Monday, February 27, 2017

TIN VIỆT NAM

Tôm Việt Nam bị cấm nhập vào Úc vì virus đốm trắng

RFA
2017-01-10
Một nông dân ngồi tại đầm tôm của gia đình trong quận Đồ Sơn, Hải Phòng.
Một nông dân ngồi tại đầm tôm của gia đình trong quận Đồ Sơn, Hải Phòng.
AFP photo
Lệnh cấm nhập vào Australia tôm xanh, tôm nguyên liệu từ một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm qua 9 tháng 1. Theo lệnh của chính phủ Australia các lô hàng tôm xanh, tôm nguyên liệu đến nước này kể từ ngày 9 tháng giêng đều bị tiêu hủy.
Nguyên nhân lệnh cấm vừa nêu được cho biết vì cơ quan chức năng Australia phát hiện virus đốm trắng có trong tôm bán tại các cửa hàng nước Úc; và suy đoán có thể đó là nguyên nhân làm bùng phát dịch đốm trắng tại bang Queensland của Australia.
Hiệp hội Nuôi tôm Australia quy kết có sai phạm trong khẩu kiểm dịch các sản phẩm tôm nhập khẩu vào nước Úc.
Phát ngôn nhân của Bộ trưởng Nông nghiệp Australia cho biết công tác điều tra đang được tiến hành và biện pháp cấm giúp Bộ này có thời gian xem xét lại công tác quản lý các nguy cơ cũng như các thỏa thuận liên quan.
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam- VASEP, cho thấy trong năm qua tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt chừng 3,15 tỷ đô la, tăng 7% so với năm 2015.
Việt Nam đứng thứ 4, sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand, trong nhóm các nước cung cấp thủy sản hàng đầu cho Australia.

Buôn người – tệ nạn chưa có hồi kết

Lan Hương, phóng viên RFA
2017-01-10
17 cô gái Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn người, đang ở tạm tại trung tâm phục hồi chức năng tỉnh Lào Cai hôm 18/4/2015.
17 cô gái Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn người, đang ở tạm tại trung tâm phục hồi chức năng tỉnh Lào Cai hôm 18/4/2015.
AFP photo
Nạn buôn người ở Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu suy giảm dù truyền thông đưa tin rất thường xuyên để cảnh báo người dân và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp.
Đưa sang Trung Quốc
Ủy ban Quốc gia Việt Nam Phòng chống HIV/AIDS và Ma túy- Mại dâm đưa ra số liệu cho thấy trong năm 2016 vừa qua có 600 phụ nữ và trẻ em được giải cứu khỏi các đường dây buôn người. Tổng cộng từ năm 2013 đến giữa năm ngoái, cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện gần 1700 vụ, lừa bán 3.400 nạn nhân.
Theo đó nạn nhân của tình trạng buôn người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, và một trong những “thị trường tiêu thụ” chính là Trung Quốc, nơi mà sự mất cân bằng giới tính khiến chuyện “nhập khẩu vợ” gia tăng. Còn theo Linh mục Nguyễn Bá Thông, người lâu nay giúp đỡ cho các nạn nhân Việt Nam, thì số nạn nhân bị buôn bán với 3 mục đích gồm làm nô lệ lao động, nô lệ tình dục và lấy nội tạng. Mỗi một mục đích lại có nguyên nhân và các mánh khóe lừa đảo khác nhau:
Theo tôi thì nhìn nhận cả hai phía, phía quản lý của chính quyền Nhà nước và phía của người dân.
- Tiến sĩ Đinh Thị Dung
Đó là ba loại buôn người chính ở Việt Nam. Buôn người để làm tình dục thì tư tưởng như thế này: các em được hứa đồng tiền rất cao, giống như nô lệ lao động. Đi qua bên đó không phải làm gì cả, ví dụ như đi Mã Lai, không phải làm gì. Đi qua đó phục vụ bưng nước thôi, tháng được 15 triệu, nhưng thực sự chỉ là 5 triệu, 3 triệu, rồi tiền thiếu nó chồng chất lên. Lúc đó nó mới nói rằng nếu không muốn làm cái đó thì làm tình dục hay làm nô lệ khác với cái giá như vậy. Thì những người kia không có chọn lựa, bắt buộc phải làm thì mới có tiền trả nợ để đi về nước.
Cái thứ 2 là buôn người để buôn bán nội tạng thì mình đã biết lâu lắm rồi, từ chục năm trước khi mình lên miền Bắc Trung Quốc là Lào Cai, thì Chính phủ Việt Nam có nhiều biện pháp trên giấy tờ nhưng thực tế không có gì hết đó. Chẳng hạn có những trẻ hay người lớn bị bắt qua Trung Quốc, nhưng mà khi đưa lên thì chính công an của tỉnh đó lại nói là không có thật. Từ chối là chuyện có thật. Chẳng hạn ở Lào Cai, Bắc Giang thì Chính phủ, chính quyền địa phương lại nói là không có thật, tầm bậy.
Người dân thiếu thông tin
Tiến sĩ Đinh Thị Dung, giảng viên khoa lịch sử, văn hóa Trung Quốc cho rằng hai nguyên nhân chính dẫn đến tệ nạn này, đó là phía quản lý lỏng lẻo của Chính quyền và nhận thức, dân trí của người dân còn thấp:
Theo tôi thì nhìn nhận cả hai phía, phía quản lý của chính quyền Nhà nước và phía của người dân. Thứ nhất là cần phải có thông tin chi tiết, cụ thể hơn nữa để người ta hiểu, có nhiều người mù mờ, ngu ngơ về cái vấn đề này lắm thì người ta vẫn đi thôi. Thứ 2 là trình độ dân trí của những người bị lừa còn thấp.
Tiến sĩ Phạm Quang Minh, giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn cũng có nhận định tương tự và thêm một điểm đáng chú ý là thủ đoạn ngày càng tinh vi của các tay buôn người:
Tôi nghĩ là chắc chắn là do người dân thiếu thông tin về vấn đề đó. Họ sống ở những vùng sâu vùng xa, như vậy không có khả năng tiếp cận thông tin, hay là nhận được những thông tin sai lệch. Thứ hai, là tội phạm ngày càng tinh vi, có nhiều thủ đoạn, nhiều âm mưu, tìm mọi cách để lừa những người dân ít thông tin, kém hiểu biết như vậy. 
043_NS_TA4B75F6-400.jpg
Thủ tướng Na Uy, bà Erna Solberg đến thăm các cô gái Việt Nam là nạn nhân buôn người trong một trại phục hồi chức năng ở Lào Cai hôm 18/4/2015. AFP photo
Phân tích nguyên nhân nạn buôn người ở Việt Nam không có dấu hiệu thuyên giảm, linh mục Nguyễn Văn Thông cho biết là do điều kiện cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn nên nhiều người ôm ấp giấc mơ đổi đời. Lý do khác nữa theo ông là sự thờ ơ, đa phần người dân Việt quan tâm đến những chương trình giải trí nhiều hơn là tin tức trên báo, đài.
Lý do tại sao nạn buôn người xảy ra nhiều là thứ nhất không có thực tế để chống, không ai nói gì hết. Có lên TV mà ở Việt Nam có ai coi tin đâu, người ta toàn coi show này show nọ, hay lên báo thì ai đọc báo đâu. Nhưng chính quyền địa phương họ không có công việc cụ thể để làm điều đó thì tệ nạn đó cứ tăng thôi. Và khi xã hội làm cho người ta càng nghèo, thì  người ta càng muốn thoát ra với một hi vọng là đổi đời, thì đó là lý do họ đưa vô đường đó nhiều. 

Quản lý yếu kém
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều biện pháp để phòng chống nạn buôn người. Ngày 10/5/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg lấy ngày 30/7 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”. Luật phòng chống mua bán người đã được ban hành và có hiệu lực từ năm 2012. Cũng trong năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư Palermo về Phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Sau đó, năm 2015, Việt Nam ký Công ước ASEAN về Phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên như trình bày tệ nạn này vẫn ngày một gia tăng ở Việt Nam, mà theo ý kiến của Tiến sĩ Phạm Quang Minh lỗi một phần còn do sự quản lý của chính quyền chưa chặt chẽ:
Quản lý của các cấp chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, chưa được tốt. Khi có những tình trạng như vậy thì cần phải kiểm tra, thông tin cho người dân để người ta không mắc phải những sai lầm như thế.
Phép vua thì có đưa ra, nhưng lệ làng có ai nói đâu, người dân họ chỉ biết những gì xã, huyện, phường nói.
- Linh mục Nguyễn Văn Thông
Trong khi đó, linh mục Thông lại cho rằng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp để đẩy lui tệ nạn này, tuy nhiên việc thực thi ở cấp địa phương chưa được hiệu quả, dẫn đến tình trạng “phép vua thì mạnh mà lệ làng lại không có”:
Phép vua thì có đưa ra, nhưng lệ làng có ai nói đâu, người dân họ chỉ biết những gì xã, huyện, phường nói. Thành ra những vùng có người bị lừa đưa ra nước ngoài nhiều nhất, nhưng chính quyền địa phương không bao giờ tổ chức cho họ những buổi học để họ biết thế nào là thật, giả, những cạm bẫy sẽ đến với họ khi họ ra nước ngoài để làm vợ hay lao động. Tức là ở trên có nhưng ở dưới không có ai tổ chức để nói. Phép vua thì nhiều mà làng thì chẳng ai tổ chức để báo, giúp người ta chuẩn bị.
Buôn người là loại tội phạm xuyên biên giới, cơ quan chức năng Việt Nam cũng nhận ra đươc tình hình buôn người nghiêm trọng trong nước, và đã phối hợp với rất nhiều tổ chức như Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam, tiến hành các buổi hội thảo về nạn buôn người với Lào và Thái Lan.
Tuy vậy dường như vấn đề vẫn còn khó không chỉ đối với chính phủ Hà Nội mà còn nhiều quốc gia khác cũng như cả những tổ chức quốc tế tham gia công tác ngăn ngừa tệ nạn này.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/human-trafficking-not-over-yet-lh-01102017092717.html

Hơn 90% du học sinh Việt ở Nhật bỏ học, vì sao?

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-01-09
Sinh viên Việt Nam ở Nhật tham gia một cuộc thi với 18 đội đến từ nhiều nước tại Tokyo vào ngày 31 tháng 1 năm 2016.
Sinh viên Việt Nam ở Nhật tham gia một cuộc thi với 18 đội đến từ nhiều nước tại Tokyo vào ngày 31 tháng 1 năm 2016.
AFP photo
Hàng chục ngàn người Việt qua Nhật theo diện du học sinh hoặc thực tập sinh nhưng phần lớn bỏ ra ngoài đi làm chứ không đi học.
Thực chất là đi làm
Con số người Việt đến Nhật Bản trong tư cách du học sinh hay thực tập sinh hiện lên tới 60.000. Tuy nhiên chỉ 8% tức khoảng 5.000 là thực sự đi học, còn hầu hết bỏ ra ngoài  kiếm việc làm và hành nghề một cách bất hợp pháp.
Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio chia sẻ với Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ như vậy trong buổi gặp gỡ giữa hai vị tại Việt Nam hôm thứ Năm 5 tháng Giêng 2017 vừa qua.
Từ Tokyo, một bạn trẻ tên Hùng, từ Sài Gòn qua Nhật du học, nói rằng con số 8% thật sự đi học có lẽ hơi nhiều so với thực tế:
Khoảng 8% thì em nghĩ số đó hơi nhiều. Thực sự mà nói ở bên đây đa số các bạn nói chung là mượn danh du học sinh thôi chứ chủ yếu qua đây để làm việc. Đa số qua đây theo em thấy tất cả đều học xong đại  học hết, ở Việt Nam kiếm việc không có nên họ muốn qua đây kiếm số vốn. Cơ bản bên đây một giờ làm việc, nếu mà ở Tokyo,  thì khoảng 900 tới 1.000 Yen, một giờ làm việc của nó khoảng gần 200.000 tiền Việt Nam, trong khi ở Việt Nam mình một giờ làm việc chỉ khoảng 10.000, 12.000  hoặc 15.000 thôi. Bảo là đi học này nọ, nói là tu nghiệp sinh thực chất cũng chỉ là xuất khẩu lao động thôi.
Khoảng 8% thì em nghĩ số đó hơi nhiều. Thực sự mà nói ở bên đây đa số các bạn nói chung là mượn danh du học sinh thôi chứ chủ yếu qua đây để làm việc.
- Hùng, du học sinh Nhật
Tiếng là du học sinh hay thực tập sinh nhưng làm sao bỏ học đi làm mỗi ngày mà không gặp vấn đề được bạn Hùng giải thích thêm:
Ở bên Nhật này tất cả các trường học đều điểm danh hết, các bạn chỉ nhắm đúng giờ điểm danh đó   các bạn lên lớp, có mặt ở đó để người ta điểm danh là mình không vắng mặt. Cả ngày dành để đi làm, nếu là du học sinh thì lên lớp chỉ có ngủ thôi. Trên mạng có nhiều hình các bạn chuyền tay nhau, lên lớp là cả lớp đều ngủ hết.
Khi du học sinh qua đây thì người ta qui định một tuần được làm khoảng 28 tiếng. Các bạn lách luật như thế nào đó thì một tuần họ làm 40 tiếng hoặc hơn. Visa được một năm sáu tháng  hay hai năm gì đó thì người ta tận dụng hết người ta cày cuốc để kiếm tiền, sau đó ôm tiền về Việt Nam. Một số  tìm cách ở lại, hết visa rồi vẫn cố ở lại để kiếm tiền và tìm mọi cách gởi tiền về Việt Nam.
Trong buổi nói chuyện với bộ trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo Việt Nam hôm thứ Năm, đại sứ Nhật Umeda Kunio nói với ông Phùng Xuân Nhạ rằng nếu không kiểm soát được số du sinh và tu nghiệp sinh thật sự muốn sang Nhật để học tập thì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh Việt Nam trong mắt người Nhật Bản.
Hình ảnh xấu trong mắt người bản xứ
Có thể nói đây là lần đầu tiên Việt Nam nhận được sự nhắc nhở cảnh báo trực tiếp như vậy từ phía Nhật, trong lúc những tai tiếng không hay liên quan đến những người Việt sang Nhật để học hay kiếm việc làm đã từng tạo sự chú ý nơi người bản xứ. Đây cũng là điều bạn du học sinh tên Hùng muốn chia sẻ:
Điều đó xảy ra từ nhiều năm rồi. Theo báo chí Nhật thì số lượng du học sinh, tu nghiệp sinh người Việt Nam qua Nhật vẫn nằm trong hàng top. Mới năm ngoái 2016, dân Việt Nam mình đứng hàng đầu về tỷ lệ tội phạm ở Nhật. Trộm cắp này, đá tàu trốn tàu đi tàu mà không mua vé, trộm đồ trong siêu thị rồi tuồn ra ngoài bán với giá rẻ hơn.
Bên đây tất cả đều là tự động hết, không có người canh nên là cứ thế mà không mua vé, cứ thế mà vào ăn cắp thôi.
Mới năm ngoái 2016, dân Việt Nam mình đứng hàng đầu về tỷ lệ tội phạm ở Nhật. Trộm cắp này, đá tàu trốn tàu đi tàu mà không mua vé, trộm đồ trong siêu thị rồi tuồn ra ngoài bán với giá rẻ hơn.
- Hùng, du học sinh Nhật
Vẫn theo lời bạn Hùng, đôi khi cách sống và thái độ ứng xử của các bạn người Việt mình cũng tạo ấn tượng không mấy tốt về Betonamu tức người Việt Nam trong mắt người Nhật:
Không riêng gì dân Trung Quốc đâu, dân Việt Nam khi ra đường kiểu như là bỗ bã, nói chuyện lớn tiếng, đi lấn hết cả đường, thì mình không nghe được người Nhật người ta nói cái gì nhưng mà nghe được chữ Betonamu tức là Việt Nam trong đó thì rõ ràng đã có ảnh hưởng xấu rồi.
Đáp lời  đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, bộ trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ cam kết sẽ buộc các công ty tư vấn du học làm việc nghiêm túc hơn. Ông cũng đồng thời yêu  cầu phía Nhật cung cấp danh sách những công ty có dấu hiệu vi phạm để điều tra và đưa ra tòa xét xử theo đúng luật pháp.
Để tìm kiếm thêm thông tin từ phía Việt Nam, đường dây viễn liên của đài Á Châu Tự Do nhiều lần được nối về các viên chức thẩm quyền Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước thuộc Bộ Lao  Động, Thương Binh Và Xã Hội, cũng như các công ty tư vấn du học,đặc biệt cho du sinh đến Nhật. Rất tiếc những vị bắt máy hoặc từ chối bình luận hoặc nói là không hay biết gì nên không thể trả lời.
Đây cũng không phải lần đầu tiên thông tin không tốt về người Việt tại Xứ Phù Tang được đưa ra. Ngoài thành phần du học sinh, thực tập sinh như vừa nêu, giới phi công, tiếp viên hàng không cũng bị phía Nhật bắt do nằm trong đường dây chuyển hàng mà người Việt ăn cắp ở các siêu thị ở xứ này đưa về Việt Nam tiêu thụ.
Kế đó là hành xử của nhân viên Đại sứ quán Việt Nam đối với công dân bản xứ có việc phải đến liên hệ tại đó. Tất cả đều được đưa lên truyền thông địa phương và những cảnh báo bằng tiếng Nhật được ghi rõ để thông báo cho cộng đồng địa phương cảnh giác.
Vấn đề ‘thể diện quốc gia’ được gợi đến qua những vụ việc tại Nhật Bản cũng như ở một số nước khác lâu nay, thế nhưng dường như tình trạng vẫn chưa có gì chuyển biến.

Thấy gì từ chiếc kéo trong bụng bệnh nhân 18 năm?

Lan Hương, phóng viên RFA
2017-01-09
Ông Ma Văn Nhật với chiếc kéo được lấy ra từ bụng ông sau 18 năm. Ảnh chụp hôm 4/1/2017 tại một bệnh viện ở Thái Nguyên vào ngày 4 tháng 1 năm 2017.
Ông Ma Văn Nhật với chiếc kéo được lấy ra từ bụng ông sau 18 năm. Ảnh chụp hôm 4/1/2017 tại một bệnh viện ở Thái Nguyên vào ngày 4 tháng 1 năm 2017.
AFP photo
Ngày 24/11/2016, nhiều người dân tỏ rõ bức xúc khi nghe tin vụ bé Nguyễn Thành Nguyên, ở Bình Dương, mất mạng trong cơn co giật trước sự thờ ơ đứng nhìn của bác sĩ. Sự việc chưa lắng xuống thì ngày 29/12, người ta tìm ra chiếc kéo phẫu thuật để quên trong bụng bệnh nhân Ma Văn Nhật ở Bắc Kạn suốt 18 năm.
Tai nạn nghề nghiệp
Chuyện tai nạn nghề nghiệp thì vẫn có thể xảy ra, cho nên vấn đề cần hết sức cẩn thận cũng như có một số thông tin mà báo chí nói về hành xử của y bác sĩ cần được nghe ngóng từ nhiều chiều như trình bày của bác sĩ Phạm Hoàng Phiệt sau đây:
Hiện tượng ấy không phải là phổ biến ... khi mà đã đưa dụng cụ ra thì đến khi mổ xong người ta phải kiểm điểm lại xem có thiếu cái gì nữa không. Làm ăn không nghiêm túc thì có thể sẽ xáo trộn lên.
Nhưng mà tôi lạ là sau mấy chục năm, thế nào cũng có đau bụng gì mà người ta lại không phát hiện ra, vì sau đó có chụp X-Quang, siêu âm mà sao không ai thấy cái kéo nằm trong đấy.
Tôi nói thật một người đã vào học y khoa thì rất ít khi lại vô tâm, không thương người, muốn điều không tốt cho bệnh nhân.
- Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phượng
Còn vụ thứ hai thì phải biết là dư luận nói nhiều như thế và ý kiến như thế có đúng không, tôi nghĩ là chuyện này phải do một hội đồng chuyên môn, anh bác sĩ ấy thực tế ứng xử như thế nào. Nhiều khi nhân dân bây giờ họ bức xúc nhiều, thành ra không biết phản ánh có đúng không.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phượng, nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cũng có trình bày:
Tôi nói thật một người đã vào học y khoa thì rất ít khi lại vô tâm, không thương người, muốn điều không tốt cho bệnh nhân.
Trên thế giới này, những người vào học trường y, qua 7, 8, năm hay 10 năm rèn luyện thì dù gì cũng tiêm nhiễm vào trong máu của mình cái việc phải thương bệnh nhân, phải chăm lo cho bệnh nhân. Tôi nghĩ cái điều đó là điều căn cơ nhất. Thế giới này cũng vậy mà Việt Nam cũng vậy, trong 1 triệu người thì có thể có 5, 7 người không tốt, nhưng hơn 900 người kia làm việc cặm cụi suốt ngày đêm thì cái điều đó mình phải nhìn cho ngành y tế nói chung trên toàn thế giới.
Có rất nhiều người nghĩ là tôi bênh vực cho ngành y, nhưng mà tôi nghĩ ngành y chủ yếu căn cơ vẫn là những người tốt, và có một số người xấu. Trong xã hội mình ngành nào cũng vậy, nhưng vì ngành y đụng chạm trực tiếp đến mạng sống con người cho nên người ta quan tâm nhiều, và mỗi lần có sơ suất, sai sót gì thì được chỉ ra ngay, cái điều đó cũng làm cho bác sĩ phải luôn luôn giữ mình, luôn luôn học, cố gắng nhiều hơn để chăm sóc cho bệnh nhân tốt hơn.
Bác sĩ, Giáo sư Phạm Hoàng Phiệt chỉ ra một nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trong ngành y tế Việt Nam lâu nay:
Từ trước đến nay những chuyện kỷ luật và ý thức nói ra rất nhiều nhưng có vẻ là đối phó nhiều hơn là thực chất thay đổi trong tâm của người bác sỹ với bệnh nhân là đối tượng họ phải phục vụ một cách chu đáo. Chứ còn để đối phó với những luật lệ của Bộ Y tế và Sở Y tế đưa ra thì tôi cho cái đó không giải quyết được triệt để vấn đề.

Trách nhiệm không chỉ một người
Trở lại với vụ việc chiếc kéo trong bụng bệnh nhân 18 năm, dù những trường hợp như vậy không xảy ra quá thường xuyên nhưng bác sĩ Phiệt cho rằng nó vẫn đại diện, làm rõ tình trạng làm việc tắc trách của cả một tổ chức chứ không phải chỉ riêng người bác sĩ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật ấy.
Chuyện này không phải nước mình mà ngay cả những nước khác, nhưng khi họ có tổ chức phòng mổ tốt, đội ngũ tốt, cho làm nhiệm vụ thì thí dụ bày ra bao nhiêu dụng cụ khi thu rửa lại thì thiếu, mất biết ngay. Không phải cái kéo mà cái kim loại nữa, rồi gạc, bông thì làm thế nào, thế cho nên không phải làm đại khái rồi cũng không báo cáo, để ý gì cả. Thì cái đó là cả một tổ chức làm việc chứ không phải mình ông bác sỹ kia đâu.
Cô đến bệnh viện cấp cứu, cô đi không nổi, nhưng nếu cô kiếm một cô y tá, đưa tiền cho thì sẽ đưa cho cô chiếc xe cô ngồi, còn không thì tự cô lo.
- Anh Tâm
Không ai là không cần đến dịch vụ y tế trong đời và nhiều người Việt Nam khi bản thân phải nhập viện chữa trị hay đưa người thân quen đến bệnh viện, đi thăm bệnh đều nhận ra những bất cập hiện nay của ngành y tế trong nước. Anh Lê Minh Tâm, hiện là giáo viên, ngụ tại Củ Chi chia sẻ trải nghiệm của bản thân:
Nếu mà cô đến bệnh viện nhà nước Củ Chi cô sẽ có dịp nhìn thấy cảnh người ta nằm lê lết, thấy ghê lắm, và nói thật nếu cô nhìn thấy thì như bản thân tôi đây, tôi cũng nghèo, chắc khi nào tôi bệnh nữa tôi chấp nhận chết chứ tôi không đến bệnh viện nữa. Mà không biết lúc đó trước mặt cái chết tôi có đổi ý, có sợ hay không nhưng mà bây giờ tôi thấy cuộc đời như vậy tôi bất mãn lắm.
Anh Tâm cho biết, khi anh và gia đình có người bị bệnh thì luôn muốn tới bệnh viện tư nhân vì ở đó bệnh nhân được chăm sóc tốt hơn, cơ sở vật chất đầy đủ hơn nhưng giá thành quá cao, một người dân nghèo như anh không thể chi trả nổi. Ngoài ra, anh còn đề cấp đến một vấn nạn khác nữa mà hầu hết mọi người dân Việt Nam khi đến bệnh viện của Nhà nước đều phải đối mặt:
Khi mà vợ tôi bị bệnh, người ta không nói ra nhưng bản thân mình phải biết. Thí dụ, bây giờ cô thấy tấm drap dơ quá, xin cô hộ lý xin tấm khác thì mình đưa tiền trước, tiền trước là tiền khôn mà, thì người ta sẽ vào lấy tấm khác cho.
Cô đến bệnh viện cấp cứu, cô đi không nổi, nhưng nếu cô kiếm một cô y tá, đưa tiền cho thì sẽ đưa cho cô chiếc xe cô ngồi, còn không thì tự cô lo.
Chính bà bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thừa nhận những tệ trạng và bất cập trong ngành do bà đứng đầu. Thế nhưng mọi hô hào, chủ trương đưa ra chưa thể giúp chuyển biến thực trạng kéo dài trong bao năm qua.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wh-can-be-seen-fr-scissors-18-yrs-in-stomach-lh-01092017124036.html

THÙY DƯƠNG * TỔNG THỐNG OBAMA



Barack Obama là một tổng thống «ngoại hạng»



Barack Obama sẽ có bài diễn văn cuối cùng trên cương vị tổng thống Mỹ vào ngày 10/01/2017.
REUTERS/Carlos Barria


Chỉ còn một ngày nữa là tới ngày ông Barack Obama đọc bài diễn văn cuối cùng trong cương vị tổng thống Hoa Kỳ và cũng chỉ còn có hơn chục ngày nữa là diễn ra lễ nhậm chức chính thức của tổng thống Donald Trump.

Trong bài viết có tiêu đề «Barack Obama là một tổng thống ngoại hạng dưới góc nhìn lịch sử», nhật báo Libération giới thiệu với độc giả bài phỏng vấn hai chuyên gia Pháp về vị trí của tổng thống Barack Obama trong lịch sử nước Mỹ.


Giáo sư Vincent Michelot, chuyên gia về lịch sử chính trị Hoa Kỳ tại Đại Học Khoa Học Chính Trị Sciences-Po Lyon và chuyên gia Romain Huret, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Bắc Mỹ, đều có chung quan điểm là tổng thống Obama đã ghi được dấu ấn trong lịch sử chính trị Mỹ.

Giáo sư Vincent Michelot đánh giá ông Obama là tổng thống cấp tiến đầu tiên sau một thời gian dài nước Mỹ nằm dưới quyền lãnh đạo của những bộ óc bảo thủ.


Trong suốt 40 năm, từ năm 1968 đến năm 2008, Hoa Kỳ chỉ có hai tổng thống thuộc đảng Dân Chủ là Jimmy Carter và Bill Clinton.

Ba cuộc cải cách ghi đậm dấu ấn của Obama là kế hoạch phục hồi kinh tế, chương trình bảo hiểm y tế Obamacare và luật cải cách tài chính Wall Street.


Còn chuyên gia Romain Huret thì nhắc lại là ông Obama lên nắm quyền lãnh đạo trong bối cảnh nước Mỹ đang phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng lớn : cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và cuộc khủng hoảng về chiến tranh ở Afghanistan và Iraq.


Dân chúng đã quá mệt mỏi, chán nản với chính sách can thiệp quân sự của tổng thống George W. Bush.

Từ thời Roosevelt, không có tổng thống nào, trừ tổng thống Obama, tìm ra giải pháp thoát khỏi những cuộc khủng hoảng ở quy mô lớn như vậy.


Ở trong nước, tỉ lệ thất nghiệp giảm, kinh tế được hồi phục, tài chính ổn định. Còn ở nước ngoài, tổng thống Obama đã kết thúc các cuộc chiến mà chính quyền Georges W. Bush để lại.

Cho dù Obama làm được ít hơn những điều ông ấy đã hứa khi ra tranh cử, nhưng điều quan trọng là ông ấy đã ổn định được đất nước.

Theo chuyên gia Vincent Michelot, có một điều chắc chắc là tổng thống mãn nhiệm Obama không để lại một vụ tai tiếng lớn nào.

Trong lịch sử nước Mỹ, tổng thống Bush đã bị chỉ trích vì đã không kịp thời khắc phục hậu quả cơn bão Katrina.

Nhiều người dân có cảm giác Nhà nước không thể bảo vệ họ. Tổng thống Bill Clinton thì dính vào vụ bê bối tình dục Lewinsky, tổng thống Nixon lại vướng vào vụ Watergate.


Còn tổng thống Obama thì « giữ mình » theo phương châm « Obama không tai tiếng », « Đừng làm gì ngu ngốc !».

Đây cũng là phương châm ông dùng để lãnh đạo đất nước hàng ngày và cả trong chính sách đối ngoại.

Trong khi đó, chuyên gia Romain Huret thì nhận xét điều mới mẻ giúp vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ đi vào lịch sử nước này là khả năng hùng biện và phân tích mang tính xã hội của Obama.


Ông là một tổng thống trẻ, đã từng làm việc trong lĩnh vực xã hội chứ không theo lộ trình truyền thống, cổ điển như các tổng thống Mỹ khác.

Ông hợp với giới trẻ và đã trở thành hình mẫu lý tưởng về đạo đức trong sạch trong con mắt một bộ phận giới trẻ Hoa Kỳ.

Tổng thống Obama đại diện cho một giai đoạn lịch sử Mỹ, một lãnh đạo hiện đại, hiện thân của phép lịch sự phù hợp với nhiều nền văn hóa.


Theo giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Bắc Mỹ Romain Huret, ông Obama đã mở ra một con đường mới và là tổng thống đầu tiên trong danh sách các nhà lãnh đạo đi theo con đường mới này.

Tuy nhiên, điểm hạn chế là cho dù ông Obama đã ổn định được cuộc sống cho tầng lớp trung lưu nhưng lại không làm được điều gì lớn lao cho người nghèo và người da màu.

Tổng thống Obama nhận thức được vấn đề kỳ thị sắc tộc tại Mỹ nhưng không thể giải quyết vấn nạn này.



*****

CHỢ HOA SAIGON TRƯỚC 1975

Tết xưa , chợ hoa Sài Gòn của một thời

Đón Tết Ta 2014 xem lại Tết Xưa của một thời VNCH .



















































No comments: