Monday, February 27, 2017

TRÒ HỀ QUỐC HỘI BỎ PHIẾU

TRÒ HỀ QUỐC HỘI BỎ PHIẾU




 Quốc hội VN công bố kết quả 'tín nhiệm'
15-11-2014





Quốc hội Việt Nam
Quốc hội Việt Nam tiến hành xong bỏ phiếu tín nhiệm hôm 15/11/2014.
Quốc hội Việt Nam hoàn tất lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 vị trí quan chức lãnh đạo nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, theo truyền thông trong nước.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nhận được 380 phiếu tín nhiệm cao (76,46%), 84 phiếu tín nhiệm (16,9%) và 20 phiếu tín nhiệm thấp (9,52%), theo kết quả kiểm phiếu được công bố, tờ Vietnamnet đưa tin hôm 15/11/2014.
Năm ngoái, ông Sang nhận được 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong cuộc lấy phiếu tháng 6/2013 với tổng số 492 đại biểu tham dự.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lần này nhận được 340 phiếu tín nhiệm cao (68,44%), 93 phiếu tín nhiệm (18,71%) và 52 phiếu tín nhiệm thấp (10,4%).



Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhận được 320 phiếu tín nhiệm cao, 96 phiếu tín nhiệm và 68 phiếu tín nhiệm thấp.
Năm 2013, Thủ tướng Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp.
Trong số các chức danh nhận được số phiếu 'tín nhiệm thấp' nhiều nhất lần này có các vị Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (192 phiếu), Bộ trưởng Văn hóa, Du lịch và Thể thao Hoàng Anh Tuấn (157 phiếu), Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình (154 phiếu) và Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận (149 phiếu).
Cũng đã có một số thay đổi về tín nhiệm đối với một số vị trí trong chính phủ trong lần lấy phiếu 2014. Hôm thứ Bảy, tờ VnExpress cho hay:
"Đứng cuối bảng xếp hạng ở lần lấy phiếu trước, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình lội ngược dòng ngoạn mục khi đạt 323 phiếu tín nhiệm cao so với 88 phiếu năm ngoái.
"Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng được 362 đại biểu đánh giá tín nhiệm cao so với 186 phiếu lần đầu."
Ông Thăng có kết quả phiếu tín nhiệm từ cao đến thấp là 362, 91 và 28 phiếu. Bộ trưởng Y tế Kim Tiến có kết quả là 97, 192 và 192 phiếu, Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận có kết quả 133 - 202 và 149 phiếu, theo tờ Tuổi trẻ.



Quốc hội Việt Nam lấy phiếu tín nhiệm
Đây là lần thứ hai Quốc hội Việt Nam lấy phiếu tín nhiệm các chức danh, lãnh đạo.
Kết quả tín nhiệm với Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, là 264, 166 và 50 phiếu. Với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, kết quả là 313, 129 và 41 phiếu.
Bộ trưởng Ngoại giao, kiêm Phó Thủ tướng, ông Phạm Bình Minh có kết quả tín nhiệm là 320, 146 và 19 phiếu.
Người xếp đầu bảng 'xếp hạng' năm ngoái, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, năm nay nhận được 390 phiếu tín nhiệm cao (78,4%), 86 phiếu tín nhiệm (17,5%) và 9 phiếu tín nhiệm thấp (1,84%).

Thành công hay phân tán?Có nhiều phiếu 'tín nhiệm thấp'



Phiên lấy phiếu bắt đầu từ lúc 8:30 phút sáng ngày thứ Bảy, với sự tham gia của 484 đại biểu Quốc hội, và kết quả toàn bộ đánh giá 50 chức danh được công bố lúc 16h23 phút, theo tờ báo điện tử VnExpress.
Trong số 50 vị trí được mang ra lấy phiếu tín nhiệm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
Các lá phiếu được chia làm ba loại: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Các đại biểu Quốc hội đã có thời gian 30 phút để 'suy nghĩ' trước khi đưa ra đánh giá tín nhiệm với các chức danh trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm mà Quốc hội đưa ra.
Năm ngoái, Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 47 chức danh lãnh đạo được Quốc hội cử và các Hội đồng nhân dân bổ nhiệm.
Cuộc lấy phiếu 6/2013 được truyền thông nhà nước gọi là một "thành công".
Tuy nhiên, cũng ý kiến trong dư luận và giới quan sát cho rằng việc bầu hàng chục chức danh như vậy có thể quá 'phân tán' và các tiêu chí đánh giá là quá phức tạp.



Cũng có các đề xuất cho rằng thay vì khi đo độ tín nhiệm được ghi thành 3 nấc 'tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp', nên chỉ được ghi đơn giản thành hai nấc là "tín nhiệm" và "không tín nhiệm."
Gần đây, có ý kiến từ cựu Đại biểu Quốc hội cho rằng chỉ nên đánh giá tín nhiệm (hay bỏ phiếu bất tín nhiệm) với quan chức nào 'có vấn đề' để tránh gây mất thời gian và làm ảnh hưởng tới những người còn lại mà 'đang làm việc tốt' và 'không có vấn đề'.
Hôm thứ Bảy, một nhà quan sát từng làm tham vấn trong hoạch định chiến lược và chính sách cấp cao của chính phủ nói với BBC:
"Các cuộc đo tín nhiệm là bước đầu, tuy vậy, như cuộc lấy tín nhiệm năm 2013, đã có những dấu hiệu tích cực, một số chức danh, quan chức đã chịu áp lực và họ đã có tiến bộ ít nhiều trong đảm trách công việc được giao của mình, chẳng hạn như vị trí của Thống đốc Ngân hàng, Bộ trưởng Giao thông & Vận tải hay thậm chí trong chừng mực nào đó là Bộ trưởng Y tế," nhà quan sát không muốn tiết lộ danh tính này nói.

Vì sao họp kín về lấy phiếu tín nhiệm?

  • 12 tháng 10 một 2014
Bỏ phiếu tính nhiệm ở Quốc hội Việt Nam
Lấy tín nhiệm lần này sẽ khó đi vào 'thực chất' và 'đạt hiệu quả', theo ý kiến nhà quan sát.
Quốc hội Việt Nam sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn trong một phiên họp kín, sáng 15/11.
Việc Quốc hội quyết định 'họp kín' khi lấy phiếu tín nhiệm có thể do các lãnh đạo muốn 'điều chỉnh nội bộ' và tránh 'ném chuột, vỡ bình' như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đã gợi ý, theo ý kiến bình luận từ trong nước.
Việc họp kín này cũng có thể phản ánh chiều hướng muốn 'dàn xếp nội bộ' trong lúc tình hình quan hệ giữa các phe nhóm lãnh đạo trong chính quyền vẫn 'còn phức tạp', theo nhà văn Phạm Viết Đào từ Hà Nội.
Mặt khác qua cách thức lấy phiếu tín nhiệm được chủ trương, có thể thấy trước việc lấy phiếu kỳ này sẽ 'không đạt được mục tiêu' và 'không đạt được điều gì', theo một nữ cựu Đại biểu Quốc hội khóa XII.
Hôm 12/11/2014 từ Hà Nội, nhà văn Phạm Viết Đào, người mới ra tù hôm 13/9 sau khi bị kết án 15 tháng tù giam vì tội 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ' theo điều 258 của Bộ luật Hình sự của Việt Nam, nói với BBC:
"Tôi nghĩ đấy là một chủ trương thực hiện ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu. Tôi đoán là chắc muốn có những điều chỉnh nội bộ để tránh những việc như ông Trọng nói 'ném chuột sợ vỡ bình'.
"Chủ trương họp kín cũng là có tính chất dàn xếp nội bộ những xung đột, những mâu thuẫn nếu có, thì họ muốn giải quyết vấn đề nội bộ.
"Và tôi thấy làm như thế giống như một con bệnh mình không minh bạch đưa ra ánh sáng, đến khi nó hoại tử, thì chắc là không kịp," cựu blogger và nguyên chánh thanh tra thuộc Bộ Văn hóa của Việt Nam cảnh báo.

'Chẳng để làm gì'

Máy của bạn không hỗ trợ nghe âm thanh
null
Cũng hôm thứ Tư, bà Phạm Thị Loan, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thương mại Đầu tư Việt Á, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa trước, dự đoán với BBC về kết quả và hiệu quả của lần lấy phiếu được Quốc hội Việt Nam ấn định vào ngày thứ Bảy 15/11/2014.
Bà Loan nói: "Theo tôi, cái cách mà các vị đang bỏ phiếu tín nhiệm theo như thế này, tôi thấy không giải quyết được cái gì.
"Và như anh Nguyễn Minh Thuyết nói, bây giờ quan trọng nhất phải là mục tiêu, một là bỏ phiếu tín nhiệm ai, vị trí nào thì tập trung làm về vị trí đấy và thứ hai, bỏ phiếu tín nhiệm phải minh bạch, nghĩa là cho thực chất.
"Chứ không phải theo kiểu làm để lấy lệ. Tức là có vẻ quan tâm, kiểm soát, nhưng mà thực ra cái phiếu nó cũng không chính xác, thứ hai là sau khi bỏ phiếu xong thì cũng chẳng biết để làm cái gì cả."
Gần đây, trong một tọa đàm trực tuyến với BBC, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XII cho rằng Quốc hội không nên lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tràn lan, mà chỉ nên tiến hành việc này dựa trên thăm dò ý kiến trước về ai cần phải lấy tín nhiệm.
Ông nói: "Ở các nước, người ta chỉ theo kiến nghị của Đại biểu Quốc hội, thì người ta lấy ý kiến Quốc hội về bỏ phiếu tín nhiệm với một người nào đó cụ thể mà người đó theo Đại biểu là làm việc không tốt.
"Theo tôi tốt nhất là như vậy: đầu kỳ họp mình phát cho các đại biểu một tờ giấy thăm dò, đại biểu nào đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nào đối với ai thì ghi vào đấy. Và cuối cùng, Ban Tổ chức thống kê xem từ 20% đại biểu trở lên đề nghị bỏ phiếu đối với ông X, ông Y chẳng hạn, thì lúc ấy chúng ta bỏ phiếu.
"Còn những người khác thì để cho người ta làm việc. Mình lúc nào cũng đem ra làm phiền người ta làm gì, tôi cho rằng cách làm của mình chẳng giống ai cả."

'Khó tạo áp lực'

Lấy tín nhiệm ở Quốc hội
Ý kiến nói cần để cho người dân được biết và truyền thông có tiếng nói về việc lấy tín nhiệm.
Về việc Quốc hội nên mở công khai hay nên họp kín ở phiên họp lấy tín nhiệm 50 chức danh do Quốc hội bầu và Hội đồng nhân dân phê chuẩn, cựu Đại biểu Phạm Thị Loan nói:
"Việc này chẳng việc gì phải họp kín cả, có thể bỏ phiếu kín thì được, chứ nếu mà nói họp kín, quan điểm của tôi là Quốc hội cứ họp mở đàng hoàng và bỏ phiếu kín...
"Lấy phiếu tín nhiệm cần phải công khai. Nếu ai như thế nào thì công khai, để rồi quyết định công khai, còn quan điểm của tôi chẳng việc gì mà phải kín và thứ hai báo chí biết thì cũng càng tốt chứ sao."
Cũng đồng tình với điểm này, nhà văn Phạm Viết Đào từ Hà Nội nói:
"Những vấn đề như thế này mà không để cho người dân tham gia, không để cho truyền thông người ta có một tiếng nói nào đấy thì tôi nghĩ khó mà minh bạch được, khó mà tạo ra những áp lực khách quan, tạo ra một chuyển biến tích cực, khách quan hơn.
"Tôi nghĩ việc không công khai là một điều cũng hơi thất vọng, bản thân tôi là người dân thì tôi cũng muốn chính phủ và các cơ quan lãnh đạo, cơ quan công quyền của nhà nước cố gắng công khai tối đa.
"Tất nhiên nhà nước nào cũng có những 'hộp đen' của họ, thế nhưng mà cái gì cũng cho vào hộp đen cả, tự giải quyết nội bộ, mà giải quyết nội bộ, đôi khi, nhiều khi người dân người ta cũng thất vọng, vì mặc dù mọi cái nói là dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, nhưng dân có biết đâu," ông Đào nói với BBC.
 
 Phe Nguyễn Tấn Dũng thua đậm trong cuộc đấu đá lấy phiếu tín nhiệm 2014 
 
Dân Làm Báo - Kết quả của cuộc lấy phiếu tín nhiệm 2014 tại Quốc Hội cho thấy Nguyễn Tấn Dũng đang bị lép vế và uy tín bị sụt giảm đối với các "đồng chí" đảng viên đang nắm Quốc Hội. 

Với 8 thành viên trong Bộ Chính trị có tên trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm, Nguyễn Tấn Dũng đứng hạng 6 trong số 8 người được tín nhiệm cao, chỉ hơn Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang. Về phần phiếu tín nhiệm thấp (hay đúng hơn là bất tín nhiệm, nếu không theo cách chơi chữ của đảng) thì Nguyễn Tấn Dũng là người bị các ĐBQH xếp cuối sổ.
Trong Bộ Chính trị, người chiến thắng là Trương Tấn Sang với hạng 2 về tín nhiệm cao chỉ sau Nguyễn Thị Kim Ngân và ít phiếu tín nhiệm thấp, thứ nhì sau bà Ngân.
Trường hợp của Nguyễn Sinh Hùng thì khá đặc biệt. Ông xếp hạng 4 trong số các ủy viên BCT về phiếu tín nhiệm cao, nhưng chỉ sau Nguyễn Tấn Dũng về phiếu tín nhiệm thấp. Điều này cho thấy kẻ ưa ông ta cũng nhiều mà người ghét ông ta cũng không ít. 
Số phận của hai người vừa mới sang chầu Bắc Kinh là Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang cũng rất đen tối. Trong Bộ Chính trị, cả hai đều đứng cuối bảng về tín nhiệm cao và có nhiều phiếu tín nhiệm thấp, chỉ sau Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng.
3 ủy viên BCT được xếp hạng cao nhất theo thứ tự là Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Tấn Sang và Nguyễn Xuân Phúc.
Khi so sánh mức độ tín nhiệm giữa phía Lập pháp và Hành pháp thì các "tướng" của Nguyễn Tấn Dũng nói chung lại càng thua đậm. Dĩ nhiên các ĐBQH bỏ phiếu cho "đồng nghiệp/đồng chí" của mình trong Quốc hội vẫn "nhẹ tay" về phần tín nhiệm thấp và "nặng tay" cho tín nhiệm cao, nhưng con số chênh lệnh khá lớn, nói lên vị trí của Quốc hội trong bối cảnh sinh hoạt chính trị của Việt Nam hiện nay khi Quốc hội được dùng làm thước đo... lòng đảng trước kỳ đại hội sắp xếp quyền lực.
"Top 10" số phiếu tín nhiệm thấp trong quốc hội là: 39, 36, 30, 28, 28, 27, 26, 23, 20, 19:
Trong khi đó, "Top 10" số phiếu tín nhiệm thấp phía nhà nước lên đến: 192, 157, 154, 149, 119, 111, 102, 95, 91, 79:
Trung bình số phiếu tín nhiệm thấp dành cho 15 người trong Quốc hội là 23. 
Trong khi đó, trung bình số phiếu tín nhiệm thấp dành cho 23 thành viên phía nhà nước lên đến 77.
Đội sổ tín nhiệm thấp là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến (192 phiếu). Tiếp theo là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh (157 phiếu) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình (154 phiếu).
Đứng đầu bảng trong nhóm nhà nước là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng với 362 phiếu tín nhiệm cao và là người ít phiếu tín nhiệm thấp thứ 3. Tiếp sau Đinh La Thanh là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là những người đứng đầu bảng của nhóm nhà nước.
Con số tín nhiệm cao này cũng thấp hơn so với phiếu của những thành viên quốc hội: 
Dựa vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm 2014 này, Nguyễn Tấn Dũng chắc hẵn phải có một đại kế hoạch vừa PR cho đàn em, vừa tấn công vào phe nhóm đối nghịch. Những nhân vật đứng đầu bảng tín nhiệm cao như Đinh La Thăng, Bùi Quang Vinh, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Vũ Đức Đam cần được tiếp tục đánh bóng và bảo đảm phải đứng về phe "ta". Riêng con bài đội sổ Nguyễn Thị Kim Tiến chắc hẵn Nguyễn Tấn Dũng phải có kế sách để giải quyết bà Bộ trưởng có thành tích tử vong trong ngành nổi tiếng khắp nước. 
Riêng phần Nguyễn Sinh Hùng thì kết quả phiếu tín nhiệm cũng cho ông ta thấy thực trạng về giấc mơ thủ tướng hay tổng bí thư sẽ còn nhiều chông gai, khi kẻ ủng hộ ông ta cũng nhiều mà tẩy chay ông ta cũng không ít.
Cuối cùng là Trương Tấn Sang. Giữa những màn đấm đá của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng với nhau, ông ngồi khoanh tay lượm phiếu và tạo cho mình một vị trí thuận lợi trong những cuộc thư hùng từ giờ cho đến giữa năm 2016.
 Hiệp đầu "tín nhiệm 50" trong bàn cờ tranh chấp quyền lực của nội bộ đảng CSVN 
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Sau bao nhiêu chuyện tín nhiệm cao, tín nhiệm vừa vừa, tín nhiệm thấp, phiếu kín, họp kín đổi thành phiếu kính họp hở, cuối cùng thì ngày... ấy đã đến. 50 đảng viên cao cấp được đưa lên bàn mổ-mà-không-xẻ để cùng nhau tín nhiệm cao-vừa-thấp, mở màn cho cuộc tranh giành quyền lực gay gắt kéo dài từ bây giờ cho đến kỳ đại hội xếp ghế quyền lực thứ XII của đảng vào giữa năm 2016.
Trong danh sách 50 này có 8 người từ Bộ Chính trị của đảng được đem ra để bỏ phiếu tín nhiệm cao-vừa-thấp. Đó là:
1. Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
2. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
3. Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Chính phủ
4. Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội
5. Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội
6. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội
7. Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
8. Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.
Bộ chính trị có 16 người, một nửa được đảng thu xếp ngồi vào những ghế đứng đầu những bộ phận quan trọng chi phối toàn bộ sinh hoạt chính trị của đất nước. Chủ tịch nước: có Sang. Thủ tướng: có Dũng; Dũng có mệnh hệ gì thì Phúc lên thay. Quốc hội: Có Hùng; Nếu Hùng đột tử thì có Phóng, có Ngân. Tàu cộng xâm lược thì có Thanh sang Bắc Kinh để được "bạn" tiếp đón trọng thị. Nhân dân yêu nước chống Tàu cộng xâm lược thì đã có Quang cùm đầu.
Còn lại trong BCT là: Nguyễn Phú Trọng (TBT), Lê Hồng Anh (thường trực Ban Bí thư kiêm Đặc phái viên của TBT đi sứ sang Tàu), Phạm Quang Nghị - Bí thư Hà Nội), Lê Thanh Hải (Bí thư Thành Hồ), Tô Huy Rứa (Trưởng Ban Tổ chức Trung ương), Ngô Văn Dụ (Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương), Đinh Thế Huynh (Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương), Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc).
Điểm đáng lưu ý là có đến 3 thành viên BCT nằm trong Quốc Hội: Hùng, Phóng, Ngân. Điều này cho thấy các phe phái đã dự phóng trước Quốc hội sẽ là chiến trường sôi động trong cuộc chiến giành quyền lực của nội bộ đảng. Đó là nơi mà cán bộ đảng từ chỗ có quyền bước sang chỗ có-quyền-lẫn-có-tiền qua việc được "cơ cấu" vào chiếc ghế đẻ ra những đại dự án và xât dựng bè phái. Bỏ phiếu tín nhiệm, do đó, là hiệp đầu nhưng quan trọng. Kết quả quyền lực trong đại hội đảng 2016, hiện tượng bỏ phe này, gia nhập phe kia, gió chiều nào ta theo chiều đó sẽ tùy thuộc khá nhiều vào kết quả của những hiệp đầu đấm đá này.
I. Những gì đã xảy ra trước hiệp đầu bỏ phiếu tín nhiệm?
1. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng
6.10. 2014. Nguyễn Phú Trọng ra quân. Nguyễn Phú Trọng đánh hồi kẻng báo hiệu mở đầu cho cuộc so găng giữa các thế lực quyền và tiền của đảng với tuyên bố chống tham nhũng nhưng đánh chuột phải giữ bình (1). Dư luận chế diễu những phát ngôn có vẻ "lú" và "lẫn" của ông ta nhưng thật ra Nguyễn Phú Trọng đã gửi một thông điệp chính trị rõ ràng cho toàn đảng: tấn công phe cánh Nguyễn Tấn Dũng nhưng không làm tổn hại đến đảng.
Thông điệp này được gửi ra sau khi Nguyễn Phú Trọng cử "đặc phái viên" Lê Hồng Anh sang Bắc Kinh vào cuối tháng 8 để tiếp kiến Tập Cận Bình, người cũng đang ráo riết thực hiện chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" với bình chuột made in China. (2)
Thông điệp đánh chuột nhưng phải giữ bình chính là "luật chơi" mà người đứng đầu đảng định ra cho toàn đảng. Hiệp đầu của "cuộc chơi" này tại võ đài quốc hội không nằm ngoài "luật chơi" ấy. Chỉ được có phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp nhưng không thể có chuyện bất tín nhiệm.
9.10.2014. Nguyễn Sinh Hùng xuất chiêu: Chỉ 3 ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng bắn pháo lệnh lẫn luật chơi, Nguyễn Sinh Hùng tiếp nối bằng cách dùng diễn đàn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tấn công Nguyễn Tấn Dũng, nhồi sóng dư luận và tạo động lựợng chuẩn bị cho hiệp "bỏ phiếu tín nhiệm" trong trận đấu nhiều hiệp kéo dài cho đến đại hội đảng 2016. 
Tại buổi làm việc này, người đứng đầu ngành Lập pháp đã tấn công kẻ đứng đầu phía Hành pháp: ...Dù bối cảnh kinh tế rất khó khăn nhưng ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn tăng thu ấn tượng với con số 52.000 tỉ đồng sau 9 tháng đầu năm... Làm được đồng nào xài hết đồng đó; chi thường xuyên tăng liên tục rồi lại phải vay nợ, phát hành trái phiếu để đảo nợ; thậm chí hết cả tiền để chi tăng lương... (3)
24.10.2014. Nguyễn Tấn Dũng phản pháo: Sau cú đấm xuất chiêu của Nguyễn Sinh Hùng, ngay lập tức một cán bộ từng lãnh đạo Văn phòng Chính phủ nhiều năm đã gửi một bài viết đến Danlambao (4) tố cáo Nguyễn Sinh Hùng, cho biết rằng Hùng đã đặt vấn đề với nguyên TBT Lê Khả Phiêu trong việc ủng hộ Hùng đắc cử vào chức vụ Thủ tướng hoặc Tổng Bí thư trong lần đại hội đảng kỳ tới, đồng thời Nguyễn Sinh Hùng cũng đã thảo luận với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang về những "tin xấu" về kinh tế do Nguyễn Tấn Dũng trách nhiệm.
Cũng theo lời tố cáo của cán bộ cao cấp này thì Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân là người đứng về phe Nguyễn Sinh Hùng. Ngược lại, những người mà Hùng xem là thuộc cánh Nguyễn Tấn Dũng cần phải tấn công là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Hùng chưa kịp tấn công Trần Đại Quang thì vào ngày 24 tháng 10, 2014, Bộ Công an đã ra lệnh bắt giam Hà Văn Thắm, chủ tịch Ocean Bank, tức Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương. Hà Văn Thắm là người giàu thứ 9 trên thị trường chứng khoán và là đàn em thân tín của Nguyễn Sinh Hùng. (5)
Hiệp đồng tác chiến với Trần Đại Quang, Nguyễn Văn Bình cũng ngay lập tức phát đi thông cáo Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Hà Văn Thắm và đình chỉ công tác, chức vụ chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng đối với Hà Văn Thắm. 
Trên mạng, một clip ghi âm đối thoại của Hà Văn Thắm được phổ biến trong đó Thắm kể chuyện Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo Thắm thực hiện mưu đồ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt và Thắm chỉ trích Nguyễn Sinh Hùng vì quá “điên cuồng” đã làm hỏng kế hoạch thâu tóm này. (6)
Bên cạnh đó một trang web mang tên "Chủ tịch Quốc hội" (7) được thiết lập vào cuối tháng 10, 2014 với các bài viết tập trung tấn công Nguyễn Sinh Hùng và em gái ruột của ông ta là Nguyễn Hồng Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng SSG.
2. Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang sang Tàu
Trong khi Trọng, Hùng, Dũng so găng thì Thanh và Quang thu xếp để sang Tàu.
16.10.2014. Phùng Quang Thanh cùng 13 tướng tùy tùng đi sứ Bắc Kinh. Tại đây ông ta được "bạn đón tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị..." và trước sau như một người nắm đầu QĐND xem và gọi Bắc Kinh xâm lược là bạn, đồng ý với quân xâm lược về "hiện trạng" Biển Đông và chấp nhận việc Tàu cộng khai thác, xây dựng căn cứ "nhiều hơn" Việt Nam và các nước khác là chuyện bình thường. (8)
Lý do giải thích cho thái độ khòm lưng bán nước này của Phùng Quang Thanh là mục tiêu tìm kiếm sự đỡ đầu, che chở của quan thầy Bắc Kinh trước cuộc sinh sát nội bộ đang diễn ra và sẽ tiếp tục kéo dài tại Ba Đình.
Sau khi đi sứ về, Phùng Quang Thanh đã bị phe Nguyễn Tấn Dũng dùng diễn đàn Quốc hội vào ngày 4.11.2014 và truyền thông lề đảng để tấn công việc ông ta đã lạm quyền, sử dụng hàng ngàn lô đất quanh sân bay Tân Sơn Nhất để cắt ra bán, thuê và xây dựng các sân golf (9). Cần nhắc lại, vào tháng 4, 2014, Phùng Quang Thanh đã lộ thái độ đứng vào phe đối đầu với phía Nguyễn Tấn Dũng khi ông ta đặt vấn đề việc Nguyễn Tấn Dũng phong tướng quá nhiều cho ngành công an, và mới đây đã ra sức thuyết phục Quốc hội chấp nhận việc phong thêm tướng cho phía Quân Đội nhằm giúp ông ta củng cố thêm vây cánh.
26.10.2014. Trần Đại Quang đi sứ. 10 ngày sau chuyến đi của Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng công an Trần Đại Quang cũng bay sang Tàu đầu khấu. Theo thông tin chính thức thì mục tiêu của chuyến đi là để đồng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 4 giữa Bộ Công an hai nước. (10) Tuy nhiên, cho đến khi Quang đã hội kiến với ủy viên bộ chính trị Trung Quốc là ông Mạnh Kiến Trụ thì truyền thông lề đảng mới đăng tin cho thấy đây là một chuyến đi "đặc biệt" có nhiều mục tiêu khác trong bối cảnh đấu đá nội bộ và sau khi phía Quân Đội sang khấu đầu Bắc Kinh. 
Từ Quân Đội đến Công An, phe này hoặc phái kia, tất cả đều chạy sang Tàu tìm gậy để chống và tấn công nhau.
II. Trở lại danh sách "tín nhiệm 50"
Sau khi tóm tắt những cuộc thư hùng trước hồi tín nhiệm, chúng ta thấy gì khi nhìn lại danh sách 50 người được tín nhiệm cao-vừa-thấp?
Xác xuất là tại diễn đàn Quốc Hội, sân chơi của Nguyễn Sinh Hùng, thì phần thắng thế có thể nghiên về phía Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Sang, Phùng Quang Thanh. Mức độ tín nhiệm dành cho Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Sinh Hùng, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang sẽ định hình cho mối tương quan quyền lực trong Bộ Chính trị và tầm ảnh hưởng của mỗi phe lên các đảng viên trong Quốc Hội cũng như trong Trung ương đảng trong 1 năm rưởi tới.

Bên cạnh 8 thành viên BCT, trong danh sách 50 người có 15 đảng viên nắm giữ những chức vụ trong Quốc hội.

1. Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội
2. Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội
3. Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội
4. Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội
5. Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
6. Nguyễn Đức Hiền, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội
7. Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội
8. Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
9. Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội
10. Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
11. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
12. Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội
13. Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
14. Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội
15. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Mức độ tín nhiệm đối với những thành viên này cũng sẽ ảnh hưởng đến tầm thao túng của Nguyễn Sinh Hùng trong bộ phận mà ông ta đang làm Chủ tịch.

Phía các đảng viên đang nắm những chức vụ trong chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng gồm 23 người:
1. Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Chính phủ
2. Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng Chính phủ
3. Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
4. Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng Chính phủ
5. Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
6. Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
7. Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
8. Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
9. Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
10. Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
11. Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
12. Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương
13. Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
14. Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
15. Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
16. Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
17. Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
18. Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 
19. Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
20. Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
21. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế
22. Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ
23. Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Còn lại sau cùng trong danh sách là Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; Nguyễn Hữu Vạn, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Kết quả phiếu tín nhiệm cao, vừa, thấp vào chiều 15 tháng 10, 2014 đối với 23 đảng viên nằm trong các bộ phận Hành Pháp sẽ là thước đo về mức độ mênh mông tình đảng của những ĐBQH đối với Nguyễn Tấn Dũng như thế nào. 
III. Kết luận
Thế nào... đi nữa thì việc đấu đá tranh giành quyền lực trong đảng không có gì mới. Ở một đất nước mà khẩu hiệu nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được luôn luôn đem ra để đánh bóng chế độ, người ta không thấy bóng dáng, tiếng nói của người dân trong lá phiếu chính trị về sự tín nhiệm này. Đó là chưa nói đến giờ cuối mới có sự thay đổi về quyết định họp kín, cấm truyền thông báo chí tham dự. 
Với điều 4 hiến pháp cho phép đảng CSVN tự tung tự tác, kết quả sau cùng của mọi sự tranh chấp quyền lực là một thành phần lãnh đạo ma mãnh hơn, gian ác hơn, thâm độc hơn. Đó là thành phần đã được "lọc lựa" và "sống còn" sau một cuộc chiến với nhiều âm mưu, nhiều thủ đoạn. Tiến trình đấu đá nội bộ đảng cũng sẽ làm nhiều tấm lưng đã cong lại càng cong thêm khi đối diện với những đe doạ chính trị đã bằng mọi cách đi tìm kiếm sự đỡ đầu của quan thầy Bắc Kinh, cho dù phải trả bằng những cái giá lớn - những cái giá không phải là của họ mà là của đất nước Việt Nam.





Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng củng cố uy thế qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội


mediaÔng Nguyễn Tấn Dũng được gần 65% phiếu tín nhiệm của các đại biểu Quốc hội - REUTERS /Kham
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay 15/11/2014 đã được tăng cường thêm sức mạnh khi nhận được số phiếu tín nhiệm khá cao của các đại biểu Quốc hội. Theo AFP, đây là một sự khởi sắc tương đối ngoạn mục so với năm ngoái, ông chỉ được lượng phiếu tín nhiệm rất thấp.
Khoảng 320/484 đại biểu đã bỏ phiếu « tín nhiệm cao » cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chiếm tỉ lệ 64,39%. Đây là một sự tương phản lớn lao so với năm ngoái, khi đến một phần ba trong Quốc hội chỉ « tín nhiệm thấp » đối với sự lãnh đạo của ông Dũng. Còn lần này, chỉ có 68 đại biểu bỏ phiếu « tín nhiệm thấp » cho Thủ tướng.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo, được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2013, là một nỗ lực của các nhà cai trị Việt Nam, nhằm xoa dịu các bất bình ngày càng tăng của dân chúng trước tình trạng thiếu trách nhiệm và tham nhũng. Các đại biểu có thể bỏ phiếu « tín nhiệm thấp » « tín nhiệm » và « tín nhiệm cao » cho 50 chức danh lãnh đạo hàng đầu, trong đó có Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.

Theo báo chí nhà nước, quan chức nào nhận được trên 50% phiếu « tín nhiệm thấp » trong hai năm liên tiếp có thể bị yêu cầu từ chức. Nhưng cả năm nay lẫn năm ngoái, tất cả các lãnh đạo phải đối mặt với việc bỏ phiếu tín nhiệm đều xoay sở để có được số phiểu ủng hộ cần thiết, nhằm tránh né các biện pháp kỷ luật trong tương lai.

Năm nay, người chiếm được số phiếu cao nhất là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 380 phiếu « tín nhiệm cao » (76,46%). Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bị chỉ trích dữ dội do nhiều vụ tai tiếng trong ngành y tế, là quan chức bị mất lòng dân nhất, đã nhận được đến 192 phiếu « tín nhiệm thấp ».

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà uy tín đã bị xói mòn bởi một loạt các xì-căng-đan tham nhũng và các quan ngại về việc lãnh đạo nền kinh tế, dường như đã thu hút được cảm tình hơn so với năm ngoái, nhờ mạnh mẽ lên tiếng đả kích Trung Quốc.

AFP nhắc lại, Hà Nội và Bắc Kinh đang căng thẳng trong vấn đề chủ quyền biển đảo tại Biển Đông. Hồi tháng Năm, Bắc Kinh đã tự tiện đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây hấn với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ, và dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc. Giàn khoan này được rút đi hồi tháng Bảy.

Ông Nguyễn Tấn Dũng không ngừng đả kích thái độ cứng rắn của Bắc Kinh tại Biển Đông, tranh thủ các diễn đàn khu vực trong đó có cả hội nghị ASEAN tại Miến Điện mới đây, để kêu gọi quốc tế có hành động mạnh mẽ hơn nhằm kìm hãm hành động xâm lăng của Trung Quốc tại các vùng biển bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.
Tuy các nhà quan sát hoan nghênh việc tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm – như một dấu hiệu cho thấy cố gắng của chế độ để làm dịu bớt sự bất mãn của dân chúng - nhưng nhiều người cho rằng kết quả bỏ phiếu là vô nghĩa, bên trong hậu trường các quan chức vẫn sẽ « đóng cửa bảo nhau ».


Còn theo nhận định của Reuters, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này diễn ra một năm trước Đại hội Đảng, là dịp để chọn lựa ra những người lãnh đạo, trong nỗ lực tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây. Theo những lời đồn đoán, thì đang có sự rạn nứt sâu sắc trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam, giữa phe bảo thủ và phe được cho là cải cách.
 http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141115-ong-nguyen-tan-dung-manh-them-nho-quoc-hoi-tin-nhiem/
 

Thủ tướng qua kỳ 'sát hạch'

  • 16 tháng 11- 2014




Thủ tướng Dũng tại Thượng đỉnh Đông Á ở Myanmar hôm 13/11/2014
Uy tín của ông Dũng tăng trong lần bỏ phiếu tín nhiệm thứ hai

Hai hãng thông tấn lớn Reuters và AFP đều nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã "vượt qua" được kỳ sát hạch ở Quốc hội hôm 15/11.
Tin đầu tiên được Reuters chuyển ra thế giới vào lúc 16:17 phút hôm 15/11 chỉ vỏn vẹn đúng một câu viết hoa: "TT VIỆT NAM QUA ĐƯỢC KỲ KIỂM ĐIỂM CỦA QUỐC HỘI".
Chừng nửa tiếng sau họ có bản tin nguyên văn:
"Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã vượt qua được đợt bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội hôm thứ Bảy với 64% đại biểu bỏ phiếu 'tín nhiệm cao' về khả năng lãnh đạo của ông và 14% bỏ phiếu 'tín nhiệm thấp'.

"Kể từ năm ngoái, Quốc hội bỏ phiếu hàng năm để đánh giá khả năng của các quan chức hàng đầu.
"Có tới 485 đại biểu có mặt tại phiên bỏ phiếu tín nhiệm đối với 50 quan chức chính quyền.
"Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đạt mức 'tín nhiệm cao' 64.9% trong khi Chủ tịch Trương Tấn Sang đạt 76%, theo tuyên bố của Quốc hội tại phiên toàn thể."

'Tăng uy thế'

AFP đưa tin muộn hơn vào lúc 19:00 giờ Việt Nam nhưng viết chi tiết hơn.
Họ mở đầu bằng hai câu:
"Uy thế của Thủ tướng Việt Nam đã tăng lên hôm thứ Bảy khi đa số các nhà lập pháp tại nhà nước độc đảng bỏ phiếu ủng hộ ông trong kỳ bỏ phiếu tín nhiệm lần thứ hai tại đất nước cộng sản, đánh dấu sự đảo ngược so với kết quả thấp kém của ông hồi năm ngoái.
"Khoảng 320 trong số 484 đại biểu nói họ "tín nhiệm cao" đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thể hiện sự tương phản rõ rệt so với năm ngoái khi một phần ba dân biểu trong Quốc hội nghị gật nói họ "tín nhiệm thấp" về khả năng lãnh đạo của ông."





Ông Trương Tấn Sang đón cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton ở Hà Nội hồi tháng Bảy
Ông Sang là một trong những người có nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất
AFP cũng dẫn lời báo chí trong nước nói các quan chức nhận được hơn 50% phiếu "tín nhiệm thấp" trong hai năm liên tục có thể bị yêu cầu từ chức.
Hãng tin Pháp đánh giá một trong những quan chức được tin tưởng nhất năm nay với 380 phiếu "tín nhiệm cao" là Chủ tịch Trương Tấn Sang.




Trong khi đó Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được nhiều phiếu "tín nhiệm thấp" nhất với 192 phiếu.
Riêng về Thủ tướng Dũng, AFP nói ông đã cải thiện được uy tín nhờ có những tuyên bố mạnh mẽ phản đối Trung Quốc trong tranh chấp trên Biển Đông.

Mặc dù vậy AFP nói các nhà quan sát chính trị cho rằng kết quả bỏ phiếu "gần như vô nghĩa" cho dù đây cũng là chỉ dấu cho thấy chính quyền đang cố gắng để đáp lại sự chán nản của dân chúng.
Tại một cuộc tọa đàm trực tuyến http://bit.ly/1onwvra của BBC về phiên họp mới nhất của Quốc hội khóa 13, cựu đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói nếu Việt Nam hiện nay đang có một Quốc hội mà người dân 'không hài lòng', thì chính người dân cũng phải 'tự hỏi lại chính mình':

"Người dân như thế nào, thì Quốc hội như thế. Nếu bao giờ người dân của mình mà giác ngộ, mình đi bầu, mình chọn lọc thật cẩn thận, thì lúc ấy mình sẽ có một Quốc hội như ý của mình," Giáo sư Thuyết nói.

Một cử tri cũng nói với BBC trong cuộc tọa đàm rằng ông đã chọn không đi bỏ phiếu để phản đối cách bầu cử thiếu cương lĩnh và chương trình hành động mà thay vào đó chỉ là "bản lý lịch ngắn ngủn treo ở chỗ bầu cử ... không có một tí thông tin gì cả" khiến việc đi bầu thành "vô nghĩa".
Quý vị cũng có thể đăng ký với BBC tại http://bit.ly/1CkBIB5 để được báo trước về các tọa đàm trực tuyến từ 19:30-20:00 thứ Năm hàng tuần. 
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/11/141116_vote_agencies

 

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-11-14

000_Hkg2394941-622.jpg
Một phiên họp Quốc Hội tại Hà Nội, ảnh minh họa.
AFP


Ngày 15/11 tới đây, Quốc hội VN sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh dân cử do Quốc hội bầu và chỉ định trong một phiên họp kín. Dư luận đặt câu hỏi, một Quốc hội của dân sao lại thiếu minh bạch và công khai trong vấn đề giám sát quyền lực nhà nước của cử tri như vậy?

Làm cảnh cho đẹp?

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Cách làm này giúp những người liên quan nhận thấy được mức độ tín nhiệm để có biện pháp phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của mình.
Đồng kết quả tín nhiệm cũng là cơ sở cho việc đánh giá cán bộ của cơ quan có thẩm quyền và việc miễn nhiệm chức vụ đối với người mà Quốc hội không còn tín nhiệm.
Theo nghị quyết của Quốc hội, ngày 15.11.2014 tới đây, Quốc hội VN sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh dân cử do Quốc hội bầu và chỉ định trong một phiên họp kín.
Các chức vụ được lấy phiếu tín nhiệm đó là: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước…
Cái chuyện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm ngược đời, ở trên thế giới chúng tôi biết rằng không có nước nào họ làm như thế cả.
-GS Nguyễn Minh Thuyết
Nói về ý nghĩa và sự cần thiết của việc bỏ phiếu tín nhiệm lần này, LS.Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội của Việt Nam cho biết:
“Nếu chúng ta không tìm được trách nhiệm của những người đứng đầu, mà để cho đất nước suy đồi như thế này, làm cho người dân bất bình, bất mãn như thế này thì rõ ràng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đó chỉ làm cảnh cho đẹp. Mà lại còn bỏ phiếu bí mật nữa thì thôi đừng bỏ, vì nó lại càng làm phũ phàng cái lòng tin tưởng lần cuối cùng của người dân vào cái cơ quan quyền lực cao nhất. ”
Khi được hỏi, ông có đánh giá thế nào về việc Quốc hội tiến hành tổ chức họp kín để lấy phiếu tín nhiệm?
GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định:
“Cái chuyện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm ngược đời, ở trên thế giới chúng tôi biết rằng không có nước nào họ làm như thế cả. Tức là chia thành hai bước, lấy phiếu và bỏ phiếu. Lấy phiếu thì lại là 3 mức chứ không phải 2 mức, mà cả 3 mức đều là tín nhiệm, đó là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Và lấy phiếu tín hiệm thì chỉ lấy một lần giữa nhiệm kỳ thôi. Thế thì làm sao thúc đẩy được công việc, làm sao thúc đẩy được người?Mà lại còn bỏ phiếu kín nữa thì bỏ phiếu làm gì? Cái đó nó đi ngược với xu hướng công khai minh bạch hiện nay, vì thế tôi cho rằng tốt nhất là không bỏ phiếu nữa. Bởi vì nếu tổ chức thì mất thì giờ, tốn kém vả lại còn dấu phiếu kín kể cả Đại biểu Quốc hội cũng không biết thì tôi không biết bỏ phiếu để làm gì?”

000_Hkg9116355-305.jpg
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Việt Nam khóa 13 hôm 21 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội.
LS.Trần Quốc Thuận thấy rằng theo Luật tổ chức Quốc hội thì Quốc hội có thể họp kín đối với những vấn đề quan trọng như an ninh, quốc phòng… Theo ông, việc lấy phiếu tín nhiệm là Quốc hội thực hiện vai trò giám sát đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, do đó theo ông không cần thiết phải họp kín.
LS.Trần Quốc Thuận khẳng định:
“Còn bây giờ bỏ phiếu kín thì tôi coi là hoạt động không bình thường, vì các vị đó là do Quốc hội bầu và phê chuẩn, toàn dân đều biết. Bây giờ sự tín nhiệm của các vị ấy cũng là sự tín nhiệm của các cử tri, sao không báo cho cử tri họ biết? Kín là thế nào, như là Hội nghị TW6 trước đây đề xuất kỷ luật người nọ người kia cuối cùng cũng không biết đề xuất ai? Cho nên người ta nói không nên có việc kín, kín rồi kiểu gì người ta cũng biết, vì gần 500 đại biểu Quốc hội họ về họ sẽ nói toang ra hết. Đã là đại biểu Quốc hội, là người công khai và chịu trách nhiệm trước cử tri mà không biết mình được tín nhiệm thế nào, mà còn bỏ phiếu kín thì đó là công việc tôi cho là không bình thường và đi ngược với xu thế chung.”

Thiếu sự cạnh tranh?

Nói về nguyên nhân khiến cho Quốc hội thường có các quyết định không phù hợp với lòng dân, cụ thể là việc tổ chức họp kín khi lấy phiếu tín nhiệm lần này. TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS nhận xét:
Vì không có bất kỳ sự cạnh tranh, không có một sự vận động, không có sự chọn lọc của các nhóm xã hội để đưa ra các ứng cử viên sang giá, thì làm sao chúng ta có thể đòi hỏi một Quốc hội có chất lượng?
-TS Nguyễn Quang A
“Cái Quốc hội này, kể cả cái Quốc hội trước cũng thế là Quốc hội mà đại bộ phận là các đại biểu đảng cử, dân bầu thì không thể nào có chất lượng được. Vì không có bất kỳ sự cạnh tranh, không có một sự vận động, không có sự chọn lọc của các nhóm xã hội để đưa ra các ứng cử viên sang giá, thì làm sao chúng ta có thể đòi hỏi một Quốc hội có chất lượng?”
Khi được hỏi về giải pháp để có thể có một Quốc hội hoạt động thực sự có hiệu quả, GS. Nguyễn Minh Thuyết thấy rằng cơ chế đảng cử dân bầu là điểm cần phải dần dần tháo gỡ để khắc phục. Theo ông quan trọng nhất là sự nhận thức của người dân.
GS. Nguyễn Minh Thuyết nói:
“Chính người dân cũng phải tự trách mình, vì người dân thế nào thì Quốc hội như thế. Nếu bao giờ người dân của mình thật giác ngộ, mình đi bầu với sự chọn lựa cẩn thận thì khi ấy người dân sẽ có một Quốc hội như ý của mình. Còn bây giờ người ta bảo đưa ra 5 người lấy 3 người ông cũng tìm bằng được cho đủ 3 người mặc dù ông không biết mặt 3 người ấy, tài của 3 người ấy thì sẽ bầu vào các đại biểu như thế thôi. Theo tôi quan trọng là giác ngộ của người dân, bây giờ mà cứ một người cầm cả nắm phiếu đi bầu cho cả nhà thì làm sao mà chính xác? Chỉ khi nào người dân giác ngộ được quyền làm chủ của mình thì lúc ấy đất nước sẽ có dân chủ hơn và lá phiếu của người dân sẽ có giá trị hơn.”
Đại biểu Quốc hội là người thay mặt cử tri thực hiện quyền lực nhà nước tại Quốc Hội, do đó Quốc hội phải công khai, minh bạch kết quả bỏ phiếu tín nhiệm cho cử tri biết. Nay việc Quốc hội lại tổ chức họp kín để lấy phiếu tín nhiệm cho các chức danh Quốc hội bầu hoặc chuẩn thuận, điều đó không chỉ đi ngược với xu hướng công khai minh bạch, mà còn gây thất vọng cho đa số dân chúng, vì họ có cảm giác rằng đã bị Quốc hội phản bội họ

15-11-2014


Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc Hội

BT Tài nguyên, Văn hóa, Y tế, Nội vụ cuối bảng tín nhiệm
Hình lấy từ VTC News
QH vừa công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm: Phó chủ tịch QH Kim Ngân dẫn đầu tín nhiệm cao, các Bộ trưởng TN&MT, Văn hóa, Y tế, Nội vụ đứng cuối bảng. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng có số phiếu cải thiện đáng kể so với lần lấy phiếu trước.

Năm nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chỉ nhận được 41 phiếu tín nhiệm thấp (so với 209 phiếu của năm 2013). Số phiếu tín nhiệm cao dành cho Thủ tướng năm nay có 320 phiếu (so với năm ngoái 210 phiếu), áp đảo so với số phiếu tín nhiệm thấp chỉ 68 phiếu (so với 160 phiếu tín nhiệm thấp của năm 2013).
lấy phiếu tín nhiệm
lấy phiếu tín nhiệmlấy phiếu tín nhiệm

Phiên bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ sáng nay. Ảnh: MT - XĐ
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng có số phiếu tín nhiệm cao áp đảo 326 phiếu so với số phiếu tín nhiệm thấp là 28 (tỉ lệ năm ngoái là 186 phiếu tín nhiệm cao và 99 phiếu tín nhiệm thấp).
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đạt số phiếu tín nhiệm cao 97 phiếu so với 108 phiếu của năm ngoái. Số phiếu tín nhiệm, tín nhiệm thấp đạt 192 phiếu.
Dưới đây là kết quả cụ thể:
S
T
T
Tên
Tín nhiệm cao
(số phiếu/tỷ lệ %)
Tín nhiệm
(số phiếu/tỷ lệ %)
Tín nhiệm thấp
(số phiếu/tỷ lệ%)
1
Trương Tấn Sang
380
84
20
2
Nguyễn Thị Doan
302
168
15
3
Nguyễn Sinh Hùng
340
93
52
4
Uông Chu Lưu
344
124
14
5
Nguyễn Thị Kim Ngân
390
86
9
6
Tòng Thị Phóng
325
127
31
7
Huỳnh Ngọc Sơn
295
159
28
8
Phan Xuân Dũng
212
248
23
9
Nguyễn Văn Giàu
317
155
12
10
Trần Văn Hằng
284
183
13
11
Phùng Quốc Hiển
315
148
20
12
Nguyễn Văn Hiện
203
245
36
13
Nguyễn Đức Hiền
225
228
30
14
Nguyễn Kim Khoa
290
174
19
15
Phan Trung Lý
311
145
27
16
Trương Thị Mai
365
104
13
17
Nguyễn Thị Nương
272
183
28
18
Nguyễn Hạnh Phúc
303
154
26
19
Ksor Phước
302
164
16
20
Đào Trọng Thi
224
220
39
21
Nguyễn Tấn Dũng
320
96
68
22
Vũ Đức Đam
257
196
32
23
Hoàng Trung Hải
225
226
34
24
Phạm Bình Minh
320
146
19
25
Vũ Văn Ninh
202
246
35
26
Nguyễn Xuân Phúc
356
103
26
27
Hoàng Tuấn Anh
93
235
157
28
Nguyễn Thái Bình
98
233
154
29
Nguyễn Văn Bình
323
118
41
30
Phạm Thị Hải Chuyền
108
256
119
31
Hà Hùng Cường
200
234
49
32
Trịnh Đình Dũng
236
201
48
33
Đinh Tiến Dũng
247
197
41
34
Vũ Huy Hoàng
156
224
102
35
Phạm Vũ Luận
133
202
149
36
Nguyễn Văn Nên
200
243
39
37
Cao Đức Phát
206
224
54
38
Giàng Seo Phử
127
262
95
39
Trần Đại Quang
264
166
50
40
Nguyễn Minh Quang
85
287
111
41
Nguyễn Quân
105
313
65
42
Nguyễn Bắc Son
136
267
79
43
Phùng Quang Thanh
313
129
41
44
Đinh La Thăng
362
91
28
45
Nguyễn Thị Kim Tiến
97
192
192
46
Huỳnh  C.Hoàng - H.Nhì - X.Linh - H.Anh - T.Vũ - M.Thăng

No comments: