Monday, February 27, 2017

BÀI THƠ TỪ VIỆN DƯỠNG LÃO

Friday, December 30, 2016


BÀI THƠ TỪ VIỆN DƯỠNG LÃO

  
 Bài thơ từ viện dưỡng lão được lan truyền khắp nước Úc


English original poem:




When an old man died in the geriatric ward of a nursing home in New South Wales, Australia, it was believed that he had nothing left of any value.

Later, when the nurses were going through his meagre possessions, They found this poem. Its quality and content so impressed the staff that copies were made and distributed to every nurse in the hospital.
One nurse took her copy to Melbourne. The old man’s sole bequest to posterity has since appeared in the Christmas editions of magazines around the country and appearing in mags for Mental Health. A slide presentation has also been made based on his simple, but eloquent, poem.
And this old man, with nothing left to give to the world, is now the author of this ‘anonymous’ poem winging across the Internet.
Cranky Old Man
What do you see nurses? . .  . . .What do you see?
What are you thinking .. . . . . when you’re looking at me?
A cranky old man, . . .  . . .not very wise,
Uncertain of habit .. . . . . . . . with faraway eyes?
Who dribbles his food .. . .. . . . . and makes no reply.
When you say in a loud voice . . .. . .. ‘I do wish you’d try!’
Who seems not to notice . .  . . .the things that you do.
And forever is losing . . . . . . . . . . A sock or shoe?
Who, resisting or not .. . . . . . . . . . . lets you do as you will,
With bathing and feeding  . . . . . .The long day to fill?
Is that what you’re thinking?  . . . . . .  Is that what you see?
Then open your eyes, nurse . . . . . . you’re not looking at me.
I’ll tell you who I am . . . . . . . As I sit here so still,
As I do at your bidding, . . . . . .. as I eat at your will.
I’m a small child of Ten . . . . . . . with a father and mother,
Brothers and sisters .. . . .. . . . . who love one another
A young boy of Sixteen . . . . . with wings on his feet
Dreaming that soon now . . . . .. . .. a lover he’ll meet.
A groom soon at Twenty . . . . . . . my heart gives a leap.
Remembering, the vows .. . . . . . that I promised to keep.
At Twenty-Five, now . . . . . … . . . . I have young of my own.
Who need me to guide . . . . And a secure happy home.
A man of Thirty . . . . . . . . .. My young now grown fast,
Bound to each other . . . .. . .. . With ties that should last.
At Forty, my young sons .. . . . . have grown and are gone,
But my woman is beside me . . . . . . . to see I don’t mourn.
At Fifty, once more, .  . . . . . ..Babies play ’round my knee,
Again, we know children . . . . . . . My loved one and me.
Dark days are upon me .  . . . . .. .   . My wife is now dead.
I look at the future … . . . . . . . . . . . . . I shudder with dread.
For my young are all rearing . . . . . . young of their own.
And I think of the years . . .. . . . . And the love that I’ve known.
I’m now an old man .. . . . . . . . . and nature is cruel.
It’s jest to make old age . . . . . . . look like a fool.
The body, it crumbles .. . . . … . . . . . grace and vigour, depart.
There is now a stone … . . . . .. . where I once had a heart.
But inside this old carcass .  . . .. A young man still dwells,
And now and again . . . .. . . . my battered heart swells
I remember the joys . .. . . . . . . . .. . I remember the pain.
And I’m loving and living . . . . .. . . . . . . . .. life over again.
I think of the years . all too few . . . . . . gone too fast.
And accept the stark fact . . . . . . . . that nothing can last.
So open your eyes, people . . . . . . . . open and see.
Not a cranky old man .   Look closer . . . . see . . . . . .. . ME!!
Remember this poem when you next meet an older person who you might brush
aside without looking at the young soul within . . . . . we will all, one day, be there, too!



 Bài thơ từ viện dưỡng lão được lan truyền khắp nước Úc
Một ông lão ở Úc đã ra đi trong hiu quạnh tại viện dưỡng lão. Nhưng điều ông để lại lấy đi nước mắt của biết bao người.

Nhiều nơi trên thế giới, sự quan tâm của con cái đối với bố mẹ già đơn giản chỉ là gửi họ vào viện dưỡng lão, như làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con. Cuộc sống hiện đại đầy biến động, những người trẻ tuổi bị cuốn theo xu hướng sống nhanh, sống gấp khiến người thân bên cạnh vô tình bị lãng quên. Ông Mak Filiser chính là một trong những người không may như vậy.


del


Bước sang tuổi xế chiều, ông được đưa vào sống ở viện dưỡng lão ở Úc. Không gia tài đồ sộ cũng chẳng con cái đầy đàn, tài sản duy nhất ông có chỉ là tấm thân gầy gò và già nua. Đến cả những cuộc hẹn của người thân ông cũng ít lần được nhận. Ai cũng cho rằng, Mak là người bất hạnh, mảy may không có chút gì để đời, con cái thì hờ hững lãng quên. Thế nhưng, cái ngày ông từ giã cuộc sống ngay chính nơi cô đơn nhất này, người ta mới phát hiện ra một kho báu vô giá. Đó không phải là vàng bạc, đá quý mà chỉ là một tờ giấy nhàu nát với những dòng thơ nguệch ngoạc, được cô y tá vô tình thấy lúc dọn phòng.

Tưởng chừng như những câu chữ của một ông lão sẽ ngắn ngủi và chẳng mấy hay ho. Thế nhưng sau khi các cô y tá đưa bài thơ “Cranky Old Man” của ông lên mạng xã hội, tác phẩm này đã lan truyền khắp nước Úc, đăng trên mọi tạp chí trong lễ Giáng Sinh. Bài thơ nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu không phải bởi nghệ thuật ngôn từ mà cốt là vì trái tim của ông lão ngoài 80 tuổi gửi gắm trong từng con chữ, từng câu thơ. Cảm động hơn cả không phải là những người bạn già khác ở viện dưỡng lão mà chính là những cô y tá, những người đã từng chăm sóc và luôn nghĩ rằng ông lão thật bất hạnh vì chẳng có trong tay thứ gì.


“Ông lão gàn dở


Hỡi những cô y tá, cô thấy gì?
Cô nghĩ điều gì khi nhìn vào tôi?
Một ông lão ốm yếu, già nua và ngớ ngẩn
Tính tình thật kì quặc với đôi mắt xa xăm
Luôn rơi vãi thức ăn, chẳng mấy khi lên tiếng
Khi cô lớn tiếng quát: “Ông hãy cố một lần
Dường như ông không thấy, mọi điều mà tôi làm”


Người luôn mãi bỏ quên... một chiếc giày hay tất?
Chẳng bao giờ lên tiếng, để mặc cô làm việc
Tắm rửa và ăn uống, suốt cho một ngày dài
Đó là điều cô nghĩ, nhìn thấy, có phải không?
Nhìn kĩ hơn cô hỡi, cô chưa thấy tôi đâu
Hãy ngồi đây tôi kể, câu chuyện của đời mình




Khi tôi lên mười tuổi, sống với cha và mẹ
Với anh và với chị, những người yêu thương nhau
Rồi khi lên mười sáu, với đôi cánh trên chân
Luôn mơ mộng mỗi ngày, về tình yêu đích thực
Và chú rể đôi mươi, với trái tim rực cháy
Sống với lời nguyện thề, trọn đời xin gìn giữ.


Bước vào tuổi hai lăm, nuôi nấng đứa con mình
Luôn cần sự chỉ bảo, bên mái ấm yêu thương
Người đàn ông ba mươi, khi sức trai bùng cháy
Che chở cho mọi người, gắn bó mãi dài lâu
Tuổi bốn mươi ập tới, đàn con cất cánh bay
Người phụ nữ bên tôi, giúp vơi đi nỗi sầu
Năm mươi năm trôi qua, những đứa trẻ lại về
Một lần nữa trong tôi, hạnh phúc lại đong đầy.





Bóng tối bỗng che phủ, khi vợ hiền đi xa
Tôi nhìn vào tương lai, run rẩy và sợ hãi
Những đứa trẻ của tôi, chẳng thể nào gặp chúng
Năm tháng đã trôi qua, cuốn mất đi tình yêu
Giờ đây đã già nua, thiên nhiên thật tàn nhẫn
Tuổi già đến nhanh chóng, cứ ngỡ như trò đùa
Thân xác bỗng suy tàn, sức sống cũng ra đi
Tuy trái tim ngừng đập, chỉ còn là đá lạnh
Nhưng trong thân xác này, nhiệt huyết vẫn bùng cháy






Để rồi một ngày kia, trái tim bừng sống dậy
Tôi nhớ những niềm vui…tôi nhớ những nỗi buồn…
Tôi yêu và tôi sống, bắt đầu một lần nữa
Dù giây phút còn lại, ít ỏi và ngắn ngủi
Người ơi có biết chăng, chẳng có gì vĩnh cữu
Hãy mở mắt và nhìn
Chẳng phải lão già đâu
Hãy lại gần và thấy…một TÔI thật trẻ trung.”






Bài thơ đầu tiên là những lời nhắn nhủ của Mak đến những cô y tá. Đừng chỉ nhìn ông như một lão già ngớ ngẩn và lẩm cẩm, đừng chỉ mãi tất bật chăm lo và quên rằng thứ họ cần hơn là một người bạn tâm sự sẻ chia.
Nếu hời hợt và thoáng qua ta sẽ chỉ thầy bề ngoài khắc khổ và già nua. Phải đến khi thẩm từng câu chữ ta mới thấy được kho báu tâm hồn vô giá nằm ẩn sâu bên trong Mak.

Bài thơ cũng là lời nhắc nhở tới những người trẻ tuổi. Đừng mải chạy theo cuộc sống cơm áo gạo tiền mà quên dành thời gian ở bên cha mẹ. Cứ mỗi ngày lãng phí trôi qua, bạn đã mất đi 24 giờ được ở gần họ. Vì thế, hãy biết trân trọng và chăm sóc bố mẹ khi còn có thể.






Thursday, December 29, 2016


HUY PHƯƠNG * XÃ HỘI VIỆT NAM

Những điều nghịch lý trong xã hội Việt Nam

Huy Phương (Danlambao) - Chủ nghĩa cộng sản chủ trương ủng hộ thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất. Nhiều người tưởng tượng ra đó là một ngôi nhà lớn, mọi người đều mặc đồng phục, ăn uống và hưởng tiện nghi giống nhau, thức dậy ra đồng (nông) hay vào nhà máy (công) theo tiếng kẻng, buổi tối cùng vào ngôi “nhà nguyện chung” đọc kinh (học tập giáo điều Cộng Sản,) và chỉ được ăn cơm hay đi ngủ khi có tiếng kẻng báo. Trong đó, ai có khả năng thì làm theo khả năng, nhưng được hưởng đủ tiện nghi theo nhu cầu của mình. Đất, nhà là của nhà nước, không ai có của cải tư hữu, con trâu, cái cày... đều là tài sản xã hội chủ nghĩa. Hơn hết, ở đó mọi người đều sống vì mình, và mình cũng sống vì mọi người. Toàn là những chuyện láo toét!

Đó là thiên đường được vẽ ra bởi những người Cộng Sản, và nếu chủ nghĩa này thành công, thì đây quả thực là một thảm hoạ cho loài người, và trái đất thành một nhà tù khổng lồ như trong một trại súc vật (tên một tác phẩm tiếng Anh trong nguyên bản là Animal Farm) của nhà văn Anh sinh tại Ấn Độ tên là George Orwell (1903-1950), mà trong đó con heo Napoleon luôn luôn đúng, nghĩa là chủ nghĩa Cộng Sản và những tên lãnh đạo chóp bu luôn luôn đúng, không bao giờ sai. 
Từ 60 năm nay, vô phúc cho dân tộc Việt Nam đã chịu nạn Cộng Sản và đã thấy rõ hơn một dân tộc nào hết thế nào là chủ nghĩa Cộng Sản và những thứ đã sản sinh ra từ nó. Nó khác xa những gì dân lành Việt Nam đã lầm tưởng vì nghe theo. 
Xã hội Cộng Sản là một xã hội không những bất bình đẳng, mà trong đó cảnh người bóc lột người được coi như chuyện thường ngày. 
Trong xã hội Việt Nam, ngay cả từ thời Pháp thuộc, bạn cũng công nhận người chết mà phải bó chiếu mang đi ngoài đường, chỉ có thể là những kẻ khốn cùng, những người ăn mày, chết nằm ngoài đường, coi như kẻ vô thừa nhận mới lâm cảnh bần cùng như thế. Bá Kiến chết đi còn có hòm chứ Chí Phèo thì có mà bó chiếu, không nhà không cửa, không thân thích họ hàng, không nghề không nghiệp, không một đồng xu dính túi. 
Nhưng vào cái thời đại “đang lên” của cái xứ sở còn ôm lá cờ búa liềm và chân dung Hồ Chí Minh này, một đất nước “chưa bao giờ đẹp như hôm nay,” “uy tín lên cao như hôm nay” lại còn cảnh người chết không hòm, không xe, phải bó chiếu mang về nhà. Một ở Sơn La được chở trên xe gắn máy, xác chết lòi cả chân ra, một ở Hoà Bình được hai người khiêng tòn teng chạy bộ về nhà. 
Sau khi quanh quẩn giải thích và đổ trách nhiệm cho gia đình người chết, giám đốc bệnh viện Lạc Sơn, Hoà Bình còn giải thích thêm là, vì, rằng, bởi “...việc cuộn chiếu và khiêng thi thể được người dân vùng cao Hòa Bình áp dụng nhiều năm qua, gần đây phương tiện, đường sá tốt hơn, hình ảnh này cũng ít dần.” 
Riêng tại Sơn La, nổi tiếng từ đầu với hình ảnh xác chết bó chiếu chở sau yên xe gắn máy, đã là nơi “Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La vừa ra nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài "Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc," tổng đầu tư đến 1.400 tỷ đồng (khoảng 70 triệu đô la.) Đây là công trình đặt tại quảng trường Tây Bắc trung tâm thành phố Sơn La, diện tích khoảng 10-15 hecta, theo báo trong nước. Tượng đài gồm có đền thờ Hồ Chí Minh với một bức tượng cao từ 5-8 m; đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ; bảo tàng; khu điều hành và đón tiếp; khuôn viên cây xanh, quảng trường có sức chứa 20.000 người... Câu hỏi là dân Sơn La được hưởng lợi gì qua việc xây lên một bức tượng như thế? 
Trong dân chúng thì đói nghèo, chết không hòm chôn, mà các cấp lãnh đạo Cộng Sản chủ trương “có làm có ăn” nêu những lý do dựng lại hình tượng rệu rã, lấy lý do đó là do lòng dân mong muốn:“Công trình tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm biết ơn sâu sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu". 
Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện nay cả nước có 101 tượng đài Hồ Chí Minh được xây trong khuôn viên, trụ sở cơ quan, đơn vị; 31 tượng ở trung tâm hành chính, chính trị. Ngoài ra bây giờ cho đến năm 2030 Việt Nam có đề án xây thêm 14 tượng đài ở các tỉnh, trong đó có tượng đài “Bác Hồ với thanh niên xung phong ở tỉnh Bắc Kạn;” “tượng đài Bác Hồ với nông dân ở Thái Bình;” “tượng Nguyễn Tất Thành và cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Bình Định...” Trong đó có 14 địa phương đưa tay xin xây tượng đài Hồ Chí Minh gồm có: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc... Thật là khốn nạn cho cái đất nước khốn khổ này!
Một tượng đài như Sơn La ước tính ngốn khoảng 70 triệu đô la, trong khi đó theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục thống kê, trong tháng 9 năm 2016, cả nước có hơn 251.000 gia đình thiếu đói, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu đói tăng so với cùng kỳ năm trước là do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng tại một số khu vực, đặc biệt là ở các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Phần và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. Nếu tính đến giai đoạn 2016-2020 thì tỷ lệ gia đình nghèo ước tính chiếm khoảng 10,4%. 
Trong khi có khoảng 17 triệu lao động Việt Nam có thu nhập dưới 150.00 đô la một tháng, thì không ít quan chức nhà nước, hoặc tuồn tài sản đứng tên con, bằng đồng lương công chức Nhà nước lại xây được biệt thự hàng chục tỷ đồng. Trong cái xã hội đó, có người mò trong đống rác, nhặt bao ny-lông để đổi từng lon gạo, có kẻ tổ chức đám cưới con, thuê bao ca sĩ hát cả mấy nghìn đô la, đúng là kẻ ăn không hết, người làm không ra. 
Trong khi lương một giáo viên khoảng ba triệu đồng VN một tháng, mà bà mẹ một ca sĩ bạc nợ nần lên đến 22 tỷ, rồi một ca sĩ khác hứng chịu trả nợ cho số tiền 22 tỷ này. Câu hỏi là ca sĩ dù là “siêu sao” đi nữa, mỗi tuần họ kiếm được bao nhiêu, tiêu bao nhiêu tiền, và còn phải trả nợ cho bà mẹ bao nhiêu nữa. Sao người Việt Nam, hôm nay đang sống dưới chế độ này thừa dư tiền bạc đến thế, trong khi có những con người nghèo kiết xác? 
Quốc tang tại Việt Nam là nghi thức tang lễ cao nhất ở Việt Nam, được hiểu là cả nước để tang. Nghi lễ quốc tang là đặc biệt được quy định trong văn bản pháp lý của nhà nước. Hiện nay, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định tổ chức lễ tang cán bộ công viên chức và một số văn bản nhà nước khác có quy định về quốc tang. 
Cũng theo nghị định này, cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức lễ quốc tang: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;- Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong khi bầy đàn 4 vị trên đây chưa chết, Việt Nam lại hô hào “để tang đồng chí Fidel Castro với nghi thức quốc tang” cho một anh bá vơ tận Cuba, không liên quan gì đến nhân dân Việt Nam mà chỉ liên hệ đến đảng Cộng Sản Việt Nam qua một vài lần thăm viếng và bán máu tử tù lấy tiền trong thời gian xâm lược Miền Nam. 
Năm 2015, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố ngày quốc tang, và treo cờ rủ trong ba ngày tới để tưởng nhớ 12 nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố một tòa tạp chí biếm họa. Tháng 6- 2016, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố quốc tang sau vụ tấn công khủng bố tại sân bay Ataturk tại thành phố Istanbul, làm ít nhất 41 người thiệt mạng và hơn 140 người khác bị thương. Tháng 11-2016, Tổng thống Brazil Michel Temer vừa tuyên bố, nước này sẽ tổ chức quốc tang 3 ngày để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ máy bay rơi tại Colombia. 
Còn 100 người bị chết trong các trận lụt và xả lũ mới đây tại Việt Nam, họ không phải là con người của đất nước này hay sao? “Con người là vốn quý,” nhưng trong xã hội này, mạng người dân đảng xem như cỏ rác! Đừng quên là Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có chủ trương "Đồng ý tổ chức lễ quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm hoạ đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn tính mạng, của cải của nhân dân. Chính phủ ban hành văn bản quy định cụ thể về các trường hợp này." 
Trong một xã hội mệnh danh là một xã hội bình đẳng, không có cảnh người bóc lột người, nhưng có cảnh bệnh viện một giường nằm ba bệnh nhân, trong khi mỗi tỉnh đều có cơ quan gọi là Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh Uỷ, Thành ủy để chăm lo sức khoẻ cho cán bộ đảng cấp cao. 
Cũng trong xã hội này cán bộ đảng cấp cao như Vũ Huy Hoàng ẵm cả tỉ đô nhưng chỉ bị cảnh cáo suông, khi hai thanh niêncướp bánh mì trị giá 45.000 đồng, đối diện 10 năm tù! 
Pháp luật chỉ dành riêng cho lũ dân đen, cán bộ đảng viên có luật pháp riêng. Dân thường giết người vào tù, công an giết người vô tội. 
Bài báo này chỉ có tính cách tiêu biểu, sơ lược, bức tranh xã hội dưới chế độ Cộng sản có muôn vàn điều nghịch lý bất công, trầm trọng khác.
29.12.2016

TRẦN THẢO * VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU ?

Việt Nam đi về đâu

Trần Thảo (Danlambao) - Theo dõi tình hình chính trị trong nước cho tới gần cuối năm 2016, tôi thấy có nhiều chuyển động đáng lưu ý. Xin nói thẳng ra, những chuyển động này không mang một ý nghĩa tích cực nào cho ước mơ tự do dân chủ của toàn dân Việt Nam, mà qua đó, chỉ thấy sự bế tắc của đảng CSVN, đang ra sức tìm đường ra, nhưng càng cựa quậy thì càng giống chân gà mắc tóc.

Nguyễn Phú Trọng, trong nhiều năm, nhưng bận rộn nhất là trong năm 2016, đã tả xung hữu đột lo chỉnh đốn đảng, quyết tâm cứu vớt sinh mạng của đảng khi nó đang tuột dốc như chiếc xe đứt thắng.
Ông Trọng trong những lễ lạc hay hội nghị của đảng, ra sức phổ biến chủ trương chống "tự diễn biến, tự chuyển hoá" trong nội bộ đảng. Ông Trọng đã dùng vũ khí nào cho cuộc chiến chống hủ hóa, lệch lạc tư tưởng của đảng viên lúc này?
NPT đã không có một vũ khí nào coi cho ra hồn ngoài cái gọi là tư tưởng và phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh, cái vũ khí cũ mèm và lỗi thời mà bọn tà lọt của NPT như chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và bộ trưởng 4 T kiêm phó trưởng ban tuyên giáo trung ương Trương Minh Tuấn đang ra sức bắt nhịp với NPT để ráng kêu gào cán bộ đảng viên quay lại kỷ cương, nếu không thì chỉ có chết trước giờ xổ số!
Trước đây, khi truyền thông mạng còn là phương tiện nối kết chỉ có trong giấc mơ của con người, thì số đông người dân Việt Nam, nhất là người dân miền bắc Việt Nam, cứ cắm đầu tin vào những huyền thoại, những vẽ vời của chế độ CSVN về Hồ Chí Minh, coi tên già ó đâm này như thần thánh, cái gì của tên già này "thật sự" hay "giả tạo" phun ra đều là lời vàng ý ngọc, là kim chỉ nam cho toàn đảng, toàn dân kính cẩn noi theo. Nhưng đảng CSVN không bao giờ có thể ngờ là truyền thông mạng được phát triển rộng và đều khắp một cách ghê gớm vào cuối thế kỷ 20 như thế. Người dân VN bây giờ chỉ cần nhắp chuột là mọi ngõ ngách cuộc đời của Hồ Chí Minh đều hiện ra lồ lộ. Từ bản chất tàn bạo khi ra lịnh giết ân nhân của đảng là bà Nguyễn Thị Năm, ra lịnh tàn sát người dân trong cải cách ruộng đất rồi giả vờ sửa sai, khóc lóc, cho đến thành tích dâm đảng tồi bại, tất cả đã lột cái mặt nạ "cha già dân tộc" của HCM, phơi bày cái chân diện mục của một tên tội phạm dân tộc, một tên cuồng dâm.
Với bộ mặt thê thảm như thế, thì tư tưởng và phong cách đạo đức của nó có gì để học tập, để noi theo mà hết NPT, tới NTKN và TMT cứ khản giọng kêu gào?
Đây là điều cực kỳ thảm hại cho tập đoàn CSVN nói chung và cho NPT nói riêng, bởi vì họ đã không còn một hệ tư tưởng nào để có thể dựa vào mà tiếp tục lừa gạt dân tộc Việt. Bây giờ mà gân cổ lên tuyên truyền rằng chế độ CSVN là chế độ của dân, do dân, vì dân, tranh đấu cho quyền lợi của nhân dân thì lại càng hài hước. Tranh đấu cho nhân dân ư? Thực tế bao năm qua cho thấy người dân càng ngày càng nghèo mạt, mọi tự do căn bản của con người đều bị tước đoạt không một chút tiếc thương. Còn chiêu bài độc lập dân tộc thì lại càng khốn nạn, bị thằng Tàu lấn hiếp một cách hung bạo, thâm hiểm mà cứ mãi cúi đầu, láp nháp mấy câu vô nghĩa 4 tốt 16 chữ vàng.
Trong lúc tang gia của đảng CSVN đang bối rối như thế thì người dân VN mới có dịp nhìn thấy những chiêu thức ngô nghê, ngốc nghếch của NPT. Cũng giống như người bị bịnh sắp ngủm rồi, ai mách thuốc gì cũng uống đại cầu may.
Nguyễn Phú Trọng bổ nhiệm Trương Minh Tuấn, ngoài chức bộ trưởng 4T còn kiêm nhiệm Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Trương Minh Tuấn gần đây đã tỏ ra là một tay sai đắc lực của NPT, dùng quyền uy của một bộ trưởng Thông Tin Tuyên Truyền để dằn mặt, uy hiếp những tiếng nói "lạc lối" trong nội bộ đảng, trong ngành thông tin báo chí. Cụ thể như trong ngành báo chí, trước đây trong mỗi lần giao ban, tuyên giáo trung ương luôn có những chỉ thị "cái này được đăng và đăng ở mức độ nào, cái kia thì tuyệt đối không," Nhưng bây giờ thì không như thế nữa. TGTƯ thi thoảng gọi điện thoại trực tiếp cho Tổng Biên Tập, hay nhắn nhủ đại khái gì đó. Trong khi đó thì TMT hết giáng chức người này tới khóa mõ người kia, biểu lộ quyền uy. Trương Minh Tuấn cố ý treo lưỡi dao vô hình lơ lững trên đầu của người viết báo, tạo cho họ nỗi lo sợ một ngày nào đó lưỡi dao của Trương Minh Tuấn sẽ chém xuống cái cổ của mình, nỗi lo sợ bị khủng bố ghé thăm.
Điều oái oăm là Trương Minh Tuấn chả phải làm việc đó để phục vụ sự sống còn của đảng, hay vì lợi ích của Nguyễn Phú Trọng! Trương Minh Tuấn là tên đầu cơ chính trị thuộc loại ma đầu, hắn chỉ là một loại Tư Mã Chiêu của thời đại CSVN, xây dựng uy vũ riêng của mình để một ngày nào đó cờ đến tay lại lật nhào Tào Mao, Tào Hoán (Nguyễn Phú Trọng) để xây dựng triều đại nhà Tấn của mình.
Nhưng Trương Minh Tuấn chỉ là học mót cái láu cá của dòng họ Tư Mã, chứ bản thân hắn thì chưa đáng xách dép cho mấy thằng ma đầu thời xưa. Hắn, TMT, chưa làm hoàng đế mà đã không chịu nổi ngứa ngáy, vội vã đưa hồn ma của phụ thân lên làm thái thượng hoàng. Đúng là không có cái dại nào giống cái dại nào! Lấy uy quyền của mình để bày ra "Hội Thảo về Nhạc Sĩ, Nhà Viết Kịch Trương Minh Phương" và cùng với những tên nịnh tặc ca ngợi một tên tuổi "vĩ đại" chưa hề ai biết tới. Lúc đầu, tôi cứ tưởng chỉ là một buổi tưởng niệm, ai ngờ lại là một buổi hội thảo với nhiều cán gộc đảng viên tới tham dự, và nghe những lời khăm khẳm thối không chịu nổi của những Nguyễn Thụy Kha, Đỗ Hồng Quân, Hữu Ước (Kẻ từng tuyên bố: Chửi hủ hóa, tham nhũng thì được, nhưng tuyệt đối không được đụng tới đảng của ông), và đủ mặt giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ nhân dân v.v... ôi thôi hầm bà lằng, toàn là những tên có ăn mà không có học, nâng bi thổi ống đu đủ cho một hồn ma vô danh trở thành một nghệ sĩ vĩ nhân, để lại cho đời những tác phẩm đầy sáng tạo, đầy trí tuệ, tiêu biểu cho văn học cách mạng VN cuối thế kỷ 20,đầu thế kỷ 21. Đọc những lời thối hoắc của mấy cha này, tôi thực sự tò mò, không biết hồn ma Trương Minh Phương nghe xong thì nở lỗ mũi toang hoác hay đỏ mặt chửi đùa thằng con mất dạy, lôi cổ hồn ma của cha nó ra cho thiên hạ chửi chắc?
Thế nên có thể nói, Nguyễn Phú Trọng đã trao duyên lầm cho tướng cướp, đưa thượng phương bảo kiếm cho cái đứa chả ra gì, nó có giúp cho NPT được cái gì đâu, ngoại trừ góp thêm tiếng chửi của dân càng ngày càng xối xả vào mặt đảng.
Nhưng cái hạn sao quả tạ của NPT vẫn chưa ngừng ở đó, cuối năm 2016 người dân Việt Nam lại còn thấy thêm hoạt cảnh "Giậu đổ bìm leo" cực kỳ thú vị!
Nguyễn Đăng Quang, một cựu đại tá công an về hưu, cái loa rè của một thế lực nào đó hiện vẫn còn đang giấu giếm cái mặt mo, ở đâu lại nhảy ra thách thức quyền lực của Nguyễn Phú Trọng.
Nguyễn Đăng Quang phát biểu (Xin trích ý) rằng từ năm 1946 già Hồ đã từng trao cờ luân lưu "Trung với nước, Hiếu với dân" cho QĐNDVN, tới khi dự thảo sửa đổi hiến pháp VN năm 2013, cái câu dụ hoặc, lừa đảo đó đã biến thành "Trung với đảng, hiếu với dân". Nguyễn Đăng Quang cho rằng QĐNDVN được nhân dân nuôi dưỡng và thương yêu, quân đội chỉ trung thành với tổ quốc và hiếu với nhân dân, chứ không trung thành với bất cứ đảng phái hay tổ chức chính trị nào.
Bài viết của Nguyễn Đăng Quang đã dụ hoặc không ít người trong và ngoài nước, bởi vì nghe ra có vẻ thuận lòng dân, khi đả phá chủ trương quân đội phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của đảng CSVN như lời kêu gào của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc, nhưng Nguyễn Đăng Quang cũng chỉ là cái loa rè, vụng về của một thế lực đối trọng với quyền lực của NPT và phe nhóm. Nguyễn Đăng Quang vụng về vì đã không chặt đứt được cái đuôi cộng sản của mình khi muốn biến hình thành người của phía nhân dân, của chính nghĩa dân tộc. NĐQ vẫn coi già Hồ như ông thánh, như cha già dân tộc, lời nói hay câu cú của HCM đối với NĐQ vẫn là kinh điển, là kim chỉ nam, trong khi người dân VN ngày nay đã ngấy lên tận cổ cái lũ khốn nạn CS, từ HCM cho tới Nguyễn Phú Trọng v.v. Nguyễn Đăng Quang chỉ là đánh lận con đen, mập mờ đứng lẫn vào nhân dân, tuyên truyền cho phe nhóm của mình, đối trọng với phe Nguyễn Phú Trọng.
Điều này cho thấy khi cái ÁC đã dơ dáng dị hình thì mọi nỗ lực lấp liếm, gian dối sẽ không còn đất để sinh sôi nẩy nở.
Như tôi đã viết ở phần trên, từ đầu năm 2016 đến nay, Nguyễn Phú Trọng và tay chân đã nỗ lực bứt phá, tìm một lối thoát cho đảng, ngăn bánh xe của đảng lăn ào ào xuống vực thẳm, nhưng tất cả những cố gắng của NPT đều là vô vọng.
Cơ chế CSVN bây giờ lộn tùng phèo, tuy nhiên nhờ vào lực lượng công an ăn chịu với đảng, còn đảng còn mình, ngang nhiên dùng bạo lực đàn áp tất cả những tiếng kêu đòi tự do dân chủ bằng giết chóc, thủ tiêu, tù ngục v.v.... nên nhìn chung tình hình chính trị VN vẫn chưa có điểm sáng nào cho lực lượng dân chủ còn non yếu. Điều hy vọng của toàn dân Việt Nam yêu tự do, dân chủ, thiết tha với tiền đồ tổ quốc đang trong hiểm họa bị xâm lăng bởi Tàu cộng, là những phe nhóm CSVN cắn xé nhau càng nhiều càng tốt, trong hoàn cảnh đó sẽ sinh ra những cơ hội hiếm quý cho tiền đồ tổ quốc, cho sinh mệnh tương lai của dân tộc. Mong rằng trong năm mới 2017, người dân Việt Nam sẽ thấy được chút ánh sáng của niềm tin, để có thể xác quyết một điều: Việt Nam sẽ đi về đâu.


BÙI QUANG VƠM * VIỆT NAM

Cuối năm nhìn ông Trump ngẫm chuyện Việt Nam

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Nhìn toàn cảnh thế giới trước những chính sách có triển vọng trở thành sự thật sau ngày 20/01/2017, ngày chính thức nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ của Donald Trump, nhiều câu hỏi đặt ra cho đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam, cho cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc.

Có thể thấy trọng tâm trong các chính sách toàn cầu của Trump tập trung vào hai đối tượng chính là Nga và Trung Quốc.
Cải thiện quan hệ với Nga
Putin chúc mừng Trump
Tổng thống Vladimir Putin hoan nghênh mong muốn thắt chặt quan hệ với Nga của ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump.
- "Ông ấy là một người hào hoa, tài năng, không nghi ngờ gì về điều đó." 
- "Ông ấy nói muốn tiến tới một cấp độ quan hệ mới, cấp độ sâu sắc hơn với Nga. Làm sao chúng tôi có thể không hoan nghênh điều đó?"
- "Trump chiến thắng là cơ hội xây dựng "đối thoại mang tính xây dựng giữa Moscow và Washington dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cân nhắc lập trường của nhau", ông Putin tuyên bố trong điện mừng.

Trump ca ngợi Putin
- "Tôi nghĩ, tôi sẽ hợp tác với ông ấy. Tôi sẽ hòa hợp với các lãnh đạo khác trên thế giới và chúng tôi sẽ cùng nhau xây dựng một thế giới ổn định hơn", Trump nói. 
- "Ông Putin là nhà lãnh đạo tốt hơn tổng thống của chúng ta [Obama]"."ông ấy điều hành nước Nga rất tuyệt". "Tôi nghĩ rằng mình sẽ đồng hành cùng ông ta."
- "Trong "danh sách đen" này không có bất cứ chi tiết nào đề cập đến Nga".
- "Không tốt đẹp hơn hay sao nếu chúng ta hợp tác với Nga?", Trump đặt câu hỏi.
Ngoại trưởng Mỹ mà Trump bổ nhiệm là Tillerson vì "ông Tillerson có nhiều hợp đồng làm ăn khổng lồ ở Nga." Trong khi chính ông Tillerson thì nói, "Tôi quen biết ông Putin từ năm 1999. Tôi có quan hệ thân thiết với ông Putin."
Nếu quan hệ đối đầu giữa Nga và Mỹ giảm xuống, thì thái độ của chân Âu đối với vấn đề Ukraine sẽ thay đổi, cấm vận của phương Tây và liên minh châu Âu đối với Nga sẽ giảm mức độ gay gắt. Nga sẽ không bị thúc ép tìm kiếm Trung Quốc như cứu cánh cho tình tuống xấu nhất. Những gì Trung Quốc chờ đợi kiếm lợi từ mối quan hệ tưởng như có thế thượng phong này với Nga không còn ý nghĩa nữa. Thực chất thì Nga thừa biết bản chất vụ lợi ích kỷ của Trung Quốc trong các mối quan hê với họ̣, và chưa từng chịu nhường nhịn bất cứ lợi thế bất bình đẳng nào cho Trung Quốc. Người Nga, giống Việt Nam, là một quốc gia hiểu rõ bản chất nền văn hoá có màu sắc đại Hán của các nhà lãnh đạo luân phiên nhau tại Trung Nam Hải, nhưng hơn Việt nam ở chỗ họ giàu hơn Trung Quốc và giỏi hơn Trung Quốc về mọi mặt, trừ một nền văn hoá có nhiều tính phương Tây hơn Trung Quốc.
Liên minh Nga Trung lỏng, và loãng ra, vấn đề Triều Tiên, Syri và Iran sẽ có khả năng giảm nhẹ sự quan tâm của chính phủ vào các vấn đề do các khu vực này tạo ra để tập trung vào các vấn đề kinh tế.
Tập trung mũi nhọn vào Trung Quốc
Cho dù tỏ ra thân thiện với Nga, nhưng không cần biết, việc cải thiện quan hệ với Nga sẽ đi đến đâu, đạt tới mức độ nào, không tính tới lợi ích trực tiếp mà Mỹ có thể thu được từ các mội quan hệ này, có thể dự đoán, mục đích được che đậy trong các tính tóan của Trump chính là đánh gục Trung Quốc.

"Khá rõ là cả ông Trump và ông Tillerson đều coi không phải Nga, mà chính Trung Quốc là đối thủ chiến lược chính của Mỹ trên thế giới", Phó giáo sư Matthew Wilson, Đại học Southern Methodist, Mỹ, trao đổi với VnExpress.
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, John Bolton nói "Tổng thống tân cử Donald Trump cần phải 'làm rung chuyển' quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc."

1- Trump đánh gục khát vọng tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc bằng một chi phí quân sự tăng kỷ lục:
- Đối phó sức mạnh hạt nhân:
Trump nêu ý kiến nên để cho Nhật, Nam Hàn và ngay cả Saudi Arabia có võ khí nguyên tử để những quốc gia này “tự bảo vệ an ninh quốc phòng,” không phải trông chờ vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ
Ngày 21/12/2016 ông Trump nêu câu hỏi “tại sao không nhà lãnh đạo Mỹ nào nghĩ đến chuyện sử dụng võ khí nguyên tử để giải quyết những điểm nóng trên thế giới?” “nước Mỹ phải tăng sức mạnh nguyên tử của mình” và chỉ dừng lại khi nào “thế giới hiểu được thế nào là võ khí nguyên tử.”
- Đối phó với ngân sác quân sự:
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn ứng viên Tướng James Mattis giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền mới, chi tiêu quân sự của Mỹ hiện sát mức cao lịch sử với 596 tỷ USD trong năm 2016. Ngân sách quốc phòng Mỹ nhiều hơn chi tiêu của 7 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Saudi Arabia và Nga cộng lại. Tướng James Mattis không có thói quen nhượng bộ. Binh sĩ dưới quyền gọi ông là "tu sĩ lính chiến" hay "chó điên" một cách trìu mến. Tổng thống tân cử Donald Trump không ngần ngại dùng biệt danh này để mô tả bộ trưởng Quốc Phòng tương lai.
Ngân sách quốc phòng (NDAA)do tổng thống Obama vưà phê chuẩn 22/12/2016, cho năm tài khóa 2017 trị giá 618,7 tỷ USD, nhiều hơn 9 tỷ USD so với dự toán trước đó.
Nhưng, với chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân, mở rộng quy mô hải quân và tăng quân số, nhiều chuyên gia dự đoán chi tiêu quốc phòng Mỹ có thể tăng mạnh dưới thời Tổng thống Donald Trump. Phải tìm "ở đâu đó trong khoảng từ 250 tới 300 tỷ USD trong vòng 4 năm tới".
Trung Quốc buộc phải tăng ngân sách quốc phòng trong tình huống sụt giảm kinh tế. Trung Quốc đã chi 191.7 tỉ USD cho quốc phòng năm 2016 và dự kiến đạt 233 tỉ USD vào năm 2020, gấp đôi so với năm 2010. Với một nền kinh tế đang trong khủng hoảng suy giảm, năm 2017, tăng trưởng sẽ tiếp tục tụt xuống dưới mốc 5%, đội quân thất nghiệp sẽ có thêm 75 triệu người. Không có gì nguy hiểm đối với chế độ độc tài hơn thế.
Đó là chủ trương mà Trump gọi là "không đánh mà đối thủ phải khuất phục". Liên Sô trước đây từng sụp đổ với cùng một lý do. Áp lực chạy đua không chịu nổi sẽ ép buộc sự khuất phục vô điều kiện của Bắc Kinh, đè bẹp ảo tưởng siêu cường của Trung Quốc. Mục tiêu của Trump là buộc Trung Quốc nhượng bộ Mỹ trong các vấn đề kinh tế, thương mại đem lại lợi ích cho Washington. Sức mạnh áp đảo quân sự là nền tảng để thực hiện điều này, đó cũng là lý do Trump tuyên bố sẽ khiến quân đội Mỹ "vĩ đại trở lại".
Theo hãng tin CNBC, đây là nhận định mà ông Roy Teo, chiến lược gia cấp cao về ngoại hối của ngân hàng ABN AMRO Bank đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 23/12. “Ngay thời điểm hiện nay, lãi suất tương lai mới phản ánh hơn hai lần tăng lãi suất trong năm 2017. Như vậy, đồng USD vẫn còn dư địa để tăng giá”, ông Teo nói với chương trình “Street Signs” của CNBC.
Chiến lược gia này cho biết ông kỳ vọng FED tăng lãi suất 3 lần trong năm 2017, phù hợp với dự định mà FED đưa ra trong cuộc họp chính sách tháng 12. Tuy nhiên, ông nói: “Trên thị trường đang có một số đồn đoán rằng FED có thể tăng lãi suất tới 4 lần”.

Người Mỹ có thể tăng lãi suất đồng đôla để tự tăng tài sản mà không cần sản xuất, để mua tài sản của các quốc gia khác với đồng đôla mạnh, rồi người Mỹ có thể in tiền để làm giảm giá đồng đôla, khiến cho các đồng tiền cạnh tranh khác lên giá, hàng hoá xuất khẩu giảm tính cạnh tranh. Và các nước, đặc biệt là Trung Quốc, vốn là quốc gia sống chủ yếu nhờ xuất khẩu sẽ tự bỏ tiền ra mua để giữ giá cho đồng đôla. Bằng cách đó, Trump làm yếu Trung Quốc, rút tiền từ kho bạc Trung Quốc, tước đọat mồ hôi của người Trung Quốc. Mỹ đã có công nghệ in tiền với chi phí bằng không (zero), trong khi nhân dân tệ là vật thực, là tài sản vật chất của Trung Quốc.
Cũng như vậy, Mỹ đã bán Trái phiếu chính phủ Mỹ như vậy, thậm chí còn không phải là những đồng đôla in bằng giấy, mà chỉ là những Trái phiếu điện tử, tức là tiền ảo, tiền virtuel, thứ tiền chỉ có trên sổ sách, trông thấy mà không sờ được. Và Trung Quốc bỏ tiền thật ra mua, tài sản quốc gia và lao động của người Trung Quốc, với tham vọng biến Mỹ thành con nợ, hy vọng dùng nợ để thao túng và mặc cả với Mỹ. Đó là sự khác nhau giữa trí khôn đại Hán và trí khôn Mỹ.
Đây là lời Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, John Bolton:
"Nói thẳng ra thì tôi nghĩ chúng ta cần phá tung quan hệ đó (với Trung Quốc). Trong những năm qua, Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố chủ quyền hung hãn ở biển Nam Trung Hoa."

"Không ai ở Bắc Kinh có quyền ra lệnh là chúng ta nói chuyện với ai hay không. Đó thật là chuyện nực cười khi cho là một cú điện thoại lại như vậy làm thay đổi mấy chục năm quan hệ."

"Tiếp tục thất bại trong việc giải quyết cứng rắn thói phiêu lưu và ngang bướng của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nhiều quốc gia châu Á cứ rơi vào vòng tay của Bắc Kinh và như Philippines có vẻ đang làm, là chấp nhận thân phận làm chư hầu cho đế chế Trung Hoa."
2- Tiêu diệt nền kinh tế Trung Quốc:
- "Thương mại tự do không có nghĩa là thương mại ngu ngốc", ông Wilbur Ross nói. 
- "Một trong những mối quan hệ quan trọng nhất mà chúng ta phải cải thiện, bắt buộc phải cải thiện, là quan hệ giữa chúng ta với Trung Quốc", Trump nói trong một sự kiện ở bang Iowa.
“Trung Quốc không phải là một nền kinh tế thị trường”, Trump phát biểu. “Họ không tuân thủ các quy tắc của cuộc chơi, và tôi biết đã đến lúc họ phải bắt đầu tuân thủ quy tắc”.
- Ông tuyên bố, sau khi chính thức nhậm chức vào ngày 20/1, chính quyền của ông sẽ đặt trọng tâm vào hai nguyên tắc “Mua hàng Mỹ và thuê lao động Mỹ.”
Có thể những biện pháp mà tân tổng thống Donald Trump sử dụng chỉ nhằm phục vụ lợi ích Mỹ, nhưng một cách ngẫu nhiên chúng trở thành những biện pháp đánh trực tiếp vào nền kinh tế của Trung Quốc. Có lẽ chỉ vì nền kinh tế Trung Quốc tồn tại và phát triển từ lâu dựa hoàn toàn hay phần lớn vào những lợi ích rút tỉa từ Mỹ, thậm chí từ những thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ.
Hiện tại, đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc đóng góp một nửa tổng kim ngạch ngoại thương tại Trung Quốc, 1/4 tổng sản lượng công nghiệp và đóng góp 1/5 cho nguồn thu từ thuế của nước này. 
Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới với tổng vốn đầu tư ở nước ngoài lũy kế đến hết Quý I/2015 là khoảng 5.000 tỷ USD. 
Theo công bố tại hội thảo về thương mại và phát triển của Liên Hợp quốc, năm ngoái, các công ty nước ngoài đầu tư 128 tỷ USD vào Trung Quốc. 
* Rút các công ty Mỹ về Mỹ:

- Theo tờ New York Daily, Trump nói rằng sẽ là một “sai lầm đắt đỏ” nếu các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, bởi họ sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt từ chính quyền mới của nước Mỹ, bao gồm thuế suất 35%. “bất kỳ công ty nào rời đất nước của chúng ta để đến một đất nước khác” sẽ phải lĩnh hậu quả.
Giới phân tích cho rằng cảnh báo mà Trump vừa đưa ra có thể khiến nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như Apple cảm thấy như “ngồi trên đống lửa”.
Theo một số ước tính, giá điện thoại iPhone do Apple sản xuất có thể tăng lên gấp rưỡi nếu được sản xuất ở Mỹ thay vì ở Trung Quốc như hiện nay.
* Đóng cửa với hàng hoá Trung quốc:

- "Tôi sẽ áp đặt một mức thuế... để tôi nói cho các bạn biết, mức thuế nên là 45% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc vào Mỹ thời gian tới". Ông Trump nói với tờ The New York Times, "hoặc họ phải tăng đồng nhân dân tệ của họ lên 45% hoặc hàng hoá nhập khẩu cuả họ phải chịu thế 45%".

Đương nhiên, bằng cách nào thì hàng Trung Quốc cũng không còn rẻ so với hàng Mỹ trên thị trường Mỹ, và cùng với các phẩm chất độc hại nổi tiếng nguy hiểm đối với sức khoẻ con người, hàng Trung Quốc sẽ chết cứng, và phía sau là nền sản xuất và một nền kinh tế sống chủ yếu nhờ xuất khẩu sẽ chết.
* Tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc:
Ông Trump và các cố vấn của ông hình như thống nhất một chiến lược Cách mạng hoá Trung Quốc bằng ngọn cờ Đài Loan, trái ngược hoàn toàn với ảo tưởng dân chủ hoá Trung Quốc bằng xâm lược hàng hoá của Obama. Trước đó, Alexander Gray và Peter Navarro, hai cố vấn thân cận của ông Trump đã từng ca ngợi Đài Loan là "ngọn đèn dân chủ ở châu Á".
"Bà Thái Anh Văn sẽ được lắng nghe ở Tòa Bạch Ốc". Đó là tiếng của nhà Trắng trước dự định sẽ ghé qua NEW YORK trong chuyến đi thăm các quốc gia Nam Mỹ của bà Thái Anh Văn.
"Trung Quốc muốn Mỹ “không cho phép bà Thái Anh Văn quá cảnh, và không gửi đi bất kỳ một thông điệp sai lầm nào đến các lực lương đòi độc lập cho Đài Loan”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố gửi đến Reuters.
Cũng theo hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Mỹ dường như đã từ chối đề nghị trên của Trung Quốc, nói rằng việc này “dựa trên thông lệ đã có từ lâu của Mỹ, phù hợp với bản chất không chính thức của mối quan hệ với Đài Loan”.

Trung Quốc đã nói rõ từ giữa thập niên 1990 rằng vấn đề Đài Loan là một vấn đề chiến tranh và hòa bình”, thái độ của Mỹ sẽ thách thức toàn bộ hệ thống quan hệ Trung Mỹ.
“Liệu Trung Quốc đã hỏi chúng ta rằng việc họ phá giá đồng tiền (khiến các công ty của chúng ta khó cạnh tranh), đánh thuế mạnh vào các sản phẩm của chúng ta xuất khẩu sang nước họ (Mỹ không đánh thuế họ), hay xây dựng một tổ hợp quân sự khổng lồ giữa Biển Đông có phải là những hành động chấp nhận được hay không? Tôi nghĩ là họ không hề hỏi!” Trump viết trên Twitter.
Ông Pence đã gọi việc Bắc Kinh "nổi đóa" với Washington về cuộc gọi với bà Thái Anh Văn - nhà lãnh đạo "được bầu một cách dân chủ" - là "cơn bão trong ấm trà".
Trung Quốc bắt tàu ngầm không người lái của Mỹ trên vùng biển phía đông căn cứ hải quân của Mỹ trên đảo Subic với ý định vừa đe dọa vưà thử gân Trump, hy vọng sẽ làm cho Trump phải xuống thang, nhưng Trump đã viết trên Twitter: “Chúng ta nên nói với Trung Quốc rằng chúng ta không cần lấy lại thiết bị lặn mà họ đã đánh cắp. Hãy để họ giữ nó!”. Và thậm chí ông còn bóng gió, rằng nếu Trung quốc có thể bắt của chúng ta một, chúng ta sẽ cho họ biết rằng, số tàu ngầm hoạt động có thể sẽ tăng lên gấp hai, ba lần nhiều hơn. đây là thái độ mà ngay sư ngạo mạn vốn có của Trung Nam Hải không ngờ tới.
Và vị bộ trưởngb bộ quốc phòng tương lai được Trump chọn là Tướng Mattis, người có biệt danh "Mad Dog" (Chó điên), Tướng James Mattis không có thói quen nhượng bộ. Tổng thống tân cử Donald Trump không ngần ngại dùng biệt danh này để mô tả bộ trưởng Quốc Phòng tương lai.
"Cao nhân tất có cao nhân trị". Tập Cận Bình vẫn được coi là một một nhà lãnh đạo có thói quen cao ngạo và ngang ngược theo kiểu "Mục hạ vô nhân", gần hai tháng nay không hề có phản ứng gì với các tuyên bố đầy tính khiêu khích của Trump. Có thể thấy cawboy Mỹ đã chiếm thế thượng phong.
- “Hy vọng rằng hòa bình ở eo biển Đài Loan sẽ không bị gián đoạn. Nhưng Trung Quốc đại lục cần thể hiện quyết tâm lấy lại Đài Loan bằng sức mạnh. Hòa bình không thuộc về những kẻ nhút nhát”, một bài báo của Thời báo Hoàn cầu có đoạn viết.
- “Chúng ta đang chịu ảnh hưởng rất xấu từ việc Trung Quốc phá giá đồng tiền, việc họ đánh thuế nặng đối với hàng hóa của chúng ta trong khi chúng ta không đánh thuế họ, việc họ xây dựng những công trình lớn giữa biển Đông, và việc họ thực ra chẳng giúp được gì cho chúng ta trong vấn đề Triều Tiên, Trump phàn nàn. “Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, và Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề này, nhưng họ chẳng hề giúp chúng ta”.

- “Tổng thống Obama ban đầu đã quá mềm mỏng với Bắc Kinh, và điều đó khiến ông mất “thế” khi Trung Quốc tỏ ra hung hăng trong những vấn đề như tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và Hoa Đông sau này”, ông Green nói.
“Cần phải 'làm rung chuyển' quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc đó là câu nói của Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, John Bolton nói Tổng thống tân cử Donald Trump.
Cùng với thái độ của Trump về vấn đề Đài Loan, Hiệp hội giao lưu (Interchange Association) của Nhật Bản đặt văn phòng tại Đài Bắc, thông báo "từ ngày 1.1.2017, Hiệp hội giao lưu này sẽ đổi thành Hiệp hội giao lưu Nhật Bản – Đài Loan", tức thêm rất rõ chữ Đài Loan ngang với Nhật Bản trên tên chính thức của cơ quan này.
Sau tám năm dưới quyền Ronald Trump, ai dám tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ nằm yên ở vị trí thứ hai.
Và thái độ của Trung Quốc:
Sẽ không thể đòi chia đôi Thế giới theo giọng "thế giới ngày nay chỉ còn hai siêu cường", hoặc "Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Trung Quốc và Mỹ".
Trung quốc sẽ phải co lại, phải xuống nước, phải bớt hung hăng, ngang tàng và chắc chắn phải nhượng bộ Mỹ trong các vấn đề kinh tế và an ninh thế giới.
Triều Tiên sẽ bớt ngang ngược, Mỹ sẽ sẵn sàng trừng phạt, không giống trước đây, bất kể thái độ và thủ đoạn ngư ông đắc lợi của Trung Quốc.
Napoléon từng nói "Trung Quốc đang ngủ. Haỹ để cho nó ngủ, vì nếu nó thức dậy, mặt đất sẽ rung chuyển", Nhưng Trump có thể sẽ đóng cũi và nhốt con sư tử ấy lại. sẽ chỉ cho phép nó gầm gừ, thậm chí gào thét, nhưng vô hại.
Trump sẽ không để yên cho Trung quốc cơi nới các hòn đá thành đảo nhân tạo, sẽ không cho phép Trung Quốc tuyên bố lập vùng ADIZ trên biển Đông. Trường Sa của Việt Nam sẽ không bị Trung Quốc chiếm được nữa. Trung Quốc đã chậm. Đáng lẽ mọi chuyện phải xong trước khi có bầu cử Mỹ. Bây giờ, đe doạ chiếm lại Đài Loan bằng vũ lực trước 2020 cũng trở thành viển vông rồi. Trung Quốc vốn chỉ là "Gái đĩ già mồm", mềm nắn rắn buông.

Việt Nam ở đâu? 
Nhưng đánh gục Trung Quốc không phải là kế hoạch cục bô, tách rời. Trung Quốc, với tư cách là cường quốc đứng đầu các thế lực tiêu cực phản dân chủ thế giới, là nguồn gốc trở ngại lâu dài của hoà bình ổn định và tiến bộ Nhân ḷoại.
Chính sách của Trump là xét lại tất cả những gì Obama đã làm với tham vọng gạt bằng hận thù. Obama đã có những ảo tưởng cải hoá những quái thai dị dạng của nhân lọai chỉ bằng con đường dĩ hoà vi quý. Các hồ sơ Cuba, Việt Nam, Triều Tiên, Iran sẽ được xem lại theo góc độ cứng rắn và được gọi là thực chất hơn.
Như vậy, Việt Nam không ở ngoài tầm ngắm và thoát ra ngoài những biến động trong thái độ của chính phủ Mỹ đối với một chế độ không được thế giới văn minh chấp nhận như một thể chế thông thường và bình đẳng. Với Trump, chế độ phi dân chủ không đáng được hưởng sự đối xử bình đẳng, vì những chính sách đối xử không bình đẳng về quyền con người trong các chính sách nội địa của các chế độ đó.
Quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ sẽ không giảm nhưng không có gì hứa hẹn phát triển vì Việt Nam không đem lại lợi ích đáng kể nào cho Mỹ. Chủ nghĩa biệt lập, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế sẽ biểu hiện qua các chính sách bảo hộ, và rào cản đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ nói chung sẽ gây khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam nói riêng.
Cùng với việc rút bỏ hiệp định TPP, trong chính sách chung thu hút vốn đầu tư quay lại Mỹ, luồng vốn đang chuẩn bị chảy vào Việt Nam đón đầu TPP có thể bị dừng lại, thậm chí còn có thể xảy ra khả năng ngược lại, một số hãng kinh doanh Mỹ đã đầu tư hoặc đang chuẩn bị đầu tư sẽ hoãn hoặc rút vốn về.
Hàng loạt các công ty khác có nguồn gốc đến từ Nhật, từ Hàn Quốc, và đặc biệt đến từ Trung Quốc sẽ không tăng mà có thể còn sẽ giảm. Nguồn ngoại tệ tự nhiên đến từ tiền đầu tư FDI sẽ giảm trầm trọng, khiến sự thiếu hụt vốn đầu tư trên thị trường càng trầm trọng. Tiền đồng Việt Nam sẽ ứ đọng trong hệ thống ngân hàng, bất chấp lãi xuất vay sẽ buộc phải xuống thấp chưa từng thấy. Lượng tiền lưu thông sẽ ít đi trên thị trường, khiến cuộc sống sẽ chậm lại, tình trạng mậ́t trật tự, mất ổn định xã hội sẽ có thể bùng phát. Với một nền kinh tế sống chủ yếu bằng xuất khẩu và đầu tư, thì khi cả hai con đường này đều bị chặn, gần như đóng nút, suy giảm tăng trưởng là không thể tránh khỏi. Và với một xã hội chỉ ổn định giả tạo nhờ vào tốc độ sinh hoạt quay cuồng từ đồng tiền trôi nổi dễ kiếm sẽ bộc lộ những nguy cơ đổ vỡ. 
Theo Quyết định 3137/QĐ-BTC của Bộ Tài chánh ngày 10/12/2014, và báo cáo Quốc hội tháng 11/2016, nợ công đã lên trên 65% GDP với trên 60% các khoản nợ đã tới hạn hoàn trả cả vốn lẫn lãi, tương đương con số phải bỏ ra ít nhất 12 tỷ đô la một năm. Ngân sách thu năm 2016 là 1014500 nghìn tỷ đồng, khoảng 48 tỷ đôla, như vậy nếu buộc phải trả nợ, ngân sách chỉ còn 36 tỷ đô, trong khi theo kế hoạch, chi thường xuyên năm 2016 là 823995 tỷ đồng, khoảng 39 tỷ đôla. Ngân sách đã thâm hụt - 3 tỷ đôla. Kế hoạch tài chính năm 2016 đã vỡ hoàn toàn. Chi đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách dự định 254.950 tỷ bằng khoảng 12 tỷ đôla là con số ảo. 
Dự án Điện Nguyên tử Ninh Thuận bị hủy bỏ không có nguồn vay cho đầu tư. Dự án sân bay Long Thành dậm chân tại chỗ vì không có vốn. Tuyến đường cao tốc Bắc-Nam dự kiến 230,000 tỷ đồng không biết gọi tiền vốn từ đâu. Hàng trăm dự án trung ương khác phải hoãn vô thời hạn. Hàng ngh̀ìn dự án khác thuộc nguồn vốn địa phương không được chính phủ duyệt bảo lãnh vốn vay, sẽ tiếp tục đắn chiếu. Vốn đầu tư cho phát triển năm 2017 có thể chỉ còn lại dưới 20% GDP do nguồn vốn FDI giảm khoảng 10%, trong khi vốn đầu tư ngân sách gần bằng không, xuất khẩu có thể giảm 20%, tiêu thụ của thị trường nội địa có khả năng sẽ giảm 50%. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2017 khó có thể đạt được mốc 5,5%.
Thiếu giảm đầu tư, xuất khẩu chưa có lối thoát, dự án đầu tư đóng cửa, thoái vốn, công ăn việc làm của người lao động giảm, th́ât nghiệp sẽ tăng đột ngột, thu nhập xã hội giảm, nguồn thu từ tiêu thụ sẽ giảm trầm trọng. GDP năm 2017 không có cách gì duy trì được mức trên 5,5%. Lượng lao động mất việc làm sẽ tăng thêm khoảng 2 triệu, chủ yếu từ Sài Gòn và các khu công nghiệp tập trung khác. Mâu thuẫn xã hội sẽ tăng tới mức gay gắt. Đặc biệt là sự đụng độ giữa hai luồng di chuyển, một từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp vì nông thôn mất muà do thiên tai lụt lội và ngập mặn còn chưa khắc phục khắp Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, khiến hàng trăm ngàn người không còn tìm được kế sinh nhai. Một luồng di chuyển theo chiều ngược lại từ chính các thành phố và các khu công nghiệp giãn thợ do giảm mức sản xuất và thiếu vốn đầu tư, nạn thất nghiệp và tiền lương bị hạ thấp do quá nhiều thất nghiệp. 
Tất cả ngân sách cấp cho địa phương bị cắt giảm 10% bình quân, trong khi hơn 80% địa phương không tự túc được ngân sách. Sự thiếu hụt ngân sách, giảm lượng tiền có thể xà xẻo sẽ đẩy bộ máy quan liêu tham nhũng tới các xung đột không thể lường trước. Kỷ luật đảng sẽ không còn hiệu lực.
Sài Gòn, nơi có chỉ tiêu thu ngân sách cao nhất gần 50 % nguồn thu cả nước, nhưng chỉ tiêu thu thì được giao tăng lên, trong khi chỉ tiêu giữ lại cho địa phương lại giảm từ 22% xuống 18%. Đó là khủng hoảng ngân sách. Chi thường xuyên, thực chất là chi lương thưởng cho cả hai bộ máy, bộ máy hành chính quản trị và bộ máy đảng, chiếm 81% tổng thu ngân sách là con số không thể chấp nhận, một nghịch lý của khoa học quản trị. Thông thường chi thường xuyên là 15% và không bao giờ được phép vượt quá 20%. Sức ép này đang là sự thử thách klhông thể vượt qua của tổ chức đảng. Thu nhập theo thang bậc của các cán bộ đảng thuộc hai hệ thống, chuyên trách và chính phủ là ngang nhau, nhưng thu nhập thực tế của các đảng viên bên chính phủ có thể vượt hàng trăm lần, thậm chí hàng nghìn lần so với bên chuyên trách đảng. Sức ép này một mặt buộc ngân sách phải bù đắp bằng các khoản phụ cấp hoặc lương thưởng khác khiến ngân sách không thể cân đối, mặt khác thúc đẩy hệ thống chuyên trách đảng trở thành lực lượng ngăn cản hoạt động của hệ thống chính phủ, đẩy nội bộ đảng thành hai phía chống đối nhau, phân hoá lẫn nhau. Bên chuyên trách tìm mọi cách để truy tố bên chính phủ, ngược lại, bên chính phủ tìm mọi cách để lôi kéo, mua chuộc vấy bùn, nhuốm chàm phía chuyên trách. 
Sức ép cải cách hành chính mà trọng tâm là giảm biên chế sẽ gây sức ép lên hệ thống chuyên trách đảng, sự sắp xếp, thu gọn sẽ tạo ra làn sóng thanh lọc, vây cánh, bè phái làm gay gắt thêm mâu thuẫn vốn đã rất cao trong nội bộ các cơ quan trung ương.
Trừ các tổ chức là cánh tay nối dài của đảng trong hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và những người cao tuổi, tất cả các hội và hiệp hội quốc doanh khác sẽ buộc phải tự túc 90% kinh phí, có nguy cơ tan rã, nhường chỗ cho sự hình thành các hiệp hội xã hội dân sự.
Tám năm nhiệm kỳ Dĩ hoà vi quý của Obama đã qua đi. Thể chế độc đảng suýt nữa thì được quốc Hội Mỹ phê chuẩn. Một cái quái tha chính trị không theo mô thức nào, một chút nữa thì lọt lưới với cái ảo tưởng hai lần Nobel hoà bình của tổng thống Obama.
Cơ hội liên minh Việt Mỹ lại một lần nữa có thể tuột mất.
Nhưng với một chính sách minh bạch và sòng phẳng cuả Donald Trump, nền kinh tế "nửa nạc nửa mỡ" với mộ̣t cơ cấu kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng gần 70% tổng tài sản quốc gia, với một chế độ tín dụng và lợi thế tài nguyên, một hệ thống giá cả đặc biệt giành cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước, nền kinh tế đó không thể được công nhận là một nền kinh tế thị trường để có thể luồn lách các rào cản kỹ thuật và thương mại, gia nhập các hiệp định kinh tế tự do, để hưởng ưu đãi các nguồn tín dụng quốc tế v.v...
Đảng cộng sản Việt Nam đứng trước một lựa chọn, hoặc cải tổ hoàn toàn cơ cấu và cơ chế nền kinh tế theo chuẩn mực quốc tế, hoặc chấp nhận chấm dứt tăng trưởng và đối phó với khủng hoảng xã hội.
Cơ hội một lần nữa có một tổng thống theo chủ nghĩa Duy Hoà kiểu Obama sẽ không quay lại. Sự tồn tại một thể chế chính trị độc đảng sẽ không còn cơ hội để lập lờ đánh lận con đen. Hoặc là chế độ Đại nghị, chế độ Tổng thống hay Đại nghị Bán tổng thống, không thể có một mô thức thể chế nào mà cả ba lọai chế độ chính trị này đều nằm bên dưới một đảng chính trị. Quốc hội, Tổng thống hay cả Tổng thống lẫn Thủ tướng đều nằm dưới sự cai quản của một Tổng bí thư đảng. Một mô thức chính trị như vậy có thể đẻ ra được cái gì hợp với tiêu chuẩn chung của loài người văn minh?
Năm 2017 sẽ là một năm bắt đầu đen tối đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, mở màn cho một thời kỳ suy thoái và hỗn lọan. Nhưng sẽ là năm bản lề quyết định một sự thay đổi về chất của thể chế, bắt đầu bằng sự biến mất của cái đuôi xhcn trong cái tên ghép Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
29.12.2016


THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ

  

Luật Magnitsky của Mỹ ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-12-29

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tổng thống Barack Obama ký luật Magnitsky mở rộng phạm vi ra các nước khác trên thế giới hôm 8/12/2016.
Tổng thống Barack Obama ký luật Magnitsky mở rộng phạm vi ra các nước khác trên thế giới hôm 8/12/2016.
AFP photo

Hai dự luật liên quan nhân quyền và tôn giáo vừa được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký thành luật và mở rộng phạm vi áp dụng với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đối tượng bị trừng phạt
Sau một thời gian dài tranh đấu và thương lượng, ngày 8/12/2016, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu.
Trong luật này có điều luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.
Nói rõ hơn về những tội danh này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) cho biết có ba đối tượng có thể bị trừng phạt.
“Thứ nhất là những giới chức chính quyền và những thuộc hạ của họ hoặc những người ngoài chính phủ hợp tác với giới chức chính quyền vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà được quốc tế ghi nhận. Thứ hai là những giới chức quyền cướp đoạt tài sản của người dân.
Và thứ ba là những giới chức chính quyền can dự vào những vụ tham nhũng lớn và đàn áp những người đi phanh phui những vụ ấy.”
Trong nước cần phải học ngay cách thức làm một bản báo cáo đúng với tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc, chứ không phải quay video, rồi tri hô thôi thì không được. Thủ tục phải rất chi li và đúng tiêu chuẩn quốc tế.
- Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
Theo Tiến sĩ Thắng, có hai con đường để đưa những danh sách của những đối tượng trên đến Tổng thống Hoa Kỳ trong thời gian 120 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ. Cách thứ nhất là gửi đến một số uỷ ban đặc trách, hữu trách trong Thượng viện, Hạ viện để đưa lên Tổng thống. Bên cạnh đó, văn phòng dân chủ nhân quyền và lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng có thể đệ trình lên Tổng thống.
Do đó, nếu người Việt Nam muốn khai dụng những biện pháp trừng phạt này đối với những giới chức là đối tượng bị trừng phạt trong nước thì theo lời Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cần phải thực hiện hồ sơ đầy đủ và chuyên nghiệp.
“Cần phải lập hồ sơ, và chuyển những danh sách hồ sơ đến các dân biểu, Thượng nghị sĩ để yêu cầu trình lên Tổng thống. cũng như đồng thời chúng ta cũng có thể chuyển những cái này lên bộ phận dân chủ nhân quyền và lao động của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.”
“Trong nước cần phải học ngay cách thức làm một bản báo cáo đúng với tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc, chứ không phải quay video, rồi tri hô thôi thì không được. Thủ tục phải rất chi li và đúng tiêu chuẩn quốc tế.”
Tiêu chí xác định
Dự luật HR 624, tên chính thức là Global Magnitsky Human Rights Accountability Act (Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu mang tên Magnitsky), đã được thông qua với số phiếu đa số của lưỡng viện Quốc hội và cuối cùng được Tổng thống Obama ký thành luật. Điều luật này áp dụng trừng phạt với các giới chức chính quyền vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng và cả các cộng sự viên của họ. Để xác định mức độ vi phạm nghiêm trọng của đối tượng bị trừng phạt, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết có hai yếu tố cần phải để ý:
“Phải chứng minh được mức độ nghiêm trọng ví dụ như vấn đề đánh đập, tra tấn, những trường hợp bỏ tù lâu năm, tái diễn không chỉ 1 lần mà rất nhiều lần. Thứ hai là phải truy ra được những thủ phạm thật sự đằng sau những lệnh đó.”
Trong tất cả những vụ đàn áp, bắt bớ, đánh đập, nói chung là những hành vi vi phạm nhân quyền diễn ra ở Việt Nam, người dân chỉ biết đến lực lượng công an, dân phòng, an ninh là những người có mặt ở nơi xảy ra đàn áp. Do đó, phải nhắm vào đúng đối tượng, giới chức chính quyền là những người có cơ hội sang Mỹ, có tài sản ở Hoa Kỳ.
“Cấp thấp hơn đôi khi họ bất cần vì họ có bao giờ qua Mỹ đâu, họ có bao giờ có tài sản hoặc gửi thân nhân qua Mỹ để du học rồi lưu lại Mỹ?”
Cản trở bước tiến của Việt Nam?
Trước đây, năm 2012, Magnitsky Act được Thượng viện Mỹ thông qua và áp dụng riêng với Nga.
000_Was7133871-400.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama ký dự luật H.R 6156 hôm 14/12/2012 tại Nhà Trắng, Washington, DC. AFP photo
 
Với dự luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng NDAA 2017 vừa được ký thành luật, Luật Magnitsky đã được mở rộng phạm vi ra các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là quốc gia bị Ủy Ban Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) đưa vào “danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC)”.
Theo luật sư Ngô Ngọc Trai thì điều luật này sẽ có một ảnh hưởng nhất định nào đấy về quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
“Nếu có một sự kiện nào đấy mà phía chính phủ Mỹ đánh giá có một cá nhân nào ấy ở Việt Nam vi phạm nhân quyền mà có công tác sang Mỹ thì sẽ bị cản trở.”
Bên cạnh đó, ông đưa ra lo ngại về điều luật Magnitsky sẽ tạo ra những khó khăn nhất định cho bước tiến của Việt Nam và sau đó là khó khăn cho người dân Việt Nam, người mà ông gọi là tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi nhất trong tất cả những chính sách hay quyết định mang màu sắc chính trị.
“Thứ nhất là việc chế tài thì cứ chế tài, cứ làm thế nào cho đúng và hợp lý. Thứ hai là đừng đẩy chính quyền Việt Nam đi xa quá, khiến cho người ta muốn có sự tiến bộ, nhưng tất nhiên là có những cái gì đó khiến cho người ta chưa làm được. Hãy giúp người ta là chính, chứ đừng đẩy người ta vào cái thế…rồi cuối cùng nhân dân là người gánh chịu hậu quả.”
Nếu có một sự kiện nào đấy mà phía chính phủ Mỹ đánh giá có một cá nhân nào ấy ở Việt Nam vi phạm nhân quyền mà có công tác sang Mỹ thì sẽ bị cản trở.
- Luật sư Ngô Ngọc Trai
Luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng phải cân nhắc rất nhiều vì theo ông, hơn 90 triệu người Việt Nam là  đối tượng cần được quan tâm trước hết trong bất kỳ hoạt động nào.
“Tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế, người Việt Nam ở hải ngoại, hay chính phủ Mỹ chẳng hạn, khi quyết định chắc chắn đã suy nghĩ kỹ và cân nhắc rồi nhưng hãy nghĩ nhiều hơn nữa tới người dân Việt Nam, những người thấp cổ bé họng, những người dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi. Hãy nghĩ nhiều đến họ. Hãy quan tâm đến họ trong bất kỳ kế hoạch hay chính sách nào.”
Một số ý kiến khác thì tỏ vẻ lo ngại với chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump thì Luật Magnitsky sẽ không khác gì “mớ giấy vụn.”
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phủ nhận hoàn toàn luồng dư luận đó và cho biết điều luật này do Quốc hội thông qua sau khi nhận được đa số phiếu ủng hộ từ Thượng viện và Hạ viện Hoa kỳ. Do đó, Tổng thống Obama bắt buộc phải ký ban hành và khi đã thành luật thì bất kỳ tổng thống nào cũng phải áp dụng và chấp hành.
Cho dù có nhiều ý kiến nhận định khác nhau, thế nhưng, đa số những phản hồi từ Việt Nam, đặc biệt là những người hoạt động cho nhân quyền Việt Nam trong và ngoài nước đều xem đây là món quà mang nhiều ý nghĩa mà Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống Obama dành cho Việt Nam trước khi ông rời nhiệm sở.
Hai đạo luật nhân quyền và tôn giáo được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đặt bút phê chuẩn trong tháng cuối cùng của năm 2016, cũng là tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ 4 năm của ông.

Dân Mỹ ngưỡng mộ Obama nhất, Trump nhì




Gần 100 người làm việc trong các tiệm làm móng tay ở nước Anh, đa phần là người Việt, đã bị bắt vì tình nghi nhập cư trái phép.
Đây là một phần trong chiến dịch chống lao động bất hợp pháp của chính phủ Anh.
Chính phủ cho biết chiến dịch này sẽ nhận diện và giúp các nạn nhân của tệ buôn người.
Các nhân viên phụ trách nhập cư đã kiểm tra các tiệm làm móng tay trên khắp nước Anh vào khoảng thời gian từ 27/11 tới 3/12.
14 người được xác định có thể là nạn nhân nạn buôn bán người.
 http://www.bbc.com/vietnamese/media-38461199
 
 
 

 


 

No comments: