Đời sống người Việt ở Ba Lan
Nhật Hiên, thông tín viên RFA
2010-01-12
Cộng đồng người Việt tại Ba Lan cũng như tại các nước Đông Âu khác đều có những nét chung trong cách ra đi và ở lại nước người, kể cả hoàn cảnh sống, phương thức mưu sinh, nếp sinh hoạt và đặc điểm chung về tính cách.
Cơ cực mưu sinh
Trong lúc chờ tàu lửa từ Praha sang Warszawa tôi tình cờ bắt chuyện với một người phụ nữ còn trẻ, tên là Lan. Cô cũng đợi cùng một chuyến tàu với chúng tôi. Cô rời Việt Nam sang Tiệp được 6 năm, mở gian hàng bán quần áo ở chợ người Việt tại Praha, đã có chồng còn hai con nhỏ thì gửi ở nhà cho ông bà nội.
Bây giờ thấy ở Ba Lan làm ăn có vẻ khá hơn nên hai vợ chồng lại chạy sang mở quán bán phở, bún…ở chợ Sân vận động hay còn gọi là chợ Vòm. Làm ăn có đồng ra đồng vào thật nhưng cũng “vất” lắm, cô bảo tôi. Phải thức khuya dây sớm, chợ họp từ lúc 2 giờ sáng đến tận chiều tối, làm hết ngày này sang ngày khác, chả bao giờ có ngày nghỉ.
Kêu ai chỉ biết khóc thầm
Việc làm thì thiếu khổ tâm cơ hàn
Được bao nhiêu tiền phần thì gửi về, phần thì “cõng” bà con họ hàng từ Việt Nam qua, hai vợ chồng đã đưa được cả thảy 6 người em, cháu bên chồng qua Tiệp.
Ở trên tàu, cô bảo tôi em đi tàu như thế này quen rồi, có hôm trong buồng trên tàu chỉ có em và một ông Tậy , mỗi người nằm trên một ghế quay mặt vào trong ngủ, chả sợ gì sất.
Lan chỉ là một trong số hàng ngàn người phụ nữ Việt Nam nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung đang kiếm sống ở Ba Lan. So với Đức và Tiệp Khắc, số người Việt tại Ba Lan ít hơn, nhưng cũng lên đến khoảng ba, bốn chục ngàn người, về thành phần thì cũng giống như ở Tiệp.
Người Việt buôn bán tại Warszawa tập trung ở khu chợ sân vận động còn gọi là chợ Vòm với giá cả bình dân hơn và khu trung tâm thương mại Wólka Kosowska giá cao hơn một chút, trong đó có các khu như ASG, ASH, Asean Eu, Asean Poland 1, 2 hoàn toàn là của người Việt đầu tư còn khu GD là của người Trung Quốc đầu tư nhưng người Việt bán hàng, khu EACC thì của người Thổ và người Việt.
Chúng tôi ghé qua khu chợ sân vận động cũng đúng vào buổi sáng hôm đó cảnh sát Ba Lan đã bắt được khoảng mười mấy người Việt Nam cư trú bất hợp pháp, không giấy tờ. Dạo sau này cảnh sát Ba Lan thường mặc thường phục khi đi vào các khu chợ này, gặp ai họ cảm thấy nghi ngờ thì họ hỏi giấy tờ, người nào xui thì bị bắt. Khi bị bắt về tội cư trú bất hợp pháp như vậy có thể bị tù cả năm.
Anh Thanh có một tiệm cắt tóc tên Duy Thanh nhỏ bé ở chợ Vòm, cứ luôn miệng bảo chúng tôi: “Nói chuyện vui thì được, em không thích thu âm, chụp hình gì cả. Chúng em đi ra ngoài này chủ yếu là mưu sinh thôi, cơ cực lắm, có gì ở nhà biết lại thấy mình sống nhếch nhác quá”.
Chiều ý anh, chúng tôi không ghi âm, chụp hình gì cả.
So với khu chợ sân vận động, khu trung tâm thương mại Wólka Kosowska có phần khang trang hơn. Những phận người Việt thì cũng muôn ngàn cảnh đời khác nhau. Vất vả, bấp bênh như những người kéo xe thuê trong chợ mà chúng tôi gặp, cả nhóm đều là người Nghệ An, cùng thuê chung một chỗ trọ, cùng làm chung một công việc và hầu hết đều chưa có giấy tờ hợp pháp và hầu hết là “vượt biên” từ Nga sang, người từ bên Tiệp qua, người nào gặp chuyến đi suông sẻ thì chỉ mất vài ba ngày, không may bị trục trặc thì vài ba tháng.
Trong đó có anh Trần Văn Sơn, có vợ và hai con ở nhà, qua đây gần 3 năm, ở Việt Nam xin giấy đi du lịch qua Nga rồi từ Nga có người dẫn đi vượt rừng mất 3 ngày sang Ba Lan, tổng cộng tốn hết 7000USD. Anh kể làm cửu vạn (kéo xe) vất vả nhưng nếu có việc đều thì ăn uống tiết kiệm mỗi tháng cũng để ra được 1000USD, nhưng dạo này kinh tế khó khăn, làm chỉ đủ ăn.
Anh còn hào hứng đọc cho chúng tôi nghe bài thơ do anh sáng tác:
“Chưa đi chưa biết Ba Lan
Đi rồi mới biết gian nan thật nhiều
Ngày đêm không kể trưa chiều
Băng rừng vượt tuyết thật liều hơn ai
Cuộc sống ngày ngắn đêm dài
Đi hoài đi mãi thế rồi cũng tới nơi
Đến đây mới biết ơi trời
Giấy tờ không có lẽ lời như câm
Kêu ai chỉ biết khóc thầm
Việc làm thì thiếu khổ tâm cơ hàn
Ra đường mà gặp phải công an
Bị đuổi như vịt giặc tràn bờ ao
Ở nhà có hiểu cho nào
Tưởng rằng cuộc sống như đào lụa nhung
Ba Lan như vậy đi thì cứ đi”
Anh tâm sự, cùng hoàn cảnh 9 người về trọ chung một chỗ,vợ con ở nhà nhiều lúc cũng nhớ lắm, nhớ nhiều lắm mà không biết làm sao, không có giấy tờ nên không về được. Cả nhóm có người đi sang Nga, có người đi sang Slovakia , người may mắn thì đi vài ngày, có người đường dây bị kẹt thì khoảng vài tháng thậm chí 5, 6 tháng mới đến nơi. Còn anh Nguyễn Đình Bân thì đi mất 3 tháng, anh qua đây năm 2005, cũng là đi từ Nga sang, để lại ở nhà một vợ một con. Người nào cũng chỉ mong có giấy tờ hợp pháp để có thể về thăm gia đình, thăm vợ con.
Tìm cách ở lại
Gần đây chính phủ Ba Lan có tổ chức 2 đợt làm giấy tờ nhân đạo, một đợt vào năm 2003, một đợt vào năm 2008, mỗi đợt cũng có nhiều người Việt không có giấy tờ được hợp thức hóa. Đầu năm 2010 có thể có đợt khác. Nhưng không phải ai cũng có đủ tiêu chuẩn xin làm giấy tờ nhân đạo, ví dụ có đợt chỉ xét những người qua từ trước năm 1997, chưa kể làm xong còn phải “nuôi”giấy tờ. Đó là từ người Việt hay dùng để nói đến chuyện khi có giấy tờ xong nếu không có công ăn việc làm,không trả thuế, trả bảo hiểm xã hội thì một thời gian cũng bị cắt.
Lúc đầu không có giấy tờ, chị ra bán hàng được một năm thì nhập trại tị nạn, sau khi ra khỏi trại chị làm giấy tờ cưới giả một người Tiệp để có giấy tờ định cư 10 năm. Tổng cộng tốn cho cả chuyến đi, cả chuyện lấy chồng giả là 10.500 USD.
Nhưng có lẽ ít ai mà chuyến đi lại lâu như chị Lê Thị Tuyết, quê ở Nghệ An, bán xôi dạo ở đây. Có được tấm vé máy bay đi du lịch sang Nga, từ đó chị Tuyết và cả đoàn khoảng mười mấy người theo những người dẫn đường đi sang Ba Lan. Nhưng chuyến đi bị trục trặc, cả đoàn phải ở lại Nga chờ mất...một năm rưỡi.
Trong suốt thời gian đó những người tổ chức đã tìm việc cho họ làm nhưng lương thì không được lãnh, họ giữ để còn nuôi ăn cho cả nhóm. Đàn ông thì đi trồng rau, còn phụ nữ như chị Tuyết thì đi giữ trẻ.
Cả một năm rưỡi như thế rồi chuyến đi mới lại được tiếp tục và chị cũng sang được đến Ba Lan, vào làm cho một tiệm may mới được vài tháng thì bị bắt vì tội không có giấy cư trú hợp pháp, bị ở tù cả năm mới được ra. Bây giờ chị làm thuê cho chủ một tiệm phở người Việt, buổi sáng thì đi bán xôi dạo ở chợ, buổi chiều phụ bán phở, tối lại phụ bán cơm bình dân cho công nhân.
Làm vất vả cả tháng để dành được 500 USD gửi về 300 nuôi chồng con, giữ lại cho mình 200. Chị kể: “Hai đứa con đang ăn học, đứa đầu năm ni 24 rồi, đứa sau 20, chồng ở nhà “ngất ngơ ngất ngưởng”, say sưa”. Hỏi chị có vè thăm nhà không, chị trả lời không về, không có tiền và cư luôn miệng: “Khổ lắm, đời tôi vất vả kinh khủng luôn”.
Chúng tôi hỏi chị câu chuyện về những người phụ nữ bị lạm dụng tình dục trên đường đi vượt rừng từ nước này sang nước khác là có hay không, chị xác nhận: “Đây hắn thấy mình già thì lại rất nể mình. Trẻ thì chết. Đứa nào trẻ hắn cũng lôi vào ngủ luôn”.
Hỏi “hắn” là ai, chị nói: “Bọn tàu bọn tây cả cộng mình, mà hư nhất là cộng mình...Mấy thằng đưa người mất dạy lắm....Có trường hợp có chửa, sang Đức đẻ nữa. Khổ lắm. Đi tưởng chết cơ, không nghĩ là quay về được nữa”. Chúng tôi hỏi chị có tính ở đây luôn không hay một thời gian rồi về, chị than: “Giờ về cũng chết mà ở cũng chết. Về không biết làm gì ăn. Ở bên này tháng bươi ra được 500 đô chứ về không bươi ra được...
Vất vả lắm, 500 đô một tháng không phải đơn giản đâu”
Chị Nguyễn Thị Hiền, quê ở Hà Tây, chủ một gian hàng bán quần áo trong chợ thì có vẻ thong thả hơn. Chị sang Ba Lan được 5 năm, trước đó thì ở Tiệp 4 năm. Cũng xin sang Nga rồi từ Nga vượt rừng sang Tiệp. Đi mất 2 tháng là vì bị bắt ở Slovakia 1 tháng.
Lúc đầu không có giấy tờ, chị ra bán hàng được một năm thì nhập trại tị nạn, sau khi ra khỏi trại chị làm giấy tờ cưới giả một người Tiệp để có giấy tờ định cư 10 năm. Tổng cộng tốn cho cả chuyến đi, cả chuyện lấy chồng giả là 10.500 USD.
Lúc đầu chị sang Tiệp có một mình, sau một năm thì làm giấy cho chồng sang kinh doanh, còn khi “cưới” được một ông “Tây” thì lại làm giấy tờ bảo lãnh cho con theo mẹ, ba đứa con nhưng chỉ có hai đứa sang còn thằng út không chịu sang, ở với bà ngoại. Tôi hỏi chị thấy cuộc sống ở đây thế nào, chị bảo: cuộc sống dễ chịu hơn ở nhà. Tôi lại hỏi chị có định ở đây luôn không? Chị trả lời: “Bọn em bây giờ xác định là ở đây chứ về nhà cũng khó khăn.
Ở đây bây giờ bọn em vững vàng rồi làm gì tháng chả kiếm được vài nghìn....
Nhà em bây giờ sang đây quá đông. Riêng nhà em đã 5 người. Em đón nhiều cháu, em nọ em kia, bây giờ nhà em ở đây phải có chục người”. Chị kể bây giờ ở đây cũng có khác gì ở nhà, một năm cứ đến Noel, họp hội đồng hương riêng cả làng chị cũng phải mấy trăm người. “Giấy tờ bên Tiệp dễ. Sang được giấy 1 năm rồi 2 năm rồi 10 năm.
Một mình em đi kéo theo chục người. Nhà khác cũng thế. Chị bảo bây giờ ở Việt Nam vất vả như thế thì cứ giúp được người nào thì giúp thôi chứ cho đồng nào mất đồng đó. Cứ cho sang, cho vay rồi nó làm nó trả dần dần”.
Hôm chúng tôi ghé trung tâm thương mại Wólka Kosowska tại đây đang có buổi lễ khai trương một khu thương mại Aseaneu giai đoạn II, có đại sứ Việt Nam tại Ba Lan cũng như nhiều nhân vật khác phía Ba Lan, các đại diện thương mại và đông đảo quan khách đến dự.
Vẫn mong ngày trở về
Bên cạnh những cuộc đời vẫn còn nhiều khó khăn, phải làm thuê đủ việc, sống không giấy tờ thì số người Việt làm ăn khấm khá cũng nhiều.
Có những người phải nói là thành đạt, giàu có ví dụ như những người chủ đầu tư vào các khu chợ Đồng Xuân ở Berlin hay khu trung tâm thương mại có hàng trăm gian hàng ngàn gian hàng này.
Thế hệ thứ nhất như đã nói ở trên, chỉ lo lao vào mưu sinh, làm để trả nợ, làm để có chút vốn lận lưng, nuôi gia đình hoặc giúp đỡ người thân ở Việt Nam và nhất là vì tương lai con cái. Vì ngôn ngữ kém, vì không có thời gian, không có điều kiện, họ không hội nhập được vào xã hội nước người, sống khép kín trong cộng đồng với nhau. Nếu người Hoa đã từng nổi tiếng đi tới đâu là thành lập Chinatown tới đó thì cũng có thể nói người Việt bây giờ đi tới đâu là lập Vietnammarket tới đó!
Như một cộng đồng chỉ mượn đất người ta mà sống tạm mà mưu sinh, họ cũng không quan tâm đến tình hình chính trị ở quê nhà, ngày đi làm tối về xem VTV4 và đọc báo An ninh thế giới, báo Công An ...nên nhận thức chính trị, quan điểm, tư tưởng cũng chẳng khác gì người đang sống trong môi trường bị bưng bít thông tin trong nước. Nhưng thế hệ thứ hai thứ ba thì khác hơn, rõ ràng là thế.
Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ người Việt rời bỏ đất nước ra đi nhiều như thế suốt 34 năm nay. Ra đi bằng mọi cách, chấp nhận trả mọi giá, từ những đoàn thuyền nhân vượt biển đối mặt với cái chết giữa biển khơi cho đến những con người lao động vượt rừng hôm nay.
Tình cảm với quê hương đất nước nặng trong lòng lắm nhưng rồi người Việt vẫn phải bỏ đi, ra đi dù cuộc sống ở nước người có thoải mái hơn, tương lai con cái tốt đẹp hơn nhưng ai có quê hương có Tổ Quốc mà chẳng muốn sống trên đất nước mình, đem sức lực ra xây dựng và làm giàu cho chính quê hương máu thịt của mình? Và ai chẳng mong có một ngày đất nước thực sự đổi thay để trở về...
Người Việt ở Tiệp
Nhật Hiên, thông tín viên RFA
2010-01-11
Năm 1981, báo cáo chính thức số người Việt hiện đang sinh sống tại Tiệp Khắc là khoảng 30 ngàn người, hiện nay là khoảng 60 ngàn. Nhưng theo những người sống lâu năm ở Tiệp thì con số thực sự có thể lên đến 80 ngàn người.
Cộng đồng người Việt ở Tiệp không có các thuyền nhân vượt biên sang rồi định cư, mà chỉ có hai lớp người là những người đi du học, học nghề, đi lao động xuất khẩu từ những năm 50 cho đến năm 1989 khi chế độ cộng sản sụp đổ tại Tiệp Khắc, và những người ra đi theo nhiều con đường khác nhau như được người thân bảo lãnh, đi theo giấy phép kinh doanh hoặc đi lao động mấy năm sau này.Trong các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ, chính quyền Tiệp Khắc khá là ưu ái đối với cộng đồng Việt, việc làm giấy tờ hợp thức hoá cũng tương đối dễ dàng nên hầu hết người Việt ở Tiệp có giấy tờ hợp pháp.
Lớp người thứ nhất sống ở Tiệp khá lâu nên ổn định, nếu là sinh viên đi du học hoặc đi học nghể trước đây rồi ở lại thì mức độ hội nhập tương đối tốt vì biết ngôn ngữ.
Lớp người thứ hai có hai dạng. Giai đoạn từ những năm 1990 cho đến 2005 đa số được gia đình bảo lãnh sang đoàn tụ hoặc đi sang với giấy phép kinh doanh. Hầu hết ra chợ buôn bán nhỏ, hoặc mở các của hàng ăn, làm dịch vụ các loại.
Từ năm 2006 đến nay lại có thêm những đợt người đi lao động xuất khẩu do nhu cầu của các công ty, hãng xưởng tại Tiệp, họ muốn thuê công nhân nước ngoài như công nhân người Việt để có thể trả mức lương thấp hơn mức lương phải trả cho người bản xứ.
Dù ra chợ buôn bán lẻ hay làm công nhân, lớp người thứ hai đa số không giỏi tiếng Tiệp, không hội nhập với xã hội Tiệp, chỉ sống khép kín trong cộng đồng với nhau.
Trong các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ, chính quyền Tiệp Khắc khá là ưu ái đối với cộng đồng Việt, việc làm giấy tờ hợp thức hoá cũng tương đối dễ dàng nên hầu hết người Việt ở Tiệp có giấy tờ hợp pháp.
Cũng như khu chợ Đồng Xuân tại Berlin, nếu đi giữa khu chợ HKH hoặc Sapa tại Praha sẽ có cảm giác chẳng khác nào đang đi giữa một cái chợ lớn ở Việt Nam.
Khu chợ Sapa lớn hơn khu chợ HKH, có gần 1.700 gian hàng đủ các mặt hàng, từ quần áo, giày dép, túi xách, đồ chơi cho đến đủ loại dịch vụ để phục vụ cho cộng đồng người Việt, từ quán ăn, tiệm cắt tóc, trang điểm, dịch vụ giấy tờ, phòng khám răng, phòng khám bệnh của bác sĩ…
Chúng tôi ghé vào phòng khám bệnh của bác sĩ Nghĩa trong khu chợ, căn phòng nhỏ xíu, trông chẳng lấy gì làm sạch sẽ, ông bác sĩ thì đã lớn tuổi.
Ông nói với chúng tôi chữa ba cái bệnh cảm, ho…bán bài viên thuôc thì làm sao sống nổi. Chủ yếu ở đây là tôi chữa bênh lậu, bệnh lây nhiễm do quan hệ cho các cô đấy chứ.
Tôi tò mò hỏi số người bị bệnh như thế có nhiều không, thì ông cho biết là cũng nhiều.
Tôi lại hỏi về tình trạng những người làm gái, ông trả lời, giọng vẫn hết sức bình thường:“Có chứ. Nhưng không có chuyện đứng ngoài đường như gái Tây đâu. Mà kín đáo hơn, như ở trong một số tiệm cắt tóc, karaoke chẳng hạn.”
Anh bạn đi cùng nháy mắt với tôi rồi làm ra vẻ quan tâm, muốn hỏi số điện thoại của các cô. Ông lục lục trong cuốn sổ cũ, ngần ngừ bảo để quên ở nhà rồi chỉ một anh chàng ngồi trong một gian hàng ở gần đó, bảo anh chàng đó biết nhiều cô như vậy lắm.
Để cho ông cảm thấy tin tưởng hơn, tôi liền rút ra ngoài, mặc cho anh bạn đi cùng khéo léo tìm cách lấy số điện thoại của các cô. Một lúc anh ra, có lấy được một số điện thoại của một cô thật và cũng gọi cho cô vờ bảo tối muốn gặp cô, nhưng sau đó thì chúng tôi phải đi tiếp nhiều việc khác nên không tiếp tục khai thác chuyện các cô gái được.
Trong một khu nhà trọ nằm tại khu công nghiệp Plzen( Plzen là một thành phố nằm cách Praha khoảng nửa giờ đi xe hơi) có khoảng 200 công nhân Việt Nam cả nam và nữ đang trọ tại đây.
Khi chúng tôi đến khu nhà trọ, mọi người đang chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Tại các nhà bếp tập thể của mỗi tầng, nhiều người đang nấu nướng, mùi thức ăn dậy lên.
Những khó khăn
Chúng tôi hỏi chuyện các anh Nguyễn Văn Toàn-nhà ở phường Bến Thủy, thành phố Vinh; anh Lê Đức Quý ở Hưng Yên; anh Hồ Ngọc Lương, ở Quảng Bình; anh Trần Xuân Thống ở Quảng Ninh; anh Nguyễn Hồng Nguyên ở Quảng Bình.
Các anh đều sang Tiệp bằng con đường xuất khẩu lao động thông qua những công ty môi giới lao động khác nhạu tại Việt Nam và đến Tiệp vào tháng 4. 2009, riêng anh Lương sang tháng 5.2009. Cả năm người đều đang làm việc cho nhà máy lắp ráp điện tử TATUNG của Đài Loan.
Riêng nhà máy này hiện nay có khoảng 300 công nhân người Việt. Mỗi người để có thể ra đi đều phải đóng một số tiền cho công ty môi giới lao động, nhẹ thì khoảng 6000, 8000USD, nhiều thì lên đến 12.000, 15.000.
Hầu hết là gia đình đều không khá giả gì nên phải đi vay ngân hàng, khi sang được đến đây ai cũng cõng một số nợ từ 8,90 triệu lên đến 120, 150 triệu.
Kể ra, nếu công việc được làm đều đặn thì với lương tháng khoảng 1000,1200 USD mỗi tháng các anh cũng có thể để dành ra khoảng 300 USD gửi về nuôi gia đình và trả nợ dần dần.
Cuộc sống thì ngày nào cũng đi làm, tối về mệt lại lăn ra ngủ, cùng lắm là mở ti-vi xem bóng đá hay đọc tờ báo An Ninh thế giới, báo Công An của Việt Nam, cuối tuần có được nghỉ cũng chỉ quanh quẩn trong nhà trọ, ngủ bù hoặc đánh bài cho vui với anh em, sang đây đã lâu mà chả ai dám đi chơi đâu vì tốn tiền.
Nhưng đó là khi nhà máy có việc, còn có những khi nhà máy không có việc, các anh phải thất nghiệp dăm bảy tháng là chuyện thường. Và trong thời gian thất nghiệp thì các anh phải chạy ngược chạy xuôi kiếm bất cứ cộng việc gì để làm, từ đi làm thợ phụ xây dựng cho đến đi trồng rừng.
Nhớ nhà, nhớ gia đình vợ con nhưng chuyện về thăm một chuyến là chuyện xa vời. Ai cũng nung nấu trong lòng ý nghĩ ráng làm kiếm tiền, trả nợ xong lận lưng một ít vốn rồi mới trở về.
Chị em phụ nữ ở trọ cùng khu cũng có chung một hoàn cảnh và những nỗi niềm như vậy, nhưng là phụ nữ thì dường như bao giờ nỗi khó khăn cũng nặng nề hơn.
Nhìn vợ chồng anh Thái, chị Hằng khộng ai nghĩ là họ đang sống ở một nước châu Âu từ nhiều năm nay. Trông họ vẫn y như bao nhiêu nông dân khác ở quê nhà. Thực sự thì họ vẫn đang tiếp tục là nông dân,với mảnh đất trồng đủ loại rau cung cấp cho các cửa hàng rau quả của người Việt và cả người Tiệp trong vùng.
Với giọng nói mang âm hưởng của một vùng nông thôn miền Bắc, thỉnh thoảng lại dừng lại làm một hơi thuốc lào trong cái điếu cày chắc là ở Việt Nam gửi qua, anh Thái tiếp chuyện chúng tôi. Anh cho biết, công việc làm nông trồng rau trông vậy mà vẫn thoải mái hơn đi làm công cho người ta, một năm thật ra cũng chỉ trồng được có mấy tháng còn cả mùa đông là chịu thua.
Niềm tự hào của hai vợ chồng là cậu con trai đang học ngành Y, cái nghề có lẽ cũng là mơ ước của cả người cha-vốn từng theo đuổi ngành trung cấp thú y trước kia.
Eva Pechova là một cô gái người Tiệp khắc nhưng lại quan tâm nhiều đến cộng đồng người Việt tại nước này. Cô học khoa Triết Đại học Tổng hợp trong đó có học môn Việt Nam học. Luận văn tốt nghiệp của cô là về Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Sau này cô lại là một trong những người thành lập Câu lạc bộ Hà Nội tại Praha vào năm 2003, tuyên truyền về văn hóa Việt Nam, tổ chức những cuộc hội thảo về đất nước con người Việt Nam cũng như tư vấn giúp đỡ người lao động Việt Nam, cộng đồng người nước ngoài lớn thứ ba tại Tiệp khắc sau Slovakia và Ucraina nhưng hai cộng đồng trên thì hầu như không có vấn đề gì vì Slovakia và Tiệp trước đây là một liên bang đến năm 90 mới tách ra, còn người Ucraina chỉ sang kiếm việc chứ không định cư lâu dài và ngôn ngữ cũng gần với Tiệp.
Nhớ nhà, nhớ gia đình vợ con nhưng chuyện về thăm một chuyến là chuyện xa vời. Ai cũng nung nấu trong lòng ý nghĩ ráng làm kiếm tiền, trả nợ xong lận lưng một ít vốn rồi mới trở về.
Còn cộng đồng người Việt trong con mắt của Eva có nhiều điều cần phải tìm hiểu hơn. Tôi hỏi theo Eva, những vấn đề của người lao động Việt Nam nhất là lớp người mới sang là gì. Cô trả lời:“Thứ nhất là về nợ nần, kinh tế. Thứ hai là giới hạn ngôn ngữ. Thứ ba tình cảm gia đình.
Những người lao động đa số ra đi từ tỉnh lẻ ngờ nghệch, cả tin. Chưa có những nhận thức tối thiểu về cuộc sống bên này, không biết luật pháp, thậm chí có những người không biết ký tên vào hợp đồng lao động.
Chính vì thế, những người này phải phụ thuộc vào những người khác, đặc biệt phụ thuộc vào những người môi giới, cò mồi”.
Một hai năm gần đây khủng hoảng kinh tế khiến đời sống của người lao động, người công nhân Việt Nam nói riêng và nước ngoài nói chung tại Tiệp càng khó khăn hơn.
Tôi hỏi về vấn đề tội phạm người Việt, Eva nói: “Khoảng 3 năm gần đây tội phạm người Việt bị bắt nhiều là trong lĩnh vực sản xuất và phân phối cần sa mà người Việt quen gọi là trồng “cỏ”. Mỗi tuần bị bắt một vụ. Cần sa thoạt đầu là do người Việt từ bên Anh, Hà Lan đưa qua”.
Cần sa được trồng trong nhà kín đáo nên cũng khó phát hiện,
Nếu có bắt thì cũng chỉ bắt được người công nhân trồng thuê, còn người chủ chả mấy khi để cho bị bắt, mà người bị bắt thì sẽ không khai ra vì đã thỏa thuận ngay từ đầu là khi bị bắt vẫn được lãnh lương y như đang làm việc, hình phạt lại không nặng lắm nên người ta không sợ. Còn vấn đề gái, theo Eva có lẽ là không đáng kể, riêng cô đã từng tiếp xúc với hai cô bị ép vào con đường này, một cô đã về Việt Nam, một vẫn còn ở lại đây.
Tuy nhiên cộng đồng Việt dù sao vẫn được đánh giá là một cộng đồng chịu làm việc, “tự cung tự cấp” nuôi nhau và bên cạnh đó cũng có những người Việt thành đạt, như anh P.H.Uyển chẳng hạn là Giám đốc một công ty phần mềm vi tính đã từng được một tờ báo của Tiệp nêu tên là một trong 7 nhân vật người Việt thành đạt tại đây.
Cuộc sống người Việt tại Đức
Nhật Hiên, thông tín viên RFA
2010-01-11
Nếu như người Do Thái trước đây phải lưu lạc vì không có Tổ Quốc thì người Việt Nam ngày hôm nay, chua xót thay, vẫn có Tổ Quốc nhưng lại tìm mọi cách để ra đi, đánh đổi tất cả hòng mong có một cuộc sống đầy đủ hơn cả về vật chất lẫn tinh thần cho mình và cho các thế hệ sau.
Người Việt ở Đức
Con đường ra đi của họ và cuộc sống của những người lao động và người tị nạn Việt Nam trên đất khách có trăm ngàn nỗi cay đắng, không thiếu những giọt nước mắt, máu và nhiều khi cả cái chết nữa.
Tại Đức, số người Việt Nam hiện đang sinh sống tại đây có thể tạm chia làm 3 lớp người khác nhau. Lớp người thứ nhất là những thuyền nhân, ra đi bằng con đường vượt biên sau năm 1975.
Lớp người này cho đến nay có khoảng 40 ngàn người, hầu hết định cư ở Tây Đức cũ, nhìn chung có đời sống ổn định và con cái của họ đa số học hành giỏi, tương đối thành đạt do được sinh ra và lớn lên ở Đức.
Những người còn trụ lại phải tìm mọi cách để hợp pháp hoá giấy tờ và vì cuộc sống bấp bênh nên tỷ lệ tội phạm trong lớp người thứ ba khá cao. Trước năm 2000 chủ yếu là tội buôn lậu thuốc lá và sau này là tội đưa người trái phép từ Việt Nam sang. Tại đây có khá nhiều sinh hoạt dành cho phụ nữ Việt Nam, họ có thể đến xin tư vấn về luật pháp, giấy tờ, sức khoẻ, công ăn việc làm cũng như tư vấn về tâm lý, gia đình…Nhiều năm gắn bó với người Việt Nam tại Đức nói chung và người phụ nữ Việt Nam tại Đức nói riêng, đồng thời là một trong rất ít người Việt từng đi phiên dịch cho những phạm nhân trong tù từ 15 năm qua, chị Hoài Thu biết khá nhiều số phận cay đắng. Rất nhiều người trong số họ phải trải qua những bi kịch khác nhau trong cuộc sống tha hương trên xứ người, kể cả vào tù vì các tội buôn lậu, đưa người trái phép sang Đức như đã kể ở trên. Thế hệ thứ hai này được chính phủ Đức đánh giá là một ví dụ tốt đẹp cho sự hội nhập với xã hội, văn hoá Đức hơn cả cộng đồng Ba Lan hay Thổ Nhĩ Kỳ. Con đường ra đi của họ và cuộc sống của những người lao động và người tị nạn Việt Nam trên đất khách có trăm ngàn nỗi cay đắng, không thiếu những giọt nước mắt, máu và nhiều khi cả cái chết nữa. Lớp người thứ hai là những người từ phía Bắc và Trung Việt Nam đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức từ thời Đông Đức còn là một nước xã hội chủ nghĩa, tức là từ những năm 60 cho đến trước những năm 90. Trước năm 1990 lớp người này lên đến khoảng 60 ngàn người. Từ sau khi Đông Đức sụp đổ, các nhà máy giải thể và cơ cấu kinh tế chuyển đổi, các nhà máy mới lại chỉ nhận người Đức hoặc biết tiếng Đức, có trình độ văn hoá tương đối nên những người công nhân Việt Nam này không còn làm việc trong các nhà máy như trước nữa, họ trở về lại Việt Nam hoặc chạy sang Tây Đức và các nước khác. Số người ở lại còn khoảng 20 ngàn người chuyển sang kinh doanh, buôn bán lẻ các mặt hàng như quần áo, thực phẩm, mở nhà hàng ăn uống, làm dịch vụ các loại cho người Việt Nam. Ở Berlin hiện nay có khu chợ Đồng Xuân của người Việt rất lớn, bán đủ các loại mặt hàng từ quần áo, giày dép túi xách…đa số là hàng của Trung Quốc, mẫu mã, chất lượng và giá cả dành cho người bình dân. Lớp người thứ ba là những người qua Đức từ sau năm 1990, ra đi bằng đủ mọi con đường khác nhau nhưng đa số cho đến nay vẫn chưa có giấy tờ hợp pháp. Số người này cũng đã lên đến khoảng 40 ngàn người. Vì không có giấy tờ, không được phép đi làm chính thức nên cuộc sống nhiểu bất ổn, một số bị trục xuất về nước. Vào những năm 94, 95 ở khu vực Đông Đức xảy ra nhiều vụ án người Việt giết nhau vì tranh giành mối thuốc, tranh giành khu vực…có vụ cả 9 người bị giết cùng lúc. Số người phải vào tù giai đoạn nhiều nhất lên đến khoảng 200 người, còn hiện nay có khoảng 150 người đang phải thụ án. Chính lớp người này đã gây ra cái nhìn không thiện cảm của người Đức, làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng người Việt ở Đức. Chị Nguyễn Los Hoài Thu sống tại Đông Berlin là một người phụ nữ Việt Nam khá là đặc biệt. Được sự cho phép và hỗ trợ của chính phủ Đức tại Berlin, chị mở một “Tổ chức tư vấn và đào tạo cho phụ nữ Việt Nam” gọi tắt là vinaphunu. Tổ chức này đã tồn tại được 19 năm nay. Có những lớp dạy tiếng Đức dành cho người mới bắt đầu và nâng cao hơn, lớp học nữ công gia chánh, có tủ sách tiếng Việt khoảng 5000 cuốn đủ loại từ truyện kiếm hiệp Trung Hoa cho đến văn học cổ điển Việt Nam và nước ngoài, các loại báo, tạp chí, DVD phim ca nhạc, phim truyện…, có những buổi sinh hoạt ngoài trời dành cho các bà mẹ và những đứa trẻ con của họ. Đến với ngôi nhà này, những người phụ nữ Việt Nam sống tha hương có cảm giác như đang sống giữa nhà mình tại Việt Nam, có thể ngồi uống ly nước vối, ăn những món ăn thuần Việt và kể chuyện, tâm tình với nhau về hoàn cảnh, cuộc sống gia đình của mình. Trên những bức tường trong ngôi nhà còn có cả những bức thư tâm tình của những phạm nhân gửi cho chị Hoài Thu. Vì tất cả những nỗ lực này, chị đã từng nhận được giải thưởng người phụ nữ của thành phố Berlin do chính quyền Đức tại thành phố này trao tặng.
Cho đến nay thì những người thuộc lớp thứ hai cũng đã có giấy tờ và cuộc sống ổn định, nhìn chung số người trí thức hoặc hội nhập tốt vào xã hội Đức rât ít, hầu hết là buôn bán nhỏ, sống loanh quanh trong cộng đồng với nhau, rất chăm chỉ kiếm tiền và cũng như lớp người thứ nhất, họ dồn tất cả tiền bạc vào việc đầu tư cho tương lai của con cái. Nhiều vấn đề
Cuộc sống vất vả, bi kịch cũng nhiều nhưng theo chị, không thấy ai tâm thần cả. Điều đó chứng tỏ ý chí, sức sống, khả năng sống để tồn tại, vươn lên của người Việt thật là mạnh mẽ.
Nhận xét về cộng đồng người Việt tại Đức, theo chị Hoài Thu: “Thế hệ thứ nhất chủ yếu là hy sinh tất cả thân mình để nuôi nấng con cái. Thế hệ thứ hai đỡ hơn nhiều nhưng vẫn mang rất nhiều thói quen tập tục của thế hệ trước để lại mặc dù sinh ra và lớn lên ở đây”.
Cuộc sống vất vả, bi kịch cũng nhiều nhưng theo chị, không thấy ai tâm thần cả. Điều đó chứng tỏ ý chí, sức sống, khả năng sống để tồn tại, vươn lên của người Việt thật là mạnh mẽ.
Nhưng“tâm thần chủ yếu lại là thế hệ thứ hai. Họ đứng ở giữa không biết họ về đâu. Đứng ở giữa hai nền văn hóa mà cái nào cũng lơ lửng. Bi kịch của sự mâu thuẫn giữa hai thế hệ bao giờ cũng có nhưng lại kèm sự mâu thuẫn giữa hai nền văn hóa.
Bố mẹ không tiếp cận được với con cái nếu con cái sinh ra lớn lên ở đây. Họ không hội nhập được, họ không hề biết bất cứ một chuyện gì xảy ra ở đây nhưng con cái của họ cũng không tiếp cận được với họ bởi vì nó không cảm được những gì bố mẹ nó cảm. Đó là bi kịch cực lớn”.
Khi được hỏi về những bi kịch chung nhất đối với người phụ nữ Việt Nam tại xứ người mà cụ thể là tại Đức, chị Hoài Thu cho biết: “Bi kịch chung nhất là những chịu đựng về mặt gia đình. Chồng Việt hay chồng Đức cũng vậy thôi. Có nhiều phụ nữ khi sang đây tuổi cũng trung trung rồi, toàn bộ sức lực dành cho ở nhà, chồng con.
Còn với người chồng, xa nhau một thời gian như vậy cộng với định kiến là vợ ở đây cũng bồ bịch, nên có những người phụ nữ cuối đời mất trắng toàn bộ. Con cái thì theo bố, theo gia đình ông bà nội rủa xả lại mẹ mặc dù họ vẫn tiêu tiền của người đàn bà ấy gửi về, cái đê tiện nhất là chỗ đấy...
Làm sao họ còn đủ nghị lực để làm lại cuộc đời? Họ mất luôn cả ý chí, họ mất luôn cả niềm vui sống, mất tất cả. Họ sống đây vật vờ, sống như không còn sống”.
Một vị linh mục không muốn nêu tên, là người Đức nhưng nói tiếng Việt rất tốt và nhiều năm nay gắn bó với cộng đồng Thiên chúa giáo người Việt, từ khi ông làm việc với người tị nạn Việt Nam tại các trại tị nạn ở châu Á, cho đến sau này, với cộng đồng người Việt ở Đức. Ông là một trong những người hiểu khá rõ về cuộc sống, tâm tư của người lao động và người tị nạn Việt Nam tại đây.
Đứng ở giữa hai nền văn hóa mà cái nào cũng lơ lửng. Bi kịch của sự mâu thuẫn giữa hai thế hệ bao giờ cũng có nhưng lại kèm sự mâu thuẫn giữa hai nền văn hóa.
Theo ông, cộng đồng Việt nhìn chung là một cộng đồng lương thiện, chăm chỉ, chịu khó làm ăn. Chỉ có lớp người Việt mới qua và chưa có giấy tờ định cư vĩnh viễn, chưa có cuộc sống ổn định là có nhiều vấn đề nảy sinh, nhiều bi kịch do hoàn cảnh sống bấp bênh và khả năng hội nhập kém.
Ông đã từng được nghe kể hoặc chứng kiến biết bao số phận buồn khác nhau, những bi kịch do gia đình không hợp, không hiểu được nhau; hoặc có những người phụ nữ sống một mình bị lợi dụng, sau đó sinh con, phải tìm một người Đức hoặc người nước ngoài sống tại Đức trả tiền để người đó chịu nhận con trên mặt giấy tờ và có cớ ở lại Đức; có người phạm pháp bị tù; có những người trốn sang Anh bất hợp pháp bị bắt...
Trong đó có trường hợp một người phụ nữ trên đường vượt rừng để trốn sang Anh, chiếc xe chở chị cùng với những người Việt Nam khác bị xe của cảnh sát Anh đuổi sát đã chạy quá nhanh và bị tai nạn, 6 người trên xe bị chết, còn lại chị và một người khác bị thương nặng. Chị bị hôn mê một thời gian dài nhưng sau đó lại tỉnh lại và sống sót như một điều kỳ diệu...
Vị linh mục kể với chúng tôi đã có một đài truyền hình Mỹ sang liên hệ dự tính năm tới sẽ làm một bộ phim tài liệu về người phụ nữ may mắn được trở về với cuộc sống này.
Và còn nữa, biết bao số phận buồn, không may khác của người Việt Nam trên bước đường đi tìm một cuộc sống tốt hơn, thoải mái hơn cho mình và cho người thân, chẳng thua gì những bi kịch, rủi may mà những người đồng bào của họ đã trải qua, hơn 30 năm trước khi vượt biển ra đi tìm tự do.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese-community-in-Germany-NHien-01112010141158.html
*
No comments:
Post a Comment