Monday, February 27, 2017

TUYẾT XỨ THI CÁC

  TRONG GIÓ SỚM
Trong gió sớm cuộc hẹn hò cảnh khác
Rạch sậy lau che kín chiếc thuyền câu
Dành nguyên em hưởng nguyên vẹn tình đầu
Đang trượt té qua cuộc tình nhục cảm
Ôi thế sự, ôi cuộc đời bụi cám!
Có nghĩa gì bằng dâng hiền tình yêu?
Trái cấm dành người dám bạo, dám liều
Tòa hoan lạc thường có ngoài cổ tích.
Hai thân thể trần truồng cùng quấn quít
Nụ hôn nồng, môi ham hố cơn say
Chồi nhân sinh gay gắt đỏ, giương dài
Cứ hăm hở chui huyệt sâu khoái lạc.
Trong gió sớm ôm mông chàng thật sát
Em lắng nghe thân ngún lửa từng cơn
Chàng vẫy vùng, thọc ngoáy thật sâu hơn
Cùng bay bổng lên thiên đường cảm giác
Trong gió sớm nhựa tình chàng thơm ngát
Tuôn vào em từng đợt quánh và trơn
Em tặng chàng những vết máu tươi son
Khi chàng sống bản năng con thú đực
                             HỒ TRƯỜNG AN
 
    IN THE MORNING WIND
In the morning wind our date turned into a new scene.
The fishing boat hid behind the canal's reeds as screen,
To reserve only for me to enjoy my whole first love
That was sliding into the carnal desire above.
Oh, affairs of this world: life is full of dust!
What has more meaning than love surrender, trust?
The forbidden fruit is for the one who is daring;
Pleasure often occurs outside the traditional bearing.
Our two stark naked bodies each other cuddled;
Kisses were passionate, lips greedy in a state fuddled;
His life bud grew crimson, to the utmost spread,
Kept on gliding headlong into my delight hole its head.
In the morning wind, holding his buttocks tight
I felt my body steaming hot each fit at its height.
He acted at will, pricked, deeper and deeper thrust;
Both of us soared into the sensual paradise as a gust.
In the morning wind his sweet-smelling love sap
Spurt, condensed and slippery, flowing into my gap.
I gave him vermilion blood stains fresh though mute
While he expressed himself by instinct as a male brute.
 Translation by THANH-THANH


ĐÀN SẾU BAY NGANG
sơn trung 

Những đêm dài trằn trọc
Anh thầm gọi tên em
Như đàn sếu bay ngang
Réo gọi niểm cay đắng
Canada mùa đông tuyết trắng
Sông St Laurent trôi chảy lạnh lùng.
Ở đây không có núi non điệp điệp trùng trùng
Cũng không có những rừng già nhiệt đới
Chỉ có những rừng cây khô trơ trụi
Phơi hình hài trần thế hắt hiu.
Ngày tháng buồn thiu
Nhưng xuân hạ rừng cây reo vui đâm chồi nẩy lộc
Và đàn sếu sẽ trở lại năm sau,
Còn chúng ta, bao giờ lại gặp nhau?


đặng phùng quân
Sấp ngửa mặt đời
proême


Xấp. Ngửa.
Xấp mặt trong vùng phì nhiêu lòng chảo
Xấp mặt. Xấp mặt xuống
Tháng Năm Đen
Người con gái giữa trùng vây
Giông tố đại bác dội đêm qua
Lửa ngút ngàn phố thị
Quê nhà phương nao ?


Nàng theo gã đàn ông già bằng tuổi mẹ - vượt biển
Trốn cơn hồng thủy
Tháng Năm Đen
Cô trinh nữ ngủ trong đài hoang đại nạn
Buổi sớm tìm người thầy như giấc mộng - đi,
Bất cứ nơi đâu
Giặc cát cứ - tiếc gì xuân thì


Tháng Năm Đen
Ôn giáo sĩ chợt bồng cơn ác mị -
Thoát - đời ảo tưởng
Giải phóng ôn được sống mái gia đình đã một vợ hai con
ex pumice aquam ?


Tháng Năm Đen
Xấp mặt. Xấp mặt xuống
Ngửa
Ngửa cửa mình lên chổng trời
Làm thân đàn bà hộ lý mười phương


Ngửa. Ngửa lên
trong canh bạc exul
Triệu cá chết phơi thây trắng xóa
bằng số xác người sinh bắc tử nam

Phận Khuyển Ưng ghi cột đồng
một chỗ đứng trong Lăng
hào lịch sử ?
Xấp/ngửa-mặt/đời

tháng giêng, 2017
đặng phùng quân



NHỚ ĐÊM GIAO THỪA
DTDB

Đêm nay chùa đón giao thừa
Tuyết rơi khắp nẻo từ trưa đến chiều
Gió đông giá lạnh đìu hiu
Chạnh lòng viễn khách nhớ nhiều quê xưa

Làng em có miễu, đình, chùa…
Mái cong, rêu phủ bao mùa nắng mưa
Hàng sao bến nước lưa thưa
Bên ngôi Thổ Địa, hàng dừa liếp cau
Quanh co một dải sông đào
Vườn sai trái ngọt, trong rào trúc mai
Tết về trẩy hội gái trai
Vui xuân quên những tháng ngày tối tăm
Đêm Ba Mươi, vắng chị hằng
Đèn sao lấp lánh, hương trầm bay xa
Cùng đi lễ Tết với bà
Lâm râm em nguyện cả nhà an vui
Thẹn thùng bắt gặp nụ cười
Còn nheo mắt nữa! “Ấy người vô duyên!”
Em ra hái lộc ngoài hiên
Giao Thừa giây phút thiêng liêng đất trời

Tết sau em được đôi mươi
Mùng Hai khách khứa vui cười chúc nhau
Trời trong trải ánh nắng đào
Gió xuân phảng phất hương cau sau nhà
Em nghe tiếng gọi của bà
Bước vào mẹ bảo: “Rót trà bưng lên”
Trong nhà không khí trang nghiêm
Vén màng mẹ dạy: “Con nghiêng đầu chào”
Thẹn thùng ửng nóng má đào
Tách trà sóng sánh, lao đao cả người!
Ai kia nheo mắt mỉm cười!
Phải chăng Tết trước! “Cái người vô duyên?”

Năm sau tách bến chung thuyền
Buồn vui, mặn ngọt thề nguyền có nhau
Trải qua gió lốc, sóng trào…
Bây giờ hai mái tóc màu sương pha
Bao lần đón Tết xứ xa
Tìm đâu hương vị mặn mà xuân xưa
Dù cho bão tuyết giao thừa
Em cùng “Người ấy!” đến chùa đón xuân

DƯ THỊ DIỄM BUỒN

Email:dtdbuon@hotmail.com
ĐT: (530) 822 5622

 CHÙM TỨ TUYỆT - 1 GIÊNG 2017
  "Thi gia thanh cảnh tại tân xuân" (1)
       -thơ Dương Cự Nguyên (755- ?)
                    -----
*1- Ngồi xuống thềm nhà nghe chim hót
Sân trước cành Mai điểm trắng rồi
Mới hay xuân đến không báo trước
Hút hồn gió bắc hạt sương rơi...
                      *
*2- Khí hậu đổi thay Xuân đến sớm
Không cảnh đông tàn...nắng đơm hoa
Bắp cải : xe thồ ra chợ bán
Gà vịt được mùa rộn đồng xa...
                      *
*3- Đón tết Nhà nông dồn "vỗ" lợn
Ủn ỉn đầy chuồng "mẩm" thắng to
Sơn ve tường mới, sắm xe lớn
Gái đi Đại học Xinh ga po...
                      *
*4-Chẳng phải là mơ : ở nhà mình
Thương cô em gái mãi Berlin
"Xuất khẩu" hết đời nơi đất khách
Noel "khủng bố" tưởng mà kinh !
                      *
*5- 2017 - mừng năm mới
Cả nhà xum họp :cỗ bày ra
"Bà nó" tưng bừng bên bếp lửa
Như thể hồi xuân má đỏ nhừ.
--
(1) Cảnh đẹp của Nhà thơ là ở mùa xuân mới
  Quê Đình Bảng, Bắc Ninh 1-1-2017
         NGUYỄN KHÔI
 
TẾT NÀY (2017) CON CHÁU CHẲNG VỀ QUÊ
   (Tặng : em gái & con trai ở Châu Âu)
                  -------
Vui như Tết mà cũng buồn như Tết
Tết gia đình xum họp mới là vui
Buồn gì bằng mỗi đứa ở một nơi
Mồ  cha mẹ không ai về "tảo mộ " !
                     *
Dân (Bắc) bỏ làng chạy xô đi "xuất khẩu"
hết Đông Âu ,  lại Nhật với Hàn
Con gái lớn "xuất" sang Đài làm "vợ"
Xóm quê trơ mấy lão già làng...
                      *
Dân (Trung) vượt biên sang Lào, Thái
Bên ấy còn ối đất làm nương
Đất/ biển quê nhiễm Formosa, Bauxit
Muốn sống thì tạm lánh khỏi quê hương...
                      *
Dân (Nam) quen chuồn sang Mỹ Quốc
được "Tự do" ở "Thế giới Tự Do"
Bầu bạn "lưu vong" vui "Sài Gòn nhỏ"
Vọng nhớ Nam kỳ Lục Tỉnh ...nuối tiếc ngày xưa...
                      *
Ôi Đất Nước,
Những cơn lốc di dân - bỏ làng - biệt xứ
Thương ơi thương...
Tết...
Mình lủi thủi về làng
Đứng giữa vườn nhà trống hơ, trống hải
Giữa Quê hương mà tưởng niệm Cố hương .
                    ------
Quê Đình Bảng, Bắc Ninh , tết Đinh Dậu
               NGUYỄN KHÔI

HÀ NỘI - 30 TẾT ĐINH DẬU
                    
"30 tết, tết lại 30
Bánh chưng không gạo: vợ trông chồng,
Tranh pháo không tiền: con cấu bố"...
               Ca dao cổ (trước 1945)
                     
30 tết đường Thủ Đô vắng ngắt
Người về quê ăn tết cả rồi
"Người Hà Nội" trong nhà dọn dẹp
Vợ nấu ăn, chồng cây cảnh, con game chơi... 

Chẳng ai ngồi cafe', quán cóc
Chờ giao thừa đi hái lộc xuân
Chùa Phú Khánh chật dân công sở (1)
đến cầu tài: tiến chức, thăng quan...

Dân ngoại quốc: áo phông, quần soóc
dạo hồ Gươm, Văn Miếu tưng bừng
"Hảo hảo lớ" khách lũ đàn Trung Quốc
Chê Việt Nam thiếu pháo đì đùng... 


Đêm nay chính là "đêm trừ tịch"
Vợ yêu chồng làm cái tất niên,
Ai đó thức xem pháo hoa qua màn hình Led
Người Thủ Đô tết khá kiệm cần...

Có một lão Nhà thơ gàn dở
vào @ chúc tết xả Thơ
- Năm con Gà tha hồ mà "bới"

Đêm 30 sương khói mịt mờ...
                  NGUYỄN KHÔI

---
(1) Chùa Phú Khánh ở Ngã tư Sở nổi tiếng "cầu được, ước thấy" ?
      Hà Nộicssongthachhansongt.



NghieuMinhMusic@aol.com https://youtu.be/XO1iCAP1EKA HÃY MƠ NHƯ NGƯỜI ĐIÊN Hãy mơ như người điên Bơi giữa đường ngập nước Nhìn dòng người xuôi ngược Bì bõm thiên đường nghiêng Hã


      
MÙA XUÂN NÀO CHO MẸ
      
Có Mùa Xuân nào cho Mẹ không em?
Dĩ vãng buồn, và ký ức không quên:
Đêm chạy giặc Tháng Tư Đen ngày đó!
Mẹ dắt dìu cả đàn con khốn khó
Vượt trùng dương với thuyền nhỏ mong manh
Trên đại dương bị hải tặc hoành hành
Mẹ tuẫn tiết liệt oanh ngời Gái Việt
Oan khiên đó! Chừ làm sao em biết?
Ba mươi năm rồi, dân Việt chịu đau thương
Ba mươi năm rồi, người Việt sống tha phương
Sống rải rác khắp cùng trên thế giới
Mùa Xuân này, xin em cho anh gởi
Một đóa hồng đến người Mẹ năm xưa
Với lòng thành cầu nguyện sớm trưa
Cho hồn Mẹ ngày mai thanh thoát.
      
                                  HÀ ĐÌNH HUY
ANY SPRING FOR MOM?
 Is there any Spring for Mom, my dear?
 The sad past and memory would never clear:
 Fleeing from the enemy that Black April's night, 
 Mom guided her poor children in a sorry plight
 Crossing the ocean in a small fragile boat.
 Alas! while at sea the pirates atrociously smote;
 She committed suicide proud of being a Viet lady.
 Such misfortune, now how could you see, baby?
 For thirty years, Vietnamese have endured pain;
 Thirty years already, they have suffered in bane
 Living scattered everywhere on this earth.
 This Spring, kindly take from me of my life's worth
 A rose to the Mom of Boat People that old time.
 In all sincerity we pray day and night in chime
 For Mom's Soul to be at leisure in Ultimate Bliss.
   
Translation by THANH-THANH

 NGỌN NẾN   
Đã bao lần tôi ngắm nhìn ngọn nến
Sáng bừng lên trong bóng tối đêm đen    
Ngọn nến mảnh mai, thân nến yếu mềm
Vẫn thắp sáng tim mình thành ngọn lửa    
Dẫu thời gian trôi, nến không là nó nữa   
Sẽ ngắn dần và lệ ứa quanh thân                     
Nến vẫn cháy lên, tự đốt chính thân mình
Cho ngọn lửa mà không hề nuối tiếc              
Có phải chăng vì quá yêu, mãnh liệt   
Hay ngây thơ, khờ dại cũng vì yêu? 
Dù biết đớn đau, sẽ phải khóc thật nhiều
Nến vẫn nguyện hết mình để tình yêu cháy sáng
Dẫu thắp chỉ một lần, một lần thôi rất ngắn
Hay sẽ cháy cả đời chỉ bởi một tình yêu
Hay dẫu có yêu, dẫu trải qua rất nhiều
Nhưng cuộc sống thiếu tình yêu: vô nghĩa...      
             DUY VĂN  HÀ ĐÌNH HUY     
 
              MY CANDLE
There have been many a time my candle I admire
That flares brightly in the night darkness to get afire.   
Its wick is so slender, its trunk so tender
But it still lights up its own heart a flame to render.
Though through time, the candle itself is no more,
Shortening, tears running round its body, but no sore.
It still burns, burns itself, continues to blaze
For the flame's sake without regret to be ablaze.
Isn't it that because of loving too much, vehemently,
Or being naive, credulous owing to love evidently,
Even aware of agony, it still has to weep to behove
So it keeps volunteering to burn out for love.
In spite of burning only once, a very short time,
Or all its life being burnt only because of love prime,
It still does love, though much ill experience brought,
For, if not, if life lacks love, life will mean naught.
Translation by THANH-THANH
Biến-Loạn Miền Trung                    




HOÀNG YÊN LƯU * PHAN KẾ BÍNH

Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính

hoang030813
Hoàng Yên Lưu
                        Việt Nam phong tục là một bộ biên khảo khá đầy đủ về phong tục cũ của đất nước ta được Phán Kế Bính viết cách đây một thế kỷ và xuất bản vào năm 1918. Tác phẩm được chia làm ba phần: phong tục liên quan đến gia tộc (17 tiết mục), phong tục gắn liền với làng xóm (hương đảng) (34 tiết mục) và phong tục tiêu biểu cho xã hội (47 mục).
 Việt Nam phong tục được kể là tác phẩm biên khảo đầu tiên về loại này do một nhà Nho viết ra. Trong hoàn cảnh thiếu thốn về tài liệu (ngoài tài liệu bằng Hán văn, những tác phẩm cũ xuất xứ từ Trung hoa đã nhập vào Việt Nam lâu đời ra không còn nguồn tham khảo nào khác) và bản thân tác giả (sinh 1875) chưa có tinh thần phân tích rạch ròi khi biên khảo (như thế hệ kế tiếp tinh thông cả hai nền học Âu Á với Phạm Quỳnh -sinh 1892, và Trần Trọng Kim -sinh 1883), nên trong phần phong tục xã hội (phần tôn giáo) khó tránh có khi phiến diện và bị chỉ trích là sai lầm. Tuy nhiên, nhìn chung:
– Tác phẩm là nguồn tài liệu phong phú cung cấp cho độc giả, nhất là giới trẻ, nhiều kiến thức quý báu để tìm hiểu về văn hóa dân tộc, từ tục lệ trong gia đình tới thói quen ngoài xã hội, kể cả thuần phong mỹ tục lẫn hủ tục.
– Tác phẩm được xây dựng trên kinh nghiệm của một kẻ sĩ bác học, đa tài và một nhà báo nhiều năm dấn thân trên đường ngôn luận như tác giả biện bạch trong lời tựa: “Dưới này tôi phân ra từng chương, từng điều, theo thứ tự, từ trong gia tộc đến hương đảng, rồi ra đến xã hội mà kể lần lần từng điều. Điều nào có sự tích gì cũng xin kể cả. Nhưng đây là tôi hãy cứ những sự mắt trông thấy, tai nghe tiếng mà đem cái thiên kiến bày tỏ ra, không dám chắc là đã cai quát hết”.
– Quan điểm của tác giả tỏ ra tiến bộ khi đề cập tới tục lệ cũ và ý hướng muốn dần dần canh tân hủ tục đồng thời duy trì phần mỹ tục quốc túy của dân tộc: “Cái phong tục truyền đã lâu, không dễ mà mai một đổi ngay được. Muốn đổi thì phải lựa dần dần, trước hết phải xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho các tục dở. Còn tục mà là quốc túy của ta thì ta cứ giữ lấy”.
Sau đây là một đề tài có tên là Tứ thời tiết lập rút trong Việt Nam phong tục (phần phong tục trong gia tộc) giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa các lễ tiết theo tục lệ cũ của ta và cũng thấy được sự uyên bác của tác giả cũng như lối hành văn sáng sủa của ông trong việc giới thiệu tục cũ:
     Tết nguyên đán – Mồng một đầu năm là Tết Nguyên Đán. Tết này ăn to hơn cả tết trong một năm.
Trước nửa tháng Tết, nhà nào nhà ấy đã rộn rịp sắm Tết, nào người mua tranh mua pháo, nào người mua vàng hương mã mùng, đường mứt bánh trái v.v…
Các thầy đồ nhà quê ra chợ viết câu đối bán. Các người đi buôn bán hoặc đi làm ăn xa xôi, đâu cũng nghỉ việc để về nhà ăn tết.
Cách Tết một vài hôm, ai nấy dọn dẹp nhà cửa, lau rửa đồ thờ đồ phượng. Câu đối đỏ dán cửa, dán cột sáng choang, treo tranh treo liễn đàng hoàng lịch sự.
Nhiều nhà trước cửa có dán tranh quan tướng, hoặc dán bốn chữ Thần trà Uất Lũy. Điển này do ở Phong tục thông có nói rằng: ở dưới gốc cây đào lớn núi Độ Sóc có hai ông thần, gọi là Thần trà Uất Lũy, cai quản đàn quỷ. Hễ quỷ nào làm hại nhân dân thì thần ấy giết mà ăn thịt. Ta dùng bốn chữ ấy, có ý để cho quỷ sợ mà không dám vào cửa.
Lại có nhiều nơi chặt tre dựng cây nêu, kết ba cái lạt ra, buộc một bó vàng. Hoặc lấy cành đa lá dừa cài ngoài cửa ngõ. Hoặc là rắc vôi bột trong sân ngoài ngõ, vẽ bàn cờ cái cung, cái nỏ v.v… cũng là có ý trừ quỷ, kẻo sợ năm mới quỷ vào quấy nhà mình.
Nửa đêm hôm ba mươi rạng ngày mồng một, ở thành phố nhà nào cũng bày hương án ra giữa sân để cúng giao thừa. Ở thôn quê thì các xóm tế giao thừa tại nơi điểm sở, trống đánh, pháo đốt ầm ầm. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành Khiển, coi việc nhân gian: hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ mà đón ông mới.
Sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng Gia Tiên, và cúng cả Thổ Công, Táo Quân, Nghệ Sư v.v… cỗ bàn to nhỏ thế nào cũng được, nhưng làm sao cũng phải có bánh chưng, cá kho, giò, chả, dưa hành, thịt bò mới ra cỗ ngày Tết. Có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vải.
Hôm ấy ăn nói phải giữ gìn, sợ nói bậy thì giông đi cả năm. Nhiều nhà nhờ một người phúc hậu dễ tính, sáng sớm đến xông đất, để cho cả năm được bán đắt buôn may.
Quét tước trong nhà phải kiêng không dám hốt rác đổ đi, chỉ vun vào một xó, đợi ba hôm động thổ rồi mới đem đổ. Tục này do ở trong “Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo. Thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Đến sau, một hôm nhân ngày mồng một Tết, đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đấy nhà chàng kia lại nghèo đi. Bởi thế ta theo tục Tàu, kiêng không dám hốt rác.
Cúng gia tiên xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi.
Anh em, họ hàng, người quen thuộc, đến lẫn nhà nhau lạy gia tiên, chúc mừng cho nhau những câu: thăng quan, tiến tước, sinh năm đẻ bảy, vạn sự như ý, buôn bán phát tài v.v…
Trong khi anh em đến chơi với nhau, uống chơi chén rượu sen, rượu cúc, hoặc chén nước chè tàu, chè sen, hút điếu thuốc lào, hoặc uống rượu sâm banh, rượu sạc tời, rượu mùi, nhằn vài ba hạt dưa, ăn vài miếng mứt.
Thành phố Hà Nội, chỗ ngồi chơi thế nào cũng để một vài củ thủy tiên, một vài chậu cúc hay là vài chậu cam quất.
Anh em bạn thăm nhau, mỗi người đưa một cánh danh thiếp đỏ, đề mấy chữ tên. Mấy năm nay thì nhiều người dùng cạt-vi-dích (carte visite). Trước kia đi lại lễ bái phiền lắm, nay nghe đã dần dần bỏ rồi.
Có nhà ăn Tết một hôm, có nhà ăn Tết ba hôm, có nhà ăn đến bảy hôm, nhưng phần nhiều là ăn Tết ba hôm.
Các nhà con thứ, cha mẹ còn thì đem biếu thức nọ thức kia. Cha mẹ mất rồi thì hôm mồng hai Tết, phải làm cỗ đem đến nhà con trưởng cúng cha mẹ. Người nghèo thì đem trầu cau vàng hương đến lễ cũng được.
Ngày mồng ba cũng như ngày mồng hai.
Đến ngày mồng bốn thì hóa vàng. Ngày ấy xấu hay là chạm phải tuổi chủ nhà thì hóa trước sau một ngày cũng được, có nhà để đến mồng bảy mới hóa vàng; gọi là ngày cúng tiễn ông vải. Hôm ấy con cháu họp đông đủ mà ăn uống vui vầy với nhau.
Trong mấy hôm Tết, ngày nào cũng đốt pháo. Điển đốt pháo do ở “Kinh sở tuế thời kỳ” có nói rằng: Sơn tiêu (ma núi) phạm vào người thì người sinh đau ốm, nó chỉ sợ tiếng pháo, hễ đốt pháo thì nó không dám đến. Nhưng tục ta thì cho tiếng pháo là tiếng vui mừng chớ không có ý để trừ quỷ.
Đến ngày mồng bảy hạ cây nêu, gọi là ngày khai hạ và gọi là nhàn nhật.
Từ ngày mồng hai Tết trở đi, người thì chọn ngày xuất hành, người thì hái cành hoa về cài vào cửa, gọi là đi hái lộc. Người làm quan thì chọn ngày khai ấn, học trò thì chọn ngày khai bút, nhà buôn bán thì chọn ngày mở cửa hàng, nhà quê thì chọn ngày làm lễ động thổ. Trăm công nghìn việc lại bắt đầu từ đó.
Suốt một tháng giêng, già trẻ trai gái, kẻ chợ nhà quê, quần điều áo thâm, kẻ thì lễ bái chùa này miếu nọ, người thì du ngoạn cảnh nọ cảnh kia, chỗ thì thi hoa thủy tiên, chỗ thì thi hoa đăng, chỗ thì hội hè hát xướng. Các người nhàn, năm ba người tụ lại đánh bài đánh bạc. Ngoài ngã ba ngã bảy, đám thì quay đất, đám thì lúc lắc thò lò, tổng chi gọi là cách thưởng xuân.
  Tết Hàn Thực – Ngày mồng ba tháng ba là Tết Hàn thực. Hàn thực nghĩa là ăn đồ lạnh. Điển này nguyên ở Tàu: về đời Xuân Thu, vua Văn Công nhà Tấn, còn khi long đong trốn nạn, nay trú nước Tề, mai ngụ nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Có một hôm, vua đi đường thiếu lương đói quá, bọn đầy tớ không thể kiếm lương vào đâu được, Giới Tử Thôi phải cắt thịt đùi mình ra, nấu nướng ngon lành, dâng lên vua xơi, vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám cảnh vô cùng. Theo trong mười chín năm giời, trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Đến lúc Văn Công lại được trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng cho những người có công trong khi tòng vong, nhỡ quên mất công của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đem mẹ vào ở ẩn núi Điền Sơn. Sau vua nhớ ra, sai người vào núi tìm không được. Vua sai đốt rừng ấy cho ông phải ra. Nhưng ông cũng không chịu ra, đành hai mẹ con chịu chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ trên núi và phong cả khu rừng đó làm tự điền.
Hôm ông ấy chết là ngày mồng 5 tháng 3. Người xứ đó thương ông ấy, cứ mỗi năm đến ngày ấy thì cấm đốt lửa ba ngày mà bắt đầu từ hôm mồng ba, chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn mà thôi.
Ta nhiễm theo tục ấy, thành ra ăn Tết hôm mồng ba. Mà ta thì làm bánh trôi bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng ta chỉ cúng gia tiên, chứ không ai tưởng gì đến Giới Tử Thôi, mà tiếng là hàn thực, nhưng nấu nướng chẳng có kiêng gì.
Tết Thanh Minh – Trong khoảng tháng ba, có một tiết hậu gọi là tiết Thanh Minh. Thanh Minh nghĩa là trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Tục Tàu hôm ấy, giai nhân, tài tử, đua nhau đi tảo mộ, gọi là Hội Đạp Thanh. Ta không ăn Tết ấy, nhưng cũng nhiều người nhân dịp ấy mà đi tảo mộ. Tảo mộ là đi thăm mộ tiền nhân, cỏ rậm thì phát cho quang, đất khuyết thì đắp bồi lên, rồi về nhà cũng làm cỗ cúng gia tiên.
 Tết Đoan Ngọ – Mồng năm tháng năm gọi là Tết Đoan Ngọ, hay là Đoan Dương.
Tết nay ta hay lấy lá móng nhuộm các đầu ngón tay, ngón chân cho trẻ, mà trừ ra ngón tay trỏ và ngón chân trỏ. Sáng sớm hôm ấy, ăn rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, đào mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn, hoặc thoa hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.
Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho con trẻ. Bùa chỉ kết bằng chỉ ngũ sắc, và lấy những mụn lụa mụn the kết hoa sen, quả đảo, quả khế, quả ớt v.v… Lại may áo lụa đem đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý để trừ tà ma cho khỏi quấy.
Giữa buổi trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm, bất cứ lá gì, bạ gặp lá gì cũng hái, mà nhất là hay hái lá ích mẫu, lá cối xay, lá muỗm, lá vối v.v… Đem về ủ rồi phơi cho khô, về sau đem nấu uống, cho rằng uống thế thì lành.
Tục hái lá do từ điển Lưu Thần, Nguyễn Triệu đời nhà Tấn. Hôm mồng năm hai gã vào núi Thiên Thai hái thuốc gặp tiên bởi thế thành tục.
Lại nhiều người đi lấy lá ngải cứu, tùy năm nào thì kết hình con thú năm ấy (theo mười hai tiểu hình), như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu thì kết con trâu, năm Dần thì kết con hùm, năm Mão thì kết con mèo v.v… Kết đoạn treo giữa cửa, để trừ sự bất tường, và để về sau ai có bệnh đau bụng, thì dùng làm thuốc tốt lắm.
Tục này không rõ nguyên ủy từ đâu, có người cho là từ đời Xuân Thu. Bấy giờ nước Sở có một vị trung thần tên là Khuất Nguyên, vì can ngăn vua Hoài vương không được, bực mình ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La mà tự tận. Hôm ấy chính là ngày mồng năm tháng năm, xứ ấy thương tiếc người trung nghĩa, cứ mỗi năm đến ngày ấy thì làm bánh đường bánh ngọt, cuốn chỉ ngũ sắc ở ngoài rồi đua nhau bơi thuyền ra giữa giòng sông mà ném bánh xuống để cúng ông ấy. Cuộn chỉ ngũ sắc là có ý làm cho cá sợ khỏi đớp mất.
Vậy tết ấy là một ngày kỷ niệm ông Khuất Nguyên, mà ta thì thấy người Tàu ăn Tết cũng theo. Nhưng theo thì theo chớ không cúng gì Khuất Nguyên.
Tết Trung Nguyên – Rằm tháng bảy gọi là Tết Trung Nguyên. Ta tin theo sách Phật, thường cho hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội một ngày hôm ấy. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên, các nhà có người mới mất, cũng hay đốt mã làm chay về hôm ấy.
Tục đốt mã do tự bên Tàu, đời xưa thường dùng đồ ngọc bạch để cúng tế. Đời sau dùng tiền để thế cho ngọc bạch. Đến đời vua Huyền Tôn nhà Đường, thấy dùng tiền phí lắm, mới truyền cho làm tiền giấy mà thay vào tiền thực. Đến đời Đường Túc Tôn, người Vương Dữ làm quan Từ tế sứ, giữ riêng về việc tế tự dùng toàn bằng tiền giấy để cúng cấp rồi đốt đi. Đời Ngũ Đại lại chế thêm ra áo giấy, mũ giấy mà cúng cấp quỷ thần.
Trong sách “Mộng hoa lục” nói rằng: ngày Trung Nguyên mua đồ mã, áo mã cúng cấp, dùng cái giường vu lan làm bằng tre, có ba chân, rồi treo tiền của và đồ vàng mã lên trên giường mà đốt. Lục Du lại nói rằng: Tục cứ ngày rằm tháng bảy, làm một mâm cỗ đơn sơ cúng Thần Tiên chức (thần sinh ra sự dệt cửi) rồi dùng tiền giấy mà đốt.
Xét ra điều trên này, chắc là tục đốt mã của ta bởi đó mà ra.
 Tết Trung thu
Rằm      tháng tám là tết trung thu. Tết này ta thường gọi là Tết trẻ con, nhưng có nhà tốn phí nhiều lắm.
Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả nhuộm các màu sắc sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm, con cá, coi cũng đẹp.
Đồ trẻ con chơi trong Tết này, toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá, bươm bướm, bọ ngựa cho chí cành hoa, giàn mướp, đèn cù, đèn xẻ rãnh, đình chùa, ông nghè đất, con thiềm thừ…
Trẻ con tối hôm ấy, dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy vô, đám thì kéo co, đám thì bắt cái hò khoan, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ. Lại nơi nọ hát trống quân, nơi kia hát trống quýt, tổng chi gọi là Trung thu thưởng nguyệt…
Tục hát trống quân thì do từ đời Nguyễn Huệ bên ta mới bày ra. Nguyên khi ông đem quân ra Bắc, quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho trai gái hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp cho nên gọi là trống quân.
Tết Táo quân
Hai ba tháng chạp là Tết Táo quân. Ta thường cho ngày hôm ấy là vua Bếp lên chầu trời. Nguyên ở trong đạo Lão tử có nói rằng: Ngày hai mươi ba tháng chạp thì Táo quân lên chầu trời để tâu việc thiện ác dưới nhân gian.
Lại có sách nói rằng: ngày xưa có hai vợ chồng nghèo phải bỏ nhau. Người vợ về sau lấy được người chồng giàu có. Một hôm cúng, đốt mã ngoài sân, có một người vào xin ăn, người đàn bà nhận ra là người chồng cũ, động lòng thương cảm, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho. Người chồng sau biết chuyện nghi cho vợ. Vợ xấu hổ đâm đầu vào lửa mà chết. Người chồng cũ cảm tình ân nghĩa, cũng đâm đầu vào lửa chết theo. Người chồng sau thương vợ, cũng nhảy vào lửa nốt, thế là chết cháy cả ba. Thượng đế thương cho ba người cùng có nghĩa, mới phong cho làm vua Bếp.
Ta theo điển ấy, cho nên cứ đến ngày ấy, thì mua hai mũ ông, một mũ bà để thờ và mua con cá chép để làm ngựa cho Táo quân lền chầu trời.
Trừ tịch
Ba mươi tháng chạp là ngày trừ tịch. Trừ tịch là chiều hôm trừ hết năm cũ mà sang năm mới. Lại một nghĩa là trừ khử ma quỷ…
Hoàng Yên Lưu

No comments: