Saturday, January 23, 2010

KINH TẾ VIỆT CỘNG

*
Kinh tế Việt Nam xếp hạng 144 trong số 179 nước
2010-01-23

Chỉ số tự do kinh tế do Quỹ Di sản Thế giới và tạp chí Wall Street Journal năm nay xếp Việt Nam hạng 144 trong số 179 nước, với điểm số 49,8, tức là không có tự do kinh tế. Những nhân tố chính nào ảnh hưởng đến xếp hạng của Việt Nam năm nay?

Photo: RFA

Giao diện trang web Quỹ Di sản Thế giới và tạp chí Wall Street Journal xếp Việt Nam hạng 144 trong số 179 nước.

Theo công bố của tạp chí Wall Street Journal và Quỹ Di sản Thế giới, chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam 6 tháng cuối năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 đã tăng 1 bậc so với năm ngoái, nhưng lại giảm hơn 1 điểm so với năm ngoái.

Theo các nhà phân tích thì nhìn chung chỉ số tự do kinh tế trung bình của toàn thế giới năm nay là 59,4 tức là giảm 0,1 điểm so với kỳ trước. Nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến chính phủ các nước can thiệp mạnh mẽ hơn vào các nền kinh tế thông qua các gói kích cầu. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Các nhân tố ảnh hưởng

Trong tất cả 10 nhân tố được dùng để tính điểm cho Việt Nam năm nay, các tiêu chí về tự do tài chính và chi tiêu chính phủ của Việt Nam có điểm số cao hơn cả.

Trong bản phân tích của Việt Nam kỳ này của quỹ Di sản và tạp chí Wall Street thì chi tiêu chính phủ của Việt Nam kỳ này ở mức vừa phải. Điểm số mà Việt Nam đạt được là 73,4. Tiêu chí tự do tài chính đạt 76,2 điểm.

Việt Nam cũng có tỷ lệ tham nhũng rất cao. Việt nam đàn áp các nỗ lực công khai hóa các tham nhũng.

Bà Mary Kissel, WSJ

Tuy nhiên lạm phát của Việt nam vẫn ở mức cao khoảng 18,1%. Chính phủ đã phải can thiệp vào giá cả thông qua chính sách, trợ giá, các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng. Năm nay điểm số của Việt Nam ở phần tự do tiền tệ bị giảm đi 15 điểm xuống còn 58,1 bởi vì các chính sách can thiệp của nhà nước đã làm ảnh hưởng đến giá hàng nội địa.

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc hạ điểm của Việt Nam năm nay là quyền sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ, tham nhũng và tự do lao động.

Nhận xét về những yếu tố ảnh hưởng đến điểm số của Việt Nam trong năm nay, bà Mary Kissel, phụ trách trang châu Á của tạp chí Wall Street Journal cho biết:

Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam đã thấy quá trình cải cách kinh tế của mình bị chững lại do những lo ngại của kinh tế toàn cầu năm 2008. Nhưng chính phủ thay vì phản ứng theo một cách hợp lý thì lại ngừng việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam cũng có tỷ lệ tham nhũng rất cao. Việt nam đàn áp các nỗ lực công khai hóa các tham nhũng.

Về vấn đề tự do lao động thì không có luồng lao động tự do ra vào Việt Nam. Việt Nam có quy định về mức lương tối thiểu, mà điều này về cơ bản gây căng thẳng cho kinh doanh. Có một số lĩnh vực Việt Nam có điểm số gần tương đương với thế giới như tự do thương mại và tự do tài chính, nhưng những lĩnh vực khác lại rất thấp như quyền sở hữu tài sản và sở hữu công nghiệp, tham nhũng. Tất cả những điều này đã khiến họ tụt điểm trong bảng xếp hạng năm nay. Đó là một tin vừa vui mà cũng vừa buồn cho Việt Nam.”

Time-Vietnam-Corruption-250.jpg
Hình chụp bài báo của Tạp chí TIME viết về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam.


Trong bảng xếp hạng năm nay, quyền sở hữu tài sản và sở hữu trí tuệ ở Việt Nam có điểm thấp nhất là 15. Theo đánh giá thì mặc dù Việt nam đã có hệ thống luật pháp để bảo vệ các quyền này, nhưng hệ thống tư pháp không độc lập, và tham nhũng tràn lan đã khiến việc thực thi bảo vệ quyền này không được thực hiện tốt. Các hợp đồng không được tôn trọng và các vụ tranh chấp thì kéo dài triền miên.



Trong khi đó tất cả các đất đai lại thuộc về nhà nước.

Mặc dù Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật sở hữu trí tuệ vào năm 2005. Việt Nam cũng là thành viên của nhiều tổ chức và công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, đặc biệt là bản quyền phần mềm, phim ảnh, lại rất nặng nề. Việt Nam bị xếp vào top 15 nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính cá nhân cao nhất thế giới. Hiện Việt Nam cũng nằm trong số 33 nước ở mức thấp trong danh sách theo dõi đặc biệt 301 của Bộ Thương Mại Mỹ dành cho các đối tác thương mại liên quan đến vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Luật sư Nguyễn Việt Sơn, thuộc công ty luật Vĩnh Phát và liên danh cho biết:

“Tình trạng vi phạm bản quyền, tác phẩm nhạc, phim và các loại hình nghệ thuật khác thực sự hiện nay diễn ra rất phức tạp. Thứ nhất là nguồn gốc vi phạm đa dạng, quy mô vi phạm lớn, và cái nghiêm trọng hơn đấy là tồn tại nhu cầu các phim và các tác phẩm vi phạm bản quyền đấy. Cho nên dù các cơ quan có làm thế nào đi chăng nữa nó vẫn tồn tại.”




Tham nhũng của Việt Nam năm nay có điểm số là 27. Theo đánh giá thì tham nhũng của Việt Nam đã lan tràn.

Theo đánh giá thì mặc dù Việt nam đã có hệ thống luật pháp để bảo vệ các quyền sở hữu tài sản và sở hữu trí tuệ, nhưng hệ thống tư pháp không độc lập, và tham nhũng tràn lan đã khiến việc thực thi bảo vệ quyền này không được thực hiện tốt.

Theo tổ chức minh bạch quốc tế thì năm 2008 Việt Nam xếp hạng thứ 121 trong số 179 nước trên thế giới về tham nhũng.

Nhân tố tự do lao động của Việt Nam năm nay được 68,4 điểm.


Nguyên nhân là vì các luật lệ về lao động của Việt Nam khá là không linh hoạt. Chi tiêu không lương trong việc tuyển nhân viên thì vừa phải nhưng lại khó khăn trong việc sa thải nhân viên. Trong khi đó chính phủ lại tăng mức lương tối thiểu cho công nhân đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này khiến các nhà đầu tư phải quan ngại khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Theo các tác giả của chỉ số tự do kinh tế thì việc một nước có nền tự do kinh tế thực sự sẽ khiến thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia. Tuy nhiên để có được điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào chính phủ và hệ thống chính trị của nước đó. Theo bà Kissel thì Việt nam là một nước 1 đảng, tức là không có tự do chính trị. Vì thế người dân chỉ còn có thể chéo ngón tay mà hy vọng nhà nước nhìn ra sự liên hệ mật thiết giữa tự do kinh tế và sự thịnh vượng của quốc gia mà thôi.



*

Báo Mỹ: VC Sẽ Sụp Vì Tư Bản Gia Tộc; Kinh Tế Tư Doanh VN Vẫn Do Đảng Viên Nắm

Mạng lưới quyền lực của nhà nước CSVN đã cấu kết chặt với mạng lưới tài sản, và bàn tay cứng rắn của CSVN có thể sẽ biến các tiến bộ kinh tế tại VN vào một thảm họa xã hội.


Việt Nam sẽ đi về đâu? Chắc chắn là sẽ không bình yên. Báo Foreign Policy (foreignpolicy.com) hôm 21-1-2010 có bài viết nhan đề “Vietnam’s New Money” (Đồng Tiền Mới của VN) cho thấy một viễn ảnh u ám của kinh tế và xã hội VN, và dịch tóm tắt như sau.
Nhà phân tích Bill Hayton mở đầu bài viết bằng hình ảnh ngày 16-11-2008, kể về đám cưới của 2 doanh nhân tại khách sạn sang trọng Caravelle ở Sài Gòn: Chú rể là Nguyễn Bảo Hoàng, 36 tuổi, quản trị công ty đầu tư IDG Ventures Vietnam, và cô dân là Nguyễn Thanh Phượng, 27 tuổi, chủ tịch quỹ đầu tư VietCapital. Hai công ty của cô dâu chú rể kết hợp quản trị 150 triệu đô la các khoản đầu tư ở VN.

Cô Phượng là con gái Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Chú rể là Việt kiều công dân Mỹ, con của một gia đình chạy khỏi VN năm 1975 để trốn chế độ CS, bây giờ trở về để cưới con của một trong những người quyền lực nhất nước.
Đám cưới này biểu hiện cho thấy Đảng CSVN vẫn khống chế cả khu vực công lẫn tư. Nhiều hãng tư thực ra nguyên là hãng quốc doanh cũ (SOE) hay vẫn còn thuôc quyền nhà nước quản lý, và hầu hết vẫn điều hành bởi các đảng viên.


Hầu hết những người chỉ huy kinh tế tư doanh hiện này là do đảng chỉ định, hay gia đình họ, hay bạn bè của họ. Giới thượng lưu CSVN đang biến chủ nghĩa tư bản VN trở thành một kinh doanh gia đình. Và nếu phiên tòa xử 4 nhà dân chủ tuần này về tội lật đổ chính phủ có dấu hiệu nào, thì tình hình củng cố quyền lực đảng là diễn biến kinh sợ cho tương lai VN.


Có nhìều điển hình về mối quan hệ gia tộc và tiền bạc, quyền lực tại VN: một trong những người giàu nhất VN là Trương Gia Bình, chủ tịch công ty tin học lớn nhất VN, hãng FPT. Bình cùng là ngưoòi duy nhất tại VN thường được nhắc với nhãn hiệu “cựu phò mã” bởi vì Bình từng kết hôn với con gáí cuả tướng Võ Nguyên Giáp.


Một thí dụ khác là Đinh Thị Hoa, người VN đầu tiên tốt nghiệp MBA, cao học kinh doanh, tại Đaị Học Harvard. Đầu thập niên 1990s, khi Ngân Hàngthế Giới muối kích động nền kinh tế tư doanh ở VN, mới cấp học bổng cho tuổi trẻ, trong đó có Hoa. Khi về VN, Hoa sử dụng kiến thức để lập công ty có tên là Galaxy, bây giờ sở hữu một hãng PR (tiếp thị quảng cáo), chủ hầu hết các hệ thoông tiệm ăn kiểu Tây Phương tại VN, một rạp hát lớn ở Sài Gòn, và cả một hãng sản xuất phim ảnh.


Trông thì đúng là mô hình kinh tế tư doanh thành công. Nhưng Galaxy là một trong nhiều công ty thuộc sở hữu của con cái các lãnh tụ đảng. Khi WB cấp học bổng cho Hoa, cha của Hoa là Thứ Trưởng Ngoaị Giao.


Việc kết hợp tài sản của cả nước vào tay các gia đình quyền thế tại VN đang bóp méo nền kinh tế này: kinh tế sẽ đi theo ý muốn của một số ít người, chứ không đi theo nhu cầu của đa số dân. Và mạng lưới chủ nghĩa xã hội bè cánh chia chác kinh tế đang trở thành một đe dọa cho ổn định tương lai VN. VN có cơ nguy gặp số phận của nhiều đứa con cưng trước kia của WB -- bùng nổ kinh tế, rồi sẽ sụp đổ.


Các hãng quốc doanh lớn nhất được hưởng nguồn tài trợ tiền không minh bạch cho các dự án tài chánh với rất ít hợp lý về kinh tế. Vào tháng 6-2008, tới 28 hãng quốc doanh xài 1.5 tỉ đô để thiết lập hay mua cổ phần trong các công ty quản lý tiền đầu tư, các hãng chứng khoán, các ngân hàng thương mại và các hãng bảo hiểm. Có 3/4 công ty tài chánh VN hiện sở hữu của các hãng quốc doanh lớn nhất (còn gọi là tổng công ty).

Với tiền dễ dàng xài như thế, nên mới xảy ra hiện tượng các hãng quốc doanh phải hối lộ khách hàng, cán bộ và thanh tra để nhắm mắt cho vi phạm luật. Câu hỏi là, vào thời khoảng khủng hoảng, Đảng CSVN có thể trừng phạt chính các đảng viên của họ không để đưa kinh tế đen naỳ trở lại vòng kiểm soát. Nhưng bao lâu nữa mới có thể làm thế?


Giới lãnh đaọ đảng CSVN có thể đứng kình với các công dân mới giàu đó hay không, và để đòi hỏi họ phải trao lại một phần tài sản xuyên qua đánh thuế để sẽ tạo phúc lợi cho những người nghèo ở các tỉnh xa hay không? Vụ kết án các nhà dân chủ tuần này có phaỉ là dấu hiệu cho thấy mạng lưới tham nhũng của đảng, của quyền lực và của đặc quyền hiện đã ra ngoaì vòng kiểm soát? Nếu thế, đồng tiền mới của VN có thể sụp đổ ngay dưới sức nặng của nó. http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=154686


*

Một doanh gia Nhật bị giựt vốn, côn đồ hành hung

Doanh gia người Nhật hợp tác đầu tư ở Việt Nam bị đối tác giựt vốn, thuê dân giang hồ hành hung để quỵt nợ.

Doanh gia Ginoza Yasuya đại diện nhóm đầu tư người Nhật ký hợp đồng đầu tư với N.V.S., quốc tịch Việt Nam, chuyển tiền và vàng cho S. đầu tư kinh doanh.

Đối tác S bỏ trốn, ông Yasuya từ Nhật sang Việt Nam tìm kiếm, biết S ở Gò vấp, ông tới đòi tiền thì S thuê côn đồ hành hung gây thương tích. Sự việc được tố cáo với công an Gò Vấp.

Trước đó nạn nhân đã tố cáo S chiếm đoạt tài sản và thuê xã hội đen hành hung. Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần mời S lên làm việc nhưng S không tới.

Đến nay cuộc điều tra lại tiếp tục.



*
PHỤ LỤC I
Đám Cưới Con Gái Ông Thừa Tướng !

Views : 3139


" Hôm qua 16.11, doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã thành hôn với Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam.

Ở tuổi 27, Phượng hiện là chủ tịch hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (Việt Capital Fund Management – VCFM). Trước đó, Phượng đã làm việc cho tập đoàn Holcim (Thuỵ Sĩ) sau khi tốt nghiệp thạc sĩ quản trị tài chính tại Geneva (Thụy Sĩ).

Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng là một doanh nhân trẻ năm nay 36 tuổi với nhiều thành tích ấn tượng. Trước khi về Việt Nam quản lý quỹ IDG Ventures Capital, ông đã từng làm giám đốc điều hành cho VITC, một công ty viễn thông Mỹ tại khu vực châu Á và ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại New York. Ông tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển hạng xuất sắc tại đại học Harvard vào năm 1995, sau đó tiếp tục lấy bằng bác sĩ y khoa tại đại học Northwestern và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại đại học kinh doanh Kellogg tại Mỹ. Mặc dù lớn lên ở Mỹ và từng mang quốc tịch Mỹ, ông Bảo Hoàng hiện là công dân Việt Nam.


Lễ tổ chức đám cưới được cho biết là tổ chức giản dị tại khách sạn Caravelle, TP.HCM tối chủ nhật, 16.11, với hơn 200 khách mời là những người thân của hai gia đình cô dâu và chú rể.
Một đám cưới giản dị tại khách sạn Caravelle? Có thể khách sạn Caravelle đã xuống cấp. Có thể khái niệm giản dị đã thay đổi theo thời gian (mà tớ chưa kịp cập nhật). Có thể khái niệm giản dị đã biến thiên theo đối tượng. Có lẽ khả năng thứ ba. Vì đám cưới con gái Thủ tướng với một doanh nhân thành đạt thì tiêu chuẩn giản dị nó cũng phải khác cái tiêu chuẩn của đại đa số nhân dân. Hic! Chợt nhớ tới một chuyện khác.

Cách đây vài tháng, tớ đi cà phê với thằng bạn doanh nhân, nó kể chuyện mới đi Hà Nội dự đám cưới con một ông bộ trưởng. Phong bì là 40.000 USD. Tớ nhẩm tính: Cái phong bì này đủ để tổ chức 10 cái đám cưới trung bình ở Sài Gòn rồi (mỗi bàn 3 triệu - 20 bàn 60 triệu), còn như đám cưới ở quê tui thì chắc phải 50 cái. (Ở quê tớ bữa nay vẫn còn phong bì 20.000, 50.000 là khá, 100.000 là đỉnh). Nghĩ đến đó, tớ mới hỏi: Mày hối lộ à? Nó trả lời: Nhưng hợp pháp. Hic!

Mr. Do's Blog

http://www.haingoaiphiemdam.com/Chuyen-phiem

PHỤ LỤC 2
ĐÁM CƯỚI VIẸT NAM SANG HƠN MỸ Đám cưới toàn siêu xe tại Hà Nội

Rolls-Royce Phantom Drophead Coupe trắng toát cùng Ferrari F430, Aston Martin DB9 Volante và một loạt Bentley Continental khiến đám cưới chiều 1/1 trở đặc biệt .

Chú rể, sinh năm 1984, là một trong những nhân vật nhập khẩu xe hơi cộm cán ở Hà Nội. Chiếc Rolls-Royce Drophead Coupe mui trần đặt hàng để phục vụ lễ rước dâu. Trong đó, vành nguyên bản thay bằng vành trắng 24 inch đồ sộ. Giá một chiếc Drophead Coupe mới xuất xưởng ở Anh là trên 500.000 USD.

Rolls-Royce Drophead Coupe trắng làm xe dâu chiều 1/1.

Rolls-Royce Drophead Coupe trắng làm xe dâu chiều 1/1.

Cùng với Rolls-Royce là hàng loạt những mẫu xe thuộc hàng "đỉnh" nhất tại Hà Nội như Bentley Continental GT, phiên bản tính năng cao GT Speed và Bentley Flying Spur Speed. Aston Martin DB9 Volante cũng góp mặt cùng Ferrari F430 và Maserati GranTurismo.

Rolls-Royce Drophead Coupe chờ rước dâu.

Ferrari F430 mui trần.

Aston Martin DB9 Volante màu mận chín đứng cạnh Bentley GT.

Bộ đôi Bentley Continental GT Speed.

Maserati GranTurismo đứng cạnh Ferrari F430.

Rolls-Royce Drophead Coupe hạ mui.

Đoàn xe dài dằng dặc trên phố.

Bentley Flying Spur Speed mang biển tứ quý.

Drophead Coupe với gam màu trắng nổi bật.

Bộ đôi mui trần Bentley GTC và Aston Martin DB9 Volante.

Lễ cưới diễn ra tại khách sạn Melia.

Ảnh: Quyền Anh


--
HHN
(559) HAL-NUMB

No comments: