ĐỐI THOẠI
THÁNH GIÁ Ở ĐỒNG CHIÊM BỊ ĐẬP PHÁ
Sau cuộc hội kiến giữa Giáo Hoàng Benedict thứ 16 của Giáo Hội Kitô Lamã với Nguyễn Minh Triết chủ tịch nhà nước Việtcộng, vào ngày 11/12/2009 tại tòa thánh Vatican, những cái bắt tay thân thiết chưa kịp nguội, thì ngày 06/01/2010, bọn Việtcộng đã dở trò lưu manh con nít, huy động đảng quyền xã An Phú, huyện Mỹ Đức thuộc thành phố Hànội, và trên 500 công an và côn đồ, đang đêm, dùng vũ lực vây đánh giáo dân xứ đạo Đồng Chiêm, để triệt hạ cây thánh gía bằng xi măng, được giáo dân nơi đây xây dựng trên núi Chẽ, vào tháng 03/09, nhằm thay thế cho cây thánh gía gỗ đã có từ xa xưa, nay đã bị hư nát. Ngọn núi nhỏ này vốn thuộc xứ đạo Đồng Chiêm hàng trăm năm nay, dùng làm nghĩa trang cho con nít vô thừa nhận. Cuộc Việtcộng đánh phá gây thương tật, đổ máu cho một số giáo dân, nhằm hủy diệt đi một biểu tượng mà người Kitô giáo coi là chí thánh của họ, thì trước dư luận trong, ngoài nước và thế giới, Việtcộng không còn chối cãi được tội huỷ báng tín ngưỡng, đàn áp tôn giáo.
Đây không phải là lần tứ nhất, Việtcộng dở trò lưu manh con nít đối với Kitô Giáo Lamã, mà trước kia, vào ngày 25/01/2007 Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việtcộng cũng đã được gặp Giáo Hoàng Benedict XVI tại Vatican, nhằm đánh dấu một giai đoạn giao hảo mới giữa Hànội và Tòa Thánh, với hy vọng làm giảm áp lực đòi Tự Do Tôn Giáo của quốc tế. Nhưng rồi chỉ vài tuần sau đó Việtcộng đã ra lệnh cho công an địa phương đập tan tượng Đức Mẹ Sầu Bi tại Đồng Đinh. Rồi đúng dịp tết Đinh Hợi, Việtcộng mở chiến dịch truy quét khối 8406, đảng Thăng Tiến và các đoàn thể đối lập, bỏ tù linh mục Nguyễn Văn Lý, người sáng lập ra khối 8406 và là chiến sĩ số 1 trong cuộc tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo của giới tu sĩ Kitô Giáo. Ngày
Nhưng bọn chúng đã lầm, khi một tập thể tín ngưỡng, mà biểu tượng linh thiêng của họ bị đập phá, bị phạm thượng thì tín ngưỡng bị xúc phạm nặng nề, lập tức kẻ kia trở thành kẻ địch không đội trời chung. Chính vì vậy, ngày 18/12/07, hàng ngàn giáo dân Kitôgiáo của Tổng Giáo Phận Hànội đã bất chấp hiểm nguy liên tục thắp nến cầu nguyện nhằm thực thi công lý trong hoà bình, đòi Việtcộng phải trả lại tòa Khâm Sứ, đã bị Việtcộng tịch thu từ năm 1959. Ngày 06/01/08 lại nổ ra cuộc tranh chấp giữa giáo dân xứ Thái Hà và công ty Chiến Thắng ở phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hànội, được hàng vạn giáo dân trong toàn Tổng Giáo Phận Hànội do Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt lãnh đạo đổ về hỗ trợ. Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trở thành biểu tượng của cuộc tranh đòi Sự Thật và Công Lý của toàn thể giáo dân Việtnam. Trong khi đó Hội Đồng Giám Mục Việtnam đã mạnh dạn đặt vấn đề Đối Thoại với nhà cầm quyền Việt cộng.
Từ năm 1954, Việtcộng chiếm được Miền Bắc Việtnam, Giáo Hội Kitôgiáo ở Việtnam, tuy trên danh nghĩa, vẫn được Việtcộng nhìn nhận cho trực thuộc Giáo Hoàng Lamã, nhưng phải nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc, do Cộng đảng lãnh đạo một cách nghiêm ngặt. Năm 1975, Việtcộng chiếm trọn Việtnam, Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việtnam đương nhiên phải hợp nhất với Hội Đồng Giám Mục Miền Bắc để thành Hội Đồng Giám Mục Việtnam, trực thuộc Măt Trận Tổ Quốc do Cộng đảng lãnh đạo. Việtcộng ngay lập tức bỏ tù Phó Tổng Giám Mục Saigòn, Nguyễn Văn Thuận, nhân vật mà Việtcộng cho là nguy hiểm, đồng thời, xử tử, bỏ tù, đàn áp một số các linh mục và giáo dân có khuynh hướng đối kháng. Cái chết “bất đắc kỳ tử’ do Việtcộng tạo ra với Tổng Giám Mục Huế, Nguyễn Kim Điền, năm 1988, đã là một sự khủng bố, răn đe đối với hàng Giám Mục Miền Nam, khiến cho từ đó, tiếng nói của Hội Đồng Giám Mục bị im bặt. Mãi cho tới cuối năm 2000, vị linh mục nhỏ nhoi ở xứ Nguyệt Biều, Nguyển Văn Lý đã hét to lên: “Tự Do Tôn Giáo Hay Là Chết”, hoà quyện với phong trào đòi Tự Do Tôn Giáo cho Việtnam của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do 2 hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ lãnh đạo, và đại đa số đồng bào Phật Giáo Hòa Hảo đang lên cao, thì mới chỉ đếm trên đầu ngón tay, có các linh mục Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi công khai tích cực tham gia.
Nhưng nay tình thế đã đổi chiều, trong những vụ tranh đòi đất tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý… thì Hội Đồng Giám Mục Việtnam vẫn giữ lập trường đối thoại, mãi đến vấn đề về khu đất Giáo Hoàng Học Viện Đàlạt, lúc này Hội Đồng Giám Mục Việtnam mới chính thức lên tiếng đòi hỏi.. Nhưng rồi tất cả đều bị Việtcộng bỏ ngoài tai, và biến những nơi đó thành công viên. Sau biến cố Việtcộng triệt hạ Thánh Giá trên Núi Chẽ của giáo xứ Đồng Chiêm, ngày
Ngày 08/01/10, Thư Hiệp Thông của các Giám Mục thuộc Tổng Giáo Phận Hànội gửi đến Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt gồm 9 chữ ký của các Giám mục Cao Đình Tuyên - Vinh. Nguyễn Chí Linh- Thanh Hóa. Hoàng Văn Tiệm- Bùi
Saigon ngày
Tranh chấp tại giáo xứ Đồng Chiêm, Hà Nội
Gia Minh, phóng viên RFA
2010-01-06
Sáng sớm ngày 6 tháng 1-2010, tại xứ Đồng Chiêm, thuộc thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xảy ra tranh chấp giữa chính quyền với giáo dân.
Theo tin của mạng Vietcatholic, hằng trăm cảnh sát cơ động và chính quyền địa phương đã đến triệt hạ cây Thánh giá trên Núi Chẻ tại xứ Đồng Chiêm. Một số giáo dân phản ứng đã bị trấn áp, bị đánh đập.
Gia Minh liên lạc với phía Nhà thờ Đồng Chiêm, và Ủy Ban Nhân dân Xã An Phú để tìm hiểu tình hình và trình bày thông tin liên quan.
Thông tin về việc chính quyền địa phương yêu cầu giáo dân Xứ Đồng Chiêm phải tháo dỡ cây thánh giá được dựng trên Núi Chẻ được tờ Lao Động loan đi từ hồi tháng chín. Ngay vào thời điểm đó chúng tôi liên lạc với linh mục Nguyễn Văn Hữu, phụ trách giáo xứ để tìm hiểu về thông tin liên quan và được ông cho biết:
Cây Thánh Giá thì họ cưa đến tận gốc ở chân núi, rồi cưa ra từng mảnh và đập không còn hình thù gì chỉ còn một số miếng bê tông thôi.
LM Nguyễn Văn Hữu
Trên xã có ý kiến như thế nhưng chúng tôi nói với các cấp là trước khi chúng tôi làm (dựng Thánh Giá) thì chẳng thấy quí ban, các cấp chính quyền nói gì; đang khi làm cũng không thấy chính quyền có ý kiến gì. Giờ làm xong rồi mà tháo dỡ, đó là vấn đề tế nhị và khó. Chính quyền thì nói rồi họ cũng sẽ dỡ.
Đất này là đất của giáo xứ Đồng Chiêm từ trước cho đến nay. Từ hồi thành lập giáo xứ cho đến khi chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời thì giáo xứ vẫn sử dụng đất đó. Trên quả núi thì giáo dân người ta chôn cất những trẻ em vô tội. Khi sang chế độ mới này thì dân không xin làm sổ đỏ vào trong đất sử dụng của nhà xứ, vì người dân nghĩ rằng đó là nơi chôn cất các hài nhi, và nhà xứ vẫn đang sử dụng.
Lâu lắm rồi chúng tôi có nguyện vọng dựng cây Thánh Giá lên trên đại phần mộ của tổ tiên, các trẻ em, ông bà qua đời từ xưa cho đến nay.
Việc xây dựng Thánh Giá cao hơn 5 mét trên núi chỉ có cây thì không ảnh hưởng gì. Dân chúng tôi xem đó là núi cấm, Núi Thờ linh thiêng, nên không khai thác gì cả. Chúng tôi giữ gìn và làm đẹp thêm cảnh quan nữa. Những núi chung quanh thì dân chặt cây, khai thác đá.
Nhiều người bị đánh, bị thương
Vào sáng ngày 7 tháng 1 sau khi có thông tin về việc chính quyền địa phương và cảnh sát cơ động đến để triệt hạ Thánh giá và đánh đập những giáo dân phản đối, chúng tôi lại liên lạc với linh mục Nguyễn Văn Hữu và được thông báo:
Sự việc xảy ra khi chúng tôi – linh mục chính xứ và phó xứ, đang đi tĩnh tâm tại Tòa Giám mục Hà nội. Theo thông báo thì sự việc xảy ra từ lúc hai giờ sáng đến độ bảy giờ sáng. Chính quyền đã có sự sắp đặt, họ phong tỏa các đường vào, và ngăn chặn không cho dân đến chứng kiến việc chính quyền tháo dỡ , đập phá Thánh Giá.
Dân thấy việc làm không đường đường chính chính của chính quyền, giữa ban ngày nên họ cũng bất bình và phản kháng.
Nguyễn Văn Hữu
Giáo dân cho tôi biết phía công an chính quyền có đến 500-600 công an với dùi cui điện, hơi cay, lá chắn, chó nghiệp vụ… Có xảy ra việc đánh trọng thương hai bà phụ nữ. Chiều hôm qua về xứ , tôi xác nhận đó là sự thật.
Cây Thánh Giá thì họ cưa đến tận gốc ở chân núi, rồi cưa ra từng mảnh và đập không còn hình thù gì chỉ còn một số miếng bê tông thôi.
Khi về tôi cũng chưa gặp chính quyền địa phương, và chúng tôi thiết nghĩ có gặp cũng không cải thiện được tình hình vì đánh đập giáo dân cũng đã đánh đập rồi và phá Thánh Giá thì cũng phá rồi. Khi sống trong môi trường, hoàn cảnh thì chúng tôi biết nếu có đưa đơn hay làm gì thì cũng vô vọng…
Sau chuyến đi thăm Vatican của ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết, có một số cán bộ chính quyền đến nói với chúng tôi là khép lại quá khứ mở ra một kỷ nguyên mới; trong khi chính quyền nói là phải chống lại phản động thì họ lại bảo chúng tôi phản lại đấng mà chúng tôi tôn thờ, đó xem ra mâu thuẫn.
Các cấp chính quyền đến gồm từ thành phố đến xã.
Giải thích của chính quyền
Chúng tôi liên lạc với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Phú, Huyện Mỹ Đức để tìm hiểu chủ trương của chính quyền trong vấn đề này:
Giáo dân tự làm là sai, không xin phép , không đảm bảo qui trình xây dựng pháp luật. Từ đó dân tại đó, chi bộ ở đó đề nghị tự tháo dỡ và có sự hỗ trợ của địa phương. Do vậy chúng tôi hỗ trợ bảo vệ cho việc tháo dỡ ở đấy.
Ấy là tự người ta. Mấy ‘con mẹ’ ăn vạ ném vào anh em tôi.
Chủ tịch xã
Gia Minh: Nhà thờ và giáo dân khi dựng Thánh Giá có chứng kiến của địa phương không nói gì?
Ông Chủ tịch xã: Họ nói thế là không đúng. Việc làm của họ Ban Hành giáo cũng tự nhận là sai, có văn bản xử lý hành chính của xã rồi. Chúng tôi không muốn ‘đao to, búa lớn’ nên vận động tuyên truyền mặt trận, đoàn thể: thanh niên, phụ nữ, hội cựu chiến binh, chỉ riêng hội phụ nữ cũng đồng tinh nhưng không được cao. Việc đó để tự tháo dỡ thôi với sự hỗ trợ bảo vệ. Xã, thôn bố trí thôi.
Gia Minh: Việc tháo dỡ sao tiến hành lúc hai giờ sáng?
Ông Chủ tịch xã: Ai bảo hai giờ sáng, việc tuyên truyền như thế không đúng. Bắt đầu 5 giờ anh em chúng tôi mới thực hiện. Chúng tôi làm công khai.
Gia Minh:
Còn việc đánh hai phụ nữ bị thương thì thế nào thưa ông?
Ông Chủ tịch xã: Đấy là tự người ta. Mấy ‘con mẹ’ ăn vạ ném vào anh em tôi, dân ném linh tinh một số thôi. Chúng tôi đưa ra bệnh viện một lúc rồi về, xong về nghe ai tuyên truyền lại ra Hà Nội thì đó là việc của họ.
Gia Minh: Việc tháo dỡ một cây Thánh Giá như thế có cần đến cả mấy trăm công an cơ động không?
Ông Chủ tịch xã:Đó và việc đề phòng anh em bị họ ném đất đá thôi.
Gia Minh: Họ nói dựng Thánh Giá không có ảnh hưởng gì mà còn giữ cảnh quan nữa?
Ông Chủ tịch xã: Tốt nhất hôm nào ông về trực tiếp địa phương, giờ nói ‘mênh mông’ cũng khó.
Sự kiện chính quyền địa phương tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội cho phá dỡ Cây Thánh giá trên đỉnh Núi Chẻ hôm ngày 6 tháng 1 vừa qua, cũng tương tự vụ việc tại giáo xứ Bàu Sen, huyện Bố Trạch,tỉnh Quảng Bình vào khi lực lượng địa phương cũng bao vây giáo dân để tháo dỡ bức tượng Đức Mẹ mà giáo dân dựng trên Núi Lèn nhìn xuống nghĩa trang của giáo xứ, với tâm nguyện được an ủi khi sống cũng như lúc qua đời.
Văn phòng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ra thông báo lên án vụ "triệt hạ Thánh Giá" ở Đồng Chiêm trong khi một báo nhà nước phản bác điều họ cho là "luận điệu xấu độc".
Vụ xô xát sáng 6/1 vừa qua tại Mỹ Đức, Hà Nội đã được báo chí nước ngoài chú ý trong khi một số trang web Công giáo tiếng Việt nhắc lại chuyến thăm Vatican của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết để cho rằng không có hy vọng gì cho quan hệ tốt đẹp với chính quyền vào Năm Thánh.
Thông báo của Văn phòng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội do Linh mục Gioan Lê Trọng Cung ký và đăng trên các trang mạng 7/1 gọi vụ phá cây thánh giá trên Núi Thờ (còn gọi là Núi Chẽ) hôm trước đó là "xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của Giáo Hội".
Tranh chấp về lý lẽ
"Đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương tự vệ là một hành động dã man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con ngưòi. Đây là hành vi thô bạo đáng bị lên án!"
Tại sao, để phá cây Thánh Giá được làm nên chỉ tốn mươi triệu đồng và một số công sức giáo dân...nhà cầm quyền Hà Nội đã phải huy động đến cả tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động từ cách sáu bảy chục km?
JB Nguyễn Hữu Vinh
Đáp lại, báo Hà Nội Mới bản điện tử có bài "Đừng trượt sâu vào con đường sai lầm" hôm nay 8/1 phê phán trực diện Linh mục chính xứ Đồng Chiêm Nguyễn Văn Hữu.
Bằng lời lẽ rất mạnh, báo này tấn công cả các luận điểm đăng trên trang web Chúa Cứu Thế (chuacuuthe) của Công giáo và kết nối vụ Đồng Chiêm với những vụ tranh chấp, xô xát trước:
"Cho dù có bịa đặt, bóp méo như thế nào thì những luận điệu đó cũng không thể đánh lừa được dư luận, bởi chân tướng của những kẻ tung ra các luận điệu xấu độc này đã tự phơi bày từ lâu qua những vụ việc như ở Nhà Chung, Thái Hà, Tam Tòa..."
Đặc biệt, đây là lần thứ ba trên địa bàn Hà Nội mấy năm qua đã nổi lên với các vụ tranh chấp giữa chính quyền địa phương và khối giáo dân Công giáo, liên quan đến đất đai và những vị trí mang tính biểu tượng của đạo này.
Sau các vụ Nhà Chung và Thái Hà cũng tại Hà Nội không khí tưởng đã giảm độ căng thẳng, nhất là sau khi Vatican có những cử chỉ ngoại giao và Chủ tịch Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết đến thăm và được Đức Giáo hoàng Benedict XVI tiếp tháng 12 vừa qua.
Nhưng với vụ Đồng Chiêm, độ nóng cả ở thực địa và trên các trang mạng hai bên đột ngột lên cao.
Phía Công giáo tố cáo chính quyền cửa lực lượng an ninh hùng hậu vào dỡ đi một cây thánh giá họ dựng trên ngọn núi vốn là một nghĩa trang trẻ em mà người Công giáo nói là của họ từ nhiều thập niên.
Các bức hình và video đăng trên những mạng Công giáo cho thấy một số giáo dân bị đánh đập tàn bạo, máu me đầy mặt, và có một hai người bị cho là "thương nặng".
Ngược lại, vẫn theo Hà Nội Mới thì "Sáng 6-1, khi chính quyền xã An Phú và thôn Đồng Chiêm tổ chức cho công nhân tháo dỡ an toàn công trình xây dựng trái phép trên đỉnh núi Chẽ, linh mục Nguyễn Văn Hữu đã kích động một số giáo dân ra hiện trường chửi bới, lăng mạ, ném gạch đá vào lực lượng bảo vệ."
Vẫn tờ báo thuộc thành phố Hà Nội này cho rằng:
"Sau đó, do được các lực lượng chức năng vận động, thuyết phục, những giáo dân này đã giải tán. Vậy thì, làm gì có cảnh "đang tay đánh đập các giáo dân" như Chuacuuthe đã bịa đặt, vu cáo."
Còn trên trang VietCatholic từ Hoa Kỳ có bài của JB. Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội đặt câu hỏi:
"Người ta không hiểu tại sao, một cây Thánh Giá trên nghĩa địa của giáo dân ở một vùng xa xôi hẻo lánh, sống ngâm da chết ngâm xương như ở Đồng Chiêm lại được nhà cầm quyền Hà Nội quan tâm đến thế?"
Các bài trên trang này cho rằng ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có động tác trái ngược với những gì Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói với Giáo hội tại Vatican.
Hà Tây, trước khi về Hà Nội cũng là địa phương có ông Nguyễn Đức Nhanh, phụ trách ngành công an, người sau đã đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý vụ Nhà Chung và Thái Hà khi lên chức Giám đốc Công an Hà Nội.
Nhìn rộng ra, sự việc xảy ra ngay đầu Bấm Năm Thánh 2010 đặt câu hỏi về chuyện còn nữa hay không hy vọng từng cao tới mức giới bình luận quốc tế từng nghĩ Việt Nam sẽ sớm bình thường hóa quan hệ ngoại giáo với Tòa Thánh.
Cho tới chiều 8/1 giờ Việt Nam chưa thấy các cấp lãnh đạo Hà Nội hoặc trung ương tại Việt Nam chính thức phát biểu gì về vụ việc.
Hiện nay ngoài các báo của Công giáo bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới, các đài nước ngoài bằng tiếng Việt và các trang tin tiếng Anh của Hoa Kỳ (AP), Úc (Sydney Herald Tribune) cũng đã đưa tin về vụ Đồng Chiêm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100108_dong_chiem_updates.shtml
*
No comments:
Post a Comment