Saturday, January 23, 2010

KINH TẾ TRUNG CỘNG

*

LTS

Sau đổi mới của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã vươn lên. Người Trung Quốc đã tự hào và nhiều chính tri gia, kinh tế gia Âu, Á, Mỹ, Phi vỗ tay ca tụng. Chúng tôi nghĩ rằng thế giới cộng sản luôn làm ăn gian dối, nói năng xão quyệt, cho nên những thông tin của họ là không đáng tin cây.
Hơn nữa, chúng tôi không nghĩ rằng Trung Cộng là một cường quốc kinh tế vì nhiều lý do:
+Trung cộng không có thực lực. Họ thịnh thượng là do giao thương với Âu Mỹ, do kỹ thuật Âu Mỹ và vốn liếng Âu Mỹ. Trung cộng không có kỹ thuật và tài nguyên ngoài cái dân số đông.
+Trong buôn bán, một khi khách hàng của mình suy sụp thì mình cũng ế ẩm và có thể phải đóng cửa. Một khi kinh tế Âu Mỹ khủng hoảng, họ sẽ tiết kiệm. Trung cộng cũng bị ảnh hưởng, sẽ phải đóng cửa một số xí nghiệp, thải nhân công và giảm thu nhập.
+Trung cộng và Việt Nam làm ăn gian dối, bất chấp các luật lệ về y tế thực phẩm. Họ cần tiền mà không nghĩ đến sức khoẻ của nhân dân họ và nhân loại. Qua những sự thật xảy ra, và qua những cuộc xét nghiệm, điều tra, người ta đã thấy sự gian trá và độc hại của thực phẩm, đồ dùng của Trung Cộng và Việt Nam, nên nay ai cũng tấy chay hàng Trung Cộng và Việt Nam.
+Ngày nay, kinh tế thế giới đang suy đồi, ít ngưòi đi du lịch, ít người bỏ vốn đầu tư nước ngoài. Trung cộng và Việt Nam xây dựng quá nhiều khách sạn, nhà hàng, nay thì phải bỏ trống.Họ kém thu nhập đã đành mà không đủ sức trang trải các sở phí ,và nợ ngân hàng.Do vậy mà các cơ sở kinh doanh và ngân hàng cũng sẽ khốn đốn.
+Trung công thu nhiều đô la, hai ngàn tỉ đô la.Kinh tế là nói về sức mạnh sản xuất. Tiền trong ngân hàng hay vàng chôn dưới đất chỉ là vật chết, chỉ là tờ giấy loại, là cục gạnh mà thôi!
+
Dù nay Trung Cộng bắt dân Trung Cộng, Việt Nam và các nước khác tiêu thụ hàng hóa của họ cũng không thể thay thế những khách hàng rộng rãi của Âu Mỹ, dù chỉ là là một góc nhỏ!
Những việc đơn giản thế mà các kinh tế gia cộng sản và thân cộng không hiểu!

Những bài sau đây vạch trần sự thật của kinh tế Trung Quốc để các bạn độc có thể hiểu rõ sự thật.
Sơn Trung

*

Kinh tế Trung Quốc đối mặt với tình trạng không chắc chắn


Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng “không chắc chắn” mặc dù nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính nhờ được hỗ trợ bởi nguồn dự trữ tài sản khổng lồ, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick, nhận định.


Hãng tin AFP tường thuật một cuộc hội thảo đầu tuần này tại Đại học Johns Hopkins, Mỹ, cho biết, nhà lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra những ý kiến sâu sắc về nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

“Tương lai Trung Quốc vẫn chưa được xác định”, ông Zoellick nói, dù rằng nước này đã kích cầu hiệu quả và áp dụng nhiều chính sách
tiền tệ khác nhau để vượt qua cuộc khủng hoảng đã đẩy thế giới vào cuộc suy thoái.


Lưu ý rằng sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc được thúc đẩy bởi sự mở rộng tín dụng, ông Zoellick nhận định, “dòng vốn này hiện đang giảm, và các cơ quan chính phủ chắc chắn sẽ thắt chặt tín dụng trong tương lai vì lo ngại những tác động lên giá tài sản, chất lượng tài sản, và cuối cùng là gây ra lạm phát”.

Trong 8 tháng đầu năm nay tín dụng ở Trung Quốc được mở rộng với tốc độ báo động đỏ, 26% GDP, và tháng trước, thị trường chứng khoán của nước này đã giảm mạnh do các nhà đầu tư lo ngại rằng các ngân hàng sẽ được lệnh hạn chế cho vay.

“Trung Quốc tiếp tục đối mặt với sự không chắc chắn cho đến năm 2010,” ông Zoellick nhận định.

“Trung Quốc không dễ dàng gì chuyển nền kinh tế sang phụ thuộc vào nhu cầu nội địa, đặc biệt sang tiêu thụ mạnh hơn để có thể giúp cân bằng sự tăng trưởng thế giới mà vấn đạt được mục tiêu xây dựng “một xã hội hài hòa” hơn,” ông Zoellick nói.

Ông Zoellick viện dẫn rằng ngành dịch vụ được bảo hộ của Trung Quốc, kể cả dịch vụ tài chính, “làm hạn chế cơ hội cho các nhà đầu tư và cản trở sự gia tăng năng suất.”

Nhưng ông cũng chỉ ra rằng sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc, nhờ vào nguồn dự trữ ngoại tệ hơn 2.000 tỉ đô la Mỹ – lớn nhất thế giới – đã hỗ trợ được các nước khác, gia tăng ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của nước này. Trung Quốc cũng nắm giữ hơn 800 tỉ đô la Mỹ (6.000 tỉ nhân dân tệ) trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bày tỏ mối quan ngại đối với vị thế của đồng đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ chính của thế giới bởi vì giá trị đồng đô la đang giảm giá do thâm hụt ngân sách và nợ nần của Mỹ tăng vọt trong thời gian gần đây.

Đầu tuần này tại Hồng Kông, Bộ Tài chính Trung Quốc đã phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 6 tỉ nhân dân tệ (tương đương 879 triệu đô la Mỹ) bằng tiền nhân dân tệ; đây là lần chào bán trái phiếu đầu tiên bằng nhân dân tệ bên ngoài Trung Quốc đại lục.

Trung Quốc gần đây cũng thông báo rằng các công ty nước ngoài có thể niêm yết cổ phiếu tại Trung Quốc, bước đầu nhằm đưa thành phố Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính quốc tế.

“Thị trường tài chính và ngân hàng chắc chắn còn bị can thiệp và kiểm soát bằng nhiều loại công cụ khác nhau”, ông Zoellick nhận định.

(Theo Minh Cát // Thời báo kinh tế Sài Gòn // AFP)
http://www.kinhdoanhgioi.com/vi/tai-chinh-quoc-te/616-kinh-te-trung-quoc-doi-mat-voi-tinh-trang-khong-chac-chan.html

*

Kinh tế Trung Quốc đối mặt với tình trạng không chắc chắn


Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng “không chắc chắn” mặc dù nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính nhờ được hỗ trợ bởi nguồn dự trữ tài sản khổng lồ, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick, nhận định

Hãng tin AFP tường thuật một cuộc hội thảo đầu tuần này tại Đại học Johns Hopkins, Mỹ, cho biết, nhà lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra những ý kiến sâu sắc về nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

“Tương lai Trung Quốc vẫn chưa được xác định”, ông Zoellick nói, dù rằng nước này đã kích cầu hiệu quả và áp dụng nhiều chính sách tiền tệ khác nhau để vượt qua cuộc khủng hoảng đã đẩy thế giới vào cuộc suy thoái.

Lưu ý rằng sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc được thúc đẩy bởi sự mở rộng tín dụng, ông Zoellick nhận định, “dòng vốn này hiện đang giảm, và các cơ quan chính phủ chắc chắn sẽ thắt chặt tín dụng trong tương lai vì lo ngại những tác động lên giá tài sản, chất lượng tài sản, và cuối cùng là gây ra lạm phát”.

Trong 8 tháng đầu năm nay tín dụng ở Trung Quốc được mở rộng với tốc độ báo động đỏ, 26% GDP, và tháng trước, thị trường chứng khoán của nước này đã giảm mạnh do các nhà đầu tư lo ngại rằng các ngân hàng sẽ được lệnh hạn chế cho vay.

“Trung Quốc tiếp tục đối mặt với sự không chắc chắn cho đến năm 2010,” ông Zoellick nhận định.

“Trung Quốc không dễ dàng gì chuyển nền kinh tế sang phụ thuộc vào nhu cầu nội địa, đặc biệt sang tiêu thụ mạnh hơn để có thể giúp cân bằng sự tăng trưởng thế giới mà vấn đạt được mục tiêu xây dựng “một xã hội hài hòa” hơn,” ông Zoellick nói.

Ông Zoellick viện dẫn rằng ngành dịch vụ được bảo hộ của Trung Quốc, kể cả dịch vụ tài chính, “làm hạn chế cơ hội cho các nhà đầu tư và cản trở sự gia tăng năng suất.”

Nhưng ông cũng chỉ ra rằng sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc, nhờ vào nguồn dự trữ ngoại tệ hơn 2.000 tỉ đô la Mỹ – lớn nhất thế giới – đã hỗ trợ được các nước khác, gia tăng ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của nước này. Trung Quốc cũng nắm giữ hơn 800 tỉ đô la Mỹ (6.000 tỉ nhân dân tệ) trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bày tỏ mối quan ngại đối với vị thế của đồng đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ chính của thế giới bởi vì giá trị đồng đô la đang giảm giá do thâm hụt ngân sách và nợ nần của Mỹ tăng vọt trong thời gian gần đây.

Đầu tuần này tại Hồng Kông, Bộ Tài chính Trung Quốc đã phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 6 tỉ nhân dân tệ (tương đương 879 triệu đô la Mỹ) bằng tiền nhân dân tệ; đây là lần chào bán trái phiếu đầu tiên bằng nhân dân tệ bên ngoài Trung Quốc đại lục.

Trung Quốc gần đây cũng thông báo rằng các công ty nước ngoài có thể niêm yết cổ phiếu tại Trung Quốc, bước đầu nhằm đưa thành phố Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính quốc tế.

“Thị trường tài chính và ngân hàng chắc chắn còn bị can thiệp và kiểm soát bằng nhiều loại công cụ khác nhau”, ông Zoellick nhận định.

(Theo Minh Cát // Thời báo kinh tế Sài Gòn // AFP)
http://www.kinhdoanhgioi.com/vi/tai-chinh-quoc-te/616-kinh-te-trung-quoc-doi-mat-voi-tinh-trang-khong-chac-chan.html


*
Trung quốc sản xuất quá nhiều hàng hóa: nguy cơ của sự trì trệ của nền kinh tế.
(Hồng Kông: ( Theo CBS Marketwatch)

Theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chánh, thì sau một phần tư thế kỷ có sự gia tăng mạnh mẽ, nền kinh tế của Trung quốc sẽ gặp nhiều trì trệ, dẫu cho nhà cầm quyền của xứ này tìm cách gia tăng sự tiêu thụ hàng hóa nội địa, để vuọt qua những khó khăn.

Kinh tế gia Richard Duncan cho rằng với sự trì trệ của nền kinh tế thế giới, sự giảm tiêu của quần chúng Hoa Kỳ, Trung quốc không hy vọng tiếp tục gia tăng sự sản xuất hàng hóa ở các hãng xưởng như trước.

Nhà kinh tế Duncan cho rằng Trung quốc đã theo khuôn mẫu "xuất cảng để phát triển" trong vòng 25 năm qua, nhưng khuôn mẫu này đã bị cản trở bởi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ.

http://www.thoibao.com/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=47&Itemid=34


*
Kinh tế Trung Quốc: Hổ hay mèo?
(Dân trí) - "Cả thế giới choáng váng trước thông tin sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc đã bị thổi phồng 40%. Trên thực tế đây không phải là thông tin đáng quan tâm nhất..."
>> Trung Quốc không mạnh như người ta tưởng

Bài viết của tác giả Eswar Prasad, giám đốc phụ trách nghiên cứu về Trung Quốc tại Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF), đăng trên International Herald Tribune.

Ngân hàng Thế giới đã làm cả thế giới choáng váng sau khi thông báo rằng cách tính toán trước đây đã làm nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã bị phóng đại tới 40% so với thực tế.

Vậy tại sao điều này lại xảy ra đối với những nền kinh tế lớn như vậy, sau chỉ một đêm, những con hổ hùng mạnh đã biến thành những chú mèo nhỏ hiền lành? Điều này có ý nghĩa gì với người dân hai nước này và thế giới nói chung.

Điều này phụ thuộc vào việc bạn muốn tin vào sự thật hay những điều đã được công bố trước đây.

Mấu chốt là ở cách tính cân bằng sức mua (PPP).

Lôgic của vấn đề như sau: khi so sánh thu nhập tại các nơi khác nhau trên thế giới, điều quan trọng là chất lượng cuộc sống do thu nhập đó mang lại.

Điều này phụ thuộc vào giá cả tại địa phương. Ở Mỹ, thu nhập hàng năm 100 nghìn USD có thể mang lại một cuộc sống tốt đẹp tại bang Iowa thế nhưng điều này là không thể tại New York. Tương tự như vậy với các nước khác.

Một cách để so sánh thu nhập giữa các quốc gia là sử dụng một tỷ giá trao đổi nhất định để thể hiện thu nhập của người dân một nước trên một loại ngoại tệ thống nhất là USD.

Tuy nhiên tỷ giá trao đổi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và không thể hiện được sức mua thực tế. Lý tưởng nhất là tính giá của một số loại mặt hàng nhất định trong nhiều quốc gia khác nhau, gọi đó là sức mua quốc tế của đồng USD và sau đó điều chỉnh thu nhập theo mức giá cả này.

Rõ ràng đây là một phép tính phức tạp. Người nghiên cứu cần phải tìm hiểu thông tin về một số mặt hàng tại nhiều nước khác nhau, tính toán đến một số sự khác biệt nhất định, điều chỉnh chênh lệch giá. Đây có lẽ là lý do tại sao chỉ số BigMac của The Economist là một chỉ số dùng được, BigMac là một sản phẩm đã được chuẩn hóa trên toàn cầu vì thế mức giá của mặt hàng này phù hợp để so sánh giá cả giữa các quốc gia.

Tuy nhiên chỉ số này vẫn chưa phải là hoàn thiện, BigMac là một mặt hàng thông dụng tại Mỹ thế nhưng lại được coi là xa xỉ tại những nước nghèo. Trong bất kỳ trường hợp nào, chỉ số đó khó có thể theo kịp thay đổi trên thị trường.

Ngân hàng Thế Giới đã hết sức cố gắng xây dựng một hệ thống giá cả quốc tế với độ chính xác tương đối. Tuy nhiên ngay cả hệ thống này cũng có vấn đề. Ví dụ số liệu cho Trung Quốc dựa trên cuộc khảo sát tại khoảng 11 thành phố. Giá cả tại khu vực nông thôn, nơi 60% dân số Trung Quốc sinh sống lại chỉ là phép suy ra từ kết quả của cuộc khảo sát trên.

Thế nhưng trước khi coi đây là công việc của một sự suy đoán trước hết chúng ta hãy xem xét lại những nhà nghiên cứu đã khó khăn như thế nào để tìm hiểu được giá cả của 1000 loại mặt hàng tại 146 quốc gia. Ít ra kết quả đó cũng xác thực hơn các kết quả đã được đưa vào nhiều phép tính toán trước đó.

Nhiều người suy nghĩ về khả năng liệu Trung Quốc có cố tình giữ tỷ giá trao đổi để hạ giá đồng Nhân dân tệ và làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc trên toàn thế giới rẻ. Số liệu mới này cho thấy Trung Quốc không định giá thấp đồng Nhân dân tệ như nhiều chuyên gia vẫn tưởng.

Các số liệu quan trọng như vậy cần phải được xem xét và chỉnh sửa thường xuyên. Ngày cả Mỹ cũng xem xét lại sản lượng và dữ liệu giá cả hàng năm. Hai năm trước đây, Trung Quốc đã xem xét lại GDP tại mức 17% dựa trên ước tính về sản phẩm của lĩnh vực dịch vụ
Thu thập số liệu quốc gia là một công việc khó khăn, và ngay cả những số liệu này ngay khi được thu thập cẩn thận nhất vẫn không thể tránh khỏi lỗi, thậm chí tại các quốc gia phát triển. Sự cập nhật mới thường xuyên về mặt số liệu là cần thiết. Tuy nhiên sự chỉnh sửa này không có nghĩa là ngay lập tức tạo ra một sự thay đổi lớn tầm thế giới.

Và ngay cả khi xem xét số liệu này một cách cẩn thận, không có nghĩa là ngay lập tức nó tạo ra một sự thay đổi. Hai nước này vẫn đang phát triển nhanh chóng, tiêu thụ nhiều năng lượng và vẫn gây ra ô nhiễm nhiều như trước.
Năm 2007, Trung Quốc vẫn có thặng dư thương mại lớn, giá trị xuất khẩu cao hơn khoảng 250 tỷ USD hàng hóa so với giá trị hàng hóa nhập khẩu. Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay đang giữ khoảng 2 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ.

Chỉ có một điều thay đổi đó là Trung Quốc sẽ sớm đứng đầu thế giới nếu giữ được tốc độ tăng trưởng 10%/năm. Và Trung Quốc và Ấn Độ vẫn sẽ là hai quốc gia đẩy kinh tế thế giới phát triển trong khi kinh tế Mỹ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Chỉ những ai quá tin vào số liệu đã bị thổi phồng trước đây mới bị choáng bởi con số mới được công bố này.

Kết luận, dù kết quả tính toán thay đổi, sự thật Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là hai nền kinh tế rất mạnh và đóng vai trò hết sức quan trọng đẩy kinh tế toàn cầu phát triển.
Cafef.vn

http://dantri.com.vn/c76/s76-213785/kinh-te-trung-quoc-ho-hay-meo.htm

*
Kinh tế Trung quốc có thể sụp đổ vì bong bóng bất động sản.

Mới đây, Thời báo New York đã đưa ra lời nhận định của ông James Chanos, một trong những nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ về sự sụp đổ của nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc. Theo cảnh báo của ông này, “bong bóng bất động sản Trung Quốc tồi tệ gấp 1000 lần so với sự kiện Dubai”.

Chanos cảnh báo rằng nền kinh tế được kích thích đến mức cường điệu của Trung Quốc đang hướng tới sự sụp đổ – không phải là sự tăng trưởng bền vững mà hầu hết các kinh tế gia khắp nơi tin là sẽ giúp đưa nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi cơn suy thoái.

Khi hầu hết mọi người trên thế giới đặt cược vào Trung Quốc sẽ giúp nền kinh tế thế giới thoát khỏi cơn suy thoái thì ông Chanos cảnh báo rằng nền kinh tế tăng trưởng thần tốc này đang chuẩn bị sụp đổ hơn là duy trì mức tăng trưởng như phần lớn các chuyên gia kinh tế dự đoán. Thị trường bất động sản tăng cao nhờ dòng vốn đầu cơ nóng trông có vẻ như “tồi tệ gấp 1.000 sự kiện Dubai”. Ông thậm chí còn nghi ngờ Bắc Kinh đang làm sổ sách giả với mức tăng trưởng hơn 8%.

Trong một buổi phỏng vấn với đài CNBC, ông cho biết bong bóng xuất hiện là do tín dụng tăng trưởng quá đà chứ không phải do định giá quá cao và Trung Quốc là nơi tăng trưởng tín dụng cao nhất thế giới hiện nay.

“Bong bóng kinh doanh thể hiện rõ nhất do tình trạng cho vay tín dụng quá mức, chứ không phải là dư thừa giá trị”, ông nói với đài CNBC như vậy. Và không đâu việc cho vay tín dụng vượt quá mức lại lớn hơn là ở Trung Quốc”.

Các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm của Trung Quốc đã gạt bỏ những mối quan ngại của Chanos, khi họ nói rằng ông ta chỉ bắt đầu nghiên cứu về nền kinh tế Trung Quốc vào cuối mùa hè năm ngoái và có lẽ đã không có đủ kiến thức cần thiết để có được những tuyên bố to tát một cách nghiêm túc như thế.

Đương nhiên Chanos không phải là người duy nhất tin rằng gói kích thích kinh tế cùng với việc ngân hàng cho vay tiền một cách vô tội vạ của Trung Quốc đang tạo ra những nhu cầu không có thật, điều này có thể dẫn đến sụp đổ sau này. Nhưng một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất của ông là về vấn đề này. “Người Trung Quốc”, ông đã cảnh báo mới đây, “đang gặp nguy hiểm trong việc sản xuất một lượng hàng hóa khổng lồ mà lượng hàng hoá này sẽ không thể bán đi được”.

Chương trình kích cầu khổng lồ của quốc gia này và lượng ngân hàng cho vay kỷ lục ước tính gấp đôi so với năm 2008 đã bơm hàng tỷ USD vào nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng.

Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng tiền cùng với dòng vốn đầu cơ khổng lồ từ nước ngoài chủ yếu đổ dồn vào thị trường chứng khoán và bất động sản. Do vậy, giá nhà tăng và việc ồ ạt xây dựng nhà vào đầu năm 2008 được coi là lãng phí. Gordon G. Chang, đã cảnh báo điều này trong cuốn “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” của mình xuất bản năm 2001.

Bạn bè và đồng nghiệp cho biết ông Chanos rất thoải mái khi cá cược với số đông kể cả khi số đông đó bao gồm cả Warren E. Buffett và Wilbur L. Ross Jr – hai cây đại thụ của làng đầu tư thế giới.

Do luôn đi ngược với xu thế nên ông Chanos nghiên cứu các công ty, miệt mài tìm kiếm hồ sơ để chỉ ra những dấu hiệu kế toán lừa đảo, sau đó quyết định liệu cổ phiếu có định giá quá cao hay không và đã chuẩn bị giảm giá chưa. 26 nhân viên làm việc tại các văn phòng công ty của ông tại New York và London thường có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin khác liên quan đến Trung Quốc.

vnecono.vn | vitinfo


http://vnecono.vn/vn/index.php/kinh-t-th-gii/60-kinh-t-th-gii/8131-kinh-t-trung-quc-co-th-sp--vi-bong-bong-bt-ng-sn

*

No comments: