Thursday, September 6, 2012

GS. VŨ QUỐC THÚC * ĐỘC TÀI

Một thủ đoạn quen thuộc
của các chế độ độc tài

Vũ Quốc Thúc

Trong một bài xã luận trước đây ( "Lợi khí tự do truyền thông trong công cuộc giải phóng đất nước" , xem Đối Lực số 72 tháng 5 /2004 ) chúng tôi đã chứng minh là Đảng Cộng Sản Việt Nam dùng chính sách ngu dân để duy trì quyền toàn trị không những đối với quảng đại quần chúng ngoài Đảng mà ngay cả đối với các đảng viên cơ sở . Chính sách ngu dân luôn luôn đi kèm việc bảo thủ triệt để những truyền thống và tín ngưỡng lỗi thời . Đây không phải là một điều mới mẻ . Chính sách này đã từng được nhà cầm quyền thuộc địa Pháp áp dụng ở nước ta trong suốt thời Pháp Thuộc .
Nhân dịp tham khảo tài liệu để biên soạn cuốn luận án tiến sĩ về định chế làng xã Việt Nam ( Paris -1950 ) , có một khám phá đã khiến chúng tôi vô cùng sửng sốt : đó là nhân số cực kỳ ít ỏi của kiều dân Pháp thường trú ở Đông Dương ( gồm cả ba vùng Nam Kỳ , Trung Kỳ , Bắc Kỳ và hai nước Lào , Cam Bốt ) trong suốt thời kỳ từ 1887 ( năm thành lập Liên Hiệp Đông Pháp ) tới 1939 ( năm khởi sự Thế Chiến 2 ) . Theo một cuộc kiểm tra thực hiện năm 1937 thì tổng số người Âu và đồng hóa ( Européens et assimilés ) , trong đó dĩ nhiên kiều dân Pháp là đại đa số , chỉ có 42.345 người chia ra như sau :
Khu vực nông lâm : 705 người
Khu vực hầm mỏ và kỹ nghệ 1.172
Giao thông , vận tải 419
Thương mại 1.517
Ngân hàng & bảo hiểm 249
Nghề tự do 1.795
Quân đội và hàng hải 10.779
Công chức 3.873
Không nghề nghiệp
( đàn bà & trẻ em ) 21.836
Nếu chỉ xét hai hạng người tham gia tích cực vào sự điều hành bộ máy phòng thủ và hành chính ( quân đội + công chức) , ta thấy nhà cầm quyền thuộc địa Pháp chỉ cần 15.652 người Pháp và đồng hóa mà cai trị được một khối nhân dân khoảng 25 triệu người trên một lãnh thổ rộng gần 800.000 ki lô mét vuông . Hiệu quả của chính sách đô hộ thời Pháp thuộc như vậy là một sự thật không thể chối cãi .Tuy nhiên ta cũng cần nhận định : đây chẳng phải là một sự kiện đặc biệt , chỉ thấy ở Đông Dương mà thôi . Nếu xét Ấn Độ chẳng hạn , kiều dân Anh cũng chỉ là một dúm người so với tổng số dân bản địa : ấy thế mà Anh quốc đã ngự trị Ấn Độ "một cách êm thấm" trong hàng thế kỷ ! Câu hỏi đương nhiên đặt ra : các đế quốc Anh , Pháp đã dùng bí quyết gì để thực hiện và duy trì quyền đô hộ của họ ? Đây không phải chỉ là một đề tài có tính cách khêu gợi sự hiếu kỳ của các người khảo sử : Theo đúng câu "ôn cố tri tân" bài học kinh nghiệm thời Pháp Thuộc có thể giúp ta tìm hiểu các sự kiện đương thời để hành động hợp lý . Trong bài này , chúng tôi chỉ phân tích trường hợp Việt Nam mà thôi vì đó là nơi mà quý vị độc giả cũng như chúng tôi biết rõ hơn cả .
Bí quyết thứ nhất : Duy trì cấu trúc xã hội và hành chính sẵn có để biến nó thành một lợi khí của nền đô hộ Pháp .
Cấu trúc xã hội và hành chính cổ truyền ở nước ta , nếu xét tổng quát và đơn giản hóa , có thể coi là được tạo dựng trên một cái "sườn" gồm ba định chế : định chế làng xã , định chế quân chủ và định chế quan lại .
Đối với người dân , làng xã là tập thể chủ yếu vì đó là nơi hàng ngày người ta sinh sống : đại đa số dân Việt , trước thời Pháp thuộc , ít khi sống xa sinh quán : nếu phải cầu thực nơi tha phương thì đến lúc nghỉ hưu , người ta cũng cố gắng trở vê làng cũ , để được gần bà con và mồ mả ông cha . Chính vì thế mà ai nấy , dù trở nên giầu có hay đạt được một địa vị cao sang trong xã hội , vẫn tha thiết kiếm được một ít vườn ruộng trong làng mình , tha thiết chiếm được một ngôi thứ trong cộng đồng làng xã , nếu không được làm Tiên chỉ , Thứ chỉ thì ít nhất cũng làm kỳ mục , quan viên .. để khỏi bị lép vế mỗi khi đình đám . "Đầu óc làng xã" này có một hậu quả tích cực là người dân tha thiết bảo vệ xóm làng , luôn luôn đặt nặng tình đồng hương , ý thức sâu sắc nghĩa liên đới giữa gia đình mình và "bà con lối xóm" .. nhưng nó cũng có một hậu quả tiêu cực là quảng đại thôn dân không chú trọng đúng mức tới những yêu cầu của cộng đồng khi những yêu cầu này vượt khỏi giới hạn làng mình , tổng mình hay quận huyện mình . Câu " phép vua thua lệ làng" cũng như câu "quan có cần nhưng dân không vội , nếu quan vội quan lội quan đi" nói lên tất cả sự tai hại của nhỡn quan làng xã chật hẹp ấy . Kẻ viết bài này chợt nhớ lại lời phê bình của một cựu cai trị viên Pháp : "Nước An Nam chỉ là một liên bang do các làng xã họp lại" . Nhược điểm của nước ta chính là ở chỗ đó : Nhà cầm quyền Pháp chỉ cần giữ nguyên tổ chức làng xã sẵn có, không đụng tới "chính quyền" xã với ban kỳ mục hiện hữu , hương ước hiện hữu , các hương chức hiện hữu .. với điều kiện là chính quyền đó quy phục thượng cấp , không chống đối nền đô hộ Pháp và cũng không chứa chấp các phần tử phản loạn . Như vậy , Pháp chỉ cần nắm một số địa điểm chiến lược , kiểm soát các trục lộ giao thông quan trọng , đặt cơ sở hành chính ở các tỉnh lỵ , huyện lỵ .. là có thể cai trị dễ dàng toàn lãnh thổ và cư dân . Ngay ở Nam Kỳ - nơi theo quy chế thuộc địa , nghĩa là Pháp có quyền trực trị - Pháp cũng không hề cải tổ làng xã theo kiểu mẫu các thị xã Pháp : tổ chức làng xã Nam Kỳ cũng tương tự như ở Trung và Bắc Kỳ , chỉ có danh xưng của các hương chức được sửa đổi mà thôi ( thì dụ : Hương Cả thay vì Tiên Chỉ ).
Trên bình diện toàn quốc , nhà cầm quyền Pháp cũng không hề đụng tới định chế quân chủ của ta : Nguyễn Triều vẫn tiếp tục trị vì nhưng viên Khâm Sứ Pháp đặt cạnh triều đình Huế được lệnh xử sự như một Phụ Chính đại thần , quyết định mọi việc quốc sự thay cho Nhà vua . Những vị vua nào có xu hướng tự quyết lập tức bị loại trừ , bị truất phế , bị lưu đầy khỏi Việt Nam , có vị còn bị thủ tiêu nữa . Nhưng đối với nhân dân ở Trung và Bắc Kỳ thì triều đình vẫn còn đó , vua vẫn tiếp tục ban cấp phẩm hàm , tiếp tục "phong thần" cho các vị thần hoàng ở làng xã : do đó , mọi sự đau khổ , dân đều quy lỗi cho nhà vua , tin là vì vua "bạc đức" nên dân mới bị tai họa . Còn trái lại , nếu được mùa , mọi người no ấm , đời sống yên ổn .. ai nấy đều hài lòng : mấy ai nghĩ tới chuyện tranh đấu chính trị ? ngoại trừ những nhà ái quốc luôn luôn ấp ủ hoài bão giải phóng quê hương ! Nhưng những vị này , nếu không bị tù đầy thì đều lưu vong ở hải ngoại . Rút cục : với một số rất nhỏ quân lính và cai trị viên , Pháp đã đô hộ ta trong mấy chục năm liền từ thập niên 1880 cho tới cuộc đảo chính Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945 .
Còn về định chế quan lại , khỏi cần nói là Pháp đã giữ nguyên vẹn cách tổ chức cũ của ta : ở trung ương ( Huế) thì vẫn có 6 Bộ Thượng Thư ( bộ Lại , bộ Binh , bộ Hình , bộ Hộ , bộ Công và bộ Lễ ) nhưng mỗi khi họp bàn quốc sự đều có sự hiện diện của viên Khâm Sứ Pháp, Ở các tỉnh vẫn có các chức Tổng Đốc , Tuần Phù , Bố chính , Án Sát , Tri Phủ , Tri Huyện , Tri Châu : Nhưng họ chỉ là những kẻ thừa hành , dưới sự giám sát chặt chẽ của các viên Công Sứ . Tai hại hơn nữa là Pháp vẫn duy trì chế độ lương bổng cũ : các quan chức chỉ được trả một số lương rẻ mạt ; để "cung thượng tiếp hạ" , họ bắt buộc phải trông mong vào những lễ vật do nhân dân hiến biếu trong các dịp giỗ tết hay mỗi khi có việc . Phong tục nước ta thời xưa không coi việc nhận lễ là tham nhũng vì các quan , đại diện Nhà vua , được tôn kính như " phụ mẫu" của dân : nếu dân tặng lễ vật hay tiền bạc thì chỉ là để tỏ lòng tôn kính hay tri ân của mình mà thôi ! Dĩ nhiên nhà cầm quyền Pháp đã làm ngơ . Đó là một thủ đoạn để nắm đám quan lại , biến đám này thành một đoàn tay sai của chế độ bảo hộ ! Ở Nam Kỳ , theo đúng nguyên tắc trực trị, định chế quan lại phải bãi bỏ , nhưng nhà cầm quyền Pháp đã thiết lập một hệ thống quan chức "bản xử " phỏng theo các chức vị tương đương ở Trung và Bắc Kỳ : đó là ngạch Đốc Phủ Sứ , Phủ , Huyện . Ý đồ thật rõ ràng : Pháp cần dùng bình phong " quan lại" để tránh sự tiếp xúc thẳng với nhân dân , có thể gây xung đột vì ngôn ngữ và phong tục bất đồng .
Bí quyết thứ hai : tạo lập một tầng lớp xã hội mới thực tâm cộng tác với nhà cầm quyền Pháp vì quyền lợi cụ thể của mình.
Khi quân Pháp bắt đầu đặt nền đô hộ trên ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1863 , thì chỉ có một số người Việt rất nhỏ cộng tác với họ : đó là những người vì hoàn cảnh phải tiếp tục sinh sống trong ba tỉnh bị quân Pháp chiếm đóng : dĩ nhiên cũng có những người vui vẻ cộng tác vì được tuyển làm thông dịch viên hoặc vì chống đối chính sách đàn áp Ki Tô giáo của Triều đình Huế . Với thời gian số cộng tác viên càng ngày càng đông hơn , nhất là sau khi Pháp chiếm thêm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ ( 1867 ) rồi đặt quyền bảo hộ trên Bắc Kỳ và Trung Kỳ ( 1884 ).
Nhìn một cách tổng quát và nếu chỉ căn cứ trên bề ngoài , ta có thể thẩm định rằng đại đa số thôn dân , sống trong các làng xã , ít dịp tiếp xúc với nhà cầm quyền hay doanh thương Pháp , không nói được mà cũng không hiểu được tiếng Pháp , tất nhiên thường có thái độ thụ động : họ không thân nhưng cũng chẳng chống Pháp ( nếu không có một lý do đặc biệt nào ).
Họ chấp nhận sự hiện diện của Pháp chừng nào sự hiện diện này không gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày của họ : chính vì hiểu rõ tâm trạng " an phận" ấy nên nhà cầm quyền Pháp đã khôn ngoan duy trì sự tự trị của làng xã cùng định chế quan lại như chúng tôi đã nói . Những người tích cực cộng tác với nhà cầm quyền Pháp tất nhiên thường cư ngụ ở các thành phố lớn như Sài Gòn , Hà Nội , Hải Phòng , Huế .., các tỉnh lỵ , các nơi có quân đội Pháp đồn trú hoặc có doanh gia Pháp mở nhà máy , khai mỏ , lập đồn điền v.v.. Theo sự ước lượng của chúng tôi tổng số những "cộng tác viên tích cực" này , trước năm 1939 , vào khoảng 1.500.000 người . Ta có thể coi đó là một tầng lớp xã hội mới : tầng lớp này có một mức sống cao hơn mức sống của người dân nông thôn ( thu nhập bình quân của họ , năm 1934 , được ước tính là 166 đồng bạc Đông Dương so với thu nhập bình quân của thôn dân cùng thời kỳ đó khoảng 80 đồng) : trình độ kiến thức của họ cũng cao hơn vì đại đa số "trí thức tân học" là thuộc thành phần này . Tuy nhiên nếu đối chiếu với thiểu số "thực dân Pháp" cư ngụ ở Đông Dương , thì sự thua kém của họ về mức sống cũng như về quyền lợi quả thực là sâu đậm . Mặc dù có sự chênh lệch hiển nhiên như vậy , tầng lớp xã hội mới này vẫn thành thực cộng tác với nhà cầm quyền Pháp vì quyền lợi của họ gắn bó mật thiết với sự hiện diện của Pháp . Họ là những ai ?
Trước hết , đó là những người cộng tác với quân đội và công an Pháp : những "lính khố đỏ" , " lính khố xanh" , "lính mã tà" , "mật thám" , "phu lít" v.v.. Ta có quyền tin rằng , đại đa số đã "nhập ngũ" chỉ vì lý do sinh kế : trước tình cảnh túng đói của vợ con và số lương tương đối cao ( theo tiêu chuẩn Việt nam thời ấy ) mà Pháp trả cho nhân viên công lực , quyết định của họ không đáng cho ta ngạc nhiên . Vả chăng , từ sau cuộc đảo chính bất thành của vua Duy Tân ( 1916) , rất nhiều người Việt có xu hướng coi rằng tình hình chính trị khó có thể lật ngược được nữa : thái độ thực tế nhất , theo họ , là tìm cách thích nghi với hoàn cảnh , ít nhất để giải quyết vấn đề sinh kế gia đình . Số người phục vụ trong quân đội và cơ quan cảnh sát của chính quyền đô hộ là bao nhiêu ? Có lẽ cũng tới vài ba trăm nghìn người : chính nhờ ở lực lượng quân sự "bổ túc" này mà Phủ Toàn Quyền Pháp đã có thể duy trì an ninh trên toàn bán đảo Đông Dương với một số quân nhân Pháp chính cống rất ít ỏi ( khoảng 10.000 người).
Thành phần thứ hai là những công chức , cán sự , y sĩ , giáo sư , giáo viên ..được tuyển mộ trực tiếp hoặc sau một kỳ thi để phục vụ trong các công sở , trường học , bệnh viện .. Tất nhiên , những người này đã được đào tạo trong các trường sơ học , trung học và cao đẳng do nhà cầm quyền thiết lập để thay thế hệ thống cựu học ( rất thiếu sót và hiển nhiên lỗi thời ) .
Khỏi cần nói là thành phần này đã dần dần biến thành cơ sở của nền hành chính Pháp Việt : nhờ sự hoạt động hữu hiệu của họ , bộ máy chính quyền đã điều hành đều đặn trong suốt thời Pháp Thuộc , ngay trong những lúc khó khăn nhất , như khi quân đội Nhật Bản chiế7;nh vực chính trị quốc nội những nhóm độc tài thường xử sự giống hệt kẻ thực dân . Họ luôn luôn có thái độ kỳ thị đối với người ngoài nhóm và để kìm hãm những người này mãi mãi trong thế lệ thuộc đối với mình , họ có thể bắt chước những thủ đoạn của thực dân Pháp trong thời đô hộ . Bài học kinh nghiệm thời Pháp Thuộc có thể giúp ta đối phó kịp thời với những thủ đoạn xảo quyệt của bất cứ nhóm độc tài nào ./.
Vũ Quốc Thúc (Paris)

No comments: