Monday, January 18, 2010

HỮU NGHỊ VIỆT TRUNG

*
60 năm quan hệ Việt- Trung : Việt Nam vẫn phải cảnh giác với âm mưu bành trướng của Bắc Kinh

Thanh Phương

ĐÀI RFI

Bài đăng ngày 11/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 11/01/2010 14:32 TU

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ (DR)

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ (DR)

Trong năm 2010 hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập bang giao với nhiều hoạt động, trong đó có những chuyến viếng thăm cấp cao, trao đổi các đoàn quân đội.

Quan hệ Việt Trung đã được tổng bí thư Giang Trạch Dân đề nghị là nên theo tinh thần '' 4 tốt '': láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. Mối quan hệ này đã được tổng bí thư của hai Đảng nâng lên thành ''quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện''.

Lãnh đạo của hai bên còn thường xuyên nhắc đến phương châm 16 chữ vàng: '' láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai''.

Nhưng trên thực tế, quan hệ Việt Trung vẫn là quan hệ giữa kẻ lớn ăn hiếp kẻ nhỏ và trước thái độ này, giới lãnh đạo Việt Nam cho tới nay vẫn chưa tìm được một cách ứng xử sao cho không gây hiềm khích với láng giềng phương Bắc, nhưng vẫn bảo vệ được chủ quyền của đất nước, đặc biệt là trên vùng biển Đông.

Ngay trong những ngày cuối năm 2009, từ phía Trung Quốc đã có những hành động nhằm khẳng định chủ quyền trên biển Đông ( mà họ gọi là biển Hoa Nam ).

Ngày 26/12, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật bảo vệ hải đảo, có giá trị pháp đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tiếp đến, ngày 31/12, Quốc vụ Viện của Trung Quốc đã công bố những ý kiến về việc xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam, trong đó có việc thúc đẩy phát triển du lịch tại quần đảo Hoàng Sa. Cả hai lần, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Việt Nam đều lên tiếng phản đối.

Nhưng trong năm qua, điều làm cho dư luận Việt Nam trong và ngoài nước phẩn nộ nhất, đó là các vụ Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam, tịch thu tài sản, hải sản và thậm chí còn đánh đập họ, đặc biệt là vụ xảy ra trong hai ngày 7 và 8/12.

Những vụ này đã được báo chí Việt Nam loan tải rộng rãi. Vài ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Bắc Kinh chấm dứt bắt giữ ngư dân.

Trả lời báo chí Việt Nam ngày 6/1 vừa qua, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Tôn Quốc Tường đã bác bỏ những thông tin của báo chí Việt Nam về những vụ bắt giữ và ngược đãi ngư dân, khẳng định là Trung Quốc đã '' đối xử nhân đạo, trách nhiệm '' với ngư dân Việt Nam. Trong cuộc họp báo này, đại sứ Trung Quốc còn đề nghị tạm gác tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, chờ đến khi '' điều kiện chín mùi '' mới giải quyết.

Những tuyên bố nói trên đã gây nhiều phản ứng trong nước, trong đó có giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn RFI, giáo sư Tương Lai đặc biệt nhấn mạnh là 60 năm sau khi hai nước thiết lập bang giao, Việt Nam vẫn phải cảnh giác với mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh.

Phỏng vấn Giáo sư Tương Lai









Quan hệ Việt Trung chưa an ổn
2010-01-18

Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, sự kiện đáng chú ý nhất trong quan hệ Việt – Trung là sự kiện 9 ngư dân Thanh Hoá bị lực lượng vũ trang Trung Quốc thảm sát tại khu vực vịnh Bắc bộ.

Photo courtesy of agroviet.gov.vn

Tàu đánh cá neo đậu tại Phú Yên.

<">Tháng 4 năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam, và Thủ tướng Trung Quốc đã quyết định chọn năm nay làm “Năm hữu nghị Việt – Trung”.

Quan hệ Việt – Trung được xác lập năm 1950 và trong sáu thập niên vừa qua liên tục thăng - trầm.

Nếu xét riêng thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 thì sự kiện nào đáng chú ý và tiêu biểu nhất trong quan hệ Việt – Trung? Chúng tôi chọn sự kiện 9 ngư dân Thanh Hoá bị lực lượng vũ trang Trung Quốc thảm sát tại khu vực vịnh Bắc bộ.

Những mỹ từ

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc được thiết lập vào năm 1950. Từ đó, Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam về nhiều mặt và cả hai gọi nhau là “anh em”. Theo giới nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu bang giao quốc tế, kể từ năm 1968, quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt vì Việt Nam từ chối đứng về phía Trung Quốc, chống Liên Xô, vốn cũng được Việt Nam xem là “anh em” bởi cùng đeo đuổi việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.



Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình hết sức nhưng mà nó luôn luôn tìm cách thọc gậy.

Ô. Dương Danh Dy.

Năm 1978, sau khi Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô, quan hệ Việt – Trung chuyển từ rạn nứt sang đổ vỡ. Trung Quốc tăng cường hỗ trợ cho Kh’mer đỏ quấy rối Việt Nam. Tháng 12 năm 1978, Việt Nam tấn công Kh’mer đỏ giải phóng Campuchia. Tháng 2 năm 1979, 120.000 quân Trung Quốc tràn sang Việt Nam, “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Giao tranh trong khu vực biên giới Việt – Trung kéo dài từ 1979 đến 1988. Cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hai bên mới bắt đầu bàn bạc việc “bình thường hoá quan hệ”. Quan hệ Việt – Trung chính thức “bình thường hoá” vào năm 1992.

Đầu năm 1999, ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra “phương châm 16 chữ”, ông Lê Khả Phiêu, lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tán thành “phương châm 16 chữ” này và “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai được cả hai bên xác định là “tư tưởng chỉ đạo, khung tổng thể phát triển quan hệ Việt Trung trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Việt - Trung bước vào giai đoạn phát triển mới”.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết (trái) và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh hôm 18-5-2007. AFP PHOTO
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (trái) và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh hôm 18-5-2007. AFP PHOTO

Đến năm 2000, qua “Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa Việt Nam và Trung Quốc”, Việt Nam và Trung Quốc cho biết, cùng với “phương châm 16 chữ”, hai bên sẽ phấn đấu thúc đẩy quan hệ song phương trên “tinh thần 4 tốt” là: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hai bên khẳng định, cùng với “phương châm 16 chữ”, “tinh thần 4 tốt” là định hướng chỉ đạo cho cả hai trong việc thúc đẩy quan hệ song phương ở thế kỷ 21 vì:

Việt Nam, Trung Quốc vừa là láng giềng chung biên giới, vừa là bạn bè truyền thống từng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá khứ, lại là đồng chí chia sẻ định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và là đối tác trong việc xây dựng và phát triển của mỗi nước”.

Tuy quan hệ Việt - Trung đã có “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt” làm kim chỉ nam cho việc hợp tác song phương, thế nhưng suốt thập niên vừa qua, quan hệ Việt – Trung vẫn có rất nhiều dấu hiệu bất ổn, đặc biệt là tại biển Đông.

Biển Đông - đẫm máu và nước mắt

Suốt thập niên vừa qua, Trung Quốc đơn phương thực hiện nhiều động tác nhằm xác định chủ quyền của họ gần như trên toàn bộ lãnh hải Việt Nam.

Chẳng hạn như tuyên bố thành lập càc đơn vị hành chính bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Gây sức ép để các tập đoàn dầu khí nước ngoài phải đơn phương chấm dứt các hợp đồng cùng Việt Nam thăm dò dầu khí, trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đặc biệt là các lực lượng vũ trang của Trung Quốc liên tục bắn, đâm chìm, rượt đuổi các tàu đánh cá của Việt Nam, bắt giam, cưỡng đoạt tài sản, buộc ngư dân Việt Nam nộp tiền chuộc,...

Sự kiện có thể được xem là tiêu biểu nhất cho quan hệ Việt – Trung trong thập niên vừa qua, sau khi hai bên xác lập “phương châm 16 chữ” và cam kết thực thi “tinh thần 4 tốt” là vụ thảm sát ngư dân Việt Nam hồi đầu tháng 1 năm 2005.

Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa.

Ô. Dương Danh Dy.

Hôm 8 tháng 1 năm 2005, trong khi đang đánh cá tại khu vực Vịnh Bắc bộ, một tàu đánh cá của ngư dân xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, thuộc Hợp tác xã Hùng Cường, do ông Lê Văn Xuyên làm thuyền trưởng, đã bị cảnh sát biển của Trung Quốc bắn. Có 8 trong 16 ngư dân trên con tàu này chết tại chỗ, 8 người còn lại bị bắt, trong đó có 2 bị trọng thương.

Trước đó, khi bị cảnh sát biển của Trung Quốc rượt đuổi, thuyền truởng Lê Văn Xuyên đã phát tín hiệu cấp cứu. Nhận được tín hiệu này, một tàu đánh cá cũng của Hợp tác xã Hùng Cường, do ông Nguyễn Văn Hoàn làm thuyền trưởng đã tìm đến cứu.

Tàu của ông Nguyễn Văn Hoàn cũng bị cảnh sát biển Trung Quốc bắn. Vụ tấn công thứ hai làm thiệt mạng thêm 1 ngư dân và thêm 5 người khác bị thương nhưng ông Nguyễn Văn Hoàn kịp quay tàu tẩu thoát. Khi vào được đến bờ, người ta đếm được trên thân con tàu đánh cá của ông Nguyễn Văn Hoàn có khoảng 400 vết đạn.

Năm ngày sau vụ thảm sát ngư dân Việt Nam trên biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng, yêu cầu Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm những kẻ giết người.

Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tuyên bố, lực lượng tuần duyên Trung Quốc chỉ bắn hạ và bắt những “hải tặc” xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc, định cướp tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc.

Tàu công an biển Trung Quốc. AFP Photo.
Tàu công an biển Trung Quốc. AFP Photo.


Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa công bố lời khai và các chứng cứ cho thấy các tàu đánh cá Việt Nam bị tấn công khi đang đánh cá trong lãnh hải Việt Nam và còn cách đường phân định tới 10 hải lý.

Những sự kiện như sự kiện 8 tháng 1 năm 2005 chỉ ồn ào trong một thời gian ngắn rồi lắng xuống.

Bất kể những sự kiện đó, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn tiếp tục đưa ra những tuyên bố kiểu như tuyên bố của ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam, khi ông đến thăm Hà Giang – một trong những tỉnh từng bị quân đội Trung Quốc san bằng trong cuộc chiến Việt – Trung cách nay ba thập niên:

Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa là số một! Phải làm sao giữ mãi, trân trọng. Dù nó có gặp khó khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại thì hãy đoàn kết, thân ái với nhau. Trao đổi để tìm ra cái giải pháp khắc phục! Hai bên biên giới phải là hai bên biên giới hữu nghị. Nhân dân hai bên phải thực sự đoàn kết!

Bất kể cả những đề nghị như đề nghị của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc:

Tôi làm việc với Trung Quốc suốt từ năm 1962, đến năm nay về hưu rồi nhưng mà vẫn cứ tiếp xúc, vẫn phải làm với Trung Quốc - anh láng giềng to, khoẻ, lại tham, xấu tính. Mệt lắm! Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình hết sức nhưng mà nó luôn luôn tìm cách thọc gậy.

Ngay trong những lúc họ giúp đỡ mình to lớn nhất, họ vẫn có ý đồ. Lúc đầu mình không để ý. Cho nên trong một buổi phát biểu gần đây tôi có nói thế này: "Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó".

No comments: