Saturday, August 21, 2010

Ý KIẾN QUỐC TẾ VỀ VƯỢT BIÊN BẰNG ĐƯỜNG BỘ

Vượt biên đường bộ: cuộc trốn chạy bằng chân
2009-04-30

Sự cáo chung của VNCH năm 1975, dẫn tới việc cả triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Bên cạnh số lượng đông đảo những người vượt biển đến các trại tỵ ở các nước Đông Nam Á, cả trăm ngàn người khác đã vượt qua hai lần biên giới bằng đường bộ.

Photo courtesy of Wikipedia

Biến cố 30/4/1975 đánh dấu sự cáo chung của VNCH, cũng là thời điểm hàng triệu người Việt phải tìm đường bỏ nước ra đi để tìm tự do.



Nam Nguyên ghi nhn li chng đường ca người t nn bng đường b trong thp niên 1980.

Hàng triệu người bỏ nước ra đi

Theo ước tính không chính thc, khong 2 triu người VN đã đi tìm t do, mt làn sóng t nn khng l đã bt đu sau s thay đi chế đ chính tr min Nam Vit Nam.

S cai tr hà khc và s thay đi 180 đ trong mi sinh hot ca xã hi, có th là lý do ra đi ca nhng người có dính líu ti chế đ cũ, và c nhng người không b chế đ mi làm khó khăn.

Năm 1976, người vượt bin đu tiên ti b bin Bc Úc sau hi trình dài 4.800 km bng con thuyn đánh cá mong manh sp chìm, trong 10 năm tiếp sau đó vài trăm ngàn thuyn nhân đã thoát khi VN ti các tri t nn Hong Kong, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines.

Tuy vy cuc trn chy bng đôi chân, đi đường b t VN qua Cămpuchia ri ti Thái Lan, ch thc s bt đu sau khi quân đi cng sn VN chiếm đóng Cămpuchia, lt đ chế đ dit chng Khmer Đ, dng lên chính chính quyn thân Hà Ni. Ngày 21 tháng 12 năm 1978, B Đi VN tràn qua biên gii Tây Nam và nhng người lính đi nón ci đi dép râu, đã li đt nước X Chùa Tháp sut 12 năm cho ti 1990.

Lời kể của người trốn chạy

Câu chuyn ca bà Nguyn tiu bang Oregon Hoa Kỳ , mt gia đình may mn đi đường b làm ba đt khác nhau, nhưng c gia đình trùng phùng trong tri t nn trên đt Thái. Bà Nguyn nay 70 tui k li:

“Năm 87, tôi nghe nói lúc by gi b đi VN sp sa rút. Thành ra lúc y đi đường b tương đi d dàng. Tôi đi mt mình, khách đi cùng vi tôi cũng vài người, nhưng chuyến ca tôi đi hơi lâu vì b kt bên Cămpuchia hơn mt tháng.

Đi t Saigon, tôi đến Bến Xe Min Tây xung Châu Đc, đó người ta ém tôi mt đêm nhà nhng người Vit đã lâu năm bên Cămpuchia. Sáng hôm sau người ta đưa tôi đi bng xe Honda, coi như đi đường rung người lái Honda rt gii.

Tôi cũng không biết đi trong bao lâu, khong thi gian my tiếng thì đ xung và bo đây là Phnompenh ri. T Châu Đc c đ mt gi thì người ta chuyn tôi sang xe Honda khác. Xe khác ch tôi và mt người ngi sau tôi biết tiếng Miên, người ta ch sang Phnompenh.

Nói tht vi ông hi đó đi Honda, nhiu khi c phi cu nguyn. Tôi t nh, thưa Chúa con có đến được M không hay là con chết dc đường, ti vì h chy xe Honda s lm, nhưng h lái rt gii, đường rung rt hp mà h chy nhanh lm, nếu mà té xúông thì ch có chết.

Ri t Phnompenh đi qua cng Kompong Som (Sihanoukville) thì li là mt nhóm người khác.”

Hi đó ông nhà tôi đi hc tp ci to vCác cháu nhà tôi thuc din ngu quân đi hc hành hay gì na thì din ngy quân phi xếp hng chót. Tôi thy tương lai ca các cháu không được d dàng. Phi nói là tôi cm ơn Chúa đã cho tôi quyết đnh sáng sut như vy.

Bà Nguyễn

Bà Nguyn vượt biên đường b năm 1987, trong tri t nn hai năm, ti 1989 thì đi M đnh cư. Hôm nay trên quê hương mi, nh li quyết đnh ra đi tng đt ca gia đình mình, bà Nguyn nói:

“Hi đó ông nhà tôi đi hc tp ci to v… bây gi thì ci m hơn ch hi đó… các cháu nhà tôi thuc din ngu quân đi hc hành hay gì na thì din ngy quân phi xếp hng chót. Tôi thy tương lai ca các cháu không được d dàng.

Tôi cũng phi nói là tôi cm ơn Chúa đã cho tôi quyết đnh sáng sut như vy. Sau na tôi phi cm ơn nước M đã cưu mang gia đình chúng tôi, cho con cái chúng tôi có cơ hi hc hành, thưa các cháu nó qua đây nhìn lên thì không bng ai nhưng nhìn xung thì nhiu người cũng không được bng mình. Điu đó là phi cm ơn Chúa, cm ơn nước M đã cho chúng tôi cơ hi.”

Ông Nguyn Minh Quân, mt k sư cơ khí tt nghip trường Đi Hc Bách Khoa TPHCM, cũng là mt trong nhng người t nn bng đường b. My chc năm đã qua, ông Quân gi đây 45 tui là mt công dân Hoa Kỳ cư trú Bang Virginia, ông có mt gia đình hnh phúc vi v và 2 cháu nh cùng ngh nghip n đnh.

Được hi đánh giá như thế nào v s chn la năm xưa ca mình ra đi vượt biên ngay lúc mi tt nghip, ông Quân đáp:

“Năm đó tôi cũng va mi tt nghip đi hc, nghĩa là VN mình hết sc c gng đ chen chân vào trường đi hc. Nhưng sau ngày ra trường thy mt mù quá, mình cũng nhìn nhng người đi trước, ri t hi đến lượt mình s làm cái gì, không nhìn thy mt tương lai nào c. Thành th vì thế tôi đã quyết đnh ra đi, chn la ca tôi vào lúc bước chân ra đi là đúng.”

Ông Quân cũng nh li đon đường vượt biên ca mình t Saigon năm 1987:

Năm đó tôi va mi tt nghip đi hc. Nhưng sau ngày ra trường thy mt mù quá, mình cũng nhìn nhng người đi trước, ri t hi đến lượt mình s làm cái gì, không nhìn thy mt tương lai nào c. Thành th vì thế tôi đã quyết đnh ra đi.

Ô. Nguyn Minh Quân

“Tháng 8 năm 1988 tôi ri Vit Nam, trước tiên xúông Châu Đc ri t đây đi bng ghe nh qua biên gii Cămpuchia. Tôi vượt biên hai ba ln mi ti được Thái Lan, ti vì my ln đu b kt li b bt bên Cămpuchia, có mt ln b bt li mt đo có lính VN gác.

Phi qua ti ln th ba tôi mi đi lt qua Thái Lan. Tôi thy bên Cămpuchia by gi b lính ca VN lũng đon, khi mình b bt người ta chuc mình ra đưa v ri đi tiếp. Cămpuchia cũng đi bng ghe na thì qua ti Thái Lan.”

Như li k ca ông Quân, lúc y ông 24 tui còn đc thân, khi đã ti Phnompenh, nhng người t chc đưa ông đi theo xe ti đ ti cng Kompong Som phía Tây Nam Phnompenh, t đó xuống ghe nh men theo b bin vào đt Thái Lan.

Những con đường vượt biên

Trong thp niên 1980, vượt biên đường b theo s ghi nhn có nhiu cách. Có th đi ti Gò Du Tây Ninh, đi băng qua đng rung vượt biên gii qua Cămpuchia. T đó nhng người dn đường s đưa người ti Phnom Penh bng đường l, đi xe ti hay xe gn máy, hi l là cách thc ph biến ca nhng người dn đường.

Nhiu người chn cách đi d dàng hơn, nhưng cũng là do người t chc, đi xe đò ti Châu Đc, hoc mt th trn nào đó có th ngược dòng Cu Long, ghe buôn ch người vượt biên theo đường sông ti tn ngoi ô Phnompenh. T các tnh min Tây cũng có th vượt đng rung sang đt Cămpuchia.

Phi qua ti ln th ba tôi mi đi lt qua Thái Lan. Tôi thy bên Cămpuchia by gi b lính ca VN lũng đon, khi mình b bt người ta chuc mình ra đưa v ri đi tiếp. Cămpuchia cũng đi bng ghe na thì qua ti Thái Lan.

Ô. Nguyn Minh Quân

Trong nhng năm 1980, 81, 82, 83 ít có t chc nào móc ni cho người vượt biên ti Phnompenh ri đi cng Kompong Som, xúông thuyn vượt bin sang Thái Lan.

Thi gian đó, người đi đường b phi t Phnompenh, đi xe ti, xe la ch hàng, thm chí xe bò hay xe đp ti Battambang, ri t đó tiếp tc đi b ti Sisophone mt th trn cách biên gii Thái Lan khong 40 Km, theo đường chim bay.

Khu vc này thường được chn làm đa đim tp kết, trước khi nhng người trn chy đi tiếp 40 Km ti biên gii Thái Lan. 40 km sau cùng này là con đường kh i ca người vượt biên. Nhng người may mn nếu có được người dn đường tt, nhưng mi chng là mi người dn đường khác nhau.

Có người được phước ln, được nm trên xe bò dưới các lp hàng hoá lnh knh đi theo con đường buôn lu mà không b phát hin. Các khu rng đây mìn chôn dày dc, là nơi n náu cui cùng ca quân Khmer Đ và tàn quân ca mt trn gii phóng Cămpuchia chng b đi cng sn VN.

Dc biên gii Cămpuchia Thái Lan, vùng đm có khong mươi tri t nn. Mt s tri do Khmer Đ hoc lính Para qun lý. Lính Para là thành phn chng cà Khmer Đ ln b đi VN, nhưng là phn t vũ trang, vô k lut hot đng như lc lâm tho khu.

Nhiều gian truân, khổ ải

Phn ln người đi đường b toàn phn, phi vào tri ca Para trước khi được chúng đi cho Hng Thp T ly go, nhưng trước khi được chuyn tri, người t nn thc s đã rơi vào đa ngc trn gian vi các ông ch Para, ph n b cưỡng hiếp, đàn ông thì phc v như lao công chiến trường.

Nhng người đi đường b trong nhng năm đu thp niên 1980, t l thành công rt thp, nhiu người không bao gi ti được vùng biên gii Thái Lan. H có th chết vì mìn, b B Đi VN bt hoc rơi vào tay Khmer Đ hay lính Para Miên.

Tuy nhiên vào nhng năm cui cùng trước khi B Đi VN rút khi Cămpuchia, vượt biên đường b tr nên khá d dàng cho nhng ai còn có tin vàng. Nhng người t chc đã tìm ra cách cho người vượt biên đi mt phn đường sông, mt phn đường b và sau cùng là đường bin t cng Kompong Som.

B đi VN mi mt vì cuc chiếm đóng 12 năm, h sn sàng th người b bt vi mt khon tin nh hay vài phân vàng, phi 10 phân vàng mi là 1 ch. Nh vy mt s ln người t nn đường b đã thành công trong nhng năm cui cùng ca thp niên 1980.

Trong thế k 20, người Vit Nam đã chng kiến hai cuc di cư khng l. Năm 1954, chiến tranh Đông Dương kết thúc vi Hip Đnh Geneve chia đôi đt nước Vit Nam, ba triu người đã ri b làng mc, nhà ca rung vườn vào Nam tìm t do.

Năm 1975, cuc chiến tranh Vit Nam chm dt vi s toàn thng ca Cng Sn. Công dân VNCH nhng người chưa tng di cư thì đây là cuc ra đi không bao gi quên ca mình, còn nhng người đã mt ln trn chy cng sn, li phi ra đi mt ln na trong s này có c thế h con cháu ca h.

Có bao nhiêu người đã vùi thây ngoài Bin Đông, bao nhiêu người b mng trong núi rng Đông Dương.

Ba mươi bn năm sau ngày kết thúc cuc chiến, nhng vết thương có th đã lin so. Nhưng nhiu người t hi, ti sao lch s không th hin cách khác đ có mt đt nước VN thanh bình thnh vượng, mà không phi có my triu người chết, my triu người b x ra đi.

Câu chuyện 'có hậu' của một người tỵ nạn

Williamsburg, bang Virginia, một thị trấn nhỏ bé nhưng mang đầy dấu tích lịch sử thời Hoa Kỳ còn là thuộc địa của nước Anh. Đến thị trấn này du khách được xem lại những kiến trúc, nếp sinh hoạt của người dân thuộc địa ngày đó và những hoạt cảnh của thời cách mạng để tiến tới một nước Mỹ độc lập. Thị trấn êm đềm này cũng là nơi ẩn dật của một ngừơi Việt tỵ nạn từ nhiều năm qua, sau những gian nan, thăng trầm của cuộc đổi đời ngày 30 tháng Tư năm 1975. Trong Câu Chuyện Nước Mỹ hôm nay, Lan Phương trò chuyện với bác sỹ Nguyễn Đức Chấn, chuyên khoa tâm thần, đang làm việc cho Eastern State Hospital trong thị trấn này, để hồi tưởng lại 35 năm sau biến cố năm 1975, về câu chuyện của người tù cải tạo vượt biên bằng đường bộ và những khó khăn phải khắc phục trên bước đường hội nhập trước khi đi đến một kết thúc "có hậu" là sự bình an cho tâm hồn.

Bác sỹ Nguyễn Đức Chấn ở trại đường bộ Phnom-Samet
Hình: Nguyen Duc Chan

Bác sỹ Nguyễn Đức Chấn ở trại đường bộ Phnom-Samet


Chuyện của những người vượt biên bằng đường bộ hay đường biển sau 30 tháng tư năm 1975 tưởng như không bao giờ kể được hết. Có những người không may đã thiệt mạng giữa đường, giữa biển, không bao giờ được nhìn thấy nơi họ muốn đến. Đổi lại cũng có những người may mắn, ra đi trót lọt, dễ dàng, và cũng có những người phải qua nhiều gian nan, khốn đốn và hãi hùng mới tìm được đến bến bờ tự do và rồi họ lại phải cật lực phấn đấu mới tạo dựng lại được cuộc sống vào lúc tuổi hoa niên đã trôi qua. Câu chuyện của Bác sỹ Nguyễn Đức Chấn là trường hợp thứ ba.

Điều đầu tiên khiến cho những người tiếp xúc với ông phải chú ý là nếp sống khiêm tốn, giản dị, thanh tịnh và ẩn dật của ông nơi một thị trấn rất thưa vắng người Việt.

Ông tốt nghiệp y khoa Sài Gòn năm 1972. Giống như mọi thanh niên trong thời chiến, sau khi ra trường, ông bị trưng tập vào quân đội, trở thành bác sỹ quân y làm việc gần quân đoàn II tại Pleiku. Ba năm sống tại đây ông thường chứng kiến những vụ pháo kích của quân cộng sản vào thành phố. Ông đã rời Pleiku mấy ngày trước khi thành phố bị đối phương tràn ngập. Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, ông cũng bị đi tù cải tạo như hầu hết mọi quân nhân cấp úy trở lên của quân đội miền nam. Những khổ nhục của kiếp tù cải tạo đã có không biết bao nhiêu người nói đến. Riêng đối với bác sỹ Chấn, trong thời gian ông bị giam tại trại tù Long Khánh, đã xảy ra một biến cố mà đến giờ ông vẫn không quên:

"Vụ nổ kho đạn trong trại tù Long Khánh là vụ mà tôi nhớ lâu nhất. Vụ nổ kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ, nhiều đạn hỏa tiễn bay lên trời nổ liên tục, những miểng đạn rơi xuống như mưa. Hôm đó tôi mất đến mười mấy người bạn. Đó là một biến cố thật lớn."

Trong suốt đời quân ngũ, có lẽ chưa bao giờ ông lại mất đi một lúc mười mấy người bạn chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ như thế.

Sau khi được thả khỏi trại tù năm 1978, ông tìm cách vượt thoát nhiều lần bằng đường biển nhưng không thành công. Năm 1981 ông lập gia đình, nhưng gia đình vợ ông ở Canada đã làm giấy tờ bảo lãnh từ trước cho bà nên ông khuyên bà cứ đi. Khi ra đi thì vợ ông đã mang thai. Trong khoảng thời gian này ông có nghe đến chuyện cho phép đoàn tụ, và nếu đợi thì ông cũng có thể được anh ruột đã ở Mỹ hoặc vợ ông bảo lãnh, nhưng hoặc ông không tin là chính phủ Việt Nam sẽ cho đi, hoặc chờ đợi thủ tục giấy tờ quá lâu, nên ông nhất quyết vượt biên lần nữa.

Qua một người trong họ, ông liên lạc được với một đường dây đưa người vượt biên qua ngả Camphuchia. Ông và bạn đồng hành đã phải vượt qua những chặng đường băng rừng, vượt sông Mekong và nhóm đưa người trốn khỏi Việt Nam còn sử dụng cả xe cứu thương để đánh lừa an ninh. Khi đến nơi, ông ngỡ là đất Thái Lan, vùng đất tự do, thì lại phát giác ra một sự thực não nề:

"Khi mà vừa tới cổng trại thì mấy người Việt Nam cho tôi biết mình bị lừa vào trại tù của Pol Pot. Lúc đó tôi thất vọng dễ sợ, không biết là ngày mai sống chết ra sao. Đã thoát cảnh tù một lần rồi, không biết chuyến này bao giờ mới ra tù được."

Từ đó ông và nhóm đồng hành bị Khmer đỏ bắt làm con tin.

Khu vực này là nơi nhóm dân theo tàn quân Khmer đỏ sinh sống, có khoảng 40 ngàn người, được Liên Hiệp Quốc coi là dân tỵ nạn nên hàng tuần, cơ quan Liên Hiệp Quốc từ bên kia biên giới vẫn chở lương thực cứu trợ sang cho họ. Theo bác sỹ Chấn cho biết, bọn Khmer đỏ tuy hung dữ nhưng lúc đó họ phải sống trà trộn vào với dân để được viện trợ lương thực của Liên Hiệp Quốc nên cũng biết kiêng nể khi Liên Hiệp Quốc hăm rằng nếu một người Việt tỵ nạn nào bị họ giết thì Liên Hiệp Quốc sẽ cúp gạo cứu trợ, và vì thế ông mới được toàn mạng trong suốt 5 tháng trong trại tù của chúng. Cho đến một ngày, quân đội cộng sản Việt Nam và Campuchia mở cuộc tấn công vào khu vực này, Khmer đỏ bỏ chạy sang Thái Lan, thế là nhóm người bị chúng giữ làm con tin cũng chạy thoát sang đất Thái.

Ông được đưa vào trại tỵ nạn. Một ít lâu sau nhờ anh ông tại Hoa Kỳ liên lạc với Thượng nghị sỹ bang Nebraska lúc đó xin can thiệp, ông được nhanh chóng sang định cư tại Hoa Kỳ với lý do: đây là một tài nguyên trí tuệ cho nước Mỹ.

Ở với người anh một năm ông dọn về Richmond, bang Virginia, đón vợ con từ Canada sang đoàn tụ. Nhưng đây là khoảng thời gian ông phải nhọc nhằn tranh đấu để sống còn. Khoảng thời gian này, tiếng Anh là điều mà ông còn nhiều bỡ ngỡ, kế đó là tìm một công việc để sống; ông đã đi làm phụ bếp, rửa chén cho nhà hàng, làm công nhân quét dọn trong viện dưỡng lão, làm thợ mộc sử dụng máy cưa cắt gỗ và sau nữa được mướn làm thông dịch viên cho hội thiện nguyện USCC tại Richmond. Vừa làm, vừa học, tiền bạc hết sức eo hẹp, ông còn phải rủ thêm một người anh thuê chung một căn hộ để giảm bớt chi phí.

Đến năm 1988 ông đậu xong bằng tương đương bác sỹ y khoa của Mỹ và bằng hành nghề. Nhưng chưa hết, nắm được trong tay mảnh bằng này, các bác sỹ còn phải qua một chặng đường hết sức gian nan, ngay cả đối với những người tốt nghiệp y khoa ở Mỹ:

"Vấn đề quan trọng hơn là xin đi training (thực tập, nội trú trong bệnh viện). Mất công và mất nhiều thời giờ. Chỗ nào cũng xin. Tôi đã gửi trước sau cả ngàn đơn, làm 2 đợt. Đợt đầu 500 đơn, lần chót cũng 500 đơn nữa, mà đến lần chót mới có 10 nơi gửi cho mẫu đơn (application) lại cho mình điền. Cuối cùng chỉ có 1 chỗ gọi cho interview (phỏng vấn) thôi. Nhưng tôi kiên nhẫn và rất cương quyết, tôi nghĩ là trước sau gì cũng phải trở lại nghề. Đấy chính là lý do mà rồi cuối cùng tôi trở lại được."

Trở lại nghề y với chuyên khoa về bệnh tâm thần, bác sỹ Chấn nêu lên một số nhận xét:

"Ngành tâm thần ở Việt Nam còn mới lắm. Hồi xưa khi còn đi học, đến trước cửa bệnh viện Chợ Quán, nhìn thì không bao giờ tôi dám vào. Qua bên này run rủi làm sao lại vào học ngành tâm thần. Nhưng sau tôi thấy ngành này hữu ích lắm. Nó giúp mình hiểu được những khác biệt về văn hóa của Mỹ và văn hóa của mình; nó giúp mình hiểu được những xung đột trong gia đình, trong xã hội, hay trong chính bản thân mình. Mình là người tỵ nạn từ nơi khác đến đây, nhờ mình hiểu được những khác biệt đó nên có thể hòa đồng vào xã hội này, có thể làm việc và sau đó mới có thể giúp cho những người tỵ nạn khác hay những bệnh nhân của mình."

Trước câu hỏi về nguyên nhân lối sống khép kín của ông, tự bản tính hay là những biến cố đã qua trong đời, ông trả lời trên quan điểm của một bác sỹ của ngành tâm thần học tự phân tích chính mình:

"Tôi nghĩ là đủ mọi yếu tố. Một phần là bản tính của tôi từ nhỏ đã thích ẩn dật, thích nếp sống điền viên, một phần là phản ứng của tôi dối với những biến cố đã trải qua, tôi nghĩ tôi có bị một chút depression (trầm cảm), một chút anxiety (bồn chồn, lo lắng), cũng có thể một chút post traumatic stress disorder (rối loạn sau những chấn thương tâm lý quá mạnh) thành thử mình biết là mình cũng có withdrawn (khép kín) một chút."

Ông cũng cho biết thỉnh thảng vẫn nằm mơ đang ở trong trại tù cộng sản, nhưng đó chỉ là giấc mơ, không ảnh hưởng gì đến đời sống và sinh hoạt thường ngày của ông.

Nhìn lại 35 năm qua, bác sỹ Chấn tâm sự:

"Ngẫm nghĩ lại mình thấy là tất cả đã đi qua hết rồi, quê hương xưa, tuổi trẻ của mình, gia đình, bạn bè, những ngày vàng son xưa kia không còn nữa. Có chăng chỉ còn lại mái đầu đã bạc. Còn về tương lai thì chỉ mong cho con cháu hay những người trẻ Việt Nam họ làm được hơn mình, họ hạnh phúc hơn mình là điều vui lắm rồi. "

Thưa quí vị, 35 năm qua kể như đã kết thúc ở đây, mong bác sỹ Chấn tiếp tục cuộc sống bình an và đóng góp khả năng chuyên môn của ông cho đất nước đã đón nhận ông và những người tỵ nạn khác.

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/a-happy-ending-for-a-refugee-story-05-03-10-92683959.html

Phỏng Vấn Vượt Biên Ðường Bộ Qua Ngả Nam Vang

"Lính Pol Pot giết chết gia đình dòng họ của tôi tất cả là 30 người. Lúc vượt biên đi qua thành phố Kompong Chang, nơi chôn nhau cắt rún của tôi, tôi đau lòng không kể xiết vì về đến nơi cha mẹ anh em mình bị giết mà không được đốt một nén nhang. Trước kia anh tôi làm tổ trưởng thời Lonnol nên bị tụi nó trói vào cây Thốt Lốt khứa cổ cho đến chết. Tôi lại vừa được tin vợ tôi ở Việt Nam cho hay con tôi đau nặng thổ huyết. Bây giờ ngồi đâu tôi cũng thấy hình ảnh gia đình tôi bị thảm sát. Con tôi đang bị ra máu."

Với khuôn mặt ốm đen và đôi mắt lạc thần, anh Nguyễn Văn Yên cho biết như trên. Anh Yên cũng như anh Đỗ Minh Thao đều là người sinh trưởng ở Cao Miên. Hai anh đã di cư về Việt Nam lúc Việt kiều bị "cáp duồn" thời Lonnol. Nay hai anh lại kẻ trước người sau đều vượt biên đường bộ qua ngả Cao Miên sang Thái Lan và đến Mỹ tháng 11-81. Nhờ sự quen biết lúc người viết bài còn ở Nam Vang, nên anh Yên và anh Thao đã dành cho Đuốc Từ Bi một buổi phỏng vấn đặc biệt.

NHIỀU NGẢ ĐI
Anh Thao cho biết anh phải giả làm con buôn để lên xuống Nam Vang nhiều lần cho rành ngõ ngách trước khi anh quyết định vượt biên. Theo anh thì có nhiều con đường để trốn lên Nam Vang. Con đường thứ nhất là con đường sông, qua ngả sông Me-Kong (Cửu Long), khi đi ngả này anh phải ăn ngủ trên ghe suốt 25 tiếng đồng hồ mới đến cầu Saigon (Chiếc cầu nối liền ngoại ô và thủ đô Nam Vang). Anh cho biết người Việt Nam lên xuống buôn bán lậu theo đường sông Châu Đốc - Nam Vang này.
Họ chở ổi, cóc, chôm chôm và cam lên Nam Vang và chở về nhiều ve chai, xăng v.v...Theo anh thì bộ đội cộng sản đi tuần thường xuyên dọc theo bờ sông này để bắt thanh niên Việt Nam.
Ngả thứ hai lên Nam Vang là từ Hà Tiên lên chợ trời Lục Son rồi đi Vũng Trách. Con đường cuối cùng để đi Nam Vang là đường đi từ Tây Ninh qua Svay Riêng lên Phú Lương rồi đi thẳng lên cầu Saigon. Anh Thao cho biết anh bị chận bắt nhiều lần nhưng nhờ biết nói tiếng Miên và lo lót tiền cho lính Miên nên thoát được. Theo anh thì có khi phải đưa cho họ mỗi lần 10 đồng hoặc 20 đồng tiền Miên. Được biết một đồng tiền Miên đổi được hai đồng rưỡi tiền Việt mới, tức 2.500 đồng tiền cũ. Về phương tiện di chuyển anh Thao cho biết khi đi đường bộ anh phải đi bằng xe đò, hay xe hàng hoặc "xe đạp ôm".


Anh nói "Khi đi dọc đường tôi thấy cảnh vật thật tiêu điều. Nhà cửa thì sập, cây cối cháy hết, xác xe hư cháy nằm dài theo đường. Ở Phú Lương gần Nam Vang cũng giống như những tỉnh khác, dân phải che chòi ở dọc theo đường lộ. Thật là thảm!"
Riêng anh Yên, sau khi bị toán dẫn đường bộ bỏ rơi tại tỉnh Pong Cham, anh phải lội bộ trở về Tây Ninh. Anh cho biết cộng sản Việt Nam kiểm soát rất chặt chẽ, nhưng nhờ anh nói tiếng Miên giỏi, và ăn mặc giống hệt như người Miên, lúc nào cũng quấn khăn choàng tắm sọc ca rô đen nên anh thoát được.


Anh nói:
"Lần thứ hai tôi theo tổ chức con buôn. Tôi đi từ Tây Ninh lên Kompong Chàm rồi lên Nam Vang. Tiền Miên và tiền Việt không được ưa chuộng bằng vàng, nên mỗi người đi phải đem theo một sợi giây vàng một lượng cho chắc ăn. Mỗi lần ăn uống hay đi xe phải cắt một khúc. Một bữa ăn giá năm phân vàng. Ăn xong chủ tiệm cắt của mình một khúc vàng đem cân. Riêng tiền vượt biên thì mỗi người đóng cho con buôn bốn cây. Anh bạn đi với tôi không biết tiếng Miên nên phải giả câm cho đến khi vào trại Thái Lan."

THÀNH PHỐ MA
"Thật tôi không biết dùng lời lẽ nào để diễn tả. Nam Vang bây giờ như một thành phố ma! Nhà cửa đổ nát đầy vết đạn. Đường phố thật vắng vẻ, xe cộ hư bỏ đầy đường. Các công viên bây giờ rác rến hôi hám. Tôi chỉ thấy Việt Cộng đi nghêu ngao ngoài đường chớ không thấy dân Miên". Anh Yên lắc đầu buồn bã cho biết như trên khi được hỏi cảm tưởng khi trở lại thành phố Phnom Penh.


Anh Thao cho biết thêm:
"Nhà thờ Chánh Tòa không còn một miếng ngói. Nhà thờ Trái Tim, nhà thờ Russeykeo, nhà thờ Xóm Biển không còn gì hết. Nóc chùa Tháp thì bị gẫy, còn chiếc cầu bắt qua Chrui-Chang War cũng bị gẫy ngang."
Cũng nên giải thích thêm nhà thờ Chánh Tòa rất lớn như nhà thờ Đức Bà tại Saigon. Các nhà thờ Trái Tim, Russeykeo và Xóm Biển là những nơi mà Việt kiều mình thường lui tới và sinh sống chung quanh. Còn Chùa Tháp là nơi linh thiêng, người dân Miên nhất là các cặp trai gái thường đưa nhau đến đó để thề nguyện. Trước kia khi chính phủ Cao Miên chuẩn bị cất chiếc cầu nối liền thành phố Cao Miên (Nơi trường Bà Phước Providence) và đảo Chrui-Chang War thì đã có lời tiên đoán được loan truyền. Đó là nước Miên sẽ có chiến tranh rất lớn khi nào thành phố Phnom Penh nói liền với đảo Chrui Chang War. Quả nhiên như vậy.



Anh Thao cho biết hiện tại xứ Miên không sản xuất nên hàng lậu ở Thái Lan qua rất nhiều như vải, đồng hồ, thuốc lá v.v...Anh cho biết cộng sản ra lịnh: Nếu một người Miên đánh bộ đội sẽ bị bắn bỏ. Anh nói:
Những người Miên chạy "xe đạp ôm" nói với tôi: "Họ mong sao cho thái tử Sihanouk về lắm. Họ nói Heng Samrin có vỏ mà không có ruột. Toàn là bộ đội ra lịnh không hà."

ĐƯỜNG QUA BIÊN GIỚI
Cũng như anh Yên, anh Thao lội bộ băng qua ruộng đồng, rừng rậm để đi từ Nam Vang qua biên giới Thái Lan. Anh Yên nói:
"Ruộng nương của họ khô cạn không ai cày cấy. Tỉnh Battambang trước kia có táo, nhãn, cam rất ngon và nhiều, nay cây cỏ khô héo, không ai săn sóc gì cả."
Theo anh Thao thì lính của Heng Samrin trẻ, có người chỉ 12, 13 tuổi, anh nói:
"Có đứa lùn hơn cây M-16. Tụi nó ăn hối lộ dữ lắm. Tôi thấy một xe hàng chở hai phuy xăng lậu. Lính của Heng Samrin lấy 500 đồng tiền Miên. Tôi cũng có gặp một đại đội Việt Cộng. Có cả súng phòng không, xe tăng đại pháo nữa."


Anh Thao cho biết anh phải vượt rất nhiều đoạn đường cực kỳ nguy hiểm mới đến được đất Thái. Từ Battambang anh đi đến Sisophon và theo anh từ đó qua biên giới có hai con đường là đường đi Prờ Cắt và đường đi Lờ Mít. Nếu đi ngả Prờ Cắt thì đoạn đầu sẽ gặp lính Heng Samrin và bộ đội Cộng sản. Họ sẽ lấy hết vàng, tiền, có khi nhốt luôn. Nếu qua đoạn này sẽ gặp lính Pol Pot. Khi đến gần biên giới sẽ gặp lính Para cướp bóc hãm hiếp rất thảm khốc (Para là lính cũ của Lon Nol, vô kỷ luật).

Anh kể tiếp:
"Đường đi Lờ Mít dài 40 cây số có lính Heng Samrin gác dọc đường ăn hối lộ. Khi đến xã Lô Mít lính Miên sẽ chỉa súng hỏi: "Duôn hay Khmer? (Là Việt hay Miên)". Nếu không nói được tiếng Miên sẽ bị bắt ngay. Qua xã nầy phải đi vào rừng và sẽ gặp bộ đội, một người lấy tiền một người quỳ cầm súng để hờm bắn nếu có ai chạy. Qua chặng nầy mới nửa cây số sẽ gặp lính ra cướp giựt một lần. Họ bắt lột hết quần áo, họ móc lỗ tai, hậu môn. Đàn bà bị hãm hiếp mà la bị họ giết ngay."


Anh Thao cho biết sau đó anh đến chợ trời Nông Chan, nằm giữa Thái Lan và Cao Miên. Tại đây có Hội Hồng Thập Tự phát gạo và thức ăn cho dân Miên. Anh qua đến làng Xiêm của Thái Lan và cuối cùng sau khi đi bộ khoảng ba giờ anh đến làng Miên tên Chùm Num Thmey 007. Tại đây anh có đến xem một cái giếng nơi đó trước đây xác người Việt Nam bị giết bỏ vào rất nhiều. Anh cho biết Hội Hồng Thập Tự mang gạo vào làng này để đổi dân tỵ nạn và nhờ vậy anh được đưa vào trại tỵ nạn NW9.


Phê bình về sự độc ác của các nhóm quân Miên, anh Yên nói:
"Nếu gặp Khmer Tự Do thì hên hơn cả. Hên có nghĩa là chỉ bị cướp bóc, hãm hiếp đánh đập dã man. Còn nếu gặp Pol Pot thì kể như chết.
Anh Yên đã bị Khmer Tự Do, tức quân đội cũ của Sihanouk, bắt nhốt một tuần lễ lao động phá rừng, anh nói:
"Khi bị nhốt tôi thấy họ tập dợt như ở quân trường, họ có súng M-16, AK, M-79, B-40. Lính của họ ăn mặc như Biệt kích Dù, mang giầy Mỹ. Họ ăn xả ớt, muối khô, thỉnh thoảng có đồ hộp. Phải công nhận họ có tinh thần lo kháng chiến lắm.

ĐIỀM LẠ TRƯỚC CHIẾN TRANH
Năm 1970, sau khi tướng Lonnol lật đổ chính quyền Sihanouk, Việt kiều sinh sống tại nước Miên bị giết rất nhiều nên đã tản cư về Việt Nam. Trong khoảng thời gian nầy, người viết bài có dịp tiếp xúc phỏng vấn rất nhiều người để viết cho nhật báo Chính Luận. Theo các Việt kiều này thì có nhiều điềm lạ đã xảy ra trước khi ông Sihanouk xuất ngoại và mất ngôi vua. Các điềm này cũng được anh Yên và anh Thao mục kích hoặc nghe thấy khi còn ở xứ Miên.

Điềm thứ nhất là con "Bạch Tượng" của ông Sihanouk ở bên hông thành vua bỗng nhiên dậm chân la hét suốt ba ngày, ba đêm, nước mắt chảy tuôn tuôn. Cũng nên biết trước khi xuất ngoại ông có từ giã và vuốt ve nó thì nước mắt nó chảy hai hàng, đầu nó cọ vào người ông ra chiều buồn bã lắm. Trước đó hai năm có một lần voi trong thành bị sút chuồng rượt dân chúng chạy tán loạn. Nhiều người cho rằng đó là điềm không tốt có thể xảy ra chiến tranh.

TÁC GIẢ XIN MỞ MỘT DẤU NGOẶC:
"Trên thực tế, quan điểm chung của các nhà phân tích tình hình Đông Dương, các chiến lược gia quân sự, đều cho rằng chính ông Hoàng "tráo trở" Sihanouk là thủ phạm đã đưa nước Cam Bốt vào tình trạng tan nát điêu tàn hiện nay. Ngoài miệng ông nói trung lập, nhưng ông thông đồng với Hà Nội, chứa chấp các đại đơn vị và hậu cứ của quân đội cộng sản trên đất Miên. Hà Nội lợi dụng đất Miên làm hậu cứ, tự do đánh thọc vào sau lưng miền Nam Việt Nam, rồi lại rút về dưỡng quân trên đất Miên và tăng cường tiềm năng để phát động các chiến dịch khác, dần dần đi tới các cao điểm An Lộc, Phước Long và chót hết thôn tính miền Nam Việt Nam. Các tướng lãnh nổi danh ở chiến trường Đông Dương như Đại tướng Salan, Đại tướng Westmoreland đều nói giống nhau rằng "Khi địch nắm được hậu cứ Cao Miên thì chúng có cái thế chủ động rất mạnh đối với chiến trường miền Nam Việt Nam..."
Chính Sihanouk đã cho Hà Nội cái sức mạnh đó, đưa đến kết quả là cả Cao Miên lẫn Việt Nam đều bị Cộng sản thôn tính.

Điềm thứ hai xảy ra trước thành vua. Một hôm có người đàn ông leo lên cột cờ, ai gọi ông cũng không xuống. Lính Miên có đem vòi rồng xịt ông cũng không rớt. Đến trưa, ông tuột xuống và ngơ ngẩn không biết gì cả. Nhiều người cho rằng đó là một "Lục Tà" vì xứ Miên có nhiều "Ông lên Bà xuống". Lính Miên ập lại đánh cho một trận nhừ tử.

Điềm thứ ba lạ lùng nhứt xảy ra tại nhà mát nổi trước thành vua. Hôm đó ông già lo việc dọn dẹp nhà nổi đang quét cách hành lang, bỗng nhiên ông ta quăng chổi chạy lên bờ. Người ta bu lại xem thì thấy có hai con sấu bạch nổi lên nằm song song, gác mỏ lên các bậc thang sát mặt nước. Cách một bữa sau lại nổi một lần nửa rồi đi mất luôn. Mấy ngày nay dân chúng đi xem đông như có đua ghe hay thủy lục vậy. Từ đó tại xứ Miên bắt đầu có giết chóc, chiến tranh.

Nhân dịp này anh Thao và anh Yên cũng nhắc lại là trước đó hiện tượng sao chổi với chiếc đuôi hướng về phía nước Miên. Người viết bài cũng nhớ lại những lời truyền khẩu khi còn sống ở xứ Miên trước năm 1963. Các vị sư sãi xứ Miên kể lại rằng trong kinh Miên có nói: "Sau này chiến tranh sẽ xẩy ra tại xứ Miên, thây trôi đầy sông, trước thành vua máu ngập tới bụng ông Bồ (voi) và những người sống sót ngồi không giáp cây lâm vồ".

Nếu lời tiên đoán trên hoàn toàn đúng thì phải chăng sự chết chóc ở xứ Miên sẽ còn thảm khốc hơn nữa?

http://www.nguyenhuynhmai.com/D_1-2_2-109_4-1453_5-6_6-1_17-14_14-2/

No comments: