Monday, February 27, 2017

LÊ NGUYÊN * TRÒ HÒA HỢP VỚI CỘNG SẢN

Trò gian manh hòa hợp hòa giải của CSVN

Le Nguyen (Danlambao) - Hoà hợp hòa giải là thủ đoạn chính trị, là chiêu trò gian manh đã qua nhiều lần sử dụng không có gì để bàn luận. Hoà hợp hòa giải rất cũ, cũ đến độ nhầu nát nhưng nó vẫn còn giá trị lợi dụng nên đảng cộng sản thỉnh thoảng lôi ra tái sử dụng mỗi khi có nhu cầu cấp bách đòi hỏi. Có thể nói không còn nhiều người đấu tranh lạ với chiêu trò bịp bợm hòa hợp hòa giải của cộng sản, nhưng có điều khá lạ lùng là mỗi lần cộng sản giăng lưới hòa hợp hòa giải thì lại có không ít các con nhạn là đà chui đầu vào. Không những thế, các con nhạn này còn lớn tiếng phụ họa với loa đài lề đảng, dạy dỗ những người nhận ra âm mưu đen tối, đọc ra ruột gan cộng sản, chống đối tới cùng hòa hợp hòa giải gian dối, bị cho là hận thù quá khứ, là chống cộng cực đoan(?)
Có lẽ chiêu trò giăng lưới hòa hợp hòa giải để hốt trọn ổ những người yêu nước có trái tim đầy ấp tình yêu quê hương, tổ quốc nhưng chủ quan nhẹ dạ, thiếu đề cao cảnh giác nên bị lưu manh cộng sản lừa gạt, lợi dụng rồi tiêu diệt trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước như lịch sử đã chỉ ra. Dường như câu chuyện sử dụng hoà hợp hòa giải để tiêu diệt lực lượng yêu nước không cộng sản trong quá khứ hơi trừu tượng, khá nhạt nhẽo nên không thu hút được sự chú ý của một số người “lãng mạn cách mạng” ngày hôm nay, khiến cho họ vô tư lao thân vào biển lửa như những con thiêu thân rất tội nghiệp. 
Lẽ ra không nên bàn đến hoà hợp hòa giải vì không có gì mới mẻ để bàn và bởi trong tư tưởng lẫn hành động của băng đảng cộng sản không hề tồn tại lòng chân thành hòa hợp hòa giải dân tộc cho một dự án chính trị để xây dựng, phát triển đất nước, con người Việt Nam tương lai. Hòa hợp hòa giải đối với cộng sản thực chất chỉ là một trong nhiều thủ đoạn chính trị bẩn thỉu nhằm thủ tiêu mọi phản kháng có nguy cơ đe dọa đến tham vọng độc quyền, quyền lực chính trị của đảng cộng sản Việt Nam. 
Để nhận ra âm mưu, chiêu trò hòa hợp hòa giải của đảng cộng sản hiện nay, chúng ta cùng nhau xét qua những phát ngôn và hành động đã, đang được loa đài rầm rộ cổ vũ qua các loa mồm của lãnh đạo cộng sản có trách nhiệm về cái gọi là hoà hợp hòa giải dân tộc như báo đài đăng tải dưới đây:
“Trong căn phòng làm việc ở trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn bận rộn với các cuộc điện thoại nhắc các đơn vị rốt ráo hoàn tất chuẩn bị Xuân Quê hương 2014 - hay “Tết kiều bào” thường niên.

Mấy năm trở lại đây, cứ nhằm đúng ngày 23 tháng Chạp, kiều bào khắp nơi trên thế giới có một cái Tết chung ở Hà Nội trước khi đón Tết riêng bên gia đình, người thân, trong chương trình Xuân Quê hương do Uỷ Ban Nhà Nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.

Nhiều kiều bào hay nhắc nhau "hẹn ở Xuân Quê hương", như lời hẹn trở về gặp gỡ vào dịp ý nghĩa nhất trong năm. 

Suốt 6-7 năm công tác ở Ủy Ban, trong rất nhiều chương trình không chỉ Xuân Quê hương, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ rằng tình cảm chung của kiều bào với quê hương, đất nước luôn rộng lớn, sâu đậm.”(1)
Trên đây là bức tranh toàn cảnh của diễn biến sự việc chuẩn bị chương trình Xuân Quê Hương mỗi năm một lần, cứ đến hẹn lại lên do Ủy Ban Nhà nước về Người Việt ở nước ngoài phụ trách tổ chức được đăng tải trên báo chí lề đảng và để cụ thể hơn với chính sách triển khai công tác hòa hợp hoà giải dân tộc, chúng ta cùng nghe thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, người phụ trách công tác về người Việt ở nước ngoài, trả lời báo lề đảng như sau:
Cộng đồng người Việt ra đi sau chiến tranh và định cư ở nước ngoài rất đặc thù, không giống các cộng đồng ngoại kiều khác. Những thuyền nhân ra đi đa số là vì mục tiêu kinh tế chứ không phải mục đích chính trị. Có bộ phận những người ra đi sau các cuộc chiến tranh mang theo tư tưởng hận thù của những người thua trận và được tuyên truyền rất nhiều điều ghê sợ không có thực về chủ nghĩa cộng sản. 

Sau hơn 20 năm nỗ lực đổi mới, đất nước giành được những thắng lợi, thay đổi mạnh mẽ đáng kể trên mọi lĩnh vực, mở cửa hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới bên ngoài. Điều đó tác động rất mạnh đến nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có các tổ chức còn có tư tưởng cực đoan chống lại nhà nước của chúng ta.”(2)
Trong một đoạn hỏi đáp khác, phóng viên báo lề đảng có hỏi ông Sơn rằng: "...theo thứ trưởng, cần tiếp tục đẩy mạnh ra sao công tác kiều bào, hướng tới hòa giải dân tộc trọn vẹn?" Đã được ông Sơn trả lời như sau:
Mười năm qua, không ít chính sách đã hiện thực hóa chủ trương nghị quyết 36. Dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, đưa kiều bào ra Trường Sa, tổ chức đại lễ cầu siêu, chính sách mua nhà và sở hữu nhà ở trong nước cho kiều bào, thu hút đầu tư của kiều bào, luật quốc tịch… là rất nhiều việc cụ thể đã làm...

Ở góc độ cơ quan trực tiếp triển khai các chính sách, để tiếp tục phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài một cách vững mạnh, đoàn kết, tôi vẫn luôn cho rằng phải quan tâm tiếp cận những người bảo thủ còn có tư tưởng hận thù với đất nước, với dân tộc. 

..Với những người làm công tác vận động và tiếp cận với số người Việt ở nước ngoài còn mang tư tưởng cực đoan, chống đối Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích dân tộc đòi hỏi phải có một tấm lòng chân thành, dũng cảm, khôn khéo để đối thoại...”(3) 
Nhìn qua việc tổ chức tiệc tùng khoản đãi “kiều bào” khi có cơ hội và phát ngôn của ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn trên truyền thông lề đảng đã lộ rõ ý đồ hòa hợp hòa giải khá buồn cười, khá vớ vẩn để không còn ai mơ hồ hiểu sai, hiểu không đúng về chính sách hoà hợp hòa giải của đảng cộng sản Việt Nam. 
Nội dung phát ngôn và hành động của ông Sơn, tiếng nói chính thức của đảng về người Việt tị nạn cộng sản không có gì mới, cũng chỉ là những luận điệu cũ rích trên hệ thống loa đài của đảng xưa nay và nó cũng kịp cho chúng ta thấy hòa hợp hòa giải chỉ nằm trong một số vụ việc nổi bật rất dễ chết cười cho cái gọi là hòa hợp hòa giải dân tộc như:
...Dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, đưa kiều bào ra Trường Sa, tổ chức đại lễ cầu siêu, chính sách mua nhà và sở hữu nhà ở trong nước cho kiều bào, thu hút đầu tư của kiều bào, luật quốc tịch…làm công tác vận động và tiếp cận với số người Việt ở nước ngoài còn mang tư tưởng cực đoan, chống đối Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích dân tộc...
Xin lỗi các ông bà cộng sản, những thứ này là hoà hợp hòa giải à? Việc ông thứ trưởng Sơn đến nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa chụp hình quay phim cảnh ông thắp hương, để “tay chân”viết bài đăng lên báo đài không phải là hòa hợp hòa giải. Việc đài thọ chi phí cho một số “phóng viên” kiều bào ra Trường Sa ngắm các anh bộ đội biên phòng ngồi trong các chòi chim bồng súng gác đảo, không khỏa lấp được hành động bán biển đảo của các thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Việc tổ chức đại lễ cầu siêu với nhân vật tiếng tăm quốc tế là thiền sư Thích Nhất Hạnh chủ trì trình diễn trước các ống kính truyền thông quốc tế cũng không phải hoà hợp hòa giải dân tộc... Ngoài ra một số chính sách “ưu đãi” với kiều bào như sở hữu nhà, đầu tư , quốc tịch...cũng chỉ là miếng mồi danh lợi để câu nhử những người nhẹ dạ, hiểu biết mơ hồ về gian manh cộng sản chứ không phải là hòa hợp hòa giải dân tộc. 
Xét đến thành tích hòa hợp hòa giải được ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn “báo cáo, kê khai”trên hệ thống truyền thông lề đảng đều không phải là cốt lõi của vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc. Các việc ông Sơn kể lể chỉ làm lộ rõ bản chất gian manh trong hòa hợp hòa giải của đảng cộng sản Việt Nam, là chỉ nhằm lôi kéo dụ dỗ những thành phần nhẹ dạ làm cái loa cho thủ đoạn gian manh không mới của đảng cộng sản Việt Nam. 
Dù thế, hòa hợp hòa giải vẫn chiêu dụ được một số ẩn mặt lẫn lộ mặt như các ông Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Phương Hùng cùng bộ sậu của Việt Weekly, Phố Bolsa TV...hòa vào bản đồng ca rẻ tiền của hòa hợp hòa giải dân tộc. Tất cả chỉ là “trò diễn”hòa hợp hòa giải nhằm vào mục đích gây phân hóa, làm suy yếu lực lượng đấu tranh của người Việt tị nạn cộng sản, ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh trong nước.
Điểm qua các lời phát ngôn của những người Việt hải ngoại trở về với thiện chí hoà hợp hòa giải dân tộc được công khai trên hệ thống truyền thông có những câu tiêu biểu để nhận diện rõ hơn về cái gọi là hòa hợp hòa giải dân tộc:
“...Tôi muốn làm sứ giả hòa giải và kết hợp đại đoàn kết dân tộc...Những ai muốn quay về dĩ vãng, thật là không tưởng. Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của mọi công dân Việt Nam trên toàn thế giới là đoàn kết nhau lại, hợp sức xây dụng đất nước. Hãy quên quá khứ để nhìn về tương lai...” (Nguyễn Cao Kỳ).(4) 
“ ... Họ nhầm rồi, tôi có theo hàng ngũ nào đâu. Nhưng tôi thì không nói ra: “Không, tôi không ở hàng ngũ của ông”, nói như thế tàn nhẫn quá phải không?...Làm sao đo được sự hạn hẹp hay sự tức giận của một số người? Suốt 30 năm họ vẫn còn căm thù như vậy đó? Có thể vì bản thân họ, hoặc gia đình họ đã phải chịu những gian khổ, nguy hiểm, nhục nhã, bị cướp bóc, bị hải tặc hãm hiếp… họ có thành kiến với cộng sản, không thích những người như tôi về sống tại quê hương...” (Phạm Duy).(5)
Tôi thấy năm, bảy năm nữa Việt Nam sẽ xán lạn, rực rỡ. Tôi mong những người chống đối sẽ về thăm lại đất nước trước khi họ thật sự nằm xuống ở hải ngoại. Về một lần rồi họ sẽ đồng ý với việc làm của tôi - yêu nước và yêu quê hương.”(Nguyễn Phương Hùng )(6)
Chúng ta thấy gì qua những câu nói của những người tự nhận là “sứ giả hoà giải hòa hợp dân tộc”? Giờ nhìn lại những ồn ào về hòa hợp hòa giải đã qua của các ông Đỗ Mậu, ông Nguyễn Cao Kỳ, Ông Phạm Duy... tất cả đều chìm vào quên lãng đáng tủi hổ và hiện tại những ồn ào hòa hợp hòa giải dưới vỏ bọc đột phá “ngôn luận” của các ông bà Etcetera Nguyễn, Mimi Tưởng báo Việt Weekly, Vũ Hoàng Lân Phố Bolsa TV, Nguyễn Phương Hùng trang mạng KBC hải ngoại...thực chất cũng chỉ là cái loa khuếch âm của âm mưu hòa hợp hòa giải chỉ nhằm gây phân hóa nội bộ các lực lượng đấu tranh chống độc tài cộng sản hiển hiện khá rõ trên báo Công An thành Hồ:
...Nhóm nhà báo này đã gây ra nhiều cú sốc cho làng báo Việt. Họ đã thực hiện nhiều phóng sự trên báo in, báo điện tử, truyền hình hải ngoại về những thay đổi lớn lao, tuyệt vời ở Việt Nam. Họ càng tự tin và dũng cảm hơn với nghĩa vụ của nhà báo trước công chúng là đưa tin kịp thời, trung thực và sẵn sàng đối đầu với bọn phản động cực đoan để nói lên sự thật...

...Đồng hành với KBC hải ngoại, báo in Việt Weekly và kênh truyền hình phố Bolsa TV cũng đang đổi mới trong quan điểm đưa thông tin. Họ chấp nhận đối đầu với các nhóm phản động cực đoan để đòi quyền tự do ngôn luận...

... Hiện có rất nhiều “nhà dân chủ” người Việt trong, ngoài nước đang mù quáng hùa theo giọng điệu xuyên tạc, vu khống của những kẻ chống phá Việt Nam, để cao giọng đòi dạy cho dân Việt Nam sao các vị không dành thời gian, tâm huyết và cả những mánh lới vu vạ đó đấu tranh cho tự do báo chí của hai triệu Việt kiều ở Mỹ? “thực thi dân chủ”, “tự do ngôn luận”, “đòi hỏi nhân quyền”... sao các vị không dành thời gian, tâm huyết và cả những mánh lới vu vạ đó đấu tranh cho tự do báo chí của hai triệu Việt kiều ở Mỹ? Đây là cộng đồng bị những tổ chức phản động lưu vong đàn áp tự do ngôn luận suốt 37 năm qua và đang rất cần những trợ giúp để “đứng lên” đòi quyền sống, quyền được làm báo, được đọc báo Việt...(7)
Không còn nghi ngờ gì nữa, những việc làm của các cá nhân làm báo, các tổ chức báo, đài nêu trên chỉ là màn tấu hài của các diễn viên hạng bét của vỡ kịch hòa hợp hòa giải dân tộc do đảng cộng sản đạo diễn và họ nào biết rằng họ không đủ một miếng nuốt cho loài ác quỷ cộng sản khi chúng đói máu.
Hẳn có rất ít người chậm hiểu, không biết cốt lõi của hòa hợp hòa giải dân tộc là dỡ bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, từng bước chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để tiến tới thiết lập thể chế chính trị dân chủ hiện đại, đó mới là nền tảng đích thực của mục tiêu hòa hợp hòa giải dân tộc. Những hành động của những tên tay sai nằm vùng, những kẻ thậm thụt đi đêm với cộng sản và những kẻ công khai ra mặt như các tên cò mồi, các cộng tác viên của Việt Weekly, Phố Bolsa TV, trang mạng KBC hải ngoại...họ đang ”hạnh phúc” với những việc họ làm. Thật ra cũng rất đáng thương, vì chính họ cũng không biết họ là những con rối, những con tốt trên bàn cờ hòa hợp hòa giải, một trong nhiều trò gian manh của đảng cộng sản và việc làm của họ là hành động tội ác, là tiếp tay cho loài quỷ dữ cộng sản chống nhân loại, chống lại khát vọng tự do, dân chủ, nhân quyền của dân tộc Việt Nam. 
Ở thời đại văn minh chỉ có những kẻ điên mới mong muốn chiến tranh, muốn sử dụng bạo lực giải quyết xung đột tranh chấp. Bạo lực trong đấu tranh giải trừ độc tài cộng sản, vì một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền nếu có xảy ra, chỉ là sự chọn lựa không thể lựa chọn mà thôi. Nan đề Việt Nam, ai cũng biết đối thoại, hòa hợp hòa giải dân tộc là việc cần phải làm để tránh đổ máu cho một dân tộc vốn chịu nhiều đau khổ, mất mát của máu lửa chiến tranh. Thế nhưng, điều kiện tiên quyết trong hòa hợp hòa giải là không cảm tính, không ngây thơ chính trị để lịch sử đẫm máu của hòa hợp hòa giải tái diễn và cần tỉnh táo để nhận ra hoà hợp hòa giải dân tộc phải bắt đầu từ đâu, phải làm thế nào thông minh nhất để không bị đảng cộng sản sử dụng thủ đoạn gian manh chính trị tiếp tục lừa gạt như chúng đã từng lừa gạt.
_________________________________________
Chú thích:

PHẠN TRẦN * VIỆT CỘNG DỐI TRÁ

Vẫn cứ mị dân

Phạm Trần (Danlambao) - Một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 24/10/2016 đã kiêu ngạo và trơ trẽn viết rằng: "Không có lực lượng chính trị nào có đủ lương tâm, trí tuệ và sức mạnh hơn Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện chế độ xã hội và bảo vệ Tổ quốc", nhưng đất nước tan hoang và lòng dân ly tán như ngày nay cũng bởi đảng Cộng sản mà ra.
Nghịch lý này đã chứng minh khi có những người Việt Nam vì lầm đường lạc lối đi theo Cộng sản như cựu tổng biên tập báo Lao Động (1989 - 1994), Tống Văn Công mà phải rút hết tâm can để viết tập Hồi ký "Đến già mới chợt tỉnh - Từ theo cộng đến chống cộng" (Nhà xuất bản Người Việt, California, USA, tháng 10- 2016).
Hay như ông Trương Như Tảng, bộ trưởng Bộ Tư pháp trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) vì quá thất vọng với chế độ Cộng sản sau 1975, đã phải vượt biển đào thoát trên một chiếc thuyền vào tháng 8 năm 1978.
Sau khi định cư tại Pháp, ông Tảng viết hồi ký bằng tiếng Pháp để nói về nỗi cay đắng của những người miền Nam theo Cộng sản. Cuốn sách mang tên “Mémoire d'un Vietcong”, bản dịch Tiếng Anh là “A Vietcong Memoir”, tiếng Việt là "Hồi Ký của một Việt Cộng", viết chung với David Chanoff và Đoàn Văn Toại
Robert Manning, chủ bút nhà xuất bản Boston viết rằng “cuốn sách này viết về cái chết của một ước mơ, ước mơ tới một nước Việt Nam độc lập, hòa bình và dân chủ”. (theo Bách khoa toàn thư mở)
Nhưng không cần phải đợi đến sau ngày đất nước thống nhất dưới gông cùm Cộng sản năm 1975 thì những trí thức miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 mới nhìn ra bộ mặt thật của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tác giả “Đường Đi Không Đến”, nhà văn Xuân Vũ là một tỷ dụ. Ông tên thật là Bùi Quang Triết, sinh quán tại làng Minh Đức, Quận Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19.3.1930. Ông cùng nhiều trí thức miền Nam đi kháng chiến chống Pháp rồi tập kết ra Bắc theo lời dụ dỗ của Cộng sản. Nhưng sau khi được gửi trở lại miền Nam ông đã ra hồi chánh với chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi quân Cộng sản mở cuộc tấn công tàn sát dân lành miến Nam trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Ông Xuân Vũ mất tại San Antonio, Texas ngày 1/1/2004.
Cũng chẳng phải vô lý mà Trung tướng Cộng sản Trần Độ (tên thật là Tạ Ngọc Phách ) đã viết: "...Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội chưa tốt đẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ..." (Trích “Nhật ký Rồng rắn” của Trung Tướng Trần Độ)
Sách này ra đời ở Việt Nam trước khi ông mất vào năm 2002, nhưng đã bị công an VN tịch thu. Rất may là Tập bản thảo đã được những nhà đối kháng lưu trữ và phổ biến rộng rãi.
Với những nhân chứng từng đứng trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản đã bỏ hàng ngũ và còn không tiếc lời phê phán chế độ như thế thì chính quyền này có vẻ vang gì mà khoe khoang?

Trương Tấn Sang - Trần Đại Quang
Do đó, cũng chẳng đáng ngạc nhiên khi thấy nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải viết trên báo Tuổi Trẻ rằng: "Ngày hôm nay, từ góc nhìn mạnh, yếu, suy vong của các triều đại trong lịch sử thì những hiểm họa, những tiêu cực đang phát sinh trong nội tại đất nước khiến cho những đảng viên cộng sản trung kiên, các bà mẹ đã cống hiến những người con cho Tổ quốc, những gia đình đã chịu nhiều hi sinh mất mát 
không thể yên lòng." (báo Tuổi Trẻ, 02.09.2016)
Ông Sang dẫn chứng: "Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí 112 trong số 168 quốc gia về chỉ số cảm nhận mức độ tham nhũng theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch quốc tế; còn người dân thì có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực, theo báo cáo của Ủy ban 
Kinh tế Quốc hội năm 2012.

Trong khi đó, nợ công đang ở mức trên 58% GDP (số liệu Kiểm toán Nhà nước công bố tháng 8-2016), tức là mỗi người dân đang phải chịu khoản nợ 1.000 USD. Năng suất lao động thấp, làm không đủ để trả nợ, đất nước đang phải đi vay nợ để trả nợ."
Ông Trương Tấn Sang còn nói thẳng: "Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như hiện nay: “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình”; xuất hiện sự câu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp-phe” lớn mang lại lợi ích “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm..., gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế."
Như thế thì làm sao mà diệt được 2 kẻ nội thù “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nên đảng sợ chế độ tan cũng là điều dễ hiểu? 
Nhưng nguyên nhân sâu thẳm của tình trạng cán bộ đàng viên bị chao đảo, hoang mang và mất định hướng vì ngày nay tuyên truyền giả dối của cán bộ Tuyên giáo không còn đánh lừa được ai nữa. Trước mắt nhân dân, nhà nước đã để lộ ra chính sách lựa chọn cán bộ chỉ biết dựa theo bè phái và dành ưu tiên những vị trí ngồi mát ăn bát vàng cho đám con ông cháu cha (hậu duệ), sau đó là phải quen biết (quan hệ), rồi phải đút lót để được thu dụng (tiền tệ) trước khi xét đến khả năng chuyên môn và trình độ học vấn (trí tuệ).
Bê bối như thế mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang vẫn có thế nói huyên thuyên vòng ngoài không dám đụng vào các “lãnh đạo cây đa, cây đề”. Ông bảo: "Tham nhũng là một trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Đảng, Nhà nước ta đã xác định tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đầy cam go." (Trích bài phỏng vấn cuối năm của nhà nước phổ biến trên các báo, 31/12/2016)
Nhưng khi dân và báo chí dám khui ra tham nhũng thì các cơ quan nhà nước, đảng và Quốc hội lại im như thóc ngâm hay không tình ra được mống tham nhũng nào ngay trong nội bộ của mình!

Ai tự diễn biến - tự chuyển hoá? 
Khi được yêu cầu bàn về tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng, ông Quang chỉ biết nói những điều dân đã nghe mòn tai từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Quang cho rằng: "Yêu cầu đặt ra đối với công tác này là phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, đấu tranh là để tự hoàn thiện mình ngày càng trong sạch, vững mạnh, phòng ngừa, triệt tiêu cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Kẻ thù không bao giờ mong muốn chúng ta mạnh. Chúng luôn có nhiều âm mưu thâm độc, thủ đoạn xảo quyệt hòng chuyển hóa chế độ chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam... Mục tiêu của “diễn biến hòa bình” chính là thúc đẩy những người cộng sản “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhưng chúng có thực hiện được hay không là tùy thuộc ở chúng ta. Nếu chúng ta xây dựng được nội bộ trong sạch, vững mạnh thì kẻ thù không thể làm gì được."
Ô hay, ông Quang lại đổ quanh cho “kẻ thù” giả tưởng mà quên mất thất bại của đảng trong công tác này đã có từ khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí Thư cho đến khóa đảng XII (2016), tổng cộng trên 20 năm.
Còn chuện ông bào "Nếu chúng ta xây dựng được nội bộ trong sạch, vững mạnh…" thì ai mà không “nếu” được? 

Bỏ "bác" - bỏ luôn cả Mác-Lenin
Nhưng khi hô hào phản bác lại những bài viết chỉ trích đảng mà Ban Tuyên giáo gán cho “các thế lực thù địch” thì báo đài nhà nước và lãnh đạo đảng lại lờ đi không nhìn nhận đảng viên đã chán Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đến tận mang tai.
Trong một loạt phỏng vấn tìm nguyên nhân “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của Đài Tiếng Nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV), kể từ ngày 5-11-2016, Phó Giáo sư-Tiến sỹ (PGS. TS) Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nói: "Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính. Trong đó công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa được coi trọng đúng mức, hoạt động kém hiệu quả. Có biểu hiện xem nhẹ giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xem nhẹ giáo dục đạo đức cách mạng. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp. “Cùng với đó, công tác quản lý cán bộ, đảng viên bị buông lỏng. Bản thân một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện và học tập, để chủ nghĩa cá nhân phát triển, chi phối làm xói mòn bản chất tốt đẹp của người đảng viên".
Tiến sỹ Nguyễn Đình Hòa, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam thì bảo: "Thái độ xem nhẹ việc trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng, chưa nghiêm túc thực hiện phê và tự phê bình... khiến không ít cán bộ, đảng viên sa ngã trước những cám dỗ đời thường”. Sự không chiến thắng, không vượt qua nổi cái “tôi” nhỏ bé để thành nô lệ của những ham muốn cá nhân ở một bộ phận cán bộ, đảng viên vừa là nguồn gốc sâu xa, vừa là sự tiếp tay dẫn đến những tệ nạn như tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, mất đoàn kết… Chủ nghĩa cá nhân là một trong những nguy cơ tiềm ẩn, thường xuyên bởi nó núp ngay trong bản thân mỗi con người".
Giáo sư Hoàng Chí Bảo - nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương không ngần ngại nói thẳng: "Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ hiện nay có thể nói đã đến mức nghiêm trọng, không còn là cá biệt."
Ông Bảo diễn nghĩa thêm: "Tự diễn biến tức là sự yếu kém của mỗi người không có khả năng để tự bảo vệ chân lý, lẽ phải, những vấn đề lý luận quan trọng nằm trong ý thức hệ của dân tộc, của Đảng. Nói cụ thể hơn là bảo vệ chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng như thế nào trong công cuộc đổi mới, hay giao động về lập trường tư tưởng, vào hùa một cách vô ý thức, thậm chí có những suy tính cá nhân, cơ hội, vụ lợi. Vô hình chung tiếp tay cho kẻ thù, các thế lực chống đối để chúng tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, tấn công vào sự nghiệp đổi mới của chúng ta hiện nay. Nguy hại hơn là làm mất đoàn kết, gây nên tình trạng không thống nhất về tư tưởng, quan điểm, dẫn đến không thống nhất về hành động, làm suy yếu Đảng từ tư tưởng đến tổ chức."
Nhưng tại sao đảng viên ngày nay lại chán Mác và bỏ luôn cả "Bác"? Vì trong thời đại hội nhập toàn cầu và thông tin điện tử phủ sóng không gian, nhiều người Công sản Việt Nam đã biết mở mắt và thông thái hơn lãnh đạo. Họ biết Chủ nghĩa Cộng sản là thứ bệnh dịch cả nhân loại không muốn bị lây nhiễm. Thế mà tại sao ở Việt Nam, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng lại vẫn u mê bắt đảng viên phải tuyệt đối trung thành và kiên định cho vừa lòng Trung Quốc?
Nhưng Đảng viên có thèm "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đâu. Khi ông Hồ còn sống đảng cũng không kiểm soát được đội ngũ lãnh đạo chỉ thích nói nhiều làm ít.
Ngày nay, sau 48 năm kể từ khi Hồ Chí Minh qua đời (năm 1969), có lãnh đạo nào đã công khai bản kê khai tài sản cho dân kiểm soát chưa? Ngay cả những cán bộ trung bình mà có nhà lầu, xe ô tô, đất đai dàn trải và còn dư tiền gửi con ra nước ngoài ăn học thì đảng ngồi trơ ra đấy để làm gì, hay học Bác có ích gì không?
Thế cho nên khi những cái loa Tuyên giáo chỉ biết thi đua ca tụng đảng đã “tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” (*) khi ban hành Nghị quyết Trung ương 4 là họ chưa hết mị dân. 
(01/017)
(*) báo Quân đội Nhân dân, 26/12/2016


TÚ ANH * THẾ GIỚI QUAN CỦA TRUMP

Thế giới trong quan điểm của Donald Trump

Thế giới trong quan điểm của Donald Trump
 
Báo Mỹ, Time chọn Donald Trump là "nhân vật" của năm 2016.Reuters

Rất khó mà tiên đoán một cách chính xác chính sách đối ngoại của tổng thống thứ 45 của Mỹ ra sao. Người thì nói Donald Trump thiếu kinh nghiệm, kẻ thì cho rằng nhà tỷ phú chỉ nghỉ đến túi tiền. Tuy nhiên, qua những cuộc phỏng vấn gần đây và bộ nhân sự được tín nhiệm cho thấy nhãn quan chính trị của người lãnh đạo Hoa Kỳ trong bốn năm kể từ ngày 20/01/2017, tuy chưa chín chắn nhưng rất hợp lý : quyền lợi nước Mỹ là trên hết.

RFI xin giới thiệu phân tích của giáo sư Michael Klare, đại học Hamsphire College Massachusett) Hoa Kỳ, trên nguyệt san Le Monde Diplomatique, tháng 01/2017.
« Nước Mỹ trước đã ». Khẩu hiệu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ nhiều tháng nay cho phép dự báo đó là mục tiêu đi tới và phương châm hành động của ông Dodald Trump khi vào Nhà Trắng. Một loại tổng hợp giữa chủ nghĩa đơn phương, phủ nhận mọi thỏa thuận quốc tế, tăng cường võ trang, đặt các mục tiêu khác thành công cụ phục vụ cho quyền lợi thương mại của Mỹ, không kể thái độ khó lường do bản tính bốc đồng dễ giận.
« Thế giới quan của Donald Trump » cho phép dự báo những bất trắc trong chính sách đối ngoại của vị tổng thống thứ 45.
Thế giới của nhà tỷ phú này hoàn toàn trái ngược với mô hình truyền thống của hai chính đảng và hầu hết chiến lược gia Mỹ, trong đó Hoa Kỳ chiếm vị trí trung tâm.
Michael Klare : Thế giới được phân định theo từng vòng tròn đồng tâm phát xuất từ trung tâm điểm là Nhà Trắng. Canada, Anh Quốc và các nước nói tiếng Anh đứng trong vòng tròn thứ nhất, kế tiếp là các thành viên của Liên minh NATO cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc và Israel ở vòng thứ hai. Vòng thứ ba là những đối tác kinh tế và quân sự lâu đời như Đài Loan, Philippines, Ả Rập Xê Út…. Bên ngoài ba vòng tròn quan hệ đồng minh và thân hữu tương tác này mới đến những đối thủ hoặc những chế độ xem Washington là đối nghịch như Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Iran.
Trong nhiều thập niên, chính sách ngoại giao của Mỹ là luôn tăng cường quan hệ với các nước bạn, giữa các nước bạn với nhau song song với nỗ lực cô lập và làm suy yếu các nước đứng ngoài ba vòng tròn thân hữu. Đôi khi, chính sách này buộc nước Mỹ phải lao vào chiến tranh để bảo vệ một hay nhiều đồng minh ngoại vi trước những mối đe dọa có thật hay suy đoán hoặc để tránh cho đồng minh thân thiết thảm họa chiến tranh.
Donald Trump, không có cùng văn hóa chính trị với tầng lớp thượng lưu quyền thế ở Washington nên không chia sẻ quan điểm này với đại đa số chính trị gia tại thủ đô cho dù là Cộng hoà hay Dân chủ.
Thế giới của Donald Trump là thương trường. Thương trường là rừng hoang. Trong rừng hoang không có trung thành hay phản bội mà chỉ có quyền lợi, mạnh được - yếu thua.
Michael Klare : Với Donald Trump, một doanh nhân thành công trên thương trường, thế giới cũng là thương trường, nơi nào tập đoàn Trump cũng có quyền lợi. Khái niệm vòng trong vòng ngoài, đồng minh, thân hữu, kẻ thù là điều xa lạ với nhà tỷ phú địa ốc. Ông chọn doanh nhân Rex Tillerson làm ngoại trưởng vì hai người có cùng quan điểm, xem thế giới là khu rừng hoang. Khu rừng này chỉ tuân theo một quy luật và một nguyên tắc : quy luật mạnh được- yếu thua, nguyên tắc cơ may và rủi ro ở mọi nơi như nhau, độc lập với tính thủy chung của đồng minh hay tráo trở của kẻ thù.
Trong cái nhìn của Donald Trump, Hoa Kỳ không còn là trung tâm, là cột trụ của một đại gia đình mà Washington có bổn phận phải bảo vệ. Trong thế giới của Donald Trump, mỗi quốc gia thành viên là một « trung tâm quyền lực » phải tự phấn đấu để tự bảo vệ vị thế của mình để sống còn trên ván cờ quốc tế cạnh tranh không nhân nhượng. Mục tiêu chính sách đối ngoại của một quốc gia là phát huy quyền lợi đất nước mình có nghĩa là phải làm thất bại chính sách tương tự của đối thủ. Do vậy, để được nước Mỹ của Donald Trump xem là bạn hay thù, một quốc gia sẽ được chấm điểm tùy theo đóng góp có lợi cho Mỹ đến mức độ nào, theo thang điểm của nhà tỷ phú « nước Mỹ trước đã - America First ».
Tổng thống Trump sẽ sử dụng quyền hạn để tưởng thưởng đối tác hay trừng phạt đối thủ. Nhóm thứ nhất sẽ được tiếp đón như thượng khách ở Nhà Trắng, được ký những hợp đồng béo bở. Nhóm thứ hai sẽ phải trả thuế nhập khẩu ở mức nặng nhất, bị cô lập về ngoại giao và trong trường hợp bất bình phản ứng khiêu khích thì sẽ bị quân đội Mỹ đập cho một trận.
Donald Trump biết đặt người đúng chỗ để củng cố siêu cường. Tuần trăng mật Putin-Trump : mật ngọt sẽ thành mật đắng.
Michael Klare :Để có thể thực hiện chiến lược không dựa trên những nguyên tắc quan hệ quốc tế, Donald Trump xây dựng một bộ sậu có bãn lĩnh sắc sảo : giỏi giàn xếp thương lượng như Rex Tillerson, sẵn sàng dùng vũ lực đánh vào kẻ thù chỉ định như tướng Michael Flynn, cố vấn an ninh và James Mattis, bộ trưởng quốc phòng. Để củng cố uy thế giải pháp quân sự, Donald Trump chủ trương phát triển quân đội, đặc biệt là hải quân vì triển khai nhanh nhất khi cần biểu dương lực lượng. Quan hệ Mỹ-Nga có thể được cải thiện trong thời gian đầu do Donald Trump và Vladimir Putin có vẻ hợp ý nhau và có tương đồng về quyền lợi dầu khí.
Chính trong nhãn quan giản dị « phải tiêu diệt Daech bằng vũ lực » Donald Trump nghĩ đến sự hợp tác của Nga và đồng minh Nga là Syria. Ngày 25/07/2016, Donald Trump tuyên bố « không phải tôi thích phối hợp với Nga để đánh tổ chức Nhà nước Hồi giáo đâu ». Sau đó, trong cuộc tranh luận với Hillary Clinton ngày 09/10/2016, Donald Trump, khi gợi ý phải hợp tác với tổng thống Syria, đã nhấn mạnh « Tôi không ưa thích gì Assad nhưng Assad giết tổ chức Nhà nước Hồi giáo » .
Đổi lại, Matxcơva và Damas sẽ được trả công : Mỹ sẽ không nhắc chuyện chiếm bán đảo Crimée và sẽ bỏ cấm vận. Mỹ cũng thôi không ủng hộ đối lập Syria. Donald Trump sẽ tìm cách sắp xếp ván cờ Trung Đông bằng biện pháp thỏa hiệp này chẳn hạn như thương lượng lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ tham gia nhiều hơn vào cuộc chiến chống Daech, đổi lại Mỹ giảm ủng hộ người Kurdistan và không chừng trục xuất giáo sĩ Gulen, khắc tinh của tổng thống Erdogan, đang tị nạn tại Mỹ, về nước.
Tuy vậy, tuần trăng mật Trump và Putin sẽ khó mà kéo dài.
Với chủ trương nước Mỹ trước đã, ông Trump sẽ tránh những động thái bị xem là nhượng bộ quyền lợi quốc gia, từ bỏ vai trò siêu cường cho Nga. Chưa hết, ông Trump còn muốn tăng gắp đôi ngân sách quốc phòng, phát huy sức mạnh hải quân để gọi là đương đầu với Trung Quốc ở châu Á. Trong kế hoạch tăng cường võ trang, quân đội Mỹ còn được trang bị thêm một hệ thống chống tên lửa liên lục địa tối tân nhất và một lực lượng oanh tạc cơ chiến lược. Chương trình này chắc không phải là để « triệt khủng bố Daech ». Tổng thống Nga không che dấu quan ngại khi ông tuyên bố trong cuộc họp báo đầu tháng 12 : Mọi mưu toan làm thay đổi tương quan cân bằng lực lượng chiến lược sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng cho thế giới .
Đối với Trung Quốc, Donald Trump cũng áp dụng chiến thuật của doanh nhân. Treo giá thật cao để mặc cả đòi Bắc Kinh phải nhượng bộ và tôn trọng quyền lợi kinh tế Mỹ. Đài Loan, hạt nhân Bắc Triều Tiên, biện pháp thuế quan đánh mạnh lên hàng nhập khẩu Trung Quốc sẽ là những lá chủ bài nằm trong tay Donald Trump.
Michael Klare : Trong suốt cuộc tranh cử, Donald Trump không tiếc lời chỉ trích Trung Quốc sử dụng biện pháp cạnh tranh bất chính và xem thường tổng thống Mỹ Obama khi tiếp tục xây dựng căn cứ quân sự tại biển Đông.
Trả lời báo New York Times ngày 26/03/2016, Donald Trump cho là Bắc kinh xem thường nước Mỹ. Chủ nhân mới ở Nhà Trắng tiên liệu sẽ có mối quan hệ gay go với ban lãnh đạo Trung Quốc nên đã chọn một « người bạn » của Tập Cận Bình làm đại sứ ở Bắc kinh.
Đối với Trung Quốc, Donald Trump biết là phải cần Bắc Kinh kềm chế Bình Nhưỡng. Cho dù bị cô lập, chế độ khép kín cha truyền con nối dường như đang hoàn tất chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa liên lục địa đe dọa trực tiếp lãnh thổ Hoa Kỳ.Tuy nhiên, ông không chấp nhận Trung Quốc khống chế biển Đông và đe dọa con đường hàng hải huyết mạch quốc tế.
Bắc Kinh cũng có nổi ám ảnh riêng : Bắc Triều Tiên sụp đổ, thống nhất dưới ngọn cờ Hàn Quốc với sự bảo trợ của Mỹ.
Chủ nhân mới của Nhà Trắng đã dự kiến quan hệ với Trung Quốc sẽ căng thẳng. Vấn đề là Donald Trump có sợ xung đột vũ trang hay không ? Câu trả lời Donald Trump là « có thể » sẽ sử dụng quân đội đẩy lui Trung Quốc ra khỏi Biển Đông nhưng ông nói tiếp : Mỹ có vũ khí thương mại khổng lồ đối với Trung Quốc. Không đi vào chi tiết, ông dự kiến dùng thuế quan và các cơ chế khác của thương mại để kềm Trung Quốc. Cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn có thể xem là chiến thuật của tổng thống Mỹ thứ 45 : đe dọa leo thang tranh chấp để mời Bắc Kinh chấp nhận một số yêu sách của Washington.
Không bạn không thù, chỉ có quyền lợi, nhưng là quyền lợi của nước Mỹ. Đó là thế giới của Donald Trump.

VIỆT NAM HÔM NAY

 Nhiều người vất vả tìm mua vé tàu xe về quê ăn Tết

Phóng viên RFA tại Việt Nam
2017-01-04
Năm nào cũng vậy, thời gian trước Tết Nguyên Đán, sinh viên người lao động từ các tỉnh lên thành phố học hành kiếm sống, đều phải chạy đôn chạy đáo tìm mua cho được chiếc vé tàu vé xe về quê ăn Tết với gia đình người thân.

Vất vả tìm chiếc vé...

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng như một số nhà xe thông báo bán vé về quê ăn tết trước cả vài tháng. Vài năm gần đây, việc bán vé tàu xe còn được quảng cáo thực hiện qua mạng Internet. Thế nhưng nhiều sinh viên, công nhân và dân nhập cư vẫn thấp thỏm lo âu về điều này.
“Đầu tháng 10 là em phải mua vé rồi, trong khi vé Tết là… tháng 2. Mở bán, em nhớ là khoảng ba đợt, mà chờ để mua vé được vé như ưng ý là khó lắm, phải chờ.  Trường lúc đó chưa có lịch thi phải đợi khoảng gần cận ngày khoảng đầu tháng 12 trường mới có lịch thi nên vé phải đổi qua đổi lại nhiều lần, nên cũng khó khăn…
Đúng ngày, em nhớ là đúng ngày 1 tháng 10 là 8 giờ sáng là bắt đầu mở bán. Từ 8 giờ sáng em ôm laptop ra thư viện trường em bấm. Vào là em thấy mấy chặng đó màu đỏ, đỏ là không có mua được…”
Không mua được vé dù canh thời gian vừa mở bán, năm trước có rất nhiều người như Tuấn bạn em không thể mua vé tàu qua website. Thêm vấn đề nữa đó là vé giả, cách đây vài ngày có nhiều đối tượng lừa đảo bán vé giả khiến cho người mua vé mất trắng.
Cô Hồng Vân, nhân viên hỗ trợ khách hàng tại ga Sài Gòn đưa ra lời khuyên:
Nếu mà muốn mua đúng thì tốt nhất mình nên mua trong ga… còn không thì mình vào website dsvn.vn đó là trang web chính thức của đường sắt… nhiều đại lý ở ngoài mình không có quản lý được…tốt nhất anh nên mua trong ga hoặc vào website đường sắt…”

Càng cận Tết, càng khó khăn

Công nhân, sinh viên, người xa quê đi làm cận Tết càng khó khăn hơn vì lịch làm việc, lịch thi cử đã chiếm hết thời gian đi lo vé về Tết.
“21 dương là 24 âm mới thi xong bữa cuối cùng. Trường Khoa Học Tự Nhiên hay là trường Ngân Hàng cho nên mấy bạn đó hầu như là phải đi đặt vé xe hoặc chưa biết thế nào…”
Chúng tôi gặp cô Nguyễn Thị Hồng, công nhân công ty Rosa trong khu công nghiệp Bình Tân vừa tan ca lúc 8 giờ tối, cô chia sẻ.
“Lịch ngày Tết cuối năm nó cận quá rồi, sắp xếp thời gian về…ít được về lắm. Tại cô làm ở đây lịch nghỉ tới 29 nên cô ít khi được về quê lắm. Đi hai mươi mấy năm mà mới về quê Tết được có 1,2 lần gì à…thiệt thòi ở chỗ đó, xa quê hương nó hơi bị thiệt thòi”.
Tin tức cho biết một số công ty vừa qua cũng tạo điều kiện thuê xe đưa công nhân về quê. Thực tế này có xảy ra thế nhưng chỉ rất cá biệt; nhiều người chỉ mong muốn được hỗ trợ chút ít họ cũng thấy phần nào được an ủi vì công ty quan tâm chăm sóc nhu cầu của công nhân:
“Những công ty lớn chứ công ty may đây không có đâu…năm trước có công ty Việt Tiến họ lo vé nhưng mà họ hỗ trợ thôi chứ còn lo thì họ không có lo”.
“Có chương trình này cô rất là muốn, hy vọng là sẽ giúp được những người mà hoàn cảnh khó khăn có điều kiện để về quê được càng tốt”.

Nạn chặt chem, nhồi nhét

Theo báo chí loan tin thì dịp Tết năm ngoái, nạn chặt chém, nhà xe nhồi nhét khách đường dài vẫn diễn ra. Cơ quan chức năng như Bộ Giao Thông- Vận tải cũng lên tiếng, công bố số điện thoại nóng để nạn nhân có thể báo; tuy nhiên có mấy ai may mắn được can thiệp:
“Nó cũng kẹt cho người dân nhưng cô thấy đâu ai can thiệp đâu, mình cần thì mình đi thôi. Cứ lên xe nói bao nhiêu mình đưa bấy nhiêu…không thấy nhà nước can thiệp gì hết”.
Vấn nạn ‘tàu xe ngày Tết’ tiếp tục là một chuyện dài trong muôn vàn khó khăn mà người dân Việt Nam phải gánh chịu suốt bao năm qua. Mỗi chuyến về quê của nhiều sinh viên, công nhân, người lao động… là một đoạn đường dài đau khổ; thế nhưng vì hiếu đạo, vì nổi nhớ quê nhà buộc họ phải đành chấp nhận!
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/year-end-train-ticket-01042017152137.html
 

Nhọc nhằn nghề trồng hoa Tết

Năm hết Tết về, bông hoa đủ màu sắc được trưng bày khắp mọi nơi từ nhà ra ngõ. Thế nhưng đa số những người nông dân trồng hoa ở Việt Nam không thu lợi được nhiều sau khi họ bỏ công vất vả vun trồng.
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-01-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Làng hoa Tết Sa Đéc - Đồng Tháp
Làng hoa Tết Sa Đéc - Đồng Tháp
Photo courtesy of vietpress.vn

Nỗi khó nhọc

Ai đã từng đặt chân tới xã Tân Quy Đông, Sa Đéc, Đồng Tháp thì chắc rằng sẽ không bao giờ quên được những luống hoa nhiều màu sắc đan xen lẫn trong cánh đồng lúa bạt ngàn của vùng đồng bằng Sông Cửu Long với cuộc sống và công việc thường nhật của những nông dân trồng bông.
Nhiều giỏ hoa với những cái tên nghe rất quê mùa nhưng rất đẹp như bông vạn thọ sắc vàng sắc cam, bông mồng gà đỏ thẫm, bông cúc mâm xôi hay cúc xơ mít vàng tươi rực rỡ trong nắng bên cạnh những chùm hoa hồng tỉ muội nho nhỏ xinh xinh được chuẩn bị sẵn sàng cho chợ hoa ngày Tết ở khắp các tỉnh thành. Để có được thành quả như vậy, những nông dân trồng bông phải chuẩn bị ngay từ những tháng đầu năm.
Những chậu tắc xum xuê quả (hay còn gọi là “trái hạnh” với ý nghĩa hạnh phúc sum vầy) được chuẩn bị từ khoảng tháng 3 qua các khâu đặt giống, chuẩn bị giỏ với phân ủ đã qua công đoạn xả bớt chất mặn, sau đó mang về và chăm sóc cẩn thận từng chút một để bán trong mấy ngày giáp Tết sang năm. Còn đa số các giống hoa được gieo mầm từ khoảng giữa tháng 8, phải bón phân tưới nước thường xuyên thì mới có những bông hoa to đẹp.
Các loại mai, đào phải trồng cả một vườn và mất nhiều thời gian thì mới có thu hoạch. Các loại hoa này đòi hỏi sự chăm sóc rất công phu, kỹ lưỡng. Phải có kinh nghiệm rất nhiều để biết tùy theo thời tiết mà lặt lá, lãi mầm cho hoa nở rộ vào đúng 3 ngày Tết. Công việc lặng thầm cả năm với hy vọng được trúng một mùa bông Tết đủ để trang trải cho những chi tiêu chính như mua sắm vật dụng trong gia đình, tiền học phí của con cái, cái ăn cái mặc cũng như vốn liếng để chuẩn bị cho một mùa bông năm sau.
Thường thì những nông dân trồng bông phải làm thêm những công việc khác như trồng lúa, buôn bán lặt vặt để mua thuốc men, dành cho đám tiệc và những chi phí phát sinh. Thế nhưng, những ngày chợ Tết thường không được như mong muốn. Tâm lý người mua bao giờ cũng chờ đến giờ chót với hy vọng mua được giá rẻ còn người bán thì phải bán đổ bán tháo để còn về cho kịp giao thừa. Bác Hai, một nông dân cả đời trồng bông chia sẻ:
“Trồng bông đi bán là không bao giờ bỏ, bao nhiêu cũng bán, bán đổ bán tháo, bán lấy tiền cơm về. Còn bây giờ thành phố quy định tới 12 giờ trưa sẽ hú còi, nếu không dẹp sẽ bị xúc bỏ hết. Người bán bông nhờ từ 12 giờ trưa tới chiều ngày 30 Tết nhưng tới 12 giờ là thành phố không cho bán nữa. Mấy năm rồi là người ta lỗ lã về vấn đề đó dữ lắm. Họ lại xúc hết trơn, không thôi thì họ giật khủng khiếp lắm”.
Còn những nông dân trồng bông bán quanh năm thì sao? Chị Minh Hương, một người chuyên trồng hoa cúc ở Đà Lạt cho biết các loại hoa như cúc đóa, cúc kim cương, cúc pha lê, cúc thạch bích hay bông chùm bán được suốt năm, đặc biệt trong những ngày rằm thì mức tiêu thụ rất cao. Từ giai đoạn cấy phôi cho đến khi thu hoạch thì công việc phun thuốc trừ sâu là quan trọng nhất.
Dù thời tiết ở Đà Lạt có mưa nhiều, số lần tưới nước có giảm đi thì vẫn phải phun thuốc trừ sâu đều đặn để phòng ngừa hoa bị sâu bệnh hay nhiễm nấm. Vào thời điểm 3 ngày từ ngày 12 đến ngày 14 của tháng dù tất bật để chuyển hoa đi khắp mọi nơi trong cả nước để bán cho ngày rằm nhưng dường như những nông dân trồng hoa cúc không mỏi mệt trước những thành quả mà họ có được. Tuy nhiên, họ bỏ nhiều công khó để chăm sóc nhưng những gì họ thu về lại không xứng với công sức đã bỏ ra. Chị Minh Hương cho biết:
“Tiêu thụ thì nhiều nhưng giá thành hạ hơn hồi trước. Cách đây 10 năm 1 cây bông có giá 1 ngàn đồng trong khi phân urê cũng 1 ngàn/kg. Bây giờ phân urê lên giá 10 ngàn/kg nhưng cây bông vẫn cứ giá 1 ngàn. Nông dân bây giờ chỉ đủ sống thôi chứ không thể dư dật giàu có như hồi xưa được”.

Niềm đam mê

024_835786.-200.jpg
Nông dân Vĩnh Long chở tắc giao cho khách vào những ngày giáp Tết. AFP photo Nông dân Vĩnh Long chở tắc giao cho khách vào những ngày giáp Tết. AFP photo
Dù không được giàu có, dù xu hướng hoa giả ngày càng thịnh hành nhưng những nông dân chuyên trồng hoa bán quanh năm như chị Minh Hương vẫn duy trì cái nghề cái nghiệp của mình. Họ quan niệm rằng ngày Tết, ngày cúng ông bà thì không thể dùng bông giả được. Có những người theo truyền thống không bao giờ dùng bông giả, dù nghèo không có tiền, người ta vẫn mua bông thiệt tuy có xấu.Hiện nay, trước tình trạng nông dân không còn đất nông nghiệp để canh tác do quá trị đô thị hóa và cuộc sống có phần “héo hắt” như những cánh hoa tàn, nhiều nông dân trồng bông phải tìm kế sinh nhai bằng phương cách khác. Những nông dân có thể trụ lại với nghề chỉ vì lòng đam mê của họ. Điển hình như trường hợp của chị Nguyên, một người làm việc trong một công ty chuyên trồng hoa lan Hồ Điệp của Đài Loan. Với những kinh nghiệm tích lũy được cùng số vốn dành dụm và sự hỗ trợ của những người thân, chị Nguyên bắt đầu trồng những chậu hoa lan Hồ Điệp đầu tiên của riêng mình với niềm tin một ngày không xa những chậu hoa này sẽ được xuất khẩu khắp năm châu.
Để có những nhánh lan Hồ Điệp tươi xinh rực rỡ, chị Nguyên phải nhập những mô cấy từ Đài Loan về, phải đầu tư về cơ sở hạ tầng, phải tưới nước bón phân, phải chăm sóc tỉ mỉ từng nhánh hoa một và nếu tiết trời quá lạnh còn phải có hệ thống sưởi cho hoa. Chị Nguyên cho biết phải kết hợp rất nhiều yếu tố trong công việc này.
“Nói chung là kết hợp tất cả mọi thứ: cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, khí hậu và phân thuốc. Để trồng hoa lan Hồ Điệp không chỉ có một yếu tố mà thôi. Cơ sở hạ tầng nhà kính phải tốt thì hoa mới có chất lượng tốt. Tuy nhiên, nhà kính tốt không cũng không được, phải có thêm lượng phân thuốc cho đúng thời hạn”.
Những nông dân trồng bông mà Hòa Ái tiếp xúc đều chia sẻ là dù khó nhọc, dù phải bỏ nghề nhưng niềm đam mê của họ không bao giờ tàn. Những người như bác Hai ở xã Tân Quy Đông bây giờ đã già, không còn sức để trồng bông bán Tết nữa nhưng vẫn ra vào sân trước sân sau, trồng vài chậu bông cho đẹp nhà cửa và cho đỡ nhớ nghề.
Nhân dịp xuân về, mong rằng chính phủ sẽ quan tâm và có những giải pháp hỗ trợ cho nghề truyền thống này để nét văn hóa chợ hoa ngày Tết không bị mai một trong những ngày về sau và để những buổi chợ cuối năm vẫn còn đó lời chào mời chơn chất của người nông dân: “bông tui trồng đẹp lắm à. Mua đi, tui bán rẻ cho”.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/passion-of-flower-farmers-ha-01242013105313.html

Người nông dân miền Trung ăn Tết buồn

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-02-21
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Một chợ rau ở Miền Trung.
Một chợ rau ở Miền Trung.
RFA
Đối với nông dân miền Trung, từ Phú Yên đến Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, dường như Tết Ất Mùi là một cái Tết rất buồn bởi ngoại trừ giá xăng và giá gas giảm, mọi thứ vẫn tăng vùn vụt kể cả tiền điện sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, giá nông sản miền Trung như rau hành, cải, hẹ, dưa leo, đậu tây lại có giá thấp lè tè, thấp đến mức không thể tưởng tượng được người nông dân lấy gì để sắm Tết.

Người mua sắm thưa thớt

Bà Nguyên, chủ một cửa hàng tạp hóa ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi chia sẻ: “Năm nay thì giá cả không được gì, rau hành coi như bỏ, làm ra không ai mua, phải đổ cho bò ăn, nhà quê năm nay thất thu, mấy năm trước bán một chục rau hành còn mua được chai nước mắm chứ giờ thì rẻ, bán rẻ mà cũng chẳng ai thèm mua. Giờ thế rồi chịu chứ biết làm gì!”
Năm nay thì giá cả không được gì, rau hành coi như bỏ, làm ra không ai mua, phải đổ cho bò ăn, nhà quê năm nay thất thu, mấy năm trước bán một chục rau hành còn mua được chai nước mắm chứ giờ thì rẻ, bán rẻ mà cũng chẳng ai thèm mua.
-Bà Nguyên
Theo bà Nguyên, số lượng người đến mua mứt, hạt dưa, bánh kẹo Tết ở cửa hàng của bà năm nay giảm đáng kể so với các năm trước. Mọi năm, chừng hai mươi tháng Chạp người ta bắt đầu đổ xô mua sắm. Nhưng năm nay, đã đến những phút tiễn năm cũ mà số lượng hàng tiêu thụ trong cửa hàng của bà chỉ bằng một phần ba năm ngoái. Chỉ có rượu bia là được tiêu thụ nhiều nhất.
Về mảng rượu bia, thường thì nông dân đến mua chai rượu nếp hương về thờ cúng ba ngày Tết, người nào khá giả thì mua chai rượu vang Đà Lạt hoặc chai rượu Thăng Long về thờ cúng, họa hoằng lắm mới có người mua một két bia chai hoặc thùng bia lon hiệu Dung Quất về đãi khách. Đa phần khách mua bia là giới cán bộ, giáo viên mua để xài và mua để biếu sếp. Rượu bia, thuốc lá và bánh kẹo hạng sang được tiêu thụ mạnh nhờ kênh khách hàng này.
Riêng nhóm khách hàng nông dân, có vẻ như năm nay họ không mặn mà với Tết cho mấy cho dù giá xăng, giá gas giảm đáng kể. Nhưng giá thành hai loại này có giảm chăng nữa cũng không mang lại hiệu quả kinh tế đối với người nông dân vì hiện tại, ước tính có hơn 80% nông dân vẫn còn dùng chất đốt tự nhiên như củi tre, củi bìa gỗ, mạt cưa hoặc lò sô đốt bằng dầu lửa. Bếp gas đối với nông dân vẫn còn xa lạ.
rau-400.jpg
Những luống rau tuyệt vọng ở miền Trung. RFA PHOTO. Photo: RFA
Bên cạnh đó, giá xăng tuy giảm nhưng các loại dịch vụ nông nghiệp từ máy cày máy kéo cho đến máy tuốt lúa vẫn không hề giảm giá. Trong khi đó một gánh rau cải nếu như trước đây có thể bán được từ 50 ngàn đồng đến 70 ngàn đồng thì những ngày giáp Tết này, giá của nó hạ xuống còn 15 ngàn đồng, cao nhất là 20 ngàn đồng. Với giá thành như vậy, người nông dân không đủ tiền để bù lỗ cho mùa vụ chứ đừng nói gì đến chuyện mua sắm cho ba ngày Tết.
Một người tên Trung, làm nghề lái xe bỏ hàng tạp hóa giá sỉ từ Bình Định ra đến Quảng Nam cho biết thêm là không khí mua bán ở khắp các nơi anh đi bỏ mối hàng đều giống nhau, không có gì thay đổi, chỉ có rượu bia, hàng hóa hạng sang được tiêu thụ mạnh bởi kênh khách hàng cán bộ, công chức, giáo viên và các nhà buôn, dịch vụ lớn, nhỏ. Hàng hóa hạng trung và hạng thứ dành bán cho nông dân năm nay tiêu thụ rất yếu, không đáng kể.
Điều này cho thấy người nông dân không có một cái Tết ấm áp như mọi năm mặc dù năm 2014, hay là năm Giáp Ngọ, thiên tai không nhiều nhưng mọi đột biến kinh tế của đất nước đã giáng họa xuống đầu người nông dân vốn dĩ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, không có tội lỗi gì với nền kinh tế quốc gia.

Trung Quốc đã giết chết cái Tết của nông dân

Một nông dân tên Trần Bài, ở huyện Châu Ổ, Quảng Ngãi, chia sẻ thêm: “Rất rẻ, mọi thứ như xà lách cũng rất rẻ, nói chung là giá cả năm nay rất rẻ. Mình ở nhà quê thì trông vào rau cải nhưng giờ bán rẻ quá thì coi như cái Tết chẳng có gì. Rẻ bán không trôi. So với năm ngoái thì thị trường rau cải năm nay rất rẻ. Nói chung là mình ở quê, nông dân mà bán rau không có tiền thì ít lương thực (Tết) hơn…”
Theo ông Bài, sở dĩ năm nay người nông dân thất thu, không có tiền để ăn Tết là vì Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc đã lấn sân vào thị trường Tết miền Trung quá nặng nề. Nếu như trước đây, người nông dân luôn yên tâm với nông sản của mình bởi những thứ khác miền Trung không trồng được hoặc trồng yếu như cà rốt, khoai tây, bắp cải, su lơ… thì có nguồn hàng từ Đà Lạt, Lâm Đồng đưa ra để cân đối, mọi thứ vẫn luôn ổn định bấy lâu nay.
Rất rẻ, mọi thứ như xà lách cũng rất rẻ, nói chung là giá cả năm nay rất rẻ. Mình ở nhà quê thì trông vào rau cải nhưng giờ bán rẻ quá thì coi như cái Tết chẳng có gì.
-Trần Bài
Nhưng hiện tại, thị trường nông sản miền Trung đã hoàn toàn đảo lộn bởi nông sản Trung Quốc ồ ạt tấn công, từ củ cà rốt, củ khoai tây, củ dền đỏ cho đến cái bắp su, bắp cải, bó rau thơm, ký cải ngọt, ký trái cây… Nói chung là mọi thứ nông sản miền Trung đều bị lép vế bởi màu sắc bắt mắt, giá thành rẻ như bèo của nông sản Trung Quốc.
Và đáng sợ nhất là vì lợi nhuận, nhà buôn người Việt ở miền Trung nhắm mắt mua hàng Trung Quốc về tích trữ, kể cả việc tích trữ bánh kẹo, hàng Tết Trung Quốc. Điều này vô hình trung làm cho mọi thứ hàng hóa tích trữ mùa Tết của người nông dân trở nên thừa mứa trên thị trường, cơ hội tiêu thụ không có.
Và không có gì đáng sợ, đáng buồn hơn việc suốt mấy tháng ròng mùa mưa chờ đợi tháng mười một khô ráo để vỡ đất, gieo mùa, rồi lại chăm bón, nâng niu hy vọng mùa Tết đến sẽ mang những cây rau, trái dưa, trái đậu tây ra chợ, và niềm vui cầm đếm những đồng tiền chắt chiu từ mùa vụ sẽ mang về thức quà Tết đầy thi vị, ấm áp… Thế nhưng với tình hình hiện tại, giấc mơ giản dị của người nông dân cứ như đang xây lâu đài trên cát.
Ông Trần Bài bày tỏ nỗi phẫn uất của mình cũng như nhiều nông dân khác rằng tất cả đều do sự quản lý vô trách nhiệm của nhà nước. Vì sao cán bộ nhà nước lại ăn Tết với rượu bia thừa mứa, thức ăn ê hề ứ hự, trong khi đó, người nông dân lại đói khổ trong mùa Tết? Tại sao những người ăn lương nhà nước vốn dĩ là đầy tớ của nhân dân lại quá vô trách nhiệm đối với các ông chủ nông dân chiếm hơn 80% lực lượng lao động, để hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam lũng đoạn thị trường thì khác nào cõng rắn cắn gà nhà? Và đến bao giờ người nông dân được ăn một cái Tết bình yên?
Những câu hỏi bức xúc của người nông dân tên Trần Bài không còn là câu hỏi mang tính chất cá nhân, đơn lẻ nữa, mà nó đã thành câu hỏi chung của đại bộ phận nhân dân thấp cổ bé miệng trong xã hội.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/farmers-in-the-middle-have-a-sadly-tet-festival-02212015101423.html

Nhiều người thiệt mạng vì tai nạn giao thông trong dịp Tết

Cả nước xảy ra 170 vụ tai nạn giao thông, làm 144 thiệt mạng, 147 người bị thương, và có đến 5 người phải nhập viện do pháo nổ.
2013-02-14
Đây là thông tin mới được phổ biến trên trang web Chinhphu.vn sau 4 ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam.
Thống kê cho thấy, chỉ riêng ngày mồng 3 Tết, có đến 60 vụ tai nạn giao thông làm chết 53 người, bị thương 63 người.
Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an, Bộ Giao thông Vân tải, và UBND các tỉnh thành phải thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo về bảo đảm trật tự xã hội nói chung và an toàn giao thông nói riêng được đưa ra trong công điện trước Tết.
  

Người vô gia cư ở Sài Gòn

Thông tín viên Việt Nam
2016-12-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Một người vô gia cư ở Việt Nam chụp hôm 8/2/2016.
Một người vô gia cư ở Việt Nam chụp hôm 8/2/2016.
AFP photo

Có những người không may hằng đêm phải lấy vỉa hè làm chỗ ngả lưng, khi mà nhiều người khác được yên giấc cùng người thân trong mái nhà ấm cúng của họ.
Cảnh nhộn nhịp của Sài Gòn về khuya không còn đông vui như lúc đêm vừa xuống; đâu đó vẫn còn những hàng quán chưa đóng cửa vì thực khách chưa ra về. Trong khung cảnh đó còn đó những người vô gia cư bên vỉa hè.
Một số đang nhặt rác, một vài người thì vắt chân ngủ trên ‘cần câu cơm’ của mình.
Cũng có nhiều người đang nằm ngay trên vỉa hề và không biết họ đang ngủ hay trằn trọc… nhưng chúng tôi không dám làm phiền.
Dạo qua các con phố để tìm gặp những người vô gia cư và nghe đôi lời  tâm sự ngắn ngủi của họ để cảm thông được chút nào phận đời không may của họ.
Một cụ bà, ngồi một mình trong con hẻm nhỏ. Bà là người Quảng Châu, nói giọng lớ lớ hơi khó nghe.  Bà ngồi đây chỉ với mục đích duy nhất là mong đợi người làm từ thiện cho miếng ăn, cho chút quà. Mắt của bà đã hỏng, đi xin ăn cũng khó, nên chỉ còn biết ngồi đây.
“Để người ta giúp đỡ…để người ta thấy người ta giúp đỡ. Mình có thấy đường đâu mà xin người ta."
Ông Hùng, một người không nhà mà chúng tôi tình cờ ngang qua, thấy ông đang ngủ bên vỉa hè một con phố nhỏ.
Chân phải của ông đã bị mất trong một vụ tai nạn từ thời thanh niên. Bây giờ, muốn xin một công việc thật khó khăn. Ông chỉ còn cách đi bán vé số dạo hàng ngày.
“Đi khắp hết cả quận huyện thành phố này đi hơn nửa tháng trời xin việc, không ai nhận mình hết. Không lẽ mình đi xin ăn…ban ngày bán vé số, buổi tối kiếm những phần quà của người từ thiện cho, mình dùng thôi.”
Không nhà, không cửa vậy những người vô gia cư khi cần phải giải quyết các nhu cầu vệ sinh cá nhân thì đến đâu? Một người cho biết phải kiếm đến những chỗ công cộng hoặc những nơi nào miễn phí.
Chú chỉ mong bề trên cho chú một giấc ngủ đi luôn, chứ sống như vậy mình cũng khổ quá trời rồi.
- người vô gia cư
“3 tháng 2 có cái trạm xăng á, có cái vệ sinh công cộng á, khỏi tiền. Vô đó tắm rửa…giặt xong kiếm chỗ nào vắng không có ai mình phơi ở đó vậy thôi đơn giản”
Những người lấy vỉa hè làm nơi ngả lưng khi đêm về có được hoàn toàn tự do muốn nằm đâu thì nằm hay không? Trong thực tế cơ quan chức năng có qui định về an ninh- trật tự nên lâu lâu lực lượng thi hành công vụ cũng tiến hành chiến dịch truy quét người vô gia cư.
“Ngủ bên đó mát lắm, mà chú sợ công an nó đuổi nên chú qua đây chú ngủ, qua đây chú ngủ đuổi thì chạy qua chạy lại…nhiều đêm ngồi trắng đêm mưa dầm mưa dũ đâu có chỗ ngủ, tạt ướt hết…”
Bên cạnh đó là tình trạng bị mất trộm số đồ dùng thiết yếu ít ỏi của bản thân.
“Có những đoàn từ thiện cho đồ mình mà mình ngủ quên nó lấy hết à. Đêm đó có một phái đoàn, một cô một cậu trẻ lại cho chú 180 ngàn với một cái mền bự. Cô cậu đó vừa đi chút xíu nó lại nó lấy hết. Chú tiếc cái mền mới giựt, chú tiếc cái mền quá…trời, nó quýnh chú không thể tưởng tượng nổi. Mà biết bao người xe chạy tới chạy lui không ai can. Quýnh 4 ngày sau chú không đi bán nổi luôn.”
Ông bày tỏ một ước mơ:
“Chú chỉ mong bề trên cho chú một giấc ngủ đi luôn, chứ sống như vậy mình cũng khổ quá trời rồi.”
Đối với số vô gia cư thường xuyên thì những dịp lễ tôn giáo như Giáng Sinh của người theo Thiên Chúa Giáo, có một số đoàn thiện nguyện cho họ chút quà cáp nên cùng mong ngóng:
“Lúc nào cũng mong chờ mấy ngày đó sẽ Giáng Sinh, anh em bà con đạo Chúa á, đi phát quà này nọ.  Nhưng mà không phải ngày đó, ngày thường cũng có…! Điều ước của chú mong sao đi làm được chứng minh. Vậy thôi, do cái cuộc sống tương lai do mình tạo nên…”
Chăm lo cho người dân là khẩu hiệu được chính phủ luôn tuyên truyền. Ngoại trừ một số đối tượng lợi dụng thời gian về đêm để ra tay thực hiện những hành vi mờ ám, kiếm tiền phi pháp… những người dân chân chính vì hoàn cảnh gia đình trở nên cơ nhỡ luôn mong nhận được hỗ trợ từ các chương trình phúc lợi xã hội của chính phủ và các tổ chức nhân đạo khác để có được cuộc sống ổn định không phải lang thang vất vả trên các nẻo đường phố thị.

Cuộc sống người bán vé số ở Sài Gòn

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-06-19
Người già cầm xấp vé số trên tay ở Sài Gòn
Người già cầm xấp vé số trên tay ở Sài Gòn
RFA photo
Sài Gòn như một điểm dừng không thể đi thêm được nữa của người lao động nghèo. Mặc dù Sài Gòn đất chật người đông nhưng có vẻ như bất kì người lao động từ miến Bắc, miền Trung hay miền Tây Nam Bộ nào khi đi tìm đất hứa đều nghĩ đến Sài Gòn. Có người vào Sài Gòn để làm thuê, phụ hồ, chạy xe ôm, chạy xe ba gác, người ít vốn, không đủ sức khỏe thì đi buôn đậu phộng rang, đi bán me xoài cốc ổi, bán trái cây dạo. Và những người quá nghèo, vốn liếng duy nhất có thể cầm cược với người khác là thẻ căn cước thì họ sẽ dùng thẻ căn cước cầm cho đại lý vé số để mang vé số đi bán mỗi ngày.
Đất chật người đông, cạnh tranh khốc liệt
Việc bán vé số trên đất Sài Gòn thời kinh tế khó khăn nghe ra hết sức chật vật, cạnh tranh khốc liệt mà trong cuộc cạnh tranh này, người nghèo bao giờ cũng thua thiệt nhiều thứ. Có một điểm chung là đa phần người lao động Quảng Nam và Quảng Ngãi đều chọn nghề bán vé số trên đất Sài Gòn để sống qua ngày. Và nếu như thử dạo một vòng trên các quận Sài Gòn, dễ dàng bắt gặp người bán vé số gốc Quảng Nam, Quảng Ngãi chiếm số đông, sau đó đến người Bình Định, Phú Yên và thi thoảng gặp một vài người đến từ miệt Tây Nam Bộ.
Một người bán vé số tên Lý, đến từ Thăng Bình, Quảng Nam, chia sẻ: “Một bữa thì kiếm bảy chục, bốn chục, năm chục kiếm tiền qua bữa. Nếu mình đau thì họ cho một lon sữa hoặc Tết thì có chai dầu với gói bột ngọt. Giờ đi không nổi, xa quá mỏi chân đi không nổi bằng mấy đứa con gái nó mạnh. Buổi sáng thì ăn bánh mì năm ngàn, hoặc tô bún, nếu có tiền thì ăn mười ngàn, không có thì ăn năm ngàn, bảy ngàn giống ổ bánh mì. Buổi trưa cũng ăn cơm năm ngàn nếu họ không bán thì mua bảy ngàn. Bữa nay họ ít trúng nên họ ít mua, bán không ra, đi chết người luôn.”
Theo bà Lý, hiện nay, số lượng người Quảng Nam, Quảng Ngãi đi bán vé số trên đất Sài Gòn chiếm rất đông, họ sống tập trung ở các khu nhà trọ trong quận Tân Bình và Gò Vấp. Sở dĩ người bán vé số sống tập trung ở hai quận này vì đây cũng là hai địa điểm có người miền Trung định cư trên đất Sài Gòn nhiều nhất. Chỉ riêng khu xóm chợ Bà Hoa, Tân Bình đã có đến vài trăm người Quảng Nam, Quảng Ngãi vào trọ để bán vé số.
Cũng trong khu vực này, chiếm hầu hết là người Quảng Nam định cư, chính vì có nhiều đồng hương đi trước, đã ổn định ở nơi đây nên những lao động nghèo đã chọn đất Tân Bình và Gò Vấp như một chỗ dựa lúc sa cơ lỡ vận mặc dù tình đồng hương ở đây cũng không giúp được gì cho họ. Nhưng dẫu sao, có chung giọng nói, thói quen và quê cũ cũng giúp những người tha phương cầu thực cảm thấy ấm lòng nơi đất khách quê người.
Nhưng cũng theo bà Lý, cuộc cạnh tranh trong nghề bán vé số càng lúc càng trở nên khốc liệt, đôi khi chính các đồng hương với nhau trở thành đối thủ đáng sợ của nhau. Ví dụ như một người Quảng Nam hay Quảng Ngãi đã ổn định, có nhà cửa nơi Sài Gòn sẽ dễ dàng trụ lại trong cơn lốc kinh tế trượt dốc. Một người thất nghiệp chỉ cần bày một chiếc bàn trước cửa nhà, nhận một loạt vé số về bán và khi bán họ sẽ có chế độ ưu đãi đặc biệt cho khách hàng, sẽ hút khách gấp nhiều lần so với người đi bán dạo.
Ví dụ như trường hợp khuyến mãi một cặp vé 50 tờ, nếu trúng hai số cuối của giải đặc biệt sẽ được nhận 500 ngàn đồng. Nếu làm một phép toán kinh tế, chuyện này rất đơn giản. 50 tấm vé loại 10 ngàn đồng, người bán sẽ lãi được 50 ngàn đồng theo mức hoa hồng 10%. Và khi bán xong cặp vé 50 tấm, đại lý chỉ cần gọi điện thoại cho số đề, ghi hai số cuối của cặp vé vừa bán theo diện đầu đuôi hoặc theo diện đuôi chừng 20 ngàn đồng.
Nếu tối đó xuất hiện hai số cuối trong giải đặc biệt, đại lý vé số sẽ trúng đề được từ bảy trăm ngàn đồng nếu ghi đầu đuôi đến một triệu bốn trăm ngàn đồng nếu chỉ ghi số đuôi. Như vậy, vẫn lãi được 30 ngàn đồng từ hoa hồng mà vẫn dư được 200 ngàn đồng hoặc 400 ngàn đồng nếu xuất hiện hai số đuôi, sau khi đã thanh toán giải thưởng cho khách.
Chính nhờ lợi thế ngồi tại chỗ, bán cặp lớn và thu hút được những khách hàng chịu chơi bởi số lượng vé nhiều, phong phú, khác xa với người đi bán dạo chỉ có lèo tèo một đến hai trăm vé, trong đó gánh cả tiền thuê phòng trọ, tiền ăn, tiền tích lũy phòng khi đau ốm, tiền gửi về giúp đỡ gia đình ngoài quê. Nói theo cách gì, người bán vé số dạo cũng không thể nào cạnh tranh nổi với các điểm bán cố định.
Thu nhập ngày càng teo tóp
veso-400.jpg
Một người bán vé số đang mời khách. RFA photo Một người bán vé số đang mời khách. RFA photo
Một người bán vé số tên Nhường, đến từ Quảng Ngãi, hiện trú ngụ tại Gò Vấp, Sài Gòn, chia sẻ: “Tuổi già mà đi bán vé số là bất đắc dĩ vì cuộc sống mà phải làm, chứ nắng thế này đi đau đớn lắm. Vì không có con cháu, không có nhà cửa nên phải ở nhờ nhà họ. Bữa trưa gặp dọc đường thì ăn đại một miếng.”
Theo ông Nhường, việc đi bán vé số mỗi ngày, nếu nói lãng mạn một chút là đánh cược sự may mắn cho một ai đó thì cũng là việc đánh cược sự may mắn và sức khỏe của bản thân với nắng mưa, với xe cộ ngược xuôi và với bản thân mỗi ngày thêm mệt mỏi, rời rạc, hết muốn sống.
Nhưng con người, một khi còn thở thì còn phải biết lăn lê ngoài đời để kiếm ăn. Mặc dù với tuổi đời thuộc vào dạng “cổ lai hy” nhưng ông không có nơi nương tựa, nếu nghỉ bán vé số cũng không có gì để ăn, không có chỗ để ở. Ông có mệt cũng phải bước ra đường mà mời từng tấm vé số. Nếu bỏ cuộc về quê, cái nghèo sẽ chào đón ông trong vòng vài ngày, sau đó cái đói ghé đến, thậm chí chết không có tiền mua quan tài. Chính vì vậy, ông phải nỗ lực mỗi ngày để dành dụm, tích lũy phòng khi nhắm mắt xuôi tay, hàng xóm có cái để mua giùm ông chiếc quan tài.
Hiện tại, mỗi ngày ông Nhường đi bộ từ mười đến hai chục cây số, dạo qua các quán cà phê, quán cơm ở các quận Gò Vấp, Tân Bình, có khi xuống đến quận Thủ Đức rồi lại quay về đại lý trả vé số thừa trước bốn giờ chiều. Dù mệt cỡ nào ông cũng phải có mặt tại đại lý lúc bốn giờ kém. Nếu về không kịp, số vé thừa ông phải tự ôm lấy và đền tiền cho nhà nước.
Có ngày đi bán chỉ kiếm được hai chục ngàn đồng, cũng có ngày mưa gió, không thể bán được, ông chỉ cầu trời bán cho được mười tờ quanh quẩn chỗ quán cà phê gần phòng trọ và đội mưa đến đại lý trả vé. Có được mười ngàn, ông sẽ mua được một gói mì tôm loại rẻ và hai ổ bánh mì không. Như vậy đã đủ một bữa ấm lòng. Trường hợp trời không mưa mà bán ế thì ông sẽ đến quán cơm từ thiện giá hai ngàn đồng để ăn. Cũng có bữa ông được hàng cơm cho cơm để ăn.
Ông Nhường nói rằng đâu chỉ riêng ông già cả, khó khăn phải bươn chải trên đất Sài Gòn này mà hầu hết những người già không nơi nương tựa, chưa đủ tám mươi tuổi để nhận mỗi tháng 180 ngàn đồng của nhà nước hằng tháng, thì đều phải bươn bả ngược xuôi, đều phải chật vật kiếm ăn qua ngày giữa đất Sài Gòn. Dù sao ông cũng cám ơn Sài Gòn đã mở rộng vòng tay cưu mang ông và những người cùng khổ giống như ông!
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/plight-of-lottery-ticket-sellers-in-sg-06192015113400.html

Chợ nổi, đặc trưng của đồng bằng Cửu Long đang dần mai một ?




Chợ nổi, đặc trưng của đồng bằng Cửu Long đang dần mai một ?
Một góc chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ, 12/2016.RFI / Tiếng Việt

Rời bến Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ), mất khoảng 20 phút chạy ghe gắn máy và băng qua ba cây cầu (Quang Trung, Hưng Lợi và Cái Răng) bắc qua sông Cần Thơ (một nhánh của sông Hậu), chợ nổi Cái Răng dần xuất hiện trong ánh đèn le lói cùng tiếng gà gáy sớm.

Chợ nổi Cái Răng là chợ bán sỉ, có nghĩa là chỉ bán buôn với số lượng lớn, nhưng ngày càng nổi tiếng là một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Cần Thơ. Chợ họp từ sáng sớm và bán lai rai cả ngày, nhưng phiên chợ sầm uất nhất là từ khoảng 5 giờ đến 8 giờ sáng.
Nguyễn Minh Thư, sinh viên tiếng Pháp tại đại học Cần Thơ, tham gia làm hướng dẫn viên tình nguyện, giải thích lái thương sống trên tầu được gọi là “thương hồ” và gần như gắn cả đời với con thuyền và cuộc sống lênh đênh sông nước. Các thương hồ có những đầu mối ở nông thôn và khi đến vụ mùa thu hoạch, người chủ nông dân sẽ liên lạc với người thương hồ để đến thu mua nông sản và đổ buôn ở chợ Cái Răng. Thường mỗi tầu chỉ chuyên về một chủng loại nông sản, hoặc rau củ, hoặc trái cây, ít khi họ trộn lẫn giữa cả hai loại mặt hàng. Minh Thư giải thích thêm :
“Thường người thương hồ sẽ ở lại trên chợ nổi Cái Răng đến khi bán hết nông sản, sau đó họ mới quay lại vùng nông thôn để tiếp tục thu mua lượng nông sản mới. Cho nên, nếu để ý, chúng ta thấy cấu trúc của một con tầu, ở sau mỗi một con tầu có một buồng nhỏ, nơi họ nấu nướng, nghỉ ngơi và thực hiện mọi sinh hoạt hàng ngày. Và ở phía trước, họ dành khu vực rộng rãi đó để chứa nông sản.
Và điểm đặc biệt nhất có thể nhận thấy ở chợ nổi Cái Răng là tầu bán cùng một loại nông sản, cùng một loại trái cây thường tập trung thành các nhóm. Đầu tiên, ở chợ nổi Cái Răng là những ghe khóm (trái thơm/dứa), sau đó là trái cây và cuối cùng có thể là các ghe rau củ quả. Thường các ghe dưa hấu chiếm một lượng lớn nên họ dành một khu vực riêng để tập trung các ghe dưa hấu.
Một điểm đặc sắc khác của chợ nổi Cái Răng, đó là trước khi vào chợ nổi Cái Răng là từ xa có thể nhìn thấy những “cây bẹo”, cao khoảng từ 3-5 mét. Họ cắm cây bẹo trước mũi tầu. Hầu hết các nông sản được bán trên tầu đó, họ sẽ treo ở trên cây bẹo để từ xa có thể biết họ bán nông sản gì. Và điều thứ hai là trên một khu vực tập trung và huyên náo như vậy thì không thể nào mà rao được. Cho nên, thay vì rao như vậy, họ đã phát minh ra một cách marketing rất đặc sắc và chỉ tồn tại duy nhất ở chợ nổi Cái Răng, đó là cây bẹo.
Còn tại sao gọi là cây bẹo? “Bẹo” là một phương ngữ và để chỉ các động tác như “bẹo má” đưa ra cho người ta xem, thì “bẹo” ở đây cũng là “trưng ra cho người ta xem là mình bán cái gì” nên họ gọi là “cây bẹo”. Thường cây bẹo là những cây chèo, cây chống chiếc tầu và họ tận dụng nó để cắm trước mũi tầu để giới thiệu nông sản của mình đến những lái buôn khác và đến những người có nhu cầu mua”.
Các tầu con đến đây mua nông phẩm sau đó bán lại cho các chợ truyền thống ở thành phố, khu vực ven đô hay đem bán lại cho người dân ở khu vực nông thôn sống xa chợ hoặc ở các làng nổi trên sông và kênh rạch, nơi chỉ có thuyền bè qua lại được.
 
Mắt tầu, chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ.RFI / Tiếng Việt
Sự tích tên gọi “Cái Răng”
Một đặc trưng của những con tầu vùng sông nước Cửu Long là có đôi mắt rất sắc được vẽ trên mũi tầu. Theo giải thích của Minh Thư, truyền thuyết kể rằng trong cuộc Nam Tiến của vua Nguyễn Ánh, người dân không có phương tiện nào khác ngoài tầu đề đi từ bắc xuống nam. Giống như đôi mắt của con người, con tầu cũng cần có đôi mắt để có thể tìm được đúng hướng đi và mỏ neo là đặc trưng cho sự cập bến bình an.
Ngoài ra, đôi mắt còn có ý nghĩa sâu xa hơn, miền tây Nam Bộ là một vùng đất hoang vu, dưới nước là cá sấu thuồng luồng, trên bờ là cọp, rắn rết, rất nguy hiểm. Cho nên người dân, chủ yếu là dân chài, rất dễ bị cá sấu thuồng luồng tấn công. Họ bèn hóa trang những chiếc tầu của mình thành những con quái vật với đôi mắt hung dữ để dọa những loài động vật khác.
“Thường những chỗ làm tầu, họ chỉ vẽ đôi mắt. Chính người chủ tầu, khi mua tầu, họ sẽ điểm nhãn cho đôi mắt của chiếc tầu, có người nói là điểm nhãn bằng máu gà, có người nói là điểm nhãn bằng mực thường thôi, tùy nơi, tùy quan niệm của người tin. Trước khi hạ thủy một con tầu, họ sẽ làm lễ động thủy, họ sẽ cúng chiếc tầu đó, cầu xin các thần cùng chư vị chứng giám, bảo vệ an toàn cho chiếc tầu được bình yên xuôi sóng. Đó là một trong những nghi thức cơ bản, những tập tục cơ bản của người dân tây Nam Bộ”.
 
Một ghe bán lẻ trái cây ở chợ nổi Cái Răng.RFI / Tiếng Việt
Chợ nổi Cái Răng không phải là chợ lớn nhất hay sung túc nhất, nhưng là chợ nổi nổi tiếng nhất của đồng bằng sông Cửu Long, do Cần Thơ là trung tâm tài chính, văn hóa và giáo dục của khu vực nên giao thông khá thuận lợi cho du khách từ thành phố Hồ Chí Minh hay các vùng lân cận khác. Về nguồn gốc tên gọi “Cái Răng”, Minh Thư giải thích :
“Chợ nổi Cái Răng có rất nhiều câu chuyện giải thích, nhưng có một câu chuyện dân gian nổi tiếng nhất, đó là ngày xưa, vùng tây Nam Bộ là một vùng đất vô cùng nhiều thuồng luồng, cá sấu, cá dữ rất nguy hiểm. Ngày nọ, có một anh chàng khỏe mạnh cưới một cô gái. Họ rước nhau bằng thuyển, nhưng khi đến một khúc sông nọ, chẳng may họ bị một con cá sấu hung dữ tấn công và ăn mất cô gái nên anh rất tức giận và anh tìm cách giết con cá sấu. Khi giết được con cá sấu, anh chặt thành từng khúc nhỏ. Răng con cá sấu rơi ra, trôi theo dòng nước và khi đến nơi đây, người dân thấy cái răng cá sấu nên đặt tên là “Cái Răng”. Và có những vùng khác đặt tên theo từng bộ phận bị cắt ra và trôi dạt của con cá sấu, ví dụ như có nơi được gọi là “Cầu Đầu Sấu”, có nơi gọi là “Đuôi Sấu”. Đó là tích dân gian truyền miệng và thu hút khách du lịch.
Nhưng cái tên được gọi là khoa học nhất và được nghiên cứu là xuất phát từ tên “Cà ràng”. “Cà ràng” là tiếng của người Khmer để chỉ một cái bếp để ngày xưa nấu trên tầu thuyền và có ba chân. Và với tính chất đong đưa nước như này, khi nấu nướng trên tầu, thì chỉ có cái cà ràng là vật chắn gió và chắc chắn nhất để họ nấu nướng trên tầu. Ngày xưa, đây là nơi trao đổi rất nhiều cà ràng. Và cà ràng đọc chại là “Cái Răng” ngày nay”.
Theo Nguyễn Minh Thư, ngược lại với việc phát triển hoạt động du lịch, thì việc trao đổi hàng hoá truyền thống ở chợ nổi Cái Răng ngày càng bị thu hẹp lại.
“Một điều hơi đáng buồn là ngày nay, hoạt động buôn bán của chợ nổi Cái Răng không còn được tấp nập như ngày xưa. Số lượng người dân còn bám trụ với chợ nổi Cái Răng cũng bị mai một đi, bị giảm đi rất nhiều”.
Liệu chợ Cái Răng có chung số phận với chợ Cái Bè, hiện không còn là một chợ nổi theo đúng nghĩa nữa ? Theo Minh Thư, chợ Cái Bè chỉ được dàn dựng khi có du khách. Đa số các công ty lữ hành phải nhờ những chiếc tầu của ngư dân hoặc tầu của công ty để giúp khách du lịch hình dung ra cuộc sống của một khu chợ nổi. Còn thực tế, ngày nay, chợ nổi Cái Bè hoàn toàn biến mất, không còn hoạt động mua bán tấp nập như thường được thấy trong phim ảnh.
 
Đi chợ về.RFI / Tiếng Việt

No comments: