Trại Tù Cải Tạo Ái Tử Bình Điền, Những Ngày Tháng Khó Quên.
Phạm Văn Tiền
Tôi không phải là nhà văn, tôi chỉ là một người lính tác chiến bình thường, đơn vị bị kẹt lại vào những ngày tháng cuối cùng của tháng Ba năm 1975 buồn thảm, tại cửa Thuận An, mặt trận phía Bắc tận cùng đất nước. tôi cũng như bao đồng đội khác đã sớm trở thành những người tù khổ sai trong cái địa ngục đỏ trần gian dưới mỹ từ “Tập Trung Cải Tạo”, khi toàn thể miền Nam chưa hoàn toàn nằm trong tay giặc.
Họ, những người Cộng Sản Việt Nam, nhân danh chánh nghĩa thành một thứ bạo quyền, độc tôn “lòng yêu nước” đã dồn bọn tôi tới bước đường cùng của cuộc đời “khố rách áo ôm”. Tôi thích viết cho tôi và những người bạn đồng hành, về những điều thật sự cay đắng oan nghiệt tưởng như không hề có ở xã hội loài người. Thế mà nó đã xảy ra, xảy ra một cách chua xót, đau lòng ngay trên đất nước của mình. Tôi muốn làm tròn bổn phận của một chiến hữu may mắn sống còn hôm nay, đối với các bạn tù của tôi đã sớm ngã gục dọc đường, của An, Kế, Giỏ, Cát, sơn, Nhơn, Báo, Lực, Giang, Sang, Minh, Hồ Lộc… và còn… còn nhiều nữa.
Các bạn đã sống thật hiên ngang và chết vô cùng bất khuất, đã ngẫng cao đầu lên để thách thức trước họng sung bạo quyền dù không còn một mảnh sắt trong tay. Các bạn là thứ ngọc quý vô giá được cô đọng lại bởi một Quân Lực mà chúng ta đã hết long phục vụ: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trước sức tấn công ào ạt mà người Cộng Sản gọi là mùa Xuân đại thắng 1975, toàn thể lực lượng quân sự Việt Nam Cộng Hòa đã có lệnh co cụm lại và bỏ ngõ các điểm chiến lược quan trọng từ tỉnh lỵ Phước Long đến sự lui binh của Quân đoàn II về thị xã Nha Trang và cuối cùng là Quân đoàn I, nhất là mặt trận phía Bắc tỉnh Quãng Trị. Là những chiến sĩ QLVNCH, chúng tôi chỉ biết tuân lệnh, mặc dù tinh thần chiến đấu của người lính chúng tôi vẫn còn. Rõ rang, chúng tôi đã bị thượng cấp buộc phải thua đau, trong niềm tức tưởi nghẹn ngào cùng với cái đau chung của dân tộc. Hơn ba ngàn người lính QLVNCH gồm toàn đủ mọi binh chủng, đã sớm bắt đầu cuộc đời tù tội của mình vào những ngày cuối tháng Ba gãy sung đau thương đó.
Chúng tôi được chuyển qua nhiều trại tù khác nhau, từ nơi tạm giam tại căn cứ La Sơn, chúng đã đưa các thành phần hạ sĩ quan, binh sĩ về vùng sương lam chướng khí Nam Đông, Khe Tre. Thành phần sĩ quan còn lại, chúng lùa an hem chúng tôi vào tận miền đất Hạ Lào rừng rú xa xôi có tên là Buôn Hô, nơi giam giữ những tù binh mà chúng đã bắt được trong các cuộc giao tranh Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 hay mặt trận cửa Việt 1973. Chúng tôi đã bắt gặp vô số nghĩa địa, nơi chúng đã vùi thây biết bao nhiêu tù binh, chiến sĩ QLVNCH, không mộ bia tên tuổi. Cuối cùng, an hem chúng tôi được một dịp may hiếm có, thay vì tiếp tục giam giữ nơi đây hoặc bị đày ra Bắc, bọn chúng đã mang chúng tôi lại vùng đất Cồn Tiên nơi có những căn cứ vững chắc của các tiền đồn QLVNCH của chúng ta trước đây, vào những ngày giữa tháng 6-1975 khi chúng hoàn toàn cưỡng chiếm miền Nam.
Ở đây chưa đầy một năm, an hem chúng tôi lại có lệnh đi bộ về xây dựng trại Ái Tử nằm về phía Tây của quốc lộ 1 hơn 20km, đến khu vực Trà Liên, nơi có căn cứ Phượng Hoàng cũ của QLVNCH, chiến tích một thời lẫy lừng của Tiểu Đoàn 6 TQLC lần đầu tiên xử dụng hỏa tiễn M72 để diệt chiến xa của địch vào tháng 4 năm 1972. Đoàn 76 quân đội quản lý được thành lập qua công trình xây dựng của người tù chúng tôi, được chia thành năm phân trại để giam giữ, tùy theo cấp bậc lớn nhỏ. Đây là giai đoạn đầu đầy sóng nhất, đã có nhiều toán tổ chức vượt trại sang tận miền biên giới Lào, và bị bắt về giam dưới các hố sâu Conex như anh Trần Văn Loan, Châu Đức Thảo, Mai Đức Hòa, Lê Văn Cang thuộc Phân Trại 1. Đã có những tấm gương can trường bất khuất như Nguyễn Tiến Mỹ, đỗ Bá Niềm (trại 3), Nguyễn Tấn Ngọc (trại 2), Nguyễn Ngọc Thức (trại 1) thà chịu nhịn đói chứ không chấp nhận bị cưỡng bách lao động, để phản đối CS không thi hành đúng theo luật tù binh quốc tế của hiệp định Paris về hòa bình và chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Đã có những cái chết vô cùng bí hiểm của các anh Nguyễn Ngọc An, Bửu Kế (trại 1), vô cùng can đảm như Hồ Lộc (trại 3), bí thư chi bộ đảng Đại Việt, sau nhiều ngày bị thẩm vấn hỏi cung, biết không thể nào tránh khỏi sự trả thù đê tiện nên đã treo cổ tự sát trong conex biệt giam, để bảo toàn tiết tháo của người chiến sĩ cách mạng. Bác Sĩ Vũ Đức Giang Y Sĩ Trưởng của Tiểu Đoàn 7 TQLC đã quyên sinh bằng độc dược, mà hình ảnh người yêu của anh cùng bà mẹ già khóc sụt sùi bên nấm mộ vệ đường, cùng chiếc nón lá để lại phất phơ bên bờ lau sậy trong cơn gió chiều, quả là kỷ niệm quá đau thương cho một đời tù. Nhưng vượt lên trên tất cả sự tàn nhẫn vô nhân đạo nhất, là việc chúng ra lệnh dẫn độ hai anh Sang và Minh vào rừng thủ tiêu vào một buổi sang lao động tại đập Trấm, Quãng Trị, để hù dọa những người tù hay “vi phạm nội qui”.
Xác hai anh đã được dân vùng “kinh tế mới” tìm gặp, và chính họ đã chôn cất hai anh bên cạnh một ven rừng. Sau hơn ba năm tập trung cải tạo học tập theo đường lối chính sách của đảng và nhà nước Cộng Sản, là tất cả chúng tôi sẽ được tha về, nhưng nhà cầm quyền CS Hà Nội lật lọng đã bội ước bằng chính văn bản mà chính họ đã hứa. Vào đầu tháng 2 năm 1979, Đoàn 76 thuộc trại Ái Tử do quân đội quản lý có lệnh giải tán, sau khi hơn 4 tháng trời anh em tù chúng tôi bị đày ra phía Bắc tham gia “lao động xã hội chủ nghĩa”.
Cả ngàn tù binh chúng tôi một lần nữa đã bị lùa lên nhiều chiếc xe Molotova bịt bùng có công an và vũ khí yểm trợ xuôi Nam về Huế, để cuối cùng áp tải đến trại tù cải tạo “Bình Điền” giao lại cho công an áo vàng quản lý. Bình Điền là một địa danh quen thuộc của người lính Sư Đoàn1 , nằm về hướng Tây Nam Huế khoảng 25 dặm đường chim bay, vùng rừng thiêng nước độc, nơi giao trannh giữa ta và địch vào những tháng ngày giành giật nhau từng tấc đất của “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972”, nơi có cứ địa Bagstone lẫy lừng với nhiều chiến tích hào hung của người chiến sĩ QLVNCH.
Phân trại 1 được coi là trại nghiêm ngặt nhất, nằm cạnh bộ chỉ huy tổng trại, gồm toàn các nhà gạch được xây cất theo hình thức trại biệt giam cùng vài chục hấm conex chon sâu dưới lòng đất, bao quanh bởi nhiều tầng kẽm gai dày đặc. tù ở đây được coi là thành phần nguy hiểm nhất, bị cấm lao động bên ngoài vì không biết họ vượt trại bất cứ lúc nào. Đa số thuộc thành phần “bất hảo”, can nhiều tội hình sự của một xã hội đầy nhiễu nhương lúc giao thời, cướp của giết người, hiếp dâm, tổ chức vượt biên. Số còn lại là những tổ chức mà chúng gọi là “phản động mới”, âm mưu lật đổ chính quyền, hay các thành phần chúng cho là nguy hiểm, không chịu cải tạo từ các trại tù khác.
Đa số tù ở trại này có án rõ rang: Hạ Sĩ Nguyễn Văn Mộng, binh chủng thiết Giáp bị án chung thân vì âm mưu lật đổ chính quyền, Trung Sĩ Nguyễn Văn Nhớ, Cảnh Sát, bị án 20 năm vì tội tuyên truyền “chống phá Cách Mạng”, Sinh Viên Luật Khoa Trịnh Bích bị án chung thân khổ sai vì cùng người yêu cướp súng vượt biển… còn, còn rất nhiều những người khác cũng bị chúng kết tội theo một thứ luật rừng kiểu “tòa án nhân dân”.
Về sau này có lẽ dễ bề quản lý hơn, trại “Nữ Phục Hồi Nhân Phẩm Tây Lộc Huế” cũng được lên sát nhập vào Phân trại 1. Họ là những cô gái làng chơi còn rất trẻ, can phạm đủ thứ tội. Đa số bị án tập trung cải tạo, một số ít khác nặng hơn vì có tội ác rõ rang, cô giáo viên cấp 1 Vân Ánh trẻ đẹp kia bị án tù chung thân vì bóp cổ bà nội mình để cướp hai chỉ vàng, chị Thu Vân 20 năm tù vì tội mua chuộc cán bộ, tổ chức vượt biển đại quy mô.
Việc chuyển trại này đã khởi đầu cho nhiều chuyện tình mây mưa ướt át, không biết phải tốn bao nhiêu tờ kiểm điểm và hàng vài chục người phải vào ngồi trong các hầm conex biệt giam. Các sự việc này đa số xảy ra ở các tội phạm hình sự. có những tình yêu ở mức độ gỡ gạc nhau bằng lon đậu, bánh đường, điếu thuốc, gói mè, nhưng cũng có thứ cao cấp hơn thề sống chết với nhau bằng một cuộc vượt ngục, nguy hiểm hơn đã có người tự tử như cô Hương ở đội “chổi đót”. Thì ra cuộc đời càng khốn khổ tuyệt vọng bao nhiêu thì tình yêu càng mặn nồng bấy nhiêu. Vì con tim cũng có lý lẽ riêng của nó. Nói tóm lại, đây là trại tù “hầm và lằng” đủ loại, ngay cả tù chính trị, bọn tôi những người cứng đầu, thách thức, chống đối, vượt ngục hoặc nằm trong các tổ chức chính trị, đảng phái, cương quyết không chấp hành nội quy trại, cũng đều bị đem về đây để chúng canh giữ nghiêm nhặt hơn.
Đa số đều bị cùm trong các hầm conex biệt giam, cắt bớt khẩu phần lương thực, và cấm không cho gia đình thăm viếng. Phân trại 2 cũng là trại gốc Ái Tử chuyển qua, thuộc về nơi giam giữ các thành phần mà chúng gọi là “cực kỳ nguy hiểm” như Cảnh sát, An Ninh Tình Báo, và hầu hết những người có chức vụ quan trọng tham gia chính phủ miền Nam. Các đảng phái mà chúng gọi là “phản động: như Đại Việt, Quốc Dân Đảng. Kể các vị dân biểu, nghị viên, xã trưởng, chiêu hồi, giáo sư. Người tù ở đây vẫn bị canh giữ rất nghiêm nhặt. Phân trại 3 và 5 toàn là sĩ quan rất trẻ, từ cấp chuẩn úy đến trung úy, thêm một ít nghĩa quân.
Họ sống rất ngang tàng vì chẳng có một quá khứ tội lỗi nào để họ phải sợ. Cò Phân trại 4 thì lại khác, đa số gốc từ trại 1 Ái Tử về, cấp bậc từ đại úy đến trung tá, cũng có một số rất ít, cấp bậc nhỏ hơn, bị nhét tạm vào đây, vì không còn chỗ chứa ở các trại khác. Tất cả trên dưới 400 người được chia thành 11 đội, mỗi đội ở một láng (láng là căn nhà tranh vách đất). Công việc hàng ngày là phát rừng phá rẫy, cấy lúa, trồng khoai… để tự túc lương thực theo kế hoạch nhà nước. Từ hơn ba năm, chưa bao giờ người tù chúng tôi bị đói thê thảm và tinh thần xuống dốc như lúc này, cái đói xanh rờn cả mặt, héo cả tim gan, bủn rủn tay chân, thể xác rã rời. Hồi còn ở trại cũ do quân đội quản lý có bề lỏng lẻo hơn; cũng bị đói nhưng được cái dễ bề cải thiện linh tinh khi lao động bên ngoài. Còn bây giờ là bọn công an áo vàng thứ thiệt, chúng kềm sát khám xét từng người mỗi lần xuất nhập trại.
Xin cám ơn những “nạm” rau má, các đọt tàu bay, và bao nhiêu thứ thiên nhiên ưu đãi khác, kể cả rắn rít, ảnh ương, cào cào châu chấu… đã góp phần kéo dài thêm sự sống cho người tù. Cũng là việt cộng như nhau, cùng ác độc như nhau, nhưng mỗi nơi mỗi khác. Chúng tôi như một chiếc bong bong được thổi phồng lên rồi bị vỡ tung lên vì cơn gió xoáy, bất mãn chán chường. biết bao nhiêu hy vọng ở mức án tù tập trung cải tạo 3 năm, giờ thì vỡ mộng vì sự tráo trở gạt lừa của bọn người gian ác. Buổi sáng, một lát bột mì luộc (bánh xe lãng tử), trưa vài củ khoai hay sắn thối, chiều một chén cơm độn. Thức ăn chỉ toàn là nước muối pha loãng, may mắn lắm thì được pha thêm muỗng mắn ruốc rẻ tiền.
Thế còn đỡ hơn so với các bạn tù còn đang bị cùm trong các nhà kỷ luật, những người đã vượt trại đến tận miền Savanakhet Lào, bị bắt dẫn độ về, cùng các thành phần khác, đã hiên ngang không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực, mà chúng thường gọi là “bọn phản động, chống đối”. Một bữa sắn khoai cho mỗi ngày. Còn gì để mà hy vọng vào sự bội tín của con người Cộng sản (Đừng tin những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm). Họ đã hứa đủ điều khi đẩy cả Đoàn Tù 76ra Bắc tham gia công tác “lao động xã hội chủ nghĩa”, vét đập Đô Lương Hà Tĩnh và khai hoang long hồ Sông Mực thuộc huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Hàng chục hecta rừng được khai phá cho một công trình dẫn thủy nhập điền, nhiều người đã ngã quỵ vì sốt rét rừng, có người chết vì đói quá, ăn nhằm nấm độc hay mật cóc như Đại Úy Lực SĐ 1 – BB. “Các anh giải phóng lòng hồ Sông Mực thì lòng hồ sông Mực sẽ giải phóng các anh”, được phát ra từ chính mồm của tên trung tá chính ủy Đoàn 76, lúc khởi công, và khi công tác hoàn thành vượt chỉ tiêu, lời hứa đó đã bị phản bội, họ nhẫn tâm lùa tất cả chúng tôi lên chuyến tàu chợ xe hỏa để về lại Ái Tử, cùng chung toa với súc vật. Chúng tôi đã bị mất tất cả, mất nhà mất cửa, ngay cả vợ lẫn con, thì còn gì đâu để mà sợ.
Họ là một lớp người “nhân danh đạo đức” để làm chuyện phi nhân, đã biến đất nước thành nhà tù và biển máu. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, họ cai trị một đất nước không người kính trọng, thế mà lại huênh hoang chiến thắng, họ đã đạp anh em chúng tôi xuống hố sâu và giờ đây là lúc phải cùng nhau đứng dậy. Đêm qua có nhiều tiếng súng nổ và toàn trại báo động vì Đại Úy Mai Đức Hòa đã lợi dụng lúc trực trại điểm danh, anh đã liều chết đánh cán bộ trực trại Thượng Sĩ Thụ, và tên trật tư thi đua Trần văn Sóc thoát chạy ra ngoài đêm tối bao la. Chúng chẳng làm gì được anh vì đây là vùng đất mà đơn vị anh thường hành quân trú đóng, chỉ hơn ba tháng sau có tin là anh đã đến Úc.
Chuyện trốn trại là chuyện thường xảy ra như cơm bữa trong đời tù, luôn gây căng thẳng thần kinh cho người còn lại. Đâu phải dể gì mà trốn thoát vì khắp mọi nơi đều có công an, du kích. Rất nhiều người đã bị dẫn độ về sau nhiều ngày ẩn trốn đâu đó. Tất cả đều bị cùm, giam vào các nhà biệt giam conex trong suốt nhiều năm trời. Thế mà vẫn trốn. Họ điểm danh chúng tôi khi ăn, giờ nghỉ, ngay cả lúc đi vệ sinh phía bên ngoài trại, theo sát chúng tôi lúc lao động, kềm kẹp tứ bề. Họ mắng nhiếc chúng tôi là “đồ phản quốc, ăn bơ sữa đế quốc Mỹ, giết hại nhân dân”. Còn chúng tôi thì một lòng cương quyết chỉ lao động cầm chừng, chỉ tiêu chẳng có, mà năng suất cũng không. Đã có những buổi phê bình kiểm thảo hàng tuần, nhưng rồi đâu cũng vào đó. Anh em chúng tôi cứ nhắm mắt mà nói như con vẹt để tạm được an thân.
Nhưng rồi cuối cùng việc gì đến rồi cũng phải đến, người tù chúng tôi như chiếc lò xo bị ép hết cỡ đã tới lúc cùng nhau bật dậy để bảo vệ quyền sống cho mình. Chúng tôi đòi hỏi họ phải thi hành đúng theo hiệp định Paris, phải có tòa án xét xử công minh, phải cải tiến chế độ tù theo luật tù binh quốc tế. Đại Úy BĐQ Nguyễn Thuận Cát đội trưởng đội 6 sản xuất, phản đối tên quản giáo trong cuộc họp về việc dùng vũ lực đối với đội viên của anh. Trung Úy Giàu đội trưởng đội 9, đòi hỏi phải thi hành đúng chính sách 10 điểm của chính quyền cách mạng là phải thả chúng tôi ngay tức khắc, vô điều kiện. Cuộc đấu tranh mãi rồi ra chúng cũng nhượng bộ đôi chút, chế độ thăm gặp được mở lại mỗi hai tháng một lần, chỉ được thăm thân nhân 15 phút, ngồi đối diện nhau trên một cái bàn dài, những ánh mắt nhìn nhau tức tưởi nghẹn ngào. Chúng tôi được nhận quà bằng những thức ăn không có tính cách dự trữ lâu dài, vì họ sợ bọn tôi trốn trại. Nhờ vào gói mì, điếu thuốc, viên đường… chúng tôi mua chuộc những tên vệ binh trẻ dẫn giải, vì vậy mà cuộc sống có phần dễ chịu hơn.
Nhiều tin tức thật sôi nổi và hấp dẫn được thu thập đâu đó, được đem ra xì xầm bàn tán nhau trong lúc này. Đại loại đó là những tin làm “nức lòng chiến sĩ” để an ủi người tù trước tình thế nguy nan vô cùng tuyệt vọng: “Có nhiều tiểu đoàn TQLC chúng ta đang hoạt động vùng núi đồi Hải Vân, có tàu chiến Hoa Kỳ ngoài khơi yểm trợ”. Đặc biệt các thầy tướng số thì nói tình hình nay đã sang sủa rồi, thế nào cũng có phe ta đến giải phóng trại tù. Chúng tôi đã sống những ngày thật sung sướng mà tâm hồn lúc nào cũng thấy lâng lâng bay bỗng, lấm lét nhìn nhau bằng những nụ cười khó hiểu, ngón tay cái của bàn tay cứ chỉa thẳng lên trời làm dấu khi gặp nhau. Xin nghiêng mình biết ơn những “huyền thoại sống” đã cho chúng tôi những cái “phao” để mà bám lấy giữa đại dương mênh mông, hy vọng một vài tia sáng le lói ở cuối đường hầm tăm tối.
Tết năm đó 1979, tương đối đầy đủ nhờ vào những thức ăn do gia đình mang đến. từ bấy lâu nay, đó là lúc bọn tôi đoàn kết thương yêu nhau nhất, chúng tôi ăn chung với nhau, chia xẻ nhau những gì có được, vì bao giờ cũng vậy, tình cảm chỉ khắng khít mặn nồng khi mọi người cùng khổ như nhau. Chúng tôi rất lo lắng và giao động khi Bắc Kinh xua quân đánh chiếm các tỉnh biên giới, để giáng trả cho CSVN một bài học tự mãn, và muốn theo Liên sô. Chúng tôi không muốn đi lao động ngoài trời nữa, chúng tôi tổ chức đình công, khai bệnh mỗi ngày cả trăm người. chúng tôi chia nhau đi lao động bên ngoài, thừa dịp để cải thiện linh tinh, từ củ sắn, củ khoai đến vài trái ớt, trái cà do chúng tôi làm ra.
Lẽ dĩ nhiên chỉ là hành động lén lút, phải thật nhanh nhẹn kín đáo, nếu chúng phát hiện thì bị phạm trọng tội là “phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa”, sẽ bị nghiêm giam kỷ luật. Buổi tối, sau giờ điểm danh của tên trực trại, khi cánh cửa trại giam đã được khép kín là giờ sinh hoạt thoải mái của anh em chúng tôi. Chúng tôi tập họp nhau lại ngoài hiên mỗi láng, ca hát những bản nhạc cũ, nhất là các bài tình ca của lính, gợi nhớ lại một thời oanh liệt, vàng son của người lính QLVNCH.
Bố Nguyễn Đình Chi, Trung Tá già đại diện cho trại, trong ban “trật tự thi đua” bị gọi đi làm việc nhiều lần. Ông thường nhắc nhở chúng tôi biết rằng hãy cẩn thận và coi chừng âm mưu thâm độc của chúng, chúng im lặng không có nghĩa là chúng đã không biết những gì chúng ta đang làm, chúng đang chờ cơ hội để rata y đàn áp một lần cho tất cả, như vụ án Nhân Văn Giai Phẩm của miền Bắc trước đây vào năm 1955-1958. Còn chúng tôi như một chiếc xe tuột dốc không “phanh”, cứ thế mà lao vào hố.
Ngày 26-3-1979, để kỷ niệm 4 năm ngày mất Huế mà tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong trận chiến sau cùng tại cửa biển Thuận An, chúng tôi làm lễ tưởng niệm và thức hát suốt đêm, tiếng hát ngạo nghễ, thách thức như để xé tan bầu không khí xiềng xích nặng nề; phá hết xiềng xích để dành lại áo cơm: “Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…” Từ trong xà lim, đôi chân bị xiềng: Trần Văn Loan, Châu Đức Thảo, Nguyễn Ngọc Thức, Lê Văn Cang, Mai Đức Hòa, các bạn tù của chúng tôi đồng thanh hát: “Dậy mà đi! Hỡi đồng bào ơi! Bao nhiêu năm qua, dân ta sống không nhà, bao nhiêu năm qua, dân ta chết không hờn. Dậy mà đi”… Dậy mà đi”.
Ngay trong đêm hôm đó, chúng đã bắt đi Đại Úy Báu khi tên trực trại xông vào hàng rào gần cổng trại. Anh đã bị dẫn đi trong đêm và sau này được tin anh bị đánh đập cho đến chết. Khoảng 4 giờ sáng, bên ngoài có lực lượng công an dày đặc bao vây, bên trong chúng tôi vẫn hát, mọi người đồng thanh hát, cả trại hát chưa bao giờ chúng tôi được hát sướng như thế. Sáng sớm hôm sau, họ tấn công vào trại bắt đi một số người, trong đó có Thiếu Tá Hồ Văn Vĩnh, Bác Sĩ Hoàng Thế Định, những người chúng cho là cầm đầu đứng ra tổ chức “Đêm Không Ngủ” này. Thời gian kế tiếp là thời gian điều tra thẩm vấn, họ gọi hết người này đến người kia lên cơ quan làm việc. Lần lượt các anh trong ban tổ chức đều bị bắt mang đi chịu nhục hình.
Trước đó không lâu chúng đã đọc lệnh bắt còng tay, các anh Cát, Giàu, Quyền, Võ Văn Xuân, Trần Hữu Sơn… và một số người khác vời tội danh “không chịu học tập cải tạo, âm mưu chống phá chính quyền Cách Mạng”, Nguyễn Thuận Cát, Đại Úy tốt nghiệp khóa 24 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, anh sống rất cương trực và thường chống lại những bất công, mặc dầu anh được chúng giao cho chức đội trưởng. anh đã đương đầu nhất định không khuất phục trước bạo quyền, và chịu đòn đau để rồi phải chịu chết sau đó trong trại. Riêng Giàu, Trung Úy BĐQ là một trường hợp hiếm có ngoại lệ, anh từ chối không gặp mặt cha mình nay là cán bộ Việt Cộng cao cấp. Anh nhất quyết giữ vững lập trường: “Cha đi đường cha, tôi đi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi” Ngọn lửa đang bốc cháy cao, cho dù bị dập tắt cũng còn ầm ỷ bởi một thứ than hồng. Chúng tôi bắt đầu chuyển sang hình thức đấu tranh mới, dè dặt bãi công, thay phiên nhau nghỉ bệnh, con số xuất trại bao giờ cũng ít hơn con số khai bệnh ở nhà. Các anh Vũ Ngọc Tụng, Nguyễn Tri Tấn, Phạm Cang, Lê Quang Liễn, Hoàng Hưng, Nguyễn đình Khương, Phan Văn Lập, Trần Biên… đã nhen nhúm hình thành một tổ chức có tên là “Ủy Ban Hành Động”. Nhiệm vụ trước mắt là triệt hạ những tên làm “ăng ten”, vận động gây một cuộc bạo loạn ngầm nhằm phản đối bọn cai tù và chính sách lao động khắc nghiệt hành hạ trả thù người tù. Để rồi một khi tình hình cho phép, toàn thể các đội viên hiện đang lao động ngoái hiện trường cùng nhau nổi dậy cướp súng các tên vệ binh dẫn giải, kéo nhau về giải phóng trại tù. Việc chưa thành đã bị bại lộ các anh lãnh đạo Tụng, Tấn đã bị chúng bắt đi tra tấn và bị nhục hình. Phần còn lại rơi vào thảm cảnh đẫm máu của một sự trả thù khủng khiếp nhất.
Kẻ thù bất chấp luật lệ, chúng điều động những vỏ sĩ của Ty Công An Bình Trị thiên dùng vũ lực thẳng tay đàn áp, chúng cho người đi khắp các láng với sự thỏa thuận chỉ điểm của các tên quản giáo, tập trung tất cả về một góc phân trại đánh đập trả thù, tiếng khóc tiếng la như gầm chuyển một góc trời, nước mắt đã rơi nhiều cùng máu. Đó là buổi chiều trời “xám xịt” của ngày 20-4 năm 1979 lịch sử đáng ghi nhớ! Sau này, chúng lần lượt thẩm tra bắt hết các anh còn lại của tổ chức trên, đem về biệt giam ở đoàn.
Thêm các anh Võ Đằng Phương, Nguyễn Kim Chung, Lê Tự Hào, trong một tổ chức khác có tên “Phục Hưng Nền Cộng Hòa”. Câu nói khẳng khái của Võ Đằng Phương, người sáng lập ra tổ chức này, tại tòa án nhân dân Thừa Thiên, Huế năm nào như mãi in sâu vào tiềm thức của những người tù tại trại tù “Cải tạo Bình Điền”: “Các ông làm gì có luật pháp mà xét xử, luật của các ông là thứ luật rừng. tôi nay ở trong tay các ông thì do quyền quyết định của các ông, tôi không có gì thắc mắc cả!, ai đã vi phạm nhân quyền, chà đạp những anh em đồng bào, ai đã đưa nhân dân ta vào cảnh nghèo đói. Đảng cộng sản và Thủ Tướng Phạm Văn Đồng là người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân…”
Chúng kêu án anh thêm 10 năm tù sau khi mãn án “tù tập trung cải tạo”, mà án tập trung cải tạo là án dây thun thì biết đến bao giờ! Làm sao quên được hình ảnh hiên ngang của người tù Thiếu Tá Võ Đằng Phương Thủy Quân Lục Chiến, tiến đến chiếc xe bịt bùng đang chờ sẵn, hiên ngang, ngạo nghễ, ngẫng cao đầu thách thức đầy niềm hãnh diện tự hào, một gương can đảm đầy tiết tháo của Người Chiến sĩ QLVNCH. Xin tạm biệt anh, tạm biệt người tù anh dũng với quá nhiều xúc động bất ngờ, đầy nước mắt của các bạn tù được chúng cho phép tham dự phiên tòa. Đây là khoảng thời gian khởi đầu cho quãng đường dài của cuộc đời tù tội. Cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của người tù vẫn còn tiếp diễn vì “nơi nào còn áp bức nơi đó có đấu tranh”.
Còn nhiều điều đáng viết thêm mà một trí nhớ hạn hẹp không đủ để nhớ hết về sự hy sinh cao cả và lòng dũng cảm của người chiến sĩ VNCH. Xin tri ân những bà mẹ, người vợ, người anh, người chị, người em, người con… đã vất vả gian lao tần tảo để giúp cho người tù còn có được ngày hôm nay, trong “Ngày Hội Trại tù Ái Tử Bình Điền”. Xin cám ơn bà Khúc Minh Thơ và tất cả rất nhiều những vị ân nhân khác đã làm nên chương trình “HO” lịch sử, đặc biệt cố Tổng thống Ronal Reagan và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ.
Arlington, Texas, ngày 24 tháng 8 năm 2008
Cựu Tù Nhân Chính Trị Trại Ái Tử, Bình Điền
Phạm Văn Tiền
Họ, những người Cộng Sản Việt Nam, nhân danh chánh nghĩa thành một thứ bạo quyền, độc tôn “lòng yêu nước” đã dồn bọn tôi tới bước đường cùng của cuộc đời “khố rách áo ôm”. Tôi thích viết cho tôi và những người bạn đồng hành, về những điều thật sự cay đắng oan nghiệt tưởng như không hề có ở xã hội loài người. Thế mà nó đã xảy ra, xảy ra một cách chua xót, đau lòng ngay trên đất nước của mình. Tôi muốn làm tròn bổn phận của một chiến hữu may mắn sống còn hôm nay, đối với các bạn tù của tôi đã sớm ngã gục dọc đường, của An, Kế, Giỏ, Cát, sơn, Nhơn, Báo, Lực, Giang, Sang, Minh, Hồ Lộc… và còn… còn nhiều nữa.
Các bạn đã sống thật hiên ngang và chết vô cùng bất khuất, đã ngẫng cao đầu lên để thách thức trước họng sung bạo quyền dù không còn một mảnh sắt trong tay. Các bạn là thứ ngọc quý vô giá được cô đọng lại bởi một Quân Lực mà chúng ta đã hết long phục vụ: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trước sức tấn công ào ạt mà người Cộng Sản gọi là mùa Xuân đại thắng 1975, toàn thể lực lượng quân sự Việt Nam Cộng Hòa đã có lệnh co cụm lại và bỏ ngõ các điểm chiến lược quan trọng từ tỉnh lỵ Phước Long đến sự lui binh của Quân đoàn II về thị xã Nha Trang và cuối cùng là Quân đoàn I, nhất là mặt trận phía Bắc tỉnh Quãng Trị. Là những chiến sĩ QLVNCH, chúng tôi chỉ biết tuân lệnh, mặc dù tinh thần chiến đấu của người lính chúng tôi vẫn còn. Rõ rang, chúng tôi đã bị thượng cấp buộc phải thua đau, trong niềm tức tưởi nghẹn ngào cùng với cái đau chung của dân tộc. Hơn ba ngàn người lính QLVNCH gồm toàn đủ mọi binh chủng, đã sớm bắt đầu cuộc đời tù tội của mình vào những ngày cuối tháng Ba gãy sung đau thương đó.
Chúng tôi được chuyển qua nhiều trại tù khác nhau, từ nơi tạm giam tại căn cứ La Sơn, chúng đã đưa các thành phần hạ sĩ quan, binh sĩ về vùng sương lam chướng khí Nam Đông, Khe Tre. Thành phần sĩ quan còn lại, chúng lùa an hem chúng tôi vào tận miền đất Hạ Lào rừng rú xa xôi có tên là Buôn Hô, nơi giam giữ những tù binh mà chúng đã bắt được trong các cuộc giao tranh Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 hay mặt trận cửa Việt 1973. Chúng tôi đã bắt gặp vô số nghĩa địa, nơi chúng đã vùi thây biết bao nhiêu tù binh, chiến sĩ QLVNCH, không mộ bia tên tuổi. Cuối cùng, an hem chúng tôi được một dịp may hiếm có, thay vì tiếp tục giam giữ nơi đây hoặc bị đày ra Bắc, bọn chúng đã mang chúng tôi lại vùng đất Cồn Tiên nơi có những căn cứ vững chắc của các tiền đồn QLVNCH của chúng ta trước đây, vào những ngày giữa tháng 6-1975 khi chúng hoàn toàn cưỡng chiếm miền Nam.
Ở đây chưa đầy một năm, an hem chúng tôi lại có lệnh đi bộ về xây dựng trại Ái Tử nằm về phía Tây của quốc lộ 1 hơn 20km, đến khu vực Trà Liên, nơi có căn cứ Phượng Hoàng cũ của QLVNCH, chiến tích một thời lẫy lừng của Tiểu Đoàn 6 TQLC lần đầu tiên xử dụng hỏa tiễn M72 để diệt chiến xa của địch vào tháng 4 năm 1972. Đoàn 76 quân đội quản lý được thành lập qua công trình xây dựng của người tù chúng tôi, được chia thành năm phân trại để giam giữ, tùy theo cấp bậc lớn nhỏ. Đây là giai đoạn đầu đầy sóng nhất, đã có nhiều toán tổ chức vượt trại sang tận miền biên giới Lào, và bị bắt về giam dưới các hố sâu Conex như anh Trần Văn Loan, Châu Đức Thảo, Mai Đức Hòa, Lê Văn Cang thuộc Phân Trại 1. Đã có những tấm gương can trường bất khuất như Nguyễn Tiến Mỹ, đỗ Bá Niềm (trại 3), Nguyễn Tấn Ngọc (trại 2), Nguyễn Ngọc Thức (trại 1) thà chịu nhịn đói chứ không chấp nhận bị cưỡng bách lao động, để phản đối CS không thi hành đúng theo luật tù binh quốc tế của hiệp định Paris về hòa bình và chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Đã có những cái chết vô cùng bí hiểm của các anh Nguyễn Ngọc An, Bửu Kế (trại 1), vô cùng can đảm như Hồ Lộc (trại 3), bí thư chi bộ đảng Đại Việt, sau nhiều ngày bị thẩm vấn hỏi cung, biết không thể nào tránh khỏi sự trả thù đê tiện nên đã treo cổ tự sát trong conex biệt giam, để bảo toàn tiết tháo của người chiến sĩ cách mạng. Bác Sĩ Vũ Đức Giang Y Sĩ Trưởng của Tiểu Đoàn 7 TQLC đã quyên sinh bằng độc dược, mà hình ảnh người yêu của anh cùng bà mẹ già khóc sụt sùi bên nấm mộ vệ đường, cùng chiếc nón lá để lại phất phơ bên bờ lau sậy trong cơn gió chiều, quả là kỷ niệm quá đau thương cho một đời tù. Nhưng vượt lên trên tất cả sự tàn nhẫn vô nhân đạo nhất, là việc chúng ra lệnh dẫn độ hai anh Sang và Minh vào rừng thủ tiêu vào một buổi sang lao động tại đập Trấm, Quãng Trị, để hù dọa những người tù hay “vi phạm nội qui”.
Xác hai anh đã được dân vùng “kinh tế mới” tìm gặp, và chính họ đã chôn cất hai anh bên cạnh một ven rừng. Sau hơn ba năm tập trung cải tạo học tập theo đường lối chính sách của đảng và nhà nước Cộng Sản, là tất cả chúng tôi sẽ được tha về, nhưng nhà cầm quyền CS Hà Nội lật lọng đã bội ước bằng chính văn bản mà chính họ đã hứa. Vào đầu tháng 2 năm 1979, Đoàn 76 thuộc trại Ái Tử do quân đội quản lý có lệnh giải tán, sau khi hơn 4 tháng trời anh em tù chúng tôi bị đày ra phía Bắc tham gia “lao động xã hội chủ nghĩa”.
Cả ngàn tù binh chúng tôi một lần nữa đã bị lùa lên nhiều chiếc xe Molotova bịt bùng có công an và vũ khí yểm trợ xuôi Nam về Huế, để cuối cùng áp tải đến trại tù cải tạo “Bình Điền” giao lại cho công an áo vàng quản lý. Bình Điền là một địa danh quen thuộc của người lính Sư Đoàn1 , nằm về hướng Tây Nam Huế khoảng 25 dặm đường chim bay, vùng rừng thiêng nước độc, nơi giao trannh giữa ta và địch vào những tháng ngày giành giật nhau từng tấc đất của “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972”, nơi có cứ địa Bagstone lẫy lừng với nhiều chiến tích hào hung của người chiến sĩ QLVNCH.
Phân trại 1 được coi là trại nghiêm ngặt nhất, nằm cạnh bộ chỉ huy tổng trại, gồm toàn các nhà gạch được xây cất theo hình thức trại biệt giam cùng vài chục hấm conex chon sâu dưới lòng đất, bao quanh bởi nhiều tầng kẽm gai dày đặc. tù ở đây được coi là thành phần nguy hiểm nhất, bị cấm lao động bên ngoài vì không biết họ vượt trại bất cứ lúc nào. Đa số thuộc thành phần “bất hảo”, can nhiều tội hình sự của một xã hội đầy nhiễu nhương lúc giao thời, cướp của giết người, hiếp dâm, tổ chức vượt biên. Số còn lại là những tổ chức mà chúng gọi là “phản động mới”, âm mưu lật đổ chính quyền, hay các thành phần chúng cho là nguy hiểm, không chịu cải tạo từ các trại tù khác.
Đa số tù ở trại này có án rõ rang: Hạ Sĩ Nguyễn Văn Mộng, binh chủng thiết Giáp bị án chung thân vì âm mưu lật đổ chính quyền, Trung Sĩ Nguyễn Văn Nhớ, Cảnh Sát, bị án 20 năm vì tội tuyên truyền “chống phá Cách Mạng”, Sinh Viên Luật Khoa Trịnh Bích bị án chung thân khổ sai vì cùng người yêu cướp súng vượt biển… còn, còn rất nhiều những người khác cũng bị chúng kết tội theo một thứ luật rừng kiểu “tòa án nhân dân”.
Về sau này có lẽ dễ bề quản lý hơn, trại “Nữ Phục Hồi Nhân Phẩm Tây Lộc Huế” cũng được lên sát nhập vào Phân trại 1. Họ là những cô gái làng chơi còn rất trẻ, can phạm đủ thứ tội. Đa số bị án tập trung cải tạo, một số ít khác nặng hơn vì có tội ác rõ rang, cô giáo viên cấp 1 Vân Ánh trẻ đẹp kia bị án tù chung thân vì bóp cổ bà nội mình để cướp hai chỉ vàng, chị Thu Vân 20 năm tù vì tội mua chuộc cán bộ, tổ chức vượt biển đại quy mô.
Việc chuyển trại này đã khởi đầu cho nhiều chuyện tình mây mưa ướt át, không biết phải tốn bao nhiêu tờ kiểm điểm và hàng vài chục người phải vào ngồi trong các hầm conex biệt giam. Các sự việc này đa số xảy ra ở các tội phạm hình sự. có những tình yêu ở mức độ gỡ gạc nhau bằng lon đậu, bánh đường, điếu thuốc, gói mè, nhưng cũng có thứ cao cấp hơn thề sống chết với nhau bằng một cuộc vượt ngục, nguy hiểm hơn đã có người tự tử như cô Hương ở đội “chổi đót”. Thì ra cuộc đời càng khốn khổ tuyệt vọng bao nhiêu thì tình yêu càng mặn nồng bấy nhiêu. Vì con tim cũng có lý lẽ riêng của nó. Nói tóm lại, đây là trại tù “hầm và lằng” đủ loại, ngay cả tù chính trị, bọn tôi những người cứng đầu, thách thức, chống đối, vượt ngục hoặc nằm trong các tổ chức chính trị, đảng phái, cương quyết không chấp hành nội quy trại, cũng đều bị đem về đây để chúng canh giữ nghiêm nhặt hơn.
Đa số đều bị cùm trong các hầm conex biệt giam, cắt bớt khẩu phần lương thực, và cấm không cho gia đình thăm viếng. Phân trại 2 cũng là trại gốc Ái Tử chuyển qua, thuộc về nơi giam giữ các thành phần mà chúng gọi là “cực kỳ nguy hiểm” như Cảnh sát, An Ninh Tình Báo, và hầu hết những người có chức vụ quan trọng tham gia chính phủ miền Nam. Các đảng phái mà chúng gọi là “phản động: như Đại Việt, Quốc Dân Đảng. Kể các vị dân biểu, nghị viên, xã trưởng, chiêu hồi, giáo sư. Người tù ở đây vẫn bị canh giữ rất nghiêm nhặt. Phân trại 3 và 5 toàn là sĩ quan rất trẻ, từ cấp chuẩn úy đến trung úy, thêm một ít nghĩa quân.
Họ sống rất ngang tàng vì chẳng có một quá khứ tội lỗi nào để họ phải sợ. Cò Phân trại 4 thì lại khác, đa số gốc từ trại 1 Ái Tử về, cấp bậc từ đại úy đến trung tá, cũng có một số rất ít, cấp bậc nhỏ hơn, bị nhét tạm vào đây, vì không còn chỗ chứa ở các trại khác. Tất cả trên dưới 400 người được chia thành 11 đội, mỗi đội ở một láng (láng là căn nhà tranh vách đất). Công việc hàng ngày là phát rừng phá rẫy, cấy lúa, trồng khoai… để tự túc lương thực theo kế hoạch nhà nước. Từ hơn ba năm, chưa bao giờ người tù chúng tôi bị đói thê thảm và tinh thần xuống dốc như lúc này, cái đói xanh rờn cả mặt, héo cả tim gan, bủn rủn tay chân, thể xác rã rời. Hồi còn ở trại cũ do quân đội quản lý có bề lỏng lẻo hơn; cũng bị đói nhưng được cái dễ bề cải thiện linh tinh khi lao động bên ngoài. Còn bây giờ là bọn công an áo vàng thứ thiệt, chúng kềm sát khám xét từng người mỗi lần xuất nhập trại.
Xin cám ơn những “nạm” rau má, các đọt tàu bay, và bao nhiêu thứ thiên nhiên ưu đãi khác, kể cả rắn rít, ảnh ương, cào cào châu chấu… đã góp phần kéo dài thêm sự sống cho người tù. Cũng là việt cộng như nhau, cùng ác độc như nhau, nhưng mỗi nơi mỗi khác. Chúng tôi như một chiếc bong bong được thổi phồng lên rồi bị vỡ tung lên vì cơn gió xoáy, bất mãn chán chường. biết bao nhiêu hy vọng ở mức án tù tập trung cải tạo 3 năm, giờ thì vỡ mộng vì sự tráo trở gạt lừa của bọn người gian ác. Buổi sáng, một lát bột mì luộc (bánh xe lãng tử), trưa vài củ khoai hay sắn thối, chiều một chén cơm độn. Thức ăn chỉ toàn là nước muối pha loãng, may mắn lắm thì được pha thêm muỗng mắn ruốc rẻ tiền.
Thế còn đỡ hơn so với các bạn tù còn đang bị cùm trong các nhà kỷ luật, những người đã vượt trại đến tận miền Savanakhet Lào, bị bắt dẫn độ về, cùng các thành phần khác, đã hiên ngang không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực, mà chúng thường gọi là “bọn phản động, chống đối”. Một bữa sắn khoai cho mỗi ngày. Còn gì để mà hy vọng vào sự bội tín của con người Cộng sản (Đừng tin những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm). Họ đã hứa đủ điều khi đẩy cả Đoàn Tù 76ra Bắc tham gia công tác “lao động xã hội chủ nghĩa”, vét đập Đô Lương Hà Tĩnh và khai hoang long hồ Sông Mực thuộc huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Hàng chục hecta rừng được khai phá cho một công trình dẫn thủy nhập điền, nhiều người đã ngã quỵ vì sốt rét rừng, có người chết vì đói quá, ăn nhằm nấm độc hay mật cóc như Đại Úy Lực SĐ 1 – BB. “Các anh giải phóng lòng hồ Sông Mực thì lòng hồ sông Mực sẽ giải phóng các anh”, được phát ra từ chính mồm của tên trung tá chính ủy Đoàn 76, lúc khởi công, và khi công tác hoàn thành vượt chỉ tiêu, lời hứa đó đã bị phản bội, họ nhẫn tâm lùa tất cả chúng tôi lên chuyến tàu chợ xe hỏa để về lại Ái Tử, cùng chung toa với súc vật. Chúng tôi đã bị mất tất cả, mất nhà mất cửa, ngay cả vợ lẫn con, thì còn gì đâu để mà sợ.
Họ là một lớp người “nhân danh đạo đức” để làm chuyện phi nhân, đã biến đất nước thành nhà tù và biển máu. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, họ cai trị một đất nước không người kính trọng, thế mà lại huênh hoang chiến thắng, họ đã đạp anh em chúng tôi xuống hố sâu và giờ đây là lúc phải cùng nhau đứng dậy. Đêm qua có nhiều tiếng súng nổ và toàn trại báo động vì Đại Úy Mai Đức Hòa đã lợi dụng lúc trực trại điểm danh, anh đã liều chết đánh cán bộ trực trại Thượng Sĩ Thụ, và tên trật tư thi đua Trần văn Sóc thoát chạy ra ngoài đêm tối bao la. Chúng chẳng làm gì được anh vì đây là vùng đất mà đơn vị anh thường hành quân trú đóng, chỉ hơn ba tháng sau có tin là anh đã đến Úc.
Chuyện trốn trại là chuyện thường xảy ra như cơm bữa trong đời tù, luôn gây căng thẳng thần kinh cho người còn lại. Đâu phải dể gì mà trốn thoát vì khắp mọi nơi đều có công an, du kích. Rất nhiều người đã bị dẫn độ về sau nhiều ngày ẩn trốn đâu đó. Tất cả đều bị cùm, giam vào các nhà biệt giam conex trong suốt nhiều năm trời. Thế mà vẫn trốn. Họ điểm danh chúng tôi khi ăn, giờ nghỉ, ngay cả lúc đi vệ sinh phía bên ngoài trại, theo sát chúng tôi lúc lao động, kềm kẹp tứ bề. Họ mắng nhiếc chúng tôi là “đồ phản quốc, ăn bơ sữa đế quốc Mỹ, giết hại nhân dân”. Còn chúng tôi thì một lòng cương quyết chỉ lao động cầm chừng, chỉ tiêu chẳng có, mà năng suất cũng không. Đã có những buổi phê bình kiểm thảo hàng tuần, nhưng rồi đâu cũng vào đó. Anh em chúng tôi cứ nhắm mắt mà nói như con vẹt để tạm được an thân.
Nhưng rồi cuối cùng việc gì đến rồi cũng phải đến, người tù chúng tôi như chiếc lò xo bị ép hết cỡ đã tới lúc cùng nhau bật dậy để bảo vệ quyền sống cho mình. Chúng tôi đòi hỏi họ phải thi hành đúng theo hiệp định Paris, phải có tòa án xét xử công minh, phải cải tiến chế độ tù theo luật tù binh quốc tế. Đại Úy BĐQ Nguyễn Thuận Cát đội trưởng đội 6 sản xuất, phản đối tên quản giáo trong cuộc họp về việc dùng vũ lực đối với đội viên của anh. Trung Úy Giàu đội trưởng đội 9, đòi hỏi phải thi hành đúng chính sách 10 điểm của chính quyền cách mạng là phải thả chúng tôi ngay tức khắc, vô điều kiện. Cuộc đấu tranh mãi rồi ra chúng cũng nhượng bộ đôi chút, chế độ thăm gặp được mở lại mỗi hai tháng một lần, chỉ được thăm thân nhân 15 phút, ngồi đối diện nhau trên một cái bàn dài, những ánh mắt nhìn nhau tức tưởi nghẹn ngào. Chúng tôi được nhận quà bằng những thức ăn không có tính cách dự trữ lâu dài, vì họ sợ bọn tôi trốn trại. Nhờ vào gói mì, điếu thuốc, viên đường… chúng tôi mua chuộc những tên vệ binh trẻ dẫn giải, vì vậy mà cuộc sống có phần dễ chịu hơn.
Nhiều tin tức thật sôi nổi và hấp dẫn được thu thập đâu đó, được đem ra xì xầm bàn tán nhau trong lúc này. Đại loại đó là những tin làm “nức lòng chiến sĩ” để an ủi người tù trước tình thế nguy nan vô cùng tuyệt vọng: “Có nhiều tiểu đoàn TQLC chúng ta đang hoạt động vùng núi đồi Hải Vân, có tàu chiến Hoa Kỳ ngoài khơi yểm trợ”. Đặc biệt các thầy tướng số thì nói tình hình nay đã sang sủa rồi, thế nào cũng có phe ta đến giải phóng trại tù. Chúng tôi đã sống những ngày thật sung sướng mà tâm hồn lúc nào cũng thấy lâng lâng bay bỗng, lấm lét nhìn nhau bằng những nụ cười khó hiểu, ngón tay cái của bàn tay cứ chỉa thẳng lên trời làm dấu khi gặp nhau. Xin nghiêng mình biết ơn những “huyền thoại sống” đã cho chúng tôi những cái “phao” để mà bám lấy giữa đại dương mênh mông, hy vọng một vài tia sáng le lói ở cuối đường hầm tăm tối.
Tết năm đó 1979, tương đối đầy đủ nhờ vào những thức ăn do gia đình mang đến. từ bấy lâu nay, đó là lúc bọn tôi đoàn kết thương yêu nhau nhất, chúng tôi ăn chung với nhau, chia xẻ nhau những gì có được, vì bao giờ cũng vậy, tình cảm chỉ khắng khít mặn nồng khi mọi người cùng khổ như nhau. Chúng tôi rất lo lắng và giao động khi Bắc Kinh xua quân đánh chiếm các tỉnh biên giới, để giáng trả cho CSVN một bài học tự mãn, và muốn theo Liên sô. Chúng tôi không muốn đi lao động ngoài trời nữa, chúng tôi tổ chức đình công, khai bệnh mỗi ngày cả trăm người. chúng tôi chia nhau đi lao động bên ngoài, thừa dịp để cải thiện linh tinh, từ củ sắn, củ khoai đến vài trái ớt, trái cà do chúng tôi làm ra.
Lẽ dĩ nhiên chỉ là hành động lén lút, phải thật nhanh nhẹn kín đáo, nếu chúng phát hiện thì bị phạm trọng tội là “phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa”, sẽ bị nghiêm giam kỷ luật. Buổi tối, sau giờ điểm danh của tên trực trại, khi cánh cửa trại giam đã được khép kín là giờ sinh hoạt thoải mái của anh em chúng tôi. Chúng tôi tập họp nhau lại ngoài hiên mỗi láng, ca hát những bản nhạc cũ, nhất là các bài tình ca của lính, gợi nhớ lại một thời oanh liệt, vàng son của người lính QLVNCH.
Bố Nguyễn Đình Chi, Trung Tá già đại diện cho trại, trong ban “trật tự thi đua” bị gọi đi làm việc nhiều lần. Ông thường nhắc nhở chúng tôi biết rằng hãy cẩn thận và coi chừng âm mưu thâm độc của chúng, chúng im lặng không có nghĩa là chúng đã không biết những gì chúng ta đang làm, chúng đang chờ cơ hội để rata y đàn áp một lần cho tất cả, như vụ án Nhân Văn Giai Phẩm của miền Bắc trước đây vào năm 1955-1958. Còn chúng tôi như một chiếc xe tuột dốc không “phanh”, cứ thế mà lao vào hố.
Ngày 26-3-1979, để kỷ niệm 4 năm ngày mất Huế mà tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong trận chiến sau cùng tại cửa biển Thuận An, chúng tôi làm lễ tưởng niệm và thức hát suốt đêm, tiếng hát ngạo nghễ, thách thức như để xé tan bầu không khí xiềng xích nặng nề; phá hết xiềng xích để dành lại áo cơm: “Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…” Từ trong xà lim, đôi chân bị xiềng: Trần Văn Loan, Châu Đức Thảo, Nguyễn Ngọc Thức, Lê Văn Cang, Mai Đức Hòa, các bạn tù của chúng tôi đồng thanh hát: “Dậy mà đi! Hỡi đồng bào ơi! Bao nhiêu năm qua, dân ta sống không nhà, bao nhiêu năm qua, dân ta chết không hờn. Dậy mà đi”… Dậy mà đi”.
Ngay trong đêm hôm đó, chúng đã bắt đi Đại Úy Báu khi tên trực trại xông vào hàng rào gần cổng trại. Anh đã bị dẫn đi trong đêm và sau này được tin anh bị đánh đập cho đến chết. Khoảng 4 giờ sáng, bên ngoài có lực lượng công an dày đặc bao vây, bên trong chúng tôi vẫn hát, mọi người đồng thanh hát, cả trại hát chưa bao giờ chúng tôi được hát sướng như thế. Sáng sớm hôm sau, họ tấn công vào trại bắt đi một số người, trong đó có Thiếu Tá Hồ Văn Vĩnh, Bác Sĩ Hoàng Thế Định, những người chúng cho là cầm đầu đứng ra tổ chức “Đêm Không Ngủ” này. Thời gian kế tiếp là thời gian điều tra thẩm vấn, họ gọi hết người này đến người kia lên cơ quan làm việc. Lần lượt các anh trong ban tổ chức đều bị bắt mang đi chịu nhục hình.
Trước đó không lâu chúng đã đọc lệnh bắt còng tay, các anh Cát, Giàu, Quyền, Võ Văn Xuân, Trần Hữu Sơn… và một số người khác vời tội danh “không chịu học tập cải tạo, âm mưu chống phá chính quyền Cách Mạng”, Nguyễn Thuận Cát, Đại Úy tốt nghiệp khóa 24 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, anh sống rất cương trực và thường chống lại những bất công, mặc dầu anh được chúng giao cho chức đội trưởng. anh đã đương đầu nhất định không khuất phục trước bạo quyền, và chịu đòn đau để rồi phải chịu chết sau đó trong trại. Riêng Giàu, Trung Úy BĐQ là một trường hợp hiếm có ngoại lệ, anh từ chối không gặp mặt cha mình nay là cán bộ Việt Cộng cao cấp. Anh nhất quyết giữ vững lập trường: “Cha đi đường cha, tôi đi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi” Ngọn lửa đang bốc cháy cao, cho dù bị dập tắt cũng còn ầm ỷ bởi một thứ than hồng. Chúng tôi bắt đầu chuyển sang hình thức đấu tranh mới, dè dặt bãi công, thay phiên nhau nghỉ bệnh, con số xuất trại bao giờ cũng ít hơn con số khai bệnh ở nhà. Các anh Vũ Ngọc Tụng, Nguyễn Tri Tấn, Phạm Cang, Lê Quang Liễn, Hoàng Hưng, Nguyễn đình Khương, Phan Văn Lập, Trần Biên… đã nhen nhúm hình thành một tổ chức có tên là “Ủy Ban Hành Động”. Nhiệm vụ trước mắt là triệt hạ những tên làm “ăng ten”, vận động gây một cuộc bạo loạn ngầm nhằm phản đối bọn cai tù và chính sách lao động khắc nghiệt hành hạ trả thù người tù. Để rồi một khi tình hình cho phép, toàn thể các đội viên hiện đang lao động ngoái hiện trường cùng nhau nổi dậy cướp súng các tên vệ binh dẫn giải, kéo nhau về giải phóng trại tù. Việc chưa thành đã bị bại lộ các anh lãnh đạo Tụng, Tấn đã bị chúng bắt đi tra tấn và bị nhục hình. Phần còn lại rơi vào thảm cảnh đẫm máu của một sự trả thù khủng khiếp nhất.
Kẻ thù bất chấp luật lệ, chúng điều động những vỏ sĩ của Ty Công An Bình Trị thiên dùng vũ lực thẳng tay đàn áp, chúng cho người đi khắp các láng với sự thỏa thuận chỉ điểm của các tên quản giáo, tập trung tất cả về một góc phân trại đánh đập trả thù, tiếng khóc tiếng la như gầm chuyển một góc trời, nước mắt đã rơi nhiều cùng máu. Đó là buổi chiều trời “xám xịt” của ngày 20-4 năm 1979 lịch sử đáng ghi nhớ! Sau này, chúng lần lượt thẩm tra bắt hết các anh còn lại của tổ chức trên, đem về biệt giam ở đoàn.
Thêm các anh Võ Đằng Phương, Nguyễn Kim Chung, Lê Tự Hào, trong một tổ chức khác có tên “Phục Hưng Nền Cộng Hòa”. Câu nói khẳng khái của Võ Đằng Phương, người sáng lập ra tổ chức này, tại tòa án nhân dân Thừa Thiên, Huế năm nào như mãi in sâu vào tiềm thức của những người tù tại trại tù “Cải tạo Bình Điền”: “Các ông làm gì có luật pháp mà xét xử, luật của các ông là thứ luật rừng. tôi nay ở trong tay các ông thì do quyền quyết định của các ông, tôi không có gì thắc mắc cả!, ai đã vi phạm nhân quyền, chà đạp những anh em đồng bào, ai đã đưa nhân dân ta vào cảnh nghèo đói. Đảng cộng sản và Thủ Tướng Phạm Văn Đồng là người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân…”
Chúng kêu án anh thêm 10 năm tù sau khi mãn án “tù tập trung cải tạo”, mà án tập trung cải tạo là án dây thun thì biết đến bao giờ! Làm sao quên được hình ảnh hiên ngang của người tù Thiếu Tá Võ Đằng Phương Thủy Quân Lục Chiến, tiến đến chiếc xe bịt bùng đang chờ sẵn, hiên ngang, ngạo nghễ, ngẫng cao đầu thách thức đầy niềm hãnh diện tự hào, một gương can đảm đầy tiết tháo của Người Chiến sĩ QLVNCH. Xin tạm biệt anh, tạm biệt người tù anh dũng với quá nhiều xúc động bất ngờ, đầy nước mắt của các bạn tù được chúng cho phép tham dự phiên tòa. Đây là khoảng thời gian khởi đầu cho quãng đường dài của cuộc đời tù tội. Cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của người tù vẫn còn tiếp diễn vì “nơi nào còn áp bức nơi đó có đấu tranh”.
Còn nhiều điều đáng viết thêm mà một trí nhớ hạn hẹp không đủ để nhớ hết về sự hy sinh cao cả và lòng dũng cảm của người chiến sĩ VNCH. Xin tri ân những bà mẹ, người vợ, người anh, người chị, người em, người con… đã vất vả gian lao tần tảo để giúp cho người tù còn có được ngày hôm nay, trong “Ngày Hội Trại tù Ái Tử Bình Điền”. Xin cám ơn bà Khúc Minh Thơ và tất cả rất nhiều những vị ân nhân khác đã làm nên chương trình “HO” lịch sử, đặc biệt cố Tổng thống Ronal Reagan và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ.
Arlington, Texas, ngày 24 tháng 8 năm 2008
Cựu Tù Nhân Chính Trị Trại Ái Tử, Bình Điền
Phạm Văn Tiền
No comments:
Post a Comment