Tuesday, August 10, 2010

NHIỀU TÁC GIẢ * TẢN ĐÀ CHỐNG THAM NHŨNG


BÙI MINH QUỐC

80 năm trước, năm 1927, nhà thơ Tản Đà cho đăng trên An Nam tạp chí số 8/1927 bài thơ" Xem tiểu thuyết “Tờ chúc thư” cảm đề". Có lẽ đây là bài thơ đầu tiên trong văn chương chữ quốc ngữ trực diện chống tham nhũng ở nước ta.

Nha tho Tan Da chong tham nhung

Xem tiểu thuyết “Tờ chúc thư” cảm đề

Thật có hay là mắc tiếng oan

Kém năm trăm nữa đủ ba ngàn!

Hơi đồng đã sạch mồm quan lớn

Mặt sắt còn bia miệng thế gian

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn

Cho nên quân nó dễ làm quan

Đào mà đào được nên đào mãi

Mềm cứng bây giờ đất Vĩnh An.

Đất Vĩnh An mà Tản Đà nói ở đây là tỉnh Vĩnh Yên. Cái chữ “đào” mà cụ cứ day đi day lại ở câu 7 là vừa để tả cái động tác đục khoét lì lợm, vừa để khéo vạch mặt chỉ tên một gã quan chức họ Đào khét tiếng tham nhũng đương thời: Đó là Tuần phủ Vĩnh Yên.

Đầu đuôi thế này: Nhân một vụ kiện tranh chấp gia tài, Tuần phủ Vĩnh Yên lúc đó đã ăn của đút hai ngàn rưởi đồng. Bạn có tưởng tượng nổi hai ngàn rưởi đồng vào thời đó lớn nhỏ cỡ nào không?

Hãy đọc đoạn sau đây trong cuốn “Giấc mộng con” của Tản Đà: “Một trăm đồng bạc của ông khách đưa cho tôi hôm ấy, ngày hôm sau đem trả nợ tiền hành phí đi vay cùng là chi tiêu về hai chỗ nhà thuê ở làng Sa La, tỉnh Hà Đông, tất cả hết đi 50 đồng, còn 50 đồng để tổ chức báo quán” (Nhân tiện ghi chú thêm, ông khách đó chỉ là một người bạn mới quen, do quý trọng tài đức của Tản Đà mà đã hào phóng giúp thi sĩ một cách vô tư).

Qua sự Tản Đà chi tiêu một trăm đồng cho một việc lớn là trả nợ và ra báo (chính là tờ An Nam tạp chí) như vậy cũng đủ cho thấy hai ngàn rưởi đồng là số tiền to đến cỡ nào!

Từ vụ ăn của đút ghê gớm như thế, Tản Đà đã gợi ý cho Ngô Tiếp viết tiểu thuyết “Tờ chúc thư” nói về vụ ấy đem xuất bản, rồi lại có thơ như trên. Có lẽ đây là bài thơ đầu tiên trong văn chương chữ quốc ngữ trực diện chống tham nhũng ở nước ta. Mà chống rất quyết liệt, rất sâu sắc.

Quyết liệt vì miêu tả hành vi, diện mạo kẻ tham nhũng rất sinh động lại vạch mặt chỉ tên hắn đến nơi đến chốn, người đọc biết ngay hắn là thằng nào, là thằng Đào ấy đấy, mà cũng là cả cái bè lũ chuyên nghề đào khoét của dân.

Sâu sắc vì chỉ với hai câu thơ giản dị đầy thương đầy giận, Tản Đà đã chỉ ra một vấn nạn vô cùng nặng nề và dai dẳng của dân tộc: Ấy là mối quan hệ giữa dân trí với nạn quan tham lại nhũng: Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn/Cho nên quân nó dễ làm quan.

Cuốn tiểu thuyết của Ngô Tiếp bây giờ chẳng mấy ai còn nhớ, nhưng những vần thơ của Tản Đà sau gần 80 năm đọc lại vẫn thấy nóng bỏng tính thời sự.

Bùi Minh Quốc



http://vietbao.vn/Van-hoa/Nha-tho-Tan-Da-chong-tham-nhung/70101052/181/


Tản Đà chống tham nhũng

KHUYẾT DANH

Người Lao Động -

Nhớ và nghĩ về nhà thơ vùng núi Tản sông Đà, ta thường có ấn tượng rất sâu về tính đa dạng của tiếng nói nghệ thuật đặc sắc trong thơ ông.

Tản Đà không cần giấu giếm “cái tôi ngông”, “cái tôi hưởng lạc”, song không ít bài thơ khác đậm chất trữ tình công dân của ông đã chân thành ca ngợi các anh hùng cứu quốc hoặc trăn trở về bức dư đồ rách nhằm lưu ý độc giả thực trạng đất nước, qua đó nhắn gởi mọi người không quên trách nhiệm với dân tộc: Non sông thề với hai vai/ Quyết đem bút sắt mà mài lòng son/ Dư đồ rách nước non tô lại/ Đồng bào xa trai gái kêu lên... (Xuân sầu).

Những ý tình tha thiết như thế chứng tỏ thơ Tản Đà đã cắm rễ rất sâu vào hồn dân tộc. Cũng chính từ căn nguyên này, nhà thơ của chúng ta lại có thêm một nguồn cảm hứng lạ: Cảm hứng phê phán.

Với tư cách người viết báo, Tản Đà cộng tác với hàng chục tờ báo có tên tuổi khắp Trung – Nam - Bắc, viết trên nhiều chuyên mục trong suốt hai thập niên. Vì thế, Tản Đà không xa lạ với thời sự của đời thường và ông không ngần ngại chĩa ngòi bút thơ đả kích vào những lối sống, cách hành xử lố lăng, kệch cỡm của các quan lại phong kiến cao cấp lúc đó, như: Từ Đạm - tuần phủ Ninh Bình, Đào Trọng Vận- tuần phủ Vĩnh Yên...

Thế nhưng, nhiều độc giả hơn 80 năm trước đã ngạc nhiên và khâm phục khi đọc Cảm đề, bài thơ rất lạ của Tản Đà đăng trên An Nam tạp chí số 9 năm 1927. Ngạc nhiên về đề tài, về việc tác giả nắm bắt sự việc chính xác từ bản chất và khâm phục vì thái độ dũng cảm quyết liệt của nhà thơ: Thái Bình chưa dứt tiếng kêu oan/ Lại tiếng kêu trời ở Nghệ An/ Một phủ Anh Sơn trong mấy tháng/ Mà tay Phan Tử lấy ba ngàn/ Cũng phường dối nước, quân ăn cắp/ Cũng lũ tàn dân, giống hại đàn/ Lạnh lẽo hơi sương tòa tạp chí/ Lệ ai dàn dụa với giang san.

Cảm đề viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú. Ở đây, không có gì phải băn khoăn về phương diện niêm luật của bài thơ, mọi quy định đã được bảo đảm một cách nhuần nhị, tự nhiên. Đáng chú ý là tình của tác giả và ý của bài thơ.

Hai câu phá đề và thừa đề (1-2), Tản Đà không nói vòng vo mà đề cập trực tiếp nỗi đau khổ của nhân dân. Bà con Thái Bình kêu oan, tiếp luôn dân chúng Nghệ An kêu trời, đều từ tệ nạn tham nhũng của bọn quan lại. Cặp câu thực (3-4) vẫn một cách nói trực diện, cụ thể như thế: Tản Đà nêu rõ địa chỉ - phủ Anh Sơn, chỉ đích danh kẻ tham nhũng - Phan Tử và mức độ hà lạm của hắn - đút túi ba ngàn (đồng). Cuối những năm 1920, món tiền này to lắm. Giá một tạ gạo chỉ xấp xỉ 2 đồng, tức tên tri phủ Phan Tử đã nuốt gọn 1.500 tạ gạo - số lương thực đủ nuôi hơn 10.000 dân trong một tháng!

Cặp câu luận (5-6) là lời luận tội bi phẫn, quyết liệt của nhà thơ – ủy viên công tố nhân dân. Quyết liệt từ thái độ đến ngôn từ. Sự việc, đối tượng được gọi đúng tên của nó. Và, cảm thấy một cụm từ không đủ cực tả, không thể nói hết sự tức giận chính đáng của mình, ông dùng tới bốn: phường dối nước, quân ăn cắp, lũ tàn dân, giống hại đàn. Thật đích đáng ! Nếu không nắm vững bản chất vấn đề và không có tinh thần dũng cảm, làm sao Tản Đà lại có thể có những vần thơ tố cáo, luận tội nảy lửa như thế?

Cặp câu kết (7-8) tiếp tục làm người đọc sửng sốt. Giọng thơ mềm hẳn đi, 14 chữ như đẫm nước mắt. Nhà thơ từng khiến không ít độc giả tưởng như chỉ nghĩ về lối Thiên Thai, tiên cảnh hóa ra lại gắn bó vô cùng với cuộc sống lầm than đau khổ của đồng bào mình, với quê hương đất nước mình. Một bài thơ, hai giọng điệu, mới nhìn tưởng như ngược nhau nhưng hóa ra rất nhất quán và làm rõ vẻ đẹp của hồn thơ Tản Đà.

Hơn 80 năm qua đi, Cảm đề vẫn đậm chất thời sự. Tinh thần yêu nước thương dân, căm hận đến mức ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm những kẻ tham nhũng đục khoét, bóc lột nhân dân của Tản Đà vẫn đáng cho chúng ta trân trọng.

http://www.baomoi.com/Info/Tan-Da-chong-tham-nhung/152/3866410.epi

Giao Tiên

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn

Cho nên chúng nó dễ làm quan

Hai câu thơ trên, nếu được sáng tác vào thời điểm này, thì sẽ gây nhiều hệ lụy cho tác giả.! Hai câu thơ mang đầy ý nghĩa phản động, đánh đúng vào vùng…. nhậy cảm của các vị lãnh đạo chính quyền. Hai câu này còn đi ngược lại đường lối và chủ trương của Chủ Tịch nhà nước, vì ý nghĩa chê bai, dè bỉu của nó, trong khi Chủ Tịch nhà nước, thì lúc nào cũng hớn hở, khuyến khích nhân dân nên tự hào vì: “đi ra ngoài, mình cũng đâu có thua ai!”


Nếu Tản Đà còn sống tới hôm nay, thì đã bị công an khám nhà, tịch thu “ổ cứng” vi tính, và mời đi xe buýt lên công an phường làm việc. Sau đó, có thể bị ra tòa vì vi phạm điều 79 của Bộ luật hình sự và có thể bị án từ 5 tới 15 năm tù giam. Tuy nhiên, Tản Đà đã khôn ngoan, vượt biên sang bên kia thế giới trước đó, nên được….. an toàn.



Hai câu thơ này được sáng tác đã mấy chục năm nay, và đã được in ra sách, báo, thế mà người dân VN, đối tượng của 2 câu thơ thì lại chẳng có ai lên tiếng phản đối cái tính cách phỉ báng của nó. Báo chí cũng chẳng bình luận, chỉ trích gì 2 câu thơ mang ý đồ phang vào tự ái dân tộc này. Thông thường, không phản đối, tức là công nhận. Nếu như vậy, thì dân mình ngu qúa lợn thực hay sao?



Ngược dòng lịch sử, ông Tô Hải, trong bài: “Bỗng dưng nhớ đến 1 người” đã kể lại một câu chuyện ở Hà Nội, trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến. Thời kỳ mọi người phải thắt lưng buộc bụng, thời kỳ mà quân đội thì “kaki sợi đúp, mũ úp lông gà” để đánh giặc. Ông Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng cục quân nhu, Bộ Quốc Phòng, đã tổ chức cho mình một đám cưới hoành tráng, xa hoa, có rượu tây, thuốc lá Mỹ, của ngon, vật lạ. Thói đời, trâu buộc ghét trâu ăn, trong lúc mọi người đang thiếu ăn, thì ông lại phung phí… chơi nổi như vậy, ai mà không tức? Ông Đại Biểu Quốc Hội, Đoàn Phú Tứ đã đập cốc rượu và nói: “Trong lúc quân dân ta đang đói khổ, thiếu thốn đủ đường, thì một sĩ quan cao cấp lại lấy tiền của nhân dân chi tiêu cho đám cưới mình một cách xa hoa, làm mất uy tín của cách mạng cực kỳ nghiêm trọng…”. Sau đó, ông đứng dậy bỏ về.


Câu chuyện tai tiếng này đã đưa ông Trần Dụ Châu bị kết án tử hình với tội danh: “Đảng viên biến chất, ăn chơi sa đọa, tiêu tiền của công vào những việc cá nhân, mà điển hình là cái đám cưới rềnh rang…”. Theo truyền khẩu thời đó thì chính “bác Hồ” ký án lệnh này. Theo ông Tô Hải, thì đây chỉ là hành động… chơi ngông của ông Trần Dụ Châu, chứ thực sự, ông Trần Dụ Châu nghèo lắm, gia tài để lại cho vợ chỉ vỏn vẹn có chiếc đồng hồ Wyler cũ kỹ. Ông Tô Hải cũng nhân đó mà so sánh tham nhũng khi xưa với tham nhũng thời nay. Ông Trần Dụ Châu mất mạng chỉ vì một bữa tiệc cưới…. chơi ngông, trong khi ngày nay, những cán bộ cao cấp từ cấp cục, vụ, thứ trưởng ăn cắp những số tiền khổng lồ một cách trắng trợn, thì lại vẫn thảnh thơi ăn trên ngồi trốc thiên hạ!


Nếu lấy công tâm ra mà suy xét, thì ông Trần Dụ Châu bị xử tội chết cũng không phải là quá đáng. Làm tới Đại tá mà không biết “ưu thời, mẫn thế”. Trong lúc mọi người gian khổ, thắt lưng buộc bụng. Đám cưới thì chỉ làm tập thể, hút thuốc lào, uống chè tươi, ăn kẹo lạc, thì ông lại chơi ngông không đúng lúc, tạo điều kiện cho dư luận đàm tiếu và bất mãn. Bị mất mạng chỉ vì một đám cưới… lãng xẹt, tạo cho Bác Hồ được tiếng là công minh, sáng suốt, và làm con dê tế thần để xoa dịu dư luận, thì không gọi là ngu, thì gọi là gì đây?



Thời nay cũng có nhiều chuyện ngu ngơ, khờ khạo, cười ra nước mắt. Những người dân nghèo vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, quê hương của Bác Hồ, do bao nhiêu năm mơ tưởng tới những “thế giới đại đồng”, “làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu” do nhà nước hứa hẹn, nên nhất định bán nhà, cầm sổ đỏ, trèo đèo, lội suối tới rừng Calais để nhập cảnh lậu vào thiên đường. Anh Quốc. Niềm hy vọng của họ, là được đi làm nhà hàng, hoặc trồng cỏ với tiền lương 5,000 bảng Anh mỗi tháng. Vì giấc mộng đổi đời này, mà họ thành nạn nhân của những vụ cướp bóc, hãm hiếp suốt dọc đường. Có nhiều người đã mất mạng vì nhảy xe hàng, hoặc là nạn nhân của các vụ thanh toán đẫm máu với những sắc tộc khác. Mất mạng vì thiếu suy xét trước một cái bánh vẽ vụng về , những lời hứa hẹn hàm hồ, vô lý của bọn buôn người liên kết với chính quyền CS, thì không ngu sao được?


Không phải chỉ có thằng dân mới ngu, mà chính quyền cũng… đại ngu. Năm 75, sau khi cưỡng chiếm miền Nam VN, thì những nhân tài, chất sám còn lại đầy rẫy. Khi ấy, đáng lẽ chính quyền nên áp dụng bài học lịch sử của tiền nhân: khi chiến thắng vào thành, nhà vua vỗ an trăm họ, xóa thuế, giảm tô, giúp đỡ để người dân yên tâm làm việc, xây dựng chính thể mới. Thì chính quyền CS lại làm ngược lại: đánh tư sản, đổi tiền, đẩy đi kinh tế mới, học tập cải tạo… làm 3 triệu người dân bỏ nước ra đi. Mấy chục năm sau nhìn lại, thì trong nước chỉ còn toàn những tiến sĩ… giấy, nên đảng phải tìm cách dụ khị trí thức hải ngoại về giúp nước.


Chi phí cho Đại Hội VK tháng 11/2009 là 10 triệu đô la, nhưng Đại Hội thất bại vì không quy tụ được những nhà khoa học kỹ thuật sáng gía như mong đợi. Chỉ có những trí thức ấm ớ, như GS Trần Thanh Vân phát biểu… lộn:” Ai cũng muốn về VN vì cuộc sống tại ngoại quốc vất vả lắm, đi làm về, phải đi chợ, nấu cơm, rửa chén...” Chắc ông này quên mất chủ trương của đảng: “Lao động là vinh quang”, mà lại mong về VN để có Oshin hầu hạ. Nâng bi….hố.! Ngu là cái chắc.

Tuy nhiên, nếu nói rằng chính quyền CS ngu hơn lợn là không đúng. Vì ngu thì làm sao lại vo tròn bóp méo được 83 triệu dân? Đúng ra thơ Tản Đà tân thời phải là:

Chính quyền cộng sản khôn hơn lợn

Mặc tình thao túng đám dân đen.

Giao Tiên

Nguồn: Tâm Thức Việt Nam

http://thongtinberlin.de/diendan/juli/thothancuatanda.htm


No comments: