Người Việt và nem, phở ở châu Phi (1)
Cập nhật lúc 12-02-2012 13:54:37 (GMT+1)
Đây là bài thứ nhất trong ba bài về chuyến đi thăm Ghana và Ivory Coast của tác giả vào năm 1985 với những gặp gỡ, tiếp xúc đầy bất ngờ và thích thú. Nem. Nhưng không phải nem chua. Phở và người Việt hai tiếng tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Châu Phi đây là ở Xứ Ngà, nước Côte d’Ivoire, có thành phố Abidjan là trung tâm kinh tế tài chính.
Abidjan là thủ đô từ 1933, đến năm 1983 Tổng thống Félix Houphouet-Boigny cho rời thủ đô chính trị và hành chánh lên Yamoussoukro, nơi sinh của ông. Những năm dạy học ở Togo, tôi có đi chơi vài nước lân bang cho biết thêm về đời sống quanh vùng. Dịp nghỉ lễ Phục Sinh năm 1985, tôi đi chơi hai nước Ghana và Côte d’Ivoire. Đi cùng với một người bạn qua xứ Ghana. Quãng đường từ Lomé qua Accra dài chừng 200 cây số nhưng mất năm giờ xe. Đã quen với cuộc sống ở đây, nơi mọi thứ trôi qua chầm chậm, mỗi lần đi xe đò là trong túi đeo lưng đều có vài cuốn sách để đọc vì xe chạy lâu hay mau, bao giờ đến nơi thì mới rõ. Lúc còn ở Mỹ, có một tài tử đóng phim hài, tôi đã quên tên mà chỉ nhớ cái mũi to như quả cà chua và chiếc mũ dạ, ông quảng cáo cho thẻ tín dụng American Express với khẩu hiệu: “Don’t leave home without it”, diễn nghĩa tiếng Việt là “Đừng rời nhà nếu không có nó”.
Từ ngày sang châu Phi, trước khi rời nhà đi chơi xa chúng tôi hay dùng khẩu hiệu này để nhắc nhở nhau đừng quên mang theo bên mình, không phải thẻ tín dụng, mà là hai thứ quan trọng hơn: sách truyện và giấy đi cầu. Đặc biệt là giấy đi cầu: “Don’t leave home without it” vì ăn uống lạ nước lạ cái nên bụng dễ bị biến chứng. Ra đi khó biết bao lâu mới đến nơi đã định. Có khi phải đợi ở bến cho đến khi đầy khách xe mới chạy. Có thể xe hư dọc đường, khi đó nếu phải đại tiện ở một góc rừng hay bờ đường thì có giấy mà dùng. Chúng tôi đến Accra lúc ở đó đang bừng lên không khí chống Mỹ với biểu tình hàng ngày trước toà đại sứ Hoa Kỳ. Từ vài năm qua, sau khi Trung úy Jerry Rawlings lên nắm quyền lãnh đạo bằng đảo chính, tình hình chính trị trở nên bất ổn với nghi ngờ có người Mỹ nhúng tay.
Abidjan là thủ đô từ 1933, đến năm 1983 Tổng thống Félix Houphouet-Boigny cho rời thủ đô chính trị và hành chánh lên Yamoussoukro, nơi sinh của ông. Những năm dạy học ở Togo, tôi có đi chơi vài nước lân bang cho biết thêm về đời sống quanh vùng. Dịp nghỉ lễ Phục Sinh năm 1985, tôi đi chơi hai nước Ghana và Côte d’Ivoire. Đi cùng với một người bạn qua xứ Ghana. Quãng đường từ Lomé qua Accra dài chừng 200 cây số nhưng mất năm giờ xe. Đã quen với cuộc sống ở đây, nơi mọi thứ trôi qua chầm chậm, mỗi lần đi xe đò là trong túi đeo lưng đều có vài cuốn sách để đọc vì xe chạy lâu hay mau, bao giờ đến nơi thì mới rõ. Lúc còn ở Mỹ, có một tài tử đóng phim hài, tôi đã quên tên mà chỉ nhớ cái mũi to như quả cà chua và chiếc mũ dạ, ông quảng cáo cho thẻ tín dụng American Express với khẩu hiệu: “Don’t leave home without it”, diễn nghĩa tiếng Việt là “Đừng rời nhà nếu không có nó”.
Từ ngày sang châu Phi, trước khi rời nhà đi chơi xa chúng tôi hay dùng khẩu hiệu này để nhắc nhở nhau đừng quên mang theo bên mình, không phải thẻ tín dụng, mà là hai thứ quan trọng hơn: sách truyện và giấy đi cầu. Đặc biệt là giấy đi cầu: “Don’t leave home without it” vì ăn uống lạ nước lạ cái nên bụng dễ bị biến chứng. Ra đi khó biết bao lâu mới đến nơi đã định. Có khi phải đợi ở bến cho đến khi đầy khách xe mới chạy. Có thể xe hư dọc đường, khi đó nếu phải đại tiện ở một góc rừng hay bờ đường thì có giấy mà dùng. Chúng tôi đến Accra lúc ở đó đang bừng lên không khí chống Mỹ với biểu tình hàng ngày trước toà đại sứ Hoa Kỳ. Từ vài năm qua, sau khi Trung úy Jerry Rawlings lên nắm quyền lãnh đạo bằng đảo chính, tình hình chính trị trở nên bất ổn với nghi ngờ có người Mỹ nhúng tay.
Thành phố Abidjan nhìn từ trên cao. Bưu ảnh năm 1985(ảnh trong bài của tác giả)
Hai năm trước chính phủ Ghana đã yêu cầu Hoa Kỳ rút về vài tình nguyện viên Peace Corps vì có những phát biểu chống chính phủ ở đây. Đời sống dân chúng khó khăn, đồng cedis mất giá. Du khách đi tắc-xi tài xế đòi trả bằng đô-la Mỹ chứ không nhận tiền điạ phương vì đổi chợ đen được giá cao gấp mấy lần hơn giá chính thức (1 USD = 50 cedis, giá chợ đen gấp ba hay bốn) Khi nhập cảnh vào Ghana, du khách phải khai báo đem bao nhiêu tiền, khi ra phải chứng minh đã tiêu bao nhiêu, còn lại bao nhiêu, với biên nhận đầy đủ. Là những tình nguyện viên, sang đây chơi chúng tôi được ở miễn phí tại nhà trọ của Peace Corps nên không phải đổi tiền nhiều.Với kinh nghiệm gửi tiền về Việt Nam cho gia đình trong những năm qua, tôi giấu được ít tờ trăm cho mình và bạn, đem vào Ghana đổi chợ đen nên cũng đủ tiêu trong mấy ngày. Với tình hình như thế, văn phòng khuyên chúng tôi cẩn thận khi ra đường, không nên chụp hình, tránh đi lại trong khu vực quanh sứ quán. Chuyện chụp ảnh trên đường bị cảnh sát tịch thu hết phim thì chúng tôi đã có kinh nghiệm. Rời Accra sau vài hôm ở đó, tôi đi chơi xứ Ngà một mình, bằng xe đò lớn như Greyhound có máy lạnh. Giá vé một chiều 2,500 cedis. Từ Accra đi Abidjan nếu theo đường dọc biển khoảng cách chỉ hơn 400 cây số, nhưng vì có xung đột giữa hai quốc gia, cửa biên giới phiá nam không cho qua lại nên xe phải chạy lên hướng bắc, đến Kumasi là cố đô và nôi của văn hoá Ashanti, trước khi rẽ trái qua biên giới. Đường đi xa hơn nhiều, dài gần gấp đôi. Xem bản đồ, mạn trên thành phổ cổ Kumasi có công viên quốc gia với tên gọi như họ của tôi – Bui National Park – nằm sát biên giới với xứ Ngà. Hai năm sống ở Togo cho tôi hiểu biết thêm về văn hoá, lịch sử khu vực.
Nhiều quốc gia sau thời gian bị phương Tây đô hộ, được độc lập, dùng ngôn ngữ chính là tiếng Anh như ở Ghana, Nigeria hay tiếng Pháp như Bénin, Togo, Burkina Faso nhưng những bộ lạc vẫn giữ tiếng nói riêng của họ. Togo có người Ewe, Mina, Kabye với ngôn ngữ riêng cho từng bộ lạc. Bui ở Ghana gốc có thể là tiếng của người Ashanti chăng?
Vé xe đò từ Accra đi Abidjan tác giả còn lưu giữNhiều quốc gia sau thời gian bị phương Tây đô hộ, được độc lập, dùng ngôn ngữ chính là tiếng Anh như ở Ghana, Nigeria hay tiếng Pháp như Bénin, Togo, Burkina Faso nhưng những bộ lạc vẫn giữ tiếng nói riêng của họ. Togo có người Ewe, Mina, Kabye với ngôn ngữ riêng cho từng bộ lạc. Bui ở Ghana gốc có thể là tiếng của người Ashanti chăng?
Bản đồ dành cho khách du lịch Ghana với khu công viên quốc gia có tên Bui National Park
Khởi hành từ 6 giờ sáng. Đường đi băng ngang những đồn điền đất đỏ. Có lúc thấy xe hư nằm dọc đường trong rừng, hành khách đứng ngồi phe phẩy cho bớt cơn nóng. Tôi hơi lo. Nếu xe của mình cũng rơi vào tình cảnh đó thì không biết bao giờ mới đến nơi. Gần đến Abidjan xe vào xa lộ rộng hơn với nhiều hàng xe chạy, ánh đèn điện toả sáng.
Tôi ngạc nhiên khi thấy đường xá tân tiến ở đây vì đã đi qua mấy nước chung quanh nhưng không nơi nào có hệ thống giao thông tiến bộ như xứ Ngà. Nghe nói đây là khu đô thị phát triển nhất của châu Phi da đen. Nằm bên một cù lao, thành phố về đêm rực sáng phản chiếu ánh đèn trên mặt nước cho tôi cảm tưởng như mình đang trở lại cuộc sống văn minh, gợi nhớ cho tôi San Francisco, Singapore. Ở góc độ so sánh Lomé của Togo với Abidjan thì như vừa từ quê lên tỉnh. Sau hành trình dài 20 tiếng, đến khách sạn đã quá nửa khuya.
Mệt mỏi. Tôi vùi đầu ngay vào giấc ngủ để lấy lại sức, mai còn đi chơi. Buổi sáng đầu tiên tôi đón buýt xuống khu thương mại chính. Xe tiến vào trung tâm thành phố, Abidjan hiện ra với những toà bin-đinh trong ánh nắng ban mai. Boulevard de la République là đại lộ chính, nhiều chỗ khuất bóng mặt trời dưới những hàng cây xanh lá.
Tôi ngạc nhiên khi thấy đường xá tân tiến ở đây vì đã đi qua mấy nước chung quanh nhưng không nơi nào có hệ thống giao thông tiến bộ như xứ Ngà. Nghe nói đây là khu đô thị phát triển nhất của châu Phi da đen. Nằm bên một cù lao, thành phố về đêm rực sáng phản chiếu ánh đèn trên mặt nước cho tôi cảm tưởng như mình đang trở lại cuộc sống văn minh, gợi nhớ cho tôi San Francisco, Singapore. Ở góc độ so sánh Lomé của Togo với Abidjan thì như vừa từ quê lên tỉnh. Sau hành trình dài 20 tiếng, đến khách sạn đã quá nửa khuya.
Mệt mỏi. Tôi vùi đầu ngay vào giấc ngủ để lấy lại sức, mai còn đi chơi. Buổi sáng đầu tiên tôi đón buýt xuống khu thương mại chính. Xe tiến vào trung tâm thành phố, Abidjan hiện ra với những toà bin-đinh trong ánh nắng ban mai. Boulevard de la République là đại lộ chính, nhiều chỗ khuất bóng mặt trời dưới những hàng cây xanh lá.
Xuống xe ở một trạm ngay trung tâm thành phố. Đi bộ vài bước, nơi góc đường thấy hai chú bé da đen đứng bán hàng sau một tủ kính phiá trước có sơn những chữ: “NEM 75F, Beignet de crevette 50F”. Thấy chữ như tiếng Việt, tôi tò mò đứng lại xem. Trong tủ kính nửa trên là những chiếc chả giò bằng độ hai ngón tay được xếp chồng lên nhau như kim tự tháp. Thì ra nem ở đây là chả giò. Nửa dưới tủ có bánh bột chiên vàng lớn bằng nửa nắm tay, như loại bánh cống đậu xanh ăn cùng bánh cuốn. Theo tên món ăn ghi bằng tiếng Pháp trên tủ thì đó bánh tôm tẩm bột chiên. Tôi mua hai nem, 150F (1 USD = 500 CFA franc) coi như ăn điểm tâm.
Cắn một miếng. Mùi thơm ngon quen thuộc mà lâu rồi chưa ăn làm tôi hít ha. Nhưng hương vị chưa trọn vẹn vì thiếu sà-lát, rau thơm và nước mắm như tôi thường ăn. Vừa đến xứ xa lạ mà lại gặp món ăn Việt ngay trên phố làm tôi tự hỏi từ đâu thức ăn quê hương lại lan trải đến đây. Cũng như tôi đã hết sức ngạc nhiên khi mới đến Togo thấy trong một siêu thị có bán nước mắm, có nhà hàng Việt để rồi thất vọng khi ăn phở ở đó vì quá dở.
Đi bộ về phiá những toà nhà cao tìm văn phòng hãng Air Afrique để mua vé cho chuyến về lại Lomé vì đi đường bộ quá xa và mệt mỏi. Rảo bước qua những con phố, ở một vài góc đường khác tôi cũng thấy những tủ kính bày bán hai món ăn Việt cạnh quầy bánh mì pa-tê, cà-phê. Tôi mua bánh tôm chiên ăn thử. Hỏi người bán hàng cho chắc là trong đó có tôm và bao nhiêu con. Anh ta trả lời hai ba con. Tôi thắc mắc vì so với giá nem, chiếc bánh tôm to mà lại rẻ hơn, 50F một chiếc. Ăn thử chỉ thấy vỏn vẹn một con tôm nhỏ, còn toàn bột.
Đi bộ về phiá những toà nhà cao tìm văn phòng hãng Air Afrique để mua vé cho chuyến về lại Lomé vì đi đường bộ quá xa và mệt mỏi. Rảo bước qua những con phố, ở một vài góc đường khác tôi cũng thấy những tủ kính bày bán hai món ăn Việt cạnh quầy bánh mì pa-tê, cà-phê. Tôi mua bánh tôm chiên ăn thử. Hỏi người bán hàng cho chắc là trong đó có tôm và bao nhiêu con. Anh ta trả lời hai ba con. Tôi thắc mắc vì so với giá nem, chiếc bánh tôm to mà lại rẻ hơn, 50F một chiếc. Ăn thử chỉ thấy vỏn vẹn một con tôm nhỏ, còn toàn bột.
Bùi Văn Phú
Người Việt và nem, phở ở châu PHI [Bài 2]
Posted on February 17, 2012 by Bùi Văn Phú Bùi Văn Phú
[Đây là bài thứ nhì trong ba bài về chuyến du lịch Ghana và Côte d’Ivoire của tác giả vào mùa xuân năm 1985 với những gặp gỡ đầy bất ngờ và thích thú] [Bài 1] * [Bài 3]Một con đường với những sạp hàng buôn bán sầm uất trong khu lao động của AbidjanRong chơi Abidjan tôi đi qua một rạp xi-nê mang tên quen thuộc như ở Sài Gòn: Rex. Vào một quán có bàn ngoài hiên bên cạnh, gọi li cà-phê sữa nóng, ăn bánh croa-săng quyệt bơ và mứt trái cây.
Ngày ở quê nhà, con nhà nghèo nên tôi chẳng có cơ hội vào những quán ở trung tâm thành phố uống cà-phê, ăn sáng mà chỉ đi dạo chơi lề đường, ăn bò bía trước bưu điện hay vào Khai Trí đọc cọp sách. Sau bao năm xa cách quê nhà hôm nay nhìn quanh đây sao giống như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do năm nào.
Ngày ở quê nhà, con nhà nghèo nên tôi chẳng có cơ hội vào những quán ở trung tâm thành phố uống cà-phê, ăn sáng mà chỉ đi dạo chơi lề đường, ăn bò bía trước bưu điện hay vào Khai Trí đọc cọp sách. Sau bao năm xa cách quê nhà hôm nay nhìn quanh đây sao giống như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do năm nào.
Abidjan được gọi là Petit Paris của miền tây châu Phi. Có lẽ đúng. Cũng như Sài Gòn từng được gọi như thế của miền Viễn Đông. Thành phố nhiều bóng cây xanh, bin-đinh cao tầng với kiến trúc tân kì. Gần toà nhà kim tự tháp có ngân hàng CitiBank bên cạnh những cửa hàng quần áo, túi xách, mỹ phẩm. Đông người qua lại trên phố, âu phục có, trang phục địa phương cũng có, nhiều người mặc áo trắng dài, đội nón trắng theo phong tục Hồi giáo. Phụ nữ váy dài như tu-nic hay quấn sà-rông mầu sắc rực rỡ, đẹp mắt.
Giữa buổi sáng của một ngày trong tuần nhưng tôi thấy nơi đây mang vẻ tưng bừng, nhộn nhịp lạ thường. Hay tại hai năm qua sống ở một tỉnh nhỏ hiu quạnh, thiếu điện nước, nay có dịp du lịch thành phố lớn nên cho tôi cảm nhận như thế? Uống cà-phê xong, qua bưu điện mua bưu thiếp gửi cho bạn bè phương xa. Mở xem niên giám điện thoại tìm tên người Việt. Họ Nguyễn có 5. Họ Trần 4 và Phạm 3. Không ai họ Bùi.
Tìm nhà hàng bán thức ăn Việt có dăm bảy cái, tên Việt cũng có mà tên Pháp cũng có. Tôi ghi địa chỉ vài tiệm ở khu Plateau để dễ tìm đến khi đói. Sau khi viết thư, gửi bưu thiếp xong, tiếp tục lang thang. Trời nắng nóng nhưng nhờ đường phố nhiều cây xanh bóng mát nên tôi thư thả đi bộ được lâu. Boulevard de la République tràn ngập người đứng đón xe buýt vì đang là giờ tan sở giấc trưa. Nhìn những chuyến xe táp vào bến liên tục tôi thấy hệ thống chuyên chở công cộng ở đây rất hữu hiệu. Cứ đôi ba phút một chuyến, xe nào cũng đông khách đứng ngồi chen chúc. Bên đường nhảy múa sắc mầu của trang phục. Trong đời, ngoại trừ vài lần xem diễn hành dịp lễ hội ở Togo, có lẽ tôi chưa bao giờ thấy đường phố ở đâu rực rỡ đẹp như nơi đây. Những thiếu nữ, những thanh niên mặc y phục mang đặc tính địa phương nhiều mầu sặc sỡ, nổi bật.
Giữa buổi sáng của một ngày trong tuần nhưng tôi thấy nơi đây mang vẻ tưng bừng, nhộn nhịp lạ thường. Hay tại hai năm qua sống ở một tỉnh nhỏ hiu quạnh, thiếu điện nước, nay có dịp du lịch thành phố lớn nên cho tôi cảm nhận như thế? Uống cà-phê xong, qua bưu điện mua bưu thiếp gửi cho bạn bè phương xa. Mở xem niên giám điện thoại tìm tên người Việt. Họ Nguyễn có 5. Họ Trần 4 và Phạm 3. Không ai họ Bùi.
Tìm nhà hàng bán thức ăn Việt có dăm bảy cái, tên Việt cũng có mà tên Pháp cũng có. Tôi ghi địa chỉ vài tiệm ở khu Plateau để dễ tìm đến khi đói. Sau khi viết thư, gửi bưu thiếp xong, tiếp tục lang thang. Trời nắng nóng nhưng nhờ đường phố nhiều cây xanh bóng mát nên tôi thư thả đi bộ được lâu. Boulevard de la République tràn ngập người đứng đón xe buýt vì đang là giờ tan sở giấc trưa. Nhìn những chuyến xe táp vào bến liên tục tôi thấy hệ thống chuyên chở công cộng ở đây rất hữu hiệu. Cứ đôi ba phút một chuyến, xe nào cũng đông khách đứng ngồi chen chúc. Bên đường nhảy múa sắc mầu của trang phục. Trong đời, ngoại trừ vài lần xem diễn hành dịp lễ hội ở Togo, có lẽ tôi chưa bao giờ thấy đường phố ở đâu rực rỡ đẹp như nơi đây. Những thiếu nữ, những thanh niên mặc y phục mang đặc tính địa phương nhiều mầu sặc sỡ, nổi bật.
Đền thờ Hồi giáo
Tôi ghé vào một trạm xe, đưa địa chỉ hỏi thăm tìm đường đến nhà hàng Le Dalat, 12 Rue Paris-Village. Một thanh niên chỉ hướng cho biết cũng gần đây, có thể đi bộ. Theo lời chỉ đường, vào lại khu thương mại chính. Đi ngang Trung tâm Văn hoá Pháp thấy nhiều biểu ngữ, bích chương quảng bá cho thảo luận, diễn kịch, chiếu phim về Victor Hugo nhân dịp kỉ niệm 100 năm húy nhật đại văn hào Pháp. Tôi ghé xem có gì lạ nhưng đang giờ nghỉ trưa nên trung tâm đóng cửa. Ngoài sân nhiều người ngồi bên bậc thang và ghế dài trên sân cỏ ăn trưa. Tìm bóng mát dưới một tàn cây để dừng chân, dò lại địa chỉ nhà hàng. Hỏi một người xem còn cách bao xa, anh cho biết cũng gần thôi. Rời trung tâm văn hoá, đi vài chục bước thấy một nhà hàng Việt, nhưng không phải tiệm đang muốn đến. Tên Kim Hoa thật to trên bảng hiệu đập vào mắt.
Dưới là tủ kính bày nhiều chậu hoa che khuất phía trong. Vì đã đói nên tôi vào tiệm này thay vì tiếp tục đi tìm nhà hàng Le Dalat. Bước vào trong. Người đàn ông đang ngồi ở quầy bán rượu ra đón đưa tôi vào một bàn. Lối trang trí vừa mang vẻ Việt Nam, mấy búp bê thiếu nữ đội nón lá; vừa vẻ Nhật, những chậu bonsai và vừa có nét Trung Hoa là tranh sơn thuỷ. Tờ thực đơn thuần món Việt: phở, hủ tiếu, các món rau, món sào nhưng giá khá đắt so với lương tình nguyện của tôi. Tôi gọi tô hủ tiếu, 1400F và nước đá lạnh. Quán có dăm bảy khách.
Một con đường với những sạp hàng buôn bán sầm uất trong khu lao động của Abidjan
Nghe những người làm việc nói tiếng Việt, tôi biết là gia đình người miền Nam. Người hầu bàn da đen bưng ra tô hủ tiếu nóng hổi. Nước trong, bánh trắng đục lờ lờ, phiá trên có hai con tôm trắng hồng, vài miếng thịt, ít cải bắc thảo vàng, lác đác mấy cọng hành xanh trông đẹp mắt. Như thế là đầy đủ hương vị quê nhà nơi đất châu Phi xa xôi. Ngon. Nhưng giá hơi đắt. Khi trả tiền tôi hỏi thăm và được biết tiệm mới mở được gần hai năm. Chiều đón xe buýt qua khu Cocody. Theo sách hướng dẫn du lịch khu này có ngôi chợ nổi tiếng với nhiều trái cây nhiệt đới và những gian hàng bán đổ kỉ niệm bằng ngà, đá và đồng.
Xe dừng ngay trước chợ. Vừa bước xuống tôi đã bị một đám bạn hàng lôi kéo chào mua. Biết tôi là du khách, vì da vàng, nên ai cũng muốn kéo vào quầy hàng của họ để giới thiệu những món quà kỉ niệm. Tôi không ghé ngay mà rẽ vào nơi bán trái cây, rau cải. Nhiều nhất là soài cát chín. Bên cạnh có măng cầu xiêm vỏ có gai, đu đủ vàng, roi hồng. Tôi mua bốn trái roi vì từ ngày rời Việt Nam chưa được ăn lại và một trái soài, tất cả 200F.
Trở lại nơi bán đồ kỉ niệm lại bị níu kéo bởi năm bảy người bán. Chung quanh thấp thoáng có du khách Pháp, Nhật, Đức cũng đang bị mời mua hàng. Vô số đồ kỉ niệm bày bán la liệt dưới đất, trên kệ và dọc theo hành lang. Tôi chỉ muốn mua đồ đá hay đồng ở đây vì tay nghề mỹ thuật cao hơn những nước khác. Đồ ngà voi không biết thật giả và bị cấm mang vào Mỹ nên tôi không muốn mua. Đi mua hàng ở đây, cũng như ở các nước chung quanh, là phải biết trả giá. Nghệ thuật này tôi học được từ ngày đến Togo làm việc. Hỏi giá một vài mặt nạ gỗ và tượng đồng hợp ý, người bán hàng ra giá từ 12,000F đến 20,000F.
Du khách phương Tây thường không quen mặc cả nên trả giá cao. Nhất là mua đồ kỉ niệm mà trả một nửa là coi như hớ rồi, trả một phần ba có khi vẫn còn cao. Một tượng đồng ông lão đang chơi nhạc cụ được ra giá 15,000F. Tôi trả 3,000. Người bán phân trần làm sao có thể bán một tượng to và đẹp thế này với giá đó. 14,000, anh ta xuống giá. Tôi lắc đầu. Giá chót 13,000. Người bán hàng xuống giá một lần nữa. Bỏ đi. Anh ta kéo lại. Giá chót của anh là bao nhiêu? Tôi trả 3,500. 12,000 là giá chót, chót, chót. Anh nhấn mạnh. Bỏ đi lần nữa. Người bán hàng nắm tay kéo lại, lấy tượng đặt vào tay tôi, kèm theo một câu: 10,000 tôi bán ngay, giá này rẻ nhất chợ. Tôi nhất định từ chối rồi qua một gian hàng khác.
Như thế là không thể mua được tượng với giá 3,500F. Qua nhiều quầy hàng, mặc cả tới lui tôi mua được ít món quà kỉ niệm. Hai tượng đồng cao 30 phân là một người đàn ông săn bắn và một phụ nữ phơi ngực đội thúng ra chợ rất đặc thù châu Phi, giá 8,000F. Thêm ba sâu chuỗi bằng đá giá cũng 8,000F sau khi trả giá từ 21,000F.
Đại lộ dẫn vào trung tâm thành phố Abidjan, thành phố phát triển nhất của miền Tây lục địa châu Phi
Trở lại nơi bán đồ kỉ niệm lại bị níu kéo bởi năm bảy người bán. Chung quanh thấp thoáng có du khách Pháp, Nhật, Đức cũng đang bị mời mua hàng. Vô số đồ kỉ niệm bày bán la liệt dưới đất, trên kệ và dọc theo hành lang. Tôi chỉ muốn mua đồ đá hay đồng ở đây vì tay nghề mỹ thuật cao hơn những nước khác. Đồ ngà voi không biết thật giả và bị cấm mang vào Mỹ nên tôi không muốn mua. Đi mua hàng ở đây, cũng như ở các nước chung quanh, là phải biết trả giá. Nghệ thuật này tôi học được từ ngày đến Togo làm việc. Hỏi giá một vài mặt nạ gỗ và tượng đồng hợp ý, người bán hàng ra giá từ 12,000F đến 20,000F.
Du khách phương Tây thường không quen mặc cả nên trả giá cao. Nhất là mua đồ kỉ niệm mà trả một nửa là coi như hớ rồi, trả một phần ba có khi vẫn còn cao. Một tượng đồng ông lão đang chơi nhạc cụ được ra giá 15,000F. Tôi trả 3,000. Người bán phân trần làm sao có thể bán một tượng to và đẹp thế này với giá đó. 14,000, anh ta xuống giá. Tôi lắc đầu. Giá chót 13,000. Người bán hàng xuống giá một lần nữa. Bỏ đi. Anh ta kéo lại. Giá chót của anh là bao nhiêu? Tôi trả 3,500. 12,000 là giá chót, chót, chót. Anh nhấn mạnh. Bỏ đi lần nữa. Người bán hàng nắm tay kéo lại, lấy tượng đặt vào tay tôi, kèm theo một câu: 10,000 tôi bán ngay, giá này rẻ nhất chợ. Tôi nhất định từ chối rồi qua một gian hàng khác.
Như thế là không thể mua được tượng với giá 3,500F. Qua nhiều quầy hàng, mặc cả tới lui tôi mua được ít món quà kỉ niệm. Hai tượng đồng cao 30 phân là một người đàn ông săn bắn và một phụ nữ phơi ngực đội thúng ra chợ rất đặc thù châu Phi, giá 8,000F. Thêm ba sâu chuỗi bằng đá giá cũng 8,000F sau khi trả giá từ 21,000F.
Đại lộ dẫn vào trung tâm thành phố Abidjan, thành phố phát triển nhất của miền Tây lục địa châu Phi
Thành phố Abidjan nhìn từ trên cao. Bưu ảnh năm 1985
(ảnh trong bài của tác giả) © 2012, 1985 Buivanphu
Người Việt và nem, phở ở châu Phi [Bài 3]
(02/25/2012) Tác giả : Bùi Văn Phú
(02/25/2012) Tác giả : Bùi Văn Phú
Nhà hàng Le Dalat. (ảnh Bùi Văn Phú)
Đại lộ dẫn vào trung tâm thành phố Abidjan, thành phố phát triển nhất của miền Tây lục địa châu Phi
Quầy hàng bán quần áo
[Đây là phần cuối của bài kí sự ba kì về chuyến du lịch Ghana và Côte d'Ivoire của tác giả với những gặp gỡ, tiếp xúc đầy bất ngờ và thích thú.] Ra khỏi chợ Cocody, ngó quanh tìm trạm xe buýt cho chuyến về thì gặp một ki-ốt đặt bên hông chợ với chữ NEM thật to. Thấy người bán là Á đông, tôi hỏi thăm và biết là người Việt. Anh Vương Tường làm chủ ki-ốt, tuổi độ trung niên.
Không như mấy tủ nem dưới phố, ki-ốt có bếp ga để chiên nóng tại chỗ và có cả nước mắm chua cay ngọt phục vụ khách. Nem ở đây to hơn. Bánh tôm chiên nhỏ hơn nhưng đích thực là tôm chiên tẩm bột vì chỉ có đầu con tôm nhúng vào bột với đuôi tôm lòi ra. Tôi mua 4 nem và 2 tôm, 400F. (1USD = 500 CFA là tiền Franc trong các nước nói tiếng Pháp ở miền tây châu Phi)
Không như mấy tủ nem dưới phố, ki-ốt có bếp ga để chiên nóng tại chỗ và có cả nước mắm chua cay ngọt phục vụ khách. Nem ở đây to hơn. Bánh tôm chiên nhỏ hơn nhưng đích thực là tôm chiên tẩm bột vì chỉ có đầu con tôm nhúng vào bột với đuôi tôm lòi ra. Tôi mua 4 nem và 2 tôm, 400F. (1USD = 500 CFA là tiền Franc trong các nước nói tiếng Pháp ở miền tây châu Phi)
Với nước mắm, vừa ăn và trò chuyện với anh Tường vì muốn biết ít nhiều về người Việt sinh sống ở đây. Anh kể món nem và tôm chiên nguyên thủy do một người Hoa sống ở Nam Vang qua Việt Nam làm ăn, sau khi cộng sản vào, ông kẹt lại đến năm 1980 qua đây và sống bằng nghề làm chả giò và tôm chiên. Những người da đen bán hàng bên khu Plateau là làm công cho ông.
Theo lời anh, bánh tôm chiên nhiều bột là kiểu châu Phi vì người địa phương thích ăn nhiều bột như thế. Còn bánh của anh đúng mốt Việt Nam, bán cho khách đa số là người Pháp cư ngụ trong khu Cocody. Hỏi thăm về người Việt anh cho biết bên khu Marcory có tiệm chạp-phô Sunky, bên Plateau có nhà hàng Hoà Bình là của người Việt làm chủ.
Theo lời anh, bánh tôm chiên nhiều bột là kiểu châu Phi vì người địa phương thích ăn nhiều bột như thế. Còn bánh của anh đúng mốt Việt Nam, bán cho khách đa số là người Pháp cư ngụ trong khu Cocody. Hỏi thăm về người Việt anh cho biết bên khu Marcory có tiệm chạp-phô Sunky, bên Plateau có nhà hàng Hoà Bình là của người Việt làm chủ.
Ki-ốt bán nem và tôm chiên của người Việt
Anh Tường trước có cửa tiệm trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn, gần toà hoà giải rộng quyền. Cộng sản vào anh kẹt lại đến năm 1980 được bảo trợ qua đây. Anh tưởng Côte d'Ivoire là một tỉnh ở miền nam nước Pháp chứ không biết đây là một xứ châu Phi.
Lúc mới qua anh cũng đi làm mướn, ít lâu sau sang lại ki-ốt để tự do buôn bán. Ngày mở cửa từ 8 giờ sáng đến 1 giờ trưa và chiều từ 4 đến 8 giờ tối. Công việc không vất vả lắm. Ngày đắt khách bán 300 nem và 100 tôm chiên. Ít khách cũng được 200 nem, dăm chục tôm. Sau gần năm năm định cư anh đã mua được chiếc xe hơi Toyota.
Khách hàng đa dạng như tôi quan sát thấy. Có cặp vợ chồng người Phi Luật Tân mua 100 cái chả giò. Vài bà đầm mỗi người năm, bảy cái. Trẻ con cũng thích món ăn vặt này, có 75F là chạy đến mua ngay nem. Mấy em phát âm chữ nem nghe rõ ràng. Mấy cô gái Algérie da như bánh mật, mấy cô học trò bản xứ hay ăn quà cũng ghé vào mua đôi ba cái. Trong khoảng một giờ tại ki-ốt tôi ước chừng anh bán được đến hai trăm cái vừa nem rán và tôm. Quá chiều tôi từ giã anh Vương lên xe buýt về nhà trọ.
Khách hàng đa dạng như tôi quan sát thấy. Có cặp vợ chồng người Phi Luật Tân mua 100 cái chả giò. Vài bà đầm mỗi người năm, bảy cái. Trẻ con cũng thích món ăn vặt này, có 75F là chạy đến mua ngay nem. Mấy em phát âm chữ nem nghe rõ ràng. Mấy cô gái Algérie da như bánh mật, mấy cô học trò bản xứ hay ăn quà cũng ghé vào mua đôi ba cái. Trong khoảng một giờ tại ki-ốt tôi ước chừng anh bán được đến hai trăm cái vừa nem rán và tôm. Quá chiều tôi từ giã anh Vương lên xe buýt về nhà trọ.
Khi xe dừng ở một trạm, có hành khách ngồi cạnh cửa sổ đập nhẹ vào tay tôi, rồi chỉ ra phiá ngoài. Ngó ra, qua ánh đèn là những người da đen bản xứ. Bỗng nghe từ đám đông có người hỏi lớn: Anh người Việt Nam hả? bằng tiếng Việt chính gốc, nghe không lơ lớ, lai lai. Tôi ngạc nhiên thấy có người da đen nói tiếng Việt sõi quá, rồi trả lời ngay: Vâng. Tôi người Việt. Anh cũng người Việt hả?. Thế là câu chuyện giữa hai chúng tôi bắt đầu. Anh hỏi tôi từ đâu đến, làm việc ở đây hay đi du lịch.
Hành khách trên xe thấy chúng tôi nói ngôn ngữ lạ nên cười quá trời. Mọi người đã lên xuống hết nhưng tài xế vẫn chưa chạy để hai chúng tôi tiếp tục câu chuyện. Anh nhảy lên xe, nói chuyện tiếp, mời tôi lại nhà chơi vào ngày mai. Tôi nhận lời ngay và được anh chỉ cách cho tôi đón xe buýt đến nhà anh vào sáng mai, lúc 9 giờ. Trước khi từ giã, chúng tôi giới thiệu cho nhau biết tên. Đó là anh Hùng, làm việc soát vé cho công ti xe buýt, vì thế mà tài xế biết anh và đã không chạy khi chúng tôi còn đang nói chuyện với nhau. Treichville là khu lao động, nhiều nhà trọ, khách sạn rẻ. Hai bên những con đường quanh khu vực tràn ngập hàng quán.
Tối về ra quán bên đường ngồi ăn thịt gà, bò hay dê nướng than, vừa uống bia vừa thưởng thức nhạc trong ánh đèn chỗ mờ chỗ tỏ, trong ánh lửa phập phồng của bếp than, nhìn ngắm cuộc sống của cư dân cũng vui say, nhộn nhịp. Đủ loại nhạc: châu Phi với những điệu dễ làm làm người nghe nhún nhảy, nhạc Pháp tình tứ lãng mạn qua giọng hát Nana Mouskouri, Julio Iglesias. Nhạc Mỹ đem đến cho tôi nỗi nhớ nhà, nhất là bài Hotel California thịnh hành lúc tôi rời Mỹ, giờ đang vọng ra từ một quán, vang vang bên tai.
Sáng hôm sau tôi qua khu Adjamé gặp anh Hùng như đã hẹn. Anh sống trong một khu dân cư trông xập xệ, nghèo. Lề đường cũng có hàng quán nhưng không nhiều như bên Treichville. Vào khu xóm này tôi như thấy mình đang trở lại khu Bàn Cờ hay Khánh Hội.
Sáng hôm sau tôi qua khu Adjamé gặp anh Hùng như đã hẹn. Anh sống trong một khu dân cư trông xập xệ, nghèo. Lề đường cũng có hàng quán nhưng không nhiều như bên Treichville. Vào khu xóm này tôi như thấy mình đang trở lại khu Bàn Cờ hay Khánh Hội.
Anh dẫn tôi trở lại Treichville ăn sáng kiểu châu Phi. Theo sách du lịch đây là khu bình dân. Ngồi quán ngoài đường uống cà-phê, ăn bánh mì bên cạnh lò than nóng hổi đang đun nước sôi. Chúng tôi kể cho nhau nghe về đời sống. Anh Hùng mang hai dòng máu, Việt và Côte d'Ivoire. Bố theo lính Pháp sang chiến đấu tại Việt Nam thời thập niên 1950. Anh mới được bảo trợ qua xứ này từ năm 1980.
Nghĩa là anh Hùng đã sống ở Việt Nam có đến ba chục năm. Nhìn nước da đen của anh tôi nhớ bạn Phước học cùng lớp thời trung học ở trường Nguyễn Bá Tòng. Phước cũng là đứa con lai da đen, vui tính, rất thích kể chuyện và nhất là thích xướng giọng nhiều bài hát cộng đồng. Như thế anh Hùng hơn tôi vài tuổi, sống ở Việt Nam lâu hơn tôi vì năm 1975 tôi đã qua Mỹ và giờ làm việc ở châu lục này. Hai năm qua tôi không có dịp nói tiếng Việt nhiều như hôm nay.
Nghĩa là anh Hùng đã sống ở Việt Nam có đến ba chục năm. Nhìn nước da đen của anh tôi nhớ bạn Phước học cùng lớp thời trung học ở trường Nguyễn Bá Tòng. Phước cũng là đứa con lai da đen, vui tính, rất thích kể chuyện và nhất là thích xướng giọng nhiều bài hát cộng đồng. Như thế anh Hùng hơn tôi vài tuổi, sống ở Việt Nam lâu hơn tôi vì năm 1975 tôi đã qua Mỹ và giờ làm việc ở châu lục này. Hai năm qua tôi không có dịp nói tiếng Việt nhiều như hôm nay.
Nghe kể về bố và cuộc đời anh, tôi liên tưởng đến một thời dư luận Sài Gòn xôn xao khi Tổng thống Cộng hoà Trung Phi Bokassa đi tìm con gái mà ông bỏ lại Việt Nam thời lính đã trở thành câu chuyện cô bé lọ lem. Anh Hùng không có phúc như thế, nhưng nay cũng đã ra khỏi Việt Nam là điều may mắn cho anh. Các lãnh đạo ở châu Phi tôi biết còn có Tổng thống Gnassingbé Eyadéma của Togo cũng là lính viễn từng chinh phục vụ ở Đông Dương.
Ăn sáng xong anh đưa tôi đi quanh chợ. Đây là khu chợ bình dân nổi tiếng buôn bán sầm uất nhất thành phố. Nhiều cửa hàng quần áo. Anh chỉ cho thấy mấy tiệm tạp hoá và thực phẩm của người Việt, một tiệm tên Nam Định với nhiều đồ gia dụng nhôm nhựa treo phiá trước.
Tôi mời anh đi ăn trưa và đề nghị nhà hàng Le Dalat mà anh có biết. Lên xe buýt. Đến nơi mới thấy Le Dalat không xa Kim Hoa chỗ ăn trưa hôm qua, chỉ cách nhau mươi bước.
Ăn sáng xong anh đưa tôi đi quanh chợ. Đây là khu chợ bình dân nổi tiếng buôn bán sầm uất nhất thành phố. Nhiều cửa hàng quần áo. Anh chỉ cho thấy mấy tiệm tạp hoá và thực phẩm của người Việt, một tiệm tên Nam Định với nhiều đồ gia dụng nhôm nhựa treo phiá trước.
Tôi mời anh đi ăn trưa và đề nghị nhà hàng Le Dalat mà anh có biết. Lên xe buýt. Đến nơi mới thấy Le Dalat không xa Kim Hoa chỗ ăn trưa hôm qua, chỉ cách nhau mươi bước.
Ngoài hiên có người đàn ông gốc Á đang phì phào thuốc lá. Chưa đến giờ mở cửa nhưng ông mời chúng tôi vào sân trò chuyện. Khi biết tôi là người Việt đến từ Hoa Kỳ, ông kể cho nghe về những chuyến đi Mỹ của ông, đến San Francisco, ghé San Jose ăn Phở Saigon, xuống nam California ăn Phở 79. Biết tôi thích phở và là người đến từ California, ông lên tiếng bảo đảm:
Nhà hàng của tôi không quảng cáo rầm rộ, nhưng bảo đảm với anh là ngon và rẻ vô địch. Không ai bì được. Xin phép hỏi tên. Ông giới thiệu quý danh Đỗ Đắc Lộc, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam Cộng Hoà tại đây trước năm 1975. Sau khi miền Nam đầu hàng ông và gia đình chọn ở lại đây định cư và mở quán ăn vài năm nay.
Nhà hàng bên trong không lớn lắm. Trang nhã với mấy bình sứ Việt, ít lồng đèn Tầu, vài bức tranh trên tường, hoa trên bàn. Tôi muốn ăn phở. Anh Hùng cũng thế. Tôi gọi hai phở bắc và dĩa bì cuốn ăn thêm. Bác Lộc cho biết không như những quán ăn Việt khác với thực phẩm nhập cảng từ Pháp, còn Le Dalat nhập cảng từ Hoa Kỳ. Mỗi năm bác đều qua California nghỉ hè, khi về đem theo nhiều tấn hàng.
Trên tờ thực đơn, phiá sau có bài báo New York Times năm 1982 giới thiệu nhà hàng, nội dung khen Le Dalat thuần túy Việt, ngon và rẻ. Tác giả cũng dùng chữ nem trong bài để nói về món chả giò của quán và cách ăn là cuốn với sa-lát, rau thơm, chấm nước mắm là ngon hết ý.
Hỏi về lịch sử món nem trên đường phố bác Lộc nói do mấy ông lính Lê Dương đem về nước sau thời gian phục vụ ở Đông Dương. Người con của bác bưng ra hai tô phở tái bốc khói, thơm phức. Anh Hùng hỏi giá sống, bác nói mấy bữa nay nóng không làm giá được. Tôi hỏi rau thơm thì có húng quế.
Tôi chầm chậm thưởng thức món quốc hồn quốc tuý của quê hương nơi vùng đất lạ. Phải công nhận phở Le Dalat vừa rẻ, 900F một tô lớn, thơm ngon không thua gì phở 13 ở San Jose. Bì cuốn giá 730F cũng ngon, nhất là mùi húng rất đượm, chắc do bởi khí hậu nhiệt đới giống ở Việt Nam.
Rời quán Le Dalat chúng tôi chia tay nhau vì đến giờ anh Hùng phải đi làm. Tôi cám ơn anh đã bỏ thời giờ đón tiếp và hướng dẫn tham quan ít nơi ở xứ Ngà, cho tôi hiểu biết hơn về đời sống thường nhật, về người Việt ở đây. Tôi hẹn anh có dịp gặp nhau bên Mỹ.
Tôi chầm chậm thưởng thức món quốc hồn quốc tuý của quê hương nơi vùng đất lạ. Phải công nhận phở Le Dalat vừa rẻ, 900F một tô lớn, thơm ngon không thua gì phở 13 ở San Jose. Bì cuốn giá 730F cũng ngon, nhất là mùi húng rất đượm, chắc do bởi khí hậu nhiệt đới giống ở Việt Nam.
Rời quán Le Dalat chúng tôi chia tay nhau vì đến giờ anh Hùng phải đi làm. Tôi cám ơn anh đã bỏ thời giờ đón tiếp và hướng dẫn tham quan ít nơi ở xứ Ngà, cho tôi hiểu biết hơn về đời sống thường nhật, về người Việt ở đây. Tôi hẹn anh có dịp gặp nhau bên Mỹ.
Mấy ngày du lịch Abidjan tôi còn gặp mấy nhà hàng bán thức ăn Việt nữa: Baguette d'Or, Kim Sơn, Hoà Bình, Santal, Mekong và ghé ăn thử vài nơi với các món cơm, sào. Nhưng ngon, rẻ và đầy hương vị Việt Nam nhất là Le Dalat.
Lúc ăn ở Le Dalat, đọc bài trên New York Times có ghi nhận số người Việt sinh sống ở đây hơn 3 nghìn. Ở một nơi rất xa quê hương, chỉ có vài nghìn người Việt trong số hơn một triệu cư dân mà Abidjan cũng có đến chục nhà hàng, nhiều ki-ốt bán nem, bánh tôm chiên bên đường, có vài tiệm thực phẩm Việt. Món ăn Việt như thế cũng hấp dẫn và được phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới đấy chứ.
No comments:
Post a Comment