Hình: AP
Ba trong số 4 nhà lãnh đạo hàng đầu của quốc hội Mỹ đã khước từ lời mời tham dự bữa quốc yến tại Tòa Bạch Ốc với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Tổng thống Barack Obama sẽ mở dạ tiệc chính thức này tối thứ Tư, bữa quốc yến thứ ba kể từ khi ông lên nhậm chức.
Hôm thứ Ba, Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Robert Gibbs nói Tổng thống Obama đã hy vọng các nhà lãnh đạo quốc hội sẽ đến dự bởi vì tính chất “quan trọng” của quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nhưng Nghị Sĩ Mitch McConnell, lãnh tụ khối thiểu số Cộng Hòa; Nghị Sĩ Harry Reid, lãnh tụ khối đa số Dân Chủ; và Dân Biểu Cộng Hòa John Boehner, Chủ tịch Hạ Viện đều nói là sẽ không có mặt.
Cả ông Boehner lẫn ông Reid đều nói thay vào đó, các ông dự kiến họp với Chủ tịch Trung Quốc vào thứ Năm.
Nhưng có lẽ để hé lộ về một lý do khác cho việc vắng mặt của mình, trong một cuộc phỏng vấn truyền hình tuần này, ông Reid đã gọi ông Hồ Cẩm Đào là một “nhà độc tài.”
Chỉ có lãnh tụ khối thiểu số Dân chủ tại Hạ Viện, Dân Biểu Nancy Pelosi, người đã lớn tiếng chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc là sẽ tham dự quốc yến tối thứ Tư.
Trong tuần này, hằng trăm người hoạt động nhân quyền đã tụ tập bên ngoài Tòa Bạch Ốc để biểu tình đòi dân chủ cho Trung Quốc và tự do cho Tây Tạng.
Người biểu tình yêu cầu Tổng thống Obama gây áp lực đối với Chủ tịch Trung Quốc để ông làm tốt hơn trong lãnh vực nhân quyền.
VOA
Hình: AP
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị chỉ trích tại Quốc hội Mỹ về vấn đề nhân quyền, chính sách kinh tế và Bắc Triều Tiên.
Ông Boehner nói thêm việc kìm hãm thái độ gây hấn của Bắc Triều Tiên cũng nằm trong nghị trình thảo luận.
Các thành viên của Hạ viện Mỹ cũng bày tỏ sự bất bình về thành tích nhân quyền của Trung Quốc và chính sách tiền tệ nhiều nhà lập pháp cho rằng đã lấy đi nhiều việc làm của người Mỹ. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào gặp các nhà lập pháp Hạ viện và Thượng viện Mỹ.
Sau đó, chủ tịch Trung Quốc nói chuyện với giám đốc các doanh nghiệp và tuyên bố rằng nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều bất trắc và bất ổn. Ông nói thêm Hoa Kỳ và Trung Quốc cần phải hợp tác với nhau để giúp kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói hai quốc gia cần phải đối xử với sự tương kính và đối phó với những vấn đề nhạy cảm theo một phương cách thích hợp. Ông nói thêm nếu không, mối liên hệ giữa hai bên sẽ phải đối đầu với những khó khăn thường xuyên hay căng thẳng. Ông nhắc đến những vấn đề liên hệ đến Đài Loan và Tây Tạng như là một ví dụ, nói rằng hai vấn đề này liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
TIN RFI
Nhật báo Le Figaro hôm nay dành sự chú ý đặc biệt cho chủ đề quan hệ Mỹ - Trung nhân chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Dưới tựa đề « Một chủ tịch Trung Quốc bị buộc phải cứng rắn với Mỹ », đặc phái viên của Le Figaro từ Bắc Kinh nhận xét một cách hài hước : không nghi ngờ gì nữa « chủ trương ngoại giao nụ cười » của Bắc Kinh sẽ tiếp tục được áp dụng trong chuyến công du của chủ tịch Trung Quốc.
Người ta sẽ lại nghe thấy những tuyên bố về quan hệ Mỹ - Trung là « quan hệ quan trọng nhất thế giới » cũng như khẩu hiệu « sự hợp tác chiến lược » giữa hai nước sẽ được mở rộng. Chủ tịch Trung Quốc, theo nhật báo Wall Street Journal, đã đưa ra các lĩnh vực mà hai phía có thể cùng khai thác, như : năng lượng, hàng không hay không gian, … và kêu gọi chấm dứt thái độ đối đầu của thời kỳ « chiến tranh lạnh ». Tuy nhiên, về căn bản, chuyến công du này sẽ diễn ra tương tự như chuyến đi Bắc Kinh của tổng thống Mỹ hồi cuối năm 2009.
Có nghĩa là trên bề mặt, đó sẽ là những tuyên bố hùng hồn mang tính « tổng thể và tích cực » về quan hệ song phương, nhưng thực tế sẽ không có bất cứ bước tiến nào trên các hồ sơ bất đồng. Mỗi phía đều sẽ giữ nguyên lập trường của mình.
Kết quả một cuộc điều tra dư luận được China Daily xuất bản hôm qua cho thấy bầu không khí nghi ngờ hiện nay tại Trung Quốc : hơn một nửa số người được phỏng vấn cho rằng quan hệ Trung – Mỹ năm vừa qua đã trở nên tồi tệ hơn.
Theo một số nhà phân tích, chủ tịch Hồ Cẩm Đào, bất luận quan điểm riêng như thế nào, cũng sẽ không thể tự do phát biểu. Người đứng đầu chính quyền Bắc Kinh có rất ít khả năng lựa chọn do lịch trình hoạt động cũng như cấu trúc quyền lực tại Trung Quốc. Theo nhận xét của một nhà ngoại giao Anh, mục tiêu cơ bản của ông Hồ Cẩm Đào trong chuyến công du lần này là, không tỏ ra là một đối tác tồi trong các tiếp xúc tay đôi với tổng thống Mỹ, nhưng cũng không được nhân nhượng một chút nào. Bởi vì bất cứ một nhượng bộ lớn nào, được thể hiện ra trước công chúng, đều sẽ trở thành một thảm họa đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, trong bối cảnh đang diễn ra giai đoạn chuyển đổi lãnh đạo. Sau một thập niên nắm quyền, cặp Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo sẽ được thay thế vào năm tới 2012.
Le Figaro nhận xét, bối cảnh chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc hiện nay cản trở quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Đây cũng là nhận định của bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy Geithner : cuộc chuyển giao quyền lực làm giảm nhịp độ cải cách, bởi vì nó khiến cho các bên đều thận trọng hơn.
Từ bên trong hệ thống, một giảng viên của một trường Đảng Trung Quốc, được Le Figaro trích dẫn, giải thích rằng, chính trị Trung Quốc hiện nay rất phụ thuộc vào sức ép của « các nhóm lợi ích », là nơi, các quan chức trong chính quyền liên kết mật thiết với các doanh nhân. Sự thay đổi và cởi mở trong chính trị đòi hỏi phải có sự phân chia lại quyền lực và lợi ích, trong khi đó, các nhóm lợi ích chỉ muốn ngăn lại quá trình này.
Theo các nhà quan sát, bất cứ tuyên bố nào của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về việc thay đổi tỷ giá đồng nhân dân tệ một cách tự do hơn, đều bị phản ứng quyết liệt từ phía các bộ trưởng hay các chuyên gia tư vấn. Giới quân sự Trung Quốc có một tiếng nói khá độc lập với giới lãnh đạo dân sự, và họ có ảnh hưởng nhiều trong thái độ cứng rắn của Bắc Kinh trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, hay trong các tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, cũng như tranh chấp tại vùng biển Đông Nam Á.
Để kết luận, Le Figaro đưa ra nhận xét của một nhà quan sát : So với những người tiền nhiệm, giới cầm quyền Trung Quốc hiện nay có ít tính chính đáng hơn, và như vậy, có thể nói là họ ở thế yếu hơn. Do vậy, lãnh đạo Trung Quốc hiện nay khó lòng có thể đưa ra những nhân nhượng, nhất là nhân nhượng trong quan hệ với Hoa Kỳ.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110118-chu-tich-trung-quoc-ho-cam-dao-trong-tinh-the-phai-cung-ran-voi-my
No comments:
Post a Comment