Saturday, September 8, 2012

DIÊN NGHỊ * LÊ XUÂN NHUẬN


Tôi có một thằng tôi
Từ thuở vào đời, băn-khoăn tìm Nghĩa Sống
Đầu không tàn che, chân không trụ chống
Nhƣng tim mình có ảnh lửa Lƣơng-Tri
Nên vẫn đội trời, đạp đất mà đi...
Lê Xuân Nhuận năm 79 tuổi - Photo by Võ Thạnh Văn (2009)

MẠN-ÐÀM VỀ
VỀ VÙNG CHIẾN-TUYẾN
Hồi-ký của LÊ XUÂN NHUẬN
Bài của DIÊN NGHỊ




Sau ngày quốc-hận 30-4-1975, nhất là sau khi ngƣời Việt tị-nạn cộng-sản định-cƣ hầu khắp hoàn-cầu,
sách báo tiếng Việt đua chen với tiếng nƣớc ngoài, thể-loại hồi-ký đã chiếm một tỷ-lệ lớn trong khối ấn-phẩm
lƣu-hành trên thị-trƣờng cũng nhƣ lƣu-trữ trong thƣ-viện năm châu.
Ngƣời Việt Hải-Ngoại viết hồi-ký là viết về thời-gian trƣớc Tháng Tƣ Ðen, nhiều nhất là về Quân-Lực
Việt-Nam Cộng-Hòa. Ðiều đó là đúng thôi.
Trong số các tổ-chức quan-trọng của Chính-Quyền Quốc-Gia thì sau Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa là
Cảnh-Sát Quốc-Gia, một lực-lƣợng lớn mạnh về cả nhân-số, phƣơng-tiện hành-sự, lẫn nhiệm-vụ và hoạt-động
trực-tiếp đƣơng-đầu với cộng-sản từ thành-thị đến hƣơng-thôn, đặc-biệt là biết nhiều nhất về các bí-mật chínhtrị
nội-bộ (ai làm chính-biến cũng chiếm cho đƣợc Tổng-Nha và Nha Ðô-Thành trƣớc tiên), cũng nhƣ tình-hình
tệ-đoan xã-hội qua các thời-kỳ. Thế nhƣng, trong lúc đã có một số hồi-ký viết về những lĩnh-vực khác, những
ngành nghề khác, và các cựu Tổng-Giám-Ðốc Cảnh-Sát Công-An thì hiện ở quanh vùng Thủ-Ðô Hoa-ThịnhÐốn
và nguyên Tƣ-Lệnh Nguyễn Khắc Bình thì hiện ở tại Miền Bắc California, cũng nhƣ các viên-chức khác
thì hiện có mặt trên khắp thế-giới, mà lại không ai viết hồi-ký cả (chỉ trừ một mình ông Lê Xuân Nhuận với
cuốn "Về Vùng Chiến-Tuyến" do nhà Văn-Nghệ xuất-bản năm 1996).
Nhân dịp điểm lại một số tác-phẩm đáng đƣợc chú ý trong mấy thập-niên cuối-cùng của thế-kỷ 20, hôm nay
chúng tôi đề-cập đến cuốn "Về Vùng Chiến-Tuyến" nói trên, là một cuốn sách có nội-dung lạ, về cả ý-hƣớng lẫn
văn-từ (về lối dùng chữ của anh, chúng tôi sẽ nói trong một bài riêng).
*
Chiều dài của các sự việc ghi trong "Về Vùng Chiến-Tuyến" bao gồm từ thời sơ-khai của chính-quyền
Quốc-Gia, sau khi ngƣời Pháp trở lại Ðông-Dƣơng vào năm 1947, đến khi Quân-Lực Việt Nam Cộng-Hòa rời
khỏi Quân-Khu I rút vào Quân-Khu II và Thủ-Ðô Sài-Gòn vào cuối tháng 3 năm 1975; tức là xuyên qua 3 chế-
độ chính: Quốc-Gia Việt-Nam, Ðệ-Nhất và Ðệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa, trong đó tác-giả Lê Xuân Nhuận lầnlƣợt
giữ nhiều trách-vụ khác nhau, dân-sự có, quân-sự có, từ áp-pháp hình-sự qua chiến-tranh chính-trị, rồi qua
an-ninh phản-gián, từ cấp Tỉnh lên cấp Vùng, nhƣng đều có tầm quan-trọng quốc-gia. Và tác-giả đã kể lại một
số sự việc điển-hình mà chính anh đã đóng một vai trò quan-trọng trong đó, tuy là kinh-nghiệm bản-thân nhƣng
là vang-bóng lịch-sử nƣớc nhà, liên-quan đến nhiều nhân-vật, kể cả Tổng-Thống, và nhiều tổ-chức, kể cả Quân-
Lực và Cảnh-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Hồi-ký "Về Vùng Chiến-Tuyến" tuy có ca-tụng những ngƣời và việc tuyệt-hảo sáng chói ngoài đời và
bàng-bạc trong suốt gần 350 trang, nhƣng cũng làm nổi bật lên một số ngƣời và việc cực-ác, nói chung là vạch
mặt chỉ tên những nhân-vật và hành-động phá nƣớc, hại dân, suốt dƣới cả ba chế-độ ấy. Giá-trị của nó không
phải ở chỗ đợi đến bây giờ, nhìn lui dĩ-vãng và gom góp lại tài-liệu rải-rác xung quanh để tạo dựng nên quanđiểm
của mình, mà là ở chỗ chính anh đã cất tiếng lên, đã bắt tay vào, thực-hiện cảm nghĩ và thái-độ bộc-trực
của mình, ngay tại chỗ và ngay trong lúc tình-thế đòi-hỏi, đến đỗi hy-sinh cuộc sống ấm-êm, chịu bị trù dập, cất
chức, giam cầm, lƣu đày, thiệt-thòi về cả vật-chất lẫn tinh-thần.
*
Về phần đóng góp của Lê Xuân Nhuận vào đại-cuộc chung, chúng tôi xin trích vài đoạn nói về một số việc
làm điển-hình của anh:
*Ðầu thời Ðệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa:
"Thỏa-ước Geneva 20-7-1954 ra đời...
Phản-ứng của Quân-Ðội Quốc-Gia, thân Pháp, đã gây một cuộc khủng-hoảng chính-trị trầm-trọng trên
toàn-quốc, xuất-phát từ Sài-Gòn và Huế. Nhưng Huế mới là trung-tâm thực-nghiệm, với hành-động quyết-liệt
và cụ-thể chống-đối Thủ-Tướng Ngô Ðình Diệm. Ðại-tá Trương Văn Xương, Tư-Lệnh Ðệ-Nhị Quân-Khu, thuộc
cánh trung-tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham-Mưu-Trưởng Quân-Ðội Quốc-Gia, mở một chiến-dịch đưa
đại-quân từ Huế vào tiếp-thu các Tỉnh phía trong, mà Việt-Minh vì phải tập-kết ra Bắc nên giao lại cho ta. Theo
chương-trình chính-thức thì Diệm sẽ từ Saigon ra chủ-tọa lễ thiết-lập Chính-Quyền Quốc-Gia tại vùng đất mới
này. Theo kế-hoạch riêng của cặp Hinh+Xương thì Diệm, trên đường đi từ Huế vào Quảng-Ngãi, sẽ bị lính và
dân dàn chào bằng tiếng hô đả-đảo cùng với trứng thối và cà chua. Các bức tường vẽ khẩu-hiệu đã được xây
lên; và biểu-ngữ, bích-chương cùng truyền-đơn (nội-dung: "10 vé phi-cơ cho gia-đình họ Ngô, hay là 100 ngàn
mạng sống của binh-sĩ Quốc-Gia?" đã được chuẩn-bị sẵn dọc đường rồi. Một số đơn-vị ly-khai đã lập chiếnkhu
Ba Lòng, và súng đã nổ giữa những người cùng chống-Cộng với nhau.
Thành Huế ngẫu-nhiên được chia thành hai trận-tuyến. Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu thì đóng trong Ðại-Nội,
phía Bắc sông Hương; nhà ông Ngô Ðình Cẩn, trung-tâm quy-tụ của gia-đình họ Ngô, thì nằm trên Xóm Phú-
Cam, phía Nam sông Hương. Bộ-phận "Tiếng Nói Quân-Ðội" của tôi lại đặt trụ-sở tại Ðài Phát-Thanh Huế,
trên bờ phía Nam. Ðể biểu-dương lực-lượng, Quân-Khu đưa đến hai chiếc xe tăng, án-ngữ ở hai bên sân, trước
Ðài. Các chương-trình vô-tuyến dân-chính chỉ có nội-dung lập-lờ, thông-tin hàng hai...
Nhóm Ky-Tô-Giáo hạt-nhân của Ðảng Cần-Lao sau này, qua nhạc-sĩ Ngọc-Linh, móc nối tôi, lúc ấy là
Trưởng Ðài "Tiếng Nói Quân-Ðội (Miền Trung)", kiêm biên-tập-viên báo "Tiếng Kèn", kiêm phóng-viên chiếntranh,
kiêm Trưởng Toán tuyên-truyền lưu-động của Quân-Khu. Tôi không theo đảng nào hết, nhưng đã quyếtđịnh
ủng-hộ Diệm để được nhận sự giúp-đỡ của Hoa Kỳ. Tôi thảo truyền-đơn, tài-liệu, bí-mật tuyên-truyền cho
"chí-sĩ họ Ngô".
Bộ Tham-Mưu của Xương biết được nên không tin-tưởng ở tôi. Họ lập hẳn một đài phát-thanh riêng, trong
Thành-Nội, để tự họ phổ-biến lập-trường chống Diệm và hô-hào dân-chúng nổi lên.
Không còn bị cấp trên ràng-buộc, tôi chính-thức dùng "Tiếng Nói Quân-Ðội" để hậu-thuẫn cho Diệm và
Hoa Kỳ.
Chương-trình phát-thanh của tôi có ảnh-hưởng rất lớn trong quần-chúng, vì làn sóng của Ðài Huế hồi đó
phát đi rất mạnh và xa, Nam-Phần Bắc-Phần cũng đều nghe được, trong lúc "đài bí-mật" thì nhỏ và yếu, chỉ
luẩn-quẩn vùng gần, lại khi-có khi-không. Tôi đã lèo lái để người dân xứ Huế, gốc-gác của họ Ngô, nơi mà
toàn-quốc nhìn về, trông thấy hai chiếc xe tăng trấn đóng trước Ðài mà tin-tưởng là "phe chủ-động" trong
quân-lực đã đứng hẳn về phía Diệm, nên biệt-phái chiến-xa cho tôi để bảo-vệ Tiếng Nói của mình, chống lại
"phe yếu thế" Hinh+Xương.
Từ đó, các phần-tử thân-Diệm mới ra mặt hoạt-động công-khai..." (trang 126-129)
*Cuối thời Ðệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa:
"Ngay trong phiên họp (tháng 9-1973) mà lần đầu tiên có tôi là tân Giám-Ðốc Ngành Ðặc-Cảnh Vùng,
thiếu-tướng Hoàng Văn Lạc, Phó Tư-Lệnh Quân-Khu I, nhấn mạnh đến tình-hình an-ninh chung, nhất là ngay
giữa và xung quanh Thành Ðà-Nẵng, nơi Quân-Ðoàn I và Quân-Khu I đặt tổng-hành-dinh, nơi bây giờ là thủ-
phủ của Miền Trung. Các vấn-đề điển-hình được nêu ra: Kho Xăng lớn nhất của Quân-Khu I ở Liên-Chiểu, sát
bên chân đèo Hải-Vân, đã bị Việt-Cộng tấn-công mấy lần; các bồn xăng dự-trữ quan-trọng khác ở giữa nộithành
cũng bị đặc-công VC cắt rào thép gai dở chừng; xe lửa từ Huế vào khỏi hầm Ðèo Hải-Vân là bị VC giựt
mìn đều đều; đặc-biệt là ở phía Nam núi Ngũ-Hành-Sơn, trực-thăng của trung-tướng Ngô Quang Trưởng, Tư-
Lệnh Quân-Ðoàn I và Quân-Khu I, thường bị VC bắn sẻ, nên ổng phải tránh vùng đó bằng cách bay vòng ra
xa...
Tôi không cần thắc-mắc tại sao các cơ-quan và đơn-vị Quân-Lực và Cảnh-Lực sở-tại đã không thanh-toán
được các ung-nhọt kinh-niên này. Tôi liền tự-nguyện đảm-trách việc phục-hồi và bảo-đảm an-ninh lâu dài cho
các nơi kể trên..." (trang 54)
Kết-quả là:
"Tổng-kết thành-tích công-tác chung (tính từ cuối tháng 9-1973 đến gần cuối tháng 3-1975, một năm rưỡi)
định để chào mừng Ngày Cảnh-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 01-06-1975:
A/ Về Cộng-Sản Việt-Nam:
1- Ðã hạ-sát 20+ VC, bắt sống 63+ VC, chiêu-hồi 135+ VC.
2- Ðã phá vỡ 10+ tổ-chức VC khủng-bố, phá-hoại, trinh-sát, dân+địch-vận, võ-trang tuyên-truyền, v.v...
3- Ðã khui phá 5+ hầm bí-mật VC, tịch-thu 20+ hỏa-tiễn 122 ly, 11+ AK-47, 6+CKC, 10+ súng lục nhiều
loại, 32+ lựu-đạn, 3+ tấn gạo, v.v...
4- Ðã bắt giữ 6+ tổ-chức tiếp-tế, 2+ đường dây kinh-tài VC, tịch-thu 2+ tấn gạo, 1,000+ Mỹ-kim...
5- Ðã phá vỡ ổ đặc-công VC vùng Nam núi Ngũ-Hành-Sơn, vốn chuyên bắn sẻ lên phi-cơ trực-thăng của
trung-tướng Ngô Quang Trưởng. Kể từ cuối năm 1973, đã tái-lập và duy-trì an-toàn 100% cho đường bay của
Tư-Lệnh Quân-Ðoàn I/Quân-Khu I khắp vùng nói trên.
6- Ðã thanh-toán xong các phần-tử đặc-công VC nội-thành. Kể từ cuối năm 1973, chúng không còn cắt rào
thép gai vào phá-hoại các bồn xăng dự-trữ của ta.
7- Ðã chận đứng vĩnh-viễn mọi nỗ-lực của đặc-công VC vùng Nam đèo Hải-Vân. Kể từ cuối năm 1973,
chúng không còn tấn-công Kho Xăng lớn nhất của Quân-Khu I ở Liên-Chiểu, sát đèo Hải-Vân.
8- Ðã chấm dứt tức-thì mọi toan-tính của đặc-công VC vùng Bắc Tỉnh Quảng-Nam vốn giựt mìn đều đều
các chuyến xe lửa, giết hại hành-khách thường-dân hằng ngày từ Huế vào. Kể từ cuối năm 1973, đã tái-lập và
duy-trì an-ninh 24/24 giờ trên tuyến thiết-lộ này.
9- Ðã triệt-tiêu mọi hoạt-động khủng-bố và phá-hoại của biệt-động VC nội-thành, vốn thường-xuyên quấy
rối phố-phường đông dân. Chỉ trừ một vụ VC xúi-giục trẻ con ném chất nổ gây thương-tích cho Cảnh-Sát Lưu-
Thông tại Ðà-Nẵng, còn thì kể từ cuối năm 1973, đã tái-lập và duy-trì an-ninh hoàn-toàn tại khắp các Thành và
các Thị trong toàn Quân-Khu I..." (trang 333-334).
B/ Về Cộng-Sản Ðông-Âu:
"I- Ðã tuyển-dụng:
2 sĩ-quan Ba-Lan, và
2 sĩ-quan Hung-Gia-Lợi...
Các điệp-viên này đã được tôi chuyển-giao cho Người Bạn Ðồng-Minh; và, sau khi hồi-hương, họ đã hoạtđộng
nội-tuyến cho Thế-Giới Tự-Do ngay trong hàng-ngũ Ðảng, Nhà Nước và Bộ-Ðội của họ, trong tổ-chức
quân-sự cộng-sản quốc-tế Minh-Ước Vác-Xô-Vi, và tại thủ-đô các nước liên-quan, kể từ cuối năm 1973...
2- Ðang móc nối... v.v..." (trang 334) v.v...
C/ Về Nội-Chính:
1- Ðã đối-thoại trực-tiếp với thạc-sĩ Vũ Văn Mẫu, Chủ-Tịch, và giáo-sư Võ Ðình Cường, dân-biểu Phan
Xuân Huy, v.v... thuộc Ban Lãnh-Ðạo trung-ương của "Lực-Lượng Hòa-Giải Hòa-Hợp Dân-Tộc", được họ hứa
chắc là sẽ không gây xáo-trộn an-ninh trật-tự chung tại Miền Trung.
2- Ðã cài cấy người vào nội-bộ giới "Phật-Giáo tranh-đấu" nên ngăn-ngừa và đối-phó kịp thời mọi mưutoan
bạo-động, phát-hiện cộng-sản nằm vùng trong đó, tại toàn Khu I.
3- Ðã họp báo trình-diện trước công-chúng các phần-tử VC đã xâm-nhập vào Ban Ðại-Diện Tổng-Hội
Sinh-Viên Huế và Ban Lãnh-Ðạo "Phong-Trào Chống Tham-Nhũng" tại xóm đạo Phú Cam.
7- Ðã xâm-nhập được vào (và cầm nắm vững) tất cả các chính-hội, giáo-hội, nghiệp-hội, hữu-hội, học-hội,
văn-hội, thiện-hội... khắp Miền Trung... V.v...
9- Đã phát-hiện ác-ý vu-cáo một số thành-viên Hội-Đồng Tỉnh Thừa-Thiên và Thành-Phố Huế là cán-bộ
VC nằm vùng, để hãm-hại những kẻ có chính-kiến bất-đồng"... (trang 335)
*
Thế nhƣng, không phải Lê Xuân Nhuận chỉ biết đem hết tâm-huyết của mình ra mà phục-vụ Chính-Nghĩa,
gặt hái những thành-quả công-tác rỡ-ràng, mà đã là xong. Từ ngày bắt đầu có lĩnh-thổ riêng cho phe Quốc-Gia,
đến khi chiến-tranh Quốc-Cộng gần tàn, anh đã liên-miên bất-mãn với mọi chế-độ, nên đã hứng chịu nhiều điều
chua-cay đắng-xót trong đời.
Lý-do là vì anh không cúi đầu cam tâm trƣớc những lỗi-lầm, và cả tội-phạm, của nhiều nhân-vật cầm quyền
các cấp xung quanh.
Chúng tôi lại xin trích tiếp vài đoạn nói về một số tình-hình và phản-ứng của anh:
*Dƣới thời Quốc-Gia Việt-Nam:
"Riêng ở bên này làn ranh, tôi thấy Cựu-Hoàng Bảo-Ðại thì quá yếu mềm mà đế-quốc Pháp thì quá luyếntiếc
giấc mơ đô-hộ Việt-Nam, nên đã viết một cuốn truyện dã-sử nhan-đề "Trai Thời Loạn" để gửi-gắm ý nghĩ
của mình, và kết-quả là tôi đã bị cơ-quan An-Ninh Quốc-Gia bắt giam; sau nhờ có học-giả Cao Văn Chiểu,
giám-đốc Thông-Tin Lê Tảo, ký-giả Phạm Bá Nguyên, cùng nhiều nhân-sĩ khác can-thiệp với Thủ-Hiến Phan
Văn Giáo tôi mới được thả ra..." (trang 125)
*Dƣới thời Ðệ-Nhất Cộng-Hòa:
"Dù muốn nhắm mắt, ngậm miệng cho qua ngày, thì cũng vẫn không yên thân. Bộ-hạ của tập-đoàn chuyênquyền
đã đến móc nối "ông Ðồn Lợi" cũng như các bạn kia, và tôi. Thuận theo thì danh lợi hanh-thông; trái lại,
thì..." (trang 94)
"Thế rồi biến-cố "Ngày lễ Hai Bà Trưng năm 1960" xảy ra.
Tôi thuyết-trình về tinh-thần ái-quốc của Trưng Nữ-Vương, theo tài-liệu học-tập của Trung-Ương, trong
phong-trào "học-tập chính-trị và công-dân giáo-dục" do ông Cố-Vấn Ngô Ðình Nhu chủ-trương.
Khi đến câu "quân của Hai Bà là quân ô-hợp nên bị thất-trận" tôi đã cố ý bỏ qua ngữ-đoạn "là quân ôhợp";
hội-đường thắc-mắc, nhiều người đòi tôi đọc trọn và giải-thích tính-từ "ô-hợp". Tôi giải-thích xong chữ
ấy, thanh-minh rằng tôi không muốn trong lúc tưởng nhớ công-đức của tổ-tiên anh-hùng mà lại chê-bai phẩmchất
chiến-đấu của tiền-nhân.
Tôi nói: Có lẽ soạn-giả sơ ý. Theo tôi thì chỉ cần nói: quân Hán đông hơn, mạnh hơn, nên quân Hai Bà
thất-trận, là đủ. Ở trường đại-học mới có vấn-đề nghiên-cứu sử-liệu đầy-đủ và khách-quan; còn đây chỉ là bài
học công-dân giáo-dục phổ-thông nhắm vào đa-số bình-dân, cốt để khích-động đồng-bào noi gương yêu nước
của Hai Bà, chỉ cần đề-cập những gì có lợi cho mục-đích trước mắt mà thôi... Nhưng có ý-kiến cho rằng tôi đã
dám chê ông Cố-Vấn Nhu, và muốn để cho mọi người thấy rằng Chính-Phủ của Ngô Tổng-Thống khinh-thường
dân-chúng, chủ-trương ngu-dân?
Hiển-nhiên số đông đã vô-hình-trung tạo ra cơ-hội cho tôi lợi-dụng mà nói lớn lên những điều cần nói
công-khai:
Tài-liệu mà chúng ta học-tập ở đây thì nói rằng Hiến-Pháp của Việt-Nam Cộng-Hòa là tiến-bộ hơn Hiến-
Pháp của Hiệp-Chủng-Quốc Hoa-Kỳ. Cũng thế, học-tập về chế-độ hiện-tại thì chỉ toàn là đề-cao những tốtlành-
ngay-chính, chứ có ai đi phanh-phui những xấu-dữ-gian-tà đâu!
Thế là mọi người bỏ mất trọng-tâm. Hội-đường chia làm hai phe: Ða-số đồng-ý với tôi, dẫn-chứng từ
những sai-lầm bất-công đến những gian-tham tàn-ác của nhóm đặc-lợi đặc-quyền. Tôi nói về Ðảng Cần-Lao và
các phần-tử Ky-Tô-Giáo ác-ôn, nhất là "mật-vụ Công-Tác Ðặc-Biệt Miền Trung". Thiểu-số đắc-thời thì chốicãi,
biện-minh. Không-khí quá găng, chủ-tọa phải cho giải-tán; nhưng dù ra khỏi phòng họp mọi người vẫn còn
phát-biểu rất hăng.
Việc làm của tôi đã mở rộng đường cho những chống-đối công-khai và đồng-loạt của nhiều tập-thể lớn về
sau. Riêng trường-hợp của tôi đã gây nên mối bất-đồng quan-điểm giữa hai ông Cố-Vấn họ Ngô. Ông Cẩn thì
muốn dùng biện-pháp mạnh đối với tôi, nhưng ông Nhu thì không. Do đó, họ giao tôi cho Bộ Nội-Vụ áp-dụng
kỷ-luật hành-chính.
Sau ba tháng bị cất-chức, giam cầm, tôi bị ghép vào thành-phần "phản-loạn" và bị đày lên Cao-Nguyên là
"vùng nước độc và nguy-hiểm", bị đình thăng+thưởng, bị cấm giữ chức chỉ-huy, cấm đi nước ngoài, cấm về
miền xuôi, cùng bị "bí-mật theo-dõi về hành-vi chính-trị"..." (trang 188-190)
*Dƣới thời Ðệ-Nhị Cộng-Hòa:
"Chính-sách quân-cách-hóa:
Năm 1971, Lực-Lượng Cảnh-Sát Quốc-Gia của Việt-Nam Cộng-Hòa lại được cải-tổ; lần này rõ-ràng là để
chuẩn-bị cho tình-hình hậu-chiến Việt-Nam.
Thêm nhiều sĩ-quan Quân-Lực được biệt-phái qua nắm giữ các chức-vụ chỉ-huy quan-trọng trong Ngành
Áp-Pháp. Trừ một thiểu-số có khả-năng, còn thì đa-số đã không thạo việc mà không chịu học lại còn lợi-dụng
cương-vị mới (có quyền-hành trực-tiếp đối với dân-nhân) để làm lợi riêng cho bản-thân, do đó, làm hại chung
cho hoạt-động của cơ-quan trọng-yếu này của Chính-Quyền. Tôi thấy trước hậu-quả bất-lợi cho chế-độ nói
chung, nhất là qua chính-sách quân-cách-hóa guồng máy này, nên đã gửi lên Tư-Lệnh Ðặc-Cảnh Trung-Ương,
hồi đó là đại-tá Nguyễn Mâu, một bức thư điều-trần quan-điểm của mình.
Trung-Ương phải phái đại-tá Ðặng Văn Minh, Phó Tư-Lệnh Ðặc-Cảnh Trung-Ương, đến Vùng II triệu-tập
một cuộc họp nội-bộ các cấp chỉ-huy để xoa dịu tình-hình.
Tôi bị giáng-chức; trung-tá quân-nhân X được cử đến giữ chức-vụ Giám-Ðốc Ngành Ðặc-Cảnh thay tôi tại
Vùng này..." (trang 18-19)
*
Ðể dẫn-chứng cho nhận-định của mình, Lê Xuân Nhuận đã kể lại rất nhiều sự-việc xấu-xa thời đó, tƣởng
nhƣ chỉ có vào thời hỗn-mang. Chúng tôi xin trích vài vụ tƣợng-trƣng:
1- Dưới thời Ðệ-Nhất Cộng-Hòa:
a/ "Chính-viện không truy-tố bị-can ra trước pháp-viện, mà lại sử-dụng luật rừng để bạo-hành đối với cannhân...
Vào một buổi sáng nọ, như để chứng-minh cụ-thể cho những dư-luận lan tràn lâu nay, đồng-bào đã đến
tận nơi để thấy tận mắt thi-thể của một nạn-nhân: ông Võ Côn, cựu Phó Giám-Ðốc Cảnh-Sát Công-An Trung-
Việt, bị giết chết vứt bỏ xác ở chân núi Ngự-Bình." (trang 184);
b/ "Nhà thầu Nguyễn Văn Yến thầu được cơ-sở kinh-doanh đồ-sộ của Pháp-kiều Morin chính giữa trungtâm
thủ-phủ của Miền Trung. Sự thành-công của Yến là một gai nhọn trước mắt những kẻ muốn chiếm độcquyền
khai-thác hoặc chi-phối mọi nguồn lợi kinh-tài. Thế là Yến bị bắt. Vợ Yến bị bệnh hiểm-nghèo, đã được ysư
căn-dặn kỹ-càng: muốn sống thì đừng gần-gũi đàn-ông. Thương chồng... chị được đưa đến ra mắt ông Cố-
Vấn để cầu xin Cậu thi-ân. Nhờ ân của "cậu", chị chết. Liền sau đó, chính Yến cũng bị giết chết trong tối-tăm."
(trang 185);
c/ "Cẩn thì thể-hiện hỏa-ngục ở Mang Cá, ở Chín Hầm... Chúng bắt bừa-bãi, nhốt kín nhiều nơi, lâu lâu
mới chở một số đến Ty Cảnh-Sát cho gặp thân-nhân vào lúc nửa đêm, tại hội-đường ở trên lầu. Tại đó, chúng
cũng khảo-đả nạn-nhân. Lần đó, chúng đánh thầu-khoán Nguyễn Ðắc Phương vỡ đầu, rồi ném xác xuống dưới
sân, tri-hô là Phương nhảy lầu tự-tử. Thì ra hội-đường, là nơi mà tôi, Trưởng-Phòng Huấn-Luyện của Ty sở-
quan, truyền-bá lý-thuyết lý-tưởng về nghiệp-vụ, nơi tôi phổ-biến đạo-đức chính-trị của Ngô Tổng-Thống, đã bị
dùng làm địa-điểm chà-đạp nhân-vị của con người." (trang 187); v.v...
2- Dưới thời Ðệ-Nhị Cộng-Hòa:
a/ Một viên Trƣởng Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia tại một Tỉnh nọ, đã ký công-văn báo-cáo lên Trung-Ƣơng rằng
chính... cha mình là cán-bộ Việt-Cộng đã lén-lút về móc nối với mình! Khi bị Lê Xuân Nhuận, Giám-Ðốc Ðặc-
Cảnh Vùng I, điều-tra, hỏi (anh nghĩ gì khi ký tên vào văn-bản này?), đƣơng-nhân trả lời "họ đưa lên thì tôi ký,
chứ tôi có... đọc gì đâu!" (trang 265);
b/ Một viên Giám-Ðốc Ðặc-Cảnh cấp Vùng, (đã cấp cho nhiều thanh-niên đến tuổi quân-nhiệm những Giấy
Giới-Thiệu để ngƣời mang giấy cũng đƣợc xem là cảnh-nhân, mà cảnh-nhân thì đƣợc miễn quân-nhiệm).
"Ðương-nhân đã cấp giấy ấy cho cả quân-nhân tại-ngũ để họ trả vũ-khí lại mà trở về nhà!" (trang 104);
c/ Một hôm, các đơn-vị Quân-Lực đi hành-quân đã tịch-thu của Việt-Cộng nhiều chiến-lợi-phẩm, trong đó
có một Nghị-Quyết của Ðảng-Ủy Liên-Khu, đề-cập đến tình-hình các mặt của Việt-Nam Cộng-Hòa, nhiệm-vụ
của chúng, và kế-hoạch cho một cuộc tấn-công mới, nhằm chiếm giữ thành-phố của ta lâu dài hơn. Ðoạn kết
Nghị-Quyết của VC ghi rõ: sau khi chiếm được... chúng sẽ dựng lên một chính-quyền mới, gồm toàn các đồngchí
công-khai hợp-pháp của chúng, đó là sáu Nghị-Viên đương-kim của Hội-Ðồng Tỉnh và Thành-Phố sở-tại.
Tiểu-Khu-Trưởng kiêm Tỉnh-Trưởng đã báo-cáo lên Trung-Ương, để giải-nhiệm và có biện-pháp đối với các
phần-tử VC nằm vùng kia. Lê Xuân Nhuận điều-tra, mới phát-hiện ra là Nghị-Quyết ấy có thật, ở những đoạn
đầu, còn ở đoạn sau, ghi tên sáu Nghị-Viên kia là do tập-đoàn cựu Ky-Tô-Giáo Cần-Lao, cả trong chính-quyền
lẫn trong giáo-hội, ngụy-tạo thêm vào, hầu nhân dịp ấy mà triệt-hạ các nhân-vật dân-cử vốn là đảng-viên Ðảng
Ðại-Việt mà cũng là tín-đồ Phật-Giáo thuần-thành! (trang 295-299); v.v...
*
Nói về chính-trị nội-bộ, thƣờng thì ngƣời ta đứng trên lập-trƣờng chống "gia-đình-trị họ Ngô" để chỉ côngkích
cố Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm và phe-nhóm, hoặc đứng về phía "chế-độ cũ" để chỉ chê-bai các tƣớnglĩnh
cầm đầu cuộc chính-biến 1-11-1963 và tập-đoàn cựu Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ðằng này Lê Xuân
Nhuận đã đứng vào thế đối-lập trƣờng-kỳ, chống cả hai phía, vƣợt mốc thời-gian.
Cứ theo nội-dung "Về Vùng Chiến-Tuyến" thì anh có những căn-cứ, nhận-thức và kết-luận riêng của anh.
Thí-dụ, về cố Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm, anh đã tỏ bày ý-kiến với Ngƣời Bạn Ðồng-Minh (một cách gọi
cố-vấn CIA bên cạnh Cảnh-Sát Ðặc-Biệt của Việt-Nam Cộng-Hòa):
"Tôi tin Hoa-Kỳ không muốn giết Diệm. Nhưng điều chắc-chắn là Hoa-Kỳ không muốn chế-độ Diệm tồn-tại
lâu hơn.
Kỳ-thị tôn-giáo là một trong nhiều nguyên-nhân. Diệm đánh hỏng những giá-trị tinh-thần của Mỹ mà Hoa-
Kỳ muốn Diệm là biểu-trưng. Căn-bản là các quyền tự-do ghi trong Tu-Chính-Án số 1 của Hiến-Pháp Hoa-Kỳ:
ngôn-luận, tín-ngưỡng, v.v... mà Diệm khinh thường... Nhưng nguyên-nhân ấy chưa đủ thuyết-phục để khiến
Quân-Lực phải ra tay...
Diệm phá vỡ kế-hoạch của Mỹ thành-lập Liên-Bang Ðông-Dương và Liên-Phòng Ðông-Bắc Á-Châu.
Và Diệm hầu như suýt dâng Miền Nam Việt-Nam cho cộng-sản: ổng mưu thỏa-hiệp với Bắc-Việt, lúc ấy là
một khối chính-trị và quân-sự to lớn, thống-nhất và ngoan-cường bội-phần hơn Miền Nam, có thừa thủ-đoạn và
khả-năng tiêu-diệt thành-phần Quốc-Gia. Ổng muốn lạnh-nhạt với Mỹ, trong lúc đối-ngoại thì mọi việc đều nhờ
Mỹ đỡ đầu, đối-nội thì nền kinh-tế còn phôi-thai, cả guồng máy chính-quyền, trị-an và quốc-phòng, v.v... đều
sống nhờ vào viện-trợ của Hoa-Kỳ..."
Còn về cái chết của Diệm thì:
"Về mặt đời: cố Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm, dù muốn dù không, cũng đã trở thành một con hổ dữ. Hơi
trái tai ổng, hơi gai mắt ổng, đố ai thoát khỏi nanh-vuốt của trận lôi-đình. Huống gì chống đối ổng, lùng rượt
ổng, bắt trói ổng... Tôi kính trọng Diệm, tôi không tán-đồng việc giết Diệm, tôi phản-đối cách giết Diệm; nhưng
tôi thông-cảm tình-cảnh của những kẻ đã trót cỡi lên đầu hổ rồi. Giết hổ hay hổ giết mình... (Hơn nữa, chính
Diệm cũng đã biết trước là sẽ lâm-nguy. Ổng nói: "Tôi chết: hãy trả thù cho tôi!" Nếu chết tự-nhiên thì sao lại
phải trả thù? Ngoài ra, ổng còn làm sẵn đường hầm bí-mật để trốn từ Dinh Tổng-Thống ra ngoài).
Về mặt đạo:
Thứ nhất: Diệm chịu ảnh-hưởng Ðạo Nho, muốn mình "tiết trực, tâm hư". Nhưng Ðạo Nho lấy "trung-quân"
làm trọng; mà Diệm thì không chịu làm một bề-tôi lương-đống, đã phản-bội Bảo-Ðại để lên làm Nguyên-Thủ
Quốc-Gia, tức là đã phạm tội bất-trung với vua. Thế là Nho-Giáo không dung.
Thứ hai: Diệm hất đổ Bảo-Ðại vì Bảo-Ðại bất-tài. Ðiều đó đúng; tức Diệm thực-thi chủ-nghĩa thực-dụng,
một thứ đạo-đức mới. Học-thuyết duy-ích, vị-lợi ấy chủ-trương nhân-danh số đông để làm điều có ích-lợi
chung. Các tướng lật Diệm đã làm như thế; họ chỉ noi theo gương ổng mà thôi! Ðó là quy-luật sinh-tồn! Vì
Diệm đã nêu tiền-lệ: mình truất ngôi người này được, thì kẻ khác cũng lại hất cẳng mình được, chứ sao! Thế là
đạo-đức cũ cũng không dung.
Thứ ba: Diệm là tín-đồ Ðạo Ky-Tô. Ðạo ấy cấm-đoán mọi đạo khác, theo các Ðiều Răn thứ 1 và thứ 2 của
Ðức Chúa Trời: "Các ngươi không được thờ thần nào khác, ngoài Ta; không được khắc hình-tượng cho bất-cứ
cái gì trên cõi đời này; không được thờ-phụng chúng" (Ex 20:3-5). Thế mà Diệm còn tôn-sùng giáo-lý của Ðức
Khổng, dùng hình khóm trúc làm biểu-hiệu cho tinh-thần Nho-Giáo của mình vả của cả Quốc-Gia do mình
đứng đầu. Thế là Thiên-Chúa-Giáo cũng không dung..." (trang 306-310)
Lê Xuân Nhuận kết-luận:
"Cố Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm đã tự giết mình!" (trang 307)
Và anh nói thêm:
"Nhưng có vài điều đáng nói: Thứ nhất, Diệm phản Bảo-Ðại thì Diệm vẫn còn mắc nợ Bảo-Ðại, vì Bảo-Ðại
dùng Diệm mà Diệm không giúp ích gì cho Bảo-Ðại; nhưng các tướng lật Diệm thì Diệm vẫn còn mang ơn các
tướng, vì Diệm dùng các tướng thì các tướng đã liều thân xông-pha trận-tiền, đánh dẹp các giáo-phái, bìnhđịnh
xứ-sở, ổn-định tình-hình cho chế-độ Diệm vững an. Thứ hai, nếu Diệm có đức, có tài, thì đó chỉ là thuộctính
riêng của một người, chứ không nhất-thiết có nghĩa là hễ người nào khác phe thì đều tầm-thường, và bấtcứ
đồ-đệ nào của Diệm sót lại cũng đều xứng-đáng lên làm lĩnh-tụ quốc-dân..." (trang 310)
Còn về Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu thì anh phát-biểu:
"Chắc anh đã biết là tôi đối-lập với chính-sách của Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng tôi chỉ chống
chế-độ quân-phiệt, tôi chỉ phản-đối việc quân-cách-hóa Chính-Quyền, nhất là với Cảnh-Lực; tôi đòi-hỏi thựcthi
Kế-Hoạch Cảnh-Sát-Hóa, là một quốc-sách tối-thượng mà Hoa-Kỳ tặng cho để làm sách-lược hậu-chiến,
nhưng Thiệu xếp bỏ không dùng..." (trang 311)
Về tình-hình chung (vào cuối tháng 3-1975), anh nói:
"Thiệu đang gặp nhiều khó-khăn: Hoa-Kỳ rút ra, cộng-sản tiến vào, đối-lập lấn lên. Lần đầu tiên người
dân Việt-Nam được tự-do xúc-phạm một nguyên-thủ quốc-gia mà không sợ bị bắt nhốt, trả thù... Nếu Thiệu từ-
chức thì chỉ có Phó Tổng-Thống Trần Văn Hương lên thay. Với Hương, tình-hình sẽ như thế nào? Còn nếu
muốn loại cả chế-độ Thiệu tức-thời thì chỉ có cách đảo-chính quân-sự, việc mà các kẻ chủ-trương không thuyếtphục
được nên không xảy ra. Nhưng nếu xảy ra thì Chính-Quyền sẽ nằm trong tay các tướng Minh, Khiêm, Kỳ,
v.v... hoặc người nào khác thì cũng thế thôi. Kinh-nghiệm Cách-Mạng 1-11-1963: thay-đổi toàn-diện thì tìnhhình
sẽ như thế nào? Tóm lại, người ta mới nghĩ đến việc loại Thiệu, nhưng chưa nghĩ đến tình-hình hậu-Thiệu;
hoặc cũng đã có nghĩ đến, nhưng không thực-tế, chỉ chủ-quan, cầu-may. Thực-tế là đã có Việt-Nam-Hóa, không
còn báo-cô Hoa-Kỳ như trước được nữa, mà quốc-dân thì chưa đủ sức tự-túc, tự-tồn..." (trang 314)
Nói riêng về thiểu-số quân-nhân vô-kỷ-luật, anh viết:
"Tôi lấy quốc-lộ số 1 là con đường bộ huyết-mạch nối liền từ Thủ-Ðô ra Miền Trung, đoạn từ Sa Huỳnh ra
đèo Hải-Vân, trong đó có Ðà-Nẵng, để làm bối-cảnh điển-hình. Trên con đường này không những chỉ có sự đi
lại của mọi tầng-lớp dân-nhân, các loại ngoại-kiều, mà còn có sự hiện-diện thường-xuyên và tập-trung hoạtđộng
của mọi cơ-quan và đơn-vị thi-hành luật-pháp và duy-trì an-ninh trật-tự chung. Vào thời-điểm cuối 1973,
trung-bình hai tháng là có một vụ quân-nhân dùng súng bắn bừa vào xe đò chở đầy hành-khách đang chạy trên
quốc-lộ số 1, gây thương-tích cho một vài thường-dân.
Nhưng đến mấy tháng đầu năm 1975, liền trước ngày thất-thủ Quân-Khu địa-đầu này, tổng-số thống-kê
mỗi tháng đã lên đến cả chục vụ, gây cả tử-thương cho nhiều hành-khách, trong đó có một số là quân-nhân, và
có cả một tu-sĩ của Ðạo Ky-Tô." (trang 271-273)
Anh giải-thích thêm:
"Lính phải ngăn-chận kẻ thù đằng trước để che-chở dân đằng sau. Ðằng này: ở cấp Xã thì Nghĩa-Quân thu
mình trong một vài chòi gác; ở cấp Quận thì Ðịa-Phương-Quân thủ-thế trong khuôn-viên trụ-sở Chi-Khu; còn
Chủ-Lực-Quân thì sau các cuộc hành-quân là rút về trại binh. Cộng-sản chiếm được phần lớn không-gian và
thời-gian, nhất là ban đêm, cô-lập lính trong đồn và chế-ngự dân bên ngoài. Lính đã không bảo-vệ được dân thì
thôi, làm sao bắt dân phải làm khiên mộc bên ngoài bảo-vệ cho lính trong đồn?" (trang 316)
Và anh kết-luận:
"Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa quả thật thiện-chiến, nhưng dù có được Hoa-Kỳ tiếp-tục viện-trợ và yểmtrợ
thì vẫn sẽ khó thắng được đối-phương!" (trang 315)
*
Ðƣơng-nhiên, bên ngoài Quân-Lực còn có Cảnh-Lực.
Lê Xuân Nhuận viết "Về Vùng Chiến-Tuyến" với tƣ-cách một cựu viên-chức cao-cấp Cảnh-Sát Quốc-Gia,
nhƣng anh lại không chú-trọng đề-cao ngành nghề của mình nhƣ các tác-giả khác đối với lĩnh-vực hoạt-động
quá-khứ của họ; ngƣợc lại, anh đã nhấn mạnh đến một quan-niệm đặc-biệt của anh về tổ-chức và điều-hành
Lực-Lƣợng CSQG, mà anh đã từng cố gắng phổ-biến ngay từ thời đó, và do chính bản-thân anh áp-dụng làm
gƣơng, và đã đem lại thành-quả tuyệt-vời, để dựa vào đó mà phê-phán thẳng thừng một số các cấp lĩnh-đạo cũng
nhƣ chấp-hành mà đã có những chủ-trƣơng và lề-thói hành-sự không những bất-lợi tức-thời mà còn di-hại về
sau. Thay vì chỉ kể lại các thành-tích công-tác lớn-lao, anh đã nhấn mạnh đến những khuyết-điểm tày đình.
Cảnh-Lực nói chung thì, theo anh:
"Cảnh-Lực, với tổ-chức và điều-hành hiện nay, không giúp được gì đúng với mong đợi của mọi người.
Cảnh-Sát mới xuống đến Xã, các "Xã an-ninh" mà thôi, và chỉ là Cảnh-Sát Sắc-Phục, không làm điệp-báo,
không lùng+diệt địch, và cũng không chống-cự nổi nếu bị đối-phương tấn-công. Ðặc-Cảnh chỉ ở cấp Quận, và
Ban Tác-Vụ chỉ có mấy người, làm sao nắm hết các Xã, các Thôn trong khắp khu-vực trách-nhiệm của mình,
nhất là khi không có đủ phương-tiện để tổ-chức các đường dây... (trong lúc VC từ lâu đã mọc rể nảy mầm từ hạ-
tầng nông-thôn)" (trang 316)
Tóm lại, nhƣ lời giới-thiệu đầu sách, "Về Vùng Chiến-Tuyến" là mặt trái của tình-hình, những "bí-mật lịchsử",
tự chúng giải-đáp vấn-nạn: "Tại sao Việt-Nam Cộng-Hòa bại-vong?"
*
Trên đây là một số đoạn trích trong hồi-ký của Lê Xuân Nhuận. Tôn-trọng ý-kiến cá-nhân, ở đây chúng tôi
không tán-đồng hay chống-đối ý-kiến của anh. Có điều, chúng tôi và một số bạn đã có chứng-kiến quang-cảnh
một buổi picnic kỷ-niệm "Ngày Cảnh-Lực mồng 1 tháng 6‖ của Liên-Hội Cựu CSQG Bắc Cali, trong đó đã có
sự hiện-diện của thiếu-tƣớng Nguyễn Khắc Bình, cựu Tƣ-Lệnh CSQG, sau khi "Về Vùng Chiến-Tuyến" mới
đƣợc phát-hành. Khi Lê Xuân Nhuận đến nơi thì hầu nhƣ các cựu-đồng-nghiệp của anh đều có vẻ dè-dặt đối với
anh, một trong số ít niên-trƣởng của ngành; đến khi thấy thiếu-tƣớng Bình và anh đã chuyện-trò vui-vẻ với
nhau, họ mới trở lại bình-thƣờng.
Ðặc-biệt hôm đó không thấy có cựu viên-chức CSQG nào sờ đến chồng sách của anh mà Ban Tổ-Chức
nhận từ nhà xuất-bản bày bán trên bàn. Phải chăng là họ đã thấy thấp-thoáng hình-bóng của bạn đồng nghề (hay
của chính mình?) trong đó, nên vì "tự-ái nghề-nghiệp" mà phải giả-vờ nhƣ không quan-tâm (vì họ đã đọc, hoặc
đã nghe nói về nội-dung rồi)?
Trong lúc đó, mặc dù không đƣợc quảng-cáo rầm-rộ, nhất là không có những buổi "ra mắt sách" nào, "Về
Vùng Chiến-Tuyến" của Lê Xuân Nhuận vẫn đã đƣợc quảng-đại độc-giả tiếp nhận, tiêu-thụ hết trong một thờigian
ngắn.
Hôm nay nhân-loại đã giã-từ thế-kỷ cũ, bƣớc vào một thế-kỷ mới, một thiên-niên mới, chúng tôi thiển-nghĩ
nếu có đọc lại hồi-ký của anh trong hoàn-cảnh mới, thì chắc các độc-giả vốn khó tính sẽ có một thái-độ mới, vôtƣ
hơn, hầu rút ra đƣợc từ đó, cũng nhƣ từ nhiều tác-phẩm nghiên-cứu khách-quan khác, những kinh-nghiệm
lịch-sử quý-báu, hầu phát-huy ƣu-điểm và loại-trừ khuyết-điểm cho mình và cho mọi ngƣời, trong một Lực-
Lƣợng Cảnh-Sát mới, một Chính-Quyền Quốc-Gia mới, nói chung là trong sự-nghiệp Cứu Nƣớc và Dựng Nƣớc
của Toàn Dân về lâu về dài trong Tƣơng-Lai.
DIÊN NGHỊ
("Việt-Báo San Jose", Xuân Canh-Thìn 2000)
("Thời Báo", San Jose, số 2717, 2718, Thứ Sáu, Thứ Bảy 11, 12-02-2000)


No comments: