Monday, February 27, 2017

THƠ XUÂN TRONG TÙ

Tuesday, January 3, 2017


THƠ XUÂN TRONG TÙ


Đón Xuân Trong Tù
Trang y hạ *


Trên vọng gác con quạ nhìn tứ phía
rào kẽm gai trơ trẽn níu chân tù
rừng hoang sơ sương phủ lạnh âm u
tù cải tạo mơ màng chi ngày tết.


Sáng mồng một ngó nhau cười méo xệch!
nghỉ một ngày “tươm tất” đón nàng xuân
không nói ra đôi mắt đã rưng rưng
môi mím chặt chảy vào lòng nỗi nhớ


Chờ ngày tết khẩu phần thêm tý mỡ
miếng bánh chưng cọng thêm chút mứt gừng
mấy thằng tù xúm nhau lại chúc xuân:
chúc sức khỏe – thêm tuổi tù – may mắn!


Thằng lắm ghẻ cởi trần ngồi phơi nắng
giữa thanh thiên bạch nhật đón xuân về
gom nỗi buồn quắc mắt ngó sơn khê
bên kia núi là quê nhà trông đợi…


Thân tù tội là mang thân tầm gửi
bám vợ con, cha mẹ với anh em
chờ thăm nuôi căng mắt biết bao đêm
họa bám giữ, làm sao đành chối bỏ.

Khẩu phần tết vái ông bà để đó
tin quê nhà như gió thoảng mây bay
thằng bạn ngồi cầm miếng bánh trên tay
cắn chút xíu…nuốt theo dòng nước mắt!


Những cái tết trôi qua trong hiu hắt
đôi chân cùm “hồ hởi” đón xuân sang
nàng xuân về im lặng chẳng hỏi han
bước ỏn ẻn lướt qua vùng nắng ấm!


Xuân thuở trước có khi nào lạ lẫm
sao bây giờ sầm sập gót phân ly?
chim heo kêu…ớn lạnh báo hồn quy
năm ba đứa tù ra “đồi-hoang-vắng!”


Tết ai vẽ cho lòng thêm cay đắng.
dưới vòm trời hữu hạn ngắm mây trôi
ôm thân tù tâm sự với đơn côi
nghe tiếng muỗi quen tai đêm chờ sáng.

trang y hạ
trại k4 Long Khánh

Mùa Xuân Trong Tù
 Toàn Lương 

 Mùa xuân trong tù của tuổi trẻ hôm nay
Qua một đêm đen dài thật là dài
Nơi lũ sói choàng lên chiếc áo
Áo thụng quan tòa, áo giáp tay sai...

Em đã dâng đời trọn mùa xuân tuổi trẻ,
Nắng bình minh lấp lánh lọt qua song...
Những năm tù sẽ gọt giũa cho lòng
Thêm son sắt với tình yêu đất mẹ...

Rồi ngày đến... Vách nhà giam rạn vỡ
Thành bụi tro khi sông núi chuyển rung...
Rồi em cất tiếng cười tươi rạng rỡ
Nhìn quê hương thay đổi khắp hang cùng

Từng con sói chạy cuồng, rơi áo thụng
Nhớn nhác cả bầy khi ánh dương lên!
Rồi đêm cũng có giờ tan mất bóng...
Người gọi người, tuổi trẻ gọi tên!

Tôi gọi tên em:
“Phương Uyên! Đinh Kha!”
Tên rất thân quen như những người nhà!
Mai có gặp xin cho tôi được tặng
Một nụ hồng ươm tuổi trẻ thăng hoa!

Toàn Lương

FB 

Sunday, January 1, 2017


THÔNG TIN VÀ BÌNH LUẬN QUỐC TẾ


 

Thế giới chào đón Năm Mới 2017

  • 31 tháng 12 2016
firework sydney
Image caption Sydney chào đón Năm Mới 2017 với màn pháo hoa rực rỡ

Úc chính thức bước vào năm mới 2017 với màn bắn pháo hoa rực rỡ tại Cầu cảng Sydney.
Ước tính khoảng 1,5 triệu người tập trung ở khu vực đài phun nước để xem bắn pháo hoa.
Trước đó, Auckland của New Zealand trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới chào đón Năm Mới.
Nhiều thành phố trên thế giới cũng tăng cường an ninh cho các buổi lễ trong đêm Giao Thừa, trong bối cảnh có nhiều vụ khủng bố bằng xe tải đâm vào đám đông, xảy ra tại thành phố Berlin của Đức và thành phố Nice ở nước Pháp.
Hàng ngàn cảnh sát được tăng cường cho việc giữ an ninh ở London và các thành phố khác.
Fireworks in AucklandImage copyright Reuters
Image caption Màn pháo hoa ở Sky Tower, thành phố Auckland, New Zealand

Tại Paris, Madrid và New York, hàng rào bằng bê tông và những xe tải hạng nặng được dùng để bao quanh những quảng trường trung tâm, nơi có đám đông tụ tập chào đón Năm Mới.
Swimmers come out of the four degree celsius cold water after the traditional New YearImage copyright EPA
Image caption Dân Thụy Sỹ đi bơi trong thời tiết 4 độ C vào ngày cuối năm theo truyền thống đón năm mới tại Moosseedorf

Màn trình diễn pháo hoa ở Cầu cảng Sydney cũng có mục đích vinh danh Prince và David Bowie, là hai ngôi sao ca nhạc qua đời trong năm 2016.
"Trong năm nay, thật là buồn khi chúng ta chứng kiến sự ra đi của nhiều huyền thoại ca nhạc và giải trí trên thế giới," đồng đạo diễn chương trình pháo hoa Catherine Flanagan nói.
"Vì vậy, ca ngợi âm nhạc của những ngôi sao này trong màn trình diễn pháo hoa đón Năm Mới ở Sydney là dịp để phản ảnh lại năm cũ và hy vọng cho tương lai."
Những đảo quốc ở Thái Bình Dương như Samoa, Tonga và Kiribati cũng bước vào năm 2017 lúc 10:00 GMT, muộn hơn một tiếng so với Auckland, là nơi có màn bắn pháo hoa tại Sky Tower, cao 328m (1.080 ft), ở trung tâm thành phố.
Cảnh sát vũ trang tuần tra tại London trước đêm Giao thừaImage copyright PA
Image caption Cảnh sát vũ trang tuần tra tại London trước đêm Giao thừa

Vào hôm thứ Sáu 29/12, một người đàn ông ở Sydney bị kết tội liên quan đến việc đe dọa sẽ tấn công vào Lễ đón Giao thừa ở Sydney.
Cảnh sát nói người đàn ông này bị kết tội 'hình sự, nhưng không phải khủng bố', đồng thời nói không còn mối đe dọa nào khác đối với công chúng.
Israel cảnh báo công dân của mình khi du lịch đến Ấn Độ, nên tránh xa đám đông vì có rủi ro cao bị 'tấn công khủng bố'.
Những lễ hội ở một số thành phố ở châu Âu hồi năm ngoái đã lu mờ bởi các biện pháp phòng ngừa an ninh.

'Giây nhuận'

firework sydneyImage copyright EPA
Image caption Đám đông tụ tập chờ bắn pháo hoa ở Cầu cảng Sydney

Tại Cologne nước Đức, thêm 1.500 cảnh sát sẽ được tăng cường bảo vệ an ninh tại lễ đón Năm Mới của thành phố.
Đây cũng là năm mà chính quyền nhận nhiều tố cáo về những trường hợp phụ nữ bị tấn công, bị lạm dụng và có một trường hợp bị hãm hiếp bởi những người đàn ông được mô tả có vẻ bên ngoài là người Arab hoặc người Bắc Phi.
Có thời điểm, Bộ trưởng Tư pháp đã cảnh báo những vụ tấn công như vậy có liên quan đến người tị nạn và nhập cư, và trong lễ hội của năm nay, hai nhóm cực đoan thuộc phe cực hữu đã bị cấm tổ chức tuần hành vì lý do an ninh, theo giải thích từ cảnh sát.
Indian artist Harwinder Singh Gill displays his new artwork made with pictures of Indian currency notes on New Years eve in Amritsar, India, 31 December 2016.Image copyright EPA
Image caption Nghệ nhân Ấn Độ này tạo hình chào đón năm mới bằng các tờ tiền

Trong khi đó, một 'giây nhuận' sẽ được cộng thêm vào màn đếm ngược trong đêm Giao Thừa, vì trái đất quay chậm lại.
Giây cộng thêm này sẽ diễn ra đúng thời điểm đồng hồ chỉ nửa đêm và thời gian đúng 23:59:60 GMT, làm năm mới 2017 bị chậm lại trong tích tắc.
Giây nhuận sẽ chỉ ảnh hưởng đến những quốc gia có múi giờ theo Giờ Greenwich, trong đó có Anh quốc.
Đây là việc làm bắt buộc vì giờ chuẩn sẽ chậm hơn so với đồng hồ nguyên tử.
 http://www.bbc.com/vietnamese/world-38479449

 


 


2017: Bi quan cho phương Tây?



  • 29 tháng 12 2016

Hình minh họaImage copyright Getty Images

Điều gì chờ đợi thế giới trong năm 2017? Một số sự kiện gần đây cho thấy 2017 có thể sẽ rất khó khăn cho các nước phương Tây.
Có những dấu hiệu rằng ngay cả khả năng của Tây phương đặt ra quy tắc cho trò chơi quốc tế cũng đang bắt đầu tan rã.
Đây là một số sự kiện lớn của nửa sau 2016:
  • Cáo buộc Nga dùng tin tặc can thiệp bầu cử Mỹ
  • Syria và người ủng hộ nước ngoài đè bẹp quân nổi dậy ở đông Aleppo
  • Trung Quốc bỏ qua phán quyết của tòa quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ với Philippines
  • Một số nước như Nga và Nam Phi đã rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế
  • Một số thương lượng thương mai quốc tế gặp rủi ro, như TPP sau khi tân tổng thống Mỹ Donald Trump nói Mỹ sẽ rút khỏi TPP
SyriaImage copyright Reuters
Image caption Syria

Các sự kiện tại Syria chứng tỏ thất bại của Hội đồng Bảo an LHQ năm thành viên khi họ không thể thỏa thuận cách dừng khủng hoảng. Nhưng nói thật, từ khi LHQ thành lập năm 1945, các tay chơi lớn ít khi nào đoàn kết trong các khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng.
Năm 1991, LHQ đồng ý cuộc chiến do Mỹ dẫn dắt chống Saddam Hussein. Đó là ví dụ rất hiếm của Hội đồng Bảo an ủng hộ một cuộc chiến.
Quan niệm của chúng ta về trật tự thế giới "dựa trên sự thống trị của Mỹ, luôn chỉ có thời gian kéo dài hữu hạn", theo lời Giáo sư Patrick Porter của Đại học Exeter. Ông tin rằng "trật tự này đang tan rã, vì sự dịch chuyển sức mạnh kinh tế từ tây sang đông khiến phương Tây khó áp đặt ý chí của mình hơn".
Dĩ nhiên nhiều người sẽ hoan nghênh việc siêu cường Mỹ đi xuống và sự đi lên của thế giới đa phương.
Tại nhiều nước châu Phi, châu Á, còn có cảm giác mạnh lên khi một thế hệ lãnh đạo học ở Tây nay nhường chỗ cho thế hệ mới có lập trường riêng.
Nga và Trung Quốc gần đây đặt câu hỏi về LHQ liên quan các tranh chấp lãnh thổ mà họ quan tâm.
Một số nước châu Phi đã bỏ Tòa án Hình sự Quốc tếImage copyright Getty Images
Image caption Một số nước châu Phi đã bỏ Tòa án Hình sự Quốc tế

Nếu các quy tắc cũ bị xem là do "thực dân" hay các nước phương Tây hùng mạnh soạn ra và nay bị nhiều nơi xem là lỗi thời, thì ít nhất chúng cũng đại diện cho một hệ thống niềm tin mà nhiều nước chấp nhận trong nhiều thập niên, hay ít ra giả vờ chấp nhận.
Các tư tưởng mới nổi lên, như nhãn hiệu hậu cộng sản/Nho giáo của Trung Quốc, hay bản sắc Chính thống giáo Đông phương của Nga, hay tư tưởng Hồi giáo chi phối chính sách của Ả Rập Saudi hay Iran, có thể hấp dẫn dân tộc họ nhưng khó hấp dẫn người ngoài.
Các nhóm phi quốc gia như Hezbollah, Boko Haram, cũng đang là thách thức.
Giáo sư Porter cũng đề cập đến "sự phân rã từ bên trong". Phương Tây đang bất đồng lớn. Ví dụ, việc ông Donald Trump thắng cử mở ra các lo ngại mới về chiến tranh thương mại.
Có lẽ sẽ có sự nhấn mạnh vào ngoại giao song phương thay vì đa phương. Nó có thể đem lại một cảm giác thế kỷ 19 trong quan hệ quốc tế. Giáo sư Porter nói "chúng ta đang đi về hướng ngoại giao 'bình thường' trong lịch sử, khi chúng ta cạnh tranh và hợp tác đồng thời với các đại cường".
Quan hệ giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Reccep Tayip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin là ví dụ thú vị về quan hệ nhà nước.
Họ nhanh chóng chuyển từ đối đầu và trừng phạt sau khi Thổ bắn rơi một máy bay Nga, sang hợp tác chiến lược tại Syria năm 2016.
Trump và Putin: thời đại song phương mới?Image copyright AP
Image caption Trump và Putin: thời đại song phương mới?
Nhưng liệu các nước châu Âu, Mỹ với truyền thống dân chủ cùng các nhóm lợi ích đối nghịch có thể chạy cùng các nước có các lãnh đạo độc đoán?
Nhà cựu ngoại giao hàng đầu của Anh, Simon Fraser, tin rằng "luật pháp, tổ chức, hiệp định, và các quy tắc khác sẽ vẫn quan trọng, nhưng có lẽ sẽ có hình thái mới, tiếp tục thay đổi bên trong cấu trúc lớn".
Những thay đổi cơ cấu của thế giới có vẻ khiến các xã hội phương Tây bị thiệt thòi: họ tôn trọng quy định quốc tế còn Nga và Trung Quốc nói có thể bỏ qua (Crimea và Biển Nam Trung Hoa).
Trong nhiều trường hợp, quân đội các nước từ bỏ việc sử dụng bom chùm hay mìn, là các vũ khí được Syria và Nga dùng trong mấy tháng gần đây.
Phương Tây chỉ có khả năng hạn chế khi muốn đáp trả Nga hay các vụ tấn công mạng.
Ngoài ra lại còn các hạn chế từ trì trệ kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ, ngôn từ dân túy.
Ta phải tự hỏi liệu các câu lạc bộ quốc tế trong định nghĩa về "phương Tây - Nato và EU - còn có thể tồn tại như cũ trong năm 2017.
Trung Quốc xây dựng ở Biển ĐôngImage copyright AMTI
Image caption Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông

Một loạt các cuộc bầu cử ở Italy, Hà Lan, Pháp và Đức có thể thử thách EU và đồng euro.
Tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói việc Mỹ có bảo vệ thành viên Nato sẽ phụ thuộc liệu đồng minh châu Âu có chịu trả thêm tiền.
Trong giai đoạn biến động này, sẽ có cả cơ hội và nguy hiểm.
Nhưng câu hỏi hiện thời là liệu các nước phương Tây có nắm bắt được cơ hội, làm chủ tình hình, hay sẽ chỉ rơi vào thế thụ động?
 http://www.bbc.com/vietnamese/world-38456302

  Nhà lập pháp Mỹ đả kích Nga về vụ phát hiện mã độc máy tính ở Vermont









Dân biểu Đảng Dân chủ Peter Welch của bang Vermont
Dân biểu Đảng Dân chủ Peter Welch của bang Vermont


Một nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện bang Vermont nói rằng đoạn mã độc hại của Nga được tìm thấy trong một máy tính thuộc một công ty điện lực lớn của bang này là bằng chứng nữa cho thấy "những vụ tấn công tin tặc tràn lan của Nga."
Dân biểu Đảng Dân chủ Peter Welch, trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, gọi việc phát hiện phần mềm độc hại này hôm thứ Năm là bằng chứng nữa cho thấy những vụ tấn công tin tặc máy tính của Nga là "có hệ thống, không ngừng nghỉ và chủ động gây hại."
"Họ sẽ tấn công tin tặc ở khắp mọi nơi, thậm chí Vermont, để mưu tìm những cơ hội gây gián đoạn đất nước của chúng ta," ông Welch nói. Tuyên bố của ông được đưa ra khi những chỉ trích nhắm vào hoạt động gián điệp mạng của Nga gia tăng và có thêm nhiều sự ủng hộ đối với những biện pháp trừng phạt nhắm vào Moscow mà Tổng thống Barack Obama vừa áp đặt.
Giới chức ở các bang New York, Rhode Island, Massachusetts và Connecticut nói họ đang theo dõi chặt chẽ hơn mạng máy tính thuộc chính quyền cấp bang và thuộc những công ty dịch vụ công ích, sau vụ phát hiện ở Vermont.
Văn phòng Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết thống đốc đã chỉ đạo tất cả các cơ quan cấp bang rà soát lại hệ thống máy tính của mình xem có bị xâm nhập hay không, dù cho tới nay vẫn chưa tìm thấy gì.
Trước đó, Thống đốc bang Vermont Peter Shumlin nói người Mỹ nên "lo ngại và phẫn nộ về việc một trong những tên côn đồ hàng đầu thế giới, (Tổng thống Nga) Vladimir Putin đang nỗ lực tấn công tin tặc lưới điện của chúng ta."
Giới hữu trách hôm thứ Sáu cho biết hiện vẫn chưa rõ mã của Nga xâm nhập máy tính của công ty điện lực vào lúc nào, và cho biết một cuộc điều tra hy vọng sẽ xác định được thời điểm và những mục tiêu của vụ xâm nhập này.
Một báo cáo trong tuần này do hai cơ quan an ninh của Mỹ đồng soạn thảo cho biết những tin tặc cài đoạn mã này bằng cách sử dụng email giả mạo để lừa người nhận tiết lộ mật khẩu của họ.
Đoạn mã được phát hiện ở bang Vermont thưa thớt dân cư chỉ vài ngày sau khi giới chức an ninh mạng của Mỹ chia sẻ chi tiết về mã độc hại này với giám đốc điều hành của nhiều công ty tài chính, dịch vụ công ích và vận tải.
Đến cuối ngày thứ Bảy, Nga vẫn chưa chính thức lên tiếng về vụ phát hiện mã này, diễn ra sau mấy tháng tranh cãi liên quan tới những báo cáo của giới tình báo Mỹ cho biết những tin tặc được Moscow hậu thuẫn đầu năm nay đã đánh cắp một lượng lớn email nội bộ của Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc.

Uỷ ban lưỡng đảng đòi điều tra vai trò của Nga trong cuộc bầu cử Mỹ




Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham hôm thứ Tư loan báo ông sẽ tiến hành cuộc điều tra về các cuộc tấn công mạng của Nga.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham hôm thứ Tư loan báo ông sẽ tiến hành cuộc điều tra về các cuộc tấn công mạng của Nga.
Các dân biểu Mỹ thuộc cả lưỡng đảng quốc hội hối thúc nên tiến hành điều tra về sự can dự của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, một động thái có thể dẫn đến đối đầu với Tổng thống đắc cử Donald Trump, người vẫn một mực khẳng định là không hề có sự can dự nào của Nga trong cuộc bầu cử vừa rồi.
Trong một tuyên bố hiếm hoi hồi tháng Mười, các giới chức chính phủ Mỹ cho biết các cuộc tấn công mạng nhắm vào các tổ chức chính trị của đảng Dân chủ, và email của cựu ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton là do “các quan chức cấp cao nhất của Nga” chỉ đạo.
Hai dân biểu của đảng Dân chủ, Eric Swalwell và Elijah Cummings, hôm thứ Tư đề xuất một dự luật nhằm thành lập một uỷ ban lưỡng đảng để điều tra về sự can thiệp của Nga. Nỗ lực này được sự ủng hộ của cả hai đảng khi Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham hôm thứ Tư loan báo ông sẽ tiến hành cuộc điều tra về các cuộc tấn công mạng của Nga.
Những nghi vấn chưa được giải đáp là làm cách nào tin tặc Nga thu thập được các email từ chiến dịch tranh cử của bà Clinton và phát tán các email đó qua trang mạng WikiLeaks vào giai đoạn kết thúc chiến dịch tranh cử, trong một nỗ lực rõ ràng có mục đích ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho ông Trump.
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, một thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện, nói với VOA:
“Rõ ràng là Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử vừa rồi, họ thu thập các dữ liệu của cả hai bên dự tranh, nhưng chỉ công bố dữ liệu của một bên, trong một âm mưu nhằm tác động tới kết quả bầu cử”.



 


Ông Trump vẫn nghi ngờ cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ




Tổng thống đắc cử Donald Trump và phu nhân Melania Trump nói chuyện với phóng viên trong tiệc đêm giao thừa tại dinh thự Mar-a-lago, ở Palm Beach, Florida, 31/12/2016.
Tổng thống đắc cử Donald Trump và phu nhân Melania Trump nói chuyện với phóng viên trong tiệc đêm giao thừa tại dinh thự Mar-a-lago, ở Palm Beach, Florida, 31/12/2016.
Tổng thống đắc cử Donald Trump có mối ngờ vực mới về kết luận của tình báo Hoa Kỳ là Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống thông qua tin tặc, kết luận này đã dẫn đến việc Tổng thống Barack Obama áp đặt lệnh trừng phạt đối với các cơ quan gián điệp của Nga hồi tuần trước và trục xuất 35 nhà ngoại giao mà ông nói là gián điệp.
Trong tiệc đêm giao thừa tại dinh thự của ông ở Florida, ông Trump nói với các phóng viên rằng ông muốn các nguồn tin tình báo của Hoa Kỳ phải thật chắc chắn, "bởi vì đó là một cáo buộc khá nghiêm trọng, và tôi muốn họ phải chắc chắn".
Ông nói sẽ "không công bằng" khi đưa ra các cáo buộc đối với Moscow nếu có bất kỳ sự không chắc chắn nào.
Còn 19 ngày là đến lễ nhậm chức để ông trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, vị tổng thống mới đắc cử nói rằng ông biết nhiều hơn về cáo buộc của Washington đối với Nga so với những gì đã được tiết lộ công khai và rằng "quý vị sẽ được biết vào thứ Ba hoặc thứ Tư".
Ông nói: "Và tôi biết rất nhiều về tin tặc. Và rất khó để chứng minh tin tặc. Vì vậy, có thể là một người khác. Và tôi cũng biết những điều mà người khác không biết, và như vậy có thể là họ không chắc chắn về tình hình".
Là người hiếm khi sử dụng email hoặc máy tính mặc dù ông thường xuyên đăng tải những ý kiến hay lời chế nhạo ngắn gọn trên Twitter, ông Trump nói không có máy tính nào có thể bảo đảm an toàn cho các thông tin bí mật.
Ông Trump nói: "Nếu quý vị có điều gì thực sự quan trọng, hãy viết nó ra và cử người chuyển nó đi, theo cách cũ, bởi vì tôi phải nói là không có máy tính nào an toàn cả. Tôi không quan tâm đến những gì người ta nói, không có máy tính nào an toàn cả".
 http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-van-nghi-ngo-cao-buoc-nga-can-thiep-vao-bau-cu-my/3658831.html




Ông Trump ca ngợi TT Nga tự chế, không leo thang tranh chấp với Mỹ




Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump phát biểu với phóng viên tại Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida, ngày 28/12/2016.
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump phát biểu với phóng viên tại Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida, ngày 28/12/2016.
Tổng thống tân cử Mỹ hôm thứ Sáu ca ngợi Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã tự chế, không trả đũa các biện pháp chế tài của Mỹ trong vụ tranh cãi liên quan tới các hoạt động gián điệp và tấn công mạng.
Theo hãng tin Reuters thì đây là thêm một dấu hiệu khác nữa hé lộ kế hoạch của ông Trump, thành viên Đảng Cộng hoà, muốn hàn gắn các quan hệ đã xuống cấp nghiêm trọng với Moscow.
Trước đó ông Putin tuyên bố sẽ không đáp trả vụ Tổng Thống Obama trục xuất 35 người bị tình nghi là gián điệp Nga, ít nhất cho tới khi ông Trump lên nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm tới.
Từ bang Florida nơi ông đang nghỉ hè, ông Trump phản hồi ngay trên trang Twitter: “Nước cờ cao của V. Putin, hoãn hành động trả đũa- Tôi vẫn biết ông ấy rất thông minh!”
Tổng Thống Obama hôm thứ Năm hạ lệnh trục xuất nhiều công dân Nga và áp đặt các biện pháp chế tài đối với hai tổ chức tình báo Nga về vai trò của họ trong các vụ tin tặc nhắm vào các tổ chức chính trị trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 8/11.
Trong một thông cáo của Điện Kremlin, ông Putin tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không trục xuất ai cả", ông nói thêm rằng Nga vẫn duy trì quyền đáp trả các động thái của Mỹ. Ông Putin giải thích:
“Các bước tiếp theo để phục hồi quan hệ Mỹ-Nga sẽ được đưa ra dựa trên chính sách mà chính phủ Tổng thống Trump sẽ thi hành.”
Trong một diễn biến riêng rẽ, một mã số có liên hệ với hoạt động tin tặc của Nga được chính phủ Tổng Thống Obama đặt tên là “Grizzly Steppe”, đã được phát hiện bên trong hệ thống của một dịch vụ cung cấp điện ở bang Vermont, theo báo Washington Post hôm thứ Sáu, dẫn lời các giới chức Mỹ.
Theo các giới chức này, người Nga không dùng mã số ấy để gây gián đoạn cho các hoạt động của dịch vụ cung cấp điện, tuy nhiên sự kiện Nga đã xâm nhập mạng lưới điện quốc gia được coi là đáng kể vì nó thể hiện một yếu điểm nguy hiểm.
Ông Trump thường xuyên ca ngợi ông Putin và đã đề cử một số nhân vật thân thiện với Moscow vào các chức vụ cấp cao trong chính phủ của ông, nhưng hiện không rõ liệu ông Trump có tìm cách lật ngược các biện pháp chế tài mà Tổng Thống Obama vừa áp đặt lên nước Nga hay không. Các biện pháp này đánh dấu quan hệ Mỹ-Nga đã xuống cấp tới mức thấp nhất trong thời hậu chiến tranh lạnh.
Ông Trump đã gạt sang một bên những cáo buộc của CIA và các tổ chức tình báo khác của Mỹ rằng Nga đứng sau các cuộc tấn công mạng để gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Mỹ, và tìm cách khuynh đảo thể chế dân  chủ Mỹ.


 


Chính quyền Obama loan báo biện pháp chế tài mới nhắm vào Nga




Tư liệu - Tổng thống Barack Obama đề cập đến những vụ tấn công tin tặc của Nga nhắm vào cuộc bầu cử Mỹ trong buổi họp báo cuối cùng của năm tại Toà Bạch Ốc, ngày 16 tháng 12 năm 2016.
Tư liệu - Tổng thống Barack Obama đề cập đến những vụ tấn công tin tặc của Nga nhắm vào cuộc bầu cử Mỹ trong buổi họp báo cuối cùng của năm tại Toà Bạch Ốc, ngày 16 tháng 12 năm 2016.
Chính quyền Obama vừa loan báo những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga để đáp lại những cáo buộc Nga tấn công tin tặc và can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11.
Tổng thống gọi hành động này là "sự đáp trả cần thiết và thỏa đáng trước những nỗ lực gây tổn hại những lợi ích của Mỹ vi phạm những chuẩn mực hành vi quốc tế có từ lâu nay."
Chính quyền Obama muốn những biện pháp này đi vào hoạt động trước khi ông rời nhiệm sở vào ngày 20 tháng 1.
Những chế tài này bao gồm sắc lệnh của tổng thống trục xuất 35 nhân viên tình báo của Nga trong vòng 72 giờ và những biện pháp trừng phạt nhắm vào hai cơ quan tình báo hàng đầu của nước này.
Bộ Ngoại giao Nga trước đó đã lên án việc Mỹ áp đặt những chế tài mới.
"Thành thật mà nói, chúng tôi đã mệt mỏi về những lời nói dối về 'tin tặc Nga' vẫn tiếp tục phát đi từ hàng ngũ chóp bu của chính phủ Mỹ," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư. "Chính quyền Obama đã phát động chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lạc này cách đây nửa năm trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy ứng cử viên ưa thích của mình trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Không đạt được kết quả mong muốn, giờ họ đang tìm kiếm cái cớ cho sự thất bại của chính mình, vì thế giáng một đòn kép vào mối quan hệ Nga-Mỹ," tuyên bố nói thêm.
Thậm chí nếu những chế tài mới được áp đặt thành công, vẫn chưa rõ liệu chúng có được tiếp tục duy trì bởi chính quyền Trump sau khi ông nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 hay không.
Sean Spicer, người sắp trở thành phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc của ông Trump, kêu gọi gọi trưng ra bằng chứng cho thấy Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử.
"Rất nhiều người thuộc phe tả tiếp tục làm suy yếu tính chính danh của chiến thắng của ông ấy, quả là điều đáng tiếc," ông Spicer nói. "Nếu Mỹ có bằng chứng rõ ràng cho thấy bất cứ ai can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta thì chúng ta nên công khai cho mọi người biết."
Lindsey Graham, một thượng nghị sĩ Cộng hòa có tiếng, nói rằng Nga chắc chắn đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và sẽ phải chịu những chế tài mạnh tay của Mỹ.
Thượng nghị sĩ Graham hôm thứ Tư nói rằng Quốc hội Mỹ vào năm 2017 sẽ điều tra về sự dính líu của Nga trong cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11. "Tôi cho rằng sẽ có những chế tài nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng mà sẽ đánh mạnh vào Nga, đặc biệt là cá nhân [Tổng thống Vladimir] Putin," ông Graham nói mà không cho biết thêm chi tiết. "Giờ là lúc Nga cần hiểu là đã quá đủ rồi," ông Graham nói.




Phát hiện mới về chiến thuật tấn công tin tặc của Nga




Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày càng dựa vào những vụ tấn công tin tặc để gây ảnh hưởng và tấn công những kẻ thù địa chính trị?
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày càng dựa vào những vụ tấn công tin tặc để gây ảnh hưởng và tấn công những kẻ thù địa chính trị?
Một nhóm tin tặc có liên hệ tới chính phủ Nga và những vụ tấn công mạng gây chú ý nhắm vào Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể đã sử dụng một phần mềm độc hại cài vào những thiết bị sử dụng hệ điều hành Android để theo dõi và nhắm mục tiêu tấn công những đơn vị pháo binh của Ukraine từ cuối năm 2014 tới nay, theo một báo cáo mới được công bố hôm thứ Năm.
Báo cáo của công ty an ninh mạng CrowdStrike phát hiện phần mềm độc hại này đã có thể thu thập những trao đổi liên lạc và một số dữ liệu về địa điểm từ những thiết bị bị cài phần mềm độc hại này. Những thông tin đó có phần chắc đã được sử dụng để tấn công pháo binh nhằm yểm trợ thành phần ly khai thân Nga chiến đấu ở miền đông Ukraine.
Đây là những phát hiện mới nhất củng cố quan điểm của ngày càng nhiều quan chức an ninh phương Tây và những nhà nghiên cứu an ninh mạng rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày càng dựa vào những vụ tấn công tin tặc để gây ảnh hưởng và tấn công những kẻ thù địa chính trị.
Giới chức tình báo Mỹ cho rằng nhóm tin tặc này, thường được biết đến với cái tên Fancy Bear hay APT 28, hành động chủ yếu thay mặt cho cơ quan tình báo quân sự của Nga (GRU).
Cả CIA và FBI đều tin rằng Fancy Bear và những tin tặc Nga khác chịu trách nhiệm về những vụ tấn công tin tặc trong cuộc bầu cử mà mục đích là để giúp Tổng thống đắc cử Donald Trump đánh bại bà Hillary Clinton, theo hai quan chức cao cấp của chính phủ.
Nga đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc tấn công tin tặc, và ông Trump cũng đã bác bỏ những đánh giá của cộng đồng tình báo Mỹ.


Phần mềm độc hại Nga không thâm nhập lưới điện Mỹ




Mạng lưới điện của Sở điện lực Burlington, Vermont, Hoa Kỳ, ngày 08/02/2012.
Mạng lưới điện của Sở điện lực Burlington, Vermont, Hoa Kỳ, ngày 08/02/2012.
Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng họ không có thông tin cho thấy mạng lưới điện tại bang đông bắc Vermont đã bị thâm nhập, ngay cả khi họ tiếp tục điều tra về phần mềm bị nghi là độc hại của Nga tìm thấy trên máy tính xách tay ngành điện.
Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ vào đêm cuối năm 2016 cho biết chiếc máy tính xách tay không được kết nối với lưới điện do Sở điện Burlington vận hành. Bộ nói sở điện "đã hành động ngay để cô lập chiếc máy tính xách tay" sau khi tìm thấy mã phần mềm độc hại được sử dụng trong các hoạt động bị nghi là các cuộc xâm nhập máy tính của Nga. Nhà chức trách gọi các hoạt động như vậy là Grizzly Steppe.
Việc phát hiện ra phần mềm độc hại đã làm bùng lên mối quan tâm tại Hoa Kỳ về các lỗ hổng trong việc vận hành các hạ tầng cơ sở trọng yếu của đất nước. Các quan chức an ninh nội địa từ chối cho biết các hãng dịch vụ dân sinh tiện ích hoặc các cơ quan khác cũng đã có báo cáo việc tìm thấy phần mềm độc hại tương tự trên hệ thống của họ hay không, các quan chức nói đó là thông tin mật.
Vụ việc Vermont đã dẫn đến việc một số tiểu bang ở Hoa Kỳ cho quan chức an ninh mạng kiểm tra lại mạng lưới điện để đảm bảo rằng họ không bị phần mềm độc hại thâm nhập, có thể ảnh hưởng đến lưới điện của họ. Hiện chưa có các báo cáo về các vấn đề.
Dân biểu Hoa Kỳ Peter Welch cho biết phần mềm độc hại của tin tặc Nga được tìm thấy ở Vermont là bằng chứng về "hoạt động tin tặc tràn lan của Nga", nhưng Tổng thống đắc cử Donald Trump nói những cáo buộc như vậy cần được điều tra một cách cẩn thận.
Ông Welch cho biết phát hiện mới đây chứng tỏ rằng Nga tấn công tin tặc đối với các mạng của mạng Hoa Kỳ "một cách có hệ thống, không ngừng và có tính tiêu diệt".
Nhưng ông Trump, người sẽ nhậm chức ngày 20/1, tiếp tục nghi ngờ về các cáo buộc gián điệp, ông nói ông muốn các cơ quan tình báo Hoa Kỳ chắc chắn về kết luận của họ "bởi vì đó là một cáo buộc khá nghiêm trọng" đối với Nga.
http://www.voatiengviet.com/a/phan-mem-doc-hai-nga-khong-tham-nhap-luoi-dien-my/3658878.html

Thái Anh Văn : Đài Loan sẽ không khuất phục trước Trung Quốc


media 
 
Tổng thống Đài Loan phát biểu trong một cuộc họp báo nhân dịp Năm Mới, Đài Bắc, 31/12/2016.REUTERS/Fabian Hamacher
Đài Loan sẽ không nhượng bộ trước những áp lực của Trung Quốc ngay cả khi Bắc Kinh dùng lại những « biện pháp hăm dọa cũ kĩ ». Tuyên bố trên được tổng thống Thái Anh Văn đọc trong bài diễn văn ngày 31/12/2016. Căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan tăng thêm một nấc kể từ khi tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump điện đàm với tổng thống Đài Loan.
Theo AFP, bà Thái Anh Văn cũng kêu gọi chính quyền Trung Hoa lục địa nên bình tĩnh, đồng thời khẳng định « sẽ không cúi mình, nhưng cũng không sử dụng con đường đối đầu ». Bà khuyến khích Bắc Kinh nối lại đàm phán để tìm ra một giải pháp « hợp tình hợp lý ».
Trong khi đó, theo ba nguồn tin ẩn danh của Reuters, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Đài Loan. Một số người cho rằng Bắc Kinh xem xét tổ chức tập trận gần hòn đảo tự trị mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh, vì vấn đề Đài Loan trở thành chủ đề chính ở mọi cấp bậc trong quân đội Trung Quốc trong những tuần qua. Một số khác cho rằng Bắc Kinh sẽ đưa ra một loạt biện pháp kinh tế để làm tê liệt Đài Loan.
Tháng 06/2016, Trung Quốc tuyên bố ngừng mọi liên lạc với Đài Loan vì chính phủ mới, do bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đứng đầu, không thừa nhận nguyên tắc « một nước Trung Hoa duy nhất ».
Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với Hồng Kông, đặc khu kinh tế hiện đang được hưởng quy chế « một Nhà nước, hai chế độ ». Ông Vương Quang Á (Wang Guangya), chánh văn phòng Hồng Kông, Ma Cao của Trung Quốc, khẳng định trong tạp chí The Bauhinia, được Reuters trích dẫn, không có chỗ cho một Hồng Kông độc lập, vì « Hồng Kông là một phần không thể tách rời của đất nước ».
Bất ngờ trở thành tổng thống tân cử Mỹ, tỉ phú địa ốc Donald Trump đã phá vỡ bốn thập niên chính trị của Washington khi điện đàm với tổng thống Đài Loan, trong khi Trung Quốc cấm mọi liên lạc chính thức giữa các đối tác quốc tế của nước này với các nhà lãnh đạo Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh luôn coi là một tỉnh.
Tổng thống tân cử Donald Trump còn đổ thêm dầu vào lửa khi nêu khả năng xích gần với Đài Loan, trong khi Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ khả năng dùng vũ lực để thiết lập chủ quyền đối với hòn đảo. Trong bối cảnh này, Bắc Kinh đã tăng cường các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan.

Thái Anh Văn : Đài Loan sẽ không khuất phục trước Trung Quốc


mediaTổng thống Đài Loan phát biểu trong một cuộc họp báo nhân dịp Năm Mới, Đài Bắc, 31/12/2016.REUTERS/Fabian Hamacher
Đài Loan sẽ không nhượng bộ trước những áp lực của Trung Quốc ngay cả khi Bắc Kinh dùng lại những « biện pháp hăm dọa cũ kĩ ». Tuyên bố trên được tổng thống Thái Anh Văn đọc trong bài diễn văn ngày 31/12/2016. Căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan tăng thêm một nấc kể từ khi tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump điện đàm với tổng thống Đài Loan.
Theo AFP, bà Thái Anh Văn cũng kêu gọi chính quyền Trung Hoa lục địa nên bình tĩnh, đồng thời khẳng định « sẽ không cúi mình, nhưng cũng không sử dụng con đường đối đầu ». Bà khuyến khích Bắc Kinh nối lại đàm phán để tìm ra một giải pháp « hợp tình hợp lý ».
Trong khi đó, theo ba nguồn tin ẩn danh của Reuters, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Đài Loan. Một số người cho rằng Bắc Kinh xem xét tổ chức tập trận gần hòn đảo tự trị mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh, vì vấn đề Đài Loan trở thành chủ đề chính ở mọi cấp bậc trong quân đội Trung Quốc trong những tuần qua. Một số khác cho rằng Bắc Kinh sẽ đưa ra một loạt biện pháp kinh tế để làm tê liệt Đài Loan.
Tháng 06/2016, Trung Quốc tuyên bố ngừng mọi liên lạc với Đài Loan vì chính phủ mới, do bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đứng đầu, không thừa nhận nguyên tắc « một nước Trung Hoa duy nhất ».
Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với Hồng Kông, đặc khu kinh tế hiện đang được hưởng quy chế « một Nhà nước, hai chế độ ». Ông Vương Quang Á (Wang Guangya), chánh văn phòng Hồng Kông, Ma Cao của Trung Quốc, khẳng định trong tạp chí The Bauhinia, được Reuters trích dẫn, không có chỗ cho một Hồng Kông độc lập, vì « Hồng Kông là một phần không thể tách rời của đất nước ».
Bất ngờ trở thành tổng thống tân cử Mỹ, tỉ phú địa ốc Donald Trump đã phá vỡ bốn thập niên chính trị của Washington khi điện đàm với tổng thống Đài Loan, trong khi Trung Quốc cấm mọi liên lạc chính thức giữa các đối tác quốc tế của nước này với các nhà lãnh đạo Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh luôn coi là một tỉnh.
Tổng thống tân cử Donald Trump còn đổ thêm dầu vào lửa khi nêu khả năng xích gần với Đài Loan, trong khi Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ khả năng dùng vũ lực để thiết lập chủ quyền đối với hòn đảo. Trong bối cảnh này, Bắc Kinh đã tăng cường các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan.

Thái Anh Văn : Đài Loan sẽ không khuất phục trước Trung Quốc


mediaTổng thống Đài Loan phát biểu trong một cuộc họp báo nhân dịp Năm Mới, Đài Bắc, 31/12/2016.REUTERS/Fabian Hamacher
Đài Loan sẽ không nhượng bộ trước những áp lực của Trung Quốc ngay cả khi Bắc Kinh dùng lại những « biện pháp hăm dọa cũ kĩ ». Tuyên bố trên được tổng thống Thái Anh Văn đọc trong bài diễn văn ngày 31/12/2016. Căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan tăng thêm một nấc kể từ khi tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump điện đàm với tổng thống Đài Loan.
Theo AFP, bà Thái Anh Văn cũng kêu gọi chính quyền Trung Hoa lục địa nên bình tĩnh, đồng thời khẳng định « sẽ không cúi mình, nhưng cũng không sử dụng con đường đối đầu ». Bà khuyến khích Bắc Kinh nối lại đàm phán để tìm ra một giải pháp « hợp tình hợp lý ».
Trong khi đó, theo ba nguồn tin ẩn danh của Reuters, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Đài Loan. Một số người cho rằng Bắc Kinh xem xét tổ chức tập trận gần hòn đảo tự trị mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh, vì vấn đề Đài Loan trở thành chủ đề chính ở mọi cấp bậc trong quân đội Trung Quốc trong những tuần qua. Một số khác cho rằng Bắc Kinh sẽ đưa ra một loạt biện pháp kinh tế để làm tê liệt Đài Loan.
Tháng 06/2016, Trung Quốc tuyên bố ngừng mọi liên lạc với Đài Loan vì chính phủ mới, do bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đứng đầu, không thừa nhận nguyên tắc « một nước Trung Hoa duy nhất ».
Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với Hồng Kông, đặc khu kinh tế hiện đang được hưởng quy chế « một Nhà nước, hai chế độ ». Ông Vương Quang Á (Wang Guangya), chánh văn phòng Hồng Kông, Ma Cao của Trung Quốc, khẳng định trong tạp chí The Bauhinia, được Reuters trích dẫn, không có chỗ cho một Hồng Kông độc lập, vì « Hồng Kông là một phần không thể tách rời của đất nước ».
Bất ngờ trở thành tổng thống tân cử Mỹ, tỉ phú địa ốc Donald Trump đã phá vỡ bốn thập niên chính trị của Washington khi điện đàm với tổng thống Đài Loan, trong khi Trung Quốc cấm mọi liên lạc chính thức giữa các đối tác quốc tế của nước này với các nhà lãnh đạo Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh luôn coi là một tỉnh.
Tổng thống tân cử Donald Trump còn đổ thêm dầu vào lửa khi nêu khả năng xích gần với Đài Loan, trong khi Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ khả năng dùng vũ lực để thiết lập chủ quyền đối với hòn đảo. Trong bối cảnh này, Bắc Kinh đã tăng cường các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan. RFI


Friday, December 30, 2016


BẢO VẬT NHÀ NGUYỄN


Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn
Ấn “Quốc gia tín bảo” bằng vàng thời vua Gia Long (1802-1819) dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng. Ấn có cạnh 11,7x11,7cm, cao 9cm, dày 1,65cm.
Ấn “Quốc gia tín bảo” bằng vàng thời vua Gia Long (1802-1819) dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng. Ấn có cạnh 11,7x11,7cm, cao 9cm, dày 1,65cm.
Các ấn vàng dành cho Hoàng Thái hậu mẹ vua Tự Đức; ấn vàng mạ bạc dành Hoàng hậu Nam Phương vợ vua Bảo Đại; ấn vàng mạ bạc dành cho Hoàng thái tử Bảo Long con vua Bảo Đại; ấn ngọc đời vua Thiệu Trị dùng cho những bản sắc mệnh ban cho các nước chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ.
Các ấn vàng dành cho Hoàng Thái hậu mẹ vua Tự Đức; ấn vàng mạ bạc dành Hoàng hậu Nam Phương vợ vua Bảo Đại; ấn vàng mạ bạc dành cho Hoàng thái tử Bảo Long con vua Bảo Đại; ấn ngọc đời vua Thiệu Trị dùng cho những bản sắc mệnh ban cho các nước chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ.
Hai cây kiếm gồm cây An dân bảo kiếm (dưới) của vua Khải Định bằng vàng, đồi mồi dài 90cm – là biểu trưng của vương quyền, là trọng khí của quốc gia và cây kiếm bằng vàng, đồi mồi, ngọc phía trên
Hai cây kiếm gồm cây "An dân bảo kiếm" (dưới) của vua Khải Định bằng vàng, đồi mồi dài 90cm – là biểu trưng của vương quyền, là trọng khí của quốc gia và cây kiếm bằng vàng, đồi mồi, ngọc phía trên
https://dantri4.vcmedia.vn/thumb_w/640/8b823cd4eb/2016/12/05/a4-1480954244644.jpg
Cận cảnh nét tinh xảo của phần chuôi 2 thanh kiếm dành cho vua
Cận cảnh nét tinh xảo của phần chuôi 2 thanh kiếm dành cho vua
Mũ bình thiên bằng vàng, đá quý, san hô. Chiếc mũ này được nhà vua đội vào dịp tế Trời – Đất hàng năm ở đàn Nam Giao, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình
Mũ bình thiên bằng vàng, đá quý, san hô. Chiếc mũ này được nhà vua đội vào dịp tế Trời – Đất hàng năm ở đàn Nam Giao, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình
https://dantri4.vcmedia.vn/8b823cd4eb/2016/12/05/a7-1480954244719.jpg
Mặt trước và sau Mũ thượng triều bằng vàng, đá quý, san hô, kim sa cao 28,6cm, đường kính 26,6cm. Mũ được nhà vua sử dụng mỗi khi thiết triều, giải quyết các vấn đề lớn của quốc gia, thực hiện các nghi lễ khánh tiết của Nhà nước hoặc yết kiến sứ giả các nước bang giao, thực hiện các nghi lễ tôn miếu, tổ tông
Mặt trước và sau Mũ thượng triều bằng vàng, đá quý, san hô, kim sa cao 28,6cm, đường kính 26,6cm. Mũ được nhà vua sử dụng mỗi khi thiết triều, giải quyết các vấn đề lớn của quốc gia, thực hiện các nghi lễ khánh tiết của Nhà nước hoặc yết kiến sứ giả các nước bang giao, thực hiện các nghi lễ tôn miếu, tổ tông
Những con rồng vàng được gắn vào mũ sống động như thật
Những con rồng vàng được gắn vào mũ sống động như thật
Kim sách Đế hệ thi bằng vàng với 13 tờ vàng, dài 23,2cm, rộng 13,7cm được đúc năm 1823 đời vua Minh Mạng. Sách chép 20 chữ bộ Nhật và bài ngự chế Đế hệ thi do hoàng đế Minh Mạng ban hành năm 1823. Với bài ngự chế này, vua mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở chữ Vĩnh tức đời thứ 5, do 11 vua nối tiếp thuộc cả chi khác hoặc thế hệ trước.
Kim sách "Đế hệ thi" bằng vàng với 13 tờ vàng, dài 23,2cm, rộng 13,7cm được đúc năm 1823 đời vua Minh Mạng. Sách chép 20 chữ bộ Nhật và bài ngự chế Đế hệ thi do hoàng đế Minh Mạng ban hành năm 1823. Với bài ngự chế này, vua mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở chữ Vĩnh tức đời thứ 5, do 11 vua nối tiếp thuộc cả chi khác hoặc thế hệ trước.
Hốt ngọc của nhà vua (nằm trên, là vật biểu trưng quyền lực của nhà vua, cầm trên tay khi thiết triều) và các thẻ bài Cơ mật đại thần bằng vàng dùng cho đại thần ở Viện Cơ mật – cơ quan đặc trách tham mưu những vấn đề quan trọng nhất của triều đình, đặc biệt là về quân sự thành lập năm 1834; thẻ bài Ngự tiền sắc mệnh bằng ngọc dùng cho quan Nội các ở bên dưới.
Hốt ngọc của nhà vua (nằm trên, là vật biểu trưng quyền lực của nhà vua, cầm trên tay khi thiết triều) và các thẻ bài Cơ mật đại thần bằng vàng dùng cho đại thần ở Viện Cơ mật – cơ quan đặc trách tham mưu những vấn đề quan trọng nhất của triều đình, đặc biệt là về quân sự thành lập năm 1834; thẻ bài Ngự tiền sắc mệnh bằng ngọc dùng cho quan Nội các ở bên dưới.
Đài thờ bằng vàng, ngọc, đá quý, san hô dùng đựng các lễ vật trong nghi lễ tế tự ở hoàng cung
Đài thờ bằng vàng, ngọc, đá quý, san hô dùng đựng các lễ vật trong nghi lễ tế tự ở hoàng cung
Vẻ đẹp tinh xảo của các bảo vật hoàng cung
Vẻ đẹp tinh xảo của các bảo vật hoàng cung
Chậu bằng ngọc bọc vàng, cẩn đá quý cao 10cm, đường kính 29cm dùng trong sinh hoạt của nhà vua
Chậu bằng ngọc bọc vàng, cẩn đá quý cao 10cm, đường kính 29cm dùng trong sinh hoạt của nhà vua
Bộ ấm chén và khay rượu bằng vàng dùng trong hoàng cung
Bộ ấm chén và khay rượu bằng vàng dùng trong hoàng cung
Đỉnh thờ bằng vàng, cao 18cm, đường kính 8cm dùng để đốt trầm
Đỉnh thờ bằng vàng, cao 18cm, đường kính 8cm dùng để đốt trầm
Đỉnh thờ tinh xảo bằng bạc năm Khải Định thứ nhất 1916 dùng để đốt trầm trong các nghi lễ triều đình
Đỉnh thờ tinh xảo bằng bạc năm Khải Định thứ nhất 1916 dùng để đốt trầm trong các nghi lễ triều đình
Nghiên mực bằng ngọc và vàng, dùng để mài mực, mài son trong hoàng cung
Nghiên mực bằng ngọc và vàng, dùng để mài mực, mài son trong hoàng cung
Các bình và lọ ngọc dùng đựng hương liệu
Các bình và lọ ngọc dùng đựng hương liệu
Chân nến bằng vàng cao 25cm đường kính 11 chm dùng trong hoàng cung
Chân nến bằng vàng cao 25cm đường kính 11 chm dùng trong hoàng cung
Bát bằng ngọc bọc vàng và đôi đũa bằng ngọc dùng trong bữa ăn cung đình.
Bát bằng ngọc bọc vàng và đôi đũa bằng ngọc dùng trong bữa ăn cung đình.
Thìa bằng ngọc bọc vàng có cán bằng san hô dài 18,3cm dùng trong bữa ăn hoàng cung triều Nguyễn
Thìa bằng ngọc bọc vàng có cán bằng san hô dài 18,3cm dùng trong bữa ăn hoàng cung triều Nguyễn
Bộ đồ ăn trầu bằng vàng của vua hoặc hoàng hoàng hâu, gồm cối, chày giã, sêu, đinh ba…
Bộ đồ ăn trầu bằng vàng của vua hoặc hoàng hoàng hâu, gồm cối, chày giã, sêu, đinh ba…
Từ trái qua là lồng ấp bằng vàng dùng bỏ than vào sưởi ấm mùa đông, ống nhổ bằng vàng dùng đựng nước thừa và nước cốt trầu và hộp vàng dùng để đựng trầu cau.
Từ trái qua là lồng ấp bằng vàng dùng bỏ than vào sưởi ấm mùa đông, ống nhổ bằng vàng dùng đựng nước thừa và nước cốt trầu và hộp vàng dùng để đựng trầu cau.
Du khách đứng chôn chân trước những báu vật vàng son một thời tại kinh đô Huế

No comments: