Sunday, January 31, 2010

THÂM CUNG BÍ SỬ

*

Một Hoàng Phi Buồn
Lệ Vân


http://www.nguyenphuoctoc..info/old/trieudai/Mot_hoang_hau.jpg


L.T.S.“Một Hoàng Phi Buồn”, nội dung câu chuyện thế hệ trước 1945, trong giới quan quyền triều đình Huế, nhiều người nghe nói. Cựu học sinh Đồng Khánh Lệ Vân nay nhắc lại nhân dịp Kỷ Niệm 80 năm mái trường xưa. Không những được nghe trong gia đình kể lại, Lệ Vân còn có dịp gặp bà Hoàng Phi ở Huế và Đà Lạt. Truyện “Một Hoàng Phi Buồn”, do Lệ Vân nhắc lại nhờ đó thêm phần sống động, cảm thương.

Ngày xưa, chuyện các bà trong nội cung, cố đô Huế nhiều lắm! Nhân dịp này, T.S.H. xin được ghi thêm vài chi tiết ngoài đề, không phải để điểm xuyết câu chuyện, mà để độc giả thế hệ trẻ hiểu rõ hơn bối cảnh, nội dung bài viết. Câu chuyện bắt đầu từ ngày 15-7-1917 khi vua Khải Định chủ tọa lễ đặt viên đá đầu tiên xây cất trường Đồng Khánh. Dự lễ có đủ quan chức Pháp – Nam như toàn quyền Albert Sarraut, khâm sứ Trung Kỳ J . E . Charles; trong số các vị thượng thơ Nam Triều, có quan Thượng Thơ Bộ Học kiêm Bộ Lễ Hồ Đắc Trung. Vị đại thần này có ba người con gái, người chị đầu Hồ Thị Huyên (pháp danh Diệu Huệ), sau này thân mẫu giáo sư Bửu Hội, người em thứ Hồ Thị Chỉ (bà Hoàng Phi Buồn), người thứ ba, cô Tám Hồ Thị Hạnh, sau này sư bà Diệu Không.


http://www.artstopllc.com/Graphics/PaulATaylor/01_ConeFlowers.jpg



Thời quân chủ, vua có nhiều vợ, vì vậy có nhiều thứ bậc phân biệt, từ nhất giai phi đến bậc thứ chín, cửu giai tài nhân. Triều đình còn áp dụng quy chế Cửu Giai gồm có, trên hết hai bà phi: Nhất giai phi, thường gọi bà Ân (phi), thứ nữ đại thần Hồ Đắc Trung, Nhị giai phi, bà Huệ phi, sau này (1933) được phong Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (Đức Từ Cung).

Tiếp đến ba bà Tân: Tam giai tân, Diệu Tân (con gái cụ Phạm Hòe, tham tá Nội Các); tứ giai tân, bà Du tân (cô Tám, con gái cụ Võ Liêm, thượng thơ bộ Công); ngũ giai tân, bà Điềm tân (cháu nội cụ Thượng Nguyễn Đình Hòe) và một bà Tiếp, lục giai Tiếp dư.

Theo “truyền thống trong nội”, chỉ những bà vợ này mới được gọi bằng “bà”; những người tiếp sau, quý nhân, mỹ nhân, tài nhân, chỉ được gọi bằng “chị” .

Liên hệ đến chuyện “Một Bà Phi Buồn” (có lẽ nhà in đã in sai chữ “Hoàng” thành ”Bà”) , tại vùng ngoại ô Huế, gần Cầu Lim, có một ngôi chùa nhỏ do vua Khải Định lập nên, ngài đặt
tên chùa Khải-Ân, nơi bà Ân (phi) thỉnh thoảng đến tâm hương Ánh Đạo Vàng . . . (Trong gia đình vì cử Tên (cụ H. Đ.K.), nên gọi chùa “Khởi” Ân thay vì Khải-Ân) .

http://www.sallyrobertson.com/images/Autumn_Light_SH.jpg
Nhân ngày lễ 80 năm Đồng Khánh, nhiều chuyện vui đã được kể, còn sót lại một câu chuyện buồn, ngày nay ít người biết tới. Năm 1917, vua Khải Định ngự giá lễ đặt viên đá đầu tiên xây trường Đồng Khánh. Hoàng thượng thấy một nữ sinh xinh đẹp, khoan thai kính cẩn dâng lên ngài một chiếc kéo mới tinh đặt trên một cái khay phủ gấm điều. Hoàng thượng nhận chiếc kéo để cắt giải lụa hồng, buộc ngang cổng trường, trước khi tiến vào sân hành lễ. Thế rồi cô thiếu nữ sau này được đưa vào nội cung làm hoàng phi và nàng bắt đầu một cuộc đời vui ít buồn nhiều.

Khi vua Khải Định tuyển chọn nàng làm hoàng phi thì cả kinh thành đều tán phục ngài khéo chọn. Vị tiểu thơ xinh đẹp nhất, Hồ Thị Chỉ, là con quan Thượng Thơ Bộ Học kiêm Bộ Lễ Hồ Đắc Trung, quan đại thần có uy thế vào bực nhất trong triều đình từ thời vua Duy Tân còn tại vị.


Trước khi vua Khải Định lên ngôi hoàng đế, vua đã có một hoàng nam chừng ba tuổi tên Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại sau này). Khi vua lên ngôi thì mẹ của hoàng tử được vua phong lên chức Tam giai Huệ Tần. Theo quyển Nguyễn Phúc tộc thế phả (in năm 1995) thì bà phi Huệ Tần “kiến thức học vấn không nhiều”. Có lẽ vì vậy một phần nên năm 1917, vua Khải Định quyết định tuyển chọn thêm một hoàng phi nữa. Vua muốn tìm một người có học vấn, dòng dõi thế gia vọng tộc và xinh đẹp. Thật là một việc khó khăn vào thời đại ít người theo tân học. Tiểu sử và hình ảnh nhiều tiểu thư con các quan đại thần được dâng lên và hoàng thượng đã không do dự chọn ngay tấm hình cô nữ sinh kiều diễm ngài đã có dịp gặp trong buổi lễ xây trường Đồng Khánh. Hồ tiểu thơ rất thông minh, học giỏi, đàn hay, thông thạo cả tiếng Pháp lẫn Hán Văn và Việt Ngữ. Nàng mới 15 tuổi mà đã đúng là một giai nhân quốc sắc thiên hương, xứng đáng được tuyển chọn làm hoàng phi của hoàng đế nước Đại Nam.



http://www.geitgey.com/blog/wp-content/uploads/mag3-logocrsmall.jpg



Việc vua chọn nàng có lẽ còn có thêm một nguyên do nữa là hoàng thượng đang muốn thu phục nhân tâm, nhất là đối với quan Thượng Thơ Hồ Đắc Trung. Vị đại thần này trước đó đã là cận thần của vua Duy Tân, nay vua Khải Định cũng muốn tỏ ra quý trọng tín nhiệm ông, “thêm người thân tín và bớt kẻ hiềm thù”. Lúc bấy giờ vua Khải Định mới lên ngôi chưa đầy một năm. Vẻ người mảnh khảnh, vua mới hơn 30 tuổi mà trông người đã suy nhược, ngài thường hay bị đau yếu.. Nhưng vua là người hiền lành, tính tình lại hoà nhã, hiếu thuận, ngài luôn muốn chiều lòng các hoàng thân quốc thích và tất cả các đại thần trong triều đình. Vua Khải Định lại rất ưa huộng mỹ thuật, yêu thích đủ vẻ đẹp trên đời. Ngài chọn vị tiểu thơ con quan thượng thơ bộ Học và bộ Lễ là một việc rất được hai bà Thánh cung và Tiên cung, là bà mẹ đích và mẹ sanh, vui mừng khen ngợi.

Nhưng than ôi “đứa con vô Nội” là những tiếng đứt lòng mẹ cha . Quan thượng thơ cam lòng vâng theo thánh ý, rồi được vinh thăng lên đến tước Quận Công uy nghi làm quốc trượng và thanh thế tăng lên đến tột bực trong triều đình . Nhưng lòng người cha vẫn buồn rầu vì biết con gái mình sẽ rất đau khổ . Nàng không ham muốn danh vị, nàng chỉ mong được gần gũi một ý trung nhân tâm đầu ý hợp mà thôi
.


http://www.orientaloutpost.com/usa/n9506.jpg



Ý chí của vua chân thành, nhưng đáng thương cho Hồ tiểu thơ chỉ vì chính trị của triều đình bắt buộc và nhất là vì chữ hiếu từ nay nàng phải vào chốn thâm cung nghiêm khắc cô đơn .
Mới 15 tuổi như Thúy Kiều của Nguyễn Du nhưng Hồ tiểu thơ được đón rước về hoàng cung, được tôn lên làm một vị hoàng phi thì sao đến nỗi buồn khổ, thảm thương như vậy ? Lý do chính là vì Hồ tiểu thơ đang tôn thờ một vi vua khác, nàng đang thần tượngvua Duy Tân .
Vua mới 17 tuổi, thế mà đã bị Pháp mang đi đày ra tận đảo Réunion, nghìn trùng xa cách kinh thành Huế và cả một nước Đại Nam đang đặt nhiều kỳ vọng nơi ngài .

Hình bóng vị quân vương anh hùng ái quốc đã khắc sâu trong tâm khảm nàng từ thuở mới 12 tuổi . Nguyên ngày ấy phụ thân nàng được giao phó trọng trách trông nom chăm sóc vị thiếu đế từ khi ngài lên ngôi lúc mới 8 tuổi . Năm 1914, vào mùa hè nóng nực, vua Duy Tân, vừa 14 tuổi, ra chơi cửa Tùng ở Quảng Trị . Các con trai, con gái của quan Thượng cũng được cho ra đấy để vua có thêm bạn trẻ cùng vui chơi . Lúc ấy Hồ tiểu thơ tuy mới 12 tuổi mà đã có nhiều nét xuân thì, vừa xinh xắn yểu điệu vừa hay thẹn thùng e lệ trông rất dễ thương, dễ mến . Ngay từ phút đầu, nàng đã cảm phục vị vua chỉ bằng lứa tuổi mấy anh nàng mà xem ra hơn hẳn, vì ngài oai nghiêm chững chạc lại rất thông thái, tuy mấy ông anh nàng cũng đã nức tiếng thông minh, học giỏi vào bậc nhất đế đô . Nàng càng giữ lễ, càng thẹn thùng e lệ lại càng làm cảm động vị vua trẻ . Đến khi hết hè, lúc phải chia tay thì những giọt lệ của nàng thánh thót rơi xuống làm cho vua thấy rõ tấm lòng chân thành tha thiết của nàng .




Kỳ hè năm sau, vua Duy Tân tưởng sẽ được gặp lại nàng . Nhưng cho rằng nàng đã lớn, mẫu thân nàng không cho phép nàng được cùng các anh ra chơi Cửa Tùng nữa . Nàng thương nhớ vua nên cứ giọt ngắn giọt dài, vậy mà vẫn không lay chuyển được quyết định của mẫu thân nàng . Vua Duy Tân có lẽ cũng rất buồn nhớ, luyến tiếc hè năm ngoái, nay không còn có dịp ngắm bóng dáng ngây thơ xinh đẹp của cô con gái mới lớn ấy . Một mối tình chớm nở đẹp như hoa và tuyệt vời cao thượng . Lòng nàng kính yêu vua Duy Tân, nồng nhiệt nguyện một đời sống chết vì vua . Vị hoàng đế chỉ hơn nàng có vài tuổi mà đã tỏ ra phi thường trong lối suy nghĩ thông minh và cách ăn nói chín chắn, oai nghiêm . Ngài lại thương nước, lo cho dân thật tận tình ... Lòng yêu nước của ngài nàng đã được nghe, được thấy tận mắt rõ ràng, nên hết lòng thần phục ngài .

Vừa hết hè 1915 thì tư dinh quan thượng thơ bỗng trở nên nhộn nhịp khác thường . Vua Duy Tân đã được hai bà Hoàng Thái Hậu cho phép nạp phi và ngài đã chọn Hồ tiểu thơ . Kiệu hoa mang thánh chỉ đến tư dinh, song thân nàng áo mũ chỉnh tề ra lạy tạ và nhận đồ vật sính lễ, tuy giản dị một đôi bông tai cánh phượng và đôi vòng vàng chạm trổ rồng phượng, nhưng vinh hạnh phước lộc cho gia đình nàng biết bao nhiêu . Còn nàng thì tâm hồn rạng rỡ như nắng sớm mùa xuân . Nàng cũng được gọi ra lạy tạ ân vua hạ cố và được mẫu thân cho mang các nữ trang ấy về phòng riêng để tha hồ ngắm nghía cho thỏa tình mong nhớ .



http://www.walterlynnmosley.com/ebay/auction_material/images/big/bonsai_orange_cup.jpg



Thế rồi cuộc hôn nhân đã định, lễ nạp phi sắp cử hành trong vài tháng tới thì bỗng nhiên xảy ra việc vua Duy Tân ra lệnh từ hôn . Vua tỏ ra rất xót thương nàng nên trong thánh chỉ, ngài dặn dò với song thân nàng: “Phải an ủi nàng và gả nàng cho người khác, đừng để nàng buồn tội nghiệp” . Vua giải thích với cha nàng: “Thầy nên hiểu, tôi thương gia đình thầy nên mới phải từ hôn với người mà tôi yêu mến từ hai năm nay .”

Vua sắp khởi nghĩa đánh Pháp, nhưng không phải vì sợ bận tâm đèo bồng vợ con mà ngài ra lệnh từ hôn . Ngài chỉ sợ gia đình nàng rất đông con đang ăn học, nếu liên can đến ngài, cả gia đình sẽ bị liên luỵ, nguy hại luôn đến chức tước, địa vị của thân sinh nàng mà cũng không bổ ích gì cho công cuộc chống Pháp của ngài . Riêng nàng thì vua tin rằng nàng có thể hăng say sống chết vì vua, nhưng vì vậy vua lại càng ái ngại không muốn nàng phải gian khổ vì mình . Theo thánh ý, gia đình nàng xếp đặt để gả nàng cho một bác sĩ tây học rất xứng đáng, nhưng kết quả
lại khác với dự định ấy . . .




http://www.brushpaintingcircle...com/shared/dbgallery.php?thumb=/galleries/Amy_Floral_Fauna/JustTwoofUs-2small.jpg



Phải chăng vì muốn che dấu công cuộc khởi nghĩa đang ở trong thời kỳ bí mật, nên sau khi từ hôn với người ngài thương mến, vua làm lễ nạp phi ngay với một tiểu thơ khác, con quan phụ đạo Mai Khắc Đôn . Thế là người Pháp nghĩ rằng vua đang bận ham mê bà hoàng phi, tất nhiên không còn bụng dạ nào để lo việc chống Pháp, trong lúc nước Pháp đang lâm vào cảnh bại trận . Bà hoàng phi Mai Thị Vàng được cưới hỏi vội vàng, nhưng cũng được vua rất yêu chiều . Lâu lâu bà được cùng vua đi chơi, dạo quanh thành nội, bà thường thấy có vài người nghèo, đội nón lụp xụp ngồi câu ở Hậu Hồ sau điện Kiến Trung . Bà không ngờ họ chính là mấy nhà cách mạng Thái Phiên và Trần Cao Vân . Bà cũng không thể tưởng tượng nổi họ chính là những người làm sụp đổ ngai vàng của vua Duy Tân sau đó ít tháng . (1)

Ngày 30 tháng 1 năm 1916, vua làm lễ nạp phi thì ngày 14 tháng 5 năm 1916 vua khởi nghĩa . Cùng với các nhà cách mạng, vua toan tính có thể dựa vào những lính khố xanh, khố đỏ ở các tỉnh, và đồn Mang Cá gần kinh thành, mấy ngàn lính Việt vừa được tuyển mộ để đưa qua Pháp . Ông Trần Cao Vân đã thuyết phục được họ theo vua Duy Tân đánh Pháp nhưng công việc bị bại lộ ngay từ đầu . Những người lính Việt bị tước hết cả súng ống và bị dồn giữ trong đồn trại, nên mọi liên lạc với những người chỉ huy công cuộc chống Pháp đều bị cắt đứt .



http://www.leesburgcenter4arts.com/images/2009ArtFest/Godwin_Kou.jpg




Cuộc khởi nghĩa thất bại, gia đình quan Thượng Thư Bộ Học mới thấy rõ tấm lòng tốt của vua Duy Tân, khi vua dứt khoát từ hôn với vị tiểu thơ mà vua đã yêu mến từ lâu . Thế mà cụ Hồ Đắc Trung vẫn bị Pháp bắt giam . May sao vua Duy Tân quả quyết rằng gia đình cụ không hay biết gì đến vụ khởi nghĩa cả . Hồ Tiểu Thơ chưa khô nước mắt vì vua từ hôn, thì lại được tin vua bị đày qua tận đảo Réunion . Nàng là người sẵn sàng sống chết với vua mà nay hoàn toàn bất lực, chỉ còn biết trăn trở khóc than trong tuyệt vọng . Trong lúc ấy thì các triều thần cũng ở trong tình trạng lo lắng hoang mang, rồi đây ai còn giữ được địa vị cũ, ai sẽ mất chức hay có thể bị bay đầu vì bị tình nghi theo vua Duy Tân .

Quan Thượng Thư Bộ Học đang ở trong tình thế khó khăn như thế, thì việc vua mới là Khải Định chọn Hồ Tiểu Thơ làm hoàng phi là một liều thuốc cứu nguy tài tình và hữu hiệu . Thế rồi cụ Thượng còn được vinh thăng lên tước quận công, địa vị cao tột đỉnh triều đình . Sau này sư bà Diệu Không, con gái út của cụ Thượng, kể lại trong tập hồi ký:

”Tuy được gả cho vua mới mà tình người con gái vẫn còn quyến luyến vua cũ không nguôi,
còn thầy tôi làm quốc trượng . . . mà lòng vẫn buồn nên thường lui tới chùa Trúc Lâm để tâm
sự với hòa thượng Giác Tiêu cho vơi bớt nỗi sầu thế sự”
.








Bà hoàng phi họ Hồ chỉ vì gia đình mà cúi đầu nhận ân vua Khải Định .... Ngày lễ vu qui bà được các bà mệnh phụ long trọng xúm quanh trang sức cho bà thật lộng lẫy . Họ đỡ bà lên bái lạy bàn thờ tổ tiên cùng song thân, rồi rước bà lên kiệu tứ mã về hoàng cung . Trong bộ
y phục đỏ tía, khăn áo và giày đều thêu long phượng chầu nguyệt lóng lánh, tai đeo đôi hưỡn có 9 con phượng, đôi vòng tay cũng chạm trổ đúng 9 con phượng, mặt hoa đau thương của bà hoàng phi che dấu sau chiếc quạt gấm điều, bà khóc mãi không nguôi . . .

Ngày lễ nạp phi, được rước vào Đại Nội, bà hoàng phi của vua Khải Định mới 15 tuổi xuân thì, đã phải chịu cảnh lạnh lẽo, nghiêm khắc trong thâm cung . Thỉnh thoảng bà được vào chầu hai bà Thánh cung và Tiên cung và được hai đức bà hỏi han an ủi phần nào . Vốn người suy yếu, hoàng thượng không lo được đường tử túc thêm nữa . Hiền lành, lại lịch sự, thỉnh thoảng ngài mời các bà phi cùng dạo chơi vườn ngự uyển hay ra hồ câu cá ! Bà Huệ Phi dắt hoàng tử nhỏ cùng đi vui vẻ . Duy có bà hoàng phi họ Hồ đi đứng ngượng ngùng, bà luôn cảm thấy lạc lõng, bẽ bàng . Tuy vậy bà vẫn phải nghiêm túc tuân theo đúng phép tắt trong cung đình và được trong ngoài đều kính nể .



http://lh6.ggpht.com/aprily/SP7Os81AmgI/AAAAAAAAHWQ/3PECWz6NIiA/s400/IMG_1310.JPG



Lúc bà mới hơn hai mươi tuổi thì vua băng hà, địa vị của bà kém hẳn đi . Bà Huệ Phi là mẹ vua mới (tức vua Bảo Đại, lên ngôi năm 1925, lúc đó chưa được 12 tuổi) được tôn phong Đoan Huy Hoàng Thái Hậu . Tuy không được học hành nhiều lúc nhỏ, bà hoàng thái hậu, giữ được đúng tư cách bà từ mẫu mẹ vua, nên thường được gọi là Đức Từ Cung . Riêng bà hoàng phi họ Hồ không con, lẻ loi chiếc bóng, dần dần càng thấy rõ dạng người thất chí thất tình, buồn bã cô đơn trong chốn thâm cung .

Khi song thân bà qua đời, các anh em đã có địa vị cao sang trong xã hội, riêng bà càng cảm thấy mình sống thừa, cô đơn, không mục đích, không lý tưởng .. Bà bắt đầu bỏ ăn bỏ ngủ, sống như chết . Đêm khuya hiu hắt bà một mình với chiếc đàn dương cầm, tiếng đàn ai oán thổn thức, chia không gian vắng vẻ với ve sầu mùa hạ, với ếch nhái trời đông, mưa dầm sùi sụt, chốn cung vì buồn đến đứt ruột. Ngày lại ngày nối tiếp nhau, cho đến khi bà lên cơn loạn trí . Áo quần xô lệch, mặc hàng tơ lụa đủ màu sắc, đỏ xanh sặc sỡ tua te, bà cười cười nói nói một mình, phấn son lòe loẹt trên khuôn mặt mỗi năm một già thêm . Nhiều khi bà có vẻ vô tư, nhiều khi lại khóc than rấm rức . Khổ tâm nhứt là sau này gần 50 tuổi, một đôi khi bà còn giữ cái vẻ bẻn lẻn của cô gái mới lớn, thẹn thùng mặt đỏ gay . Bà thầm thì những gì giữa không gian ? Phải chăng là những lời xưa kia bà chưa từng có dịp thỏ thẻ cùng vua Duy Tân ? Nay thừa dịp loạn trí, được tự do cởi mở, bà tha hồ tâu lên vua những lời mơ ước ? Vua Duy Tân cũng đã qua đời lúc bà hơn 40 tuổi . Nếu còn trên trần thế, chắc vua cũng đang lo việc sơn hà xã tắc, còn đâu phút rảnh rang để nghĩ đến mối tình riêng trong quá khứ xa xôi !



Nếu ngày xưa bà hoàng phi được sống với vị bác sĩ tây học, như gia đình bà đã vội vàng khôn ngoan lo xếp đặt, rồi có con cái, bao nhiêu tâm sức dồn cả cho gia đình, chắc bà chẳng có thì giờ nghĩ đến thân thế mình, đến nỗi loạn trí . Bà nhìn người này ra kẻ khác, tỉ tê những lời
không tưởng nổi . Một nghiệp chướng phải trả trong kiếp luân hồi khổ lụy !

Bóng dáng nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa thảng thốt in lại trong ngày lễ kỷ niệm trường !
Một chiếc bóng mờ phai trong tâm trí nhiều người . ... .

Trong cõi có có không không, Huế có những điệu buồn miên man chảy trôi theo dòng sông Hương, nhưng cũng có những nét kiêu sa, duyên dáng, những tiếng cười của tuổi hồn nhiên
. Nhờ có những ngôi trường như trường Khải Định, trường Đồng Khánh . . . mà những mầm non được nẩy nở, vươn tràn trong chốn kinh kỳ và tản mát khắp năm châu bốn bể .

Chuyện vui nhất là chuyện các nữ sinh Đồng Khánh thường được khen làm con thảo, vợ hiền, mẹ giỏi .. Trong cơn tao loạn lại càng nổi bật vai trò của những phụ nữ có học vấn, đủ ý chí và óc sáng tạo để đương đầu với thế cuộc, mà vẫn bảo tồn được những phong cách, những lề lối, phép tắc cổ truyền .. Một số các cô, các bà còn chăm lo đắc lực cả các công việc xã hội từ thiện . Một số ít sống nhàn hạ, phần lớn là những người tuy gọi là nội tướng nhưng vẫn phải xông pha ra ngoài đời, lo no ấm cho gia đình . Không mấy ai dư thì giờ ngồi lạnh lẽo một mình, hay bị đặt vào một cuộc đời quá đắng cay, bị hoàn cảnh đẩy đưa vào thế kẹt cùng đến nỗi tự vò xé tâm can, rồi nhìn đời bằng cặp mắt vô vọng như bà hoàng phi thuở nọ
.


http://farm3.static.flickr.com/2372/1757131563_923bf07b88.jpg?v=0


*

No comments: