EM CHỢT
ĐẾN
Sơn Trung
Tôi đang thong thả dạo bước trong Laurent Center thì tôi bỗng đứng sững lại trước một bích chương quảng cáo rất lớn dán trước cửa hàng The Bay. Tấm hình quảng cáo này chụp hình một thiếu nữ rất đẹp, rất sống động, nửa Á, nửa Âu. Trông nàng rất giống Thanh Hương, người bạn năm xưa của tôi. Tôi đứng ngắm nàng gần nửa giờ đồng hồ, mà lòng bỗng dâng lên bao cảm xúc mạnh mẽ như những đợt sóng cuồn cuộn ngoài biển khơi lúc bão tố.
Năm ấy, tôi là sinh viên Đại học năm thứ nhất, mùa hè tôi thường đi chơi khắp nơi với bạn bè, la cà suốt ngày, từ nhà nọ đến nhà kia. Trong cuộc giang hồ vặt đó, một hôm anh bạn sinh viên vốn là anh họ của nàng đã dẫn tôi đến chơi nhà nàng tại khu Chí Hòa, và nói rằng nàng có rất nhiều bạn trai. Từ đó tôi quen nàng, thỉnh thoảng tôi đến thăm nàng, và hai chúng tôi nói chuyện trên trời dưới đất rất vui vẻ và nghiêm chỉnh. Nàng hơi thấp, dáng mập mạp, mạnh khỏe, da trắng, mũi hơi cao, đôi mắt nửa nâu nửa đen. Sau này ra ngoại quốc, tôi mới thấy dáng dấp và thân hình của nàng rất giống với các thiếu nữ xứ Bắc Mỹ. Không biết mấy đời trước, gia đình nàng có ai kết hôn với người châu Âu hay không mà nàng lại có cái đẹp tây phương. Nàng người Huế, cha mẹ có nhà tận Nhà Bè, Gia Định. Một lần, anh bạn sinh viên của tôi đã dẫn tôi về Nhà Bè thăm nơi ẩn cư của thân phụ nàng, một vị cử nhân Hán học, đã làm viêc cho Nam triều, sau về hưu, lui về Nhà Bè ẩn dật. Nhà rất rộng rãi, không khí miền quê thoáng đảng, trồng nhiều loại rau và cây ăn trái. Trước sân và sau vườn có nhiều cây kiểng, uốn hình long, lân, quy, phượng rất tinh xảo. Lại có những hòn giả sơn, có đủ ngư, tiều, canh, mục, hươu, nai với những cây cầu nho nhỏ bắc qua khe,suối. Thân phụ của nàng tiếp tôi rất nồng hậu. Các chị em nàng cũng vui vẻ, họ làm bánh bèo, bánh nậm Huế đãi chúng tôi. Nàng lên ở nhà người anh vốn là một luật sư ở Sài gòn để đi học. Nàng học trường Marie Curie, thường mang đồ đầm rất lịch sự, quý phái, trẻ trung.
Nghe nói nàng có nhiều bạn trai cho nên tôi cũng có chút úy kị. Tôi không biết nàng đã có người yêu chưa cho nên dù thích nàng tôi cũng không dám đường đột.
Trong năm học, tôi bận học thi lại bận việc dạy học tư cho nên không có nhiều thì giờ vào việc du hí. Vài tháng tôi đến thăm nàng một lần, và tôi cũng không hề rủ nàng đi chơi. Những lúc tôi đến thăm nàng thì thường là chỉ có chúng tôi, anh nàng đi vắng thường xuyên. Dù nhà vắng, chúng tôi vẫn chuyện trò trong nếp gia phong nho giáo.
Một buổi trưa, tôi đang ngồi học thì nàng chợt đến. Đây là lần đầu tiên nàng chủ động đến thăm tôi. Nàng nói nàng được nghỉ học nên rủ tôi đi xem ciné. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi xem ciné với nhau. Chúng tôi ngồi bên nhau vui vẻ, thích thú. Đối với tôi nàng vẫn nghiêm nghị như các cô gái Huế. Nhưng dẫu sao buổi đi ciné hôm đó là một điềm tốt chứng tỏ nàng có cảm tình sâu đậm với tôi. Tôi lấy can đảm cầm tay nàng. Nàng vẫn yên lặng. Tôi ôm nàng, nàng cũng không phản đối. Nhưng khi tôi hôn lên môi nàng thì nàng từ chối mãnh liệt. Nàng ngồi một lát rồi bảo tôi nàng phải về kẻo ông anh rầy la. Tôi buồn bực cho nên không nói năng gì, mặc nàng ra về một mình. Từ đó, tôi không đến thăm nàng nữa. Sau này, tôi đi làm việc ở tỉnh xa, ít khi về Sàigon. Và từ ngày đó cho đến nay, tôi chưa hề gặp lại nàng một lần. Tôi không biếât một chút tin tức gì về nàng. Tôi không biết sau tết mậu thân (1968) cũng như sau cơn quốc biến, nàng và gia đình nàng đi về đâu.Tôi không biêt nàng đã lấy chồng hay chưa, nàng ở lại Việt Nam hay đã đi ra nước ngoài. Tấm hình trước cửa hàng The Bay dã đưa tôi trở về quá khứ. Tôi cảm thấy nổi lên một chút ân hận. Sau buổi đi ciné đó, nàng còn có cảm tình với tôi hay ghét tôi? Nếu sau đó, tôi trở lại thăm nàng thì việc gì sẽ xãy ra ? Nàng cự tuyệt tôi hay nàng chấp nhận tôi? Tôi nghĩ dẫu sao tôi cũng đã có lỗi với nàng, tôi đã làm nàng buồn, nàng giận. Nhất là hôm đó, vì tự ái, tôi đã không lịch sự đưa nàng về tận nhà.
Hình ảnh nàng luôn luôn xuấât hiện trước mắt tôi, và câu hỏi về nàng luôn luôn ám ảnh trong đầu óc tôi. Cho đến hôm tháng ba năm này, tôi sang tiểu bang California để dự một đám cưới trong gia đình thì trong đám cưới tôi bỗng nhiên gặp lại Hằng, và được xếp ngồi cạnh Hằng, người bạn của Thanh Hương mà năm xưa khi tôi đến thăm nàng và gặp Hằøng tại đó vài lần. Bọn sinh viên Sài gon chúng tôi ai cũng biết Hằøng vì nàng là một người đẹp của nhà sách Khai Trí thuở bấy giờ. Sau này nhà sách Khai Trí bị nhà nuớc tịch thu, một hôm dạo chơi đường Tự Do, lúc này đổi là Đồng Khởi, tôi thấy Hằng đứng bán hàng cho một cửa hàng quốc doanh. Thấy nàng, tôi không dám chào hỏi vì mới giải phóng ai cũng thận trọng, gặp người quen không dám chào hỏi. Lúc đó, phần đông dân ngụy đều thất nghiệp, không hiểu sao nàng lại được đứng bán hàng với các nữ đồng chí Bắc kỳ 75.
Gần ba mươi năm cách biệt, Hằng bây giò dã là một lão bà ngũ tuần, nhưng nhờ mỹ viện và biết cách giữ gìn thân thể cho nên dù lớn tuổi, khuôn mặt và thân hình của nàng vẫn không thay đổi mấy. Gặp nàng, tôi hỏi thăm sức khoẻ và hỏi luôn về Thanh Hương. Hằng cho biết Thanh Hương vốn là cán bộâ nội thành, nằm trong tổ chức vận động thanh thiếu niên. Anh nàng là một luật sư trẻ, hăng hái, là đệ tử thân thiết của Nguyễn Hữu Thọ. Nhà nàng là điểm liên lạc của mặt trận. Cả hai anh em nàng đã tham gia hoạt động từ lâu. Nàng thường tổ chức party, mừng sinh nhật cùng đám bạn trai nhảy múa là để che mắt cảnh sát, mật vụ những khi tổ chức này hội họp bí mật trên căn gác nhà nàng.
Sau tết mậu thân, tổ chức bị lộ, hai anh em nàng vào mật khu hoạt động. Anh nàng cũng như giáo sư Nguyễn Văn Kiết, Lữ Phương trở thành cánh tay mặt của Nguyễn Hữu Thọ, và đuợc nằm trong chính phủ của Mặt Trận Giải phóng miền Nam. Còn nàng khi trở về, trở thành cán bộ nòng cốt của thành phố Hồ Chí Minh. Nàng rất tốt với bạn bè. Nhờ Thanh Hương cấp gíấy chứng nhận là người có công với Mặtï Trận, đã cộng tác với Mặït Trận trong thời kỳ hoạt động bí mật, Hằng đuợc đảng và ban công quản thành phố cho đứng bán hàng tại một của hàng quốc doanh đường Đồng Khởi. Trước 1975, cộng sản miền Bắc hứa hẹn với đám Mặt Trận là họ sẽ tôn trọng quy chế miền Nam độc lập, trung lập với năm thành phần kinh tế. Nhưng sau khi chiếm Miền Nam hai năm, cộng sản lập tức trở mặt, giải tán Mặt Trận, quyết tâm thống nhất cả nước và đưa miền Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa. Đa số thành viên Mặt Trận bất mãn và phản đối trong đó có anh em Thanh Hương. Hai anh em nàng biết mình bị lường gạt cho nên cùng một số thành viên Mặt Trận tìm cách bỏ nước ra đi. Hai anh em nàng kín đáo tổ chức việc chôn dầu, mua bến bãi. Nhưng mọi hành động của anh em nàng đều không lọt cặp mắt theo dõi của công an thành. Họ không muốn bắt sống vì sợ mất uy tín đảng, họ muốn mượn biển cả giết hai anh em nàng một cách kín đáo. Họ chờ cho tàu của anh em nàng ra khơi một đoạn, rồi cho công an đuổi theo, xã súng bắn xối xả. Kết cuộc, con tàu chìm xuống biển sâu. Vài ngày sau, người ta tìm thấy xác của Thanh Hương và một vài người khác dạt vào Bãi sau Vũng Tàu, còn xác của anh nàng thì không biết trôi dạt nơi đâu hay đã được đảng thu vén gọn gàng và kín đáo để khỏi gây dư luận xôn xao trong quần chúng.
Nghe xong câu chuyện, tôi buồn rầu vô hạn . Tôi thương tiếc Thanh Hương thân ngọc nổi trôi trên biển cả. Tôi càng thêm thắc mắc. Không biết hồi đó nàng có cảm tình với tôi hay không hay tôi chỉ là đối tượng của Mặt Trận?
No comments:
Post a Comment