Hình: AP
Phúc trình được thực hiện theo lời yêu cầu của Quốc hội Hoa Kỳ, nói Trung Quốc đang phát triển phi đạn tầm xa chống tàu bè, và đang chuẩn bị đưa vào hoạt động các hàng không mẫu hạm vào cuối thập niên này trong khuôn khổ các nỗ lực của Bắc Kinh để đưa Trung Quốc trở thành một thế lực quân sự vượt trội tại Châu Á.Đó là vị thế mà Hoa Kỳ đang nắm giữ, và theo lời các giới chức, có ý định duy trì.
Phúc trình của Bộ Quốc phòng Mỹ nói ngoài ra, Trung Quốc ngày càng chế tạo thêm nhiều tiềm thủy đĩnh hiện đại hơn, và các tàu bè khác cũng như các phi đạn, từ tầm ngắn đến tầm xa, đồng thời phát triển khả năng để tiến hành “chiến tranh thông tin.”
Phúc trình hồi năm ngoái của Bộ Quốc phòng Mỹ nói phải đến năm 2020, Trung Quốc mới có thể thực hiện được một số đáng kể những khát vọng đó.
Phúc trình của Ngũ Giác Đài ước lượng rằng năm ngoái, Trung Quốc chi ra khoảng 150 tỉ đôla vào lĩnh vực quốc phòng, gần gấp đôi ngân sách được chính thức công bố.
Nhưng dù là dựa trên các số liệu chính thức của Bắc Kinh hay trên các số liệu do Hoa Kỳ đưa ra, thì các chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ít nhất cũng đã tăng gấp 4, tính từ năm 1996.
Hoa Kỳ chi hơn 500 tỉ đôla hàng năm vào lĩnh vực quốc phòng.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/asia/us-china-military-08-16-10-100805669.html
TIN VOA: CUỘC THAO DIỄN MỸ HÀN
Thưa quý vị, trước các diễn biến dồn dập gần đây liên quan tới khu vực biển Đông, VOA Việt Ngữ đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, ông Dương Danh Dy, Nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc.
VOA: Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố ‘quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Ông đánh giá như thế nào về động thái này?
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Theo tôi, đó là chuyện tất nhiên thôi. Sự trở lại của Mỹ ở Đông Nam Á và những tuyên bố của bà Hillary Clinton về vai trò của Mỹ ở đây thì đó là một sự cổ vũ cho các nước ở khu vực rằng dù Trung Quốc có đe doạ như thế này, như thế kia, nhưng chúng ta vẫn có một người bạn Mỹ đứng ở bên cạnh.
Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ gần đây nhân 15 năm bình thường hoá quan hệ rất sôi nổi, ví dụ như Hàng không mẫu hạm George Washington neo đậu ở vùng biển Đà Nẵng, mời cán bộ, nhân dân Việt Nam lên thăm, hay hai bên thoả thuận về hợp tác hạt nhân. Dù tôi chưa rõ nội dung cụ thể nhưng theo tôi nghĩ đó là các tiến bộ. Tôi cho rằng chỉ có lòng tin mới nói được như thế.
VOA: Theo dõi tình hình báo chí Trung Quốc gần đây, ông thấy phản ứng của họ trước các diễn tiến mới đó như thế nào?
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Có thể nói là Trung Quốc phản ứng khá mạnh, và mũi nhọn chủ yếu họ chĩa vào Việt Nam và Mỹ. Nói cụ thể, họ lên án Việt Nam đủ mọi chuyện, nào là muốn lợi dụng cương vị chủ tịch ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) để lôi kéo và quốc tế hoá vấn đề biển Đông; lôi kéo Mỹ trở lại Việt Nam, hay Mỹ nhân dịp này quay trở lại Đông Nam Á để bao vây Trung Quốc. Những từ họ dùng cho Việt Nam, theo tôi, từ khi bình thường hoá quan hệ tới nay, chưa bao giờ họ dùng từ xấu về Việt Nam như vậy.
VOA: Tức là phản ứng của họ rất mạnh mẽ, đúng không ạ?
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Mạnh mẽ và dữ dội. Họ cũng nói khá rõ rằng sẽ dùng vũ lực để giải quyết vấn đề biển Đông. Họ ngụ ý khá nhiều và cho rằng việc giải quyết vấn đề biển Đông bằng vũ lực là điều khó tránh khỏi, mặc dù hiện nay họ vẫn nói là phải dùng hai tay, tức là một tay hoà bình, một tay vũ lực, nhưng mà tay nào cũng phải cứng cả. Họ nói ám chỉ nhưng đối với Việt Nam họ nói khá rõ. Một số mạng chính thức như Hoàn Cầu, họ nói rõ là Việt Nam đấy.
VOA: Ông là người nghiên cứu mối quan hệ Việt – Trung thời gian qua, thì theo đánh giá của ông, những động thái vừa qua sẽ còn diễn tiến như thế nào?
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Theo tôi, muốn nhìn biển Đông thì còn phải nhìn tình hình Trung Quốc hiện nay, mà các nhà nghiên cứu quốc tế có lúc quên đi mất. Nội bộ Trung Quốc, theo tôi, có nhiều vấn đề như bây giờ, như vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường rồi tình trạng nông dân, tình trạng phân bố giàu nghèo, rồi trượt đất hay lụt lội.
Theo tôi hiểu và theo kinh nghiệm của tôi, mỗi khi trong nước có vấn đề thì Trung Quốc thường tìm cách cho nó xì ra bên ngoài để mà làm làm xẹp bớt cái phản ứng, phẫn nộ ở trong nước.
Ngoài ra, nhân tiện tôi cũng nói luôn một vấn đề khác người ta ít để ý, là do trên đất liền cạn kiệt về tài nguyên, môi trường bị tàn phá cho nên việc khai thác biển Đông, dầu lửa, khoáng sản, hải sản, đang là cái cứu cánh cho Trung Quốc. Cho nên rõ ràng, giờ biển Đông là lợi ích sống còn của Trung Quốc, mà đã là lợi ích sống còn và cộng thêm cái bá quyền nữa, thì tôi xin nói thật là khó có thể lay chuyển được họ.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/china-us-vietnam-08-10-2010-100338609.html
TIN BBC :Mỹ-Hàn tiếp tục tập trận
Hoa Kỳ và Nam Hàn tiếp tục tập trận quy mô lớn cho dù Bắc Hàn dọa "trả thù không thương tiếc".
Các quan chức cho hay 56.000 lính Hàn Quốc và 30.000 lính Mỹ tham gia cuộc tập trận từ 16 tháng 8 nhằm cải thiện phối hợp giữa hai quân đội ở phía Nam bán đảo Triều Tiên.
Căng thẳng liên Triều gia tăng kể từ hồi tháng Ba, khi tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm làm 46 thủy thủ tử nạn.
Tháng trước Mỹ và Nam Hàn đã tập trận lớn trong màn phô diễn sức mạnh nhằm trấn áp thái độ hung hăng của Bình Nhưỡng.
Cuộc tập trận kéo dài 11 ngày này mang tên Người bảo vệ Tự do Ulchi (UFG), được cho là mang tính tự vệ và không có điều động số lượng binh lính lớn.Tướng Mỹ Walter Sharp nói: "Với các đơn vị đặt tại Hàn Quốc, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương và nhiều nơi ở nước Mỹ, UFG 10 là một trong các cuộc dàn dựng quân sự hỗn hợp lớn nhất trên thế giới".
Vào hôm nay 17/8, một cuộc đối thoại quốc phòng cấp thứ trưởng đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện này diễn ra vào lúc Hoa Kỳ không ngừng thể hiện bằng những hành động cụ thể quyết tâm hiện diện mạnh mẽ trở lại trong vùng Đông Nam Á, sau một thời gian dài lơ là, để yên cho Trung Quốc bành trướng thế lực.
Thái độ quyết đoán hơn của Hoa Kỳ, đặc biệt trên vấn để Biển Đông, bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên khoảng 80% diện tích, đã được Việt Nam cùng khối ASEAN tán đồng, cho dù đôi lúc có nước như Philippines cho rằng Hoa Kỳ không nên nhập cuộc.
Trả lời câu hỏi của RFI về chính sách có thể gọi là “mới” của Mỹ về Đông Nam Á, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại Học George Mason – tiểu bang Virginia – Hoa Kỳ đã cho rằng chính quyền Mỹ hiện đã có quyết tâm “trở lại’’ vùng Đông Nam Á, vấn đề là ASEAN cần phải đoàn kết với nhau và sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ của Mỹ.
Riêng về vùng Biển Đông, giáo sư Hùng nhận thấy là Việt Nam đang trở thành đối tượng chủ yếu bị Trung Quốc chèn ép. Ông không loại trừ nguy cơ Trung Quốc sử dụng võ lực, đánh ‘’một cú nhanh’’ để đặt Việt Nam trước một sự đã rồi. Trong tình hình đó, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng kết luận là sự can dự của Hoa Kỳ bên cạnh Việt Nam có thể giúp Hà Nội giảm bớt nguy cơ đó.
Hoa Kỳ sẽ giúp, nếu Việt Nam chứng tỏ ý muốn và khả năng độc lập
Cái đó tùy thuộc hai yếu tố : Về phía Hoa Kỳ thì rõ rệt chính quyền Obama đã có chính sách nói là “Chúng tôi sẽ trở lại Đông Nam Á”. Kế đến là “Chúng tôi sẽ bảo vệ tự do lưu thông hàng hải”. Và thứ ba là “Trung Quốc mà chống chuyện đó thì chúng tôi không chấp nhận”.
Nhưng chính sách của Mỹ sẽ tùy thuộc vào các phản ứng và sự đóng góp của các quốc gia Đông Nam Á. Nếu Việt Nam chứng tỏ là mình muốn độc lập và mình có khả năng độc lập - như Việt Nam đang cố gắng làm - thì Hoa Kỳ sẽ giúp.
Và điều quan trọng nữa là thái độ của khối Đông Nam Á. Từ lâu nay ASEAN là một khối đồng sàng dị mộng, nhưng gần đây chúng ta đã thấy là từ Hội nghị Shangri-La họ tương đối hợp tác với nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn thấy có những “anh” có vẻ muốn xé rào, thì đó là một yếu tố yếu để cho Trung Quốc có thể lợi dụng.
ASEAN: Bất mãn TQ nhưng chờ Hoa Kỳ cứng rắn mới dám lên tiếng
Nó khác hơn là bởi vì trước tháng 05/2009 thì một số quốc gia, thứ nhất là Nam Dương (Indonesia) không có quyền lợi gì (ở Biển Đông) cả. Một số nước như Phi Luật Tân (Philippines) thì muốn ăn mảnh.
Nhưng từ khi Trung Quốc, vì cái deadline (thời hạn) của Liên Hiệp Quốc phải đưa đề nghị về chủ quyền của mình, thì họ tuyên bố lãnh vực chủ quyền của họ lấn đến 80% Biển Đông, do đó ảnh hưởng đến cái khu vực kinh tế, chủ quyền kinh tế của mọi quốc gia. Cho nên các nước Đông Nam Á phải bực mình.
Khi họ bực mình, họ chờ xem Mỹ có phản ứng thế nào. Thì khi trước hội nghị Shangri-la, khi nghe Mỹ nói rằng sẽ có thái độ cứng rắn thì các quốc gia Đông Nam Á mới dám lên tiếng.
Thái độ Philippines: Vẫn muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông
Tôi nghĩ rằng phải chờ xem thái độ đó có phải là ăn mảnh thật hay không. Nhưng mà nhìn chung, ta thấy có hai chuyện xẩy ra. Thứ nhất là một đằng Philippines nói Mỹ không cần can thiệp, nhưng một đằng khác họ muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, muốn biến cái quy tắc ứng xử thành luật lệ ứng xử, tức là biến cái “declaration”, cái tuyên ngôn (DOC : Tuyên bố về các quy tắc ứng xử trên Biền Đông) , thành cái quy tắc ứng xử, “Code of Conduct” (COC). Nếu được điều đó thì vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết ít nhất về phương diện pháp lý, trên căn bản hoà bình.... Tức là Philippines bỏ tay này để lấy tay khác.
Nếu trừng trị được Việt Nam, các nước khác sẽ nghe theo Trung Quốc
Trước chủ trương quốc tế hoá vấn đề Biển Đông mà Hoa Kỳ tuyên bố khá công khai rõ ràng, liệu Trung Quốc có lùi bước hay không ?
Báo chí Trung Quốc đã từng đưa ra những cái gọi là giả thuyết hay là cách đề nghị giải quyết, theo đó thì cái gì có tính chất đa phương thì giải quyết đa phương, ví dụ như vấn đề tự do lưu thông, vấn đề chống hải tặc, cứu nạn v.v., nhưng cái gì có tính cách song phương, thì phải giải quyết song phương. Nói tóm lại thì vấn đề chủ quyền, Trung Quốc muốn giải quyết song phương để có thể “dí” từng nước một.
Chính Trung Quốc cũng đã chỉ ra là Việt Nam là cái nước còn nắm giữ 29 hòn đảo trong khi đó Trung Quốc chỉ có 5 hòn đá thôi, Việt Nam là nước nguy hiểm nhất và phải “trị” trước. Nếu trừng trị được Việt Nam, thì các quốc gia khác sẽ phải xếp hàng theo.
Chính sách Trung Quốc: Ép Việt Nam, nhưng tránh đương đầu với Mỹ
Theo ý tôi tranh chấp bùng lên sẽ không có lớn bởi vì Trung Quốc không có khả năng đối đầu với Mỹ. Và chính các nhà chiến lược gia Trung Quốc cũng khuyên là nên tránh đương đầu với Mỹ, mà chỉ nên ép Việt Nam thôi. Ép Việt Nam thế nào mà đừng phải đương đầu với Mỹ, đó là chính sách của Trung Quốc hiện nay.
Việc tàu chiến Mỹ ra vào giúp Việt Nam tránh được một "cú đánh nhanh" của Trung Quốc
Trong tình hình đó thì Việt Nam phải ứng phó thế nào ?
Việt Nam theo các chuyên gia thì tôi thấy không biết làm sao, nhưng mà theo ý kiến riêng của tôi, thì tôi thấy rằng Việt Nam đã làm được một số việc. Thứ nhất là đã quốc tế hóa vấn đề này, thứ hai là đã tăng cường khả năng để mà nếu Trung Quốc tấn công thì sẽ gây ra tình huống rất ồn ào, sẽ bị những tổn thiệt.
Và điểm thứ ba là nguy cơ lớn nhất mà Việt Nam phải đối phó, theo tôi, đó là Trung Quốc có thể làm một cú nhanh, một cái động thái nào đó đặt Việt Nam trước một sự đã rồi. Vì lý do đó mà trong trường hợp hiện nay, tàu chiến Mỹ cứ đi ra vào Việt Nam cũng là một động thái có thể giúp cho điều đó đỡ xẩy ra nhiều hơn.
17/08/2010http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100817-hoa-ky-
dan-sau-hon-vao-van-de-bien-dong-vao-luc-viet-nam-bi-trung-quoc-thuc-ep
Một cuốn sách mới, gây tranh cãi, chỉ trích Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã được đưa ra bán tại Hong Kong.
Cuốn sách, nhan đề ‘Ôn Gia Bảo, diễn viên xuất sắc nhất Trung Quốc’, bác bỏ hình ảnh ông Ôn là một nhà đổi mới.
Tác giả Dư Kiệt - vốn là một nhà đối kháng Trung Quốc - nói với đài BBC mục đích của ông không chỉ là để chỉ trích ông Ôn, mà còn là để phát triển ý tưởng tự do ngôn luận.
Ông Dư Kiệt tháng trước bị cảnh sát bắt trong một thời gian ngắn. Cảnh sát đã khuyến cáo ông không nên in cuốn sách.
Ông Ôn Gia Bảo gần đây được lòng người dân Trung Quốc khi ông tỏ ra thông cảm với họ, đặc biệt trong những vụ thiên tai như vụ lở đất tuần trước.
Tuy nhiên, ông Dư nói ông không tin vào bộ mặt trước công chúng của Thủ tướng.
Trò chuyện với ban BBC Tiếng Trung, tác giả nhận xét: “Ôn Gia Bảo và Hồ Cẩm Đào là hai mặt của một đồng xu. Họ đang trên cùng một chiếc xe đạp về cùng hướng...
Người xuất bản cuốn sách của Dư Kiệt, là Bảo Phác, nói rằng ông lo ngại nhà văn này có thể bị bắt và bỏ tù vì cuốn sách. Tuy nhiên, cả ông lẫn ông Dư đều cho rằng cần phải lờ đi đe dọa của cảnh sát, nhằm bảo vệ quyền tự do in ấn của họ.
Ông Bảo nói: “Chắc chắn là mối đe dọa có đó, và có thể nó sẽ kéo theo hậu quả. Tôi không mong muốn chút nào nếu Dư Kiệt bị bắt sau khi sách in ra.”
Cho dù gặp nhiều vấn đề, ông Dư cho rằng cuốn sách của mình vẫn xứng đáng được in ra, bất chấp rủi ro. Ông nói: “Tôi nghĩ các công dân hiện đại trong một xã hội hiện đại nên có quyền chỉ trích và nghi ngờ lãnh đạo.
“Mục đích của cuốn sách này không chỉ là để chỉ trích các cá nhân và hệ thống Cộng sản, mà còn để phát triển ý tưởng tự do ngôn luận.”
Cuốn sách được bán tại Hong Kong và bản tiếng Trung có thể còn được bán tại Bắc Mỹ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/08/100816_dukiet_ongiabao.shtml
No comments:
Post a Comment