Đại biểu từ 192 quốc gia đã có mặt tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch từ ngày 7 đến 18-12 năm 2009 để tham dự hội nghị thượng đỉnh về thay đổi khí hậu toàn cầu. Hội nghi Copenhagen gây nhiều tranh cãi.trong hội nghị và sau hội nghị.
Thế giới chia làm hai phe là phe các nước phát triển và các nước đang phát triển. Nhưng cũng có thể nói là thế giới chia ba phe: phe phát triển, đang phát triển và phe nằm giữa hai phe như Ấn Độ, Trung Quốc.
Phe đang phát triển thì kềt tội các nước phát triển phải chịu trách nhiệm. Trong buổi thảo luận đêm ngày 18/12, một đại biểu Soudan đã so sánh thỏa thuận ở Copenhagen như là một ''cuộc diệt chủng Đức quốc xã'' đối với châu Phi, gây phẫn nộ cho các bộ trưởng châu Âu có mặt tại chỗ.
Lời kết tội này cho rằng các nước tư bản phát triển công nghệ đã làm ô nhiễm môi trường. Thực ra, trách nhiệm không ở riêng ai. Chúng ta cũng phải nhìn nhận các nước công kỹ nghệ tiên tiến đã gây nên ô nhiễm môi trường. Nhưng các nước lạc hậu cũng tàn phá môi trường bằng nhiều phương tiện, trong đó nạn phá rừng, giết hại loài vật cũng đã góp phần gây tai họa cho con người. Tại Việt Nam, ngoài việc phá rừng, người ta còn không quan tâm đến việc kiểm soát chất thải công nghiệp, lầp chận giòng sông hồ ao để lấy đất, xây nhà bừa bãi làm bể các ống cống và cho Trung Quốc khai thác các mỏ nhất là mỏ Bauxite tại Tây Nguyên. Riêng Trung Quốc thì làm thủy điện bất chấp tai họa cho đất nước họ và các nước láng giềng.Ngoài ra, Iran, Bắc Triều Tiên, Ấn Độ, Trung Quốc cũng có lò nguyên tử, bom hạch nhân cũng là những thứ gây ô nhiễm môi trường chứ riêng gì Âu Mỹ! Hơn nữa, họ còn hành hạ, bóc lột, khủng bố nhân dân còn gây tai hại nhân dân hơn là hiệu ứng nhà kính!
Và mục đích của các nước nhược tiểu trong hội nghị Copenhagen cũng chỉ là nhắm vòi tiền Mỹ, bắt đền các nước tư bản. Các nước nhược tiểu vòi tiền Mỹ đã đành, Trung Quốc khoe khoang giàu mạnh mà cũng vòi tiền Mỹ.
Đến ngày 18-12 -2009 (tức 4 giờ chiều theo giờ địa phương), phiên họp toàn thể của hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của LHQ tại Copenhagen (Đan Mạch) vẫn chưa nhất trí một thỏa thuận nào về khí hậu.
Bất đồng giữa hai nước có khí thải nhà kính nhiều nhất thế giới (Trung Quốc và Mỹ) là nguyên nhân chính khiến hội nghị tiến triển chậm chạp. Dẫu sao, Tổng thống Barack Obama cũng đã tỏ thiện chí và khôn ngoan khi nói rằng bất cứ thỏa thuận khí hậu nào cũng phải minh bạch để các nước có thể giám sát nhau về việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ông khẳng định Mỹ chỉ cam kết đóng góp vào quỹ 100 tỉ USD hỗ trợ các nước nghèo vào năm 2020 với điều kiện phải có cơ chế giám sát. Ông kêu gọi các nước phải đi đến thỏa thuận về khí hậu dù chưa hoàn hảo.
Bài phát biểu của Tổng thống Obama đã gây thất vọng cho các nước vì họ chê số tiền 100 tỷ là ít. Không biết Trung Quốc chi ra bao nhiêu . Có lẽ là không vì Trung Quốc cũng muốn lãnh tiền cứu trợ của Mỹ đồng thời Trung Quốc phản đối cơ chế giám sát như Mỹ mong muốn. Truớc đó, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng chấp nhận quốc tế giám sát bất kỳ dự án cắt giảm khí thải nào ở Trung Quốc được quốc tế tài trợ nhưng không cho giám sát chương trình cắt giảm khí thải tự nguyện. Mục đích Trung Quốc là muốn lấy tiền Mỹ, muốncướp cơm chim, chiếm tiền viện trợ cho các nước lạc hậu. Bọn chư hầu Trung Cộng cũng chẳng được là bao nếu chia chác theo ý Trung Cộng! Than ôi, bọn du đảng đổ máu, què chân gãy tay cho đầu gấu đại ca hưởng lợi, họ có tỉnh ngộ không? Mỹ chẳng cần gì phải tốn một các vô ích cho bọn lưu manh hưởng lơi!
Mỹ và Trung Quốc bất đồng quan điểm tại hội nghị Copenhagen
11/12/2009 - 14:00 Emma Alberici
Nguồn US and China at odds in Copenhagen
Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tranh cãi gay gắt trong Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Copenhagen.
Mỹ và Trung Quốc bất đồng quan điểm tại hội nghị Copenhagen
"Cam kết cắt giảm khí thải là mục tiêu chính của hội nghị biến đổi khí hậu lần này. (Nguồn ảnh: ABC)"
Chính quyền Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc xứng đáng nhận được nhiều viện trợ nhất cho các kế hoạch hạn chế sự biến đổi của khí hậu. Mỹ đã lên tiếng chê ý kiến đó của Trung Quốc. Theo Mỹ, Trung Quốc đủ khả năng để tự tài trợ cho các kế hoạch liên quan tới vấn đề này. Washington cũng cho rằng để hội nghị Copenhagen có thể đạt tới bất kỳ thỏa thuận nào, Trung Quốc cần cam kết chắc chắn sẽ cắt giảm lượng khí thải các bon.
Vào năm 1997, Mỹ đã quyết định rút lui khỏi Nghị định Thư Kyoto vì cho rằng các nước có nền công nghiệp đang phát triển nhanh chóng nhưẤn Độ và Trung Quốc không bị Nghị định Thư ràng buộc. Đại sứ đặc mệnh của Mỹ, ông Todd Stern, cho biết, bất cứ một hiệp định mới nào được đưa ra tại Copenhagen lần này đều phải công nhận rằng Trung Quốc là nước hiện gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới và vì vậy, Trung Quốc cũng phải đưa ra các mục tiêu cắt giảm khí thải.
Ông nói: “ Nếu Trung Quốc không thực sự cam kết cắt giảm khí thải thì sẽ không có một hiệp định nào được đưa ra."
Trung Quốc hiện đang là nước có lượng khí thải lớn nhất trên thế giới. Vào năm 2020, lượng khí thải của Trung Quốc sẽ lớn hơn Mỹ 60% và vào năm 2030 là 80%. Vì vậy, thế giới sẽ không thể kiểm soát được vấn đề khí thải nếu như Trung Quốc không có những hành động tích cực.”
Đoàn đại biểu Trung Quốc đã bối rối trước những ý kiến bình luận trên. Họ quay sang chỉ trích Mỹ không thực hiện đúng cam kết viện trợ cho các nước đang phát triển như đã hứa trong Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (Hội nghị Rio) vào năm 1992. Vào thời điểm đó, Mỹ cam kết sẽ cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như sẽ viện trợ cho các nước đang phát triển thực hiện tiến trình cắt giảm khí thải.
Ông Duan Jielong - chuyên viên Vụ Hiệp định và Luật pháp thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ và các nước phát triển đã gây ra hiện tượng ấm lên của trái đất và vì vậy, các nước này có nhiệm vụ chi ra 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm để giải quyết vấn đề này.
Ông nói: “Các quốc gia phát triển đều miễn cưỡng khi đưa ra đề xuất về các thỏa thuận về tài chính trong tương lai và đây là một trở ngại chính để hội nghị tại Copenhagen lần này có thể đưa ra được một hiệp định chung.”
Đặc sứ Mỹ Todd Stern cho biết, không nên đưa Trung Quốc vào danh sách các nước được nhận bồi thường do tác động của trái đất ấm dần lên. Hơn nữa, Mỹ cũng cho rằng Trung Quốc có đủ khả năng tài chính để tự chi trả cho việc khắc phục những tác động của hiện tượng trái đất ấm lên.
*
Hội nghị Copenhagen cũng chỉ là một thứ hội đồng chuột. Có ba vấn đề bế tắc:
-Ai bỏ tiền? Bỏ tiền bao nhiêu? Vấn đề này khó khăn vì lúc này nước nào cũng bị kinh tế khủng hoảng.
-Ai được hưởng, được hưởng bao nhiêu?
-Làm sao kiểm soát việc cắt giảm chất thải và kiểm soát việc chi tiêu tiền bạc viện trợ tại các quốc gia?
Một số nước độc tài như Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên, Cuba. . .không chấp nhận việc kiểm soát của Liên Hiệp Quốc vì họ muốn che dấu những bí mật của họ về kinh tế và công kỹ nghệ.
Và người ta ai cũng biết rằng tiền LHQ chỉ vào tay các lãnh chúa. Bảo vệ mội trường, tự do, bình đảng chỉ là những danh từ làm giàu cho bọn cường bạo còn dân nghèo luôn luôn bị khốn khổ, nhất là tại các quốc gia cộng sản và chuyên chế.
Đoạn văn sau đây của Mark Lynas là một chuyên gia môi trường người Anh, đã tham dự Hội nghị Copenhagen với tư cách cố vấn cho Tổng thống Maldives, phê phán về hành động gian manh của Trung Quốc.
Gần như đoán được trước, nhưng hoàn toàn sai sự thật. Thậm chí, George Monbiot, bình luận của The Guardian (sau đó đăng lại ở The Age 23/12) đã đổ lỗi cho riêng một mình Obama. Nhưng tôi đã nhìn thấy Obama chiến đấu một cách kiên cường (desperately) để cứu vẫn thương lượng, và đoàn Trung Quốc thì liên tục nói “không” hết lần này đến lần khác.
Đây là những gì đã thực sự diễn ra khi lãnh đạo chính phủ của 24 nước hội ý kín. Obama ngồi ở bàn thương lượng, giữa Gordon Brown và Thủ tướng Etiopia Meles Zenawi. Có chừng 50-60 người trong phòng. Tôi đã phải chú ý đến một đoàn đại biểu mà người dẫn đầu của họ là chủ tịch phiên đàm phán trong phần lớn thời gian.
Điều tôi nhìn thấy thực sự gây shock. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã không hạ cố đến dự buổi hội đàm, thay vào đó là một quan chức cấp hai ngồi đối diện với Obama. Sự xúc phạm rất rõ ràng và man rợ (brutal) khi rất nhiều lần, các nhà lãnh đạo quyền lực nhất của thế giới đã phải ngồi chờ đợi đoàn Trung Quốc liên tục đi ra ngoài và gọi điện thoại đến lãnh đạo tối cao (superiors) của họ.
Nguồn: Guardian/The Age/Sydney Morning Herald
Dịch từ: Trung Quốc có tội với Copenhagen, chứ không phải Hoa Kỳ của Mark Lynas.
*
Tục ngữ Việt Nam có câu:
Thứ nhất là sợ anh hùng,
Thứ nhì là sợ cố cùng liều thân.
Anh hủng có nhiều nghĩa. Anh hùng đây có nghĩa là bọn du côn, bọn ăn cướp có quyền, có súng, đụng đến nó là chết. Còn cố cùng là bọn ăn mày, ăn xin và vô sản. Hạng này cũng có nhiều loại, ta tạm chia ra hai loại, một loại hiền và loại dữ. Loại hiền thì xin ăn, ai không cho thì thôi, nhưng loại dữ thì mánh mung như giả làm ăn xin, giả què, giả hủi cùi, ai không cho thì chúng đánh, bôi máu mủ vào người ta! Thật đáng sơ!
Trung Cộng vưà là anh hùng, vừa là cố cùng. Anh hùng là năm 2009 biểu dương Thế vận Bắc Kinh khoe giàu, và đem hải quân khắp thế giới khoe mạnh, đời Mỹ chia hai Thái Bình dương, đồng thời lấn đất, cướp biển Việt Nam. Ấy thế mà trong hội nghị Copenhagen họ lại đòi Mỹ phải cứu trợ cho họ!
Muốn đạt được điều này, họ vân động các nước lạc hậu lên tiếng chống Mỹ. Các nước Phi châu đã đành, mà Ấn Độ hiện bị Trung Cộng uy hiếp mà cũng liên minh với Trung Cộng để chống Mỹ. Có lẽ đảng Cộng sản Ấn Độ sẽ bắt tay với Trung Cộng khi Trụng cộng xâm lược Ấn Độ!
Thật ra không có Mỹ bỏ tiền, LHQ chỉ là một tổ chức hữu danh vô thực. Trước đây Mỹ đã từ bỏ cơ quan Văn Hóa LHQ (UNESCO) vì Cộng sản thao túng cơ quan này. Nếu sau này My từ bỏ tổ chức bảo vệ môi trường thì cũng là việc không lạ vì Trung Cộng gian manh hoành hành bá đạo. Nếu Mỹ bỏ đi, thiên hạ cũng chẳng làm gì mặc cho bọn chư hâu Trung Cộng múa gậy vườn hoang!
Qua hội nghị Copenhagen năm 2009, chúng ta thấy Trung Cộng ngày càng hung tợn và xấc xược. Với Mỹ, Trung Cộng còn không coi ra gì thì đối với Việt Nam chúng càng khinh miệt, coi như rơm rác! Than ôi! Thói đời "Tiểu nhân đắc chí!"
*
No comments:
Post a Comment