Friday, August 13, 2010

ĐẠI LỄ VU LAN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC




Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội tại Chùa Điều Ngự

ĐLHT Thích Huyền Quang :“ Người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ ”

Westminster: Vu Lan Thắng Hội Mùa Hiếu Hạnh năm nay, Chùa Điều Ngự đã long trọng tổ chức Trai Đàn Chẩn Tế vào lúc 3 giờ chiều ngày 14/8 vơí sự tham dự đông đảo của Phật Tử có ghi danh Cầu siêu bạt độ cho Cửu huyền thất tổ, cha mẹ cùng người thân thuộc, đồng thời Chùa cũng cầu siêu bạt độ cho chiến sĩ vị quốc vong thân, đồng bào tử nạn hữu danh vô vị hữu vị vô danh siêu sanh tịnh độ.

Đúng 11 giờ trưa ngày 15 tháng 8 Lễ Vu Lan Thắng Hội khai mạc, theo ban tổ chức cho biết đã thực hiện 3000 chiếc lo go Vu Lan có đính Hoa hồng Vàng hiếu hạnh để gắn lên áo cho đồng hương và Phật Tử đến tham dự, và đến giờ này thì số lượng logo đã gắn gần hết, chỉ còn khoảng 200 chiếc. Quan khách tham dự gồm ba Nghị Viên Tạ Đức Trí, Andy Quách và Diệp Miên Trường của Thành Phố Westminster- Thị Trưởng Alan Mansoor của Costa Mesa- Thượng Nghị Sĩ Lou Correa -Dân Biểu Trần Thái Văn…Rất đông Nhân sĩ Phật Giáo, đặc biệt có sự tham dự của Cụ Nguyễn văn Bách 101 tuổi cùng Đại diện các tổ chức Hội, Khuôn Hội Phật Giáo, các đoàn Cựu Huynh Trưởng, đoàn An Lạc Phung Sự, Thanh Niên Cờ Vàng và gần 3 ngàn đồng hương hiện diện trước lễ Đài, trong Chánh Điện và trong khắp khuôn viên Chùa, đông đảo cơ quan Truyền thông và báo chí quay phim chụp hình làm phóng sự.

Thượng Tọa Thích Viên Quang Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Giáo dục và Thượng Tọa Thích Tuệ Hải (Tăng sĩ Mỹ) đăng đàn thuyết Pháp về ý nghĩa Vu Lan Bồn, gương hiếu hạnh để mọi người noi theo…

Sau đó là ba hồi chuông trống Bát Nhã cung nghinh khoảng 50 Chư Tôn Đức giáo phẩm quang lâm lễ đài.

MC: Nhà thơ Y Cao Nguyên điều hợp chương trình chào cờ Việt Mỹ, Phật Giáo Kỳ và phút nhập Từ Bi Quán-do đoàn An Lạc Phụng Sự đảm trách.

Hai MC: Minh Phượng, Nữ Sĩ Ái Cầm và Đỗ tân Khoa thay phiên giới thiệu quan khách tham dự…


Các đạo hữu chào đón quan khách và gắn Hoa Hồng Vàng Hiếu Hạnh cho mỗi vị khách tới tham dự lễ - Hình Thanh Niên Cờ Vàng

Các đạo hữu chào đón quan khách và gắn Hoa Hồng Vàng Hiếu Hạnh cho mỗi vị khách tới tham dự lễ - Ảnh Thanh Niên Cờ Vàng

Đại Lễ Vu Lan 2010 tại Chùa Điều Ngự Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo GHPGVNTN Hải Ngọai Tại Hoa Kỳ. Ảnh Thanh Niên Cờ Vàng

Đại Lễ Vu Lan 2010 tại Chùa Điều Ngự Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo GHPGVNTN Hải Ngọai Tại Hoa Kỳ. Ảnh Thanh Niên Cờ Vàng

Thượng Tọa Thích Viên Huy, trù trì chùa Điều Ngự, Trưởng Ban Tổ Chức lên chào mừng, cám ơn quan khách tham dự, và đọc diễn văn cùng tuyên bố khai mạc lễ Vu Lan. Diễn văn có đoạn nói :

“…Thắng Hội Vu Lan Báo Hiếu là dịp quí‎ báu để người Phật tử bày tỏ tâm hiếu kính không những chỉ đối với ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ, cha mẹ hiện tiền, bà con quyến thuộc, mà còn đối với tất cả sinh loại trong ‎nghĩa tương duyên sinh tồn và hoại diệt….


Người Phật tử chân chính luôn nghĩ nhớ đến Tứ Ân:Ân Tam Bảo, Ân Sư Trưởng, Ân Cha Mẹ và Ân Quốc Gia mà dấn thân hành đạo, noi theo bước chân của các vị tiền bối đã không ngừng hằng dương đạo pháp. Đặc biệt, mùa Vu Lan báo hiếu năm nay cũng là dịp tưởng niệm lễ Đại tường của Đức cố Đệ Tứ Tăng thống GHPGVNTN, Đại lão Hòa Thượng thượng Huyền hạ Quang, xin tất cả hãy lắng lòng thành kính tri ân bậc Tôn Sư suốt cuộc đời hy hiến cho đạo pháp và dân tộc. Ngài không chỉ là một bậc Cao tăng đương đại, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Giáo hôi, mà còn là một biểu tượng ngời sáng cho cuộc vận động Dân Chủ, Nhân Quyền và Tự Do tôn giáo cho VN. Do vậy, để tưởng nhớ Ngài, báo đền ân đức sâu dày của Ngài, chúng ta nỗ lực dấn thân hành động để gìn giữ lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc ngày bị cắt xén bởi ngoại bang; không quay lưng nỗi đau khổ của dân tộc bị áp bức dưới chế độ CS. Để cho Quốc gia bị mất một tấc đất, tấc biển, là chúng ta đã mắc tội bất hiếu đối với ông bà tổ tiên, dân tộc nòi giống …”


Chư tăng và Phật tử tham dự lễ Vu Lan 2010



Tiếp theo, Thượng Tọa Thích Viên Lý Tổng Thư ký Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Viện Chủ Chùa Điều Ngự đã lên cám ơn Quan khách, truyền thông báo chí và đồng hương Phật Tử đã đến tham dự đông đảo, Thượng Tọa ngõ lời cám ơn ba vị Dân cử Tạ Đức Trí-Andy Quách-Diệp Miên Trường đã hết sức quan tâm hổ trợ Chùa Điều Ngự từ những ngày đầu còn khó khăn cho đến nay. Sau đó Thượng Tọa tuyên đọc Thông Bạch Vu Lan của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý‎ Thường Vụ Viện Tăng Thống, kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Trước khi đọc Thông Bạch, TT Thích Viên Lý cho biết hiện ĐLHT Thích Quảng Độ đang bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện ở số 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Tuy vậy Ngài vẫn gởi thông bạch ra cho Phật tử khắp nơi. Thông bạch có đoạn: “….Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Đại Lão HT Thích Huyền Quang khẳng định rằng :



“ Người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ ” Trước hoàn cảnh khốn khó của con người vì nạn khủng bố; trước hiểm họa diệt vong của dân tộc vì nạn ngoại xâm, tôi thành tâm khuyến thỉnh toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước hãy nỗ lực thể hiện Bồ tát hạnh, tinh tấn hơn nữa trong việc thanh tịnh hóa ba nghiệp để cùng nhau chuyển vận bánh xe chánh pháp.


Cháp pháp có tồn tại thì thế giới nhân loại mới chung sống hòa bình, những ‎thức hệ đảo điên mới không còn cơ sở phát tác; nhờ thế nghiệp lành sẽ tăng triển, nghiệp ác sẽ đoạn từ, môi trường sống nhờ đó mà cải thiện, tệ nạn xã hội từ đấy mà chấm dứt, khủng bố vì thế mà diệt vong, công lý, tự do nhờ vậy mà có mặt. Với tuệ giác và đại bi tâm, lấy việc phụng sự chúng sanh làm sự nghiệp, chúng ta sẽ kiến tạo một cảnh giới an bình, đây chính là hành động báo ân cụ thể nhất đối với quốc gia dân tộc, các bậc sinh thành dưỡng dục, đa sanh phụ mẫu…Đại diện Giáo hội dân lập truyền thống, chúng tôi chân thành đề nghị các chính phủ đang có quan hệ với VN hãy quan tâm đến khối dân tộc VN thay vì chỉ quan tâm đến thiểu số lãnh đạo độc tài toàn trị, không được lòng dân vì không đại diện thực sự cho dân, thông bạch Vu Lan cũng có đoạn nhắn gởi đến nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam:


“Tôi thiết tha kêu gọi chư vị sớm nhận thức được việc áp dụng chủ thuyết sai lầm mà chính trong thâm tâm của quý vị cũng không tin tưởng nữa, nhưng chỉ vì quyền lợi cá nhân, phe nhóm nên quí vị cố nán bíu để có thể đưa tổ quốc tới diệt vong. Hãy kịp thời sám hối, trả tự do cho những nhà hoạt động tôn giáo, các nhà đấu tranh cho d6an chủ , nhân quiyền , trả lại tài sãn nhà nước chiếm dụng cho các tôn giáo và đồng bào oan ức để đoàn kết toàn dân bảo vệ cứu nguy và tái thiết đát nước.”

Tiếp theo là phần phát biểu ý kiến của ba nghị viên Tạ Đức Trí, Andy Quách, Diệp Miên Trường với đại ý hướng về ý nghiã ngày lễ Vu Lan hiếu hạnh và hứa hẹn sẽ tận lực giúp các mặt pháp lý để công cuộc xây dựng Chùa sớm hoàn tất. Dân Biểu Trần Thái Văn, Thượng Nghĩ Si Lou Corea cũng đã phát biểu chúc hiếu chúc thọ nhân ngày Vu Lan.


Sau đó Hòa Thượng Thích Viên Hữu TVT. Tăng Sự lên ban đạo từ, và Thượng Tọa Thích viên Quang TVT. Giáo dục nói về sự nghiệp của ĐĐ cố Tăng Thống Thích Huyền Quang.

Tiếp theo ba hồi chuông trống Bát Nhã cung nghinh chư tôn Giáo Phẩm, Đại Đức Tăng Ni và Chư Tôn ngoại Quốc trong vùng lên lễ đài chính thức cử hành lễ Vu Lan theo hai truyền thống Bắc và Nam Tông.




Sau lễ phóng sanh là phần trình bày phối cảnh và tiến trình xây dựng Chùa Điều Ngự thể hiện nguyện vọng của Chư Tôn Đức và đồng hương Phật Tử muốn có một ngôi Chùa vừa tráng lệ vừa là biểu tượng cho văn hóa Phật Giáo tại Vùng Little Saigon. Một Kiến trúc sư đại diện Ban thiết kế đã diễn giải trên phóng đồ lớn, theo đó kinh phí dự trù hơn 3 triệu. Diện tích chùa tầng trên có 10 ngàn sqf. Tầng dưới khoảng 25 ngàn sqf. Có sức chứa khoảng 70 xe.

Cư Sĩ Trí Tín cùng Ban Tài Chánh lên trình bày và kêu gọi Phật tử cúng dường hoặc cho Chùa mượn tiền, sau 3 năm chùa sẽ hoàn trả…cùng lúc đó tâm thư được phát trao đến tận tay Phật Tử tham dự.

Ban Chúc Thọ đã trân trọng xướng danh từng vị và đặc biệt mời Quý Cụ có tuổi thọ từ 80 trở lên đến trước Lễ Đài để được Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa và Dân biểu Trần Thái Văn trao quà Chúc Thọ với lời Chúc mừng, chúc thọ đến từng Vị , tiếp theo Quý cụ tuổi thọ từ 80 đến 75 nhận quà và lời chúc thọ của ban tổ chức tại chỗ ngồi. Lễ Chúc thọ đã diễn ra thật cung kính thân tình vui vẽ, Dân biểu Trần Thái Văn đã trao quà mừng thọ đến Cụ Bách là vị cao niên 101 tuổi luôn luôn hiện diện tại Chùa Điều Ngự trong các buổi lễ lớn hoặc sinh hoạt của Giáo Hội về Pháp nạn và quốc nạn mặc dầu cụ là một tín đồ Công Giáo.

Tiếp theo Cư sĩ Chơn Diệu cùng các Trưởng Tiểu Ban đã lên Cảm tạ Chư Tôn Đức, Quan Khách, Nhân sĩ, truyền thông báo chí, Các Đoàn thể, đồng hương Phật Tử đã đền tham dự ngày Đại Lễ. Mời thọ trai và thưởng thức chương trình văn nghệ cúng dường Vu Lan . Mở đầu Ca sĩ Quỳnh Hoa đã hát bài “Hồng vàng Hiếu Hạnh” của Cư sĩ Hoàng Phong/Chơn Diêu, tiếp theo là vũ khúc do các em gia đình Phật tử Điều Ngự. Tham gia chương trình Văn nghệ còn có các ca sỹ Xuân Thanh-Lan Hương-Bảo Nam-Thi Nhơn-Ca sĩ vọng cổ đã trình bày những ca khúc Đạo và Quê Hương rất đặc sắc làm mọi người say mê thưởng, quên về…Xen kẻ là phần phát biểu của Giáo sư Lưu Trung Khảo về nhiệm vụ hiếu kính tứ ân trong đó có phung sự Tam Bảo và công đức xây dựng Chùa. Trong chương trình văn nghê MC đã xen kẻ xướng danh Phật tử đưa bao thư cúng dường số tiền từ vài ba chục đến vài ba ngàn với sự vỗ tay vui mừng của Phật tử còn hiện diện.Cùng thời gian naỳ trong Chánh Điện đã cử hành lễ Qui Y cho hàng trăm Phật tử nhân dịp lễ Vu Lan.

Hai ngày Vu Lan thắng hội tại Chùa Điều Ngự đã hoàn mãn tốt đẹp với người con Phật. Chúng tôi được biết phương danh cúng dường đã và sẽ ghi danh lên bảng công đức và khi Chùa hoàn thành sẽ tạc bảng lưu danh công đức bước đầu cho Phật tử hậu thế./-

NGUYỄN NINH THUẬN -THANH TRÚC

http://www.vietvungvinh.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1360:dai-le-vu-lan-thang-hoi-tai-chua-dieu-ngu&catid=74:cong-dong&Itemid=122


LỄ VU LAN TẠI THẠCH THẤT- SƠN TÂY

Tin PG trong nước
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Kim Long - huyện Thạch Thất – Hà Nội
Đức Hiếu

15/08/2010 16:11 (GMT+7)



Vu lan báo hiếu và trao quà từ thiện cho gia đình chính sách và hộ nghèo.

Sáng nay, 15/8/2010 (nhằm ngày 6/7 Canh Dần - Phật lịch 2554) nhân mùa Vu lan báo hiếu tại chùa Kim Long - thôn Phú Đa - xã Cần Kiệm - huyện Thạch Thất - Hà Nội đã tổ chức Đại lễ.

Tới chứng minh và tham dự có TT. Thích Bảo Nghiêm – phó chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Trưởng ban trị sự Thành hội PG Hà Nội; ĐĐ. Thích Chiếu Tuệ - Trưởng ban Hoằng pháp Thành hội PG Hà Nội; ĐĐ. Thích Tâm Thuần – Phó ban Hoằng pháp Thành hội PG Hà Nội, Trụ trì Thiền viện Sùng Phúc; Ni sư Thích Đàm Vân – Phó ban đại diện Phật giáo huyện Thanh Trì; cùng chư Tôn đức Tăng Ni trong ban đại diện Phật giáo huyện Thạch Thất và các chùa lân cận.

Về phía chính quyền có Quý vị đại diện cho Hội chữ thập đỏ huyện Thạch Thất, Đảng uỷ, HĐND-UBND-UBMTTQ xã Cần Kiệm và chính quyền địa phương sở tại.
Sau phần nghi lễ Dâng hoa cúng dàng và Bông hồng cài áo, Ni sư Đàm Vân đã đại diện cho chư Tôn đức Tăng Ni trao quà chúc thọ cho Hội người cao tuổi thôn Phú Đa và 50 suất quà từ thiện cho các gia đình chính sách và hộ nghèo tại địa phương với tổng giá trị gần 20 triệu đồng.

Nhân Đại lễ, Thượng toạ chứng minh đã ban đạo từ nói lên tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật, nhất là chữ Hiếu trong đạo Phật, Thượng toạ cũng sách tấn nhắc nhở Tăng Ni, Phật tử phát huy tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, quan tâm đến công tác từ thiện hơn nữa. Sau nghi lễ là phần dâng y cúng dàng trai tăng.
Có thể nói, sau bao nhiêu năm ngôi chùa không có sư trụ trì, đây là lần đầu tiên được chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội quan tâm chỉ đạo, Đại lễ đã thu hút gần 2000 phật tử địa phương và thập phương tham dự, đây chính là dấu hiệu cho sự phát triển toàn diện của Phật giáo Thủ đô sau khi hợp nhất.


1.jpg

Văn nghệ chào mừng của câu lạc bộ Liên Hoa

2.JPG

3.JPG

4.JPG

Cung nghinh chư Tôn đức quang lâm

5.JPG

Niệm Phật cầu gia bị

6.JPG

7.JPG

P1090154.JPG

P1090158.JPG

Lễ bông hồng cài áo

P1090160.JPG

P1090165.JPG

Niềm hoan hỷ của các Phật tử

P1090167.JPG

Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa đến dự

P1090173.JPG

Ni sư Đàm Vân trao quà từ thiện

P1090189.JPG

Cung nghinh TT. Thích Bảo Nghiêm quang lâm

P1090193.JPG

P1090199.JPG

Lễ dâng y cúng dàng

P1090204.JPG

P1090210.JPG

P1090212.JPG

Thượng toạ chứng minh ban đạo từ

P1090226.JPG

Lễ niêm hương bạch Phật

P1090227.JPG

P1090230.JPG

P1090231.JPG

P1090232.JPG

P1090254.JPG

Chư Tôn đức thăm quan chùa

P1090257.JPG

http://www.hoangphaphanoi.com/tin-tuc/tin-pg-trong-nuoc/7F4452_dai_le_vu_lan_bao_hieu_tai_chua_kim_long__huyen_thach_that__ha_noi.aspx

HÌNH ẢNH LỄ VU LAN TẠI HÀ NỘI NĂM 2007

Hình ảnh lễ Vu Lan

Chùa Hà, Quán Sứ đông nghẹt, phố Hàng Mã (Hà Nội) tấp nập người mua bán. Còn ở Sài Gòn, khi đi chùa, những người con cài một bông hoa lên ngực biểu lộ lòng hiếu nghĩa. Thư pháp với chữ Mẹ được treo ở nhiều nơi. VnExpress ghi lại những hình ảnh rằm tháng 7 - ngày xá tội vong nhân.


Đại lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.



Các vị trụ trì tại chùa Quán Sứ làm lễ từ rất sớm.




Cài hoa lên ngực để thể hiện lòng hiếu nghĩa khi đi lễ chùa ở Saigon.




Hoa màu đỏ thể hiện niềm hạnh phúc khi còn đủ cả cha mẹ. Hoa trắng được cài lên ngực của người đã mất đi một trong hai bậc sinh thành.




Tỉ mỉ kết từng bông sen và tràng Ngọc Lan, một trong những mặt hàng đắt khách nhất mùa Vu Lan tại Saigon.




Bức tranh thư pháp với chữ "Mẹ" được trưng bày tại chùa Vĩnh Nghiêm, Saigon.




Nhiều gia đình đi mua đồ cúng rằm ở phố Hàng Mã, Hà Nội.




Xe Dylan cho người cõi âm.




Người nước ngoài mua vàng mã trên phố Hàng Mã.




Nhà cao tầng, máy giặt lồng ngang, tủ lạnh, xe hơi với mẫu mã mới như thật.




Các chị em đi lễ tại chùa Hà, Hà Nội.




Hóa vàng tại chùa...




... và ngay trên đường phố Hà Nội.




Tiệc chay trong lễ Vu Lan thu hút được cả khách nước ngoài.


http://vnexpress.net/vietnam/xa-hoi/2007/08/3b9f99a6/





TƯỚNG ĐI ĐÊM
Trần Nhu

Tặng bà Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

GS Nguyễn văn Canh: Nhà văn Trần Nhu là Giáo sư sử học tại Hà Nội. Ông vượt biển từ Hải Phòng, sang Hồng Kông, rồi vào tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1981. Tác phẩm mới nhất của ông là Tinh Thần Phật Giáo VN Nhập Thế ( 2005).


Ngày 19 tháng 5, trong khi mọi người đang uống rượu sâm-banh ở dinh Chủ tịch mừng sinh nhật bác Hồ, thì ở nhà riêng, Lê Đức Thọ gọi điện thoại cho em ruột của y là Mai Chí , Đại tướng ngành Công an, bộ trưởng Bộ Nội Vụ, yêu cầu hắn liên lạc với tướng Võ Nguyên Giáp, về việc chuẩn bị đi sứ sang nước Tầu.

Trong khi Giáp đang điên đầu về cái chết của hai viên Đại tướng là Lê Trọng Tấn, và Hoàng Văn Thái, cùng với việc mật vụ của anh em Thọ bắt bớ hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu. Tinh thần tướng Giáp xuống thấp một cách tệ hại. Mấy đêm qua ông không ngủ. Ông lấy thuốc an thần uống một liều cực nặng "ba viên" định vào giường nghỉ, thì lại có tiếng chuông điện thoại reo rát tai. Ông cầm ống nghẹ Đầu bên kia, vẫn giọng nói quen thuộc. Mặc dù biết nó đấy! Ông vẫn hỏi:

- Ai? Xin cho biết quý danh?
Đầu bên kia: - A lộ.. Kính chào Đại tướng, tôi Mai Chí Thọ đây.
- À! Ra ông Bộ trưởng.
- Đại tướng khỏe chứ?
- Vẫn thường thôi. - Tôi có việc cần muốn thảo luận với Đại tướng.
- Có việc gì, xin ông cứ nói thẳng?

- Vâng, thưa Đại tướng: theo yêu cầu của Bộ Chính Trị, muốn Đại tướng qua thăm hữu nghị Bắc Kinh, nhân dịp họ tổ chức Thế Vận Hội Á Châu. - Ồ! Xin lỗi ngài Bộ trưởng. Tôi hiểu rồi. Xin ông thứ lỗi cho. Tôi không thể đi đâu trong lúc này. Nhưng tôi muốn biết đây là ý kiến của Bộ Chính Trị, hay của ông Lê Đức Thọ?
Mai Chí, dịu giọng xuống: - Thưa Đại tướng, đây là vấn đề chung của Đảng.
- Nhưng tôi muốn biết ai đề xuất ra sáng kiến này?
Đầu bên kia: - Dĩ nhiên ông Thọ.
Giọng bực dọc, Giáp nói: - Liệu có điều gì xảo trá trong đề nghị đó không?
Mai Chí phân bua: - Thưa Đại tướng, tôi không nghĩ như vậy. Đó là sáng kiến xây dựng.
Giáp chua cay: - Tất cả sáng kiến của ông Thọ đều hay. Những gì ông ta làm từ trước đến nay đều tốt. Tôi thành thật khen ngợi ông Thọ. Tôi không có sáng kiến về ngoại giao. Nhưng tôi không thể tuân lệnh ông ta trong việc đi Bắc Kinh. Tôi nghĩ, việc quan hệ với họ lúc này không thuận lợi, không đẹp, và không quan trọng.

- Thưa Đại tướng! Quan hệ với Bắc Kinh thời điểm này có một tầm quan trọng thiết yếu hơn với các quốc gia khác. Và Đại tướng nên hiểu rằng trước sau ông Thọ và tôi đều một lòng vì đảng, vì dân. Tôi tin ông Thọ cũng như tôi, không có động cơ nào khác, ngoài việc phục vụ quyền lợi chung của Đảng. Nỗi lo lắng duy nhất của ông ấy là sự tồn tại của chế độ.

Giáp cũng xuống giọng: - Người Tầu đâu có ưa gì tôi. Nên quan hệ với họ rất khó khăn. Họ còn cay cú về cuộc chiến tranh ở Căm-Bốt, và cuộc xung đột với ta, ở biên giới mấy năm trước.
Mai Chí: - Tôi nghĩ, dĩ vãng và hiện tại luôn luôn khác nhau, nó phải biến chuyển theo con đường của nó, theo đà của nó đến các mục tiêu, trên nguyên tắc mở đường cho việc bình thường quan hệ ngoại giao giữa hai đảng trước kia căng thẳng. Và nhân đây tôi cũng cho Đại tướng biết: ông Thọ vừa đi Moscow về nói cho tôi hay. Nội bộ Điện Kremlin có thay đổi khi Gorbachev lên nắm quyền. Tay này giọng điệu y hệt Khruchev, cũng điên cuồng chống Stalin. Và có vẻ nguy hiểm hơn nhiều trong quan hệ đối ngoại, và đối nội. Nên việc gây dựng ý nghĩa quyền lợi chung giữa ta và Trung Quốc có thể lập lại quan hệ thân hữu càng sớm càng tốt, càng có lợi. Tôi mong Đại tướng chia xẻ nhận định này, trách nhiệm đặt lên vai Đại tướng rất lớn, trách nhiệm trước Đảng, trách nhiệm trước lịch sử. Vậy một cử chỉ hòa giải trong chuyến đi của Đại tướng là một bước ngoặt có ý nghĩa...

- Tôi đã nghỉ hưu. Tôi không đại diện cho Đảng, Chính Phủ, Quân đội cũng không. Tôi không hiểu sao tôi phải đi Bắc Kinh? Tôi không thể... Tôi không muốn. Giáp nói chậm.

- Ông Thọ và Bộ Chính Trị đều biết khó khăn... Nhưng Đảng không cần gì khác, ngoài sự có mặt của Đại Tướng trong Đoàn Thể Dục Thể Thao của ta đi dự Thế Vận Hội Á Châu.
- Thế thì cần gì đến tôi. Giáp nói.
Mai Chí: - Không, theo ông Thọ cho biết; nhân dịp này Đại tướng có thể gặp gỡ một số yếu nhân trong Chính trị Bộ Trung Quốc. Chuyến đi này rất quan trọng. Đảng khẩn thiết yêu cầu Đại tướng đị.

-Cụ thể về vấn đề gì? Giáp hỏi. - Đề nghị hợp tác... bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tôi thấy rất gay go.
Mai Chí: - Họ đã nhắn tin... và chìa tay... Ông Thọ đã bắt được tín hiệu... rất tốt đối với tình thế hiện nay, hơn nữa nó cũng nằm trong lĩnh vực quan tâm hàng đầu của Đảng.
Võ Nguyên Giáp: - Tôi là tướng! Khó nói chuyện với họ về những vấn đề tế nhị như thế. Nhưng tôi biết một người có thể làm được. Ông ta thừa uy tín, có khả năng. Đó là Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Mai Chí xỗ sàng: - Vô tích sự! Ông ta mù lòa, đui điếc, nói năng lẩm cẩm quá đáng rồi, để ông ấy đi, ông ấy sẽ bán cả nước.
- Vậy thì, ông Đỗ Mười, là hợp lý nhất.
- Lại càng tệ hơn. Không thể được, hắn điên nặng, ai chẳng biết.

Vẻ khó chịu, thay đổi hẳn thái độ. Mai Chí nói xẵng giọng như ra lệnh: - Đại tướng phải đi. Tôi nói vắn tắt, thẳng thừng như vậy đó. Ông Thọ bảo thế. Hắn nhấn mạnh.
- Tôi cũng cho ông và ông Thọ biết. Tôi không đi đâu cả.
Mai Chí phớt tỉnh hỏi lại: - Đại tướng có muốn trực tiếp gặp ông Thọ không? Và có yêu cầu giúp đỡ gì trong chuyến đi Bắc Kinh sắp tới không?
- Đã nói, tôi không đi.
Mai Chí: - Xin ngài lưu ý. Đây là chỉ thị của ông Thọ. Không có viện dẫn lý do gì hết. Việc đã sắp xếp như vậy rồi.

Ý muốn sắt đá của Thọ được áp dụng trên tất cả bình diện cả về đời sống tư riêng của các ủy viên trung ương Đảng! Và độc quyền đàn áp chính trị là một phương thức để giữ quyền hành và duy trì trật tự trong Đảng. Về phương diện đặc biệt này, Thọ khác với Mafia, Mafia chỉ ở mức độ nào đó thôi chớ không phải tuyệt đối.

Võ Nguyên Giáp, hiểu lệnh của Thọ, tức là luật, nếu từ chối y sẽ lãnh đủ... Giáp bị kẹt và hết cách thoát, y ấp úng. Sự tự tín của y đã tan biến đi đâu mất rất nhanh và giọng nói của y tự nhiên thiếu hẳn âm thanh quyết liệt:
- Anh nói với ông Thọ. Tôi cần thời gian suy nghĩ. Tôi chưa thể đi.
- Nếu vậy thì Đại tướng cần phải gặp ngay ông Thọ.
- Thôi được, để tôi sẽ gặp ngay ông ấy, nói chuyện.
- Tôi đề nghị, thứ ba tuần tới, Đại tướng gặp ông Thọ, ở Trụ sở Đảng số 4 Nguyễn Đức Cảnh.
- Tôi không muốn đến Trụ sở Đảng
- Thế ở đâu? Mai hỏi.
- Nếu ông Thọ, vui lòng đến nhà tôi, hoặc tôi thân hành đến nhà ông ấy cũng được.
- Tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của ngài, nói lại việc này với ông Thọ. Giáp chưa biết có nên nói gì thêm, thì đầu bên kia gác máy.

Trước khi tướng Giáp ra xe đi đến nhà Thọ, cả nhà như giữ một sự im lặng dày đặc. Vợ ông bà Bích Hà, cuối cùng thốt lên lời cảnh cáo, là phải hết sức cẩn thận khi nói chuyện với Thọ. Và nhớ đừng có nhận lời đi Bắc Kinh, nó sẽ làm nhục ông đấy.
- Bà yên tâm đi. Ông nói:
- Tôi sẽ không đi đâu hết. Tôi sẽ...
- Thì tôi bảo ông phải cẩn trọng, mà bao nhiêu lần nó làm nhục ông rồi! Nhưng những cái nhục đó cũng không đáng kể đâu.
- Thì cái nhục gì đáng kể, bà nói tôi nghe ? - Không những nhục mà còn là tội tầy đình. - Tội gì ? - Tôi hỏi ông, việc để mất Hoàng Sa, Trường Sa không phải trách nhiệm của ông sao ?
- Không. - Thế ông làm tướng để làm gì ? Và còn những ai trách nhiệm nữa ?
- Bà không biết việc này, chính cụ Hồ khi họp Bộ Chính Trị vào ngày mùng 7 tháng 9 năm 58 bàn về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, cụ nói: "Các đồng chí Trung Quốc đã giúp ta từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là nhờ ở họ. Nay họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, sao có thể từ chối ? Vả lại, mảnh đất hoang dã ấy chẳng có gì ngoài cứt chim..."
- Đồ ngu, tôi muốn ỉa vào mặt nó, nợ thì trả, còn đất đai sông núi tổ tiên ta đổ xương máu ra để bảo vệ, gìn giữ. Không một cá nhân nào, một tập đoàn đảng phái nào có quyền sang nhượng cho nước ngoài.


Sử ghi: "Năm 1470, tình hình biên giới Tầu-Việt có phần căng thẳng. Vua Lê thánh Tông cho hội quân ở Lục Đầu Giang để biểu dương sức mạnh quân sự. Vua tuyên bố đanh thép: Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại. (Trời Nam ngàn năm núi sông vẫn còn) Và đến năm 1473, trong lời dụ quan Thái Bảo Kiểm Dương với Lê Cảnh Huy được cử tiếp sứ Tầu. Vua còn tỏ ra cương quyết hơn nữa: "Các ngươi nên nhớ rằng, một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ. Ngươi phải cương quyết tranh biện. Chớ có cho giặc lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc, trình bày rõ điều hơn lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước sông, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì phải tru di.

" Đó là sử Việt, sử Tầu. Ngày xưa cũng ghi. Mạo Đốn cướp chính quyền, tự lập nước Đông Hồ ở phía đông, nước Nguyệt Thị ở phía tây Hung Nô đều tương đối lớn mạnh, vua Đông Hồ sau khi nghe Mạo Đốn giết cha tự lập, đã cử sứ giả nói với Mạo Đốn: muốn được ngựa Thiên lý của Đầu Mán. Mạo Đốn và quần thần họp nhau thương nghị việc này. Các quần thần nói: "Thiên lý mã là ngựa quý của Hung Nô, không thể chọ" Trái ngược lại, Mao Đốn nói: "Vì cớ gì lại yêu một con ngựa hơn một nước láng giềng ?" Thế rồi liền đem Thiên lý mã biếu cho vua Đông Hồ. Vua Đông Hồ cho rằng Mạo Đốn sợ sệt Đông Hồ.

Không lâu lại gửi sứ giả tới nói với Mạo Đốn, muốn được người vợ yêu của Mạo Đốn là nàng Át Thị. Mạo Đốn lại triệu tập quần thần tới thương nghị. Các quần thần đều phẫn nộ, bực tức vô cùng nói: "Đông Hồ vô đạo, ngông cuồng muốn cướp vợ yêu của Đan Vu tạ Xin cho được tấn công đánh nước chúng." Mạo Đốn lại nói: "Vì cớ gì mà lại yêu một người đàn bà hơn một nước láng giềng." Nói xong liền đem Át Thị dâng lên cho vua Đông Hồ. Vua Đông Hồ càng thêm kiêu ngạo, cảm thấy Hung Nô nhu nhược đáng khinh. Do đó, không ngừng xâm phạm ở phía tây. Lúc đó, giữa Đông Hồ và Hung Nô có một "mảnh đất bỏ hoang" ước khoảng hơn một ngàn dặm, cả hai bên đều không có sự quản lý thực tế. Vua Đông Hồ lại sai sứ giả đến nói với Mạo Đốn: "Mảnh đất bỏ hoang này, Hung Nô các người cũng chẳng có năng lực khống chế, ta muốn chiếm giữ nó."

Mạo Đốn lại trưng cầu ý kiến quần thần. Có người chủ trương không cho. Có người cho rằng: "Mảnh đất bỏ hoang đó bỏ đi chẳng có tác dụng gì, cho Đông Hồ cũng được." Mạo Đốn bỗng nhiên vô cùng bực tức nói: " Ngựa quý có thể cho, gái đẹp có thể dâng. Còn đất đai là nền tảng của quốc gia, sao lại có thể cho nước khác được ?" Tức thì đem toàn bộ số đại thần cho rằng nên biếu "mảnh đất bỏ đi" cho Đông Hồ, lôi ra chém đầu hết. Ông thấy chưa ? Chuyện "mảnh đất bỏ đi" đâu khác việc dâng đảo Hoàng Sa, Trường Sa chúng nó đều đáng đem chém hết.

Người Tầu đâu chỉ muốn một vài hòn đảo. Họ muốn cả nước ta.
- Xin bà nói nhỏ, đủ nghe thôi. Nguy hiểm quá.
- Chúng mày làm cách mạng mà không chịu xem sử. Cả ông nữa. Tôi kể cho mà nghe: Ngày xưa sử Tầu có ghi,
- Thôi! Tôi mệt muốn chết, trong mấy đêm qua tôi không ngủ. Nói thế là đủ rồi.

Một sự căng thẳng dâng lên trong lòng bà. Lại càng căng thẳng hơn nữa, khi xe ông rời nhà. Lúc ấy là vào khoảng 10 giờ sáng thứ ba. Có thể hơn thế một chút. Chiếc xe hơi ZIS đạn bắn không thủng của Liên Xô chế tạo đã đưa tướng Giáp đến nhà Thọ. Trong khi đó vợ ông nằm soài giữa giường. Hơi thở đứt quãng, nói một mình: "Tôi không thể sống nổi nữa rồi. Mất mặt quá! Không chịu được."

Nhưng bà tự tử, các con sống thế nào? Tình trạng sức khỏe không đến nỗi. Điều đau đớn nhất cho bà là cảm thấy nhục nhã và mất mặt! Mà tự tử thì chẳng hay ho gì. Ưu tư đến suốt ngày hôm ấy bà cứ nằm riết trên giường. Đương nhiên là chờ ông về.

Có tiếng động cơ xe hơi ở đằng sau nhà. Thọ bảo tên cận vệ:
- Có tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm tao.
Lập tức cửa được mở ra bởi một vệ sĩ, có đôi mắt cú vọ, và đôi lông mày của một tên giết mướn. Thọ đứng đón Giáp ở ngoài bao lơn. Giáp cười, nhưng cái cười gượng gạo, cười không có nội dung, không có phương hướng. Cái cười vớ vẩn, phó mặc số phận. Sắc mặt âm thầm ủ dột cùng với nỗi căm giận sâu kín. Thọ cũng cười, cái cười nham hiểm chết người. Hắn chìa tay ra:
- Hân hạnh, rất hân hạnh được Đại tướng chiếu cố đến nhà thăm tôi.
Tướng Giáp ngắt lời:
- Tôi đến đây với danh nghĩa cá nhân, trái với những gì ông có thể nghĩ. Bởi tôi đã hồi hưu không còn chút quyền gì trong Đảng, cũng không có ai ủy nhiệm.
Vẫn cái tật, chỉ tay lên trán, nụ cười nửa miệng, Thọ nói:
- Thì ta hãy ngồi với nhau nói chuyện đã nào, mà bà nhà và Đại tướng vui khỏe chứ?
- Không được vui lắm. Thưa ông Thọ. Nhất là đối với ông, Vợ con tôi đã bị đe dọa rồi đấy.
- Không. Tôi không nghĩ thế. Thọ nói.
Giáp cắt ngang: - Thì thằng Võ Điện Biên nhà tôi (1), học ở Đông Đức, cứ bị sứ quán gọi lên hỏi hoài! Còn con Võ Thị Hòa Bình học ở Ba Lan cũng bị mật vụ hỏi thăm thường xuyên, là thế nào?
- Ông hiểu nhầm rồi. Thọ nói: - Cuộc điều tra do Tòa Đại Sứ của ta ở Đông Đức, với các sinh viên du học là chuyện bình thường. Luật pháp có trừ ai đâu. Ông không thấy cả con gái của Tổng Bí Thư Lê Duẩn, cũng phải chịu kỷ luật đó sao? Người nào việc ấy, nhiệm vụ của họ mà! Nếu như cháu không có chi sai phạm, mà tôi nghe các anh bên đó báo cáo. Thằng Võ Điện Biên con ông học rất khá, nó giữ kỷ luật tốt, không sai phạm gì ráo. Chắc là không xảy ra chuyện gì đâu. Là tôi hy vọng thế. Ông cứ yên tâm đi. Còn cháu Võ Thị Hòa Bình học ở Ba Lan, hiện nay thì cháu chỉ bị canh chừng thôi. Chứng cớ là họ đã theo dõi bắt được quả tang nó buôn lậu vàng và dollars. Ngày kia hay ngày mốt thì ông bà sẽ đón cháu ở phi trường Nội Bài. Nhưng nếu ông bà không làm gì thì chúng sẽ được về nhà. Sự im lặng của ông bà là cách tốt nhất bảo vệ cho cháu. Và nhân đây tôi cũng nói để ông biết luôn. Con gái lớn của ông Võ Thị Hồng Anh, học ở Nga, nó học thì rất khá đấy. Nhưng hồ sơ cũng không được ngon lành lắm đâu "liên lạc với người phương Tây". Những chữ này quá độc. Có thể là CIA..

Một vài phút căng thẳng im lặng trôi qua.
Thọ nói tiếp: - Tôi có thể bỏ qua tất cả những chuyện đó, nếu...

Tôi sẽ bảo họ trông nom các con ông một cách an toàn, trừ ra có việc gì mà tôi "không được biết", "câu này cực nguy hiểm" lỡ chúng nó giết rồi mới báo cáo thì sao? Nghĩa là tiền trảm hậu tấu. Cái cảm giác không rõ ràng, không chắc chắn là điều đáng sợ nhất với tình trạng của các con ông hiện giờ..." Còn với ông không dính dáng tí gì vào chuyện con ông sai phạm, thanh danh của ông ở trên mọi sự hiểu lầm. Nhưng vì một lẽ hoàn cảnh rất rõ ràng, mà các đồng chí ở nước ngoài phải lập hồ sợ Đó là chuyện tối thiểu phải làm, rõ ràng là như thế. Tôi rất tiếc... Hắn nói như thầy giáo dậy toán cho học trò lười thâm căn cố đế.

Trong khi Thọ nói, Giáp lo sợ con gái lớn của ông có thể bị bắt cóc, thủ tiêu trên đất Nga bất cứ lúc nào. Mà chẳng phải sự lo xa của tướng Giáp là quá đáng đâu.

Khi Thọ nhắc tới con gái Lê Duẩn, là Lê Vũ Anh, đã chết thảm thương. Chuyện này Giáp biết, mà có gì đâu. Chỉ vì Lê Vũ Anh lấy viện sĩ hàn lâm khoa học Maslov Liên Xộ Lê Vũ Anh đã bị chính Lê Đức Thọ cho tay chân của y ở Mạc Tư Khoa thủ tiêu, mặc dù Lê Vũ Anh lúc đó đã có ba con với Maslov. Chuyện này, Lê Đức Thọ có đặt điều kiện với Lê Duẩn: Một là tiếp tục ngôi ghế Tổng Bí Thự Hai là về hưu non để con gái được sống. Lê Duẩn đã ưng thuận điều kiện thứ nhất, nghĩa là thà để mất con, chứ không để mất chức Tổng Bí Thự.

Cũng nên nhớ rằng ở cái thời đại Bréjnev - Lê Duẩn, "quan hệ anh em" giữa các nước cùng mang họ Mác-Lê, như Liên Xô, Trung Quốc, Albanie, VN, Bắc Hàn, không được phép lấy nhau. Những cuộc hôn nhân hỗn hợp bị nghiêm cấm tuyệt đối. Mặc dù luật pháp các nước không có ghi thành văn bản, chỉ có sự trao đổi bằng mồm giữa các lãnh tụ. Nhưng nó đã trở thành luật, một thứ luật quái gở. Chính con gái Tổng Bí Thư chết vì thứ luật đó và còn biết bao thảm kịch không tên đã xảy ra đối với các du học sinh khác nữa chứ.

Những chuyện này Giáp hiểu rất rõ. Và ông càng lo cho con gái ông trên đất Ngạ Chưa hết, lại còn đứa con gái út đang học ở Ba Lan bị quy kết tội buôn lậu. Ông hình dung thấy nó đang đứng sau những song sắt nhà tù. Mặt ông bỗng chốc nặng trĩu oán hờn, cam chịu. Phải nuốt những viên thuốc và thấy quả thật là quá đắng. Giọng uất hận, ông nói:

- Tôi thấy chẳng có một bằng chứng nào về con tôi có liên lạc với người phương Tây và đứa khác thì buôn lậu cả. Nhưng tôi biết chắc trong cả hai vụ này, chúng đều có một cái âm mưu gì xấu ngầm trong đó.

Thọ lại cười, nụ cười cá sấu: - Bên tòa Đại Sứ, họ có gửi cho tôi bản "thú tội" của chính tay các cháu viết. Ông nghĩ sao?
- Cái đó, đối với bọn mật vụ có khó khăn gì? Nên bằng chứng nào của ông dẫn ra, tôi cũng không tin. Tôi biết các con tôi trong trắng, vô tội.
Giáp nói: - Nhưng đây lại là sự thật. Một trăm phần trăm.
Thọ vừa nói tay vừa rút ngăn kéo bàn lấy ra một bản tự thú của Võ Thị Hòa Bình, chìa về phía trước mặt Giáp:
- Ông coi đây này, rõ ràng tôi đã nói với ông. Giáp giả bộ không hiểu thế là nghĩa lý gì! Có thể thấy rõ ràng, ánh mắt của người bị hạ nhục, chứa sự phẫn uất, hận thù, ông cúi mặt lặng thinh.

Lại một sự trớ trêu nữa. Ngay trong khi hai người nói chuyện. Chuông điện thoại cứ réo.
- A lộ.. Ai đấy? Thọ hỏi.
- Thưa anh lớn, tôi Nguyễn Khiêm Đại Sứ ở Moscow đây.
- Có việc gì gấp đấy anh Khiêm? - Thưa anh lớn. Có một vài trường đại học Mỹ, họ mời Tiến Sĩ Vật Lý địa cầu Võ Thị Hồng Anh qua Hoa Kỳ.
- Về việc gì? - Thưa anh chưa rõ. Vậy xin anh cho chỉ thị...
- Tối nay tôi trao đổi lại với anh được chứ?
- Dạ, dạ thưa anh được ạ.
- Tôi sẽ gọi lại. Thọ đặt máy xuống ngay. Chuyện phone rất bình thường. Nhưng cái điều bất bình thường hơn là Giáp có mặt ở đây ngay lúc này. Thật là quỷ mới biết được những phù phép trong bụng dạ hắn. Ôi! Lại một sự ngẫu nhiên đầy bi kịch. Lại một sự trùng hợp nữa chăng? Không. Tất cả đã được sắp xếp có chủ ý.

Nghe Thọ với Khiêm, nói chuyện về Võ Thị Hồng Anh, Tướng Giáp ngồi như phỗng. Đôi mắt sếch lờ đờ bất động, như mắt lợn luộc. Cái vụ này với vụ con gái út ở Ba Lan dường như hai đòn quá nặng, quá hiểm giáng xuống cùng một lúc. Ông đã mất tinh thần, trong khi đó, đôi mắt mầu lục của Thọ cắm phập vào mắt ông! Mỉa mai, ngạo nghễ, diễu cợt. Như thể nói rằng - Mày có chịu nổi đòn phép của tao chưa? Và dường như muốn để cho Giáp thấm nhuần bài học, Thọ bỏ lửng câu chuyện rắc rối ở đó... Hắn nói:

- Ông hiểu, tôi mời ông đến đây không vì những chuyện riêng tư vụn vặt, mà muốn bàn với ông câu chuyện quốc sự trọng đại kiạ Chắc thằng Mai Chí nhà tôi nó đã thưa với ông rồi. Nhưng tôi rất tiếc là ông có ý định từ chối chuyện này.

- Thế ông có chuyện gì cần đến tôi nào?
Giáp hỏi. - Tôi muốn đề nghị ông cùng tham gia phái đoàn của Đảng công du Bắc Kinh.
Giáp lắc đầu:
- Việc đó bây giờ hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Tôi đã nghỉ hưu mà.
Thọ cắt ngang: - Thực ra ông cũng như tôi - Tuy rằng chính thức là đang nghỉ hưu đó - Nhưng không dừng được. Thế nào thỉnh thoảng cũng phải làm một việc gì. Mà chúng ta không được quên rằng sự lựa chọn của chúng ta trong công vụ không thể nào theo quy luật chung, cũng không có thành vấn đề giữa người tại chức, và người đã hồi hưu, người "tốt" có năng lực, có uy tín, chức vụ. - Tôi còn chức vụ gì đâu? Giáp nói.
- Thì ông đã từng đội ba cái mũ lớn: mũ thứ nhất Đại tướng Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, mũ thứ nhì Đại tướng Tổng Quân Ủy, mũ thứ ba Phó Thủ tướng Thứ Nhất, và...

- Chuyện đó xưa rồi. Tôi nghĩ rằng chưa có lúc nào, tôi lại có ý nghĩ là mình sẽ hấp dẫn lôi cuốn, vào việc làm một sứ thần. Nhất là đối với Bắc Kinh. Trong trường hợp này có vẻ hài hước hơn hết cả. Những chuyện ông ép tôi làm như Chủ tịch Ủy Ban Sinh Đẻ Có Kế Hoạch trước kia, nay lại là Sứ thần gần như ngoài giới hạn, ý nghĩ của tôi.

- Đại tướng sai rồi - Giọng Thọ lớn hơn - Chuyện này có gì là hài hước đâu! Cũng không phải là chuyện vượt qua hàng rào sắt của nhà binh. Ông không thể nói là ông chỉ làm một việc độc nhất trên đời là đánh giặc. Ông phải nghĩ đến quyền lợi chung.

- Quyền lợi gì? Giáp hỏi.
Thọ: - Tôi đang nghĩ đến một sự móc nối lại quan hệ giữa hai đảng Trung Quốc và ta. Chúng ta phải cải thiện tình thế, nếu không sẽ bị mắc kẹt, nhân đây tôi cũng cho ông hay: tháng trước tôi đi Moscow mười ngày, gặp Gorbachev hai lần. Ông ta đưa ra những đề nghị cải cách ngược đời xa lạ với đường lối của Đảng từ xưa đến nay. Thật nguy hiểm không thể chấp nhận được. - Những đề nghị gì? Có quan hệ đến Đảng ta, ông cho tôi hay?
- Gorbachev đề nghị một cuộc cải cách chính trị sâu rộng trong quốc gia, một quốc gia hoàn toàn mới mẻ. Kiểu chế độ Tổng Thống ở Mỹ. Đảng CS chỉ giữ sự lãnh đạo ý thức hệ, còn quyền điều hành quốc gia thuộc về chính phủ. Ông ta đưa ra hai khẩu hiệu chiến lược: thứ nhất "Perestroika" (tái sắp xếp), thứ hai "Glasnost" (cởi mở). Nếu "tái sắp xếp", thật rùng rợn... còn Glasnost "cởi mở" đất rung chuyển... Hiện ông ta đang vận động trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CS Liên Xô và cả các lãnh tụ đảng ở Đông Âu nữa. Tôi lo ngại một sự bất trắc có thể xẩy ra, nguy hại cho Đảng; trong đó có tôi và ông, nên chúng ta bằng mọi giá phải nối lại quan hệ với Bắc Kinh. Tôi hiểu rằng khó khăn đấy. Vì họ còn căm giận ta vì nhiều chuyện lắm, nhất là trận chiến hồi năm 79. Tất nhiên không có vấn đề là những thù hằn, mâu thuẫn ấy cứ vĩnh viễn ở mãi một chỗ, trong một tình thế đổi khác.

Thật ra trong lúc này và trong tương lai, tôi chỉ nhìn thẳng vào khả năng: yêu cầu hợp tác giữa hai Đảng CSVN và Trung Quốc, tiếp tục bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa và tập trung mọi nỗ lực vào việc bảo vệ hai đảng. Nhưng tiếp tục một cách tuyệt đối bí mật. Trong khi đó ta theo dõi các biến cố ở Nga Sô để kịp thời ứng đối.

Vì thế tôi đã chỉ thị cho Hồng Hà tham dự vào cuộc hội kiến giữa đại diện hai đảng ở Tòa Đại Sứ của họ ở Công Gộ Cuộc gặp gỡ diễn ra không đến nỗi tệ quá. Vì họ tỏ ra hòa giải với ta, hai bên đều nhất trí về tình hình ở Nga. Và nhiệm vụ của hai Đảng, nghĩa là quan điểm gần như giống nhau, trên phương diện đó tôi nghĩ là cần phải hợp tác với họ, càng sớm càng tốt. Một lần nữa, vấn đề không phải hoàn toàn phụ thuộc ở phương diện nhà nước, mà ở diện quyền lợi chung giữa hai Đảng có hay không?


Nếu có sự giúp đỡ của Đảng CS Trung Quốc, chúng ta có thể chống lại những đe dọa của phương Tây. Chúng ta phải tin ở phương diện đó. Chúng ta bất đồng với họ trên nhiều phương diện. Nhưng cái gì chúng ta làm được lúc này và trong tương lai là sự ủng hộ trong bóng tối của họ. Vì họ cùng một lập trường tư tưởng Marxism Leninism như ta, nên việc lập lại quan hệ thân hữu với họ là cần thiết. Họ có thể yểm trợ giúp đỡ những nước xã hội chủ nghĩa nếu quyền lợi của họ bị đe dọa. Tôi tin như vậy.

Thọ còn tiếp tục tuôn ra cho tướng Giáp nghe những bài học lịch sử trang nghiêm.. Là nói về bộ mặt thì có cái vẻ trang nghiêm ấy - Nhưng đôi mắt thì vẫn tiếp tục biểu hiện của kẻ cả. Như muốn nói rằng "để xem mày chịu đựng được tao đến đâu nào?".

Thọ biết tỏng vợ chồng Giáp rất lo cho mấy đứa con. Sẵn trong tay thanh bảo kiếm, hắn đi những đường rất hiểm độc. Lấy các con của tướng Giáp làm điều kiện mặc cả với Giáp trong chuyến đi đêm với Bắc Kinh. Nên các con của ông đã trở thành con tin trong tay trùm Mafia Lê Đức Thọ, để nó xỏ mũi ông, mà ông đâu còn lựa chọn nào khác, đành buộc lòng nhận lời thằng Thọ qua Bắc Triều, để cứu lấy các con. Tuy nhiên, bệnh ngoan cố còn nặng. Ông phản ứng một cách yếu ớt:

- Tôi đề nghị ông, cử Đỗ Mười đi Bắc Kinh thương thuyết chuyện này là hợp lý nhất. Thọ ngừng lại, mắt nhìn chằm chằm vào mặt Giáp: - Có thể là ông Đỗ Mười, đã hoàn toàn bị rối loạn thần kinh. Và như thế thì khá phiền toái. Trong hoàn cảnh này chính ông phải đứng ra đảm nhận nhiệm vụ đó mới được.
- Thế trong Đảng không còn ai đi được nữa à?
Giáp hỏi Thọ. - Ông không phải là người vô danh, đối với Bắc Kinh, mà là người có đủ tầm vóc nói chuyện với họ.
- Tôi sẽ làm theo lệnh của ông. Trong lúc tôi chưa biết những động cơ chính trị của họ. Như thế có lợi gì?
- Tôi sẽ có những tư liệu mới nhất để ông tham khảo...
Giáp: - Tôi cần biết tới điểm nào chắc của yếu tố về vị trí của người sẽ đối thoại với tôi. Các thể thức trao đổi. Ngoại giao cần thiết ở một thế lực thăng bằng tế nhị. Nếu họ đưa ra một nhân vật tầm thường để tiếp tôi thì còn gì là thể diện quốc gia?

- Về phương diện này, các liên lạc quốc tế trước kia cũng như bây giờ giống nhau. Ngay hồi năm 79, sau khi hai bên ngừng bắn, khi tình hình còn căng thẳng họ cũng cử những đại diện ngang cấp để điều đình với ta. Ông khỏi phải lo chuyện ấy.

- Nhưng khi đó chúng ta có hỗ trợ bởi các lời nói mạnh mẽ bằng những hành động mạnh của người Nga. Còn bây giờ sau ta không có ai, thì không thể thảo luận trên bình diện ngang nhau với giới lãnh đạo Bắc Kinh, nếu không có hậu thuẫn.

- Moscow vẫn bên cạnh chúng ta, ông yên tâm đi, còn nói về nội bộ chính trị ở Nga - là tôi lo xa thế thôi. Hơn nữa ông phải nên biết rằng đây là cuộc "đi đêm" - chúng ta phải chọn phương cách ngoại giao thầm lặng để có thể rút mà không sợ mất mặt. Nghĩa là "bí mật" trong các cuộc thương thuyết không thể để một tiếng sủa của báo chí ngoại quốc. Lẽ dĩ nhiên nó là một mánh khóe hữu ích trong tất cả các cuộc thương thuyết, và cũng là một nguyên tắc sơ đẳng của chiến lược chính trị để đạt mục đích. Như trong cuộc chiến tranh chống Mỹ-Ngụy, mục tiêu của ta là "thắng trận toàn diện" vô điều kiện.


Và chiến lược của ta lúc đó là dùng và phối hợp tất cả phương tiện để đạt mục đích - Khi ta yếu, làm cho người khác tưởng rằng mình mạnh là chiến lược tốt. Ngược lại khi ta mạnh, làm cho người khác tưởng rằng yếu là chiến lược không tốt có thể gây những sai lầm nguy hiểm về tính toán của kẻ thù của mình. Hội nghị Paris năm 73, giữa tôi và Kissinger đã đi đêm một tính toán sai lầm loại đó của Hoa Kỳ. Về phương diện này, tôi đã suy luận kinh nghiệm cá nhân của người từng họp kín với Kissinger, ngoại trưởng của Tổng Thống Nixon. Ông ta cũng đã từng "đi đêm" qua Bắc Kinh để thương thuyết với kẻ thù... Và kết quả của mối liên hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc ra sao thì ông đã thấy... Nên tôi có thể nói với ông rằng. Bí mật là điều kiện tiên quyết để giải quyết các vấn đề quốc tế. Với chúng ta "bí mật" là đặc biệt cần thiết trong sự giao tiếp với Bắc Kinh.

Thọ "giảng đạo" nghệ thuật ngoại giao ban đêm. Giáp nhìn nhận rằng y có lý, mà Thọ là sản phẩm của mối liên kết các nguyên tắc bí mật từ trước đến nay. Và nắm quyền lực tuyệt đối. Tuy y không làm vuạ Nhưng biết cách cai trị, quyền hành được sử dụng một cách khéo léo. Còn tướng Giáp, ông không sợ mất phẩm cách. Nhưng không được vui, trước những phiền toái. Có khi cay đắng và có khi căng thẳng. Ông cũng không khóc, không tiếc gì cho ông. Ông có đau khổ chăng? Đồng hồ của thời gian lại bước thụt lùi... Ông vẫn cố gắng một cách tuyệt vọng làm được chừng nào hay chừng ấy công việc Thọ giao, mặc dù ông không có cảm tình với Bắc Kinh.

Vài phút im lặng trôi qua. Giáp hỏi: - Thế phái đoàn của ta gồm những ai?
- Càng ít càng tốt.
Thọ trả lời. - Tôi không được thạo tiếng Tầu, cần một phiên dịch của Bộ Ngoại Giao. Thọ thong thả bảo:
- Ông không cần thông dịch của Bộ Ngoại giao. Đã có Hoàng Văn Hoan ở đó. Ta coi hắn như người đồng chí xưa... một trong những người được Bắc Kinh cưng và tín nhiệm nhất. Tôi hài lòng. Và ông có thể nói chuyện tự do. Khi mà chúng ta chấp nhận Hoan, chúng ta giành được yếu tố quan trọng, như thế lợi nhiều cho sự giao thiệp của tạ. Cùng trong trường hợp này nếu để một thông dịch viên không có lợi. Còn chuyện phản đảng của Hoan, coi như chuyện đã rồi. Giản dị vì lẽ chúng ta phải hết sức khéo léo nên muốn hữu hiệu, lẽ cố nhiên phải ngăn cản sự khó chịu nho nhỏ với kẻ thù quyền thế, nên chúng ta tỏ thái độ hoan nghênh sự có mặt của Hoan. Và không kết tội nữa. Khi có nhu cầu... Ông có thể hành động như một người giảng hòa với sự ủng hộ của tôi, luôn luôn tỏ ra ý giảng hòa thật rộng rãi và dù Hoan có tội với Đảng. Cũng phải "giữ ý tứ" theo phép lịch sự. Về phương diện này ông gánh một trách nhiệm lớn.

Đề nghị của Thọ, làm Giáp kinh ngạc, mà Thọ có lý. Hoan là đồng chí xưa, là Ủy viên Bộ Chính Trị - Chủ Tịch Quốc Hội - Đại Sứ của Hà Nội ở Bắc Kinh suốt tám năm. Sau bị cánh Thọ Duẩn chèn ép phải bỏ chạy qua Bắc Kinh, được Bắc Kinh o bế dùng làm lá bài của họ. Trong cây bài này có tính toán... kẻ lật qua người lật lại.

Đây là một khúc quanh chính trị. Nhưng chỉ một tiếng của vụ Hoan - Giáp gặp nhau mà lộ ra thì Giáp cháy, Bắc Kinh cũng chẳng đẹp gì. Cuộc giao hảo này sẽ bị khinh bỉ và xấu. Bởi Bộ Chính Trị cơ quan tối cao của Đảng "nghi kỵ" Hoan.Thật khổ cho Đảng lẫn nhà nước. Những thổ lộ về ngoại giao, an ninh quốc gia chẳng ai biết, trừ Lê Đức Thọ. Ông ta khéo lèo lái, khéo dàn cảnh, khéo chọn người.

Cuối cùng họ đã thỏa thuận với nhau một cách lạ thường. Giáp nói:
- Thôi! Tôi sẽ đi. Nhưng tôi có thể nói thành thực với ông được không, ông Thọ? Vẻ khoái chí, hài hước, Thọ nói:
- Xin Đại tướng, đừng mất công như thế làm gì!
Ngài cứ việc nói những điều ngài nghĩ. Tôi trước sau vẫn giữ cảm tình với ngài. Và nếu tôi có cam kết với ngài điều gì. Chẳng hạn như cho cháu Võ Thị Hồng Anh đi Hoa Kỳ, thì tôi có thể giữ được những lời cam kết đó. Thọ cười một cách có vẻ tế nhị, tướng Giáp gật đầu:
- Trước tiên, tôi muốn nói, từ khi nắm chức vụ Trưởng ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, Ông đã tiến hành mọi công việc với một bàn tay bậc thày. Tôi chắc là tài năng của ông ngang hàng với tổ sư phù thủy. Còn tay chân của ông thì Mafia còn phải gọi bằng cụ. Vì vậy ông không có vấn đề gì để phải lo về phía Đảng hay chánh quyền phản đối những việc ông làm.
- Tôi đã làm những gì? Ông kể tôi coi? Thọ hỏi.
- Chẳng hạn như việc bắt giữ các tướng Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, bộ trưởng Ung Văn Khiêm hồi năm 1963 khi ông thân Tầu, khi ông thân Nga. Bây giờ để làm vui Bắc Kinh ông hạ thủ những người có ý định cản ông.

Mới đây ông hại hai tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn cùng một loạt các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Tôi hỏi ông: tại sao chúng ta phải mất công để loại ra ngoài những phần tử trung kiên, ưu tú nhất của Đảng?

- Thì có nghĩa là những phần tử ưu tú ấy, chắc chắn đã thấy và có thể nghe một điều gì đó, của ai đó... mà lẽ ra họ không được nghe. Tôi nói có rõ không? Thọ nhấn mạnh. Và thế là chúng ta thử hỏi cái việc phải loại bỏ ấy là cái gì? Cực chẳng đã, chúng ta phải lấy những bức hình của Mao Trạch Đông, treo lên bàn thờ từng nhà mỗi gia VN. Việc này lầm lỗi đầu tiên tại ông HCM! Chứ không phải thằng Thọ này! Chính ông ta rước voi về dầy mả tổ. Việc này từ Đảng đến dân ai cũng biết. Ông Hồ lấy tư tưởng Mao Trạch Đông, làm kim chỉ nam. Ông còn trách gì tôi? Ông có nhớ báo cáo chính trị, do ông Hồ đọc ở chiến khu Việt Bắc năm 1951 không?

Giáp ngồi yên lặng vì Thọ nói đúng chính xác. Mà sự thực trong cương lĩnh của đại hội đảng CSVN lần thứ II ơ ở chiến khu Việt Bắc năm 1951, HCM đã lấy "tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam".

Lúc đó cả đảng mừng. Nhưng không lâu họ tỏ ra nghi ngại, và phải trả giá mắc hơn hết trong lịch sử. Nó là một quyết định đường lối chính sách đưa đến hậu quả tai hại cho cả dân tộc. Do sự hiểu biết các thực tế lịch sử của ông ta không được thấu đáo. Nên bản cương lĩnh đó trở thành một bi kịch cho cả dân tộc VN. Một bi kịch tủi nhục về sự lệ thuộc tư tưởng không được xã hội lịch sử tha thứ.

Về điểm này tướng Giáp hơi u mệ Hay là ông mải trận mạc, hoặc là... Nên ông vẫn hỏi Thọ:
- Thế ai đã mời cố vấn Tầu sang nước ta chỉ đạo cách mạng Cải Cách ruộng đất?
-Cũng chính ông ta. Chuyện ấy rõ như ban ngày. Không tốn một que diêm cũng rõ. Mặc dù biết việc dâng Hoàng Sa do HCM, Giáp vẫn hỏi: - Thế việc dâng đảo Trường Sa cho Bắc Kinh, ông Hồ có thuận không? Thọ cười, rõ ràng y đã trở lại như cũ rồi, độc ác bí mật như quỷ. Hắn nói: - Trước khi Phạm Văn Đồng qua Bắc Kinh dâng những hòn đảo này, có một cuộc họp hẹp. Ông Hồ nói: Trung Quốc giúp chúng ta cuộc kháng chiến chống Pháp chín (9) năm ròng về đủ mọi phương diện. Họ viện trợ cho chúng ta từ cây kim, sợi chỉ, trang bị quân đội ta từ đầu tới chân: mũ Trung Quốc, quần áo Trung Quốc, giầy Trung Quốc,

... Bây giờ kháng chiến thắng lợi, họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, lẽ nào ta từ chối. Khi ông Hồ phát biểu như vậy, không có ai phản ứng gì. Tôi nhớ trong đó có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Và có mặt cả ông trong cuộc họp đó. Ông tắt máy... nghĩa là tán thành rồi còn gì? Đến năm 1963, tôi lại hỏi ông ta về chuyện dâng cho Bắc Kinh những hòn đảo đó.

Ông Hồ bảo: Về phương diện ngoại giao, cũng như trong các địa hạt khác trong đời sống, người ta chỉ có được những gì mình cần bằng cách cho kẻ khác những gì họ muốn. Cái sự nhượng bộ của Phạm Văn Đồng trước kia chứng tỏ sự thiện chí của Đảng tạ Trung Quốc đã viện trợ cho ta hàng tỷ dollars trong cuộc kháng chiến chống Pháp, anh biết đấy. Tôi bảo thẳng vào mặt ông ta có thằng Chính ngồi đó. Trung Quốc họ muốn cả nước VN này, chứ không phải chỉ vài hòn đảo, nên nợ có thể trả, chứ đất không nhượng đất. Việc làm của ông và Đồng là khờ khạo và nguy hiểm.


Ông ta im lặng, còn thằng Chinh thì lảng đị Tôi nghĩ, nếu muốn nói chuyện quá khứ, nên để dịp khác, tôi sẽ hầu chuyện ông. Còn lúc này tôi khuyên ông nên tỉnh dưỡng để chuẩn bị cho thật tốt chuyến đi này. Cả Đảng chờ đợi sự thành công của ông. Mà ông nhớ cho tôi điều này "giữa đồng chí với nhau không cần thương nhau, chỉ cần dùng lẫn nhau". Nên thư trình bày dưới khía cạnh càng đẹp càng tốt, nhấn mạnh các hy vọng nối lại tình hữu nghị anh em, đưa đến cho hai đảng sự nhất trí... Và sẽ đi đêm cam kết, bảo vệ quyền lợi chung. Và luôn nhớ, ta phải thắng bớt cái bực tức quá khứ.

Giáp nói: - Tôi chẳng có hứng thú gì về chuyến đi ấy. Nhưng tôi sẽ làm hết mình. Thọ khuyến khích: - "Tiếp tục tranh đấu" bảo vệ Đảng. Hãy khỏe, không phải lo chuyện các cháu nữa. Thọ nói, tay nắm chặt tay Giáp.

Biết mình không còn lựa chọn nào khác, phải nhận lời Thọ đi sứ Bắc Kinh. Ông bỗng liên tưởng đến cảnh cố vấn của cụ Mao năm nào, ngồi dựa lưng vào ghế bành lớn, ưỡn bụng ra phía trước, gác đại cả hai chân lên mặt bàn, tay cầm ly rượu Mao Đài, nhổ đờm ào ào xuống thảm, để phán bảo các cán bộ cao cấp của Đảng, hồi cải cách ruộng đất, mà ngay cả những vị bự trong Bộ Chính Trị, đến cả HCM cũng không một người nào dám hé răng, mặc dù biết họ nói càn, làm ẩu, ấy là lúc tình hữu nghị giữa hai đảng còn êm thắm, mặn nồng.

Chứ như bây giờ chắc phải tệ hơn thế nhiều. Ông biết rằng Bắc Kinh sẽ làm nhục ông, mà cảnh ngộ của ông thật bi ai! Lúc này không bạn bè, không một người thân, chỉ toàn những cái gai chọc vào đôi mắt, đám tướng lãnh cũ trung thành, kẻ thì chết, người bị Thọ bức tử, kẻ đi tù, bọn còn lại thì quay quắt từng giờ: rõ ràng là chuyện của cơn ác mộng. Con cái bị đe dọa, bản thân ông thì bị Thọ giam lỏng trong dinh. Lòng ông căm giận vô cùng.

Chiếc xe hơi đã đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến nhà của Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng Lê Đức Thọ. Lại đưa ông về nhà. Đại tướng có quyền được hưởng sự đưa đón của ba người. Một tài xế, hai cận vệ ngồi kèm sát hai bên ghế sau. Cả ba tên đó, đều là mật vụ của Thọ. Khi ông bước vào trong nhà. Vợ ông, bà Bích Hà, vẻ mặt lo âu, phiền não hỏi:
- Thế nào hở ông?
- Tôi phải đi Bắc Kinh chứ còn sao nữa!
Nghe ông nói "phải đi" Bắc Kinh, mồm bà há hốc ra, người ngồi chết cứng trong chiếc ghế phô tơi. Hai tay run lẩy bẩy, bà gào:
- Điếm nhục quá ông ơi! Sao ông nói không đi cơ mà?
- Bà muốn các con chết sao? Không ai nói nữa. Căn phòng trở lại im lặng. Để cố định thần lại, tướng Giáp đi lại trong phòng như người đang bị một cơn giận đẩy lên làm cho nghẹt thở và ông tướng đang có những ý muốn liều trút bom lên đầu thằng Thọ. Cứ mỗi phút trôi qua, mạch tim ông lại chạy nhanh hơn và đã tiến đến một nhịp đập kỷ lục. Vì tức giận.

Ông rất có thể, trong lúc còn chưa quá trễ. Xây dựng tiếp một kế hoạch huyền thoại nào đó, bất ngờ tấn công vào sào huyệt của thằng Thọ, trước khi nó về chầu Karl Marx. Nhưng mà ở tình thế này thì chịu! Bởi ông bất lực không điều binh khiển tướng được nữa rồi. Thời của ông đã qua rồi. Ông hồi tưởng lại mới ngày nào, năm nào, rừng người tụ tập ở quảng trường Ba Đình đông như kiến cỏ, tiếng quân nhạc vang lừng, cờ xí rợp trời. Các lãnh tụ đứng trên lễ đài vẫy tay chào. Ông đi xe mui trần duyệt đoàn quân danh dự, dưới trướng của ông có hàng triệu lính. Nay không còn gì.

Ông đã bị nghỉ hưu. Nhưng vốn giầu óc mộng mị, ông ước có một toán quân cảm tử, mượn tạm của Diêm Vương. Nhưng dễ gì Diêm Vương cho mượn, hay là cầu xin Thượng Đế cho một đội quân cứu thế, mới có thể tiêu diệt được thằng Thọ. Chuyện này lại càng khó xảy ra, đối với một vị tướng vô thần. Còn việc tính đến chuyện liên lạc với tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn ở dưới Âm Phủ, mộ một bọn lính biệt kích đánh thuê, lựa trong số những tay thiện xạ nhất thế giới Âm Phủ, kèm với một toán đặc công, một là bắn chết thằng Thọ, hai là bắt sống nó để ông xử tội.

Sự mạo hiểm này hoàn toàn không thể chấp nhận được. Với lại làm sao việc đi mộ một bọn lính biệt kích, đặc công như vậy, ở dưới đó mà lại không làm tung tóe cả tin tức lên trên thế gian, lộ ra sẽ làm nguy hại đến cả tính mệnh của vợ con. Những ý nghĩ của Đại tướng, đại khái cũng ngộ nghĩnh như vậy.

Giải pháp thứ ba! Tấn công can thiệp của ngoại bang ử Người ta không có thì giờ! Vả lại họ đâu có biết tình cảnh của ông! Hoặc là họ cũng cóc cần đến ông già trên tám chục tuổi, để đóng những tấn tuồng mới. Nên ông cứ phải ở mãi cái thế quy hàng thằng Thọ. Chịu nhận mọi điều kiện theo ý của nó. Đây là cái giá vô liêm sỉ và đắt nhất, mà các vở đã được dựng lên và thực hiện gần như đủ lịch sự. Vì ông là vị Đại tướng đáng kính, tuy bị Mafia trấn lột hết quyền lực đến mức độ cuối cùng. Nhưng trong vòng vài phút đồng hồ ngồi trên xe ông như chết lịm đị Câm lặng. Kẹt cứng dưới con mắt canh chừng nghiêm ngặt của bọn mật vụ, với danh nghĩa những tên cận vệ bảo vệ cho ông. Và rồi đột nhiên, bất thần một tia chớp chói lòa vụt qua trong những tế bào chất xám của ông! Chưa phải là thời điểm tổng phản công. Chưa phải là lúc tiêu diệt chúng nó, mà bây giờ phải làm lại từ đầu và theo đuổi nó đến kỳ cùng. Nếu còn sống được đến năm 2000 lúc đó sẽ thấy rõ ai thắng ai!

Tôi thừa nhận, con đường Đại tướng đi là chính đáng. Nhưng không có nội công, ngoại kích, thì dù là một vị Thống Soái tài ba lỗi lạc, như ông vẫn lâm vào cảnh đơn thương độc mã, mà ngay khi ông mới rỉ tai vài tướng về ý nghĩ diệt thằng Thọ của ông. Như vậy chưa kịp hành động, thì bọn mật vụ của Thọ đã ra tay trước, bắt bớ tống giam hàng loạt, nhanh và gọn hơn cả quỷ sứ Diêm Vương. Với khẩu hiệu "bắt nhầm ngàn người chứ không để bỏ sót một người", nên dù kế hoạch, chiến lược, chiến thuật của Đại tướng có hay như binh pháp của Tôn Tử, thì cuối cùng những mầm mống ông reo vẫn bị sói hùm dọn sạch.

Thất bại. Và thất bại! Tuy nhiên, ông không chịu dừng lại. Không tỏ ra "thối chí ngã lòng" mặc dù thế cô, thấm thía nỗi cô đơn. Ông vẫn tiếp tục. Nhưng thử hỏi: Đại tướng còn bao nhiêu thời gian để làm việc ấy? Khi tuổi đời ông đã tám mươi hai?

Trần Nhu

* Đại Việt Sử Ký Toàn Th ư, trang 719 - Tập II

Ghi chú: Bạn đọc thân mến,

Truyện "Tướng Đi Đêm" là một chương trong số 27 chương của cuốn tiểu thuyết lịch sử Ngôi Sao Sáng Mafia, viết về những hoạt động trong bóng tối của Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức trung ương Đảng và guồng máy mật vụ do y điều khiển. Tôi viết xong năm 1993 nhưng chưa kịp xuất bản thì gặp nghịch cảnh trong gia đình. Bỏ thất lạc, chỉ còn lại vài chương, tôi nhận thấy vẫn có ích cho bạn đọc, nên phóng lên mạng, ai muốn in ấn, đều được khuyến khích.

http://www.vn.net/article.php/20070301165053754


LÊ ĐỨC THỌ

TÊN TỘI PHẠM CỦA ĐẤT NƯỚC



Thật mỉa mai cay đắng, đáng xấu hổ làm sao? Một tên tội phạm chiến tranh lại được giải thưởng Nobel hoà bình! Sự kiện rõ ràng mà cả đảng cộng sản Việt Nam đều biết là Thọ và Duẩn chủ động đưa quân vào cưỡng chiếm miền Nam. Tiếp sau đó đưa 200.000 quân Việt Nam vào chiếm Campuchia và ở lì đất Chùa Tháp 10 năm. Liên minh Thọ Duẫn chủ trương cuộc xâm lăng này; trong đó Thọ vừa là kẻ khởi xướng, vừa là kẻ thực hiện.



Lê Đức Thọ



TS Henry Kissinger



Có nhiều bạn hỏi về Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng của ông Lê đức Thọ. Nhân buổi phỏng vấn của anh Tường Thắng, Diễn Đàn Vietnamexodus.org về vấn đề này, tôi xin trích dẫn một số trang trong cuốn "Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế" (Chương 2 "Phật Giáo Miền Bắc bị triệt tiêu dưới chế độ Hồ chí Minh" Tập I - Nguồn Sống, 2005) .

Đến đây cũng xin mở ngoặc nói qua về nhân vật Lê Dức Thọ. Chúng ta cũng không nên quên rằng tên tuổi của Lê Đức Thọ được cả thế giới biết đến từ khi có hội nghị Paris. Hình ảnh Lê Đức Thọ được sánh ngang với Henry Kissenger trên các tờ báo lớn và được in trong những cuốn tự điển bách khoa ở các mục danh nhân thế giới như Socrate, Michel-Ange, Descartes, Beethoven, Pasteur, Einstein de Broglie, Churchill, Chaplin, W. Disney, Montessori, Faulkner, B. Russell, Eisenhower vân vân. Họ là những người có công lớn với nhân loại, nhưng Lê Dức Thọ là một trong số những nhân vật vĩ đại đó sao? Người ta nêu tiểu sử tóm tắt của Thọ và nhấn mạnh về công trạng tìm kiến hoà bình cho cuộc chiến tranh Việt Nam trong cuộc hoà đàm Ba Lê với ngoại trưởng Hoa kỳ Henry Kissenger và cả hai được trao giải thưởng Nobel hoà bình.

Thật mỉa mai cay đắng, đáng xấu hổ làm sao? Một tên tội phạm chiến tranh lại được giải thưởng Nobel hoà bình! Sự kiện rõ ràng mà cả đảng cộng sản Việt Nam đều biết là Thọ và Duẩn chủ động đưa quân vào cưỡng chiếm miền Nam. Tiếp sau đó đưa 200,000 quân Việt Nam vào chiếm Campuchia và ở lì đất Chùa Tháp 10 năm. Liên minh Thọ Duẫn chủ trương cuộc xâm lăng này; trong đó Thọ vừa là kẻ khởi xướng, vừa là kẻ thực hiện. Đó là một cuộc chiến tranh không tuyên bố vì quốc hội không được hỏi ý kiến về cuộc chiến tranh này. Quốc hội là "cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia". Theo lẽ thường là như vậy, nhưng ở Việt Nam nó chẳng có quyền gì cả. Quốc hội do đảng nặn ra, là tay sai của đảng. Các phần tử trong quốc hội cộng sản là một bọn ngu đần, mang đầu óc nô lệ, cứ cúi đầu khép nép như một bầy đầy tớ ngoan trước ông chủ.

Nên cần phải minh định rằng cuộc chiến tranh ở Campuchia là cuộc chiến tranh của đảng Cộng sản Việt Nam, không phải là cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam.

Cuộc phiêu lưu quân sự được tiến hành theo ý riêng và chỉ đạo của Lê Đức Thọ, làm cho khoảng trên 52,000 lính Việt Nam chết trận, 20,000 lính bị thương, chẳng những thế nó còn làm cho dân tộc Việt Nam bị nhục nhã trước thế giới trong bộ mặt kẻ xâm lăng, bị tẩy chay, bị trừng phạt (cấm vận).

Đáng nhẽ ra Lê Đức Thọ phải ra đứng trước vành móng ngựa toà án quốc tế về tội phạm chiến tranh. Thọ không những chỉ gây tang tóc cho nhân dân Việt Nam, mà y còn gây ra cảnh nồi da sáo thịt trong đảng Cộng sản Việt Nam, với cái chiêu bài chống chủ nghĩa xét lại. Việc Thọ làm nhiều người biết là sai quấy, nhưng ai mà dám cả gan phê bình Thọ. Hơn nữa, vào thời điểm ấy, chiến dịch thanh trừng, với danh nghĩa là bài trừ các tổ chức phản cách mạng và nhóm xét lại đang diễn ra. Thiếu tướng Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh đệ nhất bí thư của Hồ Chí Minh vân vân ... họ là những người cộng sản không làm điều gì sai trái với Đảng cả, và hiển nhiên không phải thành phần chống đảng, họ bị mật vụ của Thọ bắt giữ, nhưng không một ai lên tiếng bênh vực họ, kể cả HồChí Minh, ra mặt bênh vực. Làm như vậy, chẳng khác nào lạy ông tôi ở bụi này: tôi là thành phần xét lại đây.

Tâm tư các đảng viên cộng sản hoang mang từ ngày cải cách ruộng đất, nên thường khi gặp sự trái tai, họ chỉ còn biết im lặng hay làm ngơ cho vì sự sống còn của bản thân, gia đình, họ buộc phải nói dối. Đó là phương cách duy nhất để giữ nồi cơm và mạng sống, vì thế họ cân nhắc kỹ lưỡng, không có lựa chọn nào khác. Cái mũ phản động, chống đảng, gián điệp đến ngày nay đảng cộng sản vẫn còn giữ thói quen chụp mũ nhiều trí thức yêu nước chỉ vì nói khác đảng. "U tối" tương ứng với "tàn bạo", "văn minh" tương ứng với "trí tuệ", nền dân chủ tương ứng với kiến thức khoa học, kỹ thuật. Chủ nghĩa Lê-nin, chế độ cộng sản kiểu Stalin, Mao Trạch Dông, HồChí Minh tương ứng với kiến thức xã hội phong kiến lạc hậu. Chính sự thiếu kiến thức này xô đẩy họ vào con đường chuyên chế tàn bạo. Chế độ cộng sản hà khắc hơn ở các xứ kém mở mang, trình độ dân trí thấp, lạc hậu, nghèo đói. Xét về đại thể giữa trình độ phát triển và trình độ dân trí như ở Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc chẳng hạn và so sánh với Tầu, Việt Nam, Cao Miên, Bắc hàn, thì Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức có một truyền thống tranh đấu cho tự do trong lòng dân chúng, và kinh tế cũng mở mang sớm, tân tiến hơn, vì thế ít hà khắc.

Những yếu tố trên tạo thành căn bản xã hội, và ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy uy quyền của các cá nhân lãnh tụ cộng sản ở các xứ kém phát triển kinh tế, nổi bật hơn ở các nước văn minh. Tại những xứ này, sự sùng bái cá nhân còn tệ hơn cả thời kỳ phong kiến, và bạo lực thường được dùng để đề cao các lãnh tụ. Họ cho rằng chỉ có súng và nhà tù mới ngăn chặn được các cá nhân khỏi bị các tư tưởng, khuynh hướng khác chi phối. Nên họ chủ trương sử dụng vũ lực với dân chúng. Như người luyện thú vật, dùng roi vọt, cùm xích để uốn nắn, rèn luyện phẩm cách công dân. Chính quyền phải luôn luôn cầm sẵn mã tấu trong tay, hơi có nghi ngờ là phạt ngay và phạt không nương tay. Nhưng bất đồng tư tưởng tuyệt đối không được dung thứ. Không một ai được công khai ngờ vực cái định chế hiện hữu, những ý kiến bất đồng bị dìm ngày càng sâu. Nhân cách cũng như sự dồn nén tâm lý sẽ dẫn đến sự huỷ hoại đời sống tâm linh rất nặng nề bởi các mâu thuẫn được giải quyết bằng súng và nhà tù. Họ không chỉ giới hạn vào những biểu thức diệt ngầm "đóng cửa" bảo nhau bằng súng.

Họ tự mình đặt ra những luật lệ và cưỡng bách dân thi hành các điều khoản bằng hình thức các sắc luật và nghị định, nghị quyết của Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ chính trị. Tuyệt nhiên không có các cuộc tranh luận, bàn cãi trong đảng, cũng như quốc hội, chính phủ, các cơ quan công quyền, các ngành. Tất cả các phương tiện đời sống quốc gia, dân tộc đều bị ràng buộc vào một mối giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, nếp sinh hoạt đều trong một chiều hướng qui định. Bộ chính trị ôm đồm tất cả toàn bộ hoạt động xã hội, mà cái "trục" của nó là "Ban tổ chức trung ương đảng". Nơi đây mới chính là trung tâm quyền lực tối cao, một thứ quyền lực ngầm, một thứ quyền lực ghê gớm, được gọi không quá đáng là Mafia.

"Ban tổ chức trung ương đảng" tác oai, tác quái trong mấy thập niên qua, nhưng vẫn giấu mặt. Nó kiểm soát cả đảng, chính phủ lẫn quốc hội, quân đội, công an, mật vụ. Nó nắm toàn quyền sinh sát, giải giới bất cứ thành viên nào trong đảng và chính phủ, quốc hội, các tướng lãnh cao cấp trong Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu, nếu nó muốn. Nó hạ bệ, hoặc đưa ai lên chức vụ Tổng bí thư, chủ tịch nhà nước, đại tướng tổng tư lệnh, nếu nó muốn. Nó vượt trội tất cả các loại Mafia ở các xứ khác ở chỗ nó nắm chính quyền, quân đội, công an trong tay, còn Mafia ở các nước Phương Tây như Ý, Mỹ...chỉ là thứ quyền lực gia đình, phe nhóm, ảnh hưởng chi phối phần nào chính phủ của nước họ mà thôi. Đằng này nó nắm quyền lực tuyệt đối, nó hoạt động chính trị và can thiệp vào công quyền, nhưng bí mật kín đáo.

Bạn có thể đặt câu hỏi: Nó là gì mà ghê gớm thế? Xin tạm thưa rằng nó gồm một số ban bệ, mà không mấy người biết đến như:

- Ban kiểm tra trung ương đảng thời Lê Đức Thọ do Trần Quyết làm Trưởng ban,

- Ban nội chính trung ương đảng do Hoàng Thao làm trưởng ban,

- Ban bảo vệ bộ chính trị do xếp Nguyễn Đình Hưởng,

- Ban chỉ đạo trung ương đảng do xếp lớn Nguyễn Đức Tâm,

- Ban bảo vệ đảng đứng đầu là Nguyễn Trung Thành,

- Cục chính trị trung ương đảng: ông Kim Chi, quan lớn có bóng không có hình.

Nhưng tất cả những kẻ đứng đầu các tổ chức ngầm đan chéo trên cũng chỉ là những chuyên viên của các bộ môn trong ngành mật vụ giúp việc cho Trưởng Ban tổ chức Trung ương đảng Lê Đức Thọ mà thôi.

Nhiệm vụ của nó là thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ các ủy viên trung ương đảng, thẩm tra các ủy viên Bộ chính trị, xem xét về mặt chính trị, tư tưởng của các cán bộ dự kiến bầu vào Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ chính trị, và kiện toàn bộ máy đảng, bộ máy nhà nước, tổ chức chỉ đạo quốc hội, các cơ quan nhà nước, tổ chức chỉ đạo các đoàn thể ngoại vi như Mặt trận Tổ quốc, Ban tôn giáo; đặc biệt là kiểm soát, giám sát chặt chẽ quân đội từ Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu đến các quân khu, sư đoàn, trung đoàn đều có Ban Bảo Vệ Cục Chính Trị đặt dưới quyền chỉ đạo của Cục An Ninh Bộ Nội Vụ.

Chính Cục an ninh Bộ Nội Vụ này theo lệnh của Lê Đức Thọ đã cho mật vụ giết đại tướng Hoàng Văn Thái vào khoảng 1986, và năm sau lại giết đại tướng Lê Trọng Tấn, đồng thời bắt hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ quốc phòng. Đó là các đại tá Lê Minh Nghĩa, chánh văn phòng đại tá Đỗ Đức Kiên, cục trưởng cục tác chiến, đại tá Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng cục quân báo vân vân...Họ đã bị bắt trước khi Thọ cử Văn Tiến Dũng vào thay thế chỗ của tướng Hoàng Văn Thái. Những việc này làm cho các tướng lãnh trong quân đội lo âu, các vị trong Ban chấp hành trung ương đảng thì hốt hoảng, bồn chồn.

Trong quân đội cộng sản, ngành an ninh rất quan trọng.

Nhiệm vụ của ngành an ninh bảo vệ là đảm bảo sự trung thành tuyệt đối của các Tướng lãnh Sĩ quan trong quân đội đối với đảng, theo dõi, điều tra, phát hiện những "đồng chí" không thông suốt với đường lối, chủ trương của đảng. Quyền lực của ngành bảo vệ rất lớn, nghĩa là quyền sinh sát đối với sinh mạng chính trị các tướng lãnh. Lên voi xuống chó cũng do nó, mà bản thân nó không hề thuộc hệ thống quân đội, không một chức phận trong quân đội. Nó cũng không có chức vụ trong đảng, chính phủ, nhưng lại nắm thực quyền trong mọi lĩnh vực, chính trị, quân sự, ngoại giao, xã hội...Nó là một tổ chức vô danh của những kẻ vô danh cấu kết với nhau trong bóng tối, sử dụng bạo lực dưới dạng khủng bố ngầm, trấn áp, núp sau cái bình phong đảng, chính phủ, quốc hội, rút ruột, rút gan của dân, tài sản của đất nước ở nhiều mức độ, bằng nhiều phương pháp, qua nhiều hình thức khác nhau...

Quả thực, những cái tên như Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Trung Thành, Trần Quyết, Hoàng Thao, Nguyễn Đình Hưởng trong bao nhiêu năm qua, ngay đối với các ủy viên trung ương đảng cũng mù mịt không mấy ai biết họ là ai, các công chức cao cấp của chính phủ, các tướng lãnh trong quân đội thì hoàn toàn mù tịt. Thực ra, chúng là những tên mafia được Thọ "sáng tạo" theo kiểu mới, siêu hơn cả mật vụ, dưới quyền điều khiển, chỉ đạo của ông trùm Mafia Lê Đức Thọ. Mặc dù cái tên của Lê Đức Thọ không nổi bật như Tổng bí thư Lê Duẩn, Trường Chinh, hay chủ tịch nhà nước Tôn Dức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Võ Chí Công, hoặc đại tướng Bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp.

Vì thế, có lẽ nhiều người hiểu lầm, hoặc bị làm cho hiểu lầm. Bởi nó là một thứ siêu quyền lực, một thứ vua không ngai, ngự trị trên tất cả, nằm trong lòng đảng, lớn mạnh dần trong bóng tối, chế tạo ra đảng, dàn dựng ra chính phủ, quốc hội, toà án. Nói một cách chính xác, Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng là nơi ráp nối, kiến lập bộ máy đảng lẫn chính quyền.

Tìm hiểu về Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, ta thấy từ một cơ quan mang tính chất sự vụ, làm công việc thống kê cán bộ đảng với Lê Văn Lương. Trái lại, Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng trong tay Thọ nó nhanh chóng trở thành một tổ chức Mafia, để nuôi dưỡng một trung tâm quyền lực mới quy tụ những người thân tín với Thọ. Đây hẳn là một sự sáng tạo vĩ đại. Ai bảo cộng sản Việt Nam không có sáng kiến phát minh? Y kiểm soát trung ương đảng chặt chẽ đến độ không có một giọt nước nào rớt vào trong đó.

Kỹ thuật: Khi các bộ phận rời ráp vào nhau phải vừa vặn khít khao như tay thợ mộc lành nghề đóng đồ, hay một kiến trúc sư biết tổng hợp các vật liệu rời rạc thành một công trình xây dựng, như gỗ, gạch, xi-măng, sắt thép thành một ngôi nhà. Nguyên vật liệu là những con người biến chế thành những khối thép, những đinh ốc, những bánh xe siết chặt lấy nhau trong cái bộ máy cơ khí vô hồn, kẻ nào lệch lạc ra ngoài, lập tức bị nghiền nát ngay không thương tiếc, từ trên xuống dưới, các bộ phận tự động kiểm soát lẫn nhau, và nhịp nhàng với cái hệ thống xã hội, mà mọi thành phần được móc nối với nhau một cách chặt chẽ khăng khít vào các khuôn mẫu. Sát nhập các tư duy, các tác phong riêng rẽ vào một biểu tượng của một đường lối chính trị, trong đó sự rèn luyện tư tưởng chiếm chỗ lớn nhất, tạo thành một căn bản của thể chế hiện hữu, mà giá trị duy nhất cần giành giữ là bảo vệ đảng, tức nhóm Mafia. Nhóm này chủ trương xây dựng nền chuyên chính của đảng cộng sản bằng bạo lực và khủng bố, xây dựng quyền lực cá nhân quan liêu không giới hạn, đặt nền dân chủ và luật pháp xuống dưới chân họ, thay thế tôn giáo bằng ý thức hệ vô thần, thúc đẩy đấu tranh giai cấp, kích động hận thù giai cấp bất tận.

Trong một guồng máy chế tạo phức tạp và rộng lớn như vậy, người chỉ huy việc điều khiển, kiểm soát có nhiệm vụ trực tiếp thanh tra từng bộ phận một cách liên tục thường xuyên. Nhưng vấn đề đại cương vừa kể trên cần phải có một sự kiểm soát chặt chẽ hữu hiệu để guồng máy có thể hoạt động, và trong việc hoạch định những đầu mối phải ăn khớp với nhau, và phải có một sợi dây xích đặc biệt để cột chặt tất cả vào một đầu mối. Nghĩa là các đồ vật, vật liệu lắp ráp không thể tuột khỏi tay viên kỹ sư chế tạo ra nó là Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Lê Dức Thọ.

Thọ là vua của Đảng, là cha đẻ của các tổ chức công an, mật vụ. Thọ rất yêu quái, trong bộ chính trị, ông ta chẳng có thiện cảm với ai trừ Lê Duẩn, còn ác cảm thì hầu như cả trong đảng lẫn chính quyền và quân đội. Ta nên hiểu đối với Lê Đức Thọ các phương tiện cần được sử dụng để đạt mục đích duy nhất là quyền lực cá nhân. Trong máu huyết của Lê Đức Thọ, có lẽ có một sự pha trộn giữa "gấu" và "sói" chứ chả có tí hơi hướm người chút nào cả.

Cũng nên biết thêm rằng tổ chức của Thọ không chỉ nắm lý lịch đảng viên, mà nó còn nắm cả cán bộ chính quyền từ cấp cao nhất đến hạng thấp nhất theo hệ thống dọc xuyên suốt. Mọi cá nhân chỉ còn là một cơ phận nhỏ trong guồng máy lớn. Cơ phận đó tốt, thì cả guồng máy hoạt động tốt. Những cơ phận này chỉ cần một cử chỉ khác thường, một tiếng than vãn, thì liền bị ném ra ngoài ngay không thương tiếc.

Nhiều người chống Cộng khờ khạo nghĩ rằng quyền quyết định của đảng là tối hậu, là Tổng Bí Thư; người ta quên rằng trên Đảng, trên Tổng Bí Thư còn có một vị Hoàng Đế nữa, một lãnh tụ quyền uy tối thượng nữa, có quyền kỷ luật bất cứ ai, kể cả Tổng Bí Thư đến các Ủy Viên Bộ Chính Trị, và là tác giả của nhiều chiến dịch quân sự, và tranh đấu để thanh lọc nội bộ đảng là "Hoàng Đế " Lê Dức Thọ.

Lê Dức Thọ tuy không tuyên bố là Hoàng đế, nhưng uy danh của Thọ chẳng kém gì Hoàng đế, là Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, Thọ có trách nhiệm cắt cử các vệ sĩ, các y sĩ, các nhân viên phục vụ cho các yếu nhân cao cấp của đảng, nên Thọ dùng lính cận vệ và tất cả nhân viên phục vụ này làm công cụ do thám. Nhưng, nhân viên ấy không phải chỉ có việc báo cáo tình trạng sức khỏe, mà còn bao gồm cả những hành vi, tư tưởng của các vị đó, qua hệ thống này các cán bộ chóp bu đến các tướng lãnh cao cấp đều bị mật vụ của Thọ giám sát thường xuyên. Nhất cử nhất động, mật vụ đều ghi lại hết, dù việc lớn việc nhỏ đều phải báo cáo cho Thọ để ghi vào hồ sở. Do đó, Thọ nắm chắc trong tay vận mạng của họ, không những vậy mà cả gia đình vợ con đều nằm trong tầm kiểm soát của Thọ.

Thí dụ như trường hợp đại tướng Võ Nguyên Giáp có mấy đứa con học ở nước ngoài đều bị mật vụ của Thọ chiếu cố tận tình, như Võ Điện Biên học ở Đông Đức, Võ Thị Hoà Bình học ở Ba Lan, Võ Thị Hồng Anh học ở Nga. Do những hệ luỵ này mà tướng Giáp phải trả giá quá đắt. Chúng ta cũng biết con gái của Tổng bí thư Lê Duẩn là Lê Vũ Anh, học ở Nga, vì lấy viên sĩ hàn lâm học Maslov, mặc dù đã có ba con với nhau, vẫn bị mật vụ của Thọ giết chết một cách rất thảm chỉ vì cái luật quái gở cấm các sinh viên không được lấy người nước ngoài. Luật này không thành văn, mà chỉ là luật miệng giữa các lãnh tụ với nhau.

Mật vụ của Thọ như con bạch tuộc, có trăm ngàn cái vòi, không chỉ cuộn chặt người trong nước, mà còn vươn vòi của nó ra cái cái sứ quán nước ngoài ...

Trên đây là sơ lược một số nét về con người được giải thưởng Nobel hoà bình, người viết hy vọng sẽ phục vụ bạn đọc chuyện này ở một số cuốn sách khác. Vậy xin tạm đóng ngoặc ở đây.

Trần Nhu

http://vn.360plus.yahoo.com/Hot-New/article?mid=22&fid=-1





Một buổi tối trong ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ hai, 23 Tháng một 2006, 10:08 GMT+7
Mot buoi toi trong ngoi nha cua Dai tuong Vo Nguyen Giap

Hơn 5 năm rồi tôi mới được trở lại ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hà Nội đang trong đợt rét đậm. Chúng tôi đi bộ vào ngôi nhà từ cổng Hoàng Diệu. Bóng tối đã phủ kín những vòm cây trong khu vườn quanh đó. Hơn 5 năm trước, ngày ấy, khi đợi được gặp Đại tướng, tôi đi quanh khu nhà và phát hiện ra một dãy mộc mới trồng. Tôi không hiểu vì sao trong khu vườn nhà ông rất nhiều cây nhưng tôi chỉ nhớ những cây mộc. Trên đoạn đường đi bộ tối ấy, tôi luôn luôn tự hỏi những cây mộc có còn đủ không và giờ đây ra sao? Rồi lòng tôi ngập tràn niềm xúc động khi tôi nhìn thấy dãy cây mộc trong ánh đèn từ đầu nhà hắt ra. Cây chưa đến kỳ hoa mới, nhưng sao tôi vẫn thấy mùi hương tràn ngập. Không phải là ảo giác. Tôi đứng lặng hồi lâu.

Khu nhà Đại tướng ở thật giản dị. Dù đã đến lần thứ ba nhưng tôi vẫn phải tự hỏi: Một con người lừng danh khắp năm châu bốn bể chỉ ở giản dị thế thôi sao? Trong căn phòng tôi đang ngồi: chiếc bàn, những cái ghế và những vật dụng khác. Không có gì đặc biệt. Ngôi nhà ấy không khác gì nhiều với những ngôi nhà tôi đã đến. Chỉ khác một điều: Trong ngôi nhà ấy có một con người là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang sống, đang làm việc và đang tiếp tục mang những giấc mơ tốt đẹp cho dân tộc mình.

Khi chúng tôi đến là lúc Đại tướng vẫn đang làm việc với thư ký của ông. Chúng tôi ngồi ở phòng bên cạnh nói chuyện với vợ Đại tướng. Tôi không biết bà đã bao nhiêu tuổi. Nhưng bà vẫn hiện lên đầy đủ sự sắc sảo, tính nghiêm nghị và cả sự dịu dàng. Tôi nhìn bà và nghĩ đến một ngày nào đó được ngồi hỏi chuyện bà về cuộc đời của một vị tướng lừng danh thế giới và người bạn đời của ông. Bà phải là người quan trọng nhất để kể với mọi người bây giờ và mai sau về một con người, người đó là một Anh hùng Dân tộc, người đó là người bạn đời của bà.

Dù bà có trách mắng thì tôi cũng phải nói rằng: bà phải kể về Đại tướng với hai lý do. Thứ nhất: tình yêu của bà với Đại tướng. Thứ hai: nhân chứng của một Vĩ nhân. Khi nói chuyện với anh Võ Điện Biên, con trai Đại tướng, tôi đã nói: chúng ta mới chỉ viết nhũng cuốn sách về Đại tướng với khía cạnh một vị tướng dù cũng chưa đầy đủ, chưa xứng đáng với những gì ông cống hiến cho dân tộc này, chứ chúng ta chưa viết gì đáng kể về con người ông với khía cạnh một con người của nhân cách, của văn hoá, con người của một tâm hồn trong sáng lặng lẽ, của những giấc mơ và của cả nhũng vui buồn. Với những nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc, phải thú thực rằng, chúng ta còn nợ họ quá nhiều.

"Vậy các cháu sẽ viết như thế nào khi chỉ có một chút ít thời gian với Đại tướng?". Đấy là câu hỏi của ông Huyên, người Thư ký của Đại tướng. Ông nói chúng tôi không được phép phỏng vấn Đại tướng. Chúng tôi chỉ được phép chào ông và có thể chụp ảnh chung với ông mà thôi. Chúng tôi hoàn toàn tuân lệnh. Bởi có khi, chúng ta chỉ cần bước vào ngôi nhà ấy chỉ để lắng nghe tiếng đồng hồ chạy đều đều trong im lặng. Chúng ta chỉ cần bước vào ngôi nhà và nhìn một chiếc ghế nào đấy mà Đại tướng đã ngồi để hình dung một con người như ông đã suy ngẫm và mơ ước những gì trong sự tĩnh lặng của tâm hồn.

Tôi không biết những người làm phim tài liệu có bao giờ ghi chép lại bằng hình ảnh không phải trong một cuộc mít tinh hay đại hội, không phải những lúc tiếp khách quốc tế hay đọc diễn văn... mà hình ảnh của nhũng giây phút giản dị và tĩnh lặng của những con người như Đại tướng không? Bởi sau này, khi nói về những con người như thế, tư liệu và hình ảnh của chúng ta có được sẽ thật nghèo nàn. Còn tôi, tôi đang cố ghi nhớ những gì tôi nhìn thấy trong ngôi nhà ấy. Để ngay buổi tối đó thôi khi trở về nhà mình, tôi có thể kể cho các con tôi về những gì tôi nhìn thấy trong ngôi nhà của một người mà các con tôi dù rất trẻ nhưng vô cùng ngưỡng vọng. Và tôi đã không sai. Đêm ấy, trong bữa cơm muộn, tôi đã kể cho con tôi nghe về ngôi nhà của ông và kết luận: những cái ghế của nhà ta còn đắt tiền hơn cả những cái ghế trong ngôi nhà của một người vĩ đại. Khi nói xong câu đó, mắt tôi cay xè. Còn nhũng đứa trẻ đã im lặng rất lâu. Tôi tin chúng đã hiểu được một phần câu nói đó của tôi.

Trên bàn ông vẫn còn chiếc cặp đựng đầy tài liệu. Ông bắt tay chúng tôi và bảo chúng tôi ngồi. Tôi lại nhìn quanh căn phòng làm việc của ông. Vẫn không có gì đặc biệt. Nhũng tủ sách chật cứng. Những bức tranh vẽ ông. Những bức tranh thật đơn sơ. Hình như các họa sĩ cũng không biết phải vẽ như thế nào về con người đặc biệt này. Một bức tượng mà tôi không rõ là bằng đồng hay đá. Một chiếc đàn dương cầm cũ. Những chiếc ghế mây chắc có từ lâu. Một bộ sa-lông gỗ chạm trổ tinh vi những con voi trong cánh rừng. Đó là quà của nhân dân Lào tặng ông. Tất cả thật đơn sơ và ấm cúng.

Khi chúng tôi xin phép được chụp ảnh ông, ông đã gọi vợ và các con cháu đến quây quần chụp cùng. Ông không muốn chụp một mình. Ông ngồi giữa. Lúc ấy, bao nhiêu giá lạnh của mùa đông bỗng tan biến. Tôi đứng im lặng ở một góc nhìn ông và những người thân. Một gia đình như bao gia đình khác. Đấy là điều thiêng liêng không bao giờ cũ của mọi con người trên thế giới dù cho văn hoá có khác biệt đến đâu. Có lẽ, chỉ nơi ấy, trong ngôi nhà với những người thân, con người mới cảm thấy một sự an toàn và ấm áp thật sự. Còn gì lớn lao hơn, ấm áp hơn, tin cậy hơn, chân thành hơn và thiêng liêng hơn ngôi nhà của mình.

Lúc ấy một thông điệp vô hình về hạnh phúc đã được gửi đi với quá nhiều ý nghĩa sâu xa từ ngôi nhà của vị Đại tướng với tên tuổi lẫy lừng. Và những đứa cháu còn quá nhỏ đang ngồi bên ông và đưa bàn tay nhỏ xíu như bàn tay của các thiên thần đùa nghịch với ông lúc này không biết được rằng chúng đang đùa nghịch với một người mà hơn một nửa thế kỷ qua cả thế giới đều biết đến. Một người sẽ không bao giờ vắng mặt trên những cuốn sách lớn về các danh nhân thế giới. Mặc dù trước đó ông Huyên nói với chúng tôi sẽ không có bút tích của Đại tướng. Chúng tôi biết đó là nguyên tắc. Nhưng cuối cùng, ông cắm bút ghi những lời chúc vào một tấm giấy trắng và đưa cho chúng tôi. Khi gặp ông, chúng tôi cũng thưa với ông rằng: chúng tôi bước vào ngôi nhà của ông không với danh nghĩa nhà báo mà giống như những đứa con, đứa cháu của ông ở xa về đến chào ông. Và không chỉ là năm phút hay mười phút quy định cho cuộc đến thăm của chúng tôi, ông tiếp chúng tôi lâu hơn với một không khí gia đình thật đầm ấm và bao dung. Chúng tôi nói chuyện với những người thân của ông trong ngôi nhà.

Thật sự, lúc đó, chúng tôi mang cảm giác như là một người họ hàng của ông. Có biết bao người trong và ngoài nước đã được ông tiếp trong ngôi nhà này. Nhưng tôi dám tin rằng, rất ít người có được không khí như chúng tôi có được. Ra về, ông bắt tay và chúc chúng tôi viết hay hơn nữa. Chúng tôi lại đi trên con đường ra cổng. Tôi lại dừng lại trước những cây mộc. Những cây mộc chưa vào kỳ hoa mới, nhưng rõ ràng từ trong tâm khảm tôi nhận thấy mùi hương đằm sâu và tĩnh lặng đang ngào ngạt dâng lên. Và tôi rất hoàn toàn tin rằng đó không phải là ảo giác. Không hiểu sao, cho đến lúc này, khi nghĩ về ông, tôi lại nghĩ tới những cây mộc. Những cây mộc giản dị và thanh tao mãi toả hương cả trong những ngày đông giá lạnh của đất trời.

Theo GĐ&XH

Việt Báo (Theo_VnMedi
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Mot-buoi-toi-trong-ngoi-nha-cua-Dai-tuong-Vo-Nguyen-
Giap/65042478/157/

Thế con gái Đại tướng mất chú đã biết chưa?

Anh ơi, báo cho anh tin buồn con gái đại tướng đã đi rồi!

Em ơi, không biết có đúng không chứ chị (anh) nghe tin chị Hồng Anh mất mà rụng rời....Tin này do các cháu thiếu nhi ở Rừng Mường Phăng nơi ngày xưa Đại tướng đặt đại bản doanh để đánh trận Điện Biên Phủ báo.

Chuyện chị Võ Hồng Anh mất thì đúng rồi, mấy hôm ni như ứng nghiệm khiến trời đất Điện Biên sụt sùi, lòng người chơi vơi dù rằng có người chưa một lần nhìn thấy hoặc biết đến chị. Vậy mà, tin báo như sét đánh ngang tai, có rất nhiều người cả các cháu nhỏ sụt sùi khóc thương cảm cho chị và cho cả Đại tướng. Thế mới biết lòng người. Thế mới biết lòng dân...

Hôm 18/7 chị mất nhưng anh Võ Điện Biên em trai chị và là con trai lớn của Đại tướng vẫn phải thay mặt gia đình lên Điện Biên để cùng với các tăng ni phật tử Quảng Ninh làm lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ Điện Biên Phủ . Thế đó, tình cảm gia đình thì đứt rượt nhưng tình cảm quân dân thì đâu có thể bỏ. Anh nói, em ạ, anh hùng liệt sỹ trong trận Điện Biên có nhiều người vẫn chưa siêu thoát nên anh và bố đều muốn làm lễ cầu siêu ít ra một năm một lần để họ đỡ tủi, để thấy lòng mình không bạc và thảnh thơi hơn phải không em??? Hôm cầu siêu tại tượng đài Chiến thắng (đồi D1) anh kéo tay tôi ra đứng một gốc riêng rồi âm thầm khóc và báo tin buồn: chị Hồng Anh mất, mai anh phải về sớm cho kịp lễ tang... Rứa đó, cuộc đời gia đình Đại tướng là vậy, nỗi đau gia đình chưa kịp lo nhưng lại vì nhân dân lại vì đồng chí và anh em phải gác chuyện gia đình ra một bên....

Rừng Mường Phăng bây giờ đã là di tích lịch sử có giá trị, đồng bào ở đây còn nghèo nhưng được cái lòng ai cũng rộng, ai cũng có thể nói về Đại tướng, kể được lịch sử trận Điện Biên Phủ. Trẻ con ở đây thì cực kỳ độc đáo (độc đáo trên góc nhìn của tôi) vì con trẻ nhưng nhắc đến Đại tướng đứa nào cũng một lòng kính trọng, đứa nào cũng vanh vách hướng dẫn di tích rằng đây là hầm cụ Giáp, kia là của thiếu tướng Hoàng Văn Thái, đây là nơi hội quân mà bà con mổ đến 3 con trâu để ăn mừng chiến thắng nhưng Đại tướng chỉ giữ một con cho quân còn 2 con để đồng bào ăn mừng chiến thắng...Hôm hội quân vui lắm đồng bào múa xoè, hát thâu đêm... Nhìn khuôn mặt của lũ trẻ Mường Phăng kể chuyện có thể đọc được vui, buồn trong chiến dịch...Những câu chuyện cả lớn, cả bé, cả to, cả nhỏ và cả tổng thể, cả chi tiết... của những đứa trẻ nhỏ thì 5 tuổi, lớn thì 12 tuổi cứ thế tuôn trào không cần suy nghĩ, toan tính làm chi bởi đó là kể chuyện theo kiểu dốc hết cỏi lòng mà. Qua đó mới thấy sự độc đáo quá trời luôn.

Mấy hôm nay, mấy đứa trẻ ở Mường Phăng làm thêm một việc mà chẳng đứa nào muốn đó là thông báo một tin buồn. Lời thông báo như thủ thỉ, như chia sẽ, như đang nói chuyện buồn của mình, của gia đình vậy... Ôi trời ơi, nhìn chúng sao mà thương đến lạ.

Ở Điện Biên có 4 cái nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ, cái nào cũng được chăm nom chu đáo, sạch đẹp như công viên xanh. Trong 4 cái nghĩa trang này tôi ấn tượng Độc lập vì ở đây có nhiều chi tiết độc đáo. Gã quản trang Vương Xuân Thấm trước đó làm ở xã, đang là đối tượng để cân nhắc vậy mà đùng đùng bỏ ngang để xin vào chăm sóc nghĩa trang. NHiều người bảo khùng quá trời luôn. Lão vào nghĩa trang đúng vào thời điểm cỏ, lau lách mọc um tùm vậy mà sau một thời gian cùng với tỉnh, Sở lao động thương binh xã hội gã làm cho cái nghĩa trang này đẹp như mơ, đúng là nơi yên nghĩ và thiền định chăng? Mỗi cành cây, ngọn cỏ ở đây Thấm chăm non chu đáo bởi gã nghĩ một chút tấm lòng sẽ làm mềm sự cô đơn ở nghĩa trang này.

Đi theo suốt cuộc đời của em là hình ảnh của Đại tướng- Thấm bảo thế và kể về kỷ niệm năm 2004. Năm đó Đại tướng đến nghĩa trang thắp hương lúc về anh em theo đoàn cùng Đại tướng chụp một bức hình làm kỷ niệm. Lúc này Thấm đang đứng từ xa vì nghĩ rằng mình làm sao được chụp hình với Đại tướng. Khi anh phó nháy chuẩn bị chớp hình Đại tướng đưa tay bảo dừng lại chờ chút xíu rồi bất ngờ hỏi anh quản trang đâu rồi? Nghe gọi, Thấm chạy đến và hỏi thưa bác cần gì ở con ạ? Đại tường kéo anh vào sát bên mình rồi nói: chú đứng đây để bác được chụp với chú một bức hình... Thấm kể đến đây rồi khóc vì xúc động. Ai đời một vị tướng được cả thế giới kính trọng mà giản dị đến dường vậy.

Hôm nay tôi đến nghĩ trang, gặp Thấm và thấy anh khóc. Anh khóc vì con Đại tướng mất, anh khóc âm thầm, đau đớn dù rằng chưa một lần gặp được chị Hồng Anh. Rứa đó, té ra cuộc đời cũng thật giản đơn phải không, tôi tự hỏi tôi như vậy? Cuộc đời thật giản đơn khi có những người chưa một lần gặp mặt nhưng sẵn mở lòng mình ra để đón nhận tình cảm. Ôi, cuộc đơn giản đơn nhưng cũng thật là vĩ đại biết dường nào ấy nhỉ???

http://vn.360plus.yahoo.com/thanhyentrang7635/article?mid=2



Điều hiếm thấy


VÕ ĐIỆN BIÊN
Học sinh khoá 6

Có lẽ hiếm có trường nào mà học sinh học với nhau từ lứa tuổi “đánh bi đánh đáo” cho đến khi tốt nghiệp đại học, trưởng thành; hiếm có trường nào học trò lại cùng chơi với nhau từ khóa bé nhất đến khóa lớn nhất, lạ hơn chỉ lệch nhau có một khóa (chênh nhau có một tuổi) cũng “gọi nhau bằng anh xưng em” với tất cả sự kính trọng. Thật hiếm có bạn bè, học sinh trường nào “thương yêu nhau hơn cả anh em ruột” như ở trường Nguyễn Văn Trỗi!

Sau khi học xong năm thứ nhất Đại học quân sự tại Cầu Đá, Vĩnh Yên, tôi cùng một số bạn Trỗi khóa 6 (Phạm Ngọc Chỉnh, Tạ Xuân Sơn, Trần Tuấn Quảng, Lưu Minh Sơn, Nguyễn Quốc Thắng, Phạm Hoàng Hưng, Võ Mai Nhân, Nguyễn Anh Minh, Nguyễn Nam Điện…) được cử đi đào tạo ở nước ngoài. Đó là giữa năm 1972, Mỹ vẫn còn ném bom miền Bắc rất ác liệt. Chúng tôi tập trung học chính trị tại trường Văn hoá Lạng Sơn. Tại đây, chúng tôi được sơ tán về các bản của đồng bào người Tày. Cũng tại đây, chúng tôi được gặp lại các thầy, cô trường Trỗi, đang là giáo viên của trường. Vui hơn, gặp lại cả anh Cần “điếc” chuyên mổ lợn, giết trâu thời còn ở trường Trỗi.

Học viên quân sự Việt Nam tại trường Pháo binh Pen-za
Học viên quân sự Việt Nam tại trường Pháo binh Pen-za.

Sau một tháng chỉnh quân, chúng tôi được phân đi các nước, học các ngành nghề khác nhau. Đi Liên xô có tôi và Anh Minh về trường Pháo binh Pen-za; Ngọc Chỉnh, Tuấn Quảng, Phạm Hưng, Nhân, Thắng “híp” về Ba-cu học tên lửa Hải quân, Đăng Sơn về trường Công binh Kaliningrad, Hoàng Tam Châu học ở Học viện thiết giáp Matxcơva; Nguyễn Văn Nam, Lê Kiên Thành về học lái tại Krasnodar… Riêng một số anh em trong đó có Tạ Xuân Sơn sang Ba lan đến Học viện Kỹ thuật quân sự Warsava, Lưu Minh Sơn sang Hungary học ở Đại học Bách khoa Budapest, Nam Điện sang Leipzig (Cộng hoà Dân chủ Đức) học in ấn...

Chúng tôi lên tầu từ Bằng Tường. Lại gặp lại đất nước Trung Hoa vĩ đại. Chuyến đi rất vui vì được đi cùng những bạn từ thủa “mặc quần đùi”. Khi qua các địa danh quen thuộc như Nam Ninh, Quế Lâm… gợi lại những kỷ niệm của những năm sống tại Y Trung, Phong Khẩu. Ở Việt Nam đang “quen” ăn đói, khi lên tầu liên vận quốc tế được “ăn cơm Tàu”, ai cũng khoái. Đến bữa có cô nhân viên rất xinh, mặc đồng phục, đội mũ kê-pi đến từng cu-pê mời đi ăn, mà lại nói bằng tiếng Việt mới sướng! Đến Bắc Kinh, chúng tôi nghỉ vài ngày tại khách sạn Bắc Vĩ, được đi tham quan Cố cung, Di Hoà Viên... Trước khi rời Lạng Sơn, mọi người rủ nhau mua vài kí thuốc lá cuốn Lạng Sơn, vàng ươm, để “làm lương khô” đi đường. Trên tầu liên vận Trung Quốc có nhiều họa báo, tạp chí tuyên truyền, trong đó có tạp chí Pekin Review in trên giấy pô-luya mỏng tang, dùng cuốn thuốc lá rất tuyệt. (Tuy vậy không ai dám “đọc nhiều”, mỗi người chỉ thủ vài cuốn để sang đất Nga dùng dần). Sau đó, tiếp tục hành trình lên phương bắc sang Liên xô qua đường Mãn Châu Lý.


Sang đất Nga, đoàn tầu đổi bánh ở Kur-scơ, lần đầu tiên vào “toa bếp” ăn cơm Tây, phải dùng tới dao, dĩa. Thật phiền toái! Đứa nào cũng lóng ngóng, cả bọn vừa ăn vừa nhìn nhau cười khúc khích. Do tiếng tăm chưa thạo, khi gọi món có đứa vừa xì xồ thì bếp đã mang ra hai đĩa xúp, có bạn lại được những hai đĩa xa-lat. Mỗi khi tàu dừng ở các ga trên đất Nga, chúng tôi xuống ga, cánh “ghiền thuốc” mang thuốc lá cuốn ra mời bạn, còn dân Nga thì mời lại “thuốc có cán”. Hai bên hút phì phèo và nói cười vui vẻ, (nhẩm tính, có lẽ bạn thiệt hơn mình!). Tầu về đến Matxcơva, chúng tôi được chú Hải, tuỳ viên quân sự, ra đón và phân về các trường. Anh em Trỗi tạm chia tay nhau.

Riêng tôi và Anh Minh, khi về đến trường Pháo binh Penza thì thật may vì gặp ngay những khuôn mặt quen thuộc của mấy ông anh Trỗi. Khoá 2 có các anh Chu Kỳ Minh, Phạm Gia Lương, Nhật Minh, Phạm Sơn, Duy…; khóa 3 có các anh Từ Linh, Lữ Thái, Vương Minh Sách, Chính, Hoàng… Đang buồn và lớ ngớ vì mới xa nhà, chúng tôi liền nhận được sự giúp đỡ của các ông anh; từ những việc rất nhỏ như mua một tuýp thuốc đánh răng, sắm bộ quần áo chống rét, cho đến cách học hành, giao tiếp. Thời gian đó tại trường Pen-za có khoảng 100 học viên Việt Nam, trong đó có đến vài chục anh em Trỗi các khóa 2, 3 và 6.

Ngày nghỉ, các anh hay rủ chúng tôi đi xem phim, chơi bóng đá, chơi cờ vua hay hoạt động những môn thể thao mùa đông như trượt băng, trượt tuyết. Lâu lâu lại đi chợ mua thực phẩm về nấu các món ăn dân tộc (nem rán, chân giò nấu măng…) để cải thiện và nguôi đi nỗi nhớ nhà. Mỗi khi ai có thư nhà sang thì chẳng kém gì ngày hội, đọc rồi chuyền tay nhau xem. Thời đó đất nước còn chiến tranh nên kỷ luật tại các trường quân sự tại Liên xô rất nghiêm. Phòng Tuỳ viên quy định khi ra ngoài doanh trại, đi chơi phố, phải theo “tổ tam tam”. Vốn có tinh thần đồng đội, đi đâu mấy anh em Trỗi cũng rủ nhau nên không vi phạm nội quy lại rất thoải mái vì bạn bè tâm đầu ý hợp. Mùa hè, các anh còn rủ chúng tôi xuống nông trang thu hoạch lê, táo giúp dân hoặc đi “pic-níc” câu cá. Đây cũng là dịp để tìm hiểu thêm đời sống văn hoá, xã hội của dân bản địa và trau dồi thêm vốn tiếng Nga. Quả thật nhờ gần các em gái Nga nên đứa nào cũng “nói sõi hẳn ra”.

Kết quả học tập của cánh lính Trỗi rất khá. Tôi nhớ mãi năm 1973, 1974 trong hai kì bảo vệ tốt nghiệp được mời đi dự, các anh Chu Kì Minh, Từ Linh, Lữ Thái được nhà trường trao bằng đỏ, còn anh Nhật Minh được trao huy chương vàng - phần thưởng cao quý nhất cho những học viên trong 5 năm học đạt toàn điểm 5 (điểm cao nhất)! Từ đó trở đi, học viên các nước rất khâm phục học viên Việt Nam. Còn chúng tôi rất tự hào và lấy đó làm tấm gương để tự phấn đấu vươn lên.

Sau này, tốt nghiệp về nước, chúng tôi thường xuống công tác tại các đơn vị nên cũng có điều kiện để gặp nhau. Cho đến nay, nhiều người đã chuyển ngành, giải ngũ, thậm chí về hưu nhưng mỗi khi gặp lại vẫn nhận ra nhau và sống thân thiết như thủa cách đây mấy chục năm về trước. Chỉ tiếc rằng thời gian trôi qua không chỉ làm cho tóc ta thêm bạc mà còn làm cho tửu lượng ngày một giảm đi. Xin tạm dùng lời một bài hát mà ca sĩ Mỹ Tâm hay hát để kết: Ước gì cho thời gian trở lại! Ước gì…...

http://nvtk6.multiply.com/journal/item/190

V.Đ.B




____
(1). Sơn Trung chú: Võ Điện Biên trong khoảng 1980 nghe nói bị giam ở Chí Hòa.Tạp chí BKBĐD tô đỏ những đoạn quan trọng để độc giả thấy rõ vấn đề của đất nước.


No comments: