Tuesday, January 19, 2010

VĂN HÓA VIỆT NAM TẠI PHÁP

***

Giới thiệu "Les Sentiers de L'Exil " Tuyển tập thơ Pháp ngữ do Vũ Đức Trung sáng tác và chuyễn ngữ từ các bài thơ việt ngữ -
TinParis. Xin giới thiệu với quý đọc giả Ông Võ Đức Trung , một văn thi sĩ song ngữ ( việt-pháp) . Ông đã xuất bản các tuyển tập Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại góp phần trong công tác đấu tranh chống Cộng Sản Việt Nam. Với tuyển tập " Les sentiers de l'Exil" ( Những nẻo đường lưu vong ) vừa mới xuất bản trong Tháng Tư đen 2009, ông đã cho những người bạn Pháp thấy rõ bộ mặt phi nhân của CSVN với những bài do chính ông sáng tác ( pháp ngữ ) hay những bài ông dịch từ các bài thơ ( việt ngữ ) của nhiều tác giả chọn lọc. Xin đọc phần giới thiệu cùng vài bài thơ pháp ngữ ở phần dưới đây

  • Người Tù Già Nói Chuyện - Nguyễn -

Anh chị em ơi
Năm nay tôi gần bảy chục tuổi
Bị tù vì yêu Tự Do.
Tự Do.
Tự Do.
Tự Do.
Đọc mãi trở thành vô nghĩa
Sao lòng vẫn muốn hô to:
Tự Do!

Thiếu ăn người ta ngắc ngoải,
Thiếu không khí người ta chết ngay
Thiếu Tự Do người ta vẫn sống
Nhưng đời ngựa kéo trâu cày.

Anh chị em ơi,
Đừng hỏi vì sao tôi gầy.
Con mắt vẫn là cửa sổ
Nhìn ra một hồn đắng cay.

Cơm mỗi bữa đếm ăn từng hạt
Mộng lớn đêm nào cũng gối đầu tay.
Tôi vẫn có thể làm một con tắc kè đổi sắc
Gần cây lá thì xanh
Bò trên mặt đất lại đỏ
Giống y như cỏ đuôi chó, gió chiều nào ngả theo chiều ấy.
Cong lưng, uốn lưỡi
Làm sao người ta gật đầu khen ngoan.

Tôi cũng chẳng phải là giò hoa lan
Chịu dãi dầu mưa gió để ngát hương thơm.
Tôi chỉ là một người thích ăn cơm,
Tôi chỉ là người thích mặc áo.
Cơm áo tay mình làm ra
Không quỳ không lạy người ta,
Để áo cơm mình no ấm.
Hạnh phúc không phải là người cúi hôn chân người để được cơm thừa áo thải.
Tôi chỉ thích làm người già cả muốn ho lúc nào thì ho.
Tôi không thích được mặc ấm
Tôi không cần đến ăn no
Tôi chỉ muốn một điều ai cũng muốn:
Tự Do!

Anh chị em ơi
Tôi quả thật không hiểu vì sao
Tôi muốn sống
Sống cho ra sống.
Còn giờ đây chỉ là tồn tại
Chỉ là sống mà như chết chưa chôn mỗi ngày.
Tuổi già
Sức yếu
Run chân tay
Đi đứng không ngay nhưng tôi hiểu thế nào sự thẳng thắn.

Tự Do!
Ôi! Tự Do
Là cái quyền không ai có quyền tướt đoạt
Cần hơn hơi thở
Cần hơn áo, cơm
Không có nó, tôi chỉ là con vật.

Anh chị em ơi,
Tôi xin nói thật
Đâu phải vì quá già, và gần chết mà tôi sinh ra liều chết, bất cần đời.
Tôi yêu nhà tôi lắm
Tự nhiên nước mắt rơi.
Tôi thương nhà tôi quá
Tuổi trời thì có. Nụ cười thì không.

Tôi yêu căn phòng, ở đây nhà tôi thường nằm quay mặt vào vách khóc
Rồi những tiếng khóc khác vang lên
Người đàn bà giận hờn im bặt
Nhường cho con cháu
Khóc chào đời,
Khóc nhớ người
Khóc lìa đời
Khóc xong lại cười
Hiểu và thương Chúa đóng đinh vì người.


Anh chị em ơi,
Làm sao ta có thể trả lời
Cho con cháu ngày mai
Nếu hôm nay đây ta không muốn làm người.
Về một câu hỏi hết sức giản dị:
Sống để làm gì?
Nếu chính lòng chúng ta, mỗi người
Chưa biết làm gì để sống
Sống cho ra một con người.

Anh chị em thấy đó
Tôi với họ như hai người đấu súng
Sau khi bắn trượt, tôi không thể quay lại van xin kẻ thù
Cái đất nước mà trong đó
mỗi người không thể hiểu
chỉ biết nhắm mắt tuân theo
là đất nước tôi.
Đất nước chúng ta vốn là cái nôi
Mà những tấm lòng hòa thuận đều vui sống được.

Thế tại sao anh chị em và tôi
Không được sống.
Khóc hay cười
Câm hay nói
Cũng phải đợi lệnh một người nhân danh cho tất cả.

Anh chị em ơi
Có anh bạn trẻ một hôm kể chuyện
Về ông Ma-kia-en-a-viếc gì đó
Nói khi ta chặt đầu người lìa khỏi cổ
Chiếc đầu rơi xuống đất còn quay lại cám ơn mãi không thôi.
Tôi ít học quá không kịp suy nghĩ,
Lòng tôi bỗng đau như khi nghe tin con gái làm đĩ nuôi em
Đã biết bao nhiêu người như thế nhỉ?
Nhớ ơn ma quỷ đời đời.

Anh chị em ơi,
Im lặng lâu dần quá ra ngu
Gần bảy chục năm tôi đã im lặng
Lại cứ tưởng rằng im lặng là khinh bỉ
Có biết đâu sợ hãi nên câm
Vì cầu an tôi đã quay lưng với sự thật
Làm ra vẻ đạo đức khinh đời cố che dấu bớt hèn nhát


Giữa lúc người ta cố tình gieo
Sương mù vào trí tuệ con người
Đang bị cảnh túng thiếu
Và nỗi cô đơn đè nén.
Người ta trùm lên đám đông những mắc lưới rình rập của sự dốt nát
Để mọi người sống trong sợ hãi phải phục tùng tội ác.

Anh chị em ơi
Tôi không đủ chữ nghĩa nên lá thư nào viết cho nhà tôi cũng ngắn
Chỉ thế này thôi:
"Mình hãy tin tôi
Khi có thể ngồi được thì không nằm
Khi có thể đứng được thì không ngồi
Khi có thể đi được thì không đứng".
Hãy đứng dậy
Hãy tiến lên
Anh chị em ơi
Hãy nắm tay nhau cho chặt
Những con người làm việc tốt không bao giờ muộn cả
Nhưng phải kịp thời
Hãy đi về phía mặt trời
trái tim ta rực lửa
bằng đôi cánh Niềm Tin.

Anh chị em ơi
Vấn đề không phải là can đảm mà trước hết ở những mục đích
vì nó mà ta can đảm,
Nếu mục đích không xứng đáng thì sự can đảm chỉ làm cho ta kinh ngạc
Thay vì khâm phục.
Khi ta yêu mọi người
Mục đích tự nhiên cao quý
Khi ta yêu cuộc đời
Cao quý trở thành mục đích.

Anh chị em ơi
Có thể không bao giờ tôi mở
Nhưng căn phòng của tôi phải có cửa sổ
Có thể tôi không dùng
Nhưng đời tôi phải có Tự Do
Bắt đầu từ việc không để cho ai suy nghĩ giùm mình.

Xin các anh các chị, các em thân yêu
Nghe tôi nói một điều nữa thôi
Chúng ta bực mình thấy ai lục soát đồ đạt của mình
Có lẽ nào ta lại làm thinh
Để người ta khám xét một thứ quí hơn đồ đạc?
Đó là tâm hồn
Đó là Tự Do
Tự Do
Ôi, Tự Do.

Sao tôi lại khóc,
Đâu phải vì củ sắn nướng chiều nay không kịp chín
Mà lòng đói quá cứ bâng khuâng
Như nỗi nhớ bè bạn
Làm khổ tôi suốt buổi chiều nay.

Lúc đi ngang qua vũng lội
Nhìn xuống thấy bóng tóc mình mây trắng bay.
Bỗng nhiên thấy ngứa ngáy chân tay
Muốn bật dậy vùng lên ngọn sóng.
Trong lòng không uống rượu mà say
Phải nói cho con cháu biết
Tự Do
Hay là
Chết
Chết hay Tự Do
Hết!

Nguyễn .....

  • Đón Mẹ

Kính dâng hương hồn Thân mẫu và Nhạc mẫu.
Mẹ thoáng hiện...
Con như trong mơ,
Nửa thực nửa hư
Con không ngờ...
Nay ngày sum hợp.
Mười năm dài con âu lo nơm nớp:
Vĩnh viễn không gặp lại Mẹ!

Lúc con ra đi
Mẹ buồn ũ rũ.
Trời Việt Nam, quê hương con vần vũ.
Đêm lên đường, đêm vĩnh biệt thiên thu?
Con hấp tấp ôm Mẹ không một tiếng giã từ!
Mẹ nức nở cúi mặt
Con biết Mẹ đớn đau se thắt.
Mẹ không nói nửa lời
Lòng Mẹ tan nát
Rối bời!!!

Mẹ ấp úm trong đau thương hấp hối
Con không rõ những gì Mẹ muốn nói.
Nhưng giọng ấp úm lúc chia tay
Con nhớ mãi ở những chặn đường đầy chông gay
Suốt cả tháng ngày
Con sống kiếp lưu đày cô lẻ.

Con không dám thẳng nhìn mặt Mẹ
Để ghi rõ dung nhan Mẹ lần cuối.
Mẹ đứng đó như tượng đá đêm đông
Mẹ đã chết trong lòng
Khi dõi mắt theo con.
Mẹ ơi!
Ngày giã biệt,
Tóc Mẹ đã ngã màu bông.
Con mường tượng Mẹ sẽ gởi thân nơi đất Việt,
Lúc lâm chung, Mẹ buồn tủi lẻ loi.
Quê hương Mẹ tả tơi!
Mẹ không bà con thân thiết
Không con, không cháu thúc thích cạnh quan tài...

Từ dạo ấy, con bình bồng xứ lạ
Đời nổi trôi chưa thấy đâu cửa đâu nhà?
Miền đất hứa, con cầu nguyện trong bão tố phong ba.
Nay con đến mảnh đất dung thân
Nhưng Mẹ ơi!
Con đã khóc bao nhiêu lần?
Kiếp ly hương, một chuỗi phũ phàng!
Con chỉ thấy quê hương con là đẹp.

Mùa đông mưa tuyết.
Tuyết tan tự thuở nào
Lòng con luôn buốt giá.
Mùa thu tang chế qua mau
Con nghe phảng phất trong đêm dài
Lá vàng trăn trối bên tai.

Bơ vơ tháng tháng ngày ngày.
Nửa đêm thức giấc
Hình ảnh Mẹ chập chờn
Trên quê hương con thấp thoáng xa xa...
Con nghe Mẹ hát nhạc bản hùng ca
Con nghe Mẹ ru vỗ về theo nhịp võng
Con nghe Mẹ ngâm bài thơ ca tụng núi sông
Con thấy Mẹ vui buổi sáng ngập ánh nắng ửng hồng
Mẹ cười đêm xuân đoàn tụ liên hoan.
Mẹ ước mơ con tiến bước hiên ngang
Mẹ cầu nguyện con mãi mãi yêu đời.

Năm tháng dần trôi
Con ngày khôn lớn.
Mẹ ơi!
Con thêm thấm thía ngỡ ngàng.
Con thương Mẹ người đàn bà bạc phước!
Bà Mẹ hiền luôn lội dòng nước ngược.
Đầu mùa thu kháng chiến:
"Sơn hà nguy biến"Mẹ chấp nhận hy sinh
Tiễn Cha con ra đi diệt thù...
Mẹ nào ngờ
Hôm chia tay là ngày vĩnh biệt ngàn thu!

Thuở ấy Mẹ còn quá trẻ
Ba mươi xuân lẻ!
Mẹ ơi!
Bao nhiêu năm Mẹ lẻ bóng đường đời?
Bao nhiêu năm Mẹ chôn tuổi xuân tươi
Trong cuộc đời góa bụa?
Mẹ tần tảo chấp cánh con bay đến bến trưởng thành.

Thời gian!
Bẽ bàng..
Cuộc vui chóng tàn
Nỗi buồn miên man.

54 hòa bình,
Mẹ nức nở dựng tháp thờ chồng!
Mùa chống xâm lăng lịch sử
Cha con đã hy sinh
Giờ đầu bảo vệ sông núi ruộng đồng,
Quê hương Việt Nam con muôn thuở.

75 bom đạn tạm ngừng nổ
Mẹ chưa thấy hòa bình
Mẹ chưa thấy dứt chiến chinh...
Lần này Mẹ lại khóc con,
Ngày thêm mỏi mòn.
Đám con yêu của Mẹ
Mỗi đứa mỗi nơi
Tản lạc bốn phương trời!

Mưa tuyết vẫn rơi
Con ngập ngừng cố tìm Mẹ.
Mẹ đã hiện rõ ràng,
Sao con vẫn còn ngẩn ngơ
Như tỉnh như mơ.
Con phập phồng bối rối.
Mười năm tròn cách biệt,
Với Mẹ bao nhiêu thế kỷ nhớ nhung?
Với con một chuỗi thảm cảnh hãi hùng!
Nay sum hợp trùng phùng
Con cố gắng không nhìn được Mẹ.
Mẹ xác xơ như quê hương con xơ xác,
Mẹ tàn tạ như quê hương con tan tác.

Bỗng con giật mình.
Mẹ từ đâu đến?
Từ địa ngục trần gian?
Hay từ đất nước con điêu tàn?
Con vẫy tay gọi Mẹ
Con quát to, thật to
Mặc bao nhiêu kẻ tò mò:
Mẹ! Mẹ!
Mẹ ơi, Mẹ kiệt sức rồi
Tám mươi ba tuổi chẳn da mồi tóc sương
Mẹ còn lặn lội dặm trường
Tìm con tản lạc bốn phương quê người.

Con ôm chầm lấy Mẹ thương yêu
Mẹ, con, câm lặng...
Con miên tưởng ngày đoàn tụ
Mẹ con sẽ nói thật nhiều
Nhưng nào nói được bao nhiêu?
Mẹ khe khẽ hỏi:
- Ai đây?
Nước mắt con đong đầy.
Con để ý, Mẹ không quên, không lẩn.
Tuổi Mẹ quá cao
Như ngày nào
Mẹ vẫn còn minh mẩn.
Sao Mẹ gạn hỏi thêm:
- Ai đây?
Mẹ ơi!
Mười năm ngăn cách đắng cay
Con vẫn là con ngoan của Mẹ:
"Việt Nam, máu đỏ, da vàng".
Con hiểu Mẹ trăm mối ngổn ngang:
Đám con Mẹ đồng hóa ngoại bang...?!

Con vẫn còn trong vòng tay Mẹ.
Còn đâu, đôi tay ngày xưa rắn rỏi?
Mẹ tiếp hỏi:
- Đây là đâu?
- Nơi nào?
Lòng con quặn đau:

- Thưa Paris, đất Pháp, trời Âu.
Mẹ trầm ngâm.
Con biết Mẹ nhớ những tháng những năm
Cả cuộc đời trên quê hương con gắn bó
Có đồng thơm bát ngát lúa vàng
Có sông Hậu dịu hiền lấp lánh đêm trăng
Có tình láng giềng thật thà chất phác...
Con hiểu Mẹ nhắc con:
"Nước có nguồn, cây có cội".
Mẹ ơi!
Vỏn vẹn chỉ đôi câu thôi
Sao con nghe nhức nhối cả một quảng đời!

Thời gian khủng khiếp rụng rơi
Mới ngày nào Mẹ đưa con vào đời
Lật đật qua mau mười năm thập giá
Gặp lại Mẹ lúc hoàng hôn bóng xế
Mẹ vẫn tiếp dạy con những điều hay
Nay con sống kiếp lưu đày
Con kể gì vui cho Mẹ?
Mẹ ơi!
Sao Mẹ ít nói?
Sao Mẹ ít cười?
Con mường tượng như Mẹ đang trăn trối...

Ngoài trời
Mưa tuyết vẫn rơi.

Mẹ ơi, dù Mẹ ít lời
Đủ con vá lại mảnh đời rách bươm
Mẹ ơi, nhìn Mẹ can trường
Đủ con đi tiếp đoạn đường dở dang.

Mẹ ngồi đây
Mừng mừng tủi tủi
Con chắc Mẹ thỏa lòng với giấc mơ cuối.
Mẹ quá cảm xúc
Nhưng Mẹ không khóc
Nước mắt Mẹ đã cạn dòng?
Hay Mẹ phập phồng:
"Con nuôi Mẹ con tính tháng tính ngày?"
Mẹ không khóc
Lệ con lại rơi.
Trường Sơn chót vót chộc trời

Biển Đông lênh láng mênh mông
Tình Mẹ không sao so sánh!
Cả trăm vạn câu thơ hay
Từ bao kỷ nguyên trước đến thế hệ này
Tả sao cho hết một tấm lòng!
Con nhìn Mẹ mờ dần, mờ dần...
Trong đôi mắt con long lanh
Con biết những ngày con gần Mẹ
Chỉ là khoảnh khắc mong manh.

Mẹ chầm chậm đứng lên
Cố bước từng bước
Như muốn tiến ra phía trước...
Con vội đưa tay dìu lấy Mẹ
Trời Paris buốt giá giữa mùa đông
- Mẹ có lạnh lắm không?
Mẹ âu yếm đáp: - Quá ấm trong lòng.
Một sức mạnh thiên thần huyền dịu
Rung chuyển từng đường gân sớ thịt con
Con lần theo chân Mẹ
Hồi nhớ thuở xa xưa
Mẹ dìu con tập tểnh để nên người.

Mẹ ơi!
Đường con đi nay đầy chông gay tranh đấu
Con thêm vững tin như thuở Mẹ ước ao
Con hiên ngang mạnh tiến...
Mẹ đến với con cả sức sống dâng trào.
Mẹ mang ánh sáng
Mẹ gieo niềm tin
Mẹ thấp đuốc hy vọng
Mẹ là trời rộng
Mẹ là đại dương bao la đẹp xinh
Mẹ là tất cả.
Con thấy ló dạng bình minh
Lòng con mở hội.
Con lặng thinh...
Nghe tim nổi trống lôi đình
Nghe vai trĩu nặng khối tình Việt Nam.

Võ Phước Hiếu





Préface

Lorsque l’on intitule un recueil de poèmes «Les Sentiers de l’Exil», le lecteur perçoit d’emblée la nostalgie qui en émane.
Ce pourrait être une nostalgie figée scrutant, amère et peut-être même revancharde, quelques heures de gloire, quelques siècles de finesse, détruits et gâchés, détournés, voire anéantis à tout jamais.
Cette nostalgie là s’encombre alors d’un bagage, le poids de la douleur: douleur de comprendre et de mesurer, en marge des possibilités d’action que le retour des choses offre pourtant parfois, à quel point le peuple ou les peuples, se retrouvent déracinés de leurs âmes, de leurs rêves, de leurs forces.
Et cette nostalgie attend, rumine…
Le recueil de poèmes que nous offre Monsieur VÕ Đức Trung surprendra le lecteur: la nostalgie qui le parcourt n’est pas celle que je viens d’évoquer.
Elle est d’une autre nature; il s’agit ici de la nostalgie du possible.
Elle s’ouvre comme un paysage grandiose et intime aux sensibilités de ceux qui écoutent et regardent, et qui ainsi faisant connaissent et les hommes, et leurs espoirs, et l’harmonie qui les autorise.
A ceux qui ignorent cet alphabet de l’âme, elle le leur enseigne, doucement et bellement.
La nostalgie du possible se souvient certes des monuments érigés puis détruits; mais son souvenir est, aussi paradoxalement que le conceptualise le cynique trop rapide, un écho de l’avenir.
Ce rêve véhicule une forme de tendresse qui arme de sa plénitude; son souffle transporte et rappelle à l’homme sa place.
Si Monsieur VÕ Đức Trung se sent exilé, qu’il sache que les poètes et les rêveurs, où qu’ils soient, le sont tous un peu, chacun à sa façon, chacun pour ses raisons. Et que l’espace qui les accueille, cette fraternité d’existants, est un jardin aux fruits multiples, sensibles et riches.
Le lecteur, s’il sait lire et écouter, touchera lui aussi ce jardin en empruntant ces sentiers de l’Exil.
Et l’exilé deviendra guide.
Et la culture du possible, éternelle et sans frontières, offrira des dynamiques aux saveurs de défi parfois, aux saveurs généreuses toujours.

Jean R. GUION

  • Président Co-Fondateur d’Alliance Francophone
  • Président du Conseil International «Justice et Liberté»
  • Membre du Comité Directeur International de la Chambre Francophone
  • des Affaires Economiques (C.F.A.E.)
  • Conseiller Spécial du Président du Burkina Faso (1987-1997)
  • Conseiller Spécial du Président du Niger (1996-1997)
  • Conseiller Spécial du Président du Tchad (1990-1993)
  • Conseiller Spécial du Premier Ministre d’Haïti (1992-1993)
  • Négociateur d’accords diplomatiques en Afrique, en Asie et au Moyen Orient
  • en tant que Conseiller Diplomatique et Politique
  • Prix René Caille attribué par la Société Nationale de Géographie Humaine
  • (1992)
  • Médaille d’Honneur de l’Association des Ecrivains de Langue Française
  • Chevalier de l’Ordre National du Mérite au titre des Affaires Etrangères et de la Coopération
  • A publié de 1989 à 1997, 27 articles et prononcé 36 conférences sur l’Afrique,l’Asie et les Caraïbes, leurs Histoires et leurs Economies Contemporaines.

  • Paroles du Vieux Prisonnier

Ce poème est extrait de ma première plaquette poétique:

Le Chemin Vers La Mer, publiée dans la Collection Présence Vietnamienne, sur les Presses de l’Imprimerie Béné à Nîmes en juin 1988 et préfacée par l’honorable poète Clovis SERGENT, Délégué Régionale de l’Association des Poètes et Artistes de France.
A cette époque, après quelques années difficiles d’un exil volontaire comme rescapé des ‘boat people’, j’ ai trouvé dans les rimes, les rythmes, la musique… enfin dans les vers, une nouvelle plongée dans l’aventure poétique me permettant, le jour, de chasser les moments de nostalgie obsédante, quelquefois asphyxiante, et la nuit, de me bercer dans les merveilleux souvenirs inoubliables pour finir par m’endormir dans certains de mes songes malheureusement toujours déchirants.

Aujourd’hui, plus de deux décennies s’étant écoulées jour après jour, je suis particulièrement heureux et honoré de reproduire dans ces premières pages, deux extraits dus à deux personnalités exceptionnelles, dont le talent et la réputation dépassent les frontières de l’Hexagone; auxquelles j’exprime de nouveau ma profonde et affectueuse gratitude:
1. l’un concernant la très significative Préface de Monsieur Clovis SERGENT, concrétisée au moment où j’avais besoin non seulement d’un geste d’encouragement en faveur de mes débuts hésitants en France, mais aussi d’un véritable soutien moral, levain de passions, de liberté et de vie jamais oublié et effacé de ma mémoire,
2. l’autre émanant d’une remarquable Note de Lecture de Madame Madeleine MOUGET, figure emblématique du domaine de critique littéraire dans les périodiques spécialisées de Poésie du Nord/Pas-de-Calais, avec qui j’ai entretenu, par la suite, d’excellentes relations amicales et dont les observations et jugements ont été publiés tardivement, en raison des circonstances involontaires de sa part, dans la Revue ‘France Vietnam Culture’ N° 6 d’aout 1993.
«Il est des circonstances, dans la vie, qui amènent les poètes à trouver des accents qui les classent parmi les ‘ondes’ rares de leur temps.
«Car le malheur qui s’abat sur des Êtres forcés de quitter leur pays d’origine, a, pour effet, de déclencher une foule de sensations que la Poésie peut rendre avec une force inégalée.
«Mais, tous ne peuvent parler de leur calvaire aussi bien que fait VÕ Đức Trung, avec une remarquable élégance d’expression.
«Il sait manier la langue avec une maîtrise parfaite, et la clarté qui se dégage de ses textes, nous permet une plongée dans un univers capable de réveiller certaines consciences assoupies.

«L’appel de VÕ Đức Trung sera entendu, non seulement par ses frères et sœurs, dont il parle dans la première partie du recueil, mais aussi, par tous les Êtres épris de la véritable Liberté, celle des consciences et des esprits…».
(Préface – Clovis SERGENT)
«La première partie de ce recueil est la version française de poèmes d’auteurs vietnamiens réunis par un rescapé des ‘boat people’: ‘Paroles du Vieux Prisonnier’.
«Avec des mots simples comme des flammes, l’auteur lance des cris de douleur et des appels à la Liberté.
«Ce déraciné évoque le pays natal avec nostalgie… et les souvenirs sont accompagnés d’images lumineuses: ‘Je vois les nuages blancs effleurent l’ombre de mes cheveux’.
«Les interrogations sont lancinantes:
‘Pourquoi n’avons nous plus le droit d’y vivre?’.
«De sages proverbes incitent au courage:
‘Quand on peut être debout, il ne faut pas s’asseoir’.
«Mais aussi philosophie qui s’exprime dans les histoires émouvantes et amères et qui culmine héroïquement dans la fin:
‘La mort ou la Liberté. C’est tout’.

«Mais au fond des douleurs, ‘naissent la Foi et l’Espoir’… d’un retour au Vietnam ‘mythique’».
(Note de Lecture – Madeleine MOUGET)
Enfin, qu’il soit bienséant de joindre à ces lignes pathétiques, un doux regard compatissant d’Andrée BRISSONNET sur le ‘Chemin de la Mer’ qu’elle a lu avec attention et gentillesse particulières, ce qui m’a laissé et me laissera pour toujours un très agréable souvenir poétique:
«Un beau titre ‘Le Chemin vers la Mer’ et ce bateau dont certains passagers ne sont pas arrivés au port.
«L’élan douloureux d’un ‘Hymne à la Liberté’ est chanté, est crié dans chaque texte exprimant la détresse, la souffrance des corps et de l’esprit, forgés dans le martyr d’un peuple, traduit par l’un des leurs dans des strophes émouvantes.
«Nous souhaitons que l’auteur retrouve sa Paix auréolée d’une ‘Nouvelles Lumière’».
(Art et Poésie – Andrée BRISSONNET
N° 132, octobre 1999, Page 73).

**
«Ô Liberté!
Que de crimes on commet en ton nom!».
(Dernières paroles attribuées
à Madame Roland).

Chers frères et sœurs,
J’ai à peine soixante-dix ans, cette année.
J’ai été emprisonné par amour de la Liberté
Liberté.
Liberté.
Liberté!
En la lisant ainsi, elle a perdu tout son sens.
Pourtant, j’aime bien crier d’une voix retentissante:
Liberté!

Quand on manque de nourriture, on vivote
avec peine
On meurt sur le champ quand on manque d’oxygène
Quand on manque de Liberté, on continue
à vivre encore
Mais ce sera la vie du cheval qui tire la voiture
du buffle, la charrue!

Chers frères et sœurs,
Ne me demandez pas pourquoi je suis si émacié
Les yeux sont toujours considérés
comme les fenêtres
S’ouvrant à une âme pleine de rancœur
et de tristesse.

A chaque repas, on compte les grains de riz
à avaler.
La nuit, on s’émerveille dans les rêves superbes,
la tête reposant sur les mains ensemble liées.
Je peux me transformer à volonté en un caméléon
changeant facilement de couleur.
Près du feuillage, je deviendrai vert;
Je serai rouge sur le sol rampant,
Je ressemble à cette plante herbacée
oscillant au moindre souffle de vent.
La langue tordue, le dos courbé
Je fais n’importe quoi pour qu’on me félicite
d’être obéissant.
Je ne suis pas non plus un pied d’orchidée
S’exposant aux pluies et vents pour pouvoir étaler
son parfum.
Je ne suis qu’un homme aimant manger du riz,
Je ne suis qu’un homme aimant s’habiller
Le riz et les vêtements, je les ai produits
de mes propres mains.
Je ne m’agenouille jamais
Ni ne fais de courbettes à personne
Pour être vêtu et rassasié!

Le bonheur n’est pas de se courber
pour embrasser le pied des autres
afin de se procurer du riz en excès
ou des habits à s’en débarrasser.
J’aime être un vieillard
Qui tousse à n’importe quel moment,
quand il voudra.
Je n’aime pas être bien vêtu
Je n’aime pas être rassasié.
J’aime une seule chose que tout le monde a aimée:
La Liberté!

Chers frères et sœurs,
Je ne sais pas, certes, pourquoi
J’aime vivre,
Vivre comme la vie se doit
Tandis qu’à présent, ce n’est qu’exister!
A présent, vivre n’est autre que mourir sans avoir
chaque jour, le temps d’être enterré.
La vieillesse,
L’ennui de santé,
Les pieds et bras tremblants,
Pourtant, je sais ce qu’est la droiture!

Liberté!
Oh, la Liberté!
C’est un droit dont personne ne peut s’emparer.
Elle est plus nécessaire que le souffle journalier.
Elle est plus nécessaire que les habits et le riz.
Sans Elle, je me vois changé en animal.

Chers frères et sœurs,
Je jure de dire la vérité.
Ce n’est pas parce que je suis âgé,
Le caveau étant approché,
Que je m’expose à la mort et me fiche de la vie.
J’aime bien ma femme
Du coup, j’ai les larmes aux yeux.
Je l’aime tant!
L’âge, elle l’a eu mais sans le moindre sourire.

J’aime ma chambre où, souvent seule,
ma femme se tourne vers le mur pour pleurer.
Ainsi, les autres pleurs retentissent…
Fâchée,
Elle garde le silence complet
Et laisse ses enfants et petits-enfants
Pleurer pour la naissance
Pour les souvenirs des proches
Pour la mort.
Après la mort, vient le rire.
On comprend et se sent compatissant
aux souffrances de Jésus Christ crucifié
pour les hommes.

Chers frères et sœurs,
Comment pourrons-nous répondre
A nos enfants et petits-enfants
En ce qui concerne une question aussi simple:
Si maintenant, nous ne voulons pas
être des hommes.
A quoi sert la vie?
Si justement, chacun de nous aujourd’hui
Ne sait pas comment faire pour vivre,
Pour être digne d’un homme.

Vous avez vu, frères et sœurs?
J’étais avec eux comme des ennemis sortis
d’un duel au pistolet.
La cible ratée,
Je ne peux pas retourner pour supplier mon rival.
Cette partie de terre sur laquelle
chacun ne peut plus comprendre
chacun ne sait que fermer les yeux pour obéir
C’est mon pays natal.
Notre pays était bien le berceau
Où les cœurs ivres d’entente pouvaient
vivre dans la joie.

Et pourquoi
Vous, mes frères et sœurs et moi-même,
Nous n’avons plus le droit d’y vivre?
Rire ou pleurer,
Se taire ou parler,
Il faut attendre les ordres d’une seule personne
au nom de tout.

Chers frères et sœurs,
Un jour, un jeune homme a raconté cette histoire:
On disait
Qu’une personne fut décapitée
Et que sa tête, tombée par terre, continuait
à se retourner pour remercier le bourreau,
sans arrêt.
Moins instruit, je ne suis pas en mesure
d’y méditer,
Je me sens soudain très mal comme en apprenant
que pour nourrir ses frères et sœurs,
ma fille s’est prostituée!
Oh combien de femmes déjà dans la même
situation?
On se souvient, de siècles en siècles,
de ces ‘bienfaits’ de démons.

Chers frères et sœurs,
Notre idiotie est de plus en plus raffermie,
par le silence prolongé.
Soixante-dix ans à peine sonnés,
J’ai gardé le parfait silence.
J’ai eu tort de penser que le silence est le mépris…
Sait-on que la peur nous rend muets?
Par le choix de la paix et de la facilité
J’ai tourné, depuis, le dos à la vérité!
J’ai fait semblant d’être vertueux, détestant la vie
pour cacher un peu de lâcheté
Au moment où l’on a semé dans l’homme, volontiers,
Du brouillard dans l’intelligence et la perspicacité,
Cet homme à présent dépourvu de tout
Et torturé par la solitude!
On a imposé au peuple les quadrillages vigoureux
d’espionnage et d’ignorance
Pour obliger tout le monde
A se soumettre aux crimes, car on a vécu
dans la peur permanente.

Chers frères et sœurs,
Les mots me manquent, ce qui fait que chaque lettre
écrite à ma femme est souvent courte.
Rien comme suit:
«Compte sur moi
Quand on peut s’asseoir, il ne faut pas s’allonger
Quand on peut être debout, il ne faut pas s’asseoir
Quand on peut marcher, il ne faut pas s’arrêter.
Sois debout!
Va de l’avant».

Chers frères et sœurs,
«Tenez nos mains ensemble, solidement.
Pour les gens qui font de bonnes choses,
rien n’est trop tard.
Mais il faut les prendre à temps.
Allez dans la direction du soleil
Notre cœur est illuminé de mille feux
Nous survolons grâce aux deux ailes de la foi».

Chers frères et sœurs,
La question n’est pas le courage
Mais tout d’abord nos buts
grâce auxquels nous avons le courage.
Si le but est indigne, le courage nous surprend
Au lieu de nous donner de l’estime.
Quand on aime les autres
Le but, par lui-même est sublime.
Quand on aime la vie
Cette sublimité devient notre but.

Chers frères et sœurs,
Peut-être, jamais je n’ai ouvert
Pourtant, ma chambre doit avoir des fenêtres.
Peut-être, je ne les ai pas utilisées
Au contraire, ma vie a besoin de Liberté,
A commencer par ne pas laisser les autres
réfléchir à ma place.

Nous sommes fâchés quand on fouille nos objets
A plus forte raison, gardons-nous le silence complet
Pour laisser les autres examiner
quelque chose plus précieuse que nos objets?

C’est notre âme!
C’est la Liberté!
Liberté.
Oh la Liberté!

Pourquoi je pleure?
Ce n’est pas parce que la patate mise au feu ce soir,
n’est pas encore cuite
Alors que la faim extrême me torture
Tout comme les souvenirs de mes amis en fuite
Me rendent malheureux toute cette soirée!

Sur le chemin, en passant au-dessus
d’une flaque d’eau
Je vois les nuages blancs effleurant l’ombre
de mes cheveux.
Subitement, je sens un besoin de secouer
mes bras et pieds
Et de me dresser pour soulever
les vagues démesurées.
Dans mon cœur, je me réjouis dans l’ivresse
même sans prendre aucune goutte d’alcool.
Il faut crier à nos enfants et petits-enfants
pour qu’ils sachent:
La Liberté
Ou la Mort.
La Mort ou la Liberté.
C’est tout.

1988
Version française du poème ‘Người Tù Già Nói Chuyện’ de Nguyễn.

**

  • Điều Chân Thật - Dương Kiền -
Chúng ta có chung những điều thắc mắc
Anh thắc mắc tại sao nhân loại mù lòa
Chế bom neutron - nguyên tử - hỏa tiển tầm xa
Tôi thắc mắc tại sao bầu trời là của chung tất cả chúng ta
Mà tôi chỉ có một mảnh trời
Vừa bằng bàn tay trên nóc thùng conex
Đề nhãn hiệu USA hãy còn rõ nét
Nhưng chiếc ổ khóa hôm nay chế tạo tại Liên Xô
Tay tôi mang xiềng
Nên tiếc rằng không thể giơ cao vui vẻ hô to:
- Muôn năm tình hữu nghị Hoa Kỳ-Sô Viết.

Hỡi người anh em
Bên kia bờ đại dương cách biệt
Hãy nghe tôi kể một chút niềm vui
Chiếc thùng nhốt tôi ngày đêm tối thui
Mà lạ lùng thay có một khe hở
Ở một góc và chui vào một bông hoa xấu hổ
Ôi vui sướng thay nhìn ngắm bông hoa
Tâm trí tôi bỗng hớn hở sáng lòa.

**
Chúng ta cùng một nỗi khổ đau
Là quá thừa và quá thiếu
Anh quá thừa tự do
Nên nôn mữa vào cuộc đời
Tôi quá thiếu tự do
Nên muốn cuộc đời nôn mữa vào mình
Để thấy mình quả thật đáng khinh
Hơn một con chó đói.

Anh được quyền tự do nói
Anh nói về những gì?
Về hòa bình - công lý - tư duy
Ôi đẹp đẽ thay những điều anh nói
Còn tôi, tôi chỉ luôn luôn tự hỏi
Làm sao hôm nay tôi được củ khoai to
Hơn người bạn cùng tù
Là hạnh phúc lớn lao hơn ngàn lần đêm tân hôn hợp cẩn.

**

Chúng ta có chung những điều mừng giận
Tôi mừng nhận được thư nhà
Nói con gái tôi đã vượt thoát ra
Đến Thái Lan rơi vào tay hải tặc
Tôi mừng nó một lần đớn đau ê chề thân xác
Nhưng trăm năm thoát kiếp ngựa-người
Tôi bỗng bật cười
Mà lã chã rơi hai hàng nước mắt.

Trong mùi cứt đái hôi tanh kinh khiếp
Anh bạn ơi
Bây giờ anh hẳn biết
Tại sao chúng tôi không chết cho rồi
Vì bông hoa là tặng phẩm của Trời
Vẫn nở trong hôi tanh cứt đái
Thì chúng tôi vẫn còn mãi mãi
Vì chúng tôi - chúng ta - là sáng tạo nhiệm mầu
Chế độ nào dù tàn bạo đến đâu
Cũng chẳng thể tiêu diệt chúng ta
Nhiệm mầu - sáng tạo.

Tay tôi mang xiềng
Mà hồn tôi cao ngạo
Tôi không khinh bỉ kẻ thù
(Vì cũng bằng thừa
Đối với bọn thú-vật-đội-lốt-người
Chơi trò cứu thế)

Tôi khinh bỉ
Con người cho mình là trí tuệ
Thế giới cho mình là tự do
Xuống đường gào to:
Giải giới - Hòa bình - Thương yêu - Thượng đế
Họ đòi thương yêu lũ sa tăng
Tay phải cầm bông hồng
Tay trái giấu sau lưng mũi dao ân huệ
Cho thế giới gọi là tự do
Cho con người gọi là trí tuệ
Và bông hồng tươi đẹp kia
Đủ cho đám tang thêm phần trọng thể.

**
Tôi đói lã người rồi
Anh bạn trí tuệ đáng yêu ơi
Nhưng tôi không xin anh mẩu bánh mì
Cũng chẳng xin anh một góc đồng đô la Mỹ
Chỉ xin anh một giây suy nghĩ
Đến một phần ba nhân loại đau thương
Trong tay bầy ác quỷ
Rồi hãy xuống đường
Nói những điều chân thật
"Chẳng lẽ điều chân thật lại không bao giờ
Hiển hiện trong cõi thế mà Chúa đã chịu đóng đinh
Để cứu chuộc hay sao?"
Không có lẽ nào
Không có lẽ nào vì đóa hoa trong tối tăm vẫn nở.

  • Đôi Ta - Tạ Tỵ (Tặng Hòa)

Chúng ta ngồi đây, trên mỏm đá này, mỗi chiều nhìn đại dương bát ngát
Nhìn xác những con tàu rã mục trên nền cát vô tri
Nhìn thân phận con người nổi trôi bềnh bồng như loài rong dại
Chúng ta lìa bỏ quê hương, ôi Việt Nam bây giờ và mãi mãi
Chẳng bao giờ thấy lại mảnh trời xưa
Vì hận thù đã đẩy chúng ta đến đường cùng nghẽn lối
Đã dìu đời chúng ta xuống vực thẳm giận hờn
Và tủi nhục đã ném chúng ta vào đáy sâu địa ngục!

Chúng ta ngồi đây, trên mỏm đá này, nhìn nhau không nói
Biết nói gì, khi kỷ niệm cất cao tiếng gọi
Khi hồn mình lưu lạc chân trời xa
Khi tất cả không còn chi chờ đợi
Khi mái tóc chúng ta không thể đổi màu lá mới
Khi mắt nhìn mờ ảo dung nhan
Chúng ta chẳng còn gì ngoài mảnh hình hài xô lệch
Nhưng dù sao chúng ta vẫn có nhau
Để chống đỡ với cuộc đời đầy đắng cay bất trắc.

Chúng ta ngồi đây trên mỏm đá này, nhìn trời cao nước rộng
Nhìn thời gian bập bềnh trên mỗi con nước đẩy đưa
Điệp khúc vọng về từ muôn vàn Thế Kỷ
Chúng ta đã sống, đã yêu, đã thắm nhuần đau khổ
Và đã cười, đã khóc theo từng chuyện buồn vui
Đã đánh đổi lương tâm trong những cuộc bán mua gian dối.

Chúng ta ngồi đây, trên mỏm đá này, không thuộc về quê hương
nước Việt
Đã xa rồi, xa thật rồi, những hình bóng thân yêu
Đã vĩnh viễn chia tay cùng phố phường quen thuộc
Việt Nam đó, bàn chân nào nghiêng nghiêng lối bước
Tà áo nào tha thiết phủ hoàng hôn
Mưa đêm về có làm ướt môi hôn
Và sương gió có đùa vui bờ vai nhỏ?...

Chúng ta ngồi đây, trên mỏm đá này, ôm đầy nỗi nhớ
Theo sóng triều dào dạt tấp vào bờ cát đìu hiu
Từng nỗi buồn vui đã mất
Chúng ta nhìn xác những con tàu phơi mình trên bãi vắng
Như nhìn thấy bao nhiêu kiếp người trôi dạt, nằm lại nơi đây,
trên ngọn đồi Vĩnh Biệt
Chúng ta nắm tay nhau, những đường gân nổi lên xanh tím
Hơi nóng truyền lan làm ấm chiều hoang đảo cô liêu!...

Chúng ta ngồi đây, trên mỏm đá này, cho nhau hơi thở
Cho nhau Niềm Tin để làm lại cuộc đời
Cho hy vọng trên môi cười héo hắt
Chúng ta xích lại gần nhau, khi nắng chiều xập xuống
Khi không gian lắng đọng, mịt mùng sóng vỗ ngoài khơi
Khi tất cả chìm vào vắng lặng
Chúng ta chẳng còn nhìn rõ nhau
Chỉ nghe tiếng gió thở dài trên sóng tóc
Với nhịp tim ru nhẹ chẳng thành lời.

Pulau Bidong 7-1982.
Tạ Tỵ

  • Con Đường Ra Biển - Hoài Điệp Tử -

Em hỏi tôi
Có một nơi nào cỏ cây không muốn mọc
Đất hiền hòa nhưng dân tộc lầm than
Một nơi nào nhìn ra Biển Đông
Có những đoàn người thí thân âm thầm vượt sóng

Có phải không em
Đâu phải ngẫu nhiên đồng hoang nhà trống
Ngẫu nhiên nào hạnh phúc cũng phân ly
Và nếu như thực tự hào dân tộc
Thì làm sao người bỏ nước ra đi

Khi cám ơn tự do
Em đừng quên
Còn vinh danh cho những người nằm xuống
Bởi xương máu góp sôi lòng biển lớn
Thành đồng nào cũng cuốn đổ thôi em
Bởi từ đó hào quang làm thần thánh Việt Nam
Việt Nam ngày mai không có cờ đỏ máu

Rất lặng lẽ tiễn chồng đi "cải tạo"
Bồi hồi đường về
Người vợ ra chợ trời tần tảo nuôi con
Chồng đi biệt tăm, ngóng đợi mỏi mòn
Mấy đứa trẻ ốm nhom
Suốt sáng lang thang
Đêm quây quần bên nồi cơm độn mì ăn đỡ
Không phải đất nước nào cũng đều giàu có
Nhưng không ai muốn phá sản bao giờ
Việt Nam tôi kể từ tháng Tư nhuộm đỏ
Những công trình thành bức tử, bơ vơ!
Người ta trả thù từng cành cây ngọn cỏ
Đời sống con người hèn mọn, ngu ngơ
Gạo rã mục phải chực chờ từng bữa
Đầu óc quay điên trong khổ nhục tội đồ

Đâu phải chỉ có sâu rầy làm hư ruộng rẫy
Nhà máy ngưng im vì thiếu nhân tài
Bởi chế độ cướp mất quyền tư hữu
Mồ hôi này đổ xuống, để cho ai?
Bắt bớ, tội tù, ngụy quyền, phản động
"Kiểm thảo" ban ngày, đêm học "đảng quang vinh"
Khi được biết "chỉ tiêu" nào cũng vượt
Người học viên nhìn ra phố buồn tênh

Không có điều luật nào bênh vực nghi can
Chỉ có tù giam, tử hình, chung thân biệt xứ
Những bản án có từ trước khi phiên xử
Mấy buổi đăng đường làm "dân chủ" cho vui

Buổi sáng, đứa bé gặm củ khoai
Nghe thầy giảng bài về "đất nước ta giàu đẹp!"
Giữa trưa đó thầy nhịn ăn, bụng lép
Họp tổ để nhuần về "đảng anh minh"
May mà nhờ có Mác - Lê Nin
Cùng với "Bác" dẫn đường cho mình "làm chủ"
Xã hội công bằng nhà nhà no đủ
Hạnh phúc, tự do!

Bên vỉa hè
Người từ kinh tế mới trốn về trần truồng
Ngồi trong xó tối co ro
Nhìn buổi chiều xuống mau
Nhìn bộ đồ rách bươm vừa lột ra giặt giũ
Đứa con anh, đi trút món ăn thừa về trễ
Con chị nó, mười sáu tuổi, đứng đường!

Buổi tối, họp phường
Viên chức chủ tịch ồn ào ca tụng
"Bác sáng suốt, bác đã dạy và ta làm đúng!"
Cán bộ xưng là nô bộc của nhân dân
Nhưng hôm sau trời vừa bình minh
Chị bán hàng rong bị đánh bằng báng súng!

Tôi đã thấy:
Rất ngậm ngùi xứ sở tôi sau ngày "giải phóng"
Văn minh lùi dần, đời sống man di
Đâu đến cần phiêu lưu vào
Các bộ lạc châu Mỹ, châu Phi
Mới thấy sức người phí phạm

Việt Nam tôi, máu loang trên những kinh đào xám
Máy móc nằm im, trâu trở lại đi cày
Nghị quyết hô hào "sản xuất lớn" hôm nay
Để xứng với tầm cao chủ nghĩa
Nhưng trong nước thiếu đến từng cây kim, sợi chỉ
Giấy trắng học trò, ngày càng đen như giấy than!
Người kiến trúc băn khoăn
Đồ án dở dang, bởi vì anh không vẽ được
Người ta không cần anh tân trang
Cho phố phường cao ốc
Chỉ làm sao cho mọc kịp nhà tù
Anh phải vẽ thế nào để sau đó chính anh vô
Thật kín, thật đen, thật tuyệt vời chết chóc.

Rất khó hình dung
Những con bịnh tầm thường
Bỗng dưng nằm đợi chết
Y dược không còn
Người thầy thuốc khoanh tay
Thở dài!
Những cái xác nối nhau được đưa ra từ phòng mổ.

Có một con đường mênh mông đâu đó
Con đường ngoằn ngoèo
Trên bản vẽ
trên cửa nhà thương
Một lối đi cho nhà giáo, giảng đường
Để hết xót xa

  • Chiều Nhớ - Tạ Tỵ -

Buổi chiều nay, trời bâng khuâng xuống thấp
Núi đồi xa phủ nhẹ lớp sa mù
Giữa mùa xuân mà cứ ngỡ vào thu
Gió khô lạnh mơn man tà áo mỏng
Ta đang sống hay là ta đang mộng
Ta đang cười hay đang khóc em ơi.

Đã năm năm, ta cách biệt em rồi
Thương tiếc quá ngày vui không trở lại
Năm tháng phai đi, ta đâu trẻ mãi
Để cùng tình yêu cất cánh bay cao
Để hôn em trong hơi ấm ngọt ngào
Để bấn loạn trong vòng tay quấn quýt
Để ngây ngất trong hương thơm da thịt
Dìu hồn ta đến cuối bến đam mê

Đường hẹn xưa hoa phủ lối đi về
Chân bước chậm cho tình yêu cất tiếng
Ta, như một con thuyền không rời bến
Buông mái chèo trong sóng mắt người yêu
Chưa biệt ly, đã vội nhớ nhung nhiều
Chưa xa cách, đã ghì tay níu chặt

Mỗi lần gặp, mỗi lần soi gương mặt
Trong hố sâu thăm thẳm của lòng nhau
Vì tình yêu có muôn vạn phép mầu
Ai biết được những gì đang đổi khác.

Ta cứ muốn nằm im trong bóng mát
Của tình em dào dạt sóng triều dâng
Đôi mắt em là hai ngọn nến thần
Đã thắp sáng đời ta bằng mộng ảo
Dù trời nắng, trời mưa hay giông bão
Dù cuộc đời có phiền muộn đắng cay
Dù thân ta bị giam hãm tù đày
Dù sấm sét, ta chẳng hề run sợ

Ta vẫn gọi tên em cho đỡ nhớ
Núi sông nào ngăn trở được tình ta?
Dẫu mai sau cuộc sống có phai nhòa
Tình vẫn đẹp theo màu hoa, sắc lá
Ta yêu em, đâu có cần mặc cả
Ta đâu cần đánh giá chữ yêu đương
Vì tất cả em là một Thiên Đường
Ta lạc bước giữa vườn hồng ân ái.

Ta, kẻ lãng du mang hồn Do Thái
Tìm được miền Đất Hứa mất từ lâu
Buổi chiều nay đứng bên bức tượng sầu
Ta cầu khẩn tự đáy sâu vọng cảm
Em hỡi em, từ nơi xa có thấy
Một chút gì vương vấn ở đầu môi
Vì buồn đau, em chả muốn cất lời
Xin thầm nhắc tên ta giữa vũng lầy trí nhớ.

Rồi mai đây, cánh cửa tù phải mở
Ta trở về và sẽ lại yêu em
Ta trải đau thương trên cánh tay mềm
Lại mơ mộng như thuở nào mới gặp
Ta sẽ giữ em trong vòng tay rắn chắc
Và dìu em đến tận cuối chân trời.
Chiều tàn rồi, ta nhớ lắm em ơi!...

Trại " Cải Tạo " Chiné, 1979.
Tạ Tỵ

  • Tôi Để Lại Sau Tôi

Buổi ấy xa rồi, tôi để lại sau tôi
Thành phố tan hoang của thời điểm phục thù!
Trận đánh bắt đầu cờ đỏ son dử dội
Một dân tộc gập mình, nước mắt hận thiên thu!

Buổi ấy xa rồi, tôi để lại sau tôi
Bóng dáng khô cằn của giới chỉ huy hẹp lượng
Lạnh lùng, bất động trên hành lang đỏ chói,
Hình ảnh ngấm ngầm áp chế đến tang thương.

Buổi ấy xa rồi, tôi để lại sau tôi
Dãy người xếp hàng chờ những ngày bi thảm
Những khuôn mặt nhăn nheo, đói lả buông trôi
Và giấc mơ ray rứt, phảng phất khung trời ảm đạm.

Buổi ấy xa rồi, tôi để lại sau tôi
Một linh hồn mê sảng của giáo điều ấu trỉ!
Những thực hành máy móc, những xảo trá mánh môi
Những tượng đá hung tàn, phản lời cam kết, vô liêm sỉ!

Buổi ấy xa rồi, tôi để lại sau tôi
Những biên cương bờ cõi bị kẽm gai xiết phạt!
Những khí giới đàn áp, thủ đoạn tuyệt vời
Tội nghiệp dân tộc tôi bị bỏ quên trong một nước không luật pháp.

Sarlat, mai 1992.
Vân Nương Lê Ngọc Chấn.


  • Sông Meuse

Nhớ quá sông Meuse
Chao ôi là nhớ
Ngày anh về hoa nở rộ công viên,
Đến với em một lần luyến thương muôn vạn thuở
Chiều lưu vong ngun ngút hận vô biên!

Vẫn chỗ cũ chờ anh... em nhé
Cầu Fragnée sáng chiều hò hẹn
Dấu yêu kiều, bẻn lẻn em đón anh,
Sương mịt mù như áo cưới mỏng manh
Ngăn đồi núi xung quanh không dòm ngó
Cúi trên em
Hai tay trần bỏ ngỏ
Vòng thắt lưng nho nhỏ nép đôi bờ,
Tình làm sao em bé bỏng sông Meuse!

Bởi thương anh thân ở đậu ăn nhờ
Em ủ anh khi đông về tuyết phủ
Rồi thì thầm em nhắc từng tên những sông nguồn quê cũ
Sóng lao xao vùng dậy mối duyên thơ...
Sống một đời bên Tiền Hậu giang nước lũ
Niềm thủy chung không đủ dập đam mê
Tóc muối tiêu tuổi xế bóng đã cận kề
Anh vẫn nói với em những lời tình tự.

Bởi vì anh kẻ lưu đày biệt xứ
Nhớ quê hương hùng cứ một phương Đông
Bát ngát bao la sông Cửu, sông Hồng
Đã mất rồi tất cả, em biết không?
Tương tư qua em sông Cửu, sông Hồng
Nơi sóng dạt trùng trùng vạn đại
Nhìn lại bên nây trời
Thì em ôi, em chỉ là em thơ dại
Mà nơi đây em nung lại nỗi nhớ thương
Ray rức ruột gan từ dạo lên đường lưu đày biền biệt...

Rồi có thể
Một đêm nào không nguôi nhớ tiếc
Anh sẽ cùng em vĩnh viễn ủ cho nhau
Một linh hồn vơ vất cạnh bờ lau...

Mùa Xuân 1980
Phương Hà.

  • Chuyến Đi Hungary

Vào buổi đầu ra đi
Sống lưu vong trên đất Bỉ
Tôi phục vụ chăm sóc ông cụ Frankel
Tạm coi như là sinh kế
Trốn Cộng sản nước ông khi họ cướp được chính quyền
Và cụ bà vừa tạ thế đã hai năm
Ông trở thành cô đơn, chới với.

Có những buổi sớm sương rơi
Những chiều tuyết đổ
Ngồi bên cửa sổ
Hai mái đầu bạc, đầu xanh
Người phương Tây, người phương Đông
Đồng cảnh ngộ
Bên tách cà phê rĩ rã chuyện vui buồn.

Ông nói ông bỏ nước ra đi
Cách đây bốn mươi năm
Hồi ông ba mươi tuổi
Chỉ vì tự do đã mất
Và ông là Người nên không chịu thấu
Thứ chủ nghĩa dành cho chó cho trâu
Nhớ nước thương quê hằng đêm ông khóc
Nước mắt đổ vào giòng Donau
Xuôi Budapest về tận bến nước sau nhà.

Hai năm sau
Ông chưa kịp về
Đã phải gởi nắm xương tàn trên đất Bỉ
Tôi lủi thủi theo sau quan tài đơn chiếc
Tiễn đưa ông an nghỉ nghìn thu
Tôi cảm thương ông
Và thương cho số phận của mình, tương tự.

Tôi đâu có ngờ
Chỉ mấy năm sau đó
Bức tường Bá Linh gục xuống
Xô Viết, Đông Âu đổi chủ
Kéo theo huyền thoại đỏ một thời.

**

Giờ đây Hungary vắng bóng quân thù
Thì cụ Frankel không còn nữa
Tôi lặn lội qua Budapest
Tìm tận nhà ông
Như để thực hiện thay ông một chuyến "trở về".

Thời gian không đặc miễn
Nửa thế kỷ một thoáng mây bay
Nhưng cảnh cũ đã đổi thay
Tôi không tìm được ngôi nhà
Có chiếc cổng sau trổ ra bên giòng Duna xanh biếc.

Thẩn thờ tôi thả dọc cây cầu
Nối liền Buda và Pest
Rồi tôi dừng lại nửa chừng
Đăm đăm nhìn xuống giòng sông
Lấp lánh những giọt nước mắt của cụ Frankel
Nhấp nháy như bảo cho tôi được biết
Hồn cụ đã về

Lãng đãng trên sông
Nhịp nhàng lướt êm với nền nhạc valse bất hủ:
Blue Danube. Le Beau Danube bleu...
Tôi tiếp tục qua cầu
Lòng bỗng thoáng vui

Dầu cho cụ Frankel qui tiên không chờ đợi được
Nhưng giờ đây mộng ước đã thành:
Hungary đang đứng dậy...

(Budapest, bên giòng sông Danube
Hungary, Quốc Khánh 20/8/1995)
Phương Hà.




Postface

Une fois refermé le fort beau Recueil de Poésie de Monsieur VÕ Đức Trung, l’on ne peut que crier son admiration et sa gratitude à celui qui, après tant d’épreuves, trouve encore la force et le talent de nous offrir ces chants inspirés.
Ce Recueil – on l’aura remarqué – s’ouvre et se conclut sur le mot LIBERTE.
L’auteur, revenu à la vie, respire avec émotion un souffle qui lui est comme rendu en sa splendeur après tant d’horreurs et d’images insoutenables.
Lisons:
«Quand une personne fut décapitée
Sa tête tombée par terre continuait à se retourner pour remercier son bourreau sans arrêt».
L’on frémit à de telles évocations, à cette idée atroce d’un supplicié remerciant son bourreau. L’on s’indigne devant ce que des assassins parmi les plus horribles qu’ait connus l’Histoire de tous les temps veulent nous faire admettre.
Il faudrait non seulement leur pardonner mais encore les louer de leurs crimes! Atroce aberration.
«Pour nourrir ses frères et sœurs, ma fille s’est prostituée!».
Abominable renversement des valeurs de malades mentaux livrés à leurs démons, qui n’en font que mieux ressortir la noblesse d’âme de ceux qui furent leurs doux compatriotes.
«Allez dans la direction du soleil
Notre cœur est illuminé de mille feux!».
Oui, cependant que les sinistres wagons à bestiaux emportent vers la Sibérie leur chargement humain de malheureux, il s’est trouvé un Poète pour chanter ici l’Espérance et chasser les miasmes de ces doctrinaires fous.
Oui:
«Notre idiotie est de plus en plus raffermie par le silence prolongé».
Peu à peu le Poète ressuscite. Sans pouvoir oublier la rudesse des «Sentiers de l’Exil», il sait démanteler:
«La Voie de Liaison
Du (soi-disant) Socialisme».
Merci à celui qui entretient avec une insigne pureté de Pensée et une telle abnégation, cette Revue excellente que nous aimons tous, «Văn Hóa».
Merci, Mille fois Merci à celui dont le noble talent et l’âme généreuse ont su, en dépit de toutes les vicissitudes, élever un chant si pur et une si juste et si touchante harmonie en un Monde de folie.
Voilà un ouvrage que nous relirons souvent en rêvant à la riche Culture d’un Pays ami si longtemps abandonné à la pires des barbaries.

Jean SADYN

La Grande Motte (France)
Le 12 Mars 1999.

Jean SADYN

  • Né en 1924 à Quaedypre, Flandres Maritimes (France), de parents instituteurs, père dunquerquois, mère lilloise
  • Enfance à Steenwoorde
  • Etudes secondaires à Armentières
  • Etudes littéraires et médicales à Lille
  • Journaliste dès la libération
  • Collaborateur de Publications parisiennes
  • Carrière médicale à Lille
  • En retraite dans le midi pour raison de santé
  • Vif succès de sa «Nuit des Mutants» publiée par Marabout en 1970 et reprise par les Editions Gary puis par celles de L’Houtland
  • Nombreux voyages, surtout aux Etats-Unis.
  • Reçu par les Universités de Berkeley, de Los Angelès, de Salamanque, d’Oxford et de Cambridge
  • Médaille d’or au titre des Belles Lettres
  • Prix «Renaissance Française»
  • Auteur de nombreux ouvrages dont:
  • * Fables et Contes Flamands
  • * Flandres Fantastiques (3 tomes)
  • * Dementiapolis (Roman)
  • * Shylock (Roman)
  • * Cosmos (Roman)
  • * L’œil du Monde…

  • Je Laisse Derrière Moi - Võ đức Trung -

Ecrit dans les heures de peines, de douleurs et de désespoir, à Kéramot sur les Iles d’Anambas au large de l’Indonésie, premier pays d’accueil de mon exil volontaire, alors que je venais de quitter le Vietnam sur un bateau de fortune, à destination d’une Terre Promise lointaine et sans lendemain, et publié successivement dans plusieurs revues dont Arts et Poésie de l’Association des Poètes et Artistes de France, Cercle Poétique des Réfugiés Vietnamiens, France-Vietnam Culture…
ce poème a été aimablement repris par le Docteur-Orientaliste THÁI Văn Kiểm, Membre de l’Académie des Sciences d’Outre-Mer, dans son célèbre Allocution sur ‘La Libre Expression dans la Poésie Vietnamienne’, solennellement prononcée à la XVIIIème Biennale Internationale de Poésie, tenue au Palais de Congrès de Liège du 3 au 7 septembre 1992, sous le haut patronage de S.E La Reine FABIOLA de Belgique.
En voici un extrait:
«Par ailleurs, il convient de noter dans le cadre de la Grande Exode des Vietnamiens vers l’Outre-Mer, à la recherche d’une vie meilleure dans la Liberté et la Démocratie, qu’une littérature nouvelle est née depuis mai 1975 aux quatre coins du monde, avec l’apparition de nouveaux talents, aussi bien dans le domaine des Arts et des Lettres que dans celui des Sciences et Techniques.
«Nous reconnaissons en eux une totale liberté d’expression dans de nombreux thèmes allant de la nostalgie du Pays Natal à la condamnation du régime communiste, en passant par la prospection culturelle et sentimentale des Pays-Hôtes dont l’hospitalité bienfaisante n’est plus à démontrer.
« A titre d’exemple, nous aimerons bien mentionner ce poème tout à fait remarquable de Võ Đức Trung, membre du Cénacle Poétique du Ternois dans le Pas-de-Calais: Je Laisse Derrière Moi.
«Mais nous sommes tout à fait surs, nous Vietnamiens, que cela n’est qu’une parenthèse ou, tout au plus, un accident de l’Histoire. Et nous reviendrons pour rebâtir notre Pays en plus beau au sein de la Nature afin que notre Peuple perdure au sein de l’Humanité.
«Enfin, sachant pertinemment qu’il n’y a pas de Poésie sans Liberté, nous sommes persuadés que la Poésie vietnamienne dans sa libre expression saura trouver une place de choix dans l’Héritage Culturel des Peuples épris de Paix et de Liberté».
Par la suite, Il a été, traduit en vietnamien par l’honorable poétesse Vân Nương Lê Ngọc Chấn sous le titre «Tôi Để Lại Sau Tôi» (4) et publié pour la première fois dans la Revue Văn Hóa (France-Vietnam Culture, N° 4 – décembre 1992 – Page 37).
Madame Vân Nương, veuve de maître Lê Ngọc Chấn, homme politique, ex. Ministre de la Défense sous le gouvernement de Ngô Ðình Diệm, connue par son courage et sa position au regard de la Cause du Peuple vietnamien, est originaire de la région de Thanh Hóa (Vietnam Centre).
De son vrai nom Trần Vân Chung et sous de multiples noms de plume comme Lê Ðông Phương, Viễn Phố... elle a commencé à s'initier à la poésie en 1946 et depuis n'a pas cessé de conquérir les lecteurs avisés par ses poèmes particulièrement regorgés d'émotion, d'amour et de liberté.
Réfugiée en 1987 en France, exactement à Sarlat en Dordogne (France), elle continue à servir avec talent et engagement la Culture et la Communauté vietnamienne d'Outre-Mer, par son souffle créateur et par son inspiration poétique intarissables, nous laissant à découvrir chaque fois le charme de la nature et le prestige des traditions ancestrales, le tout imprégné de patriotisme à la fois exaltant et débordant.

Je laisse cette fois, loin derrière moi
La ville déserte en temps de représailles
L’averse battante sur les drapeaux vermeils:
Larmes blessantes d’un peuple se repliant sur soi!

Je laisse cette fois, loin derrière moi
Les silhouettes séniles des dirigeants bornés
S’immobilisant, froides, sur les balcons pourprés:
Image tacite d’oppression et d’effroi!

Je laisse cette fois, loin derrière moi
Les longues queues d’attente des journées sidérées,
Les visages grimaçants, par la faim torturés
Et les rêves mordants, feutrés de désarroi.

Je laisse cette fois, loin derrière moi
Une âme chloroformée de doctrines infantiles
Des gestes machinaux, des ruses habiles,
Des statues de marbre, démons contre la foi.

Je laisse cette fois, loin derrière moi
Des barbelés cernant nos côtes et frontières,
Des armes réprimantes par la voie de misère:
Pauvre peuple oublié dans un pays sans loi!

Kéramot (Indonésie)
06/1979.

  • Liberté - Võ đức Trung -
Sur ma place d’honneur
J’aime mettre côte à côte
Un débris de béton du mur de la honte
Erigé, impassible, vingt-huit ans durant
par les despotes,
Un bout de barbelés, rouillé par le sang et les pleurs
Des prisonniers à perpétuité dans les goulags
sibériens,
Une mince tige de bambou moisi
Piquet pointu, hérissé des prisons vietnamiennes,
Un fil de fer terni, contorsionné en spirale
Cernant les camps de réfugiés en Thaïlande
et Malaisie,
Un fragment de statues de Lénine, de Staline…
destitués
Déboulonnées à grands cris de colère à Prague,
Budapest, Varsovie,

Un morceau de carcasses de bateaux éventrés
sur le littoral
Ou de planches hasardeuses lâchées
dans les tempêtes par les fuyards effrayés,
Une douille d’A.K. servant à l’exécution sommaire
des révoltés
Auréolés sur la place Tien An Men, de bravoure
et défi…

**

Sur cette place d’honneur
J’aime garder ancrés dans mon cœur
Ces souvenirs ourlés de gloire
De tant de gens du monde, morts pour leur idéal.
Ces vivants éternels illuminent
dans toutes les mémoires
Ce mot divin que j’adore:
Liberté!

Nord de France
Le 19 Mai 1994.

  • Soir De Souvenance

Ce texte est la traduction du poème en vietnamien titré "Chiều Nhớ" (3), composé en 1979 au Camp de Rééducation Chiné (Nord Vietnam), par le peintre-poète Tạ Tỵ, déporté par les communistes, en sa qualité d'officier supérieur de l'Armée du Sud Vietnam.
Né en 1922 à Hanoï, il a passé presque toute sa vie dans le Sud. Mobilisé pour servir l'armée et la patrie en danger face à l'agression permanente des Vietnamiens du Nord, et parallèlement à ses activités militaires, il se distinguait dans la peinture, la poésie et la critique littéraire.
Auteur de nombreux ouvrages riches en créativités dont "Dix Visages des Lettres et des Arts" (Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ) qui faisait date, et signataire d'un grand nombre de tableaux qui lui donnaient un nom et une place de choix dans la peinture vietnamienne des dernières décennies, il a été malmené du Sud au Nord jusque dans les confins limitrophes de la Chine Populaire où il gardait intact un moral d'acier pour son retour certain.

Réfugié aux États-Unis d'Amérique depuis avril 1983 comme rescapé des "boat people", il a publié ses mémoires "Du Fond de l'Enfer" (Ðáy Ðịa Ngục) qui ne sont autre que des témoignages vivants, bondés d'émotion et d'horreurs vis à vis du régime actuel.
Le texte de cet artiste exceptionnel, est écrit dans des conditions exceptionnelles dont le côté humain me fait revenir dans la mémoire ces vers inoubliables de Molière (1622-1673):
L'espoir, il est vrai, nous soulage
Et nous berce un temps notre ennui.
(Le Misanthrope)
et d'Alfred de Musset (1810-1857):
Le seul bien qui me reste au monde
Est d'avoir quelquefois pleuré.
(Tristesse - Oeuvres Complètes).

Ce soir, mélancolique, le ciel descend très bas.
Les montagnes et collines lointaines sont effleurées
par un épais brouillard.
Au cœur du printemps, je croirais être
au début de l’automne languissante.
Un vent froid et sec taquine les minces pans
de robe flottant.
Suis-je vraiment en vie ou en train de rêver?
Ô chérie! Suis-je en train de rire ou de pleurer?

Déjà, cinq ans durant, je t’ai quittée
C’est dommage: jamais, ne reviennent jamais
les jours de joie!
Tandis que passent et s’effacent les années
et les mois,
Je ne suis plus éternellement dans la jeunesse
Pour m’envoler avec l’amour dans l’allégresse
Pour t’offrir jusqu’à l’exquisité,
les baisers les plus enflammés
Pour te serrer jusqu’au délire
dans mes bras embarrassés
Pour m’enivrer dans le parfum de ta chair exaltante
Pour m’amener finalement au comble
d’une passion transcendante.

Sur les chemins des rendez-vous d’antan,
les fleurs ont parsemé les retours et allers.
Notre marche a été ralenti pour permettre
à nos cœurs de s’exprimer.
Moi, semblable à une barque qui n’a jamais quitté
l’embarcadère
Abandonnant la rame à sa guise, je l’ai laissée
vaguer dans l’onde de tes yeux.
J’ai pensé intensément à toi,
même en n’ayant pas eu de moment d’adieu
Et je t’ai embrassée très fort comme pour te garder,
même si nous ne sommes jamais séparés.

A chaque rencontre, nos visages, face-à -face,
semblent miroiter
Jusque dans le gouffre profond de notre cœur
Car l’amour a tant de pouvoirs magiques,
tant de mystères.
Personne ne sait à présent les changements
en train de se faire!

J’aime toujours m’allonger, tranquille,
dans l’ombre rafraîchissante
De ton amour déferlant comme les vagues
en marée montante.
Tes yeux qui ressemblent à deux cierges sacrés
Ont illuminé ma vie par de douces rêveries.

Malgré le beau temps, les orages ou la pluie
Malgré l’existence souvent minée d’amers soucis
Malgré mon internement dans les camps
concentrationnaires
Malgré les foudres et tonnerres,
je ne tremble jamais.

Par ton nom et pour soulager mes peines,
je t’appelle toujours
Quels monts et fleuves peuvent faire obstacles
à notre amour?
Même si dans l’avenir, la vie s’effaçait
Notre amour, à l’image des belles couleurs
de feuilles et fleurs, resterait à jamais, parfait.
Je t’aime sans faire de calcul, ni de marchandage
Sans besoin non plus du vocable d’amour,
ni d’évaluer le prix
Parce que tout en toi est un vrai paradis,
Un jardin de la béatitude où je m’égare
dans l’extase charnel.

Bohémien, j’emporte avec moi l’âme d’Israel
A la découverte de la Terre Promise,
perdue déjà depuis longtemps.
Ce soir, debout ici, près de la muraille attendrissante
Je prie, du profond de l’espoir et de l’attente.
Dans le lointain, as-tu senti, ô chérie adorable
Quelque chose laissant sur tes lèvres
des empreintes agréables?
Triste et bien marquée de douleurs,
tu ne voudrais plus prendre ta voix
Pour évoquer tout doucement mon nom
dans la flaque encombrante de ta mémoire.

Bientôt, forcément, la porte de prison s’ouvrira
un jour
Je recommencerai à t’aimer davantage
dès mon retour.
Sur ton bras tendre, j’étalerai tous mes maux
et douleurs cumulés
Je continuerai à rêver comme à l’époque
de nos premières rencontres.
Dans mes bras durs et solides, je te garderai
pour toujours
Afin de t’amener jusqu’aux confins de l’horizon…

Déjà s’est incliné le soir,
Ô chérie ! Combien je pense à toi!

Tạ Tỵ
"Camp de rééducation" Chiné 1979.


No comments: