Monday, February 27, 2017

GS.PHẠM CAO DƯƠNG * GIÁO DỤC MIỀN NAM TRƯỚC 1975




Từ Chương Trình Hoàng Xuân Hãn 1945 đến
Sinh Hoạt Giáo Dục ở Miền Nam Thời Trước Năm 1975: Một Sự Liên Tục Lịch Sử


TS.PGẠM CAO DƯƠNG


Bồng bồng mẹ bế con sang,
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày.

(Ca dao Việt Nam)

“Tôi là Carnot đây, thày còn nhớ tôi không?”
Quốc Văn Giáo Khoa Thư Lớp Dự Bị

“Tôi muốn thấy có sự kính trọng trong một trường học. Ông thày tới, học trò phải nghiêm chỉnh đứng dạy chào thày…”
Nicolas Sarkozy, khi tranh cử Tổng Thống Pháp
(Từ Nguyên, “Tựu Trường 2006”, Báo Người Việt, 10 tháng 9, 2006)

Liên tục lịch sử là đặc tính cơ bản trong sinh hoạt giáo dục thời trước năm 1975 nói riêng và văn hóa miền Nam nói chung. Nói như vậy không phải là trong thời gian này miền đất của tự do và nhân bản mà những người Quốc Gia còn giữ được không phải là không trải qua nhiều xáo trộn. Chiến tranh dưới hình thức này hay hình thức khác luôn luôn tồn tại và có những thời điểm người ta nói tới các chế độ độc tài hay quân phiệt và luôn cả cách mạng. Nhưng ngoại trừ những gì liên hệ tới chế độ chính trị, quân sự hay an ninh quốc gia, sinh hoạt của
người dân vẫn luôn luôn diễn ra một cách bình thường, người nào việc nấy, người nào trách nhiệm nấy và được tôn trọng hay tôn trọng lẫn nhau. Sự liên tục lịch sử do đó đã có những nguyên do để tồn tại, tồn tại trong sinh hoạt hành chánh, tồn tại trong sinh hoạt tư pháp, trong văn chương và nghệ thuật và tồn tại đương nhiên trong sinh hoạt giáo dục.



 Trong bài này tôi chỉ nói tới tới giáo dục và giáo dục công lập. Đây không phải là một bài khảo cứu mà chỉ là một bài nhận định và những nhận định được nêu lên chỉ là căn bản, sơ khởi, và tất nhiên là không đầy đủ. Đồng thời mỗi người có thể có phần riêng của mình. Một sự nghiên cứu kỹ càng, có phương pháp hơn và đầy đủ hơn là một điều cần thiết. Ở đây tôi xin được trình bày năm đặc tính mà tôi gọi là cơ bản. Năm đặc tính này là:

Thứ nhất: Giáo dục là của những người giáo dục
Thứ hai: Tôn chỉ và mục đích nhằm hướng tới quốc gia dân tộc và con người dựa trên những truyền thống cổ truyền
Thứ ba: Liên tục trong phạm vi nhân sự
Thứ tư: Hệ thống các trường, tổ chức thi cử và chương trình học vẫn giũ được nhưũng nét chính của chương trình Pháp và chương trình Hoàng Xuân Hãn thời năm 1945 và Phan Huy Quát thời Chính Phủ Bảo Đại sau đó
Thứ năm: Một xã hội tôn trọng sự học và tôn trọng người có học


Sau đây là các chi tiết: 

Thứ nhất: Giáo dục là của những người làm giáo dục

Giáo dục công lập ở Việt Nam đã có từ lâu đời và tùy theo nhận định của các sử gia, tới một mức độ nào đó định chế này đã tồn tại trên dưới mười thế kỷ. Mục đích của nó là để đào tạo nhân tài cho các chế độ, nói riêng, và cho đất nước, nói chung. Các vua chúa Việt Nam thời nào cũng vậy, cũng coi trọng việc học cả. Có điều coi trọng thì coi trọng, các vua, nói riêng và các triều đình Việt Nam, nói chung, chỉ vạch ra những đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người tài mà không trực tiếp can dự vào sinh hoạt giảng dạy của các trường, hầu hết là các trường tư do tư nhân lập ra ở rải rác khắp trong nước.



Sinh hoạt này hoàn toàn do các thày ở các trường do các thày đồ hay các danh sĩ trong vùng đảm trách. Giáo dục là của người dân và của những người làm giáo dục, và cho đến khi người Pháp sang, nó là của giới trí thức đương thời, đúng hơn là của các nhà Nho với tất cả những học thuyết, những nguyên tắc căn bản của giới này. Sang thời Pháp, do nhu cầu, đồng thời cũng là sứ mạng truyền bá văn minh và văn hóa của họ, người Pháp đã lập ra một nền giáo dục mới, nhưng việc điều hành, việc soạn thảo chương trình vẫn được giao cho các nhà giáo, được huấn luyện chuyên môn hay ít ra là lựa chọn nghề dạy học với tinh thần quí trọng kiến thức, yêu mến nghề dạy học và hạnh phúc với sứ mạng làm thày, dù chỉ là tạm thời về phía người Pháp cũng như về phía người Việt. Họ mở các trường sư phạm để huấn luyện giáo chức chuyện nghiệp, lập ra các trường học có quy mô rộng lớn, có đủ tiêu chuần để tồn tại lâu dài cho đến ngày nay vẫn còn và sẽ còn mãi mãi nếu người ta gìn giữ và bảo vệ nó.




Đặc tính kể trên đã liên tục được tôn trọng trong suốt thời gian miền Nam tồn tại và luôn cả trước đó, từ thời Chính Phủ Quốc Gia của Cựu Hoàng Bảo Đại cho đến Đệ Nhất rồi Đệ Nhị Cộng Hòa. Chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng trong việc lựa chọn nhân sự điều hành trong bộ, ngoại trừ các chức vụ có tính cách chính trị như đổng lý văn phòng, chánh văn phòng, bí thư tức thư ký riêng của bộ trưởng... tất cả các chức vụ chỉ huy khác trong bộ, từ thứ trưởng, tổng thư ký, tổng giám đốc, giám đốc cho tới các hiệu trưởng các trường và đương nhiên là các giáo sư, giáo viên, đều



là những nhà giáo chuyên nghiệp, không có đại diện đảng phái chính trị ở bên cạnh. Lý do rất đơn giản: họ là những người vô tư, biết việc, rành công việc và có kinh nghiệm, chưa kể tới sự yêu nghề. Chính trị đối với họ chỉ là nhất thời, tương lai của cả một dân tộc, hay ít ra là của những thế hệ tới, mới là quan trọng. Trong phạm vi lập pháp, rõ hơn là ở quốc hội, các chức vụ đứng đầu các ban hay tiểu ban giáo dục, dù là thượng viện hay hạ viện đều do các nghị sĩ hay dân biểu gốc nhà giáo phụ trách. Ngoại trừ ở những vùng mất an ninh, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đã ngưng lại trước ngưỡng cửa của học đường. Thày cô giáo là nhân viên của bộ giáo dục, do bộ giáo dục bổ nhiệm, trực thuộc vị hiệu trưởng của trường sở tại , rồi các nha sở của bộ giáo dục ở trung ương chứ không trực thuộc các quận hay tỉnh trưởng. Việc giảng dạy ở trong lớp là hoàn toàn tự do, nhất là ở bậc đại học, chính quyền không hề theo dõi.

Đại học Sư Phạm Saigon

Về tên các trường, tất cả các trường trung, tiểu học đều được gọi bằng tên của các danh nhân hay anh hùng dân tộc thời trước, được mọi người từ lâu công nhận: Trưng Vương, Ngô Quyền, Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm, Gia Long, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Lê Ngọc Hân, …không hề có tên nào là của các lãnh tụ đương thời dù đó là Bảo Đại, Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, kể cả Trần Văn Hương gốc nhà giáo… thay vì những tên hoàn toàn xa lạ đối với quảng đại quần chúng Miền Nam như về sau này như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám…, những người của một đảng chính trị hay, tệ hơn nữa, là ngụy tạo, không có thật.


Thứ hai: Tôn chỉ và mục đích nhằm hướng tới quốc gia, dân tộc và con người, dựa trên những truyền thống đã có từ lâu đời

Nói tới ba nguyên tắc căn bản, đồng thời cũng là tôn chỉ và mục đích tối hậu của nền giáo dục của miền Nam trước năm 1975, có người tỏ ý không thích ba nguyên tắc này. Lý do có lẽ, tôi chỉ đoán như vậy, là vì ba nguyên tắc này phần nào đã được người Cộng Sản Việt Nam nêu lên trong Đề Cương Văn Hóa 1943 của họ. Ba nguyên tắc đó là Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, sau này là Nhân Bản, Dân Tộc và Khoa Học trong khi trong Đề Cương Văn Hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì là Dân Tộc, Đại Chúng và Khoa Học… Ở đây người viết không đi sâu vào khía cạnh này vì dù không thích, không đồng ý, ba nguyên tắc Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng này vẫn đã trở thành căn bản của nền giáo dục của miền Nam mà không ai lưu tâm tới vấn đề là không biết.



Quốc Học Huế


Chúng đã giúp cho nền giáo dục này giữ được những truyền thống cơ bản của dân tộc và phát triển một cách vững vàng từng bước một để theo kịp với đà tiến triển của cả nhân loại mà không chạy theo những gì của thời thượng để trở thành lai căng, mất gốc, đồng thời cũng không bị gán cho là bảo thủ, lỗi thời… Tính cách liên tục lịch sử của nền giáo dục của miền Nam sở dĩ có được, phần nào là dựa trên những nguyên tắc này, đặc biệt là nguyên tắc Dân Tộc. Nó cho phép người ta đề cao và bảo tồn những truyền thống dân tộc trong học đường, dù đó là những truyền thống thuần túy Việt Nam hay những truyền thống của Khổng giáo. Đôi câu đối được khắc trên cổng chính của một trong những trường trung học lớn nhất của miền Nam là trường Petrus Trương Vĩnh Ký sau đây là một trường hợp điển hình:

Khổng Mạnh cương thường tu khắc
Tây Âu khoa học yếu minh tâm




Đồng Khánh Huế


Trong khi đó thì nguyên tắc khai phóng đã giúp người ta thường xuyên cởi mở, khoáng đạt để sẵn sàng đón nhận những gì mới mẻ từ bên trong, cũng như từ bên ngoài, từ đó theo kịp đà tiến bộ chung của cả nhân loại. Sinh hoạt giáo dục ở vùng Quốc Gia và ở miền Nam Việt Nam trong thời gian tồn tại mỗi ngày mỗi sinh động hơn, mỗi phong phú hơn và nhân bản hơn là nhờ nguyên tắc này thay vì trở nên sơ cứng, hay ít ra không hấp dẫn đối với những thế hệ mới.

Cuối cùng cũng nên nói sơ qua về nguyên tắc đại chúng. Nguyên tắc này tuy không không được kể trong ba nguyên tắc căn bản của nên giáo dục của miền Nam nhưng vẫn được mọi người tôn trọng, trái với thực tế đã xảy ra trước năm 1975 ở miền Bắc và trên toàn quốc sau năm này. Lý do là vì khi nói tới nguyên tắc này, người ta nghĩ ngay tới hai chữ dân chủ, từ đó những nhận định quen thuộc là do dân, vì dân và cho dân. Ở đây là do đại chúng, của đại chúng và phục vụ đại chúng thay vì chỉ do một thiểu số cầm quyền và giàu có. Một trong những gì mà nền giáo dục của miền Nam đã đem lại cho đại chúng là tính miễn phí, hay gần như miễn phí từ tiểu học đến đại học và cũng ít ra là ở các trường công lập, bất kể đất nước còn đang ở trong tình trạng chiến tranh và nghèo nàn.


 

Gia LongSaigon
Người ta chỉ cần đậu xong bằng tú tài là có thể ghi danh hay thi vào các trường đại học hay cao đẳng. Học phí rất thấp, hầu như chỉ vừa đủ cho thủ tục hành chánh, giấy tờ. Sinh viên ra trường hầu như không nợ nần gì cả, chưa kể tới các trường đại học hay cao đẳng chuyên môn, sinh viên được cấp học bổng để sống và theo đuổi việc học toàn thời gian. Các trường tư cũng được tự do, coi như để bổ khuyết cho khả năng giới hạn của các trường công do số học sinh mỗi ngày một đông, trường công không đáp ứng được đầy đủ. Trong phạm vi này các tôn giáo đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài các trường trung và tiểu học, tôn giáo lớn nào cũng có trường đại học: Công Giáo có trường Đà Lạt, Phật Giáo có trường Vạn Hạnh, Hòa Hảo có trường Long Xuyên, Cao Đài có trường Tây Ninh, chưa kể tới các trường Minh Đức, Cửu Long…

Thứ ba: Liên tục trong phạm vi nhân sự

Nhân sự ở đây không ai khác hơn là các nhà giáo, căn bản là các nhà giáo chuyên nghiệp. Tôi muốn nói tới các nhà giáo tốt nghiệp từ các trường sư phạm, những người ngay từ thuở thiếu thời đã chọn nghề dạy học làm lý tưởng cho mình và chỉ sống bằng nghề dạy học, vui với nghề dạy học, hãnh diện với vai trò làm thày, làm cô của mình, dù đó là sư phạm tiểu học hay sư phạm trung học. Một nghề bị coi là “bạc nghệ”, là bị xếp sau so với các nghề khác:

Dưa leo ăn với cá kèo,
Cha mẹ anh nghèo, anh học “noọc-man”.


Hai câu bề ngoài có vẻ tự ti, than vãn, nhưng không phải là không mang thâm ý ngược lại nếu người ta nghĩ tới trường hợp của không ít con em các nhà giàu được gửi sang Tây học và không mang được bằng cấp gì về cho cha mẹ, trừ bằng “nhảy đầm”.

Khởi đầu là các vị tốt nhiệp trường cao Đẳng Sư Phạm Hà nội hay các vị tốt nghiệp các trường đào tạo giáo viên tiểu học. Tất cả các vị này đã hành nghề trong suốt thời Pháp thuộc, đã âm thầm góp phần vào việc Việt hóa nền giáo dục quốc gia thời Bảo Đại - Trần Trọng Kim, rồi thời Chính Phủ Quốc Gia. Sau này, khi đất nước bị qua phân, từ miền Bắc đã di cư vô Nam hay vận ở lại miền nam, tiếp tục dạy ở các trường trong Nam khi các trường này được mở cửa trở lại sau một thời gian chiến tranh bị tạm đóng cửa, bên cạnh các trường được gọi là Bắc việt di chuyển như Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục... không hề bị gián đoạn, kể cả trong thời kỳ chuyển tiếp từ Pháp thuộc sang độc lập. Mặt khác, chính các giáo chức chuyên nghiệp này cũng là những giảng viên cơ bản trong các trường huấn luyện giáo chức thuộc thế hệ mới.
Từ phong thái đến cách giảng dạy, từ cách vào lớp, cho phép học trò ngồi, tới cách viết bảng và xóa bảng, cách chấm bài hay phê bài, các vị này đã để toát ra một sự chừng mực và vô cùng thận trọng của những nhà sư phạm nhà nghề. Học đường do đó đã tránh được nạn chánh trị hóa, tránh được nạn cán bộ chánh trị xâm nhập. Nhiều vị vào những lúc tình thế vô cùng tế nhị đã giữ được thế vô tư và độc lập, nghiêm chỉnh của học đường và tư cách của giáo chức. Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian này nhiều vị xuất thân là cử, tú, kép, mền, luôn cả tiến sĩ của thời trước, những người tinh thâm Nho học, vẫn còn có mặt ở các học đường, đặc biệt là các Đại Học Văn Khoa ở Saigon và Huế như Tiến Sĩ Nguyễn Sĩ Giác, Cử Nhân Thẩm Quỳnh, Tú Tài Kép Vũ Huy Chiểu... mà không ai là không quý trọng.


Thứ tư: Hệ thống tổ chức, tổ chức thi cử và chương trình học vẫn giữ được những nét chính của Chương Trình Pháp và Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, Phan Huy Quát dù có sửa đổi
Đây là một trong những đặc tính căn bản của nền giáo dục của miền Nam trong suốt thời kỳ nền giáo dục này tồn tại. Những gì người Pháp thiết lập không những không bị hủy bỏ, coi như tàn tích của chế độ thực dân, đế quốc mà còn được thận trọng giữ gìn, song song với việc bảo tồn truyền thống văn hóa cổ truyền và đạo đức của dân tộc.

 Nữ sinh Huế qua cầu Trường Tiền
 Người Việt ở miền Nam trong tinh thần cởi mở và tự do đã biết phân định những gì là kìm kẹp và những gì là hay đẹp mà một chế độ chính trị đem lại, thay vì cứ nhắm mắt đập bỏ để sau này hối tiếc. Các nhà làm giáo dục ở miền Nam đã tỏ ra vô cùng thận trọng trong mọi quyết định. Những gì gọi là cách mạng vội vã, nhất thời dường như không được chấp nhận. Họ chủ trương cải tổ để thích ứng với hoàn cảnh mới và cải tổ từ từ, kể cả khi thế lực và ảnh hưởng của người Mỹ, từ đó áp lực của họ đã trở nên rất mạnh. Hệ thống giáo dục do người Pháp từ tiểu học cho đến đại học đã tồn tại dưới hình thức Việt hóa bắt đầu từ thời chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945, với chương trình Hoàng Xuân Hãn, vị bộ trưởng giáo dục đương thời, sau này là Phan Huy Quát thời Quốc Gia Việt Nam mới được thành lập.

 

Petrus Ký
 Nó cho phép người ta, từ thày đến trò, dễ dàng chuyển sang một nền giáo dục mới của một quốc gia độc lập không hề có chuyện trục trặc. Ngay từ cuối niên học 1944-1945, trong rất nhiều khó khăn, từ giao thông, vận chuyển đến thông tin, liên lạc, người ta đã tổ chức đươc những kỳ thi ở bậc tiểu học bằng tiếng Việt mà không hề có chuyện than phiền, khiếu nại. Điều nên nhớ là Chính Phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại có vẻn vẹn bốn tháng hay hơn một trăm ngày, vô cùng ngắn ngủi, với những phương tiện giao thông và liên lạc hết sức nghèo nàn. Sau này khi gửi sinh viên ra ngoại quốc du học, miền Nam đã không gặp phải những khó khăn trong việc đối chiếu bằng cấp, hệ thống học và khả năng của các đương sự, không phải chỉ riêng cho những ai muốn sang du học bên Pháp mà luôn cả cho những  ai muốn sang các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc, Nhật... vì đó là một hệ thống giống như các hệ thống khác thuộc thế giới tây phương, một hệ thống gần với hệ thống chung của quốc tế.




Duy trì mối liên tục lịch sử cũng cho phép người ta sử dụng được các sách giáo khoa của người Pháp và những sách giáo khoa về lịch sử và văn chương Việt Nam do chính người Việt soạn thảo từ thời trước năm 1945 và sau đó là từ năm 1947 đến năm 1954 ở những vùng đất của người quốc gia. Điển hình là các sách toán và khoa học bằng tiếng Pháp, do các tác giả Pháp soạn và xuất bản ở bên Pháp nhưng đã được không những các thày mà luôn cả các trò sử dụng làm tài liệu hay để tự học.
Trong phạm vi văn chương, những sách của Dương Quảng Hàm, đặc biệt là hai cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu và Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển đã được dùng rất lâu dù cho nhiều sách giáo khoa khác đầy đủ hơn đã được soạn thảo. Cũng vậy, trong phạm vi sử học với cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Về nội dung, đặc biệt là trong văn học, người ta cũng thấy nền giáo dục của miền Nam vẫn giữ được tinh thần tự do, cởi mở. Các tác giả được đem dạy hay trích dẫn đã được lựa chọn căn cứ vào giá trị của các công trình của họ thay vì gốc gác và sự lựa chọn chế độ của họ, thay vì căn cứ vào chuyện họ ở miền Bắc hay ở miền Nam trong thời gian này. Tô Hoài, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân... là những trường hợp điển hình.

  

Trong phạm vi thi cử, các kỳ thi được thiết lập từ thời Pháp hay có ở bên Pháp vẫn được duy trì, đặc biệt là hai kỳ thi tú tài. Ở bậc đại học hệ thống tổ chức cũng tương tự. Ảnh hưởng của người Mỹ chỉ được chấp nhận một cách từ từ với nhiều thận trọng, mặc dầu người Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền bạc và nhân sự qua các chương trình viện trợ khiến cho nhiều người Mỹ đã tỏ vẻ bất bình. Hình thức thi trắc nghiệm áp dụng cho các kỳ thi tú tài chỉ được thực hiện rất trễ về sau này và dư luận đã đón nhận nó với những nhận định khác nhau. Tiếc rằng chỉ vài năm sau Miền Nam đã không còn nữa.


Trong phạm vi tổ chức thi cử, người ta có thể thấy không riêng gì quan niệm, cách tổ chức, cách coi thi và chấm thi cũng như cách cho điểm, định kết quả và công bố kết quả hãy còn chịu ảnh hưởng nhiều của người Pháp mà còn luôn cả những thời quân chủ trước đó nữa. Quyền uy của các giám khảo, các chánh phó chủ khảo, các giám thị đã luôn luôn được tôn trọng và nhiều vị chủ khảo đã tỏ ra vô cùng can đảm giữ thế độc lập cho mình hay biết khôn ngoan né tránh cho mình và cho các đồng nghiệp của mình khi phải lãnh nhiện vụ ở những vùng xa thủ đô Saigon, an ninh và giao thông không bảo đảm. Nên nhớ là trong thờ gian này hệ thống trung ương tập quyền vẫn còn tồn tại.

Ra đề thi, in đề thi và gửi đề thi về địa phương với tất cả sự bảo mật cần thiết là vô cùng khó khăn, tế nhị và phức tạp. Về phía chính quyền thì từ trung ương đến địa phương hầu như không hề có sự trực tiếp can thiệp . Báo chí, các cơ quan truyền thông vẫn luôn luôn hiện diện và sẵn sàng phanh phui mọi chuyện. Ngay cả trường hợp các thí sinh là những sĩ quan cao cấp trong quân đội hay trong các lực lượng an ninh. Điển hình nhất là trường hợp của Đại Tướng Cao Văn Viên. Tướng Viên lúc đó là Tổng Tham Mưu Trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông là một người ham học nên mặc dù vô cùng bận rộn với quân vụ, ông vẫn ghi danh theo học trường Đại Học Văn khoa Saigon, ban Pháp Văn.
 Trong kỳ thi cuối năm Chứng Chỉ Văn Chương và Văn Minh Pháp, ông đã đậu thi viết nhưng bị đánh rớt phần vấn đáp. Đây là một trong những chứng chỉ tương đối khó, nhiều khi kết quả được công bố: không ai đậu, ngay từ phần thi viết. Tướng Viên đã đậu phần thi viết. Điều này chứng tỏ khả năng viết và sự hiểu biết của ông, ít ra là về môn học được hỏi trong phần này, vì bài làm của thí sinh luôn luôn bị rọc phách trước khi giao cho giám khảo chấm. Trong phần vấn đáp, thày trò trực tiếp đối diện với nhau và vị giám khảo là người Việt, không phải ngưòi Pháp, còn trẻ, ở tuổi quân dịch. Ông đã bị chính vị giám khảo người Việt này đánh hỏng nhưng trong suốt thời gian sau đó mọi việc đều an lành, không có gì đáng tiếc xảy ra cả. Đây là một trong những điểm son rực rỡ cho cả hai phía, Quân Lực việt Nam Cộng Hoà và Trường Đại Học Văn Khoa Saigon nói riêng và nền giáo dục của miền Nam nói chung thời trước năm 1975.


Tưởng cũng nên nói thêm là cũng trong thời gian này, Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm, Giám Đốc Nha Động Viên Bộ Quốc Phòng cũng theo học Ban Sử ở trường này. Sang Mỹ, ông ghi tên học ở đại học Mỹ và đậu thêm bằng Cao Học. Cũng vậy, chuyện chuẩn tướng chào chuẩn úy trước. Lý do là vị chuẩn tướng này đã theo học lớp văn hóa buổi tối để dự thi tú tài do sự khuyến khích của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và người chuẩn úy trước khi nhập ngũ là một giáo sư trung học dạy lớp buổi tối. Hai người gặp nhau một buổi sáng khi cùng đưa con đi học. Nhưng cũng chưa hết, trong thời gian này Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị cũng là được người ta biết tới như một ông “Tướng Văn Hoá”. Cuối cùng và vẫn chưa hết là trường hợp của một vị trung tá cũng thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, trình một tiểu luận cao học ở ban Sử của trường Đại Học Văn Khoa Saigon. Bình thường, khi đã được phép trình, thí sinh được kể như là đã đậu và đậu tối thiểu với hạng bình thứ. Vị trung tá này đã bị đánh rớt. Lý do là ông đã không sửa lại tiểu luận của mình mặc dầu đã được khuyến cáo trước đó và để nguyên



những lỗi lầm bị cho là căn bản. Cũng nên biết là trước khi trình vị trung tá này đã đặt tiệc trà ở phòng giáo sư ở ngay lầu dưới để sẽ ăn mừng cùng với bạn bè và gia đình sau khi được chấm đậu. Người ta có thể trách cứ ban giám khảo là quá nghiêm khắc nếu không nói là nghiệt ngã, nhưng vì tiểu luận cao học cũng như luận án tiến sĩ thời này được trình trước công chúng, ai vào nghe cũng được, sau đó ai cũng có thể mở xem được. Người ta có thể đánh giá nhà trường căn cứ vào phần trình bày và phẩm chất của tiểu luận. Có điều vì thí sinh này là một trung tá của Quân Đội VNCH nên nhiều người tỏ ý lo ngại cho các giám khảo.
Cũng giống như Đại Tướng Cao Văn Viên, ông có thể không làm gì, nhưng đàn em của ông thì sao? Tướng Viên có thể không làm nhưng thuộc hạ của ông làm sao ông kiểm soát được? Nên nhớ Tướng Viên trước đó là Tư Lệnh Lực Lượng Nhảy Dù. Lính của ông sống nay, chết mai, chuyện gì họ cũng có thể làm được. Nhưng cuối cùng thi mọi chuyện đều đâu vào đó, an lành, không có gì xảy ra cả. Đó là những điểm son của cả nền giáo dục của miền Nam lẫn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trước khi miền đất được coi là tự do không còn nữa, tôi xin đuợc nhắc lại.

Thứ năm: Một Xã hội tôn trọng sự học và những người có học

Đây là một trong những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam mà xã hội Miền Nam nói chung và nền giáo dục Miền Nam nói riêng thời trước năm 1975 được thừa hưởng. Đặc tính này đã được biểu lộ không riêng qua tinh thần tôn sư trọng đạo mà còn được coi như một giá trị và là một giá trị đứng đầu trong mọi giá trị. Sự học là một giá trị và giáo dục là một giá trị. Sự học hay giáo dục làm nên con người chứ không phải là những yếu tố khác, dù đó là quyền uy và tiền bạc.



Được xã hội tôn trọng nhưng ngược lại xã hội cũng trông đợi rất nhiều ở các thày. Điển hình là chuyện “giáo sư mà cũng đi ăn phở”. Câu chuyện này do Giáo Sư Nguyễn Ngọc Cư kể lại. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Cư là một trong những vị cựu sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội thời Pháp thuộc, một trong những vị giáo sư nổi tiếng là nghiêm túc còn lại của trường này. Ông dạy ở trường Thành Chung Nam Định, sau là Đại Học Sư Phạm Saigon. Một trong những học trò cũ của ông sau này là Ngoại Trưởng của Cộng Hoà Xã hội Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch. Câu chuyện xảy ra khi Giáo Sư Cư xuống chấm thi ở Mỹ Tho khi mới từ Hà Nội di cư vào Nam hồi sau năm 1954 vào một buổi sáng khi các vị giám khảo rủ nhau đi ăn phở trước khi nhập trường và khi người dân quanh vùng nhìn thấy các thày trong tiệm phở. Cũng nên nhớ là hồi đó các giáo sư trung học, nhất là các vị dạy ở cấp tú tài là rất hiếm và kỳ thi tú tài là một biến cố lớn ở trong vùng.



Cũng nên để ý là, khác với ở miền Bắc, nơi thày cô thời trước gọi học trò bằng anh hay chị, trong Nam học trò được thày gọi bằng trò và thường tự xưng là trò. Quan niệm chính danh ở đây được thấy rõ, từ đó sự trông đợi tư cách phải có của người thày. Cho tới nay, người ta không rõ danh xưng em trong học đường Việt Nam về sau này đã được sử dụng từ bao giờ. Có thể từ thời có Phong Trào Thanh Niên Thế Dục Thể Thao của Hải Quân Đại Tá Ducoroy thời Thống Chế Pétain ở bên Pháp và Đô Đốc Decoux ở Đông Duơng, nhưng cũng có thể do Chủ Tịch Hồ chí Minh thời năm 1945. Nói như vậy vì trong thư gửi các học sinh hồi đầu niên khóa 1945-1946, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng câu “Các em học sinh, Các em hãy nghe lời tôi…” và tiếp theo bằng ba tiếng “lời của một người anh lớn..” mặc dù lúc đó ông đã 55 tuổi và thư là gửi cho những thiếu niên, những học sinh trung và tiểu học chỉ đáng tuổi cháu nội, cháu ngoại của ông. Lối xưng hô này đã không được một số


thày cô trong Nam chấp nhận. Nhiều người vẫn ưa thích lối xưng hô cổ truyền hơn và ngay ở bậc đại học, nhiều sinh viên, đặc biệt là các nữ sinh viên, đã xưng con với các thày của mình mặc dù thày trò hơn nhau chỉ có vài tuổi. Một vị hiệu trưởng một trường nữ trung học lớn, nổi tiếng của Saigon đã chỉnh học sinh của mình khi người này xưng em với bà: “Thưa Cô, con chứ sao lại Em!” Tưởng ta cũng nên nhớ là, thày và con, cô và con, từ cả hai vị thế, từ trách niệm đến bổn phận và cung cách đối xử khác nhau nhiều lắm. Ngoài xã hội cũng vậy, các phụ huynh học sinh luôn luôn gọi các thày cô của con mình bằng thày và cô luôn, với tất cả mọi sự tin cậy khi đặt trách nhiệm dạy dỗ con mình vào tay họ, đặc biệt là các thày cô tiểu học. Điều này giải thích tại sao sau năm 1975, các giáo viên từ miền Bắc vô Nam ưa dạy các học sinh gốc miền Nam hơn các học sinh mới từ miền Bắc theo chế độ mới vào.


Tạm thời kết luận

Bài này được viết vào lúc những tin tức về những tệ hại trong nền giáo dục hiện tại ở Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong sinh hoạt truyền thông quốc tế cũng như quốc nội. Ngoài những tin tức, những bài nhận định còn có những hình ảnh của các kỳ thi đi kèm. Tất cả đã xảy ra hàng ngày và đã chiếm những phần quan trọng trong thời lượng phát thanh hay phát hình hay trên các trang báo, đặc biệt là vào những thời kỳ bãi trường hay khởi đầu của một niên học. Mọi chuyện đã liên tiếp xảy ra từ nhiều năm trước và người xem, người nghe có thể đoán trước và chờ đợi mỗi khi mùa hè và sau đó là mùa thu đến.

Nhiều người còn dùng hai chữ “phá sản” để hình dung tương lai của nền giáo dục này và nhiều người tỏ ý nuối tiếc quá khứ mà họ cho là rất đẹp của nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975. Trong khi đó ở Hải Ngoại, giới trẻ Việt Nam, ở đây tôi chỉ nói tới những người xuất thân từ các học đường ở miền Nam đã thành công rực rỡ và được các thày cô và các cơ quan truyền thông khen ngợi, nếu không nói là ca tụng. Nhiều người không những vẫn tiếp tục làm nghề cũ, kể cả những ngành mà tiêu chuẩn quốc tế rất chính xác, rõ ràng mà họ học được ở các trường đại học hay cao đẳng ở Việt Nam. Rất nhiều người đã trở thành những chuyên viên cao cấp, những cố vấn, hay những giáo sư đại học bản xứ với những công trình nghiên cứu có giá trị cao và ở mức độ quốc tế.

Ở đây, như đã nói trong phần mở đầu, người viết chỉ vắn tắt ghi nhận một số những dữ kiện căn bản. Nhiều công trình nghiên cứu qui mô hơn và kỹ càng hơn còn cần phải được thực hiện bởi nhiều người, trước khi người ta có thể khẳng định những nhận xét này. Tuy nhiên có một điều người ta phải để ý và thận trọng khi nói tới cách mạng và đặc biệt khi làm cách mạng vì cách mạng và hệ quả của nó đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của dân tộc, nhất là khi cách mạng không bắt nguồn từ tư duy của chính dân tộc mình. Người ta có thể xóa bỏ một chế độ chính trị bằng cách mạng, từ đó đoạn tuyệt với quá khứ nhưng người ta không thể theo đà đó mà làm cách mạng trong những phạm vi sinh hoạt khác, xóa bỏ và làm lại tất cả, trong đó có giáo dục. Cách Mạng Mỹ không làm như vậy, Cách Mạng Pháp cũng không làm như vậy…vẫn duy trì những truyền thống cũ. Nhận định này có thể bị coi là bảo thủ, nhưng đó là một sự thật và một sự thật bắt đầu bằng kinh


nghiệm. Có điều vì bằng kinh nghiệm nên khi biết được sự thật thì đã quá muộn. Nhiều khi người ta phải từ bỏ cách mạng để trở về với truyền thống của cha ông vì cha ông của chúng ta cũng là người, cũng thông minh, cũng khôn ngoan, sáng suốt, cũng nhạy cảm như chính chúng ta, ngoại trừ các Cụ sống ở thời của các Cụ, mỗi Cụ chỉ sống một thời gian ngắn, còn truyền thống thì có từ lâu đời. Phải có lý do truyền thống mới được theo, được duy trì và từ đó tồn tại. Lịch sử do đó đã luôn luôn liên tục vì không liên tục là đổ vỡ, là mất quân bình và xáo trộn, là thụt lùi hay ít ra là bất khả tiến bộ.


Phạm Cao Dương

Khởi viết, tháng 9, 2006,

sửa lại trong Mùa Lễ Tạ Ơn c ủa Hoa Kỳ 2016

GS.PHẠM ĐỨC LIÊN * ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Đại học Việt Nam và phát triển kinh tế quốc gia
GS Phạm Đức Liên


A. Dẫn nhập:    1. Đại học của một quốc gia là chìa khóa vàng - để dân tộc Lạc Hồng - mở cửa, giao tế với cộng đồng nhân loại (thế giới hiện có khoảng 200 nước - chính xác là 194): quốc gia rộng nhất là Nga với diện tích 17,075,000km2, và 143 triệu dân với GDP per capita là $11,040 (2015), nước nhỏ nhất là Vatican City States, diện tích 0,44 km2, dân số 800, GDP= $336,000 - trong khi Việt Nam có diện tích 333,000 km2, 92 triệu dân và GDP per capita = $2,110 (2015). Giao tiếp với thế giới là phải bình đẳng (equal opportunity), lương thiện (transparent) và trí thức (elite), thanh lịch (gentle)... Việt Nam là hội viên thứ 150 của WTO (Tổ Chức Kinh Tế Toàn Cầu) từ tháng 1 năm 2007. Đến nay đã 10 năm: nhiều đắng cay, tủi nhục hơn là vinh quang vì văn hóa yếu - khá lắm là đệ nhất niên trung học - mà phải đấu trí với quốc tế, cực kỳ văn minh tiến bộ (Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Nhật , Singapore, South Korea… = chia đều ra trung bình người dân nào cũng có 2 năm đại học…) Lại còn hàng rào ngôn ngữ, tiếng Pháp ne, na, tiếng Anh ma-de, ... Thế mà vẫn survival! Đáng khen thay.    2. Đại học ở đây là đại học tử tế (accredited universities) của từng quốc gia (National Universities = xin hiểu là đại học hàng đầu nổi tiếng...). Như Mỹ có 1,500 viện đại học lớn nhỏ thế nhưng chỉ có 250 trường là National Universities, trong đó đến 2/3 là công lập. National Universities dạy từ 4 year college/ BS, BA qua Master's Degree (6 year college), Doctote's degree (8 year college) đến hơn 10 year college = Post Doctor. Medicine là 13-year medical training trở lên = Agrégé = Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa = Thạc Sĩ).    Sinh viên - bằng những bước châm âm thầm - chăm học và phải thi đỗ như cử nhân, kỹ sư: tối thiểu 120 credits - trong 4 năm đầu đại học ) từ bậc dưới lên bậc trên (Cao Học phải trình Memoir/Luận Văn, Tiến Sĩ, Thạc Sĩ đệ trình Thesis/Luận Án) - giám khảo quay nát ra - như tương!!!. Không có hệ thống "dốt như chuyên tu - ngu như tại chức" (1) (đi tu nghiệp 1, 2 khóa hay vừa đi làm  vừa đi học lớp đêm 3, 4 tháng: thi cử ào ào, thế là cử nhân, tiến sĩ để tiếp tục lãnh đạo xã huyện, tỉnh,...). Đúng là học đại !     Đỉnh cao trí tuệ loài người!!!.    Khi xưa lặn lội xuyên rừng,     Ngày nay ta phải tưng bừng lên ngôi!    Phải Tiến Sĩ - có chỗ ngồi,    Hay là Thạc Sĩ (Cao Học) - tiền bồi dưỡng thêm !    (Một chiến sĩ gái)    Làm gì mà Thạc Sĩ (Mâitrise = DES = Diplôme d'Etudes Supérieures), Tiến Sĩ chẳng chạy đầy đường, ngồi đầy quán. Học lên Tiến Sĩ (PhD), Thạc Sĩ (Postdoctoral Fellow) để ngày đêm trong thư viện, trong phòng thí nghiệm nhất là STEM/Khoa Học Kỹ Thuật - ngõ hầu tìm ra một định luật Vật Lý, một phương trình Hóa Học - sáng chế ra một sản phẩm (Ipod, Ipad, Smart Phone...) đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế quốc gia, văn minh, tiến bộ cho nhân loại. Cho tới 31/12/2015, Hà Nội có 25,000 Tiến Sĩ, thế nhưng chỉ có 900 làm khảo cứu (research) và dạy học (research for teaching, teaching to research) – 16,000 Tiến Sĩ làm quan hành chánh (chánh phủ ra tiêu chuẩn : đang làm hay muốn làm tỉnh ủy, giám đốc... phải có Tiến Sĩ... ) thế là đại học gian dối, đại học đóng mở ... đào tạo gấp rút Tiến Sĩ như huấn luyện công an, sĩ quan... 5, 6 năm đại học - lâu quá - gọi là Thạc Sĩ cho le lói đời).     3. Đại học, bản chất là tự học, tự do, tự do sáng kiến!        a. Đại học là độc lập, là tự trị để tự do phát triển. Nói khác đi là tự do. Chánh quyền không được bén bảng đến khuôn viên đại học - cho dầu là chỉ feter un coup d'oeil. Từ Cao Học trở lên (master) là thầy trò chúng tôi bù đầu vào công việc khảo cứu. Thầy làm research for teaching, trò thì làm research for Memoir of Thesis. Lương bổng do Hội Đồng Khoa, Hội Đồng Quản Trị quyết định mà không do Bộ Chánh Trị hay Quân Ủy Hội... Chúng tôi nghiên cứu do nhu cầu xã hội, nhân loại mà thăng hoa cho thế hệ mai sau, ngẩng đầu lên với hoàn vũ, kiêu hãnh khi cầm thông hành Việt Nam vì sản phẩm Made in Vietnam là số 1. N'est ce pas?        b.         - Đại học là tìm tòi (lục lọi trong thư viện, kho sách xưa), là khảo cứu. Cụ thể là những công trình những ấn phẩm (published) mà mỗi đại học công bố sau mỗi niên khóa (cuối tháng 5) như trình với quốc dân. Dưới đây là những công trình nghiên cứu, năm 2015 của 7 đại học tiêu biểu danh tiếng:        1. University of CA System:            361        2. MIT    :                                         213        3. John Hopkins:                              170        4. University of Texas:                    163        5. Havard University :                     158        6. Tsinghua Uinversity (TQ)            102        7. University of Tokyo                    101
        - Đại học là phát minh (invent) là sáng chế (create). Điển hình là những bằng sáng chế (patents) phải được trình tòa (trademark) tại US, EU ... ngõ hầu áp dụng vào công nghệ cho ra những sản phẩm mà trình với đồng bào (không phải là dùi cui để đánh đập nhân dân khi họ nói lên nỗi lòng đang bị cưóp đất, tước biển...). Dưới đây là US Patents by country, 2014. Năm xứ sở có bằng sáng chế nhiều nhất mà Việt Nam không có nổi dù chỉ ba con số sau:        1. Japan:            53,849        2. Germany:            16,550        3. South Korea        16,469        4. Taiwan:            11,332        5. China:            7,236
    4. Năm ngàn Tiến Sĩ Khoa Học Kỹ Thuật (5,000 PhDs in STEM) chia nhau 42 mảnh bằng (patents granted) sau 15 năm xã hội chủ nghĩa.


    Năm 2015, Việt Nam lục địa có 5 bằng sáng chế được công nhận !, 15 năm trường kỳ có được 42 (trung bình 3 patents/year)        - Việt Nam hiện có 25,000 tiến sĩ (8 năm college), tỉ số Doctor in STEM/Doctor of Art là 1/4 (Âu Mỹ cũng thế): như vậy ta có 5,000 tiến sĩ khoa học kỹ thuật. Thiếu lãnh đạo !        - Làm luận án tiến sĩ về STEM = mò kim dưới đáy biển, mò mãi không ra ! Trong khi trình luận án về xã hội nhân văn = mò đồ chơi dưới đáy hồ. Thấy ông bạn học Đại Học Y Khoa (trước 1945) vất vả quá: "sáng sớm tới bịnh viên - trưa mò xác chết ở cơ thể học viện - chiều đi cours... Thạc sĩ Luật Vũ quốc Thúc bảo: "sáng tôi đi cafe, trưa làm giấc ngủ, chiều chiều đi ngắm người đẹp bờ hồ mà vẫn đều đều lên lớp... "
B. Đại học Việt Nam và Học Đường Quốc Tế:
    I.    12 yếu tố (indicator) cần thiết để thẩ
m định giá trị (rank=thứ bậc) một đại học:
        1. Những trung tâm thẩm định uy tín quốc tế:            - Đại học, xin hiểu là trường đại học dạy từ 4 year college (kiến thức về khoa học/kỹ thuật nhiều quá, kỹ sư phải là 5 năm college - thế giới kính phục các bạn) - undergraduate schools - qua graduate schools (Master, PhD) - rồi post grad schools (Post Doctor = Agrégé = thạc sĩ = 10 year collge and up to 18 = chỉ con đường cái quan dài 18 năm - chúng tôi bái phục quí bạn!. Chiến tranh Đông Dương lần thứ I cũng chỉ kéo dài 9 năm (1946-1954) còn cuộc chiến "chống Mỹ cứu nước" chỉ là 10 năm (1963-1973).            Con đường tìm đến Xì Tem (STEM)            Đường dài thăm thẳm mong em gắng chờ            Tin học - công nghệ Nano,            Kiến thức lũy tiến - bai ô đi cờm (biomedical)            (Thiên Thai)            - Hàng năm, những trung tâm giáo dục khả kính (QS= Quocquarelli Symonds của British, US News của US... ) thiết lập những bảng xếp hạng các trường đại học - từng quốc gia, từng vùng (Á Châu)...) , toàn cầu. Hồ sơ của mỗi đại học đưọc gởi về trung tâm - nếu đại học đó muốn tranh tài. Xã hội tiến bộ là phải thế: nên trình làng tài sản - vốn liếng - tài năng của mình ...= tất cả là Grande Ouverture chứ không như "mèo dấu cứt" (âm thầm ký giao kèo/ "bà đầu tiên" - để Formosa, Vedan, Millcon ... phá tung môi trường Vietnam !) - "Mèo giấu cứt" là clossing business là bankruptcy - hởi các đồng chí óc hến ơi! (lãnh đạo tài tình , tư tưởng HCM tuyệt hảo ... mà cả một dân tộc, 92 triệu người năm 2015 chỉ có được 5 bằng sáng chế trong khi Philippines là 45, Thái Lan 116, tệ lắm như Indonessia cũng 21 - mà Việt Nam vốn là dòng giống thông minh chăm chỉ, kỷ luật)
        2. Yếu tố thẩm định:
    Ít nhất có 12 yếu tố (indicators) căn bản để các trung tâm xếp hạng từng đại học (ranking). Dưới đây là 5 yếu tố nổi bật: (đón đọc: Đại Học Cộng Đồng=Community Colleges)    a. Academic reputation: Đại học phải có nhiều công trình nghiên cứu - có giá trị quốc gia, quốc tế (publications) - nhất là STEM (cụ thể là bằng sáng chế - patents).    b. Employer reputation:     Chủ tịch (President) Hội Động Quản Trị là người danh tiếng (cựu Tổng Thống, nguyên Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội, Trưởng Khối Đa Số Thượng/Hạ Nghị Viện...) - ngỏ hầu vận động tiền bạc (Endowment of Brown University 2015 là 3 tỉ đô, Carnegie Mellon University là 1.7 tỉ) . Tiền nhiều thì nhiều công trình khảo cứu - do đó có nhiều phát minh, sáng chế... Viện Trưởng (Rector) thường là những giáo sư thật nổi tiếng (Professor, Professor Emeritas = Giáo Sư Danh Dự uy tín... lo về học hành cho sinh viên, thi cử, mời giáo sư, chương trình học... Rồi Khoa Trưởng (Dean). Đại học Mỹ thực tế và giản dị. Từ năm cuối thế kỷ trước (1990) - dạy Đại Học mà chỉ có Master's Degree = Instructor (giảng sư). Thế nhưng đầu thế kỷ 21, dạy đại học phải là Doctorate's Degree, giỏi hơn là Post Doctor = nhiều vị có Dual Postdoctor = hai bằng Thạc Sĩ, STEM thì khó lắm, khó quá !! Giáo sư đại học có 3 bậc:    - Assistiant Professor: Giáo Sư Ủy Nhiệm    - Associtate Professor: Giáo Sư Diễn Giảng    - Professor: Giáo Sư Thực Thụ = Pro-Titulaire.(từ bậc thấp lên bậc kế tiếp là trên dưới 10 năm cộng thêm bao nhiêu bài nghiên cứu (publications).    Khi sắp hồi hưu, hội đồng Khoa - có thể- bầu làm Emeritas Professor (Giáo Sư Danh Dự).    c. Citations per faculty: Đó là những Résume (C.V.) sáng sủa của từng giáo sư: trường có hạng cao résume càng lỗi lạc, xuất chúng (Havard, Duke, Northwestern, Stanford)            * Cụ thể là những sinh viên tốt nghiệp từ những đại học TOP 5, TOP 10, TOP 25 (hạng Summa, Manga, Cum Laude) - có diễn trình đào tạo dài nhất trong lãnh vực giảng dạy (13 đến 18 year college của từng ngành = học liên tục hay cắt quảng). Dr. Tom Nguyen (Memorial Hermann Texas Medical Center), Dr. Mimi Nguyen (Duke University, Worldrank #25) Dr. David Pham (Northwesttern University #42)... Cả 3 là tài sản quý hiếm của Hoa Kỳ = 18 năm dùi mài kinh sử (vì toàn US chỉ có 3,000 vị - trong đó 15% là female hay 450 - chia đều cho mỗi tiểu bang = 60/ state .            * Điển hình là những đại học TOP 50 - phải trường vốn (2) để mời được những giáo sư là Lauréat, Lauréate (Lauréate = prize winner = prizeman) của những Nobel Prize, Field Medals... mà nhà bác học toán Ngô Bảo Châu là thí dụ. Ông lãnh giải Toán toàn cầu (Field Medals) tháng 8/2010 khi ông 38 tuổi (sanh tháng 6/1972) - được University of Chicago mời làm giáo sư (Worldrank #80) - trong khi University of Chicago là đại học TOP 10 của Mỹ cũng như Duke University.    d. Student-to-faculty ratio - Tỉ lệ thầy/trò= thầy cô có PhD/số sinh viên        *Hoa Kỳ có tỉ lệ lý tưởng là 1/7 hay 1/8 tùy trường.        * Việt Nam có 25,000 Tiến Sĩ, trong số đó có 16,000 người làm quản trị (theo tiêu chuẩn nhà nước: tỉnh ủy hay giám đốc nha sở trung ương phải có Tiến Sĩ. Chúng em học lực lớp ba rồi  tham gia 4 cuộc chiến (1946-1988) "mười thằng chết bảy còn ba - lại một thằng què ! xin được đãi ngộ xứng đáng - không có khả năng thì đảng tạo điệu kiện dễ dàng cho chúng em có bằng tại chức !). Chỉ còn 9,000 làm professors, làm Researcher, Assistant Research (thường là Cử Nhân hay Cao Học). Việt Nam hiện có 2,020,000 sinh viên đại học (The University World News, tháng 7/2016):9,000 giáo sư chia cho 2 triệu sinh viên = 1/200 (tỉ lệ quá tệ).Thống kê:        * Toàn lãnh thổ có 185 trường đại học cộng đồng (2 year college) và 234 đại học từ 4 năm trở lên.Tổng cộng có 419 Viện đại học cho 63 tỉnh lỵ và thị xã tức 7 đại học cho một tỉnh ( trong số đó 205 là tư thục).       * Với 419 viện đại học, Việt Nam có 90,000 nhân viên giảng huấn (chỉ có 9,000 là đủ tiêu chuẩn = Tiến Sĩ tính tròn 10,000. Do đó, 80,000 nhân viên có bằng Cao Học (5, 6 năm đại học) hay Cử Nhân (4 năm đại học). Tại Mỹ thì 80,000 nhân viên giảng dạy nầy bị đào thải (chúng ta đang ở năm 2016) vì Cử Nhân biết gì mà dạy ông bà Cống. Ngay cả Cao Học = Phó Bảng  hay Phó Tiến Sĩ - du di lắm cũng chỉ là phụ khảo, giảng viên, giảng sư (instructor).Trong mục văn hóa, sự kiện, nhân vật của VTV 3 năm 2012, tiến sĩ Chu Hảo, Thứ Trưởng Khoa Học và Công Nghệ và nhà toán học Ngô Bảo Châu đồng thuận: Đại Học Việt Nam đi vào ngõ cụt, vô phương cứu chữa !. Trình độ thầy cô kém cõi !
    e. International faculty ratio and International student ratio:
       * Những đại học thuợng thặng (TOP 25, TOP 50) thường mời nhiều giáo sư danh tiếng từ những đại học G7 đến giảng dạy (visiting professor). Văn học nghệ thuật và khoa học kỹ thuật nên được truyền bá phổ biến rộng rãi để nhân loại hiểu nhau hơn, thương mến nhau nhiều...       * Đại học nổi tiếng của mỗi quốc gia - thu hút sinh viên quốc tế - mà họ - thường là những sinh viên xuất sắc. Điển hình là đại học Mỹ - lôi cuốn sinh viên toàn cầu (trong TOP 25 đại học nổi bật nhất trái đất thì 23 là ở Mỹ, 2 là ở UK = U. of Cambridge worldrank #10 và U. of Oxford , #11). Hiện có 1.2 triệu sinh viên nước ngoài du học tại Mỹ và có số nầy gia tăng 13% mỗi niên khóa. Việt Nam có 29,000 sinh viên ở Mỹ, 28,000 ở Úc, 17,000 ở Canada (2105). Du học sinh đóng góp nhiều chục tỉ đô cho quốc gia sở tại (4 năm đại học x $50,000 = $200,000 đô). Đô la - vỗ cánh mà bay về Mỹ- cha con lại hạ cánh an toàn. Có điều lạ là: trên giấy tờ xin du học thế nhưng có đến 70% (trong số 29,000 du học sinh tại Mỹ thì 45% là nữ) là chủ hay thợ cho "Images Luxury Mandi - Pedi Lounge" ở Houston, Irvine, New Port Beach .. (gắn kim cương $25,000 một cặp trên móng tay hay cẩn vàng 24 carat). Da trắng, má hồng, môi đỏ chót, mặt long lanh, tóc mạ vàng - lại thông minh - người da trắng lúc nào cũng là chủ nhân ông ! "No Chinese, No dog". - phần nào - đã được rửa nhục. Mong lắm thay !
    II.    Đại học toàn cầu - hàng đầu thế giới (The TOP 130 Worldwide Universities 2014):
    1. Đầu tư vào đại học là đầu tư cho sự phát triển kinh tế quốc gia. "No child left behind" của tổng thống Cộng Hòa Bush (Bush "con") 2001-2008 là điển hình . Và quả thật Mỹ là cường quốc kinh tế số 1 vì trong The TOP 25 Worldwide Uiversities thì 23 trường của Mỹ, chỉ có 2 trường là của Anh (U. of Cambridge worldrank #10 và U. of Oxford , #11). Rồi vinh hạnh biết bao  - có ít nhất 25 con cháu Trịnh Hoài Đức, Bình Dương và Nguyễn Trải Sài Gòn đã và đang theo học tại The TOP 25 nầy (ngành khó nhất , dài nhất, Summa Cum Laude,,...)    2. Trong the TOP 50 Worldwide U. thì 41 đại học ở Mỹ, thêm 7 trường toàn cầu chen vào là #30, #33, Canada, #29 Brazil, #40 Taiwwan, #44 Japan, #49 UK và #50 Mexico. Tóm lại: 41 đại học Mỹ, 3 của Anh, 2 của Canada, ở trong TOP 50.    3. Tóm tắt: Trong 130 đại học dẫn đầu toàn cầu (thêm 52 trường trên thế giới) thì 69 của Mỹ (chiếm 53%) và 61 là của các quốc gia khác (chiếm 47%). Thật đáng khen, Hoa Kỳ vĩ đại.


 
   
 

   III.    300 đại học đứng đầu Á Châu (Asia's top 300 Universities (3) , 2015):


   1. Năm đại học dẫn đầu (The Asia's top 5):
        a. National University of Singapore, NUS        b. The Korea Advanced Institute of Science and Technology, KAIST        c. The University of Hong Kong UH        d. The Seoul National University, SNU        e. University of Tokyo, UT    2. Đây là lần đầu tiên, đại học Việt Nam thử lửa, được Á châu xếp hạng:        - Đại học Quốc Gia Hà Nội (Vietnam National University , Hanoi),  Asia rank #165        - Đai học Quốc Gia TP HCM (Vietnam National University HCM City) , Asia rank #195        - Đại học Tổng Hợp Hà Nội (Hanoi University of Science and Technology), Asia rank # 250    3. Nam Hàn (South Korea) phải đương đầu với kẻ thù phương bắc (North Korea) nhưng đại học vững mạnh (Đai Học Tổng Hợp KAIST hạng 2 Á Châu và Đại Học Quốc Gia Seoul SNU đứng hạng 4 trong số 300 đại học Châu Á: Dân giàu nước mạnh.    Nhật Bản - sản xuất Camry,    Honda - rồi lại Sony lẫy lừng    Nam Hàn - nổi máu anh hùng,    Hyundai, Kia Kía (KIA) - tưng bừng lên cao    Sam sung - xuất cảng ào ào,   Việt Minh tức khí - ta nào - cu li.   Culi thì mặc cu li   Tiền đô ta đếm - cười khì - lên hương !   (Lão Hạc Mây Tần)    4. Đại Học Quốc Gia Hà  Nội (Vietnam National University , Hanoi),  1956 - là đại học số 1 của Việt Nam - quý vị giáo sư hạng nhất của cả nước, phòng thí nghiệm cực kỳ tối tân , thư viện có nhiều sách hiếm... Thế nhưng chỉ được thế giới xếp hạng #1226 (Worldrank , January 2016). Đó là hậu quả của 70 năm xã hội chủ nghĩa !
   IV. 120 đại học Việt Nam được thế giới xếp thứ bậc (worldrank) , 2016        - Với 234 viện đại học lớn nhỏ - nhưng chỉ có 120 được thế giới xếp hạng (có thể là những trường còn lại không góp hồ sơ ...) Rất dân chủ - đương sự không hài lòng với thứ bậc thì có thể khiếu nại - để trung tâm xét lại - đến khi thỏa mãn thì thôi.        - Toàn cầu có 194 nước x 120 đại học/trung bình cho mỗi xứ. Tính ra có khoảng 24,000 đại học trên thế giới.











    1. Vài điểm chính: trong 25 đại học hàng đầu của Việt Nam (Top 25 ranking) thì:        - Đại Học Quốc Gia Hà Nội (#1)        - Đại Học Cần Thơ (#2)        - Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (#3)        - Đại Học Quốc Gia TPHCM (#5)        - Đại Học Nông Lâm (#6)        - Đại Học Kỹ Thuật (#7)        - Đại Học Y Dược (#11)        - Đại Học Y Khoa Hà Nội (#12)        - Đại Học Kỹ Thuật Đà Nẳng (#20)        - Đại Học Kỹ Sư và Kỹ  Thuật (#25)...là những đại học có truyền thống là niềm kiêu hãnh của Việt Cộng (Việt Nam Cộng Sản Đảng) đỉnh cao trí tuệ con người (người viết có 8-year college từ Việt Nam, Canada và US - kinh nghiệm trải rộng xuyên 3 quốc gia - gõ đầu trẻ từ năm 1959, Tú Tài II Ban B hạng Bình Thứ - làm công bộc, cu li, - Prof về Toán và Khoa Học cho Central Piedmont Community Collegte, Educator of the Year 2006 - hiện đã hưu trí).    2. Ấy thế mà thế giới (tháng 1/2016) xếp hạng (the top 25 ranking of Vietnam) chỉ ở trong Worldrank TOP 5000!    Trót mang thân phận GucciThì đừng trách móc trời xa trời gần     (Lẩy Kiều)và Đại Học Kiên Giang (#120) thì Worldrank #22643    3. Xin đưọc diễn tả bằng những con số cho cụ thể hơn (theo xác xuất và thống kê)    TOP 25 ranking of Vietnam= TOP 5000 worldrank (4877)    tỉ số = 5000/25 = 200.200 = 200 năm tụt hậu của Việt Nam Lục Địa. Thế giới bước trước chúng ta 200 (4) năm khoa học kỹ thuật. Thanh thiếu niên Việt Nam thông minh lắm, người Việt Nam chăm chỉ và kỹ luật quá. Lãnh đạo làm sao mà hôm nay (tháng 7/2016) công nghệ Việt Nam chỉ làm nổi cái bút chì (crayons) bán ở hợp tác xã nhà nước với giá 4,000 đồng/đơn vị (trong khi crayons/made in China = 9,000 for 4). Sản phẩm nào bán ở Việt Nam cũng Made in China. Siêu thị Nguyễn Kim thì 90% hàng hóa của Thái Lan. Đó là hiện tình kinh tế Việt Nam (theo TS Lê Thẩm Dương, 7/2016, thì 100 năm nữa Viet Nam mới bắt kịp văn minh nhân loại!)
C. Lời kết:   Hai trăm năm Họ vượt xa,   Làm sao đuổi kịp - quốc gia Lạc Hồng?   Đàn bà - lộ tí - hở mông   Thanh niên lêu lổng - nhân công khắp trời !
Chú thích:
1. Theo GS Văn Như Cương và GS Nguyễn Thị Minh Thái (Đại Học Tổng Hợp Hà Nội - hệ cử nhân tại chức) trong mỗi lớp (thường có khoảng 100 sinh viên) thì chỉ có tối đa 10% học viên đi học thường xuyên và chăm chỉ học tập (học thật, bằng thật) . Còn lại là ù ù cạc cạc. Thế nhưng tốt nghiệp thì 100% (90% học giả bằng thật). Nói khác đi: Cử Nhân Tại Chức = Ngu như tại chức (học qua loa cho có bằng để hợp thức hóa chức vụ). Ngu dốt quá nên từ 2011/2013 nhiều công sở (Đà Nẵng, Ninh Bình, Quảng Nam, Hà Nam, Nam Định ...) nhất định không tuyển dụng cử nhân tại chức - thế nhưng - hởi ơi! Chánh sở tuyển dụng cũng là hệ tại chức khóa 1, khóa 2... Lương bổng thầy cô dạy cử nhân tại chức - hậu hỉ lắm (gấp 2 lần dạy hệ chánh quy) vì ngân quỷ dồi dào ! (Học viên tại chức đã bỏ phiếu cho ngân sách dự trù - để hợp thức hóa cho chính mình = phát bằng cử nhân, cao học (mà trong nước gọi là thạc sĩ - từ năm 2000).
2. Thường thường, GS đại học với Doctorate's Degree - thù lao từ 80,000-150,000 đô la/năm (Doctor in Arts - lương thấp hơn Prof. of STEM). Mỗi niên khóa, Mỹ có hơn 60,000 PhDs - trong đó chỉ có 12,000 (20%) là Doctors in STEM mà thôi). GS Ngô Bảo Châu được U. of Chicago trả - ít nhất là 300,000 (giải Field Medals) - tương đương với bác sĩ giải phẫu tổng quát (General Surgeon) = 13 year medical training hay 15 year college tùy theo chương trình học của từng trường y khoa. Bác sĩ mổ tim với 10 năm kinh nghiệm có mức lương là 900,000 đô/năm. Xin nhắc nhở: tiền Mỹ - khó kiếm lắm/ đổ mồ hôi lấy bác cơm vơi!. Xin hỏi Charlie Tôn Quí, Kỹ sư hóa học, Ông oàng về Nails, nhà tỉ phú Chính Chu , BBA, bao nhiêu năm lăn lộn ở Wall Street. Cả hai đều khuyên giới trẻ: "Phải ít nhất có 4 year college và tét đầu/ bể trán - thì mới ngóc đầu lên được !).    - 4-7 year college : 40,000-80,000 đô/năm    - 8-10 year college : 80,000-120,000 đô/năm    - 11-14 year college : khoảng 200,000 đô/năm    - 15-17 year college : khoảng 300,000 đô/năm    - 18 year college trở lên : 400,000-1,000,000 đô/năm.(dân chủ: đánh thuế 40% !)
3. Thế nhưng - trong một bảng xếp hạng khác = Top/200/2016 - University WEB RANKING, ASIA: trật tự (rank) thay đổi chút xíu (trung tâm khác, tiêu chuẩn khác )    - The Top Asia:1. Fudan University (China) 2. Shanghai Jiao Tong U, (China) 3. Tsinghua U. (China)4. National U. of Singapore (Singapore)5. National Taiwan U. (Taiwan6. Peking U. (China)7. The University of Tokyo (Japan)8. The U. of Hong Kong (Hong Kong)9. Kelo U. (Japan)10. Nạning U. (China)....and the last three198. Guang Xi U. (China)199. Ming Chuan U. (Taiwan)200. Central U. of Finance Economics (China)    -Rất đáng tiếc không có tên bất cứ đại học nào của Việt Nam trong TOP 200 trong khi đại học là chất xám thượng thặng là vốn liếng của Lạc Hồng để dân tộc ra biển lớn, giương cao ngọn cờ xứ sở: electronics stuff... Made in Vietnam by Vietnam Engineering, of Vietnam Technicians, for Vietnam Dignity ...Đã 41 năm rồi. No excuse !!!"Dân không giầu, nước không mạnh" nhà lãnh đạo phải tự trọng: "Harakiri là thượng sách". Hay lắm thay!

4.  Người Mỹ đào tạo một Bác Sĩ Gia Đình (MD/ Family Doctor or Internal Medicine) = 11-year college:  4 năm đại học phải là sinh viên giỏi/ điểm trung bình 3.8 trở lên và điểm thi MCAT phải cao, sau đó học thêm 4 năm bác sĩ và 3 năm nội trú. Còn ở Việt Nam sự đào tạo có quá nhiều khuyết điểm. Lấy thí dụ: Tuyết Nga  - sinh năm 1961 – tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1979 ( 18t) thi vào ngành y tá trung cấp trường Quân Y (trường quân đội, lương thấp, ít sinh viên dự thi). Tốt nghiệp y tá sau 2 năm (1979-1981) đi làm trong quân đội. Sau đó được đi học đôn cấp = liên thông. Tốt nghiệp bác sĩ sau 3 năm (1984-1987) từ Đại Học Y Dược Sài Gòn (hạng 11 Việt Nam, hạng 3070 trên thế giới). Hiện giờ (2015) là Tổng Giám Đốc Bịnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vũ Anh (http://vuanhhospital.com.vn/ - một bịnh viện tư tính tiền viện phí mắc nhất, tối tân nhất Sài Gòn / 200 giường như một khách sạn 5 sao ở đường Phan Văn Trị Gò Vấp – hoạt động từ 2006/2007). Bác sĩ Y Khoa 5 năm làm Tổng Giám Đốc Bịnh Viện. Đào tạo khoa học/kỹ thuật như thế thì làm sao đuổi kịp thế giới (hay so với Michael Dao Clinic của người Việt Tỵ Nạn – Little Saigon).



Thơ Mây Tần

Tôi Yêu Trịnh Hoài Đức

Tôi yêu Hoài Đức lạ thường,
Yêu từ khu Nữ - đến trường con trai !
Ngác ngơ - như một đàn nai,
Mà thông minh lắm – sánh vai với đời
Từ quân ngũ - đến lội bơi,
Từ trong lục địa - đến nơi xứ người
Thầy trò - khắng khít - tươi cười,
Việt Nam vạn tuế - ta thời ca vang.

Khóc một dòng sông
1.    Dòng sông – Chúa Nguyễn đặt tên,
Phù sa đỏ chót – tưới lên ruộng đồng.
2.    Cửu Long - tôm cá mênh mông
Còn là vựa lúa – vun trồng Việt Nam
3.    Thế rồi thủy điện tràn lan
Ni nô – nhân họa – Miền Nam rã rời!
4.    Hai mươi triệu dân – Trời ơi !
Tha phương cầu thưc – Trời ơi – Hỡi trời !
5.    “Lãnh đạo “ – đến thế thì thôi!

Lão Hạc Mây Tần
(Bên dòng sông Lô – St. Laurent, Montreal, 4/2016)

Tear for Mekong River

1.    The river - bearing its name per Lord Nguyen
Red, shiny fertile soil – covering all lands.
2.    Mekong river – enormous shellfish haven,
Rice stock as famously known – feeding Vietnam
3.    Then, one day appeared Big Dam,
El Nino – Northern terror - all softly killing South Vietnam!
4.    Twenty millions people – Oh , Good heavens !
Dispersing, begging, for food – Oh, Good heavens !
5.    Country leaders – How does it mean !

(Translated by: Susan Nguyen , MA, National Board for Professional Teaching Standard)

Đầy đọa dân Nam

Hỡi ơi – duyên hải miền fTrung,
Quân thù (Formosa – Vedan) thải độc – phá tung môi trường!
Biển xanh – thành bãi chiến trường,
Hàng loạt cá chết – hỡi phường “chuyên tu”
Lãnh đạo – dốt nát – thậm ngu !
Mặc “con dân khóc “ – vi vu – quan thầy.
Miền Trung – thiếu đất cấy cầy,
Chặn đường bẫy cá – đọa đầy dân tôi!
“Hà Lội” – bì bõm – lội bơi
Nam Trung đói rách – Trời ơi – Đất Trời !
“Tượng Đài – xây cất muôn nơi !

Lão Hạc Mây Tần
(Trên không phận Thung Lũng Hoa Vàng, 6/2016)

Tyrannized Vietnam

1.    Oh, my goodness gracious – Our Coastal Central Region,
Invaders (Formosa, Millcon… ) released poison – ruined ambiance !
2.    Blue seas – transformed to battle field,
Million dead fish – Oh, my ill-educated country leaders !
3.    Empty – headed, obtuse “country leaders”,
Glorify China, Ignore people’s pleas.
4.    Central Vietnam – no land to cultivate,
No fish netting – Oh, my poor, tormented people !
5.    “Ha Loi” – floading, drowning,
Starving Central, South – Oh my goodness gracious !
6.    Why monuments, statues being erected everywhere ?
(Translated by: Susan Nguyen , MA, National Board for Professional Teaching Standard)



Saturday, February 25, 2017

NGUYỄN VĂN SÂM * BÀI PHÚ CON MUỖI






Bài Phú Con Muỗi: Từ Văn Chương Đến Thực Tế.

Nguyễn Văn Sâm

(Tặng hai cựu đồng nghiệp của tôi ở trường Đại Học Văn Khoa ngày trước: NTT, NKh.)

Trước hết nên phân biệt giữa bài hịch và bài phú. Về phương diện chủ đích, hịch là lời truyền rao kêu gọi làm chuyện gì đó. Đánh kẻ thù bên ngoài, diệt kẻ bạo tàn bên trong chẳng hạn. Nửa đêm truyền hịch hẹn ngày xuất chinh. (Chinh Phụ ngâm).

Xưa còn truyền tụng đến nay chỉ vài ba bài hịch: Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Hịch của Nguyễn Trải tức Bình Ngô Đại Cáo. Hịch đánh Trịnh tương truyền là của Nguyễn Hữu Chỉnh, Thảo Thử hịch (Bài hịch giết chuột, chuột đây cũng là giống sâu dân mọt nước, theo kẻ thù tàn hại dân lành…, tên tác giả vẫn còn là vấn đề ).



Phú là bài nói lên ý mình, giải bày những suy nghĩ của tác giả có tính cách văn chương niêm luật. Phú để giải bày, không kêu gọi như hịch. Phú Việt Nam còn lại thật nhiều, nhứt là phú viết bằng chữ Nôm. Ông Vũ Khắc Tiệp đã in quyển Phú Nôm tập hợp những bài phú thật hay là quyển sách có giá trị cho tới nay chưa có them quyển nào về loại nầy nói chi là vượt được Vũ Khắc Tiệp. Học sinh Trung học thời Việt Nam Cộng Hòa ai cũng biết hai bài phú danh tiếng Phú Hỏng Thi của Trần Tế Xương và Phú Tài Tử Đa Cùng của Cao Bá Quát.


Bài Phú Con Muỗi nầy tôi cho là bài gợi ý, nói cách nôm na là mô phỏng, từ bài Hịch Con Muỗi mà tôi ngờ là của Nguyễn Đình Chiểu (NĐC).
Tác giả bài Phú nầy không biết là ai, người sưu tập được bản văn Nôm nói với tôi (NVS) rằng mình thủ đắc được trong vùng Long Xuyên, Châu Đốc. Dựa trên lời kể của người sưu tập tôi đoán tác giả sáng tác vào đầu thế kỷ 20, nghĩa là sau bài Hịch Con Muỗi.

Phú Con Muỗi nhắm một điều hơi khác với Hịch Con Muỗi. Không phải kêu gọi diệt trừ muỗi mà là kể tội con muỗi, tức là vạch ra những điểm bất lương, tàn độc của bọn Tây hay bọn tay sai theo Tây ngày trước. (Có ứng dụng được cho ngày nay hay không là quyền suy nghĩ của người đọc.)


 Về tác giả, chúng ta không biết gì hơn là một người có học Nho chút đỉnh, sống vùng Long Xuyên - Châu Đốc, đầu thế kỷ 20, viết chữ Nôm bằng giọng Nam rặc ròng khiến người đời sau đọc rất khó, trong trí dầu có sẵn nguyên tắc rằng chữ Nôm chỉ cần viết hơi đúng âm là được cũng lúng túng. Xin ghi những trường hợp Nôm kiểu miền Nam sử dụng ở đây. Nói rằng kiểu miền Nam vì những tác phẩm của người Nam khác cũng thường viết như vậy. (Cho tới nay người ít học khi viết thơ từ, tuy bằng quốc ngữ, cũng viết kiểu nầy. Họ viết theo âm nói của mình.)


Âm Nôm đúng -> Tác giả dùng để viết:
ban  -> bang ; giận 𢠣-> vận ; da -> gia ;
làn da-> làng gia 廊加 ; chun -> chung
gác óc -> gác ốc 挌屋
mắc cỡ  纆舉-> Mắt cỡ 眜舉; cấm viện  禁院-> cấm diện 禁面
lẩn quẩn  吝窘-> lẩn quẩng 吝廣; thoát khỏi 脱塊 -> thác khỏi 托塊
trận sau 𢖖 -> trận sao 陣牢; trời giết 𡗶𣩂-> trời viết 𡗶
mắc phải 纆沛-> mắt phải 眜沛; khoét thịt 𦧘-> quét thịt 𦧘
tấm vải  𤗲𦃿-> tắm giải 沁觧; điền dã 田野-> điền giả 田者
ít có 𠃣-> ích có 益固; ngang tàng 昂藏-> ngang toàn 昂全
phong tiền chúc 风前燭-> phong tuyền chúc 风泉燭
Hàn Tín 韓信-> Hàn Tính 韓倂; hung hăng 𡃳-> Hung hăn 㐫欣


Khảo sát những chữ viết gọi là ‘sai chuẩn chánh tả ngày nay’ta thấy tác giả viết thuần theo giọng đọc Nam. Không phân biệt giữa /v/, /d/, /gi/ ở âm đầu, không phân biệt /u/ và /o/ ở âm cuối. Cũng vậy đối với âm /c/ và /t/. Những tiếng đọc phải bẻ miệng như thoát bị viết thành thác hay ngược lại tiền bị viết thành tuyền…


Một vài địa danh quí giá thấy trong bài phú như Cống Nhà Neo, Kinh Lạc Dọc, Núi Sam, cho ta tin tưởng hơn tác giả là người vùng Thất Sơn, Bảy Núi.


Bản Nôm có chữ neo được ghi bằng quốc ngữ, cho thấy lúc nầy chữ quốc ngữ đã thịnh lắm, phổ thông đến nỗi người viết sợ người đọc đọc chữ Nôm sai trại nên thay bằng chữ quốc ngữ. Nhớ lại trước đây học giả Hồ Hữu Tường khi viết về Nguyễn Đình Chiểu có nói rằng mình đang sử dụng một bản Nôm cung cấp từ gia đình của bà Sương Nguyệt Anh trong đó cũng thỉnh thoảng có chữ quốc ngữ. Hồ Hữu tường cho rằng bản Nôm là chữ viết tay của bà Sương Nguyệt Anh và chuyện thay thế một chữ Nôm có thể gây hiểu lầm bằng một chữ quốc ngữ thời Sương Nguyệt Anh là chuyện bình thuờng.


Từ đây tôi nghiệm ra rằng bài Phú Con Muỗi được viết ra vào đầu thế kỷ 20. Thời gian trước đó chừng 1, 2 chục năm thì sự bình định tàn khốc của thực dân Pháp ở Miền Nam phải nói là có cường độ cao với bao nhiêu tổ chức kháng chiến của Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm, Trương Định... đều bị quét sạch.


Bài hịch nầy vì vậy coi như phản ứng của dân chúng trước sự kềm kẹp của thực dân ngoại bang kết hợp với chó săn bản xứ.


Đọc bài nầy chúng ta sẽ có cảm tưởng rằng tác giả là một nhà tiên tri. Ông biết trước mọi chuyện. Không cần bàn sấm Trạng Trình, chỉ cần nhìn những vần thơ yêu nước của người xưa khi kể tội thực dân ta cũng thấy quí vị đó là những nhà tiên tri cho một thế kỷ sau. Tôi trân trọng những bài như thế nầy, dầu tác giả vô danh hay đã để lại một cái tên nào đó. Thấy những điều đau khổ của dân để phơi bày bằng ngòi bút, tác giả đã làm ta, người sau một thế kỷ, ứa ước mắt bi thương như những chi tiết về các lưu trầm của con người trong Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh (Nguyễn Du). Và đọc tới những câu cảnh báo số phận sau nầy của bọn chó săn làm tay sai cho ngoại quốc kiểu Nguyễn Thân, Huỳnh Tấn: Gẫm thân ngươi như thảo thượng sương, nhìn phận bậu như phong tiền chúc... ta thoáng thấy đâu đây cái lý nhân quả phải có của những người làm điều sái quấy, tàn hại nước dân.

Bèn cảm khái than theo cổ nhân:
Ta hồ, văn chương chi sự thốn tân thiên cổ!
= Ôi! Một chút lòng đau phổ vào văn chương góp với đời.
Từ than thở trong phòng văn đến vui mừng trên thực tế con đường hỏi bao xa?

(NVS)


Phú con Muỗi.

Ban đêm trong khi tối, tôi giận loài muỗi căm gan.
Miệng nhà ngươi uống máu thế gian, mỏ nhà gã châm da thiên hạ.
Lúc bây đói bất câu[1] quen lạ, cơn bây thèm chẳng lọ xa gần.
Sao không thương những kẻ cơ bần, thấy rách rưới bâu đầu châm chích.
Sao chẳng biết kẻ khinh người lịch, thấy làn da giậm miệng châm ngay.
… Bây chẳng biết thương người lớn nhỏ.
Cơn giông gió bây chun đầu xuống đám cỏ, Lúc bình thường bây gác óc[2] trên ngọn cây.
Suy đi xét lại lũ bây, Thiệt là đứa sáng đi tối ở[3].
Muỗi hỡi muỗi sao không mắc cỡ, Cắn làm chi trẻ dại bé thơ?
Chốn sản phòng[4] là chỗ uế nhơ, nhà bây cũng tới hả * hả miệng.
Rất đỗi người trong cấm viện, bây cũng lần hồi lẫn quẩn bên tai.
Bất câu là con gái nhà ai, hễ gặp mặt là bây ve [bây] vản.
Bây là đồ trí mạng, Coi chết cũng như không.
Uống máu người lớn bụng to hông, Bây không thỏa ** cứ đáp…
Còn mấy người cờ bạc, trộm phép quan đánh lén bụi bờ…
Máu thiên hạ làm vây làm kiếng, thịt thế gian nên dạng nên hình.
Trời sanh chi những xác A (Ai) Hành, đất nỡ đẻ giống loài ác nghiệp.
Đầu dựa gối chưa rồi giấc điệp, bị mỏ ngươi châm dọc châm ngang.
Đặt trôn xuống chiếu không an, vì miệng gã cắn cao cắn thấp.
Giận thời muốn đập, e lại nhơ tay.
Thoát khỏi trận nầy, trận sau không khỏi.
Thương những kẻ nông phu mệt mõi, tối ngủ nghê bây cũng không cho.
Thương những người tu sĩ học trò, tối học tập thời bây cũng phá phách.
Phải trời giết đoàn bây chết sạch, thời nhơn dân thiên hạ âu ca.
Sống làm chi di hại người ta, chết cho mất rồi đời tuyệt tộc.
Loài muỗi lớn cắn chưa mấy độc, lúc muỗi con cắn mới thảm sâu.
Mới sanh ra trăng trắng cái đầu, lời tục ngữ kêu rằng muỗi cỏ.
Hình tướng coi thời nhỏ, miệng thời độc địa to.
…Nghe mấy chỗ gió sao sóng dợn, thời kiếm đường lánh mặt cho xa (t3)
Bằng chỗ nào khoét thịt trầy da, thời giậm miệng soi hang mạch máu.
Dầu có ghét không bề vào đạo, tình không ưa khó nỗi ngẩn ngơ.
Kẻ cơ bần một tấm vải thưa, bây cũng đến châm cho tới thịt.
Yêu thương thời ít, thù oán thời nhiều.
Làm lời phú nầy cho ngươi giá tánh[5].
Khá cải tà qui chánh, tua cãi dữ theo lành.
Nghe lời tao thời đặng toàn sanh, bằng cãi mỗ ắt là yểu tử.
Tri bĩ bất tri thử, ninh kỷ mạc ninh nhơn.
Cắn làm chi kẻ giận người hờn, cắn làm chi kẻ thù người oán.
Nơi diền dã ngươi thường lai vãn, chốn thị thành ít có nhiễu nhương.
Gẫm thân ngươi như thảo thượng sương, nhìn phận bậu như phong tiền chúc[6].
Tiếng đồn kinh Lạc Dục, núi Sập kia là cửa là nhà.
Cống Nhà Neo là là căn là quán.
Rất đổi ngang tàng là Sở Hạng, Bị tay Hàn Tín còn phải bỏ mình.
Hung hăng là Tạ Ông Đình, bị Phàn Diệm tử vu phi mệnh.
Chớ học đòi Sở Hạng, đừng bắt chước Ôn Đình.
Sanh sự sự sanh, hại nhơn nhơn hại.
Ở đời phải suy đi xét lại, đừng ỷ tài nhảy thấp bay cao.
Sách còn ghi âm pháp nan đào. Câu thiên võng sơ nhi bất lậu.(t4)
Dầu ngươi có cao phi viễn tẩu, lẽ tuần hoàn chẳng kíp thời chầy.
Thoát khỏi trận nầy, hay qua trận khác,
Làm những điều bạc dữ, chẳng tưởng chữ hậu ân.
Nẽo luân trầm qua lại mấy lần, đường sanh tử đổi dời mấy cuộc.
Ai khéo đặt chữ thôn là nuốt, ai khéo bày chữ thực là ăn….

(Nguyễn Văn Sâm 5-22 Feb. 2017, phiên âm lần đầu tiên theo bản Nôm đầu thế kỷ 20.)


[1] Bất câu 不句: bất cứ thứ gì, bất cứ chuyện gì.
[2] Gác óc 挌屋: Kê đầu lên.
[3] Sáng đi tôi ở nghĩa là kẻ lang thang, đồng thời là kẻ khi cần mới tới, không trung thành với ai.
[4] Sản phòng 產房: Phòng người đàn bà sanh đẻ.
[5] Giá tánh 嫁性: Đổi tánh.
[6] Thảo thượng sương 草上霜: Sương trên ngọn cỏ. Phong tiền chúc 風前燭:  Đuốc trước gió. Hai thành ngữ chỉ sự mong manh dễ tan biến.

No comments: