rất kỹ, rất tốt, chu đáo và rất hết sức kềm chế chứ không làm gì quá đáng nhưng cuối cùng cũng không được.”
Không cấp, không người, không lý do. Không cho là không được làm. Tất cả là bóng tối. Người dân nhìn cách hành xử này giống hoạt động của xã hội đen, khi cần thanh toán đối tượng nào là đối tượng đó phải chết. “Lệnh trên”, dĩ nhiên là phải có lệnh, nhưng “trên” là “trên” tới đâu thì không được chỉ, và dư luận cũng đoán mò là nếu trên Hà Nội nữa thì thật là bất hạnh cho dân tộc.
Người lính Trường Sa – Gạc Ma bị lãng quên nhưng họ không quên họ và đồng đội. Hằng năm đến ngày 14/3 những cựu binh còn sống tự âm thầm tìm đến nhau, làm bữa giỗ cho những người đã hy sinh và động viên an ủi nhau, những người may mắn sống sót. Những hoạt động như vậy ngoài khuôn khổ của Nhà Nước, thường tổ chức tại tư gia của cựu binh nào có điều kiện. Anh Dũng, một cựu binh Trường Sa nhà ở Khánh Hòa cho chúng tôi biết như sau:
“Lính đảo Trường Sa năm nào cũng tổ chức họp mặt và anh em ngồi lại với nhau để ôn lại những kỷ niệm vui buồn. Cái này anh em nhớ lại ngày đó anh em tự tổ chức, anh em tự sinh hoạt tự giúp đỡ cho nhau trong khốn khổ vậy thôi và trong anh em không hà.”
Lính đảo Trường Sa năm nào cũng tổ chức họp mặt và anh em ngồi lại với nhau để ôn lại những kỷ niệm vui buồn. Anh em tự tổ chức giúp đỡ cho nhau trong khốn khổ vậy thôi!
Anh Dũng, cựu binh Trường Sa
Việc hỗ trợ cho gia đình những đồng đội đã nằm xuống, họ không biết về phía Nhà Nước làm gì vì đó là chuyện của Nhà Nước, riêng hội của anh vẫn thực hiện nghĩa tình của những cựu chiến binh may mắn sống sót. Anh nói:
“Bên Nhà Nước có tổ chức thì là chuyện của Nhà Nước, bên hội của Dũng, anh em nào đã nằm xuống thì tới ngày họp mặt đó hội tổ chức đi thăm gia đình của những anh em đã nằm xuống.”
Như vậy trong số phận bạc bẽo của các anh cũng còn chút an ủi phần nào nhờ vào tấm lòng những đồng đội cũ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bhind-prohibit-gratef-gma-dn-03202012115501.html
VẠN MỘC CƯ SĨ
bình luận
Tàu Trung Quốc lại bắt tàu đánh cá Việt Nam. Việt Nam do phát ngôn viên trước là bà Phương Nga nay thì ông Lương Thanh Nghị cũng lên tiếng gọi rằng là. Chúng ta không tin Việt Cộng dám đánh Trung Cộng vì nay chúng lo làm giàu, tội chi mà đấm đá cho mệt. Đầu hàng Tàu, cúi đầu làm nô lệ thì còn được gặm xương, còn chiến đấu thì chắc chết.
Sở dĩ chúng ta không tin vào các đấng anh hùng và trí tuệ Việt Cộng là vì bọn chúng có những hành động trái lẽ:
-Chúng bắt Việt Khang và các người biểu tình chống Trung Cộng.
-Chúng ra sức cướp đất, cướp nhà nhân dân để bán cho Tàu cộng.
-Chúng đàn áp những nhà tranh đấu, nhất là những người yêu nước chống Trung cộng. đòi độc lập và dân chủ.
- Việt cộng vẫn cấm chiếu phim Hoàng Sa http://www.youtube.com/watch?v=XST8HZ5_1pc
-Việt Cộng tấn công Thái Hà Video: Công an, xe ủi đất tiến vào Nhà thờ Thái Hà
-Việt cộng cấm đồng bào ngày 21-3 đi thăm chiến sĩ đã chết ở Garma http://tintuchangngay.info/2012/03/21/ai-d%E1%BB%A9ng-sau-v%E1%BB%A5-c%E1%BA%A5m-bao-thanh-nien-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-tri-an-chi%E1%BA%BFn-si/
Chúng nó can đảm thì sao không ra bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa mà đem mấy ông sư ra đây?Ngày xưa cộng sản nói công nhân là lực lượng tiên tiến tiên phong nay sư sãi với chuông mõ mà thành ra giai cấp lãnh đạo ư? Đúng là ăn thì đi trước, lội nước đi sau. Chúng đem sư sãi làm bia đỡ đạn còn chúng ở nhà lo cướp đất, cướp tài sản nhân dân để làm giàu!
No comments:
Post a Comment