Wednesday, January 13, 2010

QUẢNG THUẬN * HỒI KÝ

Trường Quốc Học Huế
**



Huế Đô Ngày Tháng Cũ

" Huế ra đi để mà nhớ, chứ không phaỉ ở đễ mà thương"


Vâng, tôi sinh ra ở Huế, mặc dầu chánh quán Quảng Bình, Bình Trị Thiên đất cày trên sỏi đá, trời hành cơn lụt mổi năm, trong một nhà bảo sanh ở cửa Đông Ba, dễ sinh lắm ! sáng tinh sương mẹ tôi đi bằng xe kéo, vừa qua khỏi nhà bảo sanh, chưa nằm lên bàn sanh thì đã cất tiếng meo meo chào đời, đúng là tuổi con mèo !.

Cửa Đông Ba này quen thuộc lắm vì những lúc mưa dầm tôi phải mang tơi (áo mưa chằm bằng lá) đội nón lá, đèo theo một lon gui gô bắp luộc, hoặc một mo cau cơm ém với vài con tép rang mặn đi bộ từ 7 Tôn Nhơn Thành Nội qua Cầu Tràng Tiền đến trường Khải Đinh ( Việt Anh cũ) do thầy Huỳnh Hoà làm hiệu trưởng sau đổi là Trường Nguyễn Tri Phương do thầy Đinh Quy làm hiệu trưởng, gần sân vận đông Bảo Long



(SVD Tư Do ). Sau này tôi ra ở Hàng Bè ( Hùynh Thúc Kháng ) giửa hai cầu Đông Ba và Gia Hội cạnh sông đào Hàng Bè đáy phủ đầy rong, thuyền ai đưa đẩy song song đôi bờ. Nhà tôi cũng gần trường hát bội Đồng Xuân Lâu cuả gia đình các bạn Đặng ngọc Hồ, Ấn, Vịnh chỉ cách nhà tôi bởi con hẻm nhỏ Phú Hoà, cách nhà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 100 mét trên đường Gia Long.

Lên đệ nhị cấp tôi học Quốc Học ( 55-58) Hiệu Trưởng là thầy Nguyễn Văn Hai ,mặt chử điền lạnh như tiền, tiếp đến là bố già hiền từ Nguyễn Đình Hàm sau khi quý thầy N V Hai, Hà Như Chi, Trịnh Hổ Uy trờ thành dân biểu Quốc Hội thời Đệ Nhất Cọng Hoà Việt Nam.

Tôi yêu Quốc Học vì nhiều lý do:

QH là trường cổ kính và lớn nhất miền Trung, cả thế kỷ đã sản xuất biết bao công dân ưu tú phục vụ ba miền đất nước, lại nằm cạnh Trường Nử Trung Học Đồng Khánh xinh xắn màu hồng như đôi tình nhân muôn thuả mà tôi xem như thầy mẹ tôi : …Thầy mẹ tôi là anh chị hai, ra đời trước từ thuả ngôn ngử Việt còn là chử Nôm, và đa tình vì luôn sát cánh bên nhau, vai kề vai, đôi mái tóc trăm năm phượng vĩ đan vào nhau vì chỉ cách nhau con lộ nhỏ, mặt cùng nhìn ra sông hương nước chảy hiền hoà, giữa hai cầu Tràng Tiền - Bạch Hổ, xa xa là Cột Cờ Thành Nội cao vút in hình trên nền trời xanh biếc đầy sao, họ đang maỉ mê âu yếm thì thào quên hẳn đằng sau Núi Ngự Bình chơ vơ trơ trọi với sông An Cựu nắng đục mưa trong.

Lý do thứ hai tôi yêu Quốc Học vì tôi đã đến tuổi dậy thì, đang tìm cho mình một identity đễ cố vươn lên, tìm thầy, tìm bạn đễ học hỏi, nhất là lớp đệ nhất 1958 cuả tôi được học chung với các nàng: IA và IC thì đông giai nhân lắm, duy Nhất B cuả tôi là có các nàng : Thúy Nga, Bạch Hạc, Minh Lệ, Mậu, Liên, Quế, Nhàn , Lệ Thủy giai nhân ( con gái độc nhất cuả thầy giám thị Vỏ Khắc Yêm), còn các lớp IB khác ( IB2,IB3) chỉ toàn con trai < đực rưạ> tuy thế cậu nào cũng nhớ tên các nàng IB1 hết, hơn 55 năm rồi mà Vỏ Văn Thơ ( Danh dự toàn trường và I B2), Phạm Lương An ( Danh dự IB3) Trần Đoàn ( Danh dự IA1 ), Đổ Hửu Minh ( Danh Dự IC1) Đinh Xuân Dũng ( Danh dự IB1), Lê Vân Tập, Hà Ngọc Minh, Trần Đăng Đại, Vỏ Hùng, Trần Trừu,Trần Đình Đăng, Trịnh Ngọc Răng, Văn Tần, Lê Mậu Thống, Tô Hửu Quỵ, Phan Văn Phùng, Nguyễn Tấn Thi, Trần Lâm Cao, Phạm Hoa, Ngô Viết Diễn, Lê Thanh Hà, Tôn thất Chiểu, Lê bá Lại, Hoàng thế Thương, Bùi đắc Ân, Bửu Trân, Nguyễn văn Tuấn, Phan Bang, Phạm Vy, Ái Hy, Lê Văn Tú, Trần Quả, Trần gia Thọ, Phạm Thọ, Lê công Hảo, Lê Thương, Hoàng tá Thích, Lê Nguyễn Bá Diên, Thân Trọng Bình, Trần Thanh Vệ , Tôn Thât Viển Bào , Trần Văn Tây gặp nhau còn kể vanh vách đủ hết.


Lý do thứ ba là QH sát cạnh Đ Khánh, giờ tan trường cách nhau 15 phút vì vậy chúng tôi có dịp đạp xe đạp theo chiêm ngưởng các nàng áo dài trắng tung bay trước gió, tóc xoả bờ vai mà chúng tôi thường dùng tiếng lóng là đi nghễ hoặc từ cầu Tràng Tiền, Khách sạn Morin ngược sông Hương hoặc từ ga Huế xuôi giòng, hy vọng gặp người trong mộng đễ lẻo đẻo theo về tận nhà cho đến khi bóng hồng mất hút sau bốn bức tường cao, tần ngần dừng trước nhà nàng chốc lát, rồi lại đạp xe ra về dưới cơn mưa phùn xứ Huế lấm tấm rơi với những ước mơ thầm kín cuả tuổi học trò được diễn tả qua những dòng thơ ngây ngô cuả Quảng Thuận:

Mưa phùn lấm tấm rèm mi,

Qua gương thấu kính bóng ai mập mờ,

Giáng đi trông vẻ bơ phờ

Ta đây người đó thẩn thơ lòng mình.

Sương mờ ủ rủ bờ mi,

Qua khung cửa sổ bóng ai đợi chờ,

Không gian cách khoảng đường tơ,

Sao ta lai nở bỏ lơ tình chàng.

Nắng vàng xuyên suốt làn mi,

Sưởi tan mặc cảm lòng ai dại khờ,

Lâng lâng say nắng vật vờ

Bâng khuâng tưởng nhớ lòng mơ say tình.

Gió lòng đưa đẩy hàng mi,

Mắt long lanh chớp mĩm chi miệng cười,

Thổn thức khôn nói nên lời,

Mở toang song cưả đón mời tình nhân.

Mưa phùn lốm đốm đầu xanh,

Đôi chim sát cánh chuyền cành yêu đương,

Thời gian ngưng đọng vì thương,

Không gian vô nghiã ngoài vương vấn tình.

( Mưa Xuân Nhớ Huế – QT )

Mùa học chúng tôi học tổ cùng nhau, nghĩ hè, nghĩ lể chúng tôi thường cùng nhau đi thăm danh lam thắng cảnh ở Huế:

Thăm lăng tẩm : Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng, Gia Long.

Thăm chùa: Linh Mụ, Diệu Đế ( sau chuà này có một nhà Diệu giai nhân), Từ Đàm, Bảo Quốc, Từ Hiếu, Đàn Nam Giao., Điện Hòn Chén.

Thăm núi Ngự Bình, Bạch Mã tuyệt đẹp, cầu Bạch Hổ nối liền Kim Long với Long Thọ, hoặc chèo perissoire trên sông Hương, bẻ trộm vài cồi bắp ở Cồn Hến, cồn Giả Viên hoặc tạt vào ăn bánh bèo Tây Thượng, hoặc chèo qua sông An cựu cạnh trường Pellerin nhìn giai nhân Phương Th. Em nử ca sĩ Hà Th. bơi lội..v..v.

Những buổi diển tập văn nghệ nơi <>mà người thời đó gọi là chổ ở cũ cuả thầy tổng giám thị Lê Quang Duật, thân phụ cuả cố nhạc sĩ Nhị Hà Lê Quang Mại. Qua bạn Tô Hửu Qụy và Đoàn Công Huy nhắc nhở tôi còn nhớ vở kịch thơ <> cuả thi sĩ Vũ Hân dạy trường Bồ Đề, trong vở kịch đó Hà Ngọc Minh đóng vai Tần Thủy Hoàng, Mộng hoài đóng vai hoàng phi tuẩn tiết vì bị ép duyên, hoàng phi này là vợ ông thầy đồ do Đổ Hửu Minh hiện ở Úc đóng vai, bị bắt về hoàng cung nhân một hôm vua Tần cải trang vi hành ngoại thành.. Cung phi ca muá cho Vua thưởng lảm có Minh Lệ, Bạch Hạc, Kiều Mi, Tuyết Nhung, Phương Chi, Minh Thu. Ban Nhạc gồm :

Guitar có Nguyễn Văn Hội , Trần Văn Tây, Trần Đình Quân, trống Bongoo Nam Mỷ có Nguyễn Xuân A và trưởng ban ca là Hồng dũ Trân ( ca sĩ Hồng Nhân)sau cùng là saó có thầy Châu Trọng Ngô, kỷ thuật sân khấu có Lê Quang Mai, ánh sáng có anh Lưu Phát, trưởng ban trật tự Nguyễn Đình Huệ (đã mất ,em Trà Mi Kiều Mi, anh Nga Mi). Tất cả như mới xảy ra ngày hôm qua thế mà đã trên 50 năm rồi.

Lớn lên một chút nửa, đổ Tú tài từ giả thầy bạn, từ giả tổ ấm Quốc Học thân yêu vào Saigòn theo đuổi ngành Y, cảnh tiển đưa ở Ga Huế trên chuyến tàu suốt Huế Gài Gòn mổi độ hè về sao mà bịn rịn nên thơ thế! Tàu đã rời ga từ lâu mà đầu óc vẩn nghĩ đến những niềm vui bên cạnh người yêu trong dịp hè qua, trên bải bể Thuận An cạnh Phá Tam Giang buổi hoàng hôn hoặc cùng người yêu sóng bước dưới hàng phượng vĩ cạnh bến Văn Lâu, tình cảm được diển tả qua hai bài thơ hoạÝ Xuân và Tình Xuân cuả Kiều Oanh và Quảng Thuận:

Ý Xuân

Em ước dậy cùng anh sớm mai,

Để cùng nghe chim hót mừng ngày,

Khi ánh ban mai nhòm khe cửa,

Lóe chút ghen hờn với gío mây.

Anh có về kịp buổi trưa nay?

Diù em qua căn phố ngủ ngày,

Có thảm lá hoa và những bướm,

Và cả vòm trời trong mắt ai.

Em muốn cùng anh chiều hôm nay,

Nhìn hoàng hôn trên biển bên này,

Để hiểu niềm luyến lưu cuả nắng,

Khi mặt trời dần khuất chân mây.

Anh gắng về với em đêm nay,

Cho xuân nồng ấm, ý xuân đầy,

Cho đôi môi ướp đầy mật ngọt,

Từng ngón tay đàn điệu đắm say.

Kiều Oanh


Tình Xuân

Cùng em đứng ngắm ánh sương mai,

Nghe chim ríu rít tắm xuân ngày,

Nắng vàng lung linh qua song cửa,

Mặc tiếng thì thào gió tan mây.

Hội ngộ cùng em mấy hôm nay,

Hiu hiu gió thoảng giửa ban ngày,

Mắt em phản chiếu hoa cùng bướm,

Xao xuyến hồn tôi đôi mi ai?

Bải biển cạnh em buổi chiều nay,

Nhìn ánh tà dương khuất dạng này,

Để thấm nổi buồn riêng cuả nắng,

Chìm dần mất bóng chốn chân mây.

Anh sống cùng em suốt đêm nay,

Suối tình vổ bến cạn vơi đầy,

Ấp ủ làn môi thơm dịu ngọt,

Cung đàn hoà nhịp tỉnh mê say.

Quảng Thuận.

Chúng tôi vào đoàn Hướng Đạo Thiếu Mai An Tiêm thành lập đầu tiên ở Huế 1950 với hai Trưởng là quý anh Lê Cảnh Đạm và Lê Phỉ. Đội Én chúng tôi hiện còn các anh :

Hoàng Đình Hoạt, Quỳnh Tiêu, Nguyễn Khoa Anh Anh, Tôn Thất Liêm, Đinh Xuân Dũng, Phan Xuân Cương, Trần Tiển Huyến và 2 người đã qua đời là Trương Tiếu Cầu và Tôn Thất Quỳnh Anh.

Trương Tiếu Cầu, Phó Giám đốc Nha Kỷ Thuật Hàng Không VN , phụ tá cho anh Nguyễn Tranh Điệp, em Trương Tiếu Oanh, vượt biên trong một đêm mưa bảo qua Phi Luật Tân bị tai biến mạch máu nảo, lần thứ 2 tai biến bị hôn mê, sống đời thực vật suốt 10 năm trời chị Cầu mới chịu bỏ cuộc. Anh cả cuả T T Cầu là Trương Tiếu Đề ( cùng với Hà như Hy vô địch quần vợt đôi Trung Việt) cũng bị đứt mạch máu nảo qua đời lúc đang chơi quần vợt!.

BS Quỳnh Anh ( Vợ qua đời vì bị ung thư máu ) đưa hai con vượt biên bằng đường biển qua Thái Lan, bị bệnh đuối sức chết trên tàu, xác thả xuống biển và chủ tàu nhận hai cháu làm con nuôi, may nhờ người bà con đi trước biết rỏ chuyện nên đòi lại cháu rồi gởi cho bên ngoại bảo trợ.

Cuộc sống cuả chúng tôi sau này chịu ảnh hưởng rất nhiều vào đời sống hướng đạo thời niên thiếu.

Nhắc đến quý thầy cũ:

Ở Trung học tôi yêu mến nhất là Thầy Nguyễn Đình Hàm, thân phụ cuả bạn Minh Lệ- Hương An Vỏ Văn Dật, thầy dạy toán và là Hiệu Trưởng Quốc Học nay đã qua đời, hình ảnh thầy vẩn sống mải trong lòng chúng tôi như những ngày còn xuân.

Thầy Tư Nguyên Bùi Ngoạn Lạc, dạy Toán Đê Nhất B và cũng là nhà thơ khả kính đã làm cho tôi yêu toán, yêu thơ, nay thì công thức, phương tình đã trả lại cho thầy nhưng nhờ đó mà tôi biết giải bài toán đời một cách đúng đắn.

Ở Đại học ba vi thầy mà tôi yêu mến là qúy Giáo Sư Phạm Biểu Tâm, Giáo Sư Nguyễn Hưủ, GS Đặng Văn Chiếu ; những vị thầy đã làm tôi yêu mến Y Khoa, yêu người cùng khổ, yêu hoà bình và yêu quê cha đất tổ.

Nay Thầy Phạm Biểu Tâm không còn nửa nhưng ngọn đuốc thầy thắp vẩn toả sáng con đường chúng tôi đi, lời Thầy còn phảng phất đâu đây;

Trăm năm trước thì ta chưa có,

Trăm năm sau có cũng như không,

Cuộc đời sắc sắc không không,

Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi.

Qúy thầy đã đạt được cái mà Erickson goị là integrity, xin quý thầy bảo trọng sức khoẻ:

Tám mươi chưa gọi là già,

Vẩn yêu văn hóa hài hoà vợ con,

Tha hương vẩn giử lòng son,

Còn mong con cháu nhớ non nước nhà.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, có bạn đã cởi hạc về trời, có bạn đang ở giửa hạ giới với thiên đài, màu tuyết trắng đã thay màu hoa râm, số sao băng vẩn tiếp tục rơi rụng dần. Chúng ta đang sống với những kỷ niệm cuả tuổi trẻ vàng son:

Nhớ về mái cũ trường xưa,

Cùng chung tổ ấm trước muà chia tay,

Tuổi xanh vui hát đua cày,

Cùng chung kỷ niệm tuổi này khôn phai.

Và sẻ trở về với tro bụi, làm phân đạm cho mầm non đất nước sinh lộc nở hoa, cho rể cái đâm sâu vào lòng đất mẹ để phát triển hài hoà với cây rừng nhân loại muôn sắc. Không biết chúng mình có còn sống đến ngày nhìn thấy VN thân yêu trở thành quê hương cuả mọi người dân VN không phân biệt chính kiến, hận thù đựơc hoá giaỉ cho đất nước tự do, dân chủ , hoà hợp và phồn vinh.?

Thời gian trôi qua thật nhanh, ngoảnh mặt lại thì anh em chúng mình đã vào đời trong ngoài nửa thế kỷ và đã xấp xĩ thất thập cổ lai hy cả rồi :

Thất Thập Cổ Lai Hy

Tụi mình bảy bó hết tưng tưng,

Thấy được nhau ri vui quá chừng,

Tiếc nuối làm chi thời trai trẻ,

Bạn bè mạnh khoẻ nổi mừng chung.

Bạn già thất thập cổ lai hy,

Tiếc nuối làm chi tuổi dậy thì,

Gối thẳng lưng trần hoa hé nụ,

Đêm dài trăn trở nghĩ chi chi !

Bạn già đối ẩm tiếu hi hy,

Tối ngủ co ro thấy cũng kỳ.

Thật khó quên đi thầy bạn cũ,

Bạn tình tri kỷ lúc phân ly.

Bạn già thanh thản bỏ sầu bi,

Giử lấy niềm tin tuổi xuân thì.

Nhìn cháu bi bô vui hiện tại

Tin về nhân quả kiếp lai sinh.

Quảng Thuận

Hôm nay đầu xuân nắng ấm, trên bàn thờ với hoa quả, bánh chưng vuông, bánh tét tròn, khói trầm hương nghi ngút, hình ành ngưới mẹ già quả phụ xứ Huê Vn, hiền từ, uy nghi,

khắc khổ làm tôi hồi tưởng đến cuộc đời bảy nổi ba chìm cuả người gắn bó với lịch sử tang thương cuả đất nước Việt qua hơn nửa thế kỷ và nhờ đó con cháu bà có được cuộc sống hạnh phúc hôm nay và hình ảnh người vợ hiền mất sớm tình cảm được diễn tả qua hai bài thơ Mẹ Tôi và Mây Hồng Trôi Dạt Về Đâu cuả Quảng Thuận:

Mẹ Tôi

Mẹ tôi quê ở Quảng Bình,

Huyện là Bố Trạch làng xinh Lý Hoà,

Quê hương cát trắng mặn mà,

Qua đèo Đá Nhảy giáp Phà Sông Gianh.

Mẹ tôi thứ nử cụ Đình *

Tam trường đầu sổ một mình khôi nguyên,

Nguyễn duy khoa bảng lưu chuyền,

Bảng xanh bia đá còn truyền hậu sinh.

Cha tôi tử trận Lạng Sơn,

Đồng minh chống Nhật giử sườn nước non,

Mẹ tôi quả phụ lòng son

Hai mươi lăm tuổi năm con thờ chồng.

Trồng khoai, mắm muối gánh gồng,

Quản chi nắng hạ đêm đông mưa dầm,

Đơn côi thân gái phong trần,

Gian nan khổ sở tảo tần nuôi con.

Mẹ tôi lo sợ phập phồng’

Ngày lo Tây bố tối Chồn tịch thu!

Làm sao phân biệt bạn thù?

Làm dân xôi đậu mịt mù tương lai.

Mùa Thu Tháng Tám năm xưa,

Mẹ con khăn gói lên đường tản cư,

Đồng Chiên, Hói Gió cạnh rừng,

Lều xanh một mái dưới lùm cây xanh.

Rẩy bắp, nương sắn qua ngày,

Ốc bưu rau húng khoai vằm thay cơm,

Mẹ hiền sốt rét từng cơn,

Chiếu đắp một mảnh còn hơn nằm trần.

Non xanh nhìn xuống nhà mình,

Khói đen lan toả thành hình nấm cao,

Mẹ tôi đẩm lệ thì thào,

Nhà Tây đốt sạch chốn nào dung thân.?

Hồi cư vườn trống nhà tan,

Bị quy địa chủ thuộc phần đấu tranh,

Lủ yêu đấu tố tàn canh,

Mẹ tôi quyết giử thanh danh nếp nhà.

Đêm khuya giá buốt lạnh lùng,

Ngồi bên bếp lửa bập bùng thở than:

Bao giờ cho hết chiến tranh?

Cho con mẹ hưởng an lành ấm no!

Lầm bầm khấn khứa nhỏ to,

Thành Hoàng linh miếu cầu cho an lành,

Mẹ con khăn gói về thành,

Cầu mong con trẻ học hành đến nơi.

Trạm đầu Đồng Hới dừng chân,

Em Loan sốt rét từ trần tháng nay,

Em H.. trổ đậu liền tay,

Mẹ tôi mê sảng đêm ngày không nguôi.

Huế đô là chốn thị thành,

Mẹ tôi buôn bán, tảo tần nuôi con,

Chúng tôi thương mẹ lòng son,

Quyết tâm đền đáp ước mong mẹ hiền.

Bảy lăm vận nước ngã nghiêng,

Gia đình ly tán đảo điên phân nhà!

Con mẹ đứa tù đứa nhảy,

Xác xơ đàn cháu xa cha khốn cùng.

Như con gà mẹ lạc đàn,

Xù lông xoè cánh, gom đàn cháu thơ,

Tìm cách xoay ngược thế cờ,

Bằng cách giúp cháu tìm bờ vượt biên.

Từ nay Mẹ hết ưu phiền,

Bên đàn con cháu ngoan hiền đoàn viên,

An bình giấc ngủ triền miên,

Câu kinh tiếng mỏ vui duyên cửa Thiền.

*Cu Đình Nguyên Nguyễn Duy Phiên đổ Hoàng Giáp khoa Đinh Mùi Duy Tân I

( 1907) lúc 25 tuổi.

(Mother’s Day 2000, Quảng Thuận Đinh Xuân Dũng )

Mây Hồng Trôi Dạt Về Đâu!

( Thương tặng Lê Thị Thúy Hồng. người vợ hiền cựu môn sinh QH-ĐK)

Em đã cho tôi dải yếm đào,

Đôi mắt nồng ấm sáng như sao.

Đôi gò bồng đảo nhấp nhô thở

Cho hồn tôi ngây ngất bay cao.

Em đã cho tôi cả cuộc đời

Tuổi hồng trinh trắng dáng thanh tao

Tóc huyền gợn sóng vai buông xoả

Giọng nói êm đềm ngọt biết bao!

Em đã giúp tôi có một thời,

Một thời trai trẻ chí dâng cao.

Tang bồng hồ thỉ trời Nam ấy,

Nước mắt nhớ nhung lệ tuôn trào.

Quảng Thuận.

Về thăm Huế sau tháng năm dài xa cách, thành phố nhộn nhịp, đẹp đẻ hơn xưa. Căn nhà cũ đổi chủ vẩn còn đó, hình như nhỏ bé hơn xưa. Cây cừa già cổ thụ ven sông rể xum xuê buông xoả vẩn còn đó, chỉ vắng bóng người yêu, mối tình đầu, làm thẩn thờ lử khách sang sông. Thôn quê mình vẩn còn nghèo lắm nhất là ở những vùng xa xôi hẻo lánh trời hành nhiều cơn lụt mổi năm

.

Cố Đô Ngày Tháng Cũ

Huế cố đô tôi đã vào đời,

Những ngày tháng cũ hạnh phúc ơi!

Thừa Thiên đất cổi cằn soỉ đá,

Mong mọi nhà no ấm khắp nơi.

Hương Giang sóng vổ lập lờ trôi,

Trăng nước đêm nay thật tuyệt vời,

Tiếng sáo điệu hò như than thở,

Thẩn thờ lử khách gác chèo bơi.

Tràng Tiền đều nhịp bắc qua sông,

Áo trắng phất phơ tắm nắng hồng.

Tóc xoả bồng bềnh bay theo gió,

Có chàng trai trẻ thẩn thờ trông.

Thiên Mụ chuông chiều tiếng ngân vang,

Bến nước Hương Giang óng ánh vàng.

Mây phủ Trường Sơn xanh xanh thẳm,

Sương mờ lơ lửng đón canh sang.

Vỹ Dạ xa xưa đã một thời,

Giai nhân tài tử dập diù chơi.

Văn đàn Tuy Ly,’ Vương Tùng Thiện,

Mặc Tử thương nàng nhỏ lệ rơi.

Đại Nội Hoàng Thành hào bao quanh,

Cung Vua triều Nguyễn bọc sen xanh.

Kiến trúc thu nhỏ thiên triều Mản,

Thế kỷ phân hùng Trịnh Nguyễn Tranh.

Bạch Mã non cao cảnh hưủ tình,

Mây mù bao phủ buổi bình minh.

Lan rừng thoang thoảng ngách thông côỉ,

Khí hậu ôn lành hợp môi sinh.

Văn Lâu nơi báo cuộc thi Đình,

Tiến sĩ đăng quang áo mảo vinh,

Bến nước Cao Vân thành liệt sĩ,

Hàm Nghi lưu xứ quyết hy sinh.

Quốc Học Đồng khánh mái trường xinh,

Đứng cạnh bên nhau thật hửu tình.

Trăm năm phượng vỹ khoe sắc thắm,

Bồi bổ nhân tài tổ quốc vinh.

Về thăm bạn cũ mái trường xưa,

Thân hửu say sưa kể chuyện tình.

Thất thập cổ lai như sống lại,

Vui buồn trai trẻ thuả bình minh.

Quảng Thuận 2007




Thơ Hoạ:

Hoàng Hôn Trên Bến Văn Lâu

( Tưởng nhớ Vua Duy Tân & nghiã sĩ Trần Cao Vân )

Bến vắng hoàng hôn nước lửng lờ,

Tà dương khuất núi dậy nguồn thơ.

Mù pha Bạch Hổ tranh huyền ảo,

Phượng điểm Tràng Tiền nét mộng mơ.

Tưởng đấng quân vương thời mạt vận,

Thương người nghiã sĩ lúc sa cơ.

Cố đô ngày cũ còn lưu dấu,

Lử khách dừng chân dạ thửng thờ.

Tư Nguyên ( Huế, một chiều hè hồi hương )


Bến nước văn Lâu sóng lập lờ,

Thuyền ai thấp thoáng nón bài thơ.

Trường Sơn mây phủ say cơn mộng,

Thiên Mụ sương mờ tỉnh giấc mơ.

Nhớ đấng sinh thành khi khuất nuí,

Thương người vợ trẻ lúc hàn cơ.

Thừa thiên kỷ niệm còn in dấu,

Bao cảnh tôn nghiêm đáng kính thờ.

Quảng Thuận ( Huế, thăm cố hương )


Đêm Xuân Tết Nguyên Đán trên gác trọ tại thung Lũng Hoa Vàng, một mình, trằn trọc, thao thức nhớ quê, các con cháu đều bận việc và ở xa, nghĩ đến kiếp sống tha hương, tương lai đất nước mịt mù, đàn cháu sinh ra ở quê người không biết có còn nhớ đến côi nguồn, đến tiếng nói quê nhà VNam?.

Và đễ kết thúc bài viết tản mạn hôm nay nhân dịp đầu Xuân tôi kính chúc quý thân hửu và gia đình An Khang, Hạnh Phúc và thân gởi đến thế hệ măng non Viet Nam bài thơ gởi cháu cuả Quảng Thuận:

Gởi Cháu

Một mai ông trở về trời

Con là núm ruột chốn đời trần gian.

Yêu thương ông cháu muôn vàn,

Cùng chung một cội máu đào thân thương,

Âm dương cách trở đôi đường,

Hồn ông theo sát quảng trường con đi,

Sân trường ông biến thành bi,

Trong lớp là kính hiển vi con tìm,

Theo con như bóng với hình

Ông là gió mát đượm tình quê hương

Ông làm nắng ấm tan sương,

Ông là thảm cỏ lót đường con đi,

Khi con đến tuổi dậy thì

Yêu thương nồng thắm với người con thương,

Đừng quên hiếu để kính nhường,

Tang bồng hồ thỉ phụng thờ non sông,

Đừng quên sự nghiệp tổ tông.

Quảng Thuận Đinh Xuân Dũng 5/8/2006

Khải Định - Quốc Học 1951-1958

**

No comments: