Sunday, January 24, 2010

ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

*

VN đầu tư 1.5 tỉ đôla để xây tuyến đường bộ ven biển
TIN VOA

21/01/2010

[insert caption here]
Chính phủ Việt Nam dự trù chi tiêu hơn 1 tỉ rưỡi đô la để xây dựng một tuyến đường bộ dài 3,041 kilomét dọc theo bờ biển từ nam chí bắc.

Bản tin hôm thứ Năm của hãng thông tấn tài chánh Dow Jones trích dẫn một thông cáo của chính phủ Việt Nam cho biết mục tiêu của dự án này là sử dụng có hiệu quả các tài nguyên đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tăng cường củng cố quốc phòng.

Thông cáo cho hay tuyến đường bắt đầu từ cảng Núi Đỏ của tỉnh Quảng Ninh tới thị xã Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn I - từ nay đến năm 2020 giới hữu trách sẽ tập trung xây dựng các đoạn tuyến tại các vùng kinh tế trọng điểm và 15 khu kinh tế ven biển.

Giai đoạn II, sau năm 2020, sẽ xây dựng mới các đoạn chưa có đường để hình thành tuyến đường bộ ven biển trên toàn quốc.

Nguồn: Dow Jones, Chinh Phu

http://www.voanews.com/vietnamese/2010-01-21-voa17.cfm


*
Việt Nam dự trù đầu tư 1,5 tỷ đôla xây dựng tuyến đường duyên hải
TIN RFI

Trọng Nghĩa

Bài đăng ngày 24/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 24/01/2010 14:42 TU


Đường từ Quy Nhơn ra Hội An (DR)

Đường từ Quy Nhơn ra Hội An (DR)

Theo ghi nhận của hãng tin Dow Jones, chính quyền Việt Nam vừa loan báo kế hoạch xây dựng một tuyến đường bộ dài hơn 3.000 cây số dọc theo bờ biển của mình từ bắc chí nam. Trị giá công trình lên đến hơn 28 ngàn tỷ đồng, tương đương với 1,52 tỷ đôla.

Trong một bản thông báo, chính phủ Việt Nam xác định là con đường này sẽ góp phần khai thác nguồn tài nguyên quốc gia một cách hữu hiệu hơn, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển kinh tế xã hội cũng như củng cố quốc phòng.

Đây là một kế hoạch dài hạn vì từ nay đến năm 2020, nhà nước Việt Nam sẽ chỉ tháo khoán một nửa số tiền này cho công việc xây dựng. Bờ biển Việt Nam dài tất cả là 3.260 km.

http://www.rfi.fr/actuvi/pages/001/accueil.asp

*


Malaysia đề xuất ý tưởng xây dựng mạng đường sắt du lịch xuyên Đông Nam Á

Đức Tâm


Bài đăng ngày 24/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 24/01/2010 16:41 TU

Đường rầy trên đảo Kota Kinabalu, phía đông Malaysia

Đường rầy trên đảo Kota Kinabalu, phía đông Malaysia

Hôm nay, 24/01/2010, bên lề cuộc họp của các bộ trưởng du lịch ASEAN, tại Bandar Seri Begawan, thủ đô Brunei, bộ trưởng Du lịch Malaysia tiến sĩ Ng Yen Yen đã đề xuất ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt du lịch xuyên Đông Nam Á.

Mạng lưới đường sắt này nối liền 7 nước thành viên ASEAN, là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Cam Bốt, Việt Nam, Lào và Miến Điện.

Theo bà Ng Yen Yen, Malaysia đã phát triển hệ thống du lịch đường sắt trong nước và có thể trở thành tâm điểm của mạng du lịch đường sắt trong khu vực Đông Nam Á. Du khách tới Malaysia, sau đó đi tàu hỏa sang các nước khác.

Bà Ng Yen Yen kêu gọi các thành viên ASEAN ủng hộ ý tưởng này, bởi vì hiện nay, du lịch đang phát triển tại Việt Nam, Lào, Cam Bốt. ASEAN cần có một chiến lược chung về du lịch cho toàn khối. Hơn nữa, ngành du lịch sẽ giúp phát triển kinh tế các vùng nông thôn, đặc biệt là các khu vực duyên hải.

Theo bộ trưởng Du lịch Ng Yen Yen, ý tưởng này làm một phần trong chiến lược phát triển du lịch kết hợp « đường sắt và đường thủy » của Malaysia.

Ngoài ra, đại diện Malaysia còn ủng hộ việc mở cửa không phận ASEAN, phát triển hàng không giá rẻ trong bối cảnh các bộ trưởng Du lịch ASEAN nêu lên khả năng thành lập một hãng hàng không giá rẻ của Hiệp hội này.

http://www.rfi.fr/actuvi/pages/001/accueil.asp

*


Sẽ có đường cao tốc Cần Thơ - An Giang - Phnom Penh

Hiện có 3 phương án trong đó chọn phương án có điểm đầu xuất phát từ quốc lộ 1 (km2078 +160) theo hướng song song quốc lộ 91 qua An Giang lên biên giới Campuchia rồi thẳng đến Phnom Penh.

Đây là tuyến đường hoàn toàn mới với chiều dài 210 km (phía Việt Nam 110km, và nước bạn 100 km). Dự kiến đường có 6 làn xe, chỉ giới xây dựng 95m, lưu lượng xe có thể lên 30 nghìn xe/ngày đêm.

Tại buổi làm việc giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính với TP Cần Thơ và tỉnh An Giang đã thống nhất tuyến đường cao tốc này được xây dựng theo phương thức BOT (Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).



Tuyến đường cao tốc Cần Thơ - An Giang - Phnom Penh sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh ĐBSCL; phát huy thế mạnh tam giác kinh tế TPHCM, TP Cần Thơ và Thủ đô Phnom Penh (Campuchia).

http://dantri.com.vn/kinhdoanh


*

Tìm đường cho xe lửa về Cần Thơ

06/08/2009 10:40

Bản đồ hướng tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ

Chiều ngày 5.8, lãnh đạo TP Cần Thơ có buổi làm việc với đơn vị tư vấn thiết kế để tìm hướng xây dựng tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ. Đây là một trong những tuyến đường sắt nằm trong “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt.

Các phương án

Tuyến đường này do Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam phối hợp với Công ty tư vấn Chungsuk (Hàn Quốc) thực hiện. Theo đơn vị thiết kế thì có 2 phương án ở điểm đầu (TP.HCM) và 3 phương án ở điểm kết thúc (TP Cần Thơ).

Ở điểm đầu tuyến, phía TP.HCM đang có sự lựa chọn giữa việc đặt điểm đầu tại ga Hòa Hưng và ga Thủ Thiêm. Từ một trong hai vị trí này, tuyến đường sắt cao tốc sẽ chạy dọc sông Sài Gòn về hướng quận 7. Sau đó tiếp tục đi dọc tuyến kênh Đôi, Kênh Tẻ ra đến nút giao thông cầu Bà Tăng, ra đường Nguyễn Văn Linh rồi chạy song song với đường bộ cao tốc hướng về miền tây tới ngã ba thị xã Tân An (Long An).

“Ở góc độ một người kinh doanh trong ngành đường sắt thì tôi thấy rất cần quan tâm đến tính tiếp cận của dự án. Hơn thế nữa, đây còn là một dự án lớn nằm trong quy hoạch tổng thể của ngành đường sắt VN. Trong quy hoạch tổng thể sẽ còn mở tiếp hai tuyến đi Kiên Giang và Cà Mau”.

Ông Nguyễn Bùi Nam, Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư (Cục Đường sắt VN)

Từ thị xã Tân An, đơn vị thiết kế tiếp tục chỉ ra 2 hướng, hướng thứ nhất bám theo tuyến đường bộ cao tốc về đến quận Cái Răng (Cần Thơ). Theo phương án này, tuyến đường sắt sẽ vượt sông Tiền ở khu vực bến phà Mỹ Thuận (cũ) và vượt sông Hậu ở vị trí cách cầu Cần Thơ khoảng 700m về phía hạ lưu. Đây được xem là phương án 1. Theo phương án này, độ dài của tuyến đường là 156 km, vị trí đặt nhà ga cách trung tâm quận Ninh Kiều (trung tâm TP Cần Thơ) khoảng 4 km. Điểm mạnh nhất của phương án này là gần trung tâm thành phố nên sẽ rất hiệu quả ở tính tiếp cận. Song hạn chế của nó là sẽ đụng phải rất nhiều dự án đang được triển khai của cả Vĩnh Long và Cần Thơ. Cụ thể như các dự án của huyện Bình Minh (Vĩnh Long) và các dự án đang triển khai ở quận Cái Răng, trong đó có dự án bố trí xây dựng đại học quốc tế, khu văn hóa Tây Đô.

Đối với phương án 2, tại điểm ngã ba thị xã Tân An, sẽ hướng tuyến về thẳng quận Bình Thủy. Với phương án này sẽ qua Cồn Sơn để vượt sông Hậu ở điểm gần sân bay Cần Thơ. Độ dài của tuyến theo phương án này là 147 km và cách trung tâm quận Ninh Kiều hơn 6 km. Theo phương án này thì hướng tuyến và vị trí đặt nhà ga hiện tại dân cư khá thưa và ít bị “đụng” các dự án khác.

Còn với phương án 3, sẽ đặt nhà ga trên địa bàn quận Ô Môn. Phương án này cũng sẽ đi thẳng từ ngã ba thị xã Tân An hướng thẳng về Ô Môn. Theo hướng này, tuyến đường sắt sẽ về quận Ô Môn sau khi vượt sông Tiền ở đoạn qua thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp). Độ dài hướng tuyến này là 149 km và cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 16 km (theo đường chim bay). Phương án này không đụng với các quy hoạch khác và phù hợp với định hướng quy hoạch xây dựng TP Cần Thơ trong tương lai đã được Chính phủ phê duyệt.

Ga xe lửa chạy tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho năm 1910 - Ảnh tư liệu


Cân nhắc tính tiếp cận

Sau khi nghe báo cáo của đơn vị tư vấn thiết kế, một số sở ngành TP Cần Thơ cho rằng phương án 3 là có tính khả thi cao nhất. Lý do là nó không phá vỡ các quy hoạch hiện có. Mặt khác định hướng phát triển của TP là sẽ xây dựng một khu đô thị và trung tâm hành chính ở khu vực này trong thời gian tới.

Theo thiết kế, sau khi tuyến đường này hoàn thành chỉ mất từ 30 - 45 phút để di chuyển từ TP.HCM về Cần Thơ và ngược lại. Thế hệ 1 của tuyến đường sắt này có tốc độ lên đến 300 km/giờ và 350 km/giờ ở thế hệ 2. Đường được thiết kế chống ngập đến 200 năm sau và có nhiều đoạn được xây dựng trên cao.

Công ty thiết kế cũng cho biết thêm, theo nghiên cứu đến năm 2030, lưu lượng khách tuyến TP.HCM - Cần Thơ vào khoảng 362 ngàn lượt người, cao hơn tuyến TP.HCM - Đà Nẵng 3 lần (114 ngàn lượt người).


Ông Nguyễn Kim Lăng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam, cho rằng: Đây là tuyến đường sắt cao tốc chỉ chuyên chở người. Để một tuyến đường sắt cao tốc hoạt động hiệu quả thì điều quan trọng cần phải chú ý là tính tiếp cận của nó. Điều này có nghĩa là làm sao để khi tuyến đường xây xong, người dân đi lại sẽ thuận lợi hơn. Do đó, cần phải xem xét kỹ tốc độ đô thị hóa của TP đến mức nào trước khi quyết định hướng tuyến.

Đại diện Công ty tư vấn Chungsuk cho biết: trên thế giới có nhiều tuyến đường sắt đi qua hoặc gần các khu dân cư. Đa phần người dân không thích vì rất ồn. Nhưng lại có một thực tế khác là nếu xa các khu dân cư, đô thị thì tính tiếp cận không cao, nên không hiệu quả. Đây là dự án có vốn đầu tư lên đến 4 tỉ USD.

Ông Nguyễn Bùi Nam, Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư (Cục Đường sắt VN), nhận định: “Ở góc độ một người kinh doanh trong ngành đường sắt, tôi thấy rất cần quan tâm đến tính tiếp cận của dự án. Hơn thế nữa, đây còn là một dự án lớn nằm trong quy hoạch tổng thể của ngành đường sắt VN. Trong quy hoạch tổng thể sẽ còn mở tiếp hai tuyến đi Kiên Giang và Cà Mau”.


DiaOcOnline.vn - Theo Thanh Niên


http://www.diaoconline.vn/tinchitiet/16/15517/-tim-duong-cho-xe-lua-ve-can-tho-/

http://www.baomoi.com/Info/Tim-duong-cho-xe-lua-ve-Can-Tho/148/3028592.epi


*
VAN MỘC BÌNH

Không biết những kế hoạch này là do ý muốn độc lập và phát triển của Việt Nam hay chỉ là một cuộc chuẩn bị cho Trung Cộng xâm lược Việt Nam? Ông Nguyễn Văn Thới trong Kim Cổ Kỳ Quan đã có nhiều phần đúng. Khoảng 1917-1926, ông Nguyễn Văn Thới, tức Ba Thới, đệ tử Bửu Sơn Kỳ Hương ( Bửu Sơn Kỳ Hương là tiền thân của Phật giáo Hòa Hảo) đã nhìn thấy nhiều việc ở Việt Nam và Bạc Liêu. Có thể trong một thời gian nữa sẽ có xe lửa về Bạc Liêu như ông Ba tiên tri:

Về Bạc-liêu và Hà-tiên, ông Ba cho biết:

Sau lập lại Bạc-liêu thiếu muối,
Sau có nổi năm mười hòn núi;
Đem lộn về muối núi Hà-tiên,
Phép Phật Trời nhiều kẻ chẳng kiêng.

Nói về sông rạch và đường xe lửa:

Có sóng dọc nhiều chỗ dị kỳ,
Đường ngồi xe lửa chạy thì Bạc-liêu



MUỐN RÕ HƠN, XIN XEM
NGUYỄN THIÊN THỤ * VẬN MỆNH VIỆT NAM QUA KIM CỔ KỲ QUAN

__

Chú:

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, tây bắc giáp Kiên Giang, tây và tây nam giáp Cà Mau, đông và đông nam giáp biển với 56 km bờ biển. Tỉnh lỵ hiện nay là Thị xã Bạc Liêu, cách Saigon 280 km.
Trước kia Bạc Liêu tách từ tỉnh Hà Tiên ra. Địa bàn tỉnh Bạc Liêu khi đó bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay. Năm 1904, Bạc Liêu có 3 quận: Vĩnh Lợi, Cà Mau và Vĩnh Châu. Năm 1914, lập thêm quận Giá Rai. Ngày 22/10/1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã nhập tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Sóc Trăng thành tỉnh Ba Xuyên. Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, hai tỉnh Bạc Liêu và An Xuyên (Cà Mau) hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Minh Hải được chia thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Hai tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.


**


**

No comments: