Monday, July 5, 2010

TRẦN BÌNH NAM * SAIGON NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN

*

TRẦN BÌNH NAM * SAIGON NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN





*

Việt Nam: Thời gian như bóng câu qua cửa sổ

Đó là tiêu đề bài viết của ký giả Mark Magnier “In Vietnam, a sign of times” viết từ thành phố Sàigòn đăng trên trang nhất nhật báo Los Angeles Times ngày Thứ Hai 5 tháng 7 năm 2010.

Trần Bình Nam phóng dịch

Những ai thích văn học nghệ thuật đến Sàigòn tìm đường Catinat có nhiều triển vọng gặp một cụ già 80 tuổi thân Pháp. Tên đường Catinat ở Sàigòn được nhiều người biết qua cuốn sách “The Quiet American” (Một Người Mỹ trầm lặng) của Graham Green đã biến mất hơn nửa thế kỷ rồi. Tên mới là đường Đồng Khởi, và trước đó là đường Tự Do .


Lịch sử của Catinat- Tự Do- Đồng Khởi là một phần của lịch sử Việt Nam: Nửa thế kỷ qua, con đường đã đón người Pháp, người Mỹ và người cộng sản cùng với sức mạnh kinh tế mạnh yếu của họ, tạo ra nhiều thay đổi. Ông Nguyễn Thanh Minh, 56 tuổi, làm việc cho một tiệm ăn trên đường Catinat nói: “Tôi chứng kiến 3 lần đổi tên. Mỗi lần tôi phải mất mấy năm mới quen với tên đường mới. Gởi thư đôi khi phải viết cả hai tên đường mới chắc thư đến nơi.” Catinat vốn là tên một chiến hạm của Pháp năm 1856 đã tham dự vào việc đánh chiếm Việt Nam. Và qua cuốn sách “Một người Mỹ trầm lặng” Catinat được xem là một con đường của những tiệm thuốc phiện thời Pháp thuộc. Và tất nhiên sau khi thu hồi được độc lập chính quyền mới chào “au revoir” tên đường Catinat. Năm 1954 khi các binh đoàn Pháp diễn hành trên đường Catinat trước khi xuống tàu về nước, ông Ngô Đình Diệm, một nhà độc tài chống Cộng đổi tên đường Catinat thành đường Tự Do trong chính sách đổi tên đường trong cả nước.


Tên Tự Do tuy hợp với chính sách thân Mỹ khi người Mỹ đổ quân đến Việt Nam đã không mang lại tự do như ông Ngô Đình Diệm mong muốn. Trong thập niên 1960 lính Mỹ tới mang theo ma túy, tình dục, nhạc rock’n’roll và nạn kẹt xe đến đường Tự Do. Và lúc các viên chức thành phố buộc các xe chạy một chiều để giải quyết nạn kẹt xe dân chúng Sàigòn kháo nhau rằng “Tự Do” có nghĩa là chạy một chiều theo chính sách của người Mỹ. Quân đội Mỹ tới, tiền tiêu như nước, nhiều tiệm đổi ra tên Mỹ. Chính quyền Sàigòn ra lệnh viết bảng hiệu chữ Việt lớn gấp 3 lần chữ Mỹ. Một quán rượu cho quân nhân Mỹ vội đổi tên tiệm Texas thành “Te Xa”. Năm 1975 khi Cộng quân chiếm Sàigòn, chính quyền mới say sưa đổi tên đường. Tên các nhân vật chống Cộng được thay bằng các nhân vật Cộng sản nổi danh. Ông Nguyễn Quang Vinh, vốn thuộc bộ đội của Mặt Trận Giải Phóng đang hành nghề bán thuốc Tây nói: “Cách đổi tên đường rất đơn giản. Người ta loan báo trên đài phát thanh hay đài truyền hình rồi vài ngày sau có người mang sơn cọ đi sơn tên mới. Người ta đổi một lúc nhiều đường nên lúc đầu rất khó nhớ. Phải cần một khoảng thời gian dài mới quen dần” Đường “Tự Do” thành đường “Đồng Khởi” lấy tên một cuộc nổi dậy do đảng Cộng sản tổ chức tại tỉnh Bến Tre. Dân chúng truyền miệng với nhau: “Đồng Khởi mất Tự Do”!




Ông Nguyễn Kim Bạch, 70 tuổi, người dự phần trong việc hoạch định cuộc tấn công Mậu Thân vào thành phố Sàigòn nói: “Thấy các con đường có tên mới cũng vui, nhất là khi anh không thích các tên đường cũ”. Nhưng bà Marie Nguyễn, 59 tuổi, rời Việt Nam năm 1975 với chồng vốn là một sĩ quan Dù của miền Nam suy nghĩ khác. Bà ở Úc thường đi đi về về Việt Nam. Bà nói: “Tên cũ là một phần của lịch sử thành phố nên tôi thích các tên đó hơn.” Việt Nam có một dân số đa số là người trẻ tuổi không biết nhiều về quá khứ nên đảng Cộng sản dễ tuyên truyền và uốn nắn. Bà Nguyễn nói: “Người trẻ tuổi không quan tâm đến quá khứ và sống hồn nhiên như mọi người trẻ tuổi khác trên thế giới.” Cô Lê Thị Mỹ Hạnh, 24 tuổi sinh đẻ tại Nha Trang. Cô học 3 năm tại Sàigòn trước khi được gởi đi du học nước ngoài. Cô nói: “Tôi không hiểu người ta nói thay đổi nghĩa là gì. Tôi chẳng thấy có gì thay đổi cả. Và thật khó quan hệ với những người già cả.”

Trong mấy năm gần đây chính quyền Việt Nam chia lại tỉnh, thành phố, quận nói là để chỉnh đốn hành chánh đồng thời tạo thêm chỗ ngồi cho đảng viên cấp ủy.

Gíáo sư Carlyle Thayer của Viện Quốc Phòng Úc nói: “Việc cắt chia lại tỉnh. thành cho phù hợp với đà gia tăng dân số rồi thêm tên nhân vật này nhân vật khác trở nên rất phức tap. Trông như khoác lên người một bệnh nhân tâm thần một chiếc áo jacket cứng ngắt”. Một vài tên đường của thời 1960 của các nhà khoa học vẫn còn sót lại tại thành phố Hồ Chí Minh như đường Louis Pasteur (1822-1895), và đường Marie Curie (1867-1934). Ông Nguyễn Thanh Minh nói: “Nếu tên đường đổi mà quang cảnh không thay đổi thì không sao. Đằng này quang cảnh các con đường hoàn toàn thay đổi mới rắc rối. May mà số nhà vẫn như cũ!” Chi có một thay đổi mà sau 35 năm vẫn không được dân chúng chấp nhận, đó là tên thành phố Hồ Chí Minh. Người Việt Nam vẫn thích dùng chữ “Sài Gòn”. Ông Nguyễn Kim Bạch trong hàng ngũ cộng sản giải thích một cách gượng gạo rằng: “Saigòn chỉ có hai âm, trong khi “Thành phố Hồ Chí Minh dài quá !” Trần Bình Nam phóng địch July 5, 2010

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com


Nguyên bản Anh Ngữ

la-fg-vietnam-names-20100705In Vietnam, a sign of times

by Mark Magnier

Reporting from Ho Chi Minh City, Vietnam

Literature lovers who come looking for Rue Catinat in this city once known as Saigon better hope they happen upon a Francophile octogenarian. The street, made famous in Graham Greene's "The Quiet American," hasn't been called that in more than half a century. These days, it's called Dong Khoi (Uprising) Street. (And before that, it was called Freedom Street. But more about that later.)


The story of Catinat-Freedom-Uprising Street is the story of Vietnam itself: The last half a century has seen French, pro-American and communist regimes, along with an economic opening, each inspiring new names. "I've experienced three name changes involving the same street," said Nguyen Thanh Minh, 56, a restaurant worker in this city, which has had its own name change. "It's all a bit confusing and can take five or six years to get used to the new one. Sometimes when you mail a letter, you have to write both addresses so it gets delivered." Take Rue Catinat, which in "The Quiet American" was portrayed as the epitome of rundown, opium-soaked Saigon under French rule. Given the baggage associated with this particular street, named after a warship that in 1856 helped cement France's imperial grip on the country, it's hardly surprising that the newly independent Vietnamese renamed it as quickly as you can say "au revoir."




After independence in 1954, as people celebrated a parade of French derrieres returning to Paris, anti-communist dictator Ngo Dinh Diem renamed it Tu Do (Freedom) Street, part of a reassertion of Vietnamese names throughout the country. Although the new name may have helped Diem cozy up to the Americans in the run-up to the Vietnam War, it didn't bring the freedom from vice that the Catholic moralist dictator sought. A flood of American GIs in the 1960s brought more drugs and sex to Freedom Street, along with rock 'n' roll and traffic jams. A Vietnamese joke at the time, after city planners routed all vehicles in a single direction, held that freedom was a one-way street reserved for Americans. With U.S. spending soaring and more shops adopting English names, a worried Saigon government ordered that all stores feature Vietnamese names three times larger than foreign names on their signs. In one noted example, the " Texas" bar was reborn as the "Te-xa" bar in a larger font. With the fall of Saigon in 1975, triumphant Viet Cong went on a sign-painting spree, especially in newly renamed Ho Chi Minh City, replacing street names honoring anti-communist heroes with those of communist luminaries.



"First they'd announce a street's new name on TV or radio," recalled Nguyen Quang Vinh, a pharmacist and Viet Cong soldier in Saigon when it fell. "Then a couple of days later you'd see them putting up the new signs. There were a lot, so it took some getting used to." The street known as Freedom became Uprising Street, after a revolutionary Viet Cong movement in nearby Ben Tre province. Recently, as more affluent Vietnamese bridle under Communist Party restrictions, that has prompted a joke that everything may be on the rise, but freedom is gone. Communist revolutionary Nguyen Kim Bach, 70, who helped plan the 1968 Tet offensive, likes the latest crop of street names.

"It's often good to see a shift, especially when you don't like what the old names represent," he said. Marie Nguyen, 59, who fled Vietnam in the 1970s with her husband, a paratrooper in the anti-communist south, and who now splits her time between Vietnam and Australia, feels differently: "The old names are part of our history. I much prefer them." The Communist Party's efforts to imprint its revolutionary stamp on the citizenry have been helped by Vietnam's demographics, with one of the youngest populations in the world. "Youngsters have no memory of what came before, like youngsters everywhere," Nguyen said. "I haven't noticed any real switch," agreed Le Thi My Hanh, 24, a native of the coastal city of Nha Trang who spent three years in Ho Chi Minh City attending a university before heading overseas for graduate school.


"It's rather hard to relate to older people on the street with all the change." In recent years, Vietnam has seen another generation of names as the government reshapes provinces, districts and towns to streamline administration and, some insiders say, bolster the careers of particular party secretaries, a Vietnamese version of gerrymandering. "These efforts to get manageable units with the population change have become very complicated, with some older names from history reasserting themselves," said Carlyle A. Thayer, a professor at the Australian Defense Force Academy. "It's been a bit like putting a straitjacket on a mental patient: It hasn't always fit." The few French street names that have survived in Ho Chi Minh City, down from 60 in colonial times, honor scientists who presumably remain above the ideological fray, including Louis Pasteur (1822-95) and Nobel laureate Marie Curie (1867-1934). "If the name changes, but the street looks the same, it's not a problem," said Nguyen Thanh Minh, the restaurant worker. "But if the whole appearance changes, it gets confusing.


Fortunately the numbers stay the same." One change that hasn't really stuck, even after 35 years, is Ho Chi Minh City, which most locals still refer to as Saigon. "Most Vietnamese prefer the old name," said Nguyen Kim Bach, the revolutionary. "Saigon is only two syllables. When you have to say 'the City of Ho Chi Minh,' it can be a bit of a mouthful."./.

No comments: