Sunday, September 2, 2012

ĐỖ THÁI NHIÊN * HOA YÊN BÁI



HOA YÊN BÁI
                                                                            Đỗ Thái Nhiên

            Ghi chú của Tòa Soạn: Nhân Tưởng Niệm Ngày Tang Yên Bái,
                17-6, Đối Lực xin trình bày dưới đây phần chủ yếu bài viết
                        về "HOA YÊN BÁI" của Đỗ Thái Nhiên.

Việt Nam Quốc Dân Đảng là một bộ phận của Trung Hoa Quốc Dân
Đảng, với tính lệ thuộc này, liệu chừng VNQĐD có khả năng bảo vệ
độc lập của Dân Tộc trong quan hệ ngoại giao giữa hai Dân Tộc Việt Hoa
hay không ?

Dư luận trên không phải là dư luận vô căn cứ : hai đảng Việt Nam QĐD và Trung Hoa QĐD có lối đặt tên Đảng đồng dạng với nhau về thuật ngữ cũng như về văn phạm. Hai Đảng có trao đổi nhau về ngoại giao cũng như về tư tưởng. Hai Đảng đều thường đề cao Tam Dân... Thế nhưng, nếu bằng ngần ấy yếu tố mà người ta vội kết luận Việt Nam Quốc Dân  Đảng là một bộ phận của Trung Hoa QĐD thì e rằng kết luận đó có thể lệch lạc. Muốn thấy rõ mối tương quan chính trị giữa VNQĐD và THQĐD, không gì hữu lý hơn là chúng ta hãy tìm về cội nguồn và toàn bộ hệ thống tư tưởng chỉ đạo trong hoạt động của Việt Quốc. Tư tưởng chỉ đạo đó hẳn nhiên là đã bắt nguồn từ nền tảng tư tưởng của hai nhân vật lãnh đạo nồng cốt của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

- Nhân vật thứ nhất là ông Nguyễn Thái Học. Nhà cách mạng này là Chủ Tịch và là sáng lập viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927. - Nhân vật thứ hai là cụ Phan Bội Châu. Nhà chí sĩ này đã có ý thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng từ trước năm 1927, thời bấy giờ cụ Phan còn sống lưu vong ở Trung Quốc. Ngày 2 tháng 10 năm 1928 cụ nhận lời vừa là Chủ Tịch Danh Dựï của Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa là Đảng Viên hoạt động của Đảng : Cụ xác nhận với ông Đặng Đình Diêu, đại diện của VNQĐD khi ông này được cụ tiếp kiến : "Tôi già yếu thật, nhưng nếu còn giúp ích được gì cho Tổ Quốc thì tôi xin hết sức phục tòng mệnh lệnh của anh em". Sau khi được cụ Phan nhận lời cộng tác, VNQĐD đã nhờ cụ thựïc hiện hai việc như sau :

- Một là nhờ cụ đứng ra đem oai quyền đạo đức mà thống nhất các đảng lại.
- Hai là nhờ cụ dùng uy tín ngoại giao của cụ để giúp đỡ cho VNQĐD. Cụ quen thân với các yếu nhân ngoại quốc như Khuyển Dưỡng Nghị, Cung Kỳ Di Tòn ở Nhật, và Tưởng Giới Thạch, Uông Tinh Vệ ở Tàụ (xin xem sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống tr. 35, 36 và sách Việt Nam Quốc Dân Đảng của Hoàng Văn Đào tr. 47, 48).

Bây giờ chúng ta hãy trở lại câu hỏi trọng yếu : Tư tưởng của hai nhà cách mạng Phan Bội Châu và Nguyễn Thái Học là gì?  Như mọi người đã biết : CụPhan đã cống hiến trọn vẹn đời sống của cụ cho độc lập Dân Tộc và cho đoàn kết toàn Dân. Câu nói "Bởi Dân, do Dân và vì Dân" đã bị người đời lạm dụng biến nó thành một sáo ngữ rỗng tuếch. Riêng cụ Phan đã diễn tả ý nghĩa của "Bởi Dân, do Dân và vì Dân" bằng chính đời sống của cụ, bằng mồ hôi trong lao tù và bằng nước mắt trước cảnh lầm than nhưng chia rẽ của đồng bào. Tâm tình cô nhiệt vừa kể của cụ đã biến thành câu nói mà hậu thế sẽ chẳng bao giờ quên : "Dân chẳng Duy Tâm, Dân chẳng Duy Vật, Dân chỉ Duy Dân". Một cách ngắn gọn, người ta có thể kết luận : Tư tưởng của cụ Phan Bội Châu là tư tưởng Duy Dân. Tư tưởng căn bản của Nguyễn Thái Học là tư tưởng thành nhân. Mặt khác, Nhân là Người mà Dân cũng là Người. Do đó, tư tưởng của VNQĐD là tư tưởng lấy con Người làm gốc cho đời Người, lấy Người làm chuẩn cho mọi công cuộc xây dựïng đời Người, và lấy Người làm đối tượng tối cao mà đời người phải phục vu.. Nói cách khác, Người là điểm giao thoa giữa nhân và dân, Người là tiền đề triết học trong tư tưởng Việt Quốc. Tiền đề triết học của một hệ thống tư tưởng vừa kể là điểm xuất phát trọng yếu, vừa là kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống tư tưởng đó. Một hệ thống triết học toàn vẹn bao giờ cũng gồm ba phần chủ yếu : bản thể luận, nhận thức luận và phương pháp luận. Hẳn nhiên cả ba phần này thường hằng bám sát thựïc tại, lấy điểm thựïc tại làm điểm chuẩn duy nhất cho chân lý. Đặc biệt bản thể luận, còn gọi là tiền đề triết học, là tim óc của hệ thống tư tưởng. Bản thể luận là phép lý luận có chủ đích mô tả và xác định bản chất đích thựïc của một tư duy. Khởi hành từ bản thể luận, người ta sẽ lần lượt khám phá ra mọi mối liên hệ xoay chiều và đa phương giữa bản thể và những khách thể chung quanh, đó là nội dung cốt lõi của nhận thức luận. Nhận thức luận của một hệ tư tưởng mang tính khoa học bao giờ cũng được diễn đạt bằng một số qui luật triết học, những qui luật này vừa chặt chẽ vừa uyển chuyển. Chặt chẽ để tránh tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược, làm giảm sức mạnh cách mạng xã hội. Uyển chuyển để tránh xa rời thựïc tại. Xa rời thựïc tại là hố đào thải của mọi loại tư tưởng. Có được bản thể luận, có được nhận thức luận, mạch tư
tưởng sẽ đẩy người ta đến câu hỏi : Làm thế nào để mang bản thể đó, nhận thức đó vào thựïc tiễn Xã Hội ? Trả lời câu hỏi này, người ta sẽ có được phương pháp luận. Những điều trình bày cho thấy : bản thể luận, nhận thức luận và phương pháp luận là ba mặt không tách rời của khoa lý luận. Chính tính thống nhất vừa nói của khoa lý luận đã giúp cho chúng ta chỉ cần căn cứ vào tiền đề triết học (bản thể luận) của một hệ thống tư tưởng để có thể phân định sựï khác biệt của hệ thống này và hệ thống khác. Dựïa vào luận cứ đó, so sánh tư tưởng của Trung Hoa QĐD và Việt Nam QĐD người ta thấy : Tôn Dật Tiên chọn DUY SINH làm tiền đề cho triết học của ông ta. Phan Bội Châu và Nguyễn Thái Học lại chọn CON NGƯỜI làm tiền đề : Con người Duy Dân và con người Thành Nhân. Tiền đề khác nhau kéo theo nhận thức luận và  phương pháp luận khác nhau.ï Điều này đã chứng minh một cách cụ thể nhất, chính xác nhất tính độc lập về mặt tư tưởng giữa Việt Nam QĐD và Trung Hoa QĐD. Điều này cũng đương nhiên phủ nhận một cách dứt khoát ý kiến cho rằng Việt Nam Quốc Dân Đảng là một bộ phận của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Trên chủ đề bình luận chung về những suy nghĩ đối với 71 năm sinh hoạt của VNQĐD, bài viết này không thể viết chi tiết tư tưởng Việt Quốc. Đề tài này sẽ được trình bày trong một bài viết khác.

Qua những phần trình bày ở trên, bài viết này đã nêu ra và đã lý giải các dư luận chủ yếu nhìn về Việt Quốc trong 71 năm qua. Mặc dầu đa số phần luận cứ của bài viết có tính biện minh cho Việt Quốc, tuy nhiên đàng sau những lời lẽ biện minh đó hiển nhiên độc giả đã có được những nhận thức đối với hai sựï thựïc :
- Sựï thựïc một : Việt Nam Quốc Dân Đảng vốn là một Đảng lấy quyền  lợi Dân Tộc làm tư tưởng dẫn đạo, lấy sinh mạng của mỗi Đảng Viên trong đấu tranh cách mạng làm bảo đảm cho tôn chỉ hành động. Vì vậy cho tới ngày nay VNQĐD vẫn là một đảng cách mạng được đông đảo quần chúng tham dựï với tư cách Đảng Viên hoặc Cảm Tình Viên. Điều này đã mạnh mẽ minh chứng lòng nhiệt thành yêu nước là một trong những đức tính căn bản và truyền thống của người Việt.  - Sựï thựïc hai : phần vì những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của lịch sử, phần vì thiếu Cán Bộ Lãnh Đạo có tài năng, trong các thập niên qua VNQĐD đã chưa khắc phục được hai khó khăn :
a) Khó khăn về tư tưởng chỉ đạo : Mặc dầu Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và Chủ Tịch Phan Bội Châu đã đề ra tư tưởng chỉ đạo lấy CON NGƯỜI làm tiền đề. Tuy nhiên, tiền đề Người cần phải được chi tiết hóa và thích nghi hóa trong các hoàn cảnh đặc thù của lịch sử. Cách mạng chống Thựïc Dân, cách mạng chống Cộng, cách mạng chống các loại Việt gian và nhất là cách mạng chống chiêu bài Dân Tộc hiện nay của Cộng Sản khác nhau như thế nào về bản thể, về nhận thức và về phương pháp ? Câu hỏi này chưa được giới lãnh đạo VNQĐD giải đáp thỏa đáng, từ đó tư tưởng chỉ đạo là những lời nói chung chung, rất mơ hồ.

b- Khó khăn về tổ chức : tư duy là kim chỉ nam của hành động và ngược lại hành động giúp cho tư duy phong phú hơn, gắn bó với hiện tại hơn. Thế nên khi tư tưởng chỉ đạo (tư duy) bị ngưng trệ, vận hành của tổ chức Việt Quốc cũng trở nên ngưng trệ và phân tán, hành động cách mạng giảm hẳn hiệu lựïc, mặc dầu Việt Quốc có đông đủ Đảng Viên và trong lòng mỗi Đảng Viên bao giờ cũng hừng hựïc lửa ái quốc. Trên bình diện phân công phân nhiệm, giới Lãnh Đạo Đảng là thành phần chịu trách nhiệm chủ yếu đối với mọi công tác khó khăn mà Đảng gặp phải trên diễn trình cách mạng. Thế nhưng khó khăn càng lớn, nhu cầu hiệp lựïc để giải quyết khó khăn càng cao. Khó khăn về tư tưởng và về tổ chức hiện nay của Việt Quốc chỉ có thể được giải quyết hữu hiệu và nhanh chóng bởi thái độ góp ý, góp việc của toàn khối Đảng  Viên : từ cấp Lãnh Đạo đến tân Đảng Viên.

Viết về Hoa Yên Bái, bình luận về những dư luận chung quanh sinh hoạt của VNQĐD, phân tích và xác định những khó khăn hiện nay của Việt Quốc, bài viết có hàm ý chia sẻ với bạn đọc một số ước mong :
- Ước mong rằng : Chiến sĩ cách mạng Việt Quốc, trong tương lai gần đây, sẽ hoàn tất một cách ngoạn mục công tác tinh vi hóa, thựïc tại hóa và toàn diện hóa tư tưởng chỉ đạo của Đảng theo đúng chí hướng của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và Chủ Tịch Phan Bội Châu. Trên căn bản tư tưởng chỉ đạo vừa nói, toàn bộ Đảng Viên Việt Quốc sẽ trở thành một khối nhân lựïc bất khả phân hóa, sựï nghiệp cách mạng của Việt Quốc sẽ được thăng hoa với rất nhiều thành quả mới.
- Ước mong rằng : Trên thế giới của hồn sử, liệt sĩ Yên Bái cũng như quý vị liệt sĩ Việt Quốc trước và sau Yên Bái sẽ sớm có cơ hội chứng giám cuộc cách mạng do quý vị mở đường trước đây nay sẽ được những Đồng Chí thế hệ hiện tại đẩy mạnh bằng những việc làm cụ thể và dũng cảm dưới ánh sáng dẫn đường của tư tưởng chỉ đạo thống nhất.
- Ước mong rằng : Đồng bào trong và ngoài nước sẽ càng thấu hiểu con đường cách mạng của Việt Quốc, con đường này là sựï kết hợp tuyệt vời giữa lý luận khoa học và lòng yêu nước sắt son. Từ thông cảm, đồng bào sẽ chia gánh nặng với Việt Quốc trong nỗ lựïc loại bỏ chế độ Cộng Sản độc tài, xây dựïng một Việt Nam Tựï Do Dân Chủ đích thựïc. Đích thựïc có nghĩa là Tựï Do Dân Chủ phải được điều hướng bằng một hệ thống lý luận vừa chặt chẽ, vừa uyển chuyển, vừa bám sát thựïc tại, vừa không bối rối trước tương lai.

Chữ "ước mong" ở đây là chữ dùng theo quan điểm của bài viết. Tuy nhiên trên vị trí của những Đảng Viên Việt Quốc, các ước mong nói trên hiển nhiên là nghĩa vụ của VNQĐD. Nghĩa vụ càng gian khổ, hoa thắng lợi càng thắm tươi. Như vậy dòng tư tưởng của chúng ta đã đi từ ước mơ đến nghĩa vụ, và rồi chẳng bao lâu nữa Chiến Sĩ Việt Quốc biến nghĩa vụ thành hiện thựïc lịch sử.
Sau cùng, ước mơ của bài viết, nghĩa vụ của Việt Quốc, hiện thựïc của lịch sử là ba nén hương vô cùng nồng ấm mà VNQĐD xin được cùng Đồng Bào trang trọng cắm lên bàn thờ Yên Bái nhân kỷ niệm ngày tang 17 tháng 6, ngày HOA MÁU nở rộ trên sử Việt. Kính xin quý Đồng Chí Liệt Sĩ chuẩn nhận nơi đây lòng tôn kính tuyệt đối của VNQĐD thế he hiện tại.

No comments: