THẾ GIỚI NHẬN RA
NHỮNG GIAN GIẢO
KINH TẾ/THƯƠNG MẠI
CỦA TRUNG QUỐC
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.01.2010
UNICODE: http://VietTUDAN.net
Trong Hội Nghị Copenhague vừa qua, người ta thấy thái độ quá lì lợm của Trung quốc làm nguyên nhân chính cho bế tắc những đàm phán của Hội Nghị. Thái độ khăng khăng của Trung quốc gồm hai điểm: (i) thứ nhất là Trung quốc nhất định bám sát Ký kết Kyoto theo đó thì các nước đã kỹ nghệ hóa phải tài trợ cho những nước chưa phát triển để giảm thiểu thải khí độc trong đó có Trung quốc là nước được hưởng tài trợ này; (ii) thứ hai là Trung quốc nhất định không cho phép bất cứ những thanh tra, kiểm điểm nào đến từ nước ngòai hay một tổ chức nào gồm một số nước được trao trách nhiệm kiểm sóat, thanh tra thực hiện việc giảm thiểu khí độc.
Trung quốc nại ra vấn đề Chủ quyền Quốc gia để nhất định không nhượng bộ điểm thứ hai trên đây. Hoa kỳ, qua Ngọai trưởng Hilary CLINTON, đã nhấn mạnh đòi hỏi thanh tra này bởi lẽ Trung quốc đứng đầu trong việc thải khí độc, mà nếu không có kiểm điểm việc thực hiện, thì những cố gắng gỉam thiểu khí của các nước khác trở thành vô ích.
Thái độ cố thủ của Trung quốc đã cho các nước khác dự đóan một sự gian lận nào đó mà Trung quốc không muốn cho ai biết.
Thực ra sự nghi ngờ về lòng ngay thẳng của Trung quốc ở lãnh vực Kinh tế/ Thương mại đã có một số biểu lộ với chứng cớ từ đã một số năm nay. Hình ảnh về gian lận Kinh tế/Thương mại của Trung quốc mỗi ngày mỗi hiện ra rõ hơn qua những sự việc sau đây:
1) Thương hiệu MADE IN CHINA mỗi ngày mỗi giảm xuống qua những kiểm chứng có tính cách khoa học đối với một số những hàng hóa Trung quốc:
* Thực phẩm, sữa, bánh kẹo mang nhiều lượng mélanine có hại cho sức khỏe. Một số những thực phẩm được sản xuất thiếu những điều kiện vệ sinh đòi hỏi.
* Hàng nông nghiệp mang dấu vết tồn tại của những chất sát trùng hoặc những hóa chất nguy hại.
* Những đồ chơi cho trẻ con mang nước sơn có thể sinh bệnh, nhất là khi trẻ con cho vào miệng ngậm.
* Hàng công nghệ đẹp mã, với giá rẻ, nhưng chất liệu xử dụng không tốt và dễ hư hỏng trong một thời gian rất ngắn.
* Những thuốc giả đem bán tại những nước nghèo, nhất là tại Phi châu, không những không chữa được bệnh mà có thể gây thêm những bệnh khác.
* Một số những vật liệu xây cất cũng được sản xuất với chất liệu kém, khiến những công trình xây cất nhằm dài hạn bị hư hỏng trước hạn kỳ dự trù.
2) Những xí nghiệp, những nhà máy sản xuất nhằm sản xuất cấp thời để xuất cảng hàng hóa thâu tiền mau chóng. Việc tổ chức nhà máy đã không tôn trọng những những đòi hỏi thiết lập những phương tiện bảo vệ môi trường. Kỹ nghệ Trung quốc đã làm ô uế và phá họai môi trường mà dân chúng phải hứng chịu. Có lẽ đây là lý do mà Trung quốc cố thủ không cho một kiểm sóat, thanh tra nào từ nước ngòai để có thể tố giác những gian lận công nghệ hóa của đảng CSTQ, nhóm Mafia làm Kinh tế riêng cho nhóm.
3) Ai cũng biết việc xử dụng có tính cách bóc lột nhân lực tại Trung quốc. Nhân công bị khai thác không tương xứng với đồng lương. Một số những nhà luân lý, nhậy cảm về nhân quyền đã lên tiếng kêu gọi từ chối việc xử dụng hàng Trung quốc.
4) Trung quốc đã xử dụng vốn dự trữ để khai thác tài nguyên, nhất là nguyên vật liệu như quặng, khí đốt thiên nhiên, dầu lửa... từ nhưng nước nghèo, có thể qua những hối lộ cho những chính quyền những nước này:
* USD.25 tỉ cho vùng Trung Á. Tại vùng này, có những va chạm quyền lợi với Nga. Nga không dễ dàng gì mà để Trung quốc yên lành khai thác chính trong vùng đang mang nhiều liên hệ có tính cách lịch sử với Nga.
* USD.45 tỉ cho những nước nghèo Á dông. Thái độ nghi ngại của ASEAN là tất nhiên. Những nước Á châu như Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Việt Nam... đã quá am tường tính cách làm ăn của người Trung quốc.
* USD.42 tỉ cho một số nước Phi châu. Tại vùng này, Aâu châu đã lên tiếng gọi đây là chủ trương Tân thuộc địa của Trung quốc. Những nước Phi châu đã là cựu thuộc địa của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... Lục địa cổ Aâu châu cần nguyên vật liệu từ Phi châu. Cách đây chừng 25 năm, Mỹ đã có nhũng đụng độ với Pháp về quyền lợi dầu lửa tại vùng Vịnh Guinée. Mỹ cũng đành phải nhượng bộ với những cựu Thực dân Pháp lâu đời ở vùng này.
Việc khai thác nguyên vật liệu cũng đồng thời nằm trong chủ trương xuất cảng sang những vùng nghèo trên đây:
-> Những thiết bị cũ của Trung quốc
-> Những vật liệu xây cất sản xuất rẻ tiền từ Trung quốc
-> Khối nhân công rẻ tiền của Trung quốc. Hiện tại Phi châu có chừng trên 100'000 nhân công Trung quốc..
Trung quốc muốn trở thành chủ nợ cũng như họ đã là chủ nợ của CSVN để dễ dàng bắt ép con nợ phải nhận những nhượng quyền về Kinh tế/Thương mại. Những phản ứng của dân chúng Việt Nam về Beauxite cắt nghĩa những phản ứng sẽ xẩy ra ở những xứ nghèo con nợ khác.
5) Việc cố thủ xử dụng tỉ giá đồng Yuan thấp sánh với Mỹ-kim nhằm nâng đỡ xuất cảng đã từ lâu gây bực tức cho Mỹ, Liên Aâu và một số lớn những nước Á châu. Một trong những lý do chính đang gây bực tức tại các nước Á châu khiến những nước chính trong khối ASEAN yêu cầu hõan lại việc áp dụng Tự do Mậu dịch giữa Trung quốc—Asean, theo ký kết nguyên tắc, bắt đầu được thi hành từ năm nay 2010.
Báo Philippine Star trong tháng 12/2009 có bài cho rằng việc Trung Quốc duy trì tỉ giá đồng nhân dân tệ như hiện nay khiến hàng xuất khẩu của Asean chịu thiệt hại nặng.
Kinh tế gia Zhang BIN, làm việc cho Hàn Lâm Viện Khoa Học Xã Hội tại chính Trung quốc, đã lên tiếng khuyến cáo Trung quốc phải nâng tỉ giá đồng Yuan lên 10% sánh với Mỹ-kim.
6) Hoa kỳ đang có những nghi ngờ về liên hệ giữa Iran và Trung quốc khiến Trung quốc có thái độ lừng khừng đối với việc chế tài chương trình Nguyên tử của Iran. Trung quốc cần dầu lửa và có quyền Veto ở Liên Hiệp Quốc.
Sự gian lận Kinh tế/Thương mại của Trung quốc đã và sẽ tạo ra những phản ứng thất lợi cho chính Trung quốc. Không thể lừa người khác lâu dài được.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
*
No comments:
Post a Comment