Monday, February 27, 2017

VIỆT CỘNG SẼ HỒI HƯƠNG XÂY DỰNG XHCN

Hội thảo về các sắc lệnh mới của TT Trump ảnh hưởng đến người Việt sống tại Mỹ 

- Cộng Đồng Việt hiện có 12,000 người đã nằm trong danh sách bị trục xuất 
- Những thường trú nhân hay về VN có thể bị trục xuất 
- Những thường trú nhân bị phát giác lạm dụng các chương trình trợ cấp xã hội sẽ bị trục xuất 

Bài THANH PHONG 

WESTMINSTER - Vào lúc 6 giờ chiều Thứ Năm, ngày 9 tháng 2, 2017, hội BPSOS, Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ gốc Á Châu (Advancing Justice - OC), Đoàn Luật Sư Người Mỹ Gốc Á Châu Tại Quận Cam (APABA), Đoàn Luật Sư Người Mỹ Gốc Việt Tại Miền Nam Cali (VABASC), đã cùng tổ chức buổi hội thảo về các Sắc Lệnh mới ban hành của Tổng Thống Donal Trump, nhằm giúp cộng đồng người Việt tại Quận Cam biết chi tiết của mỗi sắc lệnh hầu tránh bị ảnh hưởng nặng nề bởi các sắc lệnh chi phối. Buổi hội thảo diễn ra tại hội trường báo Người Việt với gần 50 người tham dự. 

Hai thuyết trình viên là cô Kim Lưu Nguyễn, Esq (Founder/Managing Partner) của KLN Firm và cô Jacqueline Dan (Đan Thanh Giang) của Advancing Justice - OC. 
Hai thuyết trình viên đều là người Mỹ gốc Việt nhưng thuyết trình bằng Anh ngữ với sự thông dịch của cô Trang Khanh và anh Công. Một số luật sư người Mỹ gốc Việt ngồi ở các bàn phía sau để ai có vấn đền riêng tư muốn tham khảo với luật sư thì sau khi thuyết trình chấm dứt, các luật sư sẽ trả lời từng người. 

Cô Kim Lưu Nguyễn, người thuyết trình trước tiên, trình bày chi tiết về ba Sắc Lệnh: 

Sắc lệnh 1: Vấn Đề An Ninh Biên Giới. Ngoài việc xây bức tường giữa Mỹ và Mễ Tây Cơ, Tổng Thống Trump ra lệnh xây một số nhà tạm giữ mới ở các nơi xa, vì những nhà giam ở California đã không còn chỗ chứa. Nên nếu chúng ta có người thân ở trong tình trạng chờ bị trục xuất thì sẽ phải tạm giữ ở các nơi rất xa. Tổng thống cũng ra lệnh cho các tiểu bang cũng như địa phương có quyền thi hành lệnh trục xuất. Chính phủ sẽ mướn 5,000 người canh giữ biên giới và mướn 10,000 nhân viên di trú để truy xét các người nhập cư vi phạm pháp luật dù chi là tội nhẹ cũng bị trục xuất. 

Sắc Lệnh thứ 2: trước thời Tổng Thống Obama, chỉ những tội nặng như giết người, cướp của, hiếp dâm mới bị trục xuất, nay Tổng Thống Trump thay đổi như sau: 
- Tất cả cá nhân không cần biết lớn hay nhỏ nếu vi phạm là bị trục xuất. 
-Các cá nhân nào sắp bị tuyên án sẽ bị chú tâm đưa vào danh sách trục xuất. 
- Những người nào từ trước đến nay chưa bị bắt nhưng bị xem là có vi phạm cũng bị trục xuất, (thí dụ ăn cắp một vật nhỏ trong siêu thị). 

 

Từ bên phải là hai thuyết trình viên Jacqueline Đan và Kim Lưu Nguyễn, và cô thông dịch viên Trang Khanh trong buổi hội thảo được tổ chức tại hội trường nhật báo Người Việt chiều thứ Năm. (Thanh Phong/ Viễn Đông) 
- Những cá nhân nào gian lận với chính phủ như làm nhiều tiền mà khai ít để hưởng các chương trình trợ cấp xã hội như Food Stamp, Medical; dụng cụ y tế; những người ở nhà sang trọng đi xe Lexus mà xin trợ cấp gia cư housing sẽ bị truy xét trục xuất. 
- Những cá nhân nào trước đây bị kêu án trục xuất, nay những người đó sẽ là những thành phần ưu tiên bị trục xuất trước. Một chứng minh cụ thể là một bà mẹ ở Arizona có lệnh trục xuất 8 năm trước thì ngày hôm qua, 8 tháng 2, 2017 đã bị trục xuất. Họ không quan tâm đến gia đình cô ta, cũng không cần biết cô ta đã có gia đình ở Mỹ, họ chỉ thi hành sắc lệnh cuả TT Trump. 

Sắc Lệnh thứ 3 liên quan đến du lịch: Ngoài sắc lệnh cấm người ở bảy quốc gia nhập cảnh Hoa Kỳ như mọi người đều biết, TT Trump còn ra lệnh tạm hoãn chương trình tỵ nạn, tính luôn cả người tỵ nạn Việt Nam. Mặc dù sắc lệnh này đã bị một số tiểu bang kháng nghị, và trong cùng ngày thứ Năm, một quan toà đã tuyên bố sắc lệnh này không thể thi hành nên những người đã có hồ sơ nhập cảnh chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên cũng chỉ là tạm thời, nhưng đã gây hỗn loạn, lo âu trong hai tuần qua. Vì thế, theo cô, chúng ta sẽ bị trở ngại khi đi du lich. 

Thuyết trình viên nói tiếp: Rất nhiều người Việt muốn về thăm gia đình, bạn bè và quê hương nhưng lúc này không phải là thời điểm tốt để về Việt Nam. Khi thật sự cần thiết thì mới đi. Những người có thẻ xanh mà về VN nhiều lần, ở lâu quá hết tháng này sang tháng khác, theo luật mới sẽ bị truy nã. Họ sẽ đưa đến một nơi để thẩm vấn và sẽ phải trả lời rất nhiều câu hỏi. Nếu nêu lý do chính đáng để xin hủy quốc tịch Hoa Kỳ, người đó vẫn phải trở lại Mỹ, và Sở Di Trú sẽ đưa tên vào danh sách bị trục xuất. 
Nên nhớ, các nhân viên Sở Di Trú Canada và Mexico có rất nhiều quyền hạn và quyền lực để truy xét, cho dù họ chỉ nghi ngờ họ vẫn có quyền làm thủ tục trục xuất, lúc đó quý vị phải tốn rất nhiều tiền cho luật sư can thiệp để được ở lại Mỹ. Tốt hơn hết, ai về Việt Nam nên làm một lá đơn xin “tái nhập cảnh.” Nếu quý vị đi lại VN nhiều lần, họ có lý do để đặt vấn đề với quý vị. 
Có những người đã bị tạm giữ 24 tiếng đồng hồ mà không cho ăn uống gì hết; có người bị tạm giữ bảy, tám tiếng rồi họ mới cho đi, nên quý vị cần cẩn thận khi đi du lịch để tránh mọi bất trắc có thể xảy ra. Những điều trên chỉ áp dụng với các thường trú nhân có thẻ xanh. Người có quốc tịch Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng. 

Thuyết trình viên thứ hai là cô Jacquelin Dan. Cô cho biết những điều như sau
Hiện tại cộng đồng mình có 12,000 người nằm trong danh sách bị trục xuất. Có người đã bị giam cả 10 năm vì Việt Nam không chịu nhận họ. Nhưng Mỹ và Việt Nam đã ký Nghị Định nhận người bị trục xuất. Việt Nam đặt điều kiện chỉ nhận những người đã từng sống ở Việt Nam, có Chứng Minh Nhân Dân. Không nhận người sanh ở các trại tỵ nạn hay nước ngoài. Tuy nhiên chính phủ Trump có thể gây áp lực với nhà cầm quyền CSVN buộc phải nhận thêm người bị trục xuất, vì thế 12,000 người này theo sắc lệnh mới cuả TT Trump họ sẽ bị ưu tiên trục xuất. 
Có một số người không nhận được giấy tờ của Sở Di Trú do gia đình lục đục, bị người nhà giấu thư không đưa nên không biết để trả lời Sở Di Trú, không biết ngày gọi đi thi quốc tịch v.v.. Những ai nghĩ mình có vấn đề với Sở Di Trú hãy nhanh chóng tìm gặp Luật Sư Di Trú để can thiệp. 

Thuyết trình viên nói, ở đây mình có rất nhiều văn phòng luật sư nhưng một số văn phòng không có luật sư chuyên về luật di trú. Những người làm cố vấn di trú không phải luật sư, họ không thể làm những việc của một luật sư di trú được, cũng giống như mình không muốn một y tá mổ tim cho mình thì việc cần một luật sư chuyên về di trú cũng quan trọng như vậy. 
GQuý vị cũng cần cảnh giác, nếu quý vị đã có quốc tịch Mỹ, nếu khi có người mặc quần áo, mang phù hiệu của Sở Di Trú đến gõ cửa, mình đừng vội mở, phải nói với họ đưa giấy tờ của toà án qua cưả sổ hay dưới cửa chính cho mình xem trước. Nếu là giấy tòa án thì phải có chữ ký cuả chánh án, và tên họ, điạ chỉ cuả mình phải đúng. Nếu không, mình không phải trả lời cũng không phải mở cửa. 
Hiện nay, người có quốc tịch Hoa Kỳ vẫn có thể bảo lãnh cha mẹ, con cái chưa lập gia đình, người có quốc tịch Mỹ có quyền bảo lãnh vợ, chồng, hôn thê, hôn phu nhưng các nghị sĩ Cộng Hòa đang dự định đưa ra một số thay đổi liên quan đến việc bảo lãnh cha mẹ, con cái. 
Nếu quý vị là nạn nhân buôn người, nạn nhân bạo hành trong gia đình, hay nghĩ rằng khi về Việt Nam sẽ bị chính quyền cộng sản đàn áp, bắt bớ, bạn có thể làm đơn xin tỵ nạn chính trị, nhưng việc này không đơn giản. 
Nếu ai đang có thẻ xanh, thuyết trình viên khuyên hãy gấp rút xin thi quốc tịch, và mọi vấn đề liên quan đến di trú, xin nhớ hãy tìm đến các luật sư di trú. Bạn có thể vào trang mạng cuả Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ để biết ai là luật sư di trú. 
Vì luật di trú còn rất mới mẻ mà chính quyền lại rất mạnh tay, nên nhiều kẻ xấu đang lợi dụng để làm tiền quý vị. Nếu có các vấn đề mà hai thuyết trình viên vừa nêu, xin hãy gặp luật sư di trú. 

Quý vị cũng có thể gọi các số điện thoại sau đây để được giúp đỡ : 
-Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ gốc Á Châu: TiếngViệt 1-800-267-7395, tiếng Anh 1-888-349-9695
- Đan Thanh Giang (Jacqueline Dan) (714) 587-2050 ext. 821 
- Kim Lưu Nguyễn, Esq số (626) 656-3578
- BPSOS số (714) 897-2214 



Sunday, February 12, 2017


SAM RIGBY * NGHỆ THUẬT KHỎA THÂN

Vì sao nghệ thuật khỏa thân vẫn gây sốc?

  • 11 tháng 2 2017
Một cuộc triển lãm mới tìm hiểu sự cuốn hút lâu dài của hình thái khỏa thân. Vì sao sự lột tả cơ thể con người vẫn tiếp tục gây tranh cãi? Sam Rigby tìm hiểu cùng quí vị.
Khỏa thân đã lôi cuốn cả nghệ sĩ lẫn người xem trong nhiều thế kỷ, ngay cả ngày nay nó vẫn là đề tài gây tranh cãi. Nó là một trong những chủ đề lớn nhất của nghệ thuật. Nó đã xuất hiện ở hầu hết mọi phong trào nghệ thuật chính, từ trường phái lập thể cho đến biểu hiện trừu tượng, đến nghệ thuật chính trị của thời đại gần đây. Vì sao nó vẫn tiếp tục khiến chúng ta bị lôi cuốn? Đó là câu hỏi của triển lãm mới “Khỏa Thân” ở Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật ở New South Wales, Sydney, vào đầu tháng 11/2016. Nó tập hợp 100 chân dung khỏa thân của bộ sưu tập của Tate, gồm tranh vẽ, tượng, ảnh chụp và bản in từ cuối 1700 cho tới ngày nay.

Cám Dỗ (1899) của William Strang




Tate/Art Gallery of New South Wales 
Bản quyền hình ảnh Tate/Art Gallery of New South Wales
Image caption Tate/Art Gallery of New South Wales

“Sự khỏa thân lôi cuốn chúng ta vì một lý do rất đơn giản và hoàn toàn sâu sắc, đó là nghệ thuật về chúng ta. Mọi người đều có một cơ thể; chúng ta đều là những cơ thể hấp dẫn và cơ thể ở dạng không quần áo,” Justin Paton, giám đốc triển lãm, nói. “Triển lãm này là một hành trình qua nhiều trạng thái cảm giác và cảm xúc khác nhau của con người và theo tôi đó là cái hấp dẫn nhất về chủ đề khỏa thân.”
Tác phẩm Cám Dỗ cuối Thế kỷ 19 của William Strang đưa chúng ta trở về một trong những truyện then chốt về khỏa thân trong văn hoá phương Tây, là câu chuyện trong cuốn “Khai Sinh Thế Giới” trong đó Adam và Eve vừa nhận thức ra cơ thể khỏa thân của mình. “Từ đó có sự khỏa thân hiện đại và sự băn khoăn và phấn khích của chúng ta về cái dưới lớp quần áo mà chúng là 2 sự thôi thúc cốt lõi đã đưa đẩy nghệ thuật khỏa thân đi suốt lịch sử của nó,” Paton giải thích.

Hiệp sĩ giang hồ (1870) của ngài John Everett Millais




Tate/Art Gallery of New South Wales 
Bản quyền hình ảnh Tate/Art Gallery of New South Wales
Image caption Tate/Art Gallery of New South Wales

Khi nghĩ về khỏa thân, nhiều người thường thấy hình ảnh cổ điển của các cơ thể cường tráng mẫu mực chiếm ưu thế trong nghệ thuật Thế kỷ 19, nhưng như Paton đã chỉ rõ, “Sự khỏa thân thực tế luôn thay đổi và không ngừng được tranh luận.” Theo nhiều cách, sự miêu tả thời nay về cơ thể khỏa thân khác rất nhiều so với các tác phẩm triều đại Victoria, nhưng cũng có những điểm tương tự.

“Những tranh luận về tính trung thực và lý tưởng hóa của thời Victoria phản chiếu suốt cho tới thời nay, mà tôi nghĩ rằng nó giống thời Victoria một cách không ngờ, đặc biệt khi ta nhìn vào cách mà sự khỏa thân và cơ thể được tranh luận trong văn hoá nói chung,” ông nói. “Ngay cả giờ đây ta vẫn thấy sự pha trộn kỳ lạ giữa cái đoan trang và cái buông thả. Chúng ta đã quá quen xem hàng triệu hình ảnh khỏa thân, thế mà một tác phẩm nghệ thuật khỏa thân đơn thuần tại phòng trưng bày đôi khi vẫn có thể gây tranh cãi một cách lạ thường.” Chỉ mới gần đây ở Úc, một tạp chí nghệ thuật bị nhà xuất bản buộc che khuất núm vú bức tranh một nữ khỏa thân mà tạp chí này chọn để đưa lên trang bìa.

Tranh Hiệp sĩ giang hồ là một thí dụ về cái mà các nhà nghiên cứu gọi là ‘khỏa thân kiểu Anh’, nó đã gây tranh cãi vào cuối thế kỷ 19 vì những chủ đề của tác phẩm này được cho là quá giống đời thực. “Nó đã tiết lộ nguồn gốc là người họa sĩ rõ ràng đứng trước một cơ thể phụ nữ thực sự đầy khí lực, và ông đã không giấu sự thật đó một cách thích đáng.”

Khỏa thân ngồi: Chiếc mũ đen (1900) của Philip Wilson Steer




Tate/Art Gallery of New South Wales 
Bản quyền hình ảnh Tate/Art Gallery of New South Wales
Image caption Tate/Art Gallery of New South Wales

Một tranh khỏa thân có thể nào thực sự quá giống đời thường? Tranh khỏa thân cổ vẽ Psyche và Venus có thể được đánh giá thuần túy về nghệ thuật, mà không phải xét đến một người đang sống và đang thở trước mặt họa sĩ. Sự băn khoăn được thấy rõ vào Thế kỷ 20 khi sự khỏa thân bước vào không gian sống trong nhà, với các tranh thân thể ở phòng ngủ hoặc ở trong xưởng vẽ.

Tranh chân dung của Philip Wilson Steer đầu thế kỷ này là một ví dụ hoàn hảo làm sao mà một chi tiết nhỏ trong tranh lại có thể gây tranh cãi cho một tác phẩm. Khi John Rothenstein tới gặp Steer năm 1941 và chọn tranh này vào bộ sưu tập Tate thì Steer cho hay ông không định trưng bày nó khi ông còn sống vì các bạn ông cho rằng nó không đứng đắn. “Lý do họ thấy như vậy không phải vì người phụ nữ khỏa thân, mà vì khỏa thân và lại đội mũ,” Paton nói. “Điều này được xem như làm nổi bật sự khỏa thân theo cách không hoàn toàn chỉnh chu.” Một cái mũ đơn sơ, như được thấy ở nhiều phụ nữ thời đó, đã đủ để đẩy bức tranh này ra khỏi thế giới của lý tưởng để đi vào lĩnh vực khiêu dâm.

Nụ Hôn (1901-04) của Auguste Rodin




Tate/Art Gallery of New South Wales 
Bản quyền hình ảnh Tate/Art Gallery of New South Wales
Image caption Tate/Art Gallery of New South Wales

Đây là một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của tình yêu lãng mạn, và là lực hút chính của triển lãm ở Sydney, lần đầu tiên nó được di chuyển ra khỏi Châu Âu. “Nụ hôn là giây phút rất cá nhân và thân tình giữa hai người, và điều thiên tài về tác phẩm này của Rodin là nụ hôn thực tế rất hay bị che khuất bởi chân tay và thân thể của các nhân vật,” Paton nói. Rodin thể hiện sự kết nối thân thể và cảm xúc mạnh mẽ giữa hai người yêu ở nhiều cách: những cơ bắp gợn sóng ở lưng họ, cách mà chân họ kê lên nhau, và bàn tay họ. Paton cho rằng tay của cặp đôi này là đáng chú ý nhất. “Tay họ có vẻ tương đối lớn hơn so với tỷ lệ của người. Khi ta đang yêu nhau và khi ôm ấp người đó thì xúc giác được tăng cường,” ông giải thích. “Rodin đã thâu tóm những cảm giác này bằng cách gợi ta chú ý tới các bàn tay của nhân vật.”

Người Đàn bà Khỏa thân trên Ghế Đỏ (1932) của Pablo Picasso



Tate/Art Gallery of New South Wales 
Bản quyền hình ảnh Tate/Art Gallery of New South Wales
Image caption Tate/Art Gallery of New South Wales

Sức mạnh của việc ôm ấp giữa hai người tình cũng là tiêu điểm của tranh ‘Người Đàn Bà Khỏa Thân Trên Ghế Bành Đỏ’ của Picasso từ năm 1932, mặc dù có thể với người chưa rành thì họ chưa thấy rõ ngay lập tức. Bức tranh thoạt nhìn thì ta thấy như là có một phụ nữ đơn độc, bà Marie-Thérèse Walter, một trong nhiều người gây cảm hứng cho họa sĩ, khi nhìn kỹ ta thấy trong tranh có 2 người.

“Trong mặt người phụ nữ có bóng mặt của một người đàn ông đang hôn ép sát ở phía phải,” Paton nói. “Cánh tay phía bên phải có vẻ như tách ra khỏi thân người phụ nữ và nhập vào phía sau lưng ghế mà ta bắt đầu hiểu đó là thân của một người đàn ông đang hôn người đàn bà này.” Ông xem đây là sự mô tả cảm giác hoàn toàn bị hòa nhập vào ai đó đến mức không thể phân biệt nổi người này bắt đầu từ chỗ nào và người kia kết thúc ở đâu. “Đây là sự biểu lộ đáng ngạc nhiên của cảm giác yêu sâu sắc đến mức con người tan chảy trong lúc ôm ấp.”

Paul Rosano nằm ngửa (1974) của Sylvia Sleigh



Tate/Art Gallery of New South Wales 
Bản quyền hình ảnh Tate/Art Gallery of New South Wales
Image caption Tate/Art Gallery of New South Wales

Với sự xuất hiện của nam nữ bình quyền, các nghệ sĩ nữ đã đảo chiều truyền thống trong những thập kỷ cuối này của thế kỷ 20 bằng cách vẽ nam giới theo cách nhìn của nữ giới. Tranh này ra đời cùng năm với việc tạp chí Cleo của Úc lần đầu tiên đưa ảnh đàn ông khỏa thân ở trang giữa, việc đó là tiêu biểu cho sự đổi chiều lớn về hình khỏa thân nói chung. “Sylvia Sleigh đã rất bộc trực khi nói rằng bà muốn vẽ đàn ông trông khiêu dâm để phụ nữ ngắm, nhưng tranh này không ở mức đó,” Panton nói. “Tranh này dịu dàng ấm áp và thể hiện là Sylvia biết người đàn ông này”: đó là nhạc sĩ Paul Rosano, ông đã làm mẫu vài lần cho Sylvia. “Tình cảm với Rosano và sự thích thú thể hiện ông là điều rõ ràng, đặc biệt là lông trên cơ thể mà bà phẩy từng nét,” ông nói thêm.

Phụ Nữ Có Phải Khỏa Thân Khi Vào Bảo Tàng Met? (1989) của Guerrilla Girls



Guerrilla Girls/Art Gallery of New South Wales 
Bản quyền hình ảnh Guerrilla Girls/Art Gallery of New South Wales
Image caption Guerrilla Girls/Art Gallery of New South Wales

Việc hình thành phong trào nghệ thuật của phụ nữ cũng kéo theo làn sóng phản đối khỏa thân. Những nghệ sĩ mới này nhìn hình khỏa thân với con mắt mới, và chất vấn mọi thứ đã có trước đây. Tranh phản đối này là của nhóm Guerrilla Girls (tranh lấy từ một trong những tranh người khỏa thân nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật và biến đổi thành người báo thù đeo mặt nạ cho phụ nữ bình quyền) đã ra đời vào thời điểm then chốt trong lịch sử của hình khỏa thân, nêu việc thiếu vắng nghệ sĩ nữ ở Bảo tàng New York so với quá nhiều tranh phụ nữ khỏa thân. Đây là hình ảnh được nhiều người thích vì nó xuất hiện ở bên thành của xe buýt thành phố và đã gây chấn động. “Tranh này sớm bị rỡ bỏ khỏi xe buýt và việc thuê trưng tranh của Guerrilla Girls cũng bị kết thúc với lý do là quá khiêu khích,” Paton nói.

Đó là một quyết định đồng thời gây giận giữ và thỏa mãn. Đa phần than phiền tập trung vào việc cơ thể phụ nữ bị lột áo, nhưng trên chiếc quạt hồng mà người đó cầm thì nhóm Guerrilla Girls đã biến đổi để nó rõ ràng là hình dương vật. Nó đã chứng minh một điểm mà nhóm này muốn nêu: công chúng thấy thoải mái khi cơ thể phụ nữ bị phô bày, nhưng việc đúng như thế lại không áp dụng cho đàn ông. “Có thể nói đó là tranh khỏa thân có ảnh hưởng mạnh nhất đã được sáng tạo ra trong những thập niên gần đây,”

Đứng bên các mảnh vải (1988) của Lucian Freud



Art Gallery of New South Wales 
Bản quyền hình ảnh Art Gallery of New South Wales
Image caption Art Gallery of New South Wales

“Freud là một trong những họa sĩ lớn nhất về tranh khỏa thân những năm gần đây, và tôi nghĩ điều quan trọng là ông cũng là một trong những họa sĩ khá nhất về tranh lõa thể,” Paton nói. Thực sự có sự khác biệt giữa lõa thể và khỏa thân không? Nhà sử học nghệ thuật Kenneth Clarke nói là có. Ông nói khỏa thân là một cơ thể được lý tưởng hóa trông dễ coi khi không có quần áo, lõa thể là cơ thể bị phơi bày ra khi lột quần áo. Cuộc triển lãm này trưng bày những ví dụ của cả hai loại này, nhưng Paton tin rằng những tác phẩm của Freud chắc chắn thuộc phái lõa thể. “Ông gọi nhiều tranh của ông là chân dung lõa thể, và có ý cho chúng ta biết một sự thật thô kệch về con người là gì và về cơ thể người,” ông nói.

Freud luôn đòi hỏi có một người mẫu sống trước mặt ông, và trải nghiệm ngồi cho ông vẽ được thể hiện rõ trong tranh ‘Đứng Bên Các Mảnh Vải’, một thí dụ tuyệt vời của phong cách vẽ sau này của ông. “Ta có thể có được cảm giác phi tường của những thách thức để là một đối tượng vẽ của Freud, bởi vì người mẫu phải tạo thế sao cho gợi lên trạng thái ngủ và bị bỏ rơi, nhưng cũng bị o ép mạnh về thể chất,” ông giải thích. Điều này là đặc biệt rõ ở việc tăng kích thước bàn chân và cẳng chân có vẻ để chống đỡ cho trọng lượng cơ thể. Trong khi tác phẩm này chắc chắn là một thí dụ về lõa thể, nhưng nó cũng gợi lên sự khỏa thân của quá khứ. “Cách dang cánh tay của người mẫu này gợi tôi nhớ một số tư thế được nghiên cứu kỹ của những người mẫu khỏa thân của thế kỷ 19 với vai trò là người hùng nổi tiếng,” Paton nói. “Người anh hùng của Freud là thuộc thế giới này của chúng ta, nhưng vẫn còn những vang vọng của những nghệ sĩ thời xưa.”

Đôi lứa (2009) của Louise Bourgeois





Art Gallery of New South Wales 
Bản quyền hình ảnh Art Gallery of New South Wales
Image caption Art Gallery of New South Wales

Nhà phê bình Lucy Lippard có lần viết rằng Louise Bourgeois vẽ cơ thể từ bên trong. “Cho dù dùng chất liệu gì, tranh của bà luôn cho cảm giác ở dưới da,” Paton nói thêm. “Nó cho ta thấy con người chúng ta dễ tổn thương làm sao, đồng thời nó cũng truyền sinh khí kỳ lạ và điều khiển giống người.” Tác phẩm này vẽ bằng bột màu và bút chì trên giấy đã giảm cơ thể con người tới dạng đơn giản nhất, với ánh sáng xanh ở các bộ phận sinh dục. Theo Patron, sự xuất hiện của màu vẽ hồng chảy như lớp nước mỏng gợi nhớ tới “chất lưu của cuộc sống… Nó gợi đến máu, sữa mẹ và thậm chí nước ối,” ông nói. Ở tranh này, ta tựa như nhìn xuyên qua da tới những câu chuyện bên trong về cái gì đã làm cơ thể ta phát triển và tồn tại, chúng ta không thể có nhiều sự khỏa thân hơn thế được.

Người Hoang Dã (2005) của Ron Mueck



Art Gallery of New South Wales 
Bản quyền hình ảnh Art Gallery of New South Wales
Image caption Art Gallery of New South Wales


Hình khỏa thân mà càng giống đời thực thì nó càng gây tranh cãi. Những tác phẩm mới đây của Ron Mueck hiện thực một cách kỳ lạ, và thường làm người xem cảm thấy khó chịu mà không thể nói vì sao. “Kết quả của một tác phẩm giống đời thực là nó phải làm cho người ta phải kêu lên khi trông thấy nó lần đầu,” Paton nói. “Anh ta không phải một vị thần hoặc chiến binh, anh ta không có cớ để trốn đi đâu. Anh ta chỉ là một người ở thế hoàn toàn bị phơi trần.” “Người Hoang Dã” chỉ để chứng minh là ta khó chịu đến nhường nào khi lõa thể, đặc biệt khi ta không thể tách mình ra khỏi chủ đề trình diễn. “Cuối cùng thì đây là một tác phẩm điêu khắc về cảm giác khi ta bị ngắm nhìn,” ông nói.

Những nghệ sĩ về nghệ thuật khỏa thân ngày nay rất muốn nhắc chúng ta là việc ngắm nhìn cơ thể luôn là một hành động phải trả giá và rất riêng tư. Bằng nhiều cách, xã hội chúng ta đã bị chai lì với hình ảnh lõa thể. Ta thấy chúng ở khắp nơi, nhưng thường là trốn sau cái gì đó, thí dụ một vai diễn, một loại nước hoa mà họ bán, hoặc một sự nghiệp mà họ bảo vệ bằng cách phơi mình ra. Nhưng trong tác phẩm như của Mueck, không có một cái gì để trốn ở phía sau. Đó là con người ở hình thái trơ trọi nhất, và đó là cái mà ta có thể chưa bao giờ quen nhìn. Paton đã nói rất đúng: “Khỏa thân không phải là vật thể, nó là một câu hỏi hơn là một câu trả lời, và câu hỏi đó vang dội lại ở thời đại chúng ta.”
Bài tiếng Anh đăng trên BBC Culture
http://www.bbc.com/vietnamese/vert-cul-38337797


DÂN CỒN SẺ BIỂU TÌNH

Dân Cồn Sẻ biểu tình đòi đền bù vụ Formosa

  • 6 tháng 2 2017
Người biểu tình giơ cao biểu ngữ trước cửa nhà trưởng thôn Cồn SẻBản quyền hình ảnh YOUTUBE
Image caption Người biểu tình giơ cao biểu ngữ trước cửa nhà trưởng thôn Cồn Sẻ - hình từ video clip đăng trên YouTube

Một cuộc biểu tình nổ ra vào trưa hôm 5/2, tức mùng 9 Tết Đinh Dậu, tại xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Một số người dân tuần hành tại thôn Cồn Sẻ, đòi phải cách chức trưởng thôn và phó thôn, đồng thời đòi bồi thường thỏa đáng cho những hộ nuôi cá lồng bè bị thiệt hại nặng nề sau thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra.
Trong video clip được lan truyền trên mạng xã hội, người dân dùng loa, đánh trống, hô khẩu hiệu và giơ các biểu ngữ "Chúng tôi sẽ không dừng lại nếu không đền bù thỏa đáng", "Chúng tôi không phải là những con bò ăn cỏ. Đừng mị dân" hay "Yêu cầu đền bù thoả đáng, minh bạch, công khai" trước địa điểm được cho là nhà ông trưởng thôn.
Từ Nhà thờ Cồn Sẻ, linh mục Hoàng Anh Ngợi nói với BBC Tiếng Việt rằng có khoảng 200 đến 300 người tham gia tuần hành, phần lớn là gia đình và người nhà các gia đình chưa nhận bồi thường.

Vì sao biểu tình?

Được biết ở thôn Cồn Sẻ có 94 hộ nuôi cá, nhưng cán bộ địa phương chỉ bồi thường cho 79 hộ, mỗi hộ được nhận khoảng trên 100 triệu đồng cho cả chủ hộ lẫn các lao động kèm theo.
Theo linh mục Ngợi, ông thôn phó là người trực tiếp làm việc xét bồi thường cho các hộ nuôi cá sau thảm họa Formosa, và người này đã lập hồ sơ tùy tiện "ưng ai thì cho, mà không ưng ai thì thôi", khiến 15 hộ không được đưa vào danh sách bồi thường.
Việc ông thôn phó không giải thích lý do loại một số hộ khỏi danh sách là lý do khiến người dân bức xúc, đòi cách chức trưởng và phó thôn, vị linh mục coi sóc giáo phận Cồn Sẻ cho biết thêm, bởi đây "không phải là lỗi của đảng và chính phủ mà là do một người thôi". 
Người dân Cồn Sẻ dùng loa và trống đi tuần hành trong địa phận giáo xứ 
Bản quyền hình ảnh YOUTUBE
Image caption Người dân Cồn Sẻ dùng loa và trống đi tuần hành trong địa phận giáo xứ

Sau nhiều tháng cá chết một cách bí ẩn, gây giận dữ cho công chúng, chính phủ và một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, Formosa Hà Tĩnh, hồi tháng Năm 2016 đã đạt thỏa thuận bồi thường 500 triệu đô la (tương đương khoảng 11 nghìn tỷ đồng).
Bắt đầu từ hồi tháng Mười, giới chức đã tiến hành bồi thường lần một cho các nạn nhân sự cố cá chết tại bốn tỉnh miền Trung, với mức bồi thường được tính theo mức độ thiệt hại được xác nhận.
Trang tin VietnamNet nói số được chi trong đợt này là 3 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, trong những ngày giáp Tết, chính phủ chỉ đạo tạm cấp kinh phí bồi thường đợt hai, với tổng số tiền khoảng gần 1.700 tỷ đồng.
Cồn Sẻ là một trong những nơi chịu hậu quả nặng nề nhất sau thảm họa môi trường biển Formosa.
Hồi tháng 7 năm ngoái, gần 3.000 người dân nơi này đã xuống đường biểu tình ôn hòa yêu cầu chính phủ dừng hoạt động của nhà máy Formosa mà theo họ là 'thủ phạm huỷ diệt môi trường' biển miền Trung.
Thảm họa cá chết hàng loạt đã làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối trong dân chúng tại nhiều nơi ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38879730

DÂN BIỂU MỸ LOWENTHAL

Dân biểu Mỹ Lowenthal 'nguyện tranh đấu' vì nhân quyền VN

11 tháng 2 2017

        Dân Biểu Lowenthal

Bản quyền hình ảnh Dân Biểu Lowenthal đã là thành viên của Congressional Caucus on Vietnam từ năm 2013 khi ông được đắc cử vào Quốc Hội Hoa Kỳ.
Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ, ông Alan Lowenthal vừa trở thành đồng Chủ tịch Nhóm Quốc hội Mỹ về Việt Nam, theo một thông cáo từ chính thức từ Văn phòng của ông, hôm thứ Sáu.
 

NỖI BUỒN SÔNG GIANH

'Nỗi buồn sông Gianh' và Formosa

Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh'
Bản quyền hình ảnh BBC/Nguyễn Lân Thắng
Image caption Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh' được bắt đầu quay từ tháng 9/2016, theo nhóm sản xuất.

Sự kiện cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trong thảm họa môi trường do nhà máy thép thuộc công ty Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan ở Việt Nam gây ra hồi tháng Tư năm ngoái đã trở thành đề tài của một nhóm làm phim phóng sự trên truyền thông xã hội.

Bộ phim có tựa đề 'Nỗi Buồn Sông Gianh' do êkíp làm phim Nguyễn Lân Thắng, Hoàng Công Cường và các cộng sự khởi quay từ tháng 9/2016 và công bố trên truyền thông xã hội thời gian gần đây đã lựa chọn con sông vốn phân chia, ngăn cách hai miền của Việt Nam qua nhiều biến động của lịch sử với nhiều thời đoạn binh đao, khói lửa.
Đạo diễn phóng sự Nguyễn Lân Thắng và trợ lý sản xuất Hoàng Công Cường chia sẻ về lý do lựa chọn đề tài và khó khăn trong quá trình thực hiện những 'thước phim' với nhiều cảnh quay khá đẹp và ấn tượng.
"Trước đây tôi đã làm ít nhất ba, bốn phim, nhưng đây là phim công phu nhất," ông Nguyễn Lân Thắng cho BBC biết.
"Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh' của chúng tôi được thực hiện trong hoàn cảnh thảm họa môi trường Formosa diễn ra rất khốc liệt. Và khi đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có những sản phẩm truyền thông để mang đến cho những người ở xa hiểu những vấn đề thảm họa môi trường ở đây.
"Đồng thời thúc giục mọi người chung tay để đấu tranh với vấn đề Formosa," biên kịch và đạo diễn phóng sự nói với BBC.
Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh'
Bản quyền hình ảnh BBC/Nguyễn Lân Thắng
Image caption Một cảnh quay từ trên cao của nhóm làm phim với dòng sông Gianh lịch sử.
Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh'
Bản quyền hình ảnh BBC/Nguyễn Lân Thắng
Image caption Một cảnh quay sử dụng thiết bị ghi hình từ trên không khắc họa một phần khu công nghiệp Formosa.
Trợ lý Hoàng Công Cường chia sẻ thêm:
"Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh' là ý tưởng của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng và anh em chúng tôi thường xuyên giúp đỡ nhau và cùng nhau chia sẻ những công việc mà xã hội cần.
Anh Thắng phải đi rất nhiều chuyến vào Hà Tĩnh, cụ thể là khu nhà máy Formosa đóng đô tại nơi đó. Đi rất nhiều người, đi rất nhiều chuyến và rất là bí mật
"Làm sao nói lên thực trạng thảm họa đó để cho rất nhiều người biết, không những ở trong nước Việt Nam, dân Việt Nam, mà cả xã hội rộng rãi biết được sự khốc liệt và nguy hai của thảm họa đó."

'Giấu giếm, lén lút'

Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh'Bản quyền hình ảnh BBC/Nguyễn Lân Thắng                            
Image caption Nhóm làm phim cố gắng tiếp cận cộng đồng ở những địa bàn chịu ảnh hưởng sau vụ cá chết bất thường và hàng loạt.
Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh'
Bản quyền hình ảnh BBC/Nguyễn Lân Thắng
Image caption Biên kịch và đạo điễn phim Nguyễn Lân Thắng đang 'đứng trước biển', một cảnh trong phim.
Đạo diễn phim Nguyễn Lân Thắng chia nói với BBC về việc thực hiện phóng sự:
"Bộ phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh' thực ra diễn ra trong một giai đoạn rất khốc liệt mà tôi đã thực hiện rất nhiều chuyến đi đến miền Trung, và không chỉ có anh Cường, mà còn có rất nhiều các anh em khác nữa đã giúp đỡ tôi trong việc thực hiện bộ phim này.

"Nhưng nhờ sự giúp đỡ của những người hoạt động, cũng như của những người dân ở địa phương, chúng tôi đã hoàn thành được bộ phim này," kỹ sư Lân Thắng nói.
Trợ lý sản xuất Hoàng Công Cường bổ sung thêm:
Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh'
Bản quyền hình ảnh BBC/Nguyễn Lân Thắng
Image caption Đoàn làm phim tiếp cận khu công nghiệp nơi đặt nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh trong nỗ lực có những cảnh quay thực tế.
"Anh Thắng phải đi rất nhiều chuyến vào Hà Tĩnh, cụ thể là khu nhà máy Formosa đóng đô tại nơi đó. Đi rất nhiều người, đi rất nhiều chuyến và rất là bí mật. Tôi và anh Thắng gần như là đi chuyến cuối cùng... Chủ đề xuyên suốt, chỉ có anh Thắng biết thôi.
Trong những cảnh quay mà tôi cảm thấy hồi hộp nhất, chính là cảnh quay đầu tiên, bởi vì lần đầu tiên tôi sử dụng flycam chỉ trước đó vài ngày thôi... và chưa có kinh nghiệm nhiều. Hơn nữa là phải thực hiện trong những điều kiện rất bí mật, phải che dấu sự theo dõi của an ninh, cũng như sự phá phách có thể có"Nhưng chuyến cuối cùng, tôi và anh Thắng đi cũng là một vấn đề rất khó, để lấy được những hình ảnh từ trong cùng một nhà máy. Hai anh em ba ngày trời đi trong sự im lặng.
"Ăn uống thì kham khổ, chuyện ấy đương nhiên rồi, nhưng ở cũng là một vấn đề hết sức nan giải. Đi vào khách sạn này, nhưng mà lại ở khách sạn khác...
"Để tất cả mong hầu làm sao những hình ảnh chân thực nhất về thiên nhiên Việt Nam, đối lập hoàn toàn với thảm họa ghê gớm đến như thế, lại có thể xảy ra được đối với nhà cầm quyền Việt Nam...," ông Hoàng Công Cường nói.

'Cảnh quay thú nhất'

Trong phóng sự đầu tay này, nhóm làm phim có một số cảnh quay trên cao khá hoành tráng, với chất lượng hình ảnh khá tốt về non nước, sông núi, đồng ruộng... khác hùng vĩ và khá đẹp. Khi được đề nghị nói về những cảnh quay nào thú vị và thách thức nhất, đạo diễn phóng sự 'Nỗi Buồn Sông Gianh', Nguyễn Lân Thắng, chia sẻ:
Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh'
Bản quyền hình ảnh BBC/Nguyễn Lân Thắng
Image caption Một cảnh ngư dân đi đánh cá trên biển trong 'Nỗi Buồn Sông Gianh'
Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh'
Bản quyền hình ảnh BBC/Nguyễn Lân Thắng
Image caption Người dân địa phương xử lý thủy, hải sản sau khi đánh bắt, khai thác được từ ngư trường.
"Trong những cảnh quay mà tôi cảm thấy hồi hộp nhất, chính là cảnh quay đầu tiên, bởi vì lần đầu tiên tôi sử dụng flycam (thiết bị camera quay trên cao) chỉ trước đó vài ngày thôi... và chưa có kinh nghiệm nhiều.
Mọi cảnh quay, mọi phút ở trong phim đó đều là những sự thật, đều là những hình ảnh của sự thật, chúng tôi không hề biên tập, chúng tôi không hề làm truyền hình theo cách là 'làm truyền hình'
"Bởi vì thiết bị này cũng rất đắt tiền, và nếu họ biết mà họ phá, thì sự thiệt hại của mình rất là lớn."
Trong phóng sự, có một số đoạn thoại hoặc phỏng vấn có nội dung được đề cập ít nhiều có dáng dấp được cho là 'cáo buộc', hay 'lên án' đối với những nhà quản lý, lãnh đạo chính quyền trung ương và địa phương, khi được hỏi liệu nhóm làm phim có quan ngại gì hay không khi đưa ra những chi tiết đó, ông Nguyễn Lân Thắng nói.
Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh'
Bản quyền hình ảnh BBC/Nguyễn Lân Thắng
Image caption Nhiều nam thanh niên đi đánh cá, một cảnh khác trong phim.
Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh'
Bản quyền hình ảnh BBC/Nguyễn Lân Thắng
Image caption Cảnh ngư dân - giáo dân cầu nguyện trong đêm, trước biển.
"Thực ra đấy là những câu hỏi chúng tôi đặt ra và người dân người ta nghĩ như thế nào thì người ta nói thế, vậy thôi."
Thành viên nhóm làm phim Hoàng Công Cường bổ sung:
"Mọi cảnh quay, mọi phút ở trong phim đó đều là những sự thật, đều là những hình ảnh của sự thật, chúng tôi không hề biên tập, chúng tôi không hề làm truyền hình theo cách là 'làm truyền hình', và chúng tôi đi gặp những người dân và họ có ý tưởng , có ý kiến như thế nào, thì người ta (nói) thực sự là như thế," trợ lý sản xuất của phóng sự nhấn mạnh với BBC.
Phim 'Nỗi Buồn Sông Gianh'Bản quyền hình ảnh BBC/Nguyen Lan Thang
Image caption Giáo dân dự Thánh lễ trong một Nhà thờ ở khu vực bị hưởng của thảm họa môi trường.
http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-38950684

SƠN TRUNG * HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG


HOA KỲVÀ TRUNG CỘNG
SƠN TRUNG

Khi tranh cử , và khi thắng cử, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ có những biện pháp ngăn chận Trung Cộng buôn bán gian lận, trong đó có việc hạ thấp đồng nguyên và bảo hộ mậu dịch. Song song với việc này,  ông tạo ra cú sốc đầu tiên cho Trung Quốc khi ông bất chấp nguyên tắc ngoại giao,  điện đàm với lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan ”.
Sau khi thắng trong cuộc bầu cử ngày 8.11 năm ngoái, ông Trump khiến Bắc Kinh giận dữ khi nhiều lần lên mạng xã hội Twitter đặt câu hỏi về chính sách “một Trung Quốc” trong vấn đề Đài Loan và chỉ trích Bắc Kinh không cứng rắn hơn với Triều Tiên.
Tuần trước, ông Trump một lần nữa cáo buộc Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng Nhân dân tệ nhằm giành lợi thế thương mại. Truyền thông nhà nước Trung Quốc thời gian qua liên tục cảnh báo nước này sẽ có biện pháp trả đũa xứng đáng nếu nước Mỹ thời Trump châm ngòi một cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ.
Theo VOA, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Chủ tịch Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc" bằng cách thừa nhận lập trường của Trung Quốc rằng nước này có chủ quyền đối với đảo tự trị Đài Loan. Toà Bạch Ốc miêu tả cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo hôm 9/2 là "vô cùng thân thiện" và hai ông đã ngỏ lời mời nhau sang thăm nước mình.
Việc này, các báo chống Tổng Thống Trump đã cười cợt ông, cho ông là đã đầu hàng Trung Cộng. Fred Kaplan cho rằng điện đàm của TT. Trump là một thông điệp kinh hoàng . Ông nói rằng Trump chẳng hiểu gì  ngoại giao quốc tế . Làm chính trị không dễ như kinh doanh đâu! (Trump’s China Cave-in Sends a Terrible Message .The president learns that global politics are harder than a business deal. http://www.slate.com/articles/news_and_politics/war_stories/2017/02/caving_on_one_china_shows_that_trump_is_a_terrible_deal_maker.html  )
  , viết:" Việc Trump thay đổi về Đài Loan đã đưa Trung Cộng ở thế thượng phong".(Trump, Changing Course on Taiwan, Gives China an Upper Hand  . https://www.nytimes.com/2017/02/10/world/asia/trump-one-china-taiwan.html?_r=0  )
 Theo   Jane Perlez trong bài báo trên cho biết Trung Cộng có những ý kiến khác nhau. Một số lạc quan, phấn khởi. Ông Yan Xuetong,  Hiệu trưởng trường  Liên lạc quốc tế ở Đại Học Tsinghua , Bắc Kinh  nói:" Chúng tôi vui dù  dân Trung Quốc không tin Trump. "
Ông Lu Kang phát ngôn viên của bộ Ngoại giao nói rằng cuộc điện đàm rất thân mật .Môt Trung Quốc là nguyên tắc cơ bản cho mối liên hệ Mỹ-Hoa".
 Báo chí Việt Nam cũng có vài ý kiến. Tờ báo thuộc Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam dẫn lời giáo sư quan hệ quốc tế Shi Yinhong tại đại học Nhân dân (Bắc Kinh) và là cố vấn cho Quốc vụ viện Trung Quốc đánh giá rằng “ông Trump sẽ bị coi là "hổ giấy", và việc ông ta thừa nhận chính sách "một Trung Quốc" sẽ được hiểu là chiến thắng to lớn nhờ công lao của ông Tập”.
Tờ báo thuộc Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam dẫn lời giáo sư quan hệ quốc tế Shi Yinhong tại đại học Nhân dân (Bắc Kinh) và là cố vấn cho Quốc vụ viện Trung Quốc đánh giá rằng “ông Trump sẽ bị coi là "hổ giấy", và việc ông ta thừa nhận chính sách "một Trung Quốc" sẽ được hiểu là chiến thắng to lớn nhờ công lao của ông Tập”.
Trong khi đó, Tuổi Trẻ, một trong các tờ báo có lượng phát hành lớn ở Việt Nam, viết rằng việc ông Trump “bất ngờ đổi giọng” cho thấy “vẫn còn tranh cãi trong chính quyền mới của Mỹ về cách xử lý quan hệ với Trung Quốc”.
Tờ báo viết tiếp: “Tuy nhiên, dù ông Trump đã mở lời tôn trọng Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn khó cảm thấy nhẹ nhõm. Chính quyền Mỹ vẫn còn những cách khác để tăng cường quan hệ với Đài Loan, chẳng hạn nâng cao hợp tác quốc phòng hay bán vũ khí”.
Trong bài viết có tựa “Trump ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”, biến mình thành “con hổ giấy”, trang Infonet còn cho rằng đây là “một động thái được cho là có lợi rất lớn đối với Bắc Kinh”.
Trang tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông viết thêm: “Trung Quốc và Mỹ cũng ngầm gửi thông điệp rằng với việc vấn đề “Một Trung Quốc” được giải quyết, mối quan hệ giữa hai nước đã bình thường trở lại”. (TT. Trump xuống thang... http://www.voatiengviet.com/a/bao-viet-nam-viet-ve-chuyen-tong-thong-trump-xuong-thang-truoc-trung-quoc/3720213.html)
Trước dư luận trên, ông Bob Stewart , là  thành viên của Quốc Hội  Beckenham  và thành viên của Hội Đồng  bộ Quốc Phòng nói: Ông Trump đúng - Chúng tôi không đầu hàng Trung cộng về Đài Loan ( Trump is right – we should not surrender to China over Taiwan. http://www.conservativehome.com/platform/2016/12/bob-stewart-trump-is-right-we-should-not-surrender-to-china-over-taiwan.html).
Theo thiển kiến, TT. Trump là cao thủ thượng thừa. Ông đã dùng cây roi và củ cà rốt. Ông vừa đánh vừa xoa. Ông trợn mắt nhe nanh hù dọa nhưng rồi lại tươi cười chào địch thủ.
Đừng bảo ông là con hổ giấy mà lầm. Người Á Đông sỉ diện, còn người Âu Mỹ thẳng thắn, không có mặc cảm tự tôn và tự ty. Họ đi thẳng đến vấn đề không chút ngại ngùng. Khrushchev , Nixon đến gặp Mao không phải là hạ sách , là bại trận.
TT. Trump là một nhà đại kinh doanh, ông hiểu vấn đề thương lượng. Ông đã chuẩn bị việc thương lượng tốt với Trung Quốc khi ông cử thống đốc bang Iowa Terry Branstad là  bạn cố cựu của Tập Cận Bình, làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Nói đầy đủ hơn, là TT Trump đã sẵn sàng cho hai mặt hòa bình và chiến tranh. Về chiến tranh, TT Trump đã đưa ra hai chiến tướng là  tướng lừng danh  Mattis  làm Bộ trưởng Quốc phòng, và kinh tế gia Peter Navarro, người công khai chỉ trích Trung Quốc, làm người đứng đầu Hội đồng thương mại Quốc gia.     Những tác phẩm đã xuất bản của ông gồm The Coming China Wars (Chiến tranh sắp đến với Trung Quốc) và Death by China (Chết dưới tay Trung Quốc), trong đó ông chỉ trích gay gắt chính sách Trung Quốc. Tại Việt Nam, Mỹ cũng đã dùng thuật dả đả đàm đàm. Mỹ thả bom cho Hà Nội bò càng, nhưng Mỹ dừng lại, kéo Việt Cộng đứng lên hòa đàm và nhận chiến thắng theo ý muốn của Mỹ!

TT Trump làm theo "quy trình" định trước chứ không phải thấy thất bại mà xuống thang như một số người thiển cận suy nghĩ! Chúng ta cũng nên nói thêm, ở trận chiến này, TT Trump cũng chơi thuật " dương đông kich tây",điểm và diện. Đông là Đài Loan, Tây là thương thuyết. Diện là Đài Loan, diểm là thương lượng. Có đưa cú nhứ Đài Loan, Trung Cộng mới vào bàn hội nghị, nếu không Trung Cộng sẽ phớt lờ bảo rằng chúng tao buôn bán sòng phẳng, chẳng có gì phải thương thuyết! Khi gọi điện thoại cho Tập Cận Bình ngày 9-2-2017, ông Trump đã biết thế nào Trung Cộng cũng đưa vấn đề "Một Trung Hoa " ra mà-cả. Để kéo Trung Cộng vào bàn hội nghị, Trump ừ một tiếng. Thế là Tập Cân Bình sa lưới Trump! Những người bực tức, khinh miệt Trump khi ông đổi giọng công nhận "Một Trung Hoa". Nhưng Trump có mất gì đâu! Đài Loan là mồi nhử, một thứ mồi giả làm bằng bao cao su thế mà cá xô vào đớp ngon lành! Trung Cộng nuốt lưỡi câu rồi! Thương lượng không thành công mới dùng đến chính sách khác. Đài Loan và thương mại là hai mặt nhưng bổ túc lẫn nhau. Đúng ra, Đài Loan là hư mà thương lượng là thực nhưng đa số bình luận gia chỉ nhìn vào Đài Loan mà  bực bội và trách cứ Trump.  Ông hứa tôn trọng nguyên tắc " Một Trung Quốc" nhưng mai mốt thay đổi mấy hồi !
Kinh doanh với Trung Cộng là vấn đề sinh tử  phải giải quyết vì mấy chục năm nay Mỹ làm giàu cho Trung Cộng. Nếu thương thuyết không thành sẽ đi đếm cấm vận, tuyệt thương. Sau đó nữa, cũng là vấn đề sinh tử của Mỹ là biển Đông. Bush, Clinton, Obama đã cúi đầu hay cố ý thả mồi, nay đến lúc Trump kết thúc tấn  bi kịch.

 Thương lượng là cần thiết vì chiến thắng mà không cần võ lực mới là chiến thắng thực sự, chiến thắng vĩ đại! Cứ thượng lượng  trước, nếu không xong sẽ dùng quân sự, chứ lập tức dùng quân sự thì không phải là hành động của đại cường văn minh, sẽ bị thiên hạ chỉ trich. Nhưng thương lượng rất khó vì làm sao mà Trung Cộng bỏ nghề buôn bán gian lận,  cạnh tranh bất chính, làm sao mà Trung cộng nâng cao đồng nguyên và bỏ bảo hộ mậu dịch? Làm sao bắt một đảng cướp bỏ gươm giáo mà cày cuốc làm ăn?



Thương thuyết về kinh tế với Trung Cộng là khó nhưng cái khó hơn là Biển Đông. Trump là anh hùng không phải hèn nhát như Obama thì phải giải quyết vấn đề Biển Đông. Đây là vấn đề then chốt để giải phẩu cục ung bướu Trung Cộng.
Vấn đề quan trọng là chờ xem sau này cuộc thương lượng sẽ như thế nào. Lúc đó ta mới có nhận xét đúng đắn về TT. Trump.
Dẫu sao, Trump cũng có lý tưởng cho một nước Mỹ hùng mạnh, nếu không cứ sống chết mặc bay như Obama là khoẻ re như bò kéo xe, cần gì phải tả xung hữu đột cho mệt. Ông là  đại tỷ phú, ông cần gì cho ông nữa đâu!



NGUYỄN XUÂN NGHĨA * KINH TẾ HOA KỲ

 Kinh Tế Trung Quốc Không Thể Thay Hoa Kỳ

08/02/201700:00:00(Xem: 3689)
Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2017-02-08

Từ trái qua: Giám đốc điều hành của Boeing, Microsoft, IBM, Amazon, tham dự buổi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị bàn tròn kinh doanh Mỹ - Trung hôm 23/9/2015 tại Hoa Kỳ.
 
Từ trái qua: Giám đốc điều hành của Boeing, Microsoft, IBM, Amazon, tham dự buổi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị bàn tròn kinh doanh Mỹ - Trung hôm 23/9/2015 tại Hoa Kỳ.
AFP photo


hôm 23/9/2015 tại Hoa Kỳ.
AFP photo

Sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã lấy nhiều quyết định và có những phát biểu liên hệ đến quyền lợi của Hoa Kỳ y như khi ông tranh cử. Thí dụ là việc rút khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP hay đòi thương thuyết lại với từng nước các hiệp ước tự do mậu dịch nhằm đem lại việc làm cho công nhân Mỹ. Điều ấy khiến nhiều người cho là Hoa Kỳ đang từ bỏ vị trí lãnh đạo hệ thống giao dịch quốc tế và Trung Quốc sẽ trám vào khoảng trống đó với những mục tiêu chiến lược vượt ra khỏi khuôn khổ kinh tế.
Chân Như: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, các nước trên thế giới, từ Âu sang Á tới Châu Mỹ La Tinh đều bị chấn động bởi những gì đang xảy ra tại Hoa Kỳ khi vị Tổng thống thứ 45 vừa đắc cử đã thực hiện điều ông hứa hẹn khi tranh cử năm ngoái.
Trong lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP, đòi thương thuyết lại Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ là NAFTA và còn đả kích nước Đức đã cố tình hạ giá đồng Euro so với đô la Mỹ để chiếm lợi thế xuất khẩu.
Khi lãnh đạo Hoa Kỳ nêu ra quan điểm nhuốm mùi bảo hộ mậu dịch như vậy thì tại Thượng đỉnh của Diễn đàn APEC ở Peru, Chủ tịch Trung Quốc là Tập Cận Bình mau mắn đề cao toàn cầu hóa và tự do mậu dịch. Vì thế, nhiều người mới tự hỏi rằng liệu Hoa Kỳ có triệt thoái khỏi hệ thống thương mại toàn cầu và nhường chỗ cho Trung Quốc hay không? Ông nghĩ sao về mối lo này và liệu Trung Quốc có thay thế nước Mỹ để trở thành trung tâm của hệ thống giao dịch toàn cầu không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đây là loại đề tài khó hiểu nhất nên tôi xin đi từng bước để chúng ta cùng thấy ra sự thể, thay vì để cảm quan chi phối nhận thức. Một cách ngắn gọn, Hoa Kỳ có lý khi thay đổi lập trường như vậy và thứ hai, Trung Quốc chưa thể nào trám vào khoảng trống nếu nước Mỹ triệt thoái khỏi các hiệp ước thương mại quốc tế mà tìm giải pháp song phương như Chính quyền Trump đã đề nghị.
Thứ nhất, nói về sự thể khách quan thì ta cần nhớ lại vài ba khái niệm kế toán liên hệ đến luồng giao dịch toàn cầu. Một quốc gia có thể bị nhập siêu là nhập nhiều hơn xuất khẩu, tức là cán cân thương mại bị khiếm hụt. Nhưng sự thật kế toán tài chính của sự khiếm hụt ấy là nền kinh tế đó lại được nhập siêu về tư bản, tức là nhập nhiều hơn xuất trong cán cân vãng lai.
Nhìn cách khác, kinh tế Mỹ bị nhập siêu quá nặng trong một giai đoạn quá lâu, nay đã lên tới khoảng 700 tỷ đô la một năm, nhưng thiếu hụt thương mại ấy cũng có nghĩa là Hoa Kỳ tiếp nhận tư bản và nguồn tư bản ấy lại yết giá bằng Mỹ kim, là ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất. Người ta gọi đó là việc Mỹ mắc nợ, nhưng đấy cũng là một gánh nặng phụ trội cho Hoa Kỳ khi thế giới đều tìm đến tiền Mỹ khiến đô la lên giá. Nhìn trong trường kỳ thì sự thể không luôn luôn như vậy mà cũng chẳng đáng sợ như vậy.
Chính quyền Trump gạt TPP sang một bên
Chân Như: Quả thật là ông vừa phân tích một vấn đề hơi khó hiểu khi kết luận rằng sự thể không đáng sợ như vậy. Xin đề nghị ông giải thích thêm.
000_LH9HQ-400.jpg
Một công trình xây dựng ở Hudson Yards, New York hôm 7/2/2017. AFP photo
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trên diễn đàn này, tôi có nhiều lần giải thích rằng việc đồng Mỹ kim là ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất không là ưu thế mà còn là gánh nặng cho kinh tế Mỹ. Nay Chính quyền Donald Trump đang thấy ra và than phiền các quốc gia bạn hàng là vì lẽ đó.
Chúng ta cần thấy ra một quy luật về tiết kiệm và đầu tư. Trong một thế giới khan hiếm tư bản để đầu tư thì các nước được thặng dư thương mại có thêm tư bản để đầu tư vào kinh tế. Sau hai trận Thế chiến, từ quãng 1920 tới 1970, các nước Âu Á bị tàn phá bởi chiến tranh đều thiếu tư bản để tái thiết và phát triển. Đấy là lúc kinh tế Hoa Kỳ tương đối giàu mạnh nhất đã liên tục đạt thặng dư thương mại, tức là được xuất siêu, nhờ vậy tư bản Mỹ góp phần tái thiết các nước kia. Tức là tiết kiệm tại Mỹ đã chảy qua đầu tư vào các nước đồng minh Âu-Á.
Nửa thế kỷ sau, là kể từ quãng 1970 trở đi cho tới nay, thì các nước Âu Á đó đều phát triển, chủ yếu là nhờ nguồn tiết kiệm tại Mỹ, và đạt xuất siêu trong khi kinh tế Mỹ bị nhập siêu và nay tiếp nhận tư bản chảy ngược về Mỹ. Như vậy, gần trăm năm qua, Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của hệ thống giao dịch này, khi thì cung cấp đầu tư cho các nước bị tàn phá và thiếu tư bản, khi thì tiếp nhận hàng nhập khẩu của các nước, bị khiếm hụt thương mại nhưng cũng nhập cả tư bản hay tiết kiệm của các nước kia.
Ngày nay, Hoa Kỳ không muốn là thị trường số một của thiên hạ, không chấp nhận bị nhập siêu mãi và đòi vẽ ra luật chơi khác. Nhưng chẳng phải vậy mà kinh tế Trung Quốc sẽ là trung tâm thay thế Hoa Kỳ vì lý do đơn giản là Trung Quốc cần được xuất siêu để giữ đà tăng trưởng, chứ nếu bị nhập siêu như Hoa Kỳ thì sẽ lâm khủng hoảng. Chuyện này quá phức tạp nên nhiều người không hiểu cứ hay báo động về ngôi vị quá lớn của Trung Quốc khi nước Mỹ muốn giảm nhập siêu và gia tăng xuất khẩu.
Chân Như: Ông thường nói rằng kinh tế cũng là chính trị, như vậy việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước TPP không có hậu quả chính trị là nhường chỗ cho Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đang có nhiều vấn đề nên không thể là trung tâm giao dịch thương mại thay cho nước Mỹ phải không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Về Hiệp ước TPP, chúng ta không nên quên là các Chính quyền George W. Bush và Barack Obama tham gia đàm phán trong mục tiêu đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho sự hợp tác toàn diện với 11 nước kia. Lý do là các doanh nghiệp Mỹ bị luật lệ Hoa Kỳ chi phối rất mạnh, nào là về môi sinh hay quyền lợi lao động nên khó cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại quốc vốn dĩ không bị kiểm soát chặt chẽ như vậy.
Khi ấy, mục tiêu của Mỹ chỉ là trù hoạch một sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp cũng để bảo vệ quyền lợi của mình, chứ việc đàm phán này không chỉ có nghĩa là gạt Trung Quốc ra ngoài vì lý do chính trị. Ai cũng biết là doanh nghiệp Trung Quốc không bị kiểm soát hay phải tuân thủ những quy định khắt khe như doanh nghiệp Hoa Kỳ hay Nhật Bản.
Chân Như: Nhưng sau cùng Chính quyền Trump lại gạt bỏ kết quả thương thuyết của hai chính quyền tiền nhiệm. Ông giải thích thế nào về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra Quốc hội khóa 114 đã gạt Hiệp ước này qua một bên mà không đem ra thảo luận và phê chuẩn sau khi TPP được ký kết ngày bốn Tháng Hai năm ngoái, cách nay đúng một năm.
Ông Trump chỉ hợp thức hóa sự đã rồi mà thôi. Ngày nay, Chính quyền Trump không chỉ gạt Hiệp ước TPP sang một bên mà muốn đàm phán lại mọi hiệp ước thương mại để bảo đảm là quyền lợi của Hoa Kỳ được tôn trọng và để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ. Việc ông ta than phiền về trị giá quá cao của đồng Mỹ kim hay cách ấn định tỷ giá quá thấp của các ngoại tệ kia, như đồng Euro, đồng Yen và đồng bạc Trung Quốc, đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ cũng nằm trong hướng đó. Quả thật là kinh tế Đức quá cần xuất khẩu nên Chính quyền Đức có cố tình dìm giá đồng Euro cho rẻ và gây thiệt hại cho chính các nước thành viên của khối Euro ở miền Nam, như Hy Lạp hay Ý, hay Tây Ban Nha.
Nếu không hiểu thì người ta ngạc nhiên và bất mãn khi thấy ông Trump có vẻ gây hấn với mọi bạn hàng hay đồng minh. Ông ta chỉ chuẩn bị cho các cuộc thương thuyết sắp tới và khi thương thuyết thì không chỉ nhắm vào mục tiêu kinh tế mà quên vai trò rất đáng ngại của Trung Quốc tại khu vực Đông Á. Việc Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vừa nhậm chức là bay qua thăm viếng hai đồng minh tại Đông Bắc Á là Nam Hàn và Nhật Bản có cho thấy ưu tiên của nước Mỹ nằm ở đâu. Cũng trong mạch đó, tôi không tin là Mỹ sẽ đột ngột áp đặt thuế suất nhập nội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam như đang dọa Mexico trong Hiệp ước NAFTA.
Thực tế sức mạnh Trung Quốc
Chân Như: Chúng ta bước qua phía bên kia để tìm hiểu vì sao Trung Quốc không thể nào thay thế Hoa Kỳ là cột trụ của luồng giao dịch toàn cầu. Thưa ông, nguyên nhân kinh tế là những gì?
000_LH1A7-400.jpg
Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất Honda Civic tại nhà máy Dongfeng Honda của hãng tại Vũ Hán, Trung Quốc hôm 6/2/2017. AFP photo
 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta cứ cho rằng kinh tế Hoa Kỳ quá lệ thuộc vào tiêu thụ nên bị nhập siêu khi nước Mỹ nhập khẩu hàng rẻ để dân Mỹ xài cho sướng. Tự do mậu dịch có đem lại lợi ích tỏa rộng cho giới tiêu thụ và doanh nghiệp nhập khẩu nhưng gây thiệt hại tập trung cho thành phần thợ thuyền lao động bị mất việc hay sụt lương. Ông Trump quan tâm đến thành phần ấy nên đang vận động các doanh nghiệp Mỹ song song cùng việc đòi thương thuyết lại các hiệp ước thương mại. Trường hợp của Trung Quốc lại trái ngược.
Từ cả chục năm nay, kinh tế xứ này bị lệch lạc ngay bên trong và chưa thể cải cách từ sau Đại hội khóa 18 vào cuối năm 2012 vì sự cưỡng chống của các thế lực cao cấp ngay trong đảng. Hậu quả của sự lệch lạc đó là sức tiêu thụ quá thấp của các hộ gia đình, ở mức thấp nhất trong các nền kinh tế lớn.
Khi được tiêu thụ ít, các hộ gia đình tiết kiệm nhiều và nguồn tài nguyên ấy bị trưng dụng thành tín dụng nhẹ lãi cho các doang nghiệp. Tình trạng bất công xã hội ấy có mặt tương phản về kinh tế là Trung Quốc cần đầu tư, cần xuất khẩu và cần đạt xuất siêu, là xuất hơn nhập, và nay đang mắc nợ ngập đầu, có thể là gần 290% Tổng sản lương Nội địa mà chưa chắc đã đảm bảo được đà trăng trưởng khoảng 6-7% một năm. Lãnh đạo Bắc Kinh lúng túng với các bài toán nan giải ấy và trở lại với khả năng ứng phó duy nhất là giữ mức xuất siêu  cao để duy trì đà tăng trưởng và tránh nạn thất nghiệp. Như vậy, vì những lý do nội tại về kinh tế lẫn chính trị, Trung Quốc không thể là một trung tâm của hệ thống giao dịch toàn cầu thay cho nước Mỹ!
Chân Như: Ông trình bày một số sự thể kinh tế hơi bất ngờ cho độc giả của chúng ta vì hầu như ai ai, kể cả giới học giả hay nghiên cứu quốc tế, cũng đều nói tới sự lớn mạnh đáng ngại của Trung Quốc.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc đáng ngại ở những động thái quân sự, điều ấy rất đúng. Nhưng họ chưa thể thay thế vị trí của Hoa Kỳ cách nay trăm năm với luồng tư bản dồi dào chảy qua các nước khác để bành trướng ảnh hưởng. Và đáng ngại hơn vậy là xứ này đang lâm vòng bế tắc về kinh tế nếu không thể chủ động giảm đà tăng trưởng và cho người dân cơ hội tiêu thụ nhiều hơn. Họ tiếp tục bơm tín dụng và chất lên một núi nợ sẽ sụp đồ thì làm sau đồng Nguyên có thể giữ vị trí ngọai tệ dự trữ và Bắc Kinh giữ thế trung tâm của hệ thống giao dịch toàn cầu?
Tôi cho rằng chúng ta nên hiểu ra một thực tế là khi muốn giữ thế lãnh đạo thì quốc gia phải trả giá về kinh tế nên phải có khả năng đó. Từ trăm năm nay, Hoa Kỳ giữ thế lãnh đạo ấy trải qua hai trận Thế chiến rồi gần nửa thế kỷ chiến tranh lạnh. Ngày nay, nước Mỹ đang mệt mỏi và muốn lui về lo lấy cho quyền lợi của mình nhưng vẫn là một siêu cường kinh tế có khả năng vạch ra luật chơi mới. Trung Quốc thì chưa, và khi bên trong đang có vấn đề kinh tế xã hội mà bên ngoài lại đòi vạch ra luật chơi bằng phương tiện quân sự thì sẽ chẳng được thế giới chấp nhận.
Chân Như: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

No comments: