Tổng Quan Văn Chương
Của Nguyễn Thị Thụy Vũ
Hồ Trường An
Từ khi khởi nghiệp vào năm 1967 cho tới năm 1975,
Nguyễn thị Thụy Vũ đã trình làng 10 tác phẩm như
sau: ''Mèo Đêm'' (tập truyện), ''Lao Vào Lửa'' (tập
truyện),''Ngọn Pháo Bông'' (truyện dài), ''Thú Hoang''
(truyện dài), ''Chiều Mênh Mông'' (tập truyện), ''Khung
Rêu'' (truyện dài), ''Như Thiên Đường Lạnh'' (truyện
dài), ' Nhang Tàn Thắp Khuya'' (truyện dài), ''Chiều
Xuống Êm Đềm'' (truyện dài), ''Cho Trận Gió Kinh
Thiên'' (truyện dài). Chị chường mặt trên văn đàn
giữa lúc Nhã Ca viết chuyện anh tiền tuyến em hậu
phuơng pha một chút bóng dáng văn chương thời
thưọng, giữa lúc Túy Hồng le lói văn chương hâm
hấp tình dục, giữa lúc Trùng Dương và Nguyễn Thị
Hoàng mải miết chạy theo văn chương hiện sinh...
Văn chương Thụy Vũ thật khó xác định. Chị viết về tâm sự cô đơn của các cô gái già, chị viết
về xã hội các cô gái buôn hương bán phấn, chị viết về sinh hoạt của gia đình nhiều biến cố có
liên quan đến thời cuộc và đến những khúc quanh của lịch sử. Đó là thứ văn chương hiện thực
xã hội pha trộn một chút bóng dáng văn chương nổi loạn vốn là tàn dư sót muọn của văn
chương hiẹn sinh. Trừ Nhã Ca ra, bốn nhà văn nữ Trùng Dương, Túy Hồng, Thụy Vũ và
Nguyễn Thị Hoàng xiển dương thứ văn chương tình yêu truợt qua tình dục, không cần miễn
cưỡng, không cần chống đói sự trượt ngã ấy. Văn chưong của họ phải tách ra phong cách cô
giáo, phải phản ảnh trung thực cái ước vọng của họ, không cần ngụy trang nếp suy nghĩ của
mình. Họ sống sượng, ngang ngược, rồi bù lu bù loa, rồi tru tréo, rồi dẩy đành đặch với thứ
cảm tính bung vỡ như trái lựu đạn rút chốt nổ tứ tung. Nhưng Nhã Ca vẫn có những truyện
ngắn khá nổi loạn, tách rời lối văn những kẻ đi trước mình như Thụy An, Mộng Sơn Nguyễn Thị
Vinh, Linh Bảo, Đặng Thị Thanh Phưong, Minh Quân, Minh Đức Hoài Trinh... Cho nên Nhã Ca ,
Túy Hồng, Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng trở thành 5 cây bút phụ nữ thời danh lẩn thời thượng
gây biết bao dao động trong văn giới. Nhã Ca cũng dùng bút pháp khi thì rống la khóc lóc, khi
thì mơn man quá trớn, chị cũng tô đậm sắc thái tình cảm một cách cẩu thả, buông lung. Nhưng
cả năm mở rộng cách yêu đương đôi lứa rồi đặt lại vấn đề về yêu cái tự do cá nhân, sự mến
chuộng cuộc sống riêng tư. Họ xiên dương sự thành khẩn với chính mình, sự can đảm đạp
nhầu lên cách thưởng ngoạn cổ truyền của thành phần đa số độc giả có đầu óc bị đóng khung
trong lề thói đạo đức. Đó là một đặc điểm rất kỳ đặc, rất lộng lẫy trong văn giói làm chấn động
một thời đại của nền văn chương Miền Nam Việt Nam trong bối cảnh ngập tràn khói lửa máu
xương.
* * *
Xin điểm qua các cuốn sách của Nguyễn Thị Thụy Vũ đã xuất bản:
2
* ''Mèo Đêm'': Khi quyển sách này nhà xuất bản Thời Mới trình làng thì chỉ gồm có 4 truyện
ngắn. Hai truyện ngắn '' Một Buổi Chiều'', ''Đợi Chuyến Đi Xa'' nói về tâm trạng ray rứt thèm
thuồng tình yêu lẫn tình dục của một cô gái già. Hai truyện ngắn '' Mèo Đêm'', ''Nắng Chiều
Vàng'' viết về các cô bán snack bar dan díu với bọn lính Mỹ. Khi được nhà xuất bản Kim Anh tái
bản thì có thêm 2 truyện ngắn '' Bóng Mát Trên Đường'' và ''Miền Ngoại Ô Tình Lẻ''; hai truyện
ngắn này cũng chỉ nói lên niềm cô đơn của tác giả được thể hiện qua hai nữ nhân vật chánh.
Văn chương tình tự của tác giả êm dịu, đôi lúc thơ mộng nữa là khác, nhưng đôi lúc lại le lói
mầm mống nổi loạn .
* ''Lao Vào Lửa'': Đây là quyển sách thuần túy viết về nếp sinh hoạt của các cô điếm trá hình
các cô chiêu đãi viên trong các snack bar. Hai truyện ngắn ''Chiếc Giường'' và ''Lao Vào Lửa''
lấy bối cảnh tại một snack bar ở Sài Gòn, còn truyện ngắn ''Đêm Nổi Lửa'' lấy bối cảnh ở nhà
thương khám bịnh hoa liễu mà thời nhân gọi là Nhà Thương Bạc Hà. Nhân vật chánh bị bắt đi
'lục-xì'' và bị giam lỏng ở nhà thuơng ấy. Muốn thoát ra khỏi nhà thương ấy, đương sự thông
đồng với kẻ bị giam đồng cảnh ngộ với mình và người tình nhân Việt Nam ở bên ngoài. Đợi vào
tới đêm cận Tết, cả bọn nổi lửa gây hỏa hoạn để thừa lúc hổn loạn chạy thoát ra ngoài.
* ''Chiêu Mênh Mông'': Tập truyện này gồm có một truyện tả tâm trạng những nhân vật cô
đơn như truyện ngắn ''Chiều Mênh Mông''(cùng tựa với tập truyện). Truyện ngắn''Tiếng Hát''
miêu tả cái bỡ ngỡ cô thiếu nữ lạc loài theo kiểu tha phương cầu thực. Tình cờ cô bước vào cái
xã hội văn nghệ sĩ thời thượng và chịu ăn nằm với một chàng du ca mà không thể nghĩ sự dan
díu sẽ đi tới đâu sau cuộc làm tình không mấy hào hứng đó. Truyện ngắn'' Lìa Sông'' mô tả cô
gái già may mắn tìm được tấm chồng rồi đi đến cuộc hôn nhân ở phần kết thúc câu chuyện ;
nhưng trong cuộc hành trình của cây bút, tác giả cho cô gái rên siết dẩy dụa, than thân trách
phận nghe mà ớn óc. Truyện ngắn ''Cây Độc Không Trái'' mô tả cô gái bán snack bar đi phá
thai. Cách phá thai được tác giả mô tả đến nơi đến chốn làm người đọc rùng mình. Rồi tác giả
mô tả luôn mặc cảm phạm tội của cô gái cùng cái ý tưởng mai sau mình sẽ tuyệt tự. Truyện
ngắn ''Trôi Sông'' và truyện ''Đêm Tói Bao La'' với bút pháp dữ dằn, với cốt truyện phanh phui
tàn nhẫn cái bản năng giông bão của hạng cùng đinh trong xã hội. Bút giả sẽ khai thác 2 truyện
ngắn này sau.
* Thú Hoang: Mô tả cái thế giới nữ sinh trong trường công lập tại tỉnh lẻ. Các độc giả đừng
hòng gặp cái thời kỳ thơ mộng quý báu của thuở học trò. Ba nữ nhân vật chánh, cô thứ ba thì
bị tên nam sinh trường khác cưỡng dâm, cô thứ hai thì dan díu với tên nam sinh sở khanh đến
đỗi ôm hoang thai và ả ta lại phải phá thai, còn nữ nhân vật thứ nhất xưng tôi vì chán không khí
u trầm nơi tỉnh lỵ cố hương nên bỏ nhà lên Sài Gòn để làm cuộc đời mới. Nhưng trong chuyến
xe đò, y thị gặp tên nam sinh sở khanh, cảm thấy mềm lòng lõng dạ khi được hắn ve vãn. Tới
đây tác giả chấm dứt câu chuyện. Không ai có thể đoán biết cuộc đam mê sẽ đưa đẩy y thị tới
đâu.
* ''Ngọn Pháo Bông'': Đây là truyện dài mô tả tâm trạng một cô gái buôn hương bán phấn về
chiều, nhưng vẫn còn hấp dẫn mấy anh lính G.I trẻ trung. Khốn nỗi cô ta lại yêu loại trai đồng
chủng bị chúng rút rỉa bòn tiền. Rồi cô ta bị đâm chết trong căn appartment mà nhà chức trách
không sao tìm ra thủ phạm. Đây là một nhân vật có thật tên Yến có hổn danh là Yén Ngựa mà
3
giới ''chị em ta'' và giới vũ nữ trong các vũ trường hoa lệ ở Sài Gòn đều biết tiếng. Nhưng tác
giả đổi tên cô ta là Thắm Ngựa. Cái chết của cô ta được báo chí xôn xao cả tuần.
* ''Như Thiên Đường Lạnh'' : Chuyện đời sống của đôi vợ chồng định cư trên một giang đảo
(cù lao An Thành đối diện với chợ tỉnh Vĩnh Long qua nhánh sông Cổ Chiên). Chồng là thầy
giáo tiểu học, tánh lông bông, ưa ngoại tình, không hẳn là người tham thanh chuộng lạ, không
hẳn là thứ ưa thú vui tửu sắc, mà là chán cái lập đi lập lại rất vô vị của cuộc sống không biến
cố. Vợ là người đàn bà đảm đang, ghen tương, hổn hào nhưng hết dạ yêu chồng. Người chồng
vốn thích cuộc sống thay đổi, nhưng không dám sống dù có gặp sự thay đổi thực sự đi nữa. Y
ta cảm thấy cuộc sống hầu như ngưng đọng ở vùng nửa chợ nửa quê, rồi vì tinh thần bạc
nhược nên y ta vẫn giữ nghề gõ đầu trẻ, lóng ngóng một sự thay đổi, nhưng sự thay đổi không
hề xảy đến. Cuốn sách toát ra không khí chán nản, uể oải như không khí trong truyện dài ''Băn
Khoăn'' của Khái Hưng.
* ''Nhang Tàn Thắp Khuya'' : Đây là câu chuyện người vợ đảm đang yêu
chồng, gánh vác hoàn bị giang sơn nhà chồng vốn là đại gia thuộc thành phần trưởng giả.
Nhưng không ngờ, một ngưòi bạn chồng hiện đến. Y ta bạc nhược tinh thần, trái hẳn cái vững
chải lành mạnh của chồng. Người vợ vốn cảm thông, rất bao dung và hay mềm lòng đói với kẻ
yếu đuối. Nàng không ngờ từ tấm lòng hào sảng của mình, nàng lún sâu vào tình yêu. Người
bạn chồng và nàng đều hiểu nhau rằng họ đã yêu nhau, người bạn hăm hở tiến tới, còn người
vợ vì lễ giáo nên chỉ biết đau khổ trốn vào bổn phận vợ hiền. Song song với tình yêu chồng,
người vợ có một niềm bí mật vạn phần lộng lẩy để cất giấu trong kho tàng kỷ niệm của riêng
mình.
* ''Chiều Xuống Êm Đềm'': Truyện xảy ra vào thập niên thập niên áp chót
của thế kỷ 19. Đôi vợ chồng già trưởng giả ở làng Đạo Thạnh , tỉnh Mỹ Tho sống cô đơn,
nương tựa vào nhau. Hồi xưa, vào tuổi hoa niên, người chồng đã từng chứng kién người cô
ruột hãy còn là xử nữ của mình trong chuyến hải trình từ Huế vào Nam Kỳ bị làm lễ tế thủy thần
cầu cho biển lặng sóng êm. Chủ thuyền và cả bọn hành khách mê tín trong thuyền nhẫn tâm
liệng người thiếu nữ ấy xuống biển cho Long Vương làm vợ bé. Khi trưởng thành, đương sự
cưới một người thiếu nữ họ hàng với ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt làm vợ. Nhưng nghiệt thay,
sau đó Lê văn Khôi, con nuôi ngài Tả Quân khởi loan, rồi bị triều đình tiêu diệt. Họ hàng của
ngài Tả Quân đều bị xử tử theo án tru di tam tộc. Người vợ họ Lê dùng bột tỳ sương tự vận để
khỏi bị lôi ra pháp trường xử chém. Người chồng khốn khổ đó sau đó ít lâu tái hôn với một thiếu
nữ khác. Dù được người vợ sau yêu thương và tận tụy săn sóc, nhưng hai vết thương trong
tâm khảm người đàn ông khốn khổ kia không thể nào phai mờ. Người vợ sau chỉ sinh hai cô
con gái. Cả hai đều xinh đẹp và hiếu hạnh, đều được lấy chồng có địa vị cao sang trong xã hội,
làm vẻ vang cho cha mẹ. Con gái lần lượt theo chồng. Dưới mái nhà cổ kính âm u chỉ còn đôi
vợ chồng già. Đây là lúc lão ông sống hoàn toàn với dĩ vẫng đau thương. Và đây là lúc lão bà lo
sợ cái chết cướp mất một ai trong hai vợ chồng để người ở lại chịu cảnh lẻ loi trong buổi hoàng
hôn cuộc dời.
*. ''Cho Trận Gió Kinh Thiên'': Đây là một xã hội thu nhỏ ở một xóm lao động ở chặng giữa
Chợ Đũi và bót cảnh sát Quận 3 của Thủ Đô Sài Gòn. Khu xóm ở gần đình Phú Thạnh và tòa
Đại Sứ Căm-bốt trước năm 1975. Trong xóm ấy có nhà chứa điếm, có các chiếu bạc sòng bài,
có quán nhậu, có chỗ hút nha phiến... Trong khung cảnh có tứ đổ tường ấy, trừ hai nhân vật
4
chánh có ăn học là đôi tình nhân Đồng và Nguyệt, còn ngoài ra thì gồm những nam nhân vật
thuộc hạng đá cá lăn dưa, những nữ nhân vật thuộc hạng Chằn ăn trăn quấn. Mỗi nhận vật
đều có cá tánh riệng, có cuộc sống riêng tư bê bối riêng. Đàn bà gặp lúc phong trào Mỹ qua
Việt Nam tham chiến, đua nhau lấy Mỹ. Rồi còn vụ ngoại tình, vụ tham dâm chuộng dục,
chuyện mê bài bạc sa đà, chuyện buông thần bán thánh. Tác giả dùng ngòi bút của mình đập
mạnh vào hoàn cảnh và nội tâm mỗi nhân vật để họ lòi ra nguyên vẹn cái bản năng đê tiện lẫn
một vài căn tánh được thiên lương soi sáng. Nhiều chi tiết sinh động làm cho tác phẩm lồ lộ nét
sống thực tươi rói. Trước đó, quyển truyện dài ''Thềm Hoang'' của Nhật Tiến dù đoạt giải nhất
về văn chương của giải Văn Hoc Nghệ Thuật Toàn Quốc lại thiếu chi tiết đặc thù và sống thực.
Cho nên khi được tái bản ở Việt Nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa thì nó bị chê bai dè bĩu là
tác giả chỉ viết được vài chuyện chung chung hoặc chuyện hư cấu mà ai ai cũng đã biết qua
rồi. Văn hào Léon Tolstoi cho rằng chi tiết làm nên đại cuộc. Nhật Tiến không có chi tiết đặc sắc
theo nhu cầu đòi hỏi của văn chương. Trái lại Thụy Vũ tìm gặp những chi tiết ấy trong một cái
xã hội có thật nên nét đặc thù của chúng được hiển lộ toàn vẹn và được khai thác triệt để.
Chắc chẳng có ai chịu khai thác chuyện bà mẹ trong căn gác xép ngồi niệm Phật thì cô con gái
lợi dụng đêm tối không trăng, chỗ khuất cột đèn nen đem tình nhân của mình hì hục làm tình ở
ngoài bao lơn khiến bà ta than thở rồi rầy rà : ''Mèn ơi, mỗi khi mình mở miệng niệm Phật thì ở
ngoải tụi nó làm đùng đùng như cù dậy''. Lại có một vận sự nữa. Đôi vợ chồng già chỉ ở chung
với nhau vì nghĩa, hết còn vì tình. Ông chồng đau ốm dây dưa làm phền bà vợ trong khi bà mê
sa bài bạc. Khi ông hấp hối, đứa cháu đến sòng bài tứ săc báo tin cho bà hay. Bà nhứt định
đánh cho tới đứt chến mới về nhà lo ma chay cho chồng. Bà già này có đứa em gái vừa câm
vừa điếc. Văy mà y thị tìm đâu được vài tên đàn ông vô danh nào đó gieo giông để y thị lần
lượt đẻ hai đứa con cho chị mình nuôi. Đến khi y thị lăn đùng ra chết, bà già mê bài bạc kia
vẫn tiếp tục đánh tứ sắc trong khi xác em gái mình còn nằm trên gác chưa tẫn liệm.
* * *
Nếu bình tâm mà xét, trong mười tác phẩm gồm truyện ngắn lẫn truyện dài thì chỉ có ''Cho Trận
Gió Kinh Thiên'' (truyện dài) cùng ba truyện ngắn '' Trôi Sông'', ''Đêm Tối Bao La'' và ''Lòng
Trần'' là đáng nói hơn vì những tác phẩm này đập mạnh vào cõi ấn tượng độc giả bằng những
nhát búa khốc liệt. Những truyện ngắn lẫn truyện dài khác, kể cả quyển ''Khung Rêu'' đã từng
đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc năm 1970 cũng chỉ xây được cái nền mống và các
rường cột cho ngôi nhà văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ mà thôi. Chính 1 truyện dài và 3
truyện ngắn mà tôi vừa kể mới thắp hào quang cho văn nghiệp kia, mới làm rạng ngời thần trí
sáng tạo của tác giả. Nhã Ca viết về cảnh hậu phương xa tầm lửa đạn khói súng. Văn chương
quá hiền. Túy Hồng rống la tru tréo thân phận đàn bà bị thiệt thòi. Cũng còn hiền thôi. Trùng
Dương và Nguyễn Thị Hoàng chạy theo gót văn chương mệt mỏi, chán chường, bồn nôn, bợn
dạ, ói mửa lung tung của chủ nghĩa hiện sinh . Cũng vẫn còn hiền. Nhưng Nguyễn Thị Thụy Vũ
qua 3 truyện ngắn và 1 truyện dài kia có thể cứa mạnh vào tâm khảm độc giả những nhát dao
độc địa, những lằn roi tàn nhẫn. Còn ngoài ra những tác phẩm truyện dài truyện ngắn khác chỉ
đọc dược thôi, không khởi sắc, không làm khách thưởng ngoạn sành điệu khác khởi hứng bao
nhiêu.
Những cây bút phụ nữ ở hải ngoại chỉ có Hàn Song Tường, Nguyễn Thị Thanh Bình và Lê Thị
Thấm Vân với các tác phẩm xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 là triển khai cái dữ dằn của
Dostoiecski, của Yukio Mishima nên văn chương họ đôi lúc làm bàng hoàng và xây xẩm người
đọc. Họ đã trở thành ngoại lệ. Họ thăng hoa bằng một tốc độ khủng khiếp. Họ tràn lướt qua 5
cây bút thời danh vào thập niên 50 của thế kỷ vừa qua như Lê Thị Huệ, Phan thị Trọng Tuyến,
Trần Diệu Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Thị Hoàng Bắc bằng những bước chân
5
khua động hơn. Còn những nhà văn nữ khác hoặc đồng thời hoặc hậu bối với quý bà có lối văn
chương dữ dằn kia, lớp thì lỡn vỡn chút khói sương lãng mạn như Hoàng Nga, lớp thì gọt dũa
và chạm trổ cảm xúc hoặc thêu thùa hoa lá cành trên cái mặt ngoài của cuộc sống; đó là
trưòng hợp của Đặng Mai Lan, Lê Thị Minh Hà. Còn lớp thì còn nắm nuối loại văn chương hiện
thực đang hồi héo úa như Trần Thị Diệu Tâm. Tìm không ra, kiếm không nổi nhiều cây bút phụ
nữ khác dám đương đầu với những cái thô bạo, cái nhám nhúa sần sùi trong cuộc sống. Lại
còn không có cây bút phụ nữ nào khác dám lột trần lớp ngụy trang cái bình diện an lành dối trá,
cái thỏa hiệp hèn mọn đối với cuộc sống giả tạo.
Ở hải ngoại, 4 truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ được các báo đăng đi đăng lại nhiều nhất
là : ''Đêm Tói Bao La'' , ''Lòng Trần'' và ''Quê Nhà''. Truyện ngắn ''Lòng Trần'' đạt đến pham vi
Duy Thức Hoc của Phật giáo. Điều đó đã đưa tên tuổi tác giả lên cao trong khoảng đầu thập
niên 70 của Thế kỷ 20.
Nguyễn Thị Thụy Vũ không hề nêu tình ý gì rõ ràng trên mặt chữ. Chị viết khơi khơi, chỉ trình
bày diễn biến của sự việc. Nhưng ở truyện ngắn ''Lòng Trần'', ẩn sau mặt chữ của chị thấp
thoáng bao điều làm chúng ta ray rứt bàng hoàng khiến chúng nghĩ ngợi không thôi. Một chân
trời tư tưởng mênh mông và thăm thẳm? Một bí nhiệm nằm sau lưng cuộc sống hay ở ngay
trong cuộc sống? Làm sao chúng ta nắm bắt được trọn vẹn ý tình của chị? Tuy nhiên, chúng ta
vẫn cứ tiếp tục ray rứt bàng hoàng, vẫn cứ tiếp tục suy gẫm...
* ''Trôi Sông'': Truyện ngắn này gồm 2 nhân vật bị hất ngoài lề của xã hội giàu sang mà họ
dã từng ao ước. Một lão già có cô gái làm hầu thiếp cho một viên quan tri phủ về hưu. Lão chỉ
được cấp dưỡng bằng số tiền quá ít oi, ăn uống đạm bạc theo bực tôi tớ trong nhà. Một mụ đào
hát bội già nua đã hết thời từ lâu, phải về cái xóm ngoại ô tỉnh Vĩnh Long hẩm hút cháo rau cho
qua ngày đoạn tháng. Nhưng ai cấm lão già mơ vào một ngày đẹp trời nào đó, con gái lão
được Trời ngó lại để xui khiến cho quan phủ sủng ái y thị, chu cấp tiền bạc bộn bàng cho y
thị?. Ai cấm mụ đào hát bội nhớ tiếc vào thời dĩ vãng vàng son, mình được các bậc hào phú
trưởng giả đưa đón và nuông chiều ? Trong lúc quăng mình thăng hoa vào ảo tưởng chói lọi
ánh vinh quang, họ tưởng chừng mình hóa thân vào một người hào hoa khác hẳn con người
hiện tại. Họ cần phải hưởng thụ. Cho nên họ cụp lạc với nhau. Lão già trong lúc hành dâm, chết
trên mình mụ đào hát bội già. Tới sáng, mụ mới biết người bạn chăn gối với mình tối hôm qua
đã cưỡi ngựa gió chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế rồi. Mụ nổi cơn điên la hét khủng khiếp.
* ''Đêm Tối bao La'': Khi được đóng góp vào quyển tuyển tập truyện ngắn
của nhiều tác giả''Ba Miền Mười Khuôn Mặt'', truyện ngắn này có cái tựa là ''Bà Điếc''. Khi được
vào tập truyện '' Chiều Mênh Mông'' của Nguyễn Thị Thụy Vũ' thì cái tựa của nó được đổi thành
''Đêm Tối Bao La''. Cốt truyện như sau : Trong ngôi nhà cổ kính của một gia đình địa chủ đang
hồi suy sụp có cô gái già mập ú tên Linh ở chung với bà đầy tớ già điếc lác được gọi là ''bà
Điếc''. Cha mẹ cô Linh đi làm ăn ở xa. Cô mòn mỏi đợi có người đến hỏi cưới, nhưng chẳng có
anh chàng nào tình nguyện cho cô trao thân gửi phận Túng thé cô dan díu với một người đàn
ông tên Duy xấu trai, gia thế và tung tích mơ hồ, tư cách và tâm địa chẳng có gì đặc sắc. Bên
cạnh cô, bà Điếc sống náo nhiệt hơn cô với tâm tánh quái dị, với tình trạng dở điên dở khùng.
Với thân phận tôi tớ không thể lấy chồng được, không có tiền ăn diện lại già nua xấu xí, cho
nên bà Điếc dù rụng răng cũng tỏ ra mình văn minh tân thời như ai. Bà mua kem chà răng ... để
đánh nướu răng, chắt mót tiền đi uốn tóc, nhưng vì biết bà khùng nặng nên các tiệm uốn tóc từ
chối. Bà yêu một ông già có vợ, nhưng ông ta chỉ cặp xách bà qua đường mỗi khi từ dưới quê
lên chợ tỉnh mua sắm. Rồi bỗng dưng cái ảo tưỏng (les illusions) muốn làm trẻ đẹp, muốn có
cuộc sống người tân thời, muốn có tình yêu của bà ta vụt biến thái thành những khải tượng (les
6
visions) quái đản. Bà thấy giữa ngày có ác thú hoặc cơn lụt lội hay cơn hỏa hoạn xảy đến. Có
đêm bà thấy Linh bị kẻ lạ cưỡng bức. Kết cuộc câu chuyện, bà Điếc chết vì chứng xơ gan, còn
Linh bị tên Duy tặng cho cái bầu, nên cô phải phá thai và dự định lên Sài Gòn để xa lánh cuộc
sống hẩm hiu trong ngôi nhà quạnh vắng tại miền ngoại ô tỉnh lỵ.
Xin đọc đoạnchót trong truyện ''Bà Điếc'' tiền thân của ''Đêm Tối Bao La'' đã đăng trên đặc san
Phù Sa Sông Cửu vào dịp Tết năm Giáp Tuất (2004) do Hội Ái Hữu Vĩnh Long & Vĩnh Bình &
Sa Đéc ở Houston, Texas thực hiện :
Anh Duy! Sau vụ phá thai, em sụt mất mười hai ký thịt. Em gầy gò, xanh xao. Đàn ông như anh
là kẻ vô trách nhiệm. Anh chớ tưởng sức mấy mà em trả đũa chuyện anh bỏ em bô vơ với cái
bào thai trong bụng được ba tháng. Đêm đêm, em giựt mình, có cảm tuởng mình là kẻ sát
nhân. Mai sau xuống âm ti địa ngục , cũng riêng mình em chịu tội. Càng tội hơn là lúc đầu, em
chẳng mảy may bị lương tâm cắn rứt.
Bà Bảy Điếc đã chết. Tới phút lâm chung, bà chịu rửa tội để về với Chúa. Lẽ nào, một cô gái trẻ
như em ở bên lề cái thế giới âm hồn như vầy mãi sao anh?
Bây giờ em chỉ còn hai lượng vàng và và cái máy may. Đợi cho đỏ da thắm thịt để che mắt thế
gian, em sẽ tiếp tục may thuê cho thiên hạ. Đời em chưa hẳn tàn như cảnh chợ chiều. Em sẽ
chắt mót từng đồng để tìm bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ. Em sẽ cho bơm cái ngực teo trở thành cái
ngực vĩ đại, sẽ nhờ ông ta vá lại màn trinh. Để rồi anh xem. Em sẽ lấy chồng sĩ quan Thủ Đức.
Nhứt định đời em chưa lâm vào ngõ bí đâu. Trả thù anh, chẳng lẽ em mướn du côn đánh anh.
Em sẽ làm một người đàn bà phong nhã. Đôi lúc em còn mơ đi học hát để trở thành ca sĩ phòng
trà.
Giờ đây thì em cô đơn quá. Ba má em trị cái tội lầm lỡ của em bằng thái độ hắt hủi, bỏ liều.
Quần áo em giờ đây rộng phùng phình. Phải sửa sang lối ăn mặc, trang diện, em mới báo thù
anh, cho anh sáng mắt ra là con Linh nầy không phải là thứ gái gặp chuyện rủi ro là đem nước
mắt ra giải quyết.
Nhìn trẻ con lối xóm, em đau lòng. Phải chi anh chịu làm cha thì con chúng ta sẽ chường mặt
với thế gian. Trời sẽ phat em. Mai sau dù có chồng đàng hoàng, em sẽ tuyệt tự. Em vốn hiền
lành, nhân đạo, tại anh, tại anh đó, em mới làm kẻ sát nhân.
Em sẽ đi r a khỏi tỉnh nhà, chạy trốn ám ảnh quá khứ. Mùa nầy có ốc gạo và xoài tượng. Các
bà mang bầu tha hồ ăn cho thỏa thích bù tới lúc nằm giường cữ chỉ ăn cơm trắng với cá kho
khô. Bây giờ em bịnh hoạn, chẳng ăn gì ngon, lại ngủ không được. Nhắm mắt lại em thấy đứa
nhỏ bò qua bò lại, nhe hai cái nướu trống trơn ra cười với em. Lại nữa hình ảnh bà Điếc ám ảnh
em từng giây phút, ban đêm lẫn ban ngày. Biết đâu em sẽ là phản ảnh của bà sau nầy, điên
cuồng vì khát vọng mà quên mất tuổi già.
Ôi! Em sẽ chết trong êm vắng, trong ám ảnh vầy vò chăng ? Em phải đi, phải đi...
(trang 140)
* * *
Truyện ngắn ''Lòng Trần'' trong tuyển tập truyện ngắn gồm nhiều tác giả ''Những Truyện Ngắn
Hay Nhất Trên Quê Hương Chúng Ta'' do Sóng xuất bản vào năm 1973. Trước đó, hình như
vào năm 1969 thì phải, truyện ngắn nầy được đăng trên tập san Văn do Nguyễn Đình Vượng
làm chủ nhiệm, nó có cái tựa là ''Muổng Nước Mắm''. Truyện kể như sau:
7
Năm Thàng là cô đào hát bội, thanh sắc lẫy lừng được một ông phú hộ say mê. Ông tình
nguyện gia nhập gánh hát để được theo bước lưu diễn của cô. Ông săn sóc cô và soạn tuồng
để cô diễn. Cảm động tấm chung tình của ông, cô bỏ nghề hát để làm vợ ông. Rồi đó, ông
chồng chết vì tai nạn sét đánh, đứa con của cả hai cũng chết sau đó ít lâu. Cô Năm Thàng cắt
tóc đi tu, lấy pháp danh là Diệu Tâm, sống khổ hạnh, giữ trai giới rất nghiêm nhặt cho tới tuổi
già bóng xế. Ngờ đâu, trong phút hấp hối, sư nữ Diệu Tâm đòi húp một muổng nước mắm.
Nhưng họ hàng thân tộc của bà cho rằng bà sắp thành chánh quả mà còn bị quỉ ma theo khuấy
phá để bà bị tội phạm giới. Cho nên họ nhất định không chiều theo ý của bà. Bà chết trong cơn
hành hạ của thể xác, trong cơn thèm thuồng không được thỏa mãn. Càng chua xót hơn, trong
phút lâm chung, bà quên mình là kẻ tu hành mà chỉ nhớ mình là cô đào hát bội Năm Thàng:
... Tất cả đứng im lặng chung quanh giường chờ đợi phút nghiêm trọng của ni cô trong khi ni cô
vật vã từng đợt với Tử thần. Tiếng nói của bà vụt sang sảng như lúc còn trên sân khấu. Giọng
nói trong trẻo, tỉnh táo nhưng đôi mắt bà vẫn nhắm nghiền:
-- Tôi mới biết thương mình, mấy năm mình khổ công theo đuổi tôi, mình đặt tuồng cho tôi
hát.
-- Con gắng học hành cho đỗ đạt làm quan nghe con cưng của má.
-- Tôi chỉ thích sắm vai Đoàn Hồng Ngọc hơn làm Phàn Lê Huê. Mình thích tôi diễn vai nào
nhứt?
-- Bớ nầy Tiết Giao! Ớ nầy bạc tình lang! Mặt chàng đẹp mà làm chi? Lời chàng ngọt ngào
làm chi? Để thiếp ngày nay mất ngọc, thân thiếp bơ vơ.
Cả một ký ức trồi nhanh lên óc bà rõ rệt và nhanh như một phim quay hết tốc lực của nó. Bà
độc thoại từ quãng đời sân khấu đến quãng đời làm vợ ông phú hộ Thọ. Giọng bà đang sang
sảng vụt dừng lại, dưới ánh đèn hiu hắt, ni cô mở trừng trừng đôi mắt trắng nhợt như cố thu
hình ảnh sau cùng của đời sống và ni cô quờ quạng hai bàn tay trơ xương với lời van vỉ đứt nối:
-- Hãy cứu tôi, cho tôi một muỗng nước mắm thôi.
Cô cháu dâu nhìn bà em họ:
-- Mợ ơi! Mợ nhờ sư sãi đọc kinh trừ tà nghen. Cần nhứt là canh giữ đừng
cho ai đem nước mắm lại.
Bà em họ tức mình:
-- Để tôi đọc kinh cứu khổ. Hồi xưa Phật Thích Ca gần đắc đạo thì ma vương
tới phá. Còn chị nầy sắp về Tây Phương tới nơi cũng chưa yên thân.
Tác giả trình bày sự việc theo lối kể truyện ở đoạn hồi ức về dĩ vãng vàng son của ni cô Diệu
Tâm. Nhưng ở đoạn tả cảnh chùa trong phần nhập đề, ở đoạn bà nằm trên giường bệnh, tác
giả mới thật sự viết văn. Bút pháp của chị đơn giản, đôn hậu và chân phương qua lối dụng ngữ
miền Nam Kỳ Lục Tỉnh rất hồn nhiên và linh hoạt.
Từ nếp sống lưu diễn vinh quang, kinh qua nếp sống khuê các trên nhung lụa để đi đến nếp
sống tịnh trai khổ hạnh trong chùa, ni cô Diệu Tâm (hậu thân của nữ nghệ sĩ Năm Thàng) phải
gồng mình khép mình trong trai giới. Đó không phải bà tu vì giác ngộ lẽ vô thường mà là để trốn
tránh nỗi bất hạnh đau thương. Từ khởi điểm, bà đã đi lạc đường lối tâm linh. Bà trốn tránh cái
thất vọng chứ không chịu quán niệm về cái Tánh Không của vạn hữu để thấy cái phù ảo huyễn
hoặc của thuận cảnh hay nghịch cảnh trong kiếp sống. Bà không dám đối diện với thất vọng
đau thương để phá mê diệt khổ. Đau thương, thất vọng, đam mê, đắc ý, khoái lạc, tất cả đều là
phiền não do cái Ngã tạo nên. Càng trốn tránh cái Ngã, nó chỉ tạm thời lặn sâu dưới Tàng Thức
chúng ta. Nhưng hễ có cơ hội thuận tiện là nó trồi lên bình diện của ý thức. Nó vùng vẫy, hung
8
hăng đánh phá tâm thức chúng ta. Đó cũng giống như cái lò so mạnh bạo bị dồn nén tối đa.
Nhưng đến một khi nào đó, sự dồn nén lơi đi, nó bung ra với sức vùng vẫy cũng không kém dữ
tợn. Trong trường hợp ni cô Diệu Tâm, bà càng gồng mình trì giới, thì càng bị sức quyến rũ của
giới cấm thu hút. Khi còn mạnh khỏe, bà còn đủ sức áp đão nó bằng ý chí kiên cố. Nhưng khi
đau yếu, ý chí đó trở nên bạc nhược nếu không tiêu tan rời rã đi. Nó vùng lên như họng hỏa
diệm sơn khạc lửa và tuôn phúng xuất thạch không ai cưỡng nổi. Nó như quả bóng ném mạnh
vào bức tường để rồi dội ngược vào người ném một cách thô bạo.
Thân xác bà mòn mỏi trong giấc hôn mê chập chờn, bà nghe tiếng tụng niệm ngoài chánh điện.
Trong bóng tối mù mờ, loáng thoáng có tiếng muỗi vo ve, đột nhiên ni cô Diệu Tâm cảm thấy
miệng mình lạt quá, lạt kinh khủng! Phải chi có một chút nước tương để bà nếm thử. Trí óc bà
dán chặt vào ý nghĩ đó, lưỡi bà khô đi đồng thời nước dãi tuôn ra đầy miệng. Thế rồi ý nghĩ bà
trôi xa hơn, nước tàu vị iểu, rồi tới nước mắm. Cơ thể bà vụt bùng lên. Nước mắm! Nước mắm!
Ni cô Diệu Tâm nuốt ực nước miếng. Một nỗi xót xa là nước mắt bà ướt đẫm. Có cái gì chống
đối trong từng thớ thịt, khớp xương của bà.
Bà vụt nghĩ, nếu có một muổng nước mắm chui vào bao tử của bà thì có lẽ những chấn động,
phản đối trong cơ thể mòn mỏi sinh lực của bà sẽ dịu xuống, và muổng nưốc mắm sẽ đem lại
cho bà cái khỏe khoắn để bà ngủ một giấc thật ngon và ngày mai bà sẽ tiếp tục sinh hoạt lại
như cũ dưới mái chùa nầy.
-- Nước mắm! Muổng nước mắm!
Ni cô hoàn toàn quên mất cái hiện tại trong chùa, quên cả mười năm tu hành. Bà rơi trong ý
thức mù mờ chỉ có hình bóng muổng nước mắm bằng sứ trắng chứa một thứ nước vàng trong
suốt như nước trà. Kê miệng mà nếm thử phải biết. Ni cô Diệu Tâm co rúm lại, thở hổn hển. Ba
tiếng ''muổng nước mắm'' như ba nhát búa đập vào đầu óc bà làm bà lảo đảo.
Bà phải uống một muổng nước mắm. Ngày mai dầu có phải đọc kinh sám hối, bà cũng không
màng. Bà tin chắc chắn rằng dầu đọc kinh cứu khổ cứu nạn với Đức Bạch Y Quán Thế Âm Bồ
Tát cũng chưa chắc mầu nhiệm bằng một muổng nước mắm. Nước mắm sẽ là món thuốc tiên
làm cho cây khô trổ bông, làm cho bao nhiêu sinh lực của bà bừng sống lại. Cố gắng hết tận
hơi, bà thều thào gọi chú tiểu kiếm cho bà một muổng nước mắm. Tất cả những người có mặt
quanh giường đều ngạc nhiên lẫn hốt hoảng.
Diệu Tâm lập đi lập lại mấy lần:
-- Mô Phật! Cho tôi một muổng nước mắm, tôi uống vào sẽ hết bịnh liền.
Tiếng kêu gọi van vỉ, thê thảm. Hai tay Diệu Tâm chìa ra tuyệt vọng. Chú tiểu bưng đến gần bà
tách trà ướp sen, kề gần miệng bà. Ni cô khép chặt môi phản đối:
-- Tôi chỉ cần uống một chút nước mắm cho mặn mòi.
Nói xong, ni cô dìm hồn vào cơn đồng thiếp; hai cánh tay gầy guộc còn giương ra quờ quạng
van xin.
Đè nén quá khứ đau buồn vào quên lãng, đè nén thất vọng vì những mơ ước không thành. Đó
không phải là tu hành đúng phép, đúng cách. Tu là dùng ánh sáng trí tuệ để soi bản thể vạn
pháp trong vòng tham sân si rồi đưa tất cả vào Tuệ Giác, vào Tánh Không (cái Không tuyệt đối,
cái gốc rễ rốt ráo) của chúng. Có vậy, bậc hành giả sẽ tu hành một cách hạnh phúc và thảnh
thơi. Đè nén dĩ vãng và niềm đau khổ, nhưng có ai giết chết được chúng đâu? Chỉ có xoa dịu
chúng, âu yếm vỗ về chúng và để rồi quán chiếu cái gốc rễ của chúng, xem chúng không có
thật để ta không bám víu vào chúng nữa. Nếu được vậy, hành giả sẽ thành công như người
thợ săn bắt được con trăn bằng cách nắm chặt cổ nó, khác hẳn trường hợp kẻ nắm đuôi trăn bị
trăn quay đầu lại quật ngã. Chỉ có ánh sáng Tuệ Giác trong nhưng phút quán niệm, lần hồi ni cô
Diệu Tâm sẽ giác ngộ rằng cái quá khứ vàng son của mình là vô thường, nỗi đau khổ của mình
9
cũng là vô thường do sự giả hợp của nhiều yếu tố mà hình thành. Ánh sáng Tuệ Giác sẽ cho
bà thấy tất cả đều là không thật, đều là như huyễn, do đó bà sẽ giác ngộ.
Tôi xin lập lại: tu là tìm phương cách giác ngộ chứ không phải để tránh đau khổ. Đau khổ sẽ
đuổi theo người u mê lánh khổ cho tới tận cùng dù nó có bị dìm sâu vào đáy thẳm tận cùng của
tiềm thức đương sự đi nữa. Phật gọi đó là thức thứ 8, Tàng Thức hay là A-lợi-da thức, kho tàng
bao la không ngằn mé chất chứa những kỷ niệm, biến cố, thiện nghiệp hay ác nghiệp từ vô
lượng kiếp đến hiện kiếp. Mỗi tác nhân, mỗi tác nghiệp dù nhỏ như mảy lông sợi tóc vẫn còn
tồn tại mãi trong cái Tàng Thức ấy, không bao giờ mất đi. Đến cơ duyên chín muồi là chúng
tuần tự hiện hành.
Muổng nước mắm đâu thể làm cho ni cô Diệu Tâm mang tội sát sanh. Nhưng nó là đầu mối, là
cánh cửa mở ra để bà thấy lại con đường phàm phu thế tục quyến rũ vụt hiện bày trở lại trước
mắt bà . Dù bằng ý thức chưa rõ rệt đi nữa, nhưng bà vẫn còn muốn đi trở lại trên con đường
ấy, sau nhiều năm bà phải buộc mình sống trai giới chốn cửa Thiền. Nói rõ hơn, vì không còn
phương tiện, cơ hội, sức khỏe và nghị lực, cho nên bà không thể trở lại đường cũ nên bà phải
tiếp tục nương náu chốn chùa chiền để tìm chỗ nương thân và điểm tựa cho tinh thần mình.
Lại nữa, tu hành mà ép xác thái quá thì tinh thần cũng bị dồn ép theo lẽ thân tâm tương ứng.
Đức Phật chủ trương Trung Đạo trong đó có phần Trung Dung trong cách tu hành: đừng nuông
chiều xác thân trong những thú khoái lạc, nhưng cũng không nên ép xác thân đến độ hành hạ
khốc liệt xác thân. Dây đàn chùng quá sẽ không nẩy bật ra âm thanh. Nhưng nếu căng thẳng
nó quá, nó sẽ đứt.
Qua truyện ngắn ''Lòng Trần'' , tác giả Nguyễn thị Thụy Vũ trình bày một khía cạnh tâm linh khá
đặc thù: lánh tục bằng cách nương náu chốn am vân chưa chắc là ngộ. Vấn đề mê và ngộ vốn
phức tạp và phiền toái. Mê vốn dễ bao trùm giăng bủa khắp mỗi loại chúng sinh. Các bậc hành
giả nếu đi sai một lằn tơ kẽ tóc là bước qua đường tà có nhiều biển khổ bến mê đón đợi. Tu
hành phải dựa vào nền tảng Chánh Kiến và phải do Chánh Tư Duy soi sáng hướng dẫn. Con
đường đưa tới bờ chứng ngộ thấp thoáng nhiều bóng ma. Bóng ma ! Đó chỉ là cách nói những
chuớng ngại nội tâm tuy vi tế nhưng mãnh liệt kinh khiếp được cụ thể hóa bằng hình ảnh ghê
rợn để cảnh giác các hành giả đề phòng và xa lánh. Còn chướng ngại ở ngoại giới dễ tránh
hơn vì nó thô tháp và diễn biến nhãn tiền nên dễ làm cho hành giả nhận chân được chúng
ngay.
Trong quyển tuyển tập ''Những Truyện Ngắn Hay Nhất Trên Quê Hương Chúng Ta'', có lẽ
truyện ngắn ''Lòng Trần'' của Nguyễn thị Thụy Vũ được nói tới nhiều. Không hiểu các nhà biên
khảo và các nhà phê bình khi đề cập tới truyện ngắn ấy đã nắm bắt những gì qua khía cạnh
tâm linh? Tuy nhiên, hình như chẳng có ai nhìn nó qua lăng kính Duy Thức Học, trong đó có
một phần nói về Tàng Thức. Họ chú ý tới nó vì hồi kết cuộc của câu truyện quá bất ngờ, như
trái lựu đạn nổ tung vào tín ngưỡng và vào ảo tưởng của họ.
* * *
Nhà văn Võ Phiến không bắt gặp được cái nét đặc thù dữ dằn trong vài tác phẩm mà bút giả
vừa kê khai. Nhưng cái tổng quan của ông về đặc tánh chung trong văn chương của Nguyễn
Thị Thuy Vũ rất là sắc bén. Xin cùng đọc bài viết về Nguyễn Thị Thụy Vũ trong quyển 2 của bộ
biên khảo ''Văn Học Miền Nam'' do Văn Nghệ xuất bản:
... Đàn bà cầm bút, đa số viết chuyện tình ái hoặc lâm ly hoặc éo le, chuyện vui chuyện buồn
loanh quanh trong gia đình, giữa các chàng với các nàng v. v... Bà Nguyễn xông vào cơn gió
bụi, phanh phui những cảnh đời lầm than, làm lắm kẻ sững sờ, nhăn mặt.
10
No comments:
Post a Comment