Sơn Trung
Từ 1954 cho đến 1975, cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm cho 58.000 người Mỹ và hai triệu người Việt chết. Mỹ dùng hiệp định Paris để cắt cái ung bướu chiến tranh Việt Nam với bất cứ giá nào. Chiến tranh Việt Nam đã làm tốn kém tài nguyên nước Mỹ, và chia rẽ nhân dân Mỹ. Mỹ thất bại tại Việt Nam vì Mỹ không có quyết tâm chiến đãu.
Cũng có thể Mỹ bỏ rơi Việt Nam là vì lý do chiến lược, chiến thuật bí mật nào đó!Hiệp định Paris là một cuôc tháo chạy của Mỹ và bỏ mặc Việt Nam cộng hòa cho cộng sản. Trước đây, với sự viện trợ của Mỹ, Việt Nam cộng hòa không thể chiến thắng Việt Cộng vi họ đưọc Liên Xô, Trung Quôc viện trợ tích cực của mặc dầu sau này Trung quốc không còn ủng hộ Lê Duẩn nữa.
Nay một mình Việt Nam, bị bỏ rơi , lại bị cắt viện trợ kinh tế và vũ khí, một không thể chọi ba, bốn. Việt Nam cộng hòa thất bại là lẽ đương nhiên. Dẫu sao, Mỹ đã giúp Việt Nam tồn tại thêm 20 năm mà số phận Việt Nam tự do đáng lẽ bị cộng sản thu tóm với cuộc tổng tuyển cử 7- 1956 theo hiệp định Genève 1954.
Nay một mình Việt Nam, bị bỏ rơi , lại bị cắt viện trợ kinh tế và vũ khí, một không thể chọi ba, bốn. Việt Nam cộng hòa thất bại là lẽ đương nhiên. Dẫu sao, Mỹ đã giúp Việt Nam tồn tại thêm 20 năm mà số phận Việt Nam tự do đáng lẽ bị cộng sản thu tóm với cuộc tổng tuyển cử 7- 1956 theo hiệp định Genève 1954.
Như đã trình bày, đáng lẽ Ngô Đình Diệm phải xây dựng dân chủ, đoàn kết nhân dân thành một khối vững chắc để chống cộng, thì gia đình họ Ngô lại tham nhũng, độc tài, tiêu diệt các đảng phái quốc gia, cướp bóc dân chúng, và mượn danh nghĩa chống cộng sản mà thực tế là bắt tay với cộng sản như Ngô Đình Cẩn bán gạo cho Cộng Sản, Ngô Đình Thục bắt tay với Cộng sản để vào rừng khai thác lâm sản, và Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đã toan tính đầu hàng cộng sản khi bị Mỹ lên tiếng chỉ trích[1].
Sau 1963, mọi sự do Mỹ quyết định đàng sau, các tướng lãnh Việt Nam không thể làm gì hơn. Họ chỉ là con cờ trong bàn tay người Mỹ. Một số trong sạch và có khả năng nhưng vài con én không làm nổi mùa xuân. Chúng ta còn gượng lại được sau 1968 đã là một sự nhiệm mầu. Một số chính trị gia và văn nhân, thi sĩ cho rằng chính chúng ta cũng có trách nhiệm, bởi vì dân ta một số tin tưởng vào cộng sản, còn số không tin cộng sản thì không tích cực chiến đãu. Nguyễn Chí Thiện khi nghe tin miền Nam thất thủ, đã cho rằng thất bại là vì ta hèn nhát.
Cuộc thất trận 1975 là một điều tất yếu. Và cuộc thất trận này đã đưa cộng sản làm chủ toàn quốc, và nhân dân miền Nam phải chịu đau khổ dưới ách thống trị bạo tàn của cộng sản.
-Dân nghèo bị bắt buộc phải đi vùng nước độc làm kinh tế (khu kinh tế mới). Tuy dùng từ kinh tế nhưng đây là một chính sách chính trị nhắm đày ải dân nghèo và các nhà tư sản, vì khi đã ra đi khỏi thành phố thì mất hộ khẩu, mất quyền cư trú và sinh sống tại thành thị. Thành thị trong quan niệm của cộng sản chỉ để dành cho công nhân và đảng viên cộng sản. Các tầng lớp quân nhân, viên chức, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài Hòa Hảo, dân di cư, tư sản, tiểu tư sản . . . đều được tập trung trong những vùng kinh tế mới.
Cuộc thất trận 1975 là một điều tất yếu. Và cuộc thất trận này đã đưa cộng sản làm chủ toàn quốc, và nhân dân miền Nam phải chịu đau khổ dưới ách thống trị bạo tàn của cộng sản.
-Dân nghèo bị bắt buộc phải đi vùng nước độc làm kinh tế (khu kinh tế mới). Tuy dùng từ kinh tế nhưng đây là một chính sách chính trị nhắm đày ải dân nghèo và các nhà tư sản, vì khi đã ra đi khỏi thành phố thì mất hộ khẩu, mất quyền cư trú và sinh sống tại thành thị. Thành thị trong quan niệm của cộng sản chỉ để dành cho công nhân và đảng viên cộng sản. Các tầng lớp quân nhân, viên chức, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài Hòa Hảo, dân di cư, tư sản, tiểu tư sản . . . đều được tập trung trong những vùng kinh tế mới.
-Dân chúng không còn quyền tự do sinh sống. Họ phải từ bỏ lối làm ăn cá thể mà tham gia vào hợp tác xã, nghĩa là phải đem tài sản của mình nộp cho tập đoàn, hợp tác xã hay cho nhà nước, mình mất quyền làm chủ và trở thành nô lệ của nhà nước và đảng.
-Các nhà tư sản bị truy thuế, tịch thu tài sản và bị tù. Toàn bộ nền sản xuất, kinh doanh đều nằm trong tay đảng và nhà nước.
-Các quân nhân, viên chức chế độ cũ trong đó có những thi văn sĩ bị giam giữ tại rừng sâu, trở thành nô lệ và tù nhân của cộng sản. Nếu không có việc Pol Pot phá các vùng kinh tế mới tại miền Nam, Trung quốc đánh miền Bắc, và không có sự can thiệp của Liên Hiệp quốc, họ và gia đình sẽ phải vĩnh viễn sống trong những nông trường hay vùng ma thiêng nước độc dưới roi vọt của cộng sản.
-Cộng sản chủ trương tiêu diệt văn hóa miền Nam, khủng bố văn nghệ sĩ, các tay sai của đảng lên tiếng chỉ trích văn hóa miền nam . Gần 60 nhà văn bị kết tội. Họ lập một danh sách dài các tác phẩm gọi là văn hóa đồi trụy và cấm lưu hành. Từ nay chỉ có văn nghệ sĩ cộng sản là có quyền cầm bút và chỉ tác phẩm của họ là được nhà nước xuất bản.
-Sách vở bị tịch thâu và thiêu hủy.
Tầt cả sách miền Nam bị thiêu hủy ngoại trừ sách về khoa học kỹ thuật, các từ điển. Những tiểu thuyết, sử ký, kinh tế, cho đến thơ văn của Nguyễn Du, Cao Bá Quát cũng không qua khỏi nạn phần thư của cộng sản.
Nguyễn Hiến Lê đã viết về việc đốt sách, tịch thu sách như sau:
Một luật sư tủ sách có độ 2000 quyển, đem đốt ở trước cửa nhà, chú ý cho công an phường biết.. Rồi kêu ve chai lại cân sách cũng ngay dưới mắt công an.
Ông bạn Vương Hồng Sển có nhiều sách cổ quý, lo lắng lắm mà cũng uất ức lắm, viết thư cho sở Thông tin văn hóa, giọng chua xót xin giữ đuợc tủ sách, nếu không thì ông sẽ chết theo sách.
Một độc giả lập một danh sách các tác phẩm của tôi mà ông ta có trong nhà, đem lại sở Thông tin hỏi thế nào được phép giữ lại, nhân viên Thông tin chẳng cần ngó tên sách, khoát tay bảo: Hủy hết, hủy hết.
Bà Đông Hồ quen ông giám đốc thư viện thành phố, bán được một số sách cho thư viện, tặng thư viện một số khác với điều kiện được mượn đem về nhà mỗi khi cần dùng tới ( Hồi Ký III, 76).
Các nhà sách , nhà xuất bản bị chiếm cứ, chủ nhân bị tù đày như ông Khai Trí. Sách báo, ấn loát từ nay tại miền Nam thuộc độc quyền của cộng sản. Nguyễn Hiến Lê cũng nói về tình trạng các nhà xuất bản như sau:
-Các nhà tư sản bị truy thuế, tịch thu tài sản và bị tù. Toàn bộ nền sản xuất, kinh doanh đều nằm trong tay đảng và nhà nước.
-Các quân nhân, viên chức chế độ cũ trong đó có những thi văn sĩ bị giam giữ tại rừng sâu, trở thành nô lệ và tù nhân của cộng sản. Nếu không có việc Pol Pot phá các vùng kinh tế mới tại miền Nam, Trung quốc đánh miền Bắc, và không có sự can thiệp của Liên Hiệp quốc, họ và gia đình sẽ phải vĩnh viễn sống trong những nông trường hay vùng ma thiêng nước độc dưới roi vọt của cộng sản.
-Cộng sản chủ trương tiêu diệt văn hóa miền Nam, khủng bố văn nghệ sĩ, các tay sai của đảng lên tiếng chỉ trích văn hóa miền nam . Gần 60 nhà văn bị kết tội. Họ lập một danh sách dài các tác phẩm gọi là văn hóa đồi trụy và cấm lưu hành. Từ nay chỉ có văn nghệ sĩ cộng sản là có quyền cầm bút và chỉ tác phẩm của họ là được nhà nước xuất bản.
-Sách vở bị tịch thâu và thiêu hủy.
Tầt cả sách miền Nam bị thiêu hủy ngoại trừ sách về khoa học kỹ thuật, các từ điển. Những tiểu thuyết, sử ký, kinh tế, cho đến thơ văn của Nguyễn Du, Cao Bá Quát cũng không qua khỏi nạn phần thư của cộng sản.
Nguyễn Hiến Lê đã viết về việc đốt sách, tịch thu sách như sau:
Một luật sư tủ sách có độ 2000 quyển, đem đốt ở trước cửa nhà, chú ý cho công an phường biết.. Rồi kêu ve chai lại cân sách cũng ngay dưới mắt công an.
Ông bạn Vương Hồng Sển có nhiều sách cổ quý, lo lắng lắm mà cũng uất ức lắm, viết thư cho sở Thông tin văn hóa, giọng chua xót xin giữ đuợc tủ sách, nếu không thì ông sẽ chết theo sách.
Một độc giả lập một danh sách các tác phẩm của tôi mà ông ta có trong nhà, đem lại sở Thông tin hỏi thế nào được phép giữ lại, nhân viên Thông tin chẳng cần ngó tên sách, khoát tay bảo: Hủy hết, hủy hết.
Bà Đông Hồ quen ông giám đốc thư viện thành phố, bán được một số sách cho thư viện, tặng thư viện một số khác với điều kiện được mượn đem về nhà mỗi khi cần dùng tới ( Hồi Ký III, 76).
Các nhà sách , nhà xuất bản bị chiếm cứ, chủ nhân bị tù đày như ông Khai Trí. Sách báo, ấn loát từ nay tại miền Nam thuộc độc quyền của cộng sản. Nguyễn Hiến Lê cũng nói về tình trạng các nhà xuất bản như sau:
Một nhà xuất bản khá lớn có nhà in riêng, có nhiều cao ốc cho Mĩ mướn, con đã đi ngoại quốc hết từ trước 30-4-75, đem hiến hết cho chính phủ. . . và đuợc chính phủ cho lại một ngôi nhà khá để ở, và họ đưọc sống yên ổn.
Trái lại,. một nhà xuất bản và nhà sách khác lớn hơn nhiều, tin rằng mình làm ăn đứng đắn, quen nhiều nhà văn cách mạng sẽ được yên, nên chỉ tặng chính phủ một phần nhỏ tài sản thôi, và rốt cuộc mất gần hết nhẵn mà lại phải đi cải tạo mấy năm. Trong mấy ngôi nhà chứa hàng triệu cuốn sách, hàng vạn nhan đề, thế nào nhân viên kiểm kê chẳng kiếm ra được vô số cuốn thuộc loại phản động, đồi trụy hay lạc hậu, và như vậy có thể bị tịch thu tài sản rồi.
Một hai nhà khác làm việc phát hành bị bắt giam và tịch thu gia sản trước hết vì bị trù từ trước. Nhưng một nhà khác cũng phát hành lớn lại được tương đối yên ổn nhờ trước có giúp kháng chiến kha khá (61).
Trái lại,. một nhà xuất bản và nhà sách khác lớn hơn nhiều, tin rằng mình làm ăn đứng đắn, quen nhiều nhà văn cách mạng sẽ được yên, nên chỉ tặng chính phủ một phần nhỏ tài sản thôi, và rốt cuộc mất gần hết nhẵn mà lại phải đi cải tạo mấy năm. Trong mấy ngôi nhà chứa hàng triệu cuốn sách, hàng vạn nhan đề, thế nào nhân viên kiểm kê chẳng kiếm ra được vô số cuốn thuộc loại phản động, đồi trụy hay lạc hậu, và như vậy có thể bị tịch thu tài sản rồi.
Một hai nhà khác làm việc phát hành bị bắt giam và tịch thu gia sản trước hết vì bị trù từ trước. Nhưng một nhà khác cũng phát hành lớn lại được tương đối yên ổn nhờ trước có giúp kháng chiến kha khá (61).
[1] Xin xem các Hồi Ký của Nguyễn Chánh Thi, Trần Văn Đôn, Đỗ Mău, và quyển Ngô Đình Diệm Nỗ Lực Hoà Bình Dang Dở của Nguyễn Văn Châu. Và xin xem: Dân Tộc Việt Nam hai lần bị lường gạt của Sơn Trung, Bên Kia Bờ Đại Dương số 43 tháng 4 năm 2002 .
No comments:
Post a Comment