Sunday, January 31, 2010

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ


*



TƯ NHÂN HÓA, GIA ĐÌNH HÓA

HAY TRUNG QUỐC HÓA

TÀI SẢN QUỐC GIA VN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 28.01.2010

UNICODE: http://VietTUDAN.net

Kinh tế Trung quốc và Kinh tế Việt Nam thóat thai từ Chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Chủ trương Kinh tế này còn mang một khía cạnh nhân đạo, đó là Bao Cấp và đồng hưởng Xã hội. Để có thể thực hiện Chủ trương Kinh tế ấy, thì Nhà Nước tập trung quyền lực Chính trị độc tài về mình, đồng thời giữ luôn độc quyền phác họa những kế họach Kinh tế gồm Sản xuất và phân phối Tiêu thụ.

Kinh tế nhóm đảng Mafia:

Một người làm quan, cả họ được nhờ

Chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và Bao cấp Xã hội đã thất bại vì tiền bạc chung bị thất thóat và bao cấp xã hội làm người ta lười biếng. Do đó, Trung quốc cũng như Việt Nam tuyên bố chuyển mình sang Chủ trương Kinh tế Tự và Thị trường. Nhưng Chủ trương Kinh tế Tự do và Thị trường THỰC SỰ đòi hỏi phải có một Môi trường Chính trị-Pháp lý phù hợp (Environnement Politico-Juridique adéquat): Tư hữu những phương tiện sản xuất và tiêu thụ, Tự do tư doanh, Tự do thương lượng và ký kết giao kèo, Luật pháp bảo đảm những quyền sinh họat Kinh tế phải do những cá nhân đồng quyết định (Dân chủ).

Trung quốc và Việt Nam nói rằng chấp nhận Chủ trương Kinh tế Tự do và Thị trường cho mọi tác nhân Kinh tế, nhưng đã đặt hệ thống Kinh tế trong một Môi trường Chính trị-Luật pháp cũ của Chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy: độc đảng giữ trọn quyết định trên những phương tiện sản xuất, độc đảng nắm đất đai và tài nguyên quốc gia, độc đảng giữ trọn những sinh họat kinh tế/ thương mại qua những Công ty quốc doanh, Luật pháp liên quan đến sinh họat Kinh tế do độc đảng thiết lập và cá nhân phải tuân phục. Đảng đã thêm vào cái đuôi “định hướng XHCN“ để lấy cớ giữ trọn cái Mội trường Chính trị-Pháp lý bảo đảm cho độc tài Chính trị và độc quyền Kinh tế, đồng thời làm một việc bất nhân nữa là không nhận trách nhiệm bao cấp và đồng hưởng xã hội.

Đó chính là bóc lột của nhóm đảng Mafia mà kết quả là nhóm đảng Mafia trở thành giầu nứt khố và đại đa số dân chúng bị bóc lột đến nghèo kiết xác. Không có CÔNG LÝ ở một lọai Kinh tế như vậy, tất nhiên cũng không thể có HÒA BÌNH xã hội.

Sự phản kháng của đại đa số Dân chúng tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam đang lên mạnh để đòi hỏi CÔNG LÝ và do đó HÒA BÌNH cho cá nhân và xã hội. Trước sự phản kháng lên mạnh này, nhóm đảng Mafia đã trở thành giầu có sau những chục năm bóc lột, cảm thấy rằng không thể ngồi yên thụ hưởng, nên dường như đang tìm cách cất giấu tiền bạc dưới một chiêu bài nào đó.

Việc chuyển tài sản ra nước ngòai để cất giấu là sự tất nhiên. Giới Ngân Hàng Thụ sĩ nói nhỏ với nhau rằng họ sẽ nhận được việc chuyển từ Trung quốc sang Thụy sĩ số tài sản tới USD.180 tỉ. Chúng tôi cũng đọc tin thấy rằng Việt Nam đang định “tư nhân hóa“ một số Công ty quốc doanh lớn. Đây cũng là chiêu bài để nhóm đảng Mafia cất giấu tài sản tại chính quốc nội.

Không phải chỉ nguyên chúng tôi nhận định về Kinh tế nhóm đảng Mafia Trung quốc và Việt Nam. Có nhiều người đã viết. Chúng tôi xin trích đăng một số tỉ dụ.

Nhà phân tích Bill Hayton nói về

Kinh tế Mafia gia đình tại Việt Nam

Việt Nam sẽ đi về đâu? Chắc chắn là sẽ không bình yên. Báo Foreign Policy (foreignpolicy. com) hôm 21-1-2010 có bài viết nhan đề “Vietnam’s New Money” (Đồng Tiền Mới của VN) cho thấy một viễn ảnh u ám của kinh tế và xã hội VN, và dịch tóm tắt như sau.

Nhà phân tích Bill Hayton mở đầu bài viết bằng hình ảnh ngày 16-11-2008, kể về đám cưới của 2 doanh nhân tại khách sạn sang trọng Caravelle ở Sài Gòn: Chú rể là Nguyễn Bảo Hoàng, 36 tuổi, quản trị công ty đầu tư IDG Ventures Vietnam, và cô dân là Nguyễn Thanh Phượng, 27 tuổi, chủ tịch quỹ đầu tư VietCapital. Hai công ty của cô dâu chú rể kết hợp quản trị 150 triệu đô la các khoản đầu tư ở VN.

Cô Phượng là con gái Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Chú rể là Việt kiều công dân Mỹ, con của một gia đình chạy khỏi VN năm 1975 để trốn chế độ CS, bây giờ trở về để cưới con của một trong những người quyền lực nhất nước.

Đám cưới này biểu hiện cho thấy Đảng CSVN vẫn khống chế cả khu vực công lẫn tư. Nhiều hãng tư thực ra nguyên là hãng quốc doanh cũ (SOE) hay vẫn còn thuôc quyền nhà nước quản lý, và hầu hết vẫn điều hành bởi các đảng viên.

Hầu hết những người chỉ huy kinh tế tư doanh hiện này là do đảng chỉ định, hay gia đình họ, hay bạn bè của họ. Giới thượng lưu CSVN đang biến chủ nghĩa tư bản VN trở thành một kinh doanh gia đình. Và nếu phiên tòa xử 4 nhà dân chủ tuần này về tội lật đổ chính phủ có dấu hiệu nào, thì tình hình củng cố quyền lực đảng là diễn biến kinh sợ cho tương lai VN.

Có nhìều điển hình về mối quan hệ gia tộc và tiền bạc, quyền lực tại VN: một trong những người giàu nhất VN là Trương Gia Bình, chủ tịch công ty tin học lớn nhất VN, hãng FPT. Bình cùng là ngưòi duy nhất tại VN thường được nhắc với nhãn hiệu “cựu phò mã” bởi vì Bình từng kết hôn với con gaí cuả tướng Võ Nguyên Giáp.

Một thí dụ khác là Đinh Thị Hoa, người VN đầu tiên tốt nghiệp MBA, cao học kinh doanh, tại Đaị Học Harvard. Khi về VN, Hoa lập công ty có tên là Galaxy. Trông thì đúng là mô hình kinh tế tư doanh. Nhưng Galaxy là một trong nhiều công ty thuộc sở hữu của con cái các lãnh tụ đảng. Khi WB cấp học bổng cho Hoa, cha của Hoa là Thứ Trưởng Ngoaị Giao.

Việc kết hợp tài sản của cả nước vào tay các gia đình quyền thế tại VN đang bóp méo nền kinh tế này: kinh tế sẽ đi theo ý muốn của một số ít người, chứ không đi theo nhu cầu của đa số dân. Và mạng lưới chủ nghĩa xã hội bè cánh chia chác kinh tế đang trở thành một đe dọa cho ổn định tương lai VN. VN có cơ nguy gặp số phận của nhiều đứa con cưng trước kia của WB -- bùng nổ kinh tế, rồi sẽ sụp đổ.

Các hãng quốc doanh lớn nhất được hưởng nguồn tài trợ tiền không minh bạch cho các dự án tài chánh với rất ít hợp lý về kinh tế. Vào tháng 6-2008, tới 28 hãng quốc doanh xài 1.5 tỉ đô để thiết lập hay mua cổ phần trong các công ty quản lý tiền đầu tư, các hãng chứng khoán, các ngân hàng thương mại và các hãng bảo hiểm. Có 3/4 công ty tài chánh VN hiện sở hữu của các hãng quốc doanh lớn nhất (còn gọi là tổng công ty).

Với tiền dễ dàng xài như thế, nên mới xảy ra hiện tượng các hãng quốc doanh phải hối lộ khách hàng, cán bộ và thanh tra để nhắm mắt cho vi phạm luật. Câu hỏi là, vào thời khoảng khủng hoảng, Đảng CSVN có thể trừng phạt chính các đảng viên của họ không để đưa kinh tế đen naỳ trở lại vòng kiểm soát. Nhưng bao lâu nữa mới có thể làm thế?

Vụ kết án các nhà dân chủ tuần này có phaỉ là dấu hiệu cho thấy mạng lưới tham nhũng của đảng, của quyền lực và của đặc quyền hiện đã ra ngoaì vòng kiểm soát?

Tim JOHNSTON viết về tư nhân hóa

các Tổng Công ty Việt Nam

Ngày 06.01.2010, từ Bangkok, Ký giả Tim JOHNSTON, dưới đề mục TƯ NHÂN HÓA (PRIVATISATION) đăng trên FINANCIAL TIMES trang 15, đã viết về việc Nguyễn Tấn Dũng sắp cho tư nhân hóa hai Tổng Công ty lớn của Nhà Nước, đó là PETROLIMEX và VIETNAM STEEL CORP.

Petrolimex, trước đây gọi là Vietnam National Petroleum Corp., chính yếu nhập cảng dầu lửa cho cả nước. Hiện Petrolimex có tất cả 6'000 trạm phân phối xăng dầu trên tòan quốc.

Vietnam Steel Corp. là Tổng Công ty sản xuất và cung ứng sắt thép cho Việt Nam.

Phải chăng đây là tiến trình tư nhân hóa Kinh tế hay chỉ vì những lý do sau đây:

=> Tổng Công ty Nhà Nước lãng phí, thua lỗ mà Ngân qũy Nhà Nước thiếu hụt không còn sức bù thêm tài chánh nữa.

=> Một chiêu bài để con cháu đảng giầu có mua lại Công ty nhà nước làm tư hữu và giấu tài sản. Đây có thể gọi là gia đình hóa, hay nhóm đảng hóa tài sản quốc gia.

=> Trung quốc có nhiều tiền muốn chuyển ra nước ngòai. Nếu Trung quốc mua lại đa số phần hùn Petrolimex, thì họ giữ quyền kiểm sóat xăng nhớt tại Việt Nam. Đây sẽ nằm trong chương trình xâm lăng Kinh tế vậy.

=> Cũng vậy, nếu Trung quốc mua đa số phần hùn trong Tổng Công ty Sắt Thép Việt Nam, họ có thể biến Tổng Công ty này thành một chi nhánh Sắt Thép của họ đã khá mạnh trên Thế giới.

Tác giả Tim Johnston nhận định rằng: “The appetite for investment in Vietnam is quite low!“ (Sự ham muốn đầu tư vào Việt Nam còn hòan tòan thấp). Bỏ vốn đầu tư vào một Tổng Công ty vẫn lệ thuộc ở một hệ thống Luật pháp độc tài, độc đảng, đó là liều lĩnh.

Chúng tôi cũng nghĩ rằng giới Việt kiều có thể về thăm Quê Hương, giúp vốn cho người nhà làm ăn nhỏ, nhưng chưa dám bỏ số vốn lớn để hùn vào Petrolimex hoặc Vietnam Steel Corp.

Đại đa số dân chúng thì nghèo khổ, làm sao có tiền hùn vốn mua Petrolimex hoặc Vietnam Steel Corp. Chỉ có nhóm đảng Mafia, đã cướp bóc được nhiều tiền, cánh nhóm đảng Mafia Trung quốc, có thể bỏ vốn mua để cất giấu tài sản.

Jamil ANDERLINI viết về những Công ty của

con Thủ tướng ÔN GIA BẢO

và con Chủ tịch HỒ CẨM ĐÀO

Một sự trùng hợp hy hữu. Cũng trong thời gian này, Tác giả Tim ANDERLINI từ Bắc Kinh, cũng dưới đề mục tài sản tư, viết đăng trên tờ FINANCIAL TIMES ngày hôm qua 27.01.2010, trang 17, một bài về những Công ty của con trai Thủ tướng Oâng Gia Bảo và của con trai Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, con rể của Tướng Võ Nguyên Giáp, tại Việt Nam, nhờ quyền lực độc tài đảng, mà làm ăn giầu có, thì tại Trung quốc, con trai Thủ tướng Oân Gia Bảo và con trai Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cũng dựa quyền thế sinh sát độc đóan của đảng mà làm ăn thâu tóm tài sản.

ÔN YUNSONG, cũng gọi là Winston ÔN, con trai của Thủ tướng Oâng Gia Bảo, có Công ty tư nhân về tài chánh NEW HORIZON có thể đầu tư tiền tỷ Đo-la. Chúng tôi xin dịch một đọan viết của Tác giả Jamil ANDERLINI:

“Một Tập đòan Tài chánh được thành lập bởi con trai của Oân Gia Bảo, Thủ tướng Trung quốc, đã cùng với một số nhà đầu tư nước ngòai sắp đầu tư số lượng USD.1 tỷ vào lục địa Trung quốc.“

“ÔN Yunsong, cũng được gọi là Winston ÔN, là con trai độc nhất của Thủ tướng Trung quốc, có Tập đòan Tài chánh NEW HORIZON với vốn lúc đầu USD.750 triệu và sắp tăng lên USD.1 tỷ trong những tuần tới.“

Về những bí mật làm việc của những con cái các Lãnh đạo của đảng Cộng sản, Tác giả Jamil ANDERLINI viết: “The children of China’s Leaders enjoy unparalelled access to decision-makers and are seen as essential facilitators by foreign businesses operating in the country. But while their names can help attract investors, any public perception in China that they are trading on their family’s name can be politically devastating and details of their activities are often regarded as state secrets. Internet searches for information on NEW HORIZON and Winston WEN were blocked in China yesterday.“ (Những con cái của các Lãnh đạo tại Trung quốc được hưởng liên hệ không sánh được về việc liên hệ trực tiếp với những người có quyền quyết định và được coi như là những người dàn xếp chính yếu bởi nhà kinh doanh nước ngòai làm việc trọng xứ Tầu. Nhưng trong khi tên của những con cái các Lãnh tụ này có thể quyến rũ những nhà đầu tư, thì bất cứ những sự biết đến của quần chúng rằng những người con này đang làm ăn dựa trên tên gia đình của họ có thể gây tàn phá về mặt chính trị, và những chi tiết họat động của họ thường được coi là những bí mật nhà nước. Những truy tìm tin tức bằng Internet về Tập đòan New Horizon và về Winston ÔN đã được ngăn chặn lại hôm qua tại Trung quốc) (FINANCIAL TIMES 27.01.2010, trang 17).

Về riêng con trai của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Tác giả Jamil ANDERLINI cũng viết như sau: “In similar situation in July last year, the Central Propaganda Department ordered all Chinese search engines to block searches related corruption probe in Namibia involving Nuctech, the airport scanner group controlled by Hu Haifeng, 38-year-old son of Hu Jintao, China’s president“. (Trong hòan cảnh giống như vậy vào tháng Bẩy năm ngóai, Bộ Tuyên truyền Trung ương đã ra lệnh xử dụng tất cả những phương tiện tìm kiếm đóng chặt những truy tìm bằng chứng tham nhũng ở Namibia liên hệ đến NUCTECH, Tập đòan Air Scanner dưới quyền kiểm sóat của Hồ Haifeng, con trai 38 tuổi của Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung quốc) (FINANCIAL TIMES 27.01.2010, trang 17).

Kinh tế nhóm đảng Mafia Trung quốc và Việt Nam đang tìm cách giấu cất tài sản bằng tư nhân hóa hay gia đình hóa những Công ty quốc doanh vậy.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

No comments: