Monday, January 10, 2011

HOÀNG VÂN * SAIGON 1990


Ðám đông ở Sàigòn


Hoàng Vân

Anh vẫn còn giữ thói quen chạy xe theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (mà người Sài Gòn 30 năm sau vẫn còn đọc “NKKN tiêu Công Lý”), vòng qua đường Lê Duẩn (một con đường thuộc loại đẹp nhất Sài Gòn) để đến trước cổng Sở thú. Cái thói quen ấy bắt đầu từ những ngày đầu tiên anh làm dân nhập cư vào thành phố đông đúc này.

Lúc ấy, từ một tỉnh lẻ lên, anh luôn thắc mắc không hiểu dân Sài Gòn đi đâu mà lúc nào ngoài đường cũng là một đám đông tất bật, vội vàng. Thế nhưng chỉ một thời gian sau anh rõ: Ngoài một số ít kẻ đi ăn chơi thì phần lớn là họ đi kiếm sống! Giống hệt như anh vậy! Và từ đó, anh hòa mình vào cái đám đông khiêm tốn, mặt lúc nào cũng lo lo lắng lắng và luôn phóng xe vèo vèo trên phố.

Dần dần anh nhận xét rằng cả thành phố Sài Gòn của những năm từ 1990 cho đến nay giống như một lòng chảo, và nó hút tất cả mọi thứ, cả tinh hoa và rác rưởi từ khắp nơi đổ về, nhào trộn thành một đám đông ô tạp.

Thế rồi một buổi chiều khi chạy xe trên con đường cũ, anh hoàn toàn bất ngờ khi thấy một đám đông lố nhố đang tập hợp gần phía cổng trước Sở thú. Phần đông là những bà già lam lũ, những chị phụ nữ nhà quê. Họ đem theo cả nồi niêu soong chảo và biểu ngữ. Họ đi biểu tình! Một chuyện động trời đây! Anh nghĩ vậy!

Anh sợ sẽ có một cuộc đàn áp. Nhưng không hề! Hôm sau, lấy hết can đảm, anh chạy sát vào đám đông ấy và đọc những dòng biểu ngữ của một nhóm người đề bảng: “Nông dân tỉnh Ðồng Tháp”. Ðó là các câu: “Ðả đảo giám đốc nông trường chiếm đất dân!” Rồi: “Hồ Chí Minh muôn năm! Ðả đảo đàn áp nhân dân!” Anh suýt phì cười cho cái câu biểu ngữ tréo ngoeo ấy. Nhưng anh chợt hiểu và thấy ngay sự “láu cá” mà người dân bắt buộc phải có để đối phó. Thì ra họ muốn nói rằng: Xin các ông đừng bắt bỏ tù tụi tui. Tui vẫn ủng hộ Bác Hồ vĩ đại đó thôi!”

Ðâu chừng 10 ngày sau, cái đám biểu tình ngồi mà “Ðảng ta” gọi là “Khiếu kiện đông người” ấy phình to dần. Các nhóm người ngồi trương biểu ngữ đề tên cả mười mấy tỉnh. Từ Ðồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang… của đồng bằng Tây Nam bộ, đến cả những tỉnh như Bình Thuận, Bình Phước… cũng vào tham gia, vì hình như người nông dân “nghe nói” ông Tổng bí thư sắp vô giải quyết vấn đề.

Không thấy đàn áp, lòng anh tràn trề hy vọng. Phải chăng bắt đầu từ đây người nông dân sẽ dạy cho đám trí thức, sinh viên… phải biết đòi lẽ phải bằng cách xuống đường?

Thế nhưng có một điều lạ lùng là, trước cái chuyện động trời ấy, không hề thấy một tờ báo nào đả động tới, dù một hôm một người bạn anh, là một nhà nhiếp ảnh, đi Mỹ về, bảo là có đọc và nhìn thấy những hình ảnh các bà, các dì, các má nông dân biểu tình…

Một buổi sáng tình cờ đọc tờ Tuổi trẻ Chủ nhật, thấy có cái tít “Hai Lúa nổi giận” ngoài bìa, anh mừng húm. Vội vàng lật ngay số trang, anh đã vô cùng thất vọng vì đó là một bài viết tào lao thiên địa về chuyện sản xuất giống lúa mới. Tác giả ca ngợi một anh “Hai Lúa” vì “nổi giận” chuyện lúa cao sản của mấy ông Ba Tàu, nên quyết tâm tạo ra một giống mới ngon hơn.

Lúc ấy anh vẫn cho rằng tờ Tuổi trẻ là tờ báo dũng cảm nhất trong cái đám đông hèn đớn của 600 tờ báo. Anh gọi điện thoại tới tòa soạn và hỏi sao không viết một bài “Hai Lúa nổi giận” ngay giữa lòng thành phố đây này. Người tiếp chuyện điện thoại là một cô gái. Cô có vẻ bối rối và thoái thác rằng “Anh ơi, báo tụi em không dám nói đâu. Cả Ðài truyền hình Trung ương cũng không được phép đưa tin. Ðã có chỉ đạo!”

Ngay lúc ấy anh hiểu tất cả, cảm thấy tội nghiệp cho cái cô tiếp chuyện anh và bỏ ý định gọi cho những tờ báo khác vì anh biết chắc rằng họ xem đây là chuyện tày đình. Dù phóng viên có viết bài, có chụp hình thì Tổng biên tập cũng chẳng cho đăng. Cái chuyện nhỡn tiền là bà Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ đời trước, chỉ đăng một cái tin nhỏ xíu rằng Hồ Chí Minh rất có thể đã từng có vợ khi ở Trung Quốc dưới bí danh Lý Thụy, đã khiến bà ta phải mất chức ngay, làm chùn tay tất cả những bầu nhiệt huyết muốn công khai, minh bạch, tự do báo chí.

Vài tháng sau đó, đoàn người biểu tình vẫn ngồi thành một đám đông trên lề đường, nơi tập trung rất nhiều sứ quán nước ngoài. Thế rồi một hôm có tin tổng thống Mỹ Bill Clinton đã lên đường thăm Việt Nam và đang ở Hà Nội, sắp vào TP. HCM.

Anh bỗng linh cảm rằng sắp có chuyện xảy ra. Buổi chiều hôm đó anh vội chạy xe ra chỗ đoàn biểu tình. C ả hai ngả đường phía Lê Duẩn và ngả đường hướng Nguyễn Bỉnh Khiêm đều bị công an chốt chặn. Họ dàn ngang thành một đám đông và bắc loa kêu gọi cái đám đông bần khổ đang nhốn nháo vì bị vây chặt tất cả mọi nẻo đường và kêu gọi “bà con lên xe về nhà. Bà con đang bị kẻ xấu lợi dụng.” Tất cả mọi phương tiện đều bị cản lại, không cho đi vào khu vực trên. Sau này, anh nghe một người bạn là phóng viên tờ TN nói rằng, khi Bill Cinton đến, thành phố đã “sạch trơn”. Chính người bạn ấy đã cùng anh chứng kiến cảnh những đám đ ông đứng thành hàng dài hai bên đường NKKN, gần cầu Công Lý, khi đón và đưa tiễn vị tổng thống đẹp trai và hào hoa của nước Mỹ, họ vẫy tay và họ hoan hô. Và trong tình huống ấy, anh thấy một số khá đông công an chìm hốt hoảng nhắc nhở từng người “Không được hoan hô! Không được hoan hô!”

Chắc là quá xúc động với lòng nhiệt tình ấy, trong lần ra về, Bill Clinton hình như đã vi phạm qui chế an toàn khi ông ra lịnh hạ cửa xe xuống để vẫy tay chào những người dân Sài Gòn. Hẳn là khi đón tiếp một cách niềm nở đến chân thành, nhiều người đã thầm m ong chuyến thăm của vị khách quyền uy này sẽ hé lộ cho họ một chút tự do mà chính những người chóp bu đất nước họ không muốn ban phát.

Thế nhưng mấy tháng sau, cũng người bạn làm báo cho anh biết rằng, những người cầm đầu cuộc biểu tình đã bị xử kín. Nhẹ nhất 3 năm tù giam và nặng nhất là 8 năm, trong đó có 3 phụ nữ!

Hình như sau cái ngày thăm viếng của Bill Clinton không lâu, một lần anh bị kẹt cứng giữa ngã tư Hai Bà Trưng - Nguyễn Ðình Chiểu, vì một đám đông vĩ đại. Họ ầm ầm tiến vào trung tâm thành phố với cờ quạt, phèng la (bằ ;ng nồi niêu soong chảo và đủ thứ hầm bà lằng). Ðó là đám đông tràn xuống đường ăn mừng Việt Nam thắng Thái Lan 3-0 trong một trận đá banh! Thật vô nghĩa! Phải chi cái đám đông ấy tập hợp để kêu đòi một sự tự do đúng nghĩa thì có sức mạnh nào ngăn cản nổi? Nhưng ai là người khởi xướng, là người tập hợp, thủ lĩnh? Chẳng lẽ không có một ai trong 8 triệu dân thành phố này chăng?

Một ngày trong tháng Tư năm 2005, khi nhìn lên ti vi, lên các trang báo, anh tình cờ bắt gặp những gương mặt bạn bè mình đứng trong đám đông về dự Đại hội nhà v& #259;n Việt Nam. Một đám đông thảm hại. Bởi anh biết rất rõ rằng, trong cái đám đông viết lách kia, chẳng có bao nhiêu người còn đủ lương tri và dũng khí để nói lên sự thật mà một người viết cần biết nói?!

Giờ đây đã vào tuổi 40, anh vẫn còn cái thói quen ấy. Băng qua NKKN, vòng ra LD. Ở đó, giờ đây anh chỉ còn nhìn thấy những cô gái điếm mệt mỏi u hoài đứng vẫy tay níu khách. Họ quá lẻ loi, và nếu họ có trở thành đám đông thì cũng không phải là đám đông lòng anh hằng mong đợi!

Sài Gòn tháng 5.2005

No comments: