Thursday, January 6, 2011

QUẢNG CÁO GÁI VIỆT TẠI NƯỚC NGOÀI




I. GÁI VIỆT QUẢNG CÁO TẠI ĐÀI LOAN

Chỉ một tờ quảng cáo… vậy thôi !!
Untitled Một tờ quảng cáo. Nó được dán tại góc đường giữa thành phố Đài Bắc - Đài Loan. Với những ai không hiểu tiếng Trung hoặc không đọc được chữ Phồn Thể, có thể dễ dàng lướt qua không thấy gì đáng nói vì nghĩ chắc cũng chỉ là một tờ quảng cáo bình thường la liệt kiểu như "khoan cắt bê tông", "hút hầm cầu"... dán nhan nhản, la liệt khắp trụ điện, tường phố ngõ ngách ở Hà Nội mình.
Trước hết, mời các bạn đọc bản dịch:
GIỚI THIỆU CÔ DÂU VIỆT NAM
Trong vòng 3 tháng đảm bảo cưới được về nhà
(thời gian đi về hoàn thành trong 6 ngày)
Chỉ cần 20 vạn Đài tệ
4 đảm bảo lớn:
Một: đảm bảo là trinh nữ
Hai: trong vòng 3 tháng cưới về nhà
Ba: không phải trả thêm chi phí nào
Bốn: trong vòng 1 năm nếu cô dâu trốn sẽ được đền bù 1 cô dâu mới
Điện thoại liên hệ
(20 vạn Đài tệ tương đương khoảng 130 triệu VNĐ).

Mẫu quảng cáo giới thiệu vợ Việt Nam ở Trung Quốc được dán khắp nơi



Bạn là một người Việt Nam, bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy những tờ quảng cáo này được dán ở những đoạn đường đông người ở Đài Loan? Tất nhiên, tấm hình này đã được truyền tải trên mạng một thời gian rồi và cũng đã gây ra một làn sóng nhỏ trên cộng đồng mạng Trung Quốc và Đài Loan, nhưng hôm nay tôi muốn nhắc đến tờ quảng cáo này với góc độ của một người Việt Nam nhìn nhận.

Chuyện chú rể Đài Loan sang Việt Nam tìm vợ có lẽ nó đã thành một chuyện “thường ngày” mặc dù ở một góc độ nào đó việc này đã vi phạm luật pháp Việt Nam và những kẻ thực hiện hành vi này được chúng ta gọi với cái tên thân mật “lũ buôn người”..


Nhìn từ góc độ của người Việt, cá nhân tôi cảm giác chua xót, người bạn send cho tôi tấm hình này còn cười và nói với tôi “xem ra cô dâu Việt Nam có giá phết nhỉ…” Có ai biết đâu, gia đình và cô dâu chỉ nhận được số tiền tương đương 1/6 số tiền mà những kẻ buôn người này nhận được. Và số phận những cô dâu này có lẽ không cần nói thì các bạn đều biết.. đa phần là bi thảm!

4 lời đảm bảo của kẻ buôn người, ngoại trừ điều số 3 là hoàn toàn bình thường, 3 điều còn lại thực sự khiến chúng ta cảm giác uất hận. Cô dâu Việt Nam bị coi như những món hàng thậm chí còn có "tem” và thời hạn bảo hành… Chẳng biết bạn có buồn cười không chứ bản thân tôi khi đọc đến điều đảm bảo thứ 4 “Trong vòng 1 năm nếu cô dâu trốn sẽ được đền bù 1 cô dâu mới” một cảm giác uất ức trào lên mà chẳng nói được gì, có trách chỉ trách những cô gái trẻ ôm giấc mộng “một bước lên tiên” hy vọng một cuộc sống “no ấm, đầy đủ”… mà bán rẻ cả cuộc đời mình..


Giá như tôi được một lần ngồi trước mặt những cô gái đó, tôi sẽ nói cho họ biết đằng sau những lời giới thiệu ngọt ngào đường mật mà kẻ buôn người rót vào tai họ và gia đình họ là những gì đang chờ đợi họ. Một cuộc sống lam lũ, khổ cực còn hơn đầy tớ. Một kẻ nô lệ tình dục mà những “chú rể Đài Loan” có thể trao tay nhau thay đổi. Một số phận được cho ăn để sống chỉ với mục đích làm việc và “truyên tông tiếp đại”.. Vậy thì điều gì đã khiến họ nhắm mắt dấn thân vào địa ngục đó?


Phải chăng họ đều là những kẻ lười nhác, ham vọng một cuộc sống hưởng thụ không thông qua nỗ lực lao động, hay là những cô gái ngây thơ bị đầu độc bởi một thế hệ phim truyền hình mà trong đó những chú rể Đài Loan / Hàn Quốc giàu có, đẹp trai và chung thủy? Điều này tôi cũng chẳng hiểu.. nhưng ngay cả 1 người đần độn nhất cũng hiểu rằng “Nếu những kẻ đó có đủ điều kiện để đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc cho vợ… thì họ đã không phải là những kẻ đi đến xứ người để MUA VỢ”..


Tiếp tục tìm kiếm trên mạng, tôi tìm ra được “Hội những người cưới vợ Việt Nam”,“Hội giới thiệu cô dâu Việt Nam”, thậm chí tại địa chỉ http://vncn.uueasy.com/index-htm-m-area.html còn có hẳn một Site và 1 Forum bàn + hướng dẫn việc qua Việt Nam lấy vợ… Xem một hồi chỉ biết ngửa mặt lên mà than “Ôi ! Phong hóa suy đồi…”


II. GÁI VIỆT QUẢNG CÁO TẠI NAM HÀN
Xuất hiện ngay từ đầu chương trình ăn khách "Chuyện phiếm với người đẹp" của Đài truyền hình KBS (Hàn Quốc), Thu Hương đã đưa hàng triệu khán giả xứ kim chi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Đây là chương trình đầu tiên dành cho người nước ngoài ở Hàn Quốc phát sóng 10h30 chủ nhật hằng tuần. Chương trình mở ra với mục đích tạo ra không gian sinh hoạt thân thiện, không có khoảng cách giữa người nước ngoài và người bản địa.


Co gai Viet duoc ham mo tai Han Quoc
Thu Hương trong chương trình truyền hình Hàn Quốc. Ảnh: Tiền Phong

Mỗi tuần một chủ đề xoay quanh các vấn đề về xã hội, đời sống, phong tục văn hóa, thói quen của người Hàn Quốc... Các người đẹp được phát biểu một cách chân thật, sinh động về tất cả những gì họ mắt thấy tai nghe trong sinh hoạt và học tập trên đất Hàn.

Hương được khán giả chú ý đến sau khi đã tham gia được 4 chương trình của Đài truyền hình KBS bởi tuyên bố: Phụ nữ Việt Nam không phải là món hàng hóa khi chứng kiến những mẩu quảng cáo dán trên một số tuyến phố phố ở Hàn Quốc của các trung tâm môi giới, khuyên đàn ông Hàn Quốc hãy kết hôn với phụ nữ Việt Nam vì họ không biết bỏ trốn.

Hương tâm sự, ngay từ khi bắt đầu tham gia chương trình, các khán giả chưa quan tâm nhiều đến Việt Nam bởi họ nghĩ Việt Nam còn nghèo nên các cô gái Việt tìm cách sang Hàn Quốc lấy chồng, tìm sự đổi đời.

Hương nghĩ, việc được xuất hiện trên kênh KBS là cơ hội tốt để thay đổi cách nghĩ ấy của người Hàn về một bộ phận phụ nữ Việt và đất nước Việt Nam nói chung.

Cô tâm sự: “Em rất vui mừng vì mình là đại diện đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trong một chương trình lớn của đài KBS. Mới đầu rất khó tạo được sự quan tâm của khán giả Hàn đối với Việt Nam, nhưng dần dần qua chương trình em giới thiệu nhiều về phong tục, lối sống, văn hóa... của Việt Nam và thu hút được sự quan tâm của khán giả Hàn".

Diễn đàn “Người hâm mộ Hương”

Chính Thu Hương cũng không ngờ ý tưởng của mình lại thành công đến vậy. Hiện trên diễn đàn mạng, khán giả Hàn cũng đã thành lập “CLB những người hâm mộ Hương”. Qua CLB này, họ sinh hoạt trao đổi với nhau về văn hóa Việt Nam, về vấn đề học tiếng Việt…


Co gai Viet duoc ham mo tai Han Quoc
Cô gái Thu Hương đang được nhiều người Hàn Quốc hâm mộ. Ảnh: Tiền Phong




Thu Hương trong chương trình truyền hình Hàn Quốc. Ảnh: Tiền Phong Mỗi tuần một chủ đề xoay quanh các vấn đề về xã hội, đời sống, phong tục văn hóa, thói quen của người Hàn Quốc... Các người đẹp được phát biểu một cách chân thật, sinh động về tất cả những gì họ mắt thấy tai nghe trong sinh hoạt và học tập trên đất Hàn. Hương được khán giả chú ý đến sau khi đã tham gia được 4 chương trình của Đài truyền hình KBS bởi tuyên bố: Phụ nữ Việt Nam không phải là món hàng hóa khi chứng kiến những mẩu quảng cáo dán trên một số tuyến phố phố ở Hàn Quốc của các trung tâm môi giới, khuyên đàn ông Hàn Quốc hãy kết hôn với phụ nữ Việt Nam vì họ không biết bỏ trốn.

Hương tâm sự, ngay từ khi bắt đầu tham gia chương trình, các khán giả chưa quan tâm nhiều đến Việt Nam bởi họ nghĩ Việt Nam còn nghèo nên các cô gái Việt tìm cách sang Hàn Quốc lấy chồng, tìm sự đổi đời. Hương nghĩ, việc được xuất hiện trên kênh KBS là cơ hội tốt để thay đổi cách nghĩ ấy của người Hàn về một bộ phận phụ nữ Việt và đất nước Việt Nam nói chung. Cô tâm sự: “Em rất vui mừng vì mình là đại diện đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trong một chương trình lớn của đài KBS. Mới đầu rất khó tạo được sự quan tâm của khán giả Hàn đối với Việt Nam, nhưng dần dần qua chương trình em giới thiệu nhiều về phong tục, lối sống, văn hóa... của Việt Nam và thu hút được sự quan tâm của khán giả Hàn".

Diễn đàn “Người hâm mộ Hương” Chính Thu Hương cũng không ngờ ý tưởng của mình lại thành công đến vậy. Hiện trên diễn đàn mạng, khán giả Hàn cũng đã thành lập “CLB những người hâm mộ Hương”. Qua CLB này, họ sinh hoạt trao đổi với nhau về văn hóa Việt Nam, về vấn đề học tiếng Việt… Cô gái Thu Hương đang được nhiều người Hàn Quốc hâm mộ. Ảnh: Tiền Phong "Em hy vọng sau khi chương trình kết thúc, khán giả Hàn có thể không còn nhớ đến em nhưng họ sẽ nhớ đến một Việt Nam giàu truyền thống, một Việt Nam trẻ trung và một thế hệ trẻ người Việt giỏi giang và năng động”, Thu Hương nói. Thu Hương sinh năm 1983 tại Hạ Long, Quảng Ninh. Học Khoa tiếng Hàn Quốc, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại Hàn Quốc, Hương đang học Thạc sĩ ngôn ngữ.

Cô có hẳn một trang web dành cho các fan và cô cũng thường xuyên giao lưu, trả lời các fan trên trang web của mình. Ngoài việc tham gia chương trình của đài KBS, Hương còn tham gia các chương trình từ thiện. Cô còn vinh dự được chọn là Sứ giả quốc tế cho Incheon Expo 2009 và Asia game 2014. Một trong những hoạt động gần đây nhất của Hương tại Hàn Quốc là cùng với tập đoàn SK Telecom (Công ty mẹ của Sphone tại Việt Nam) làm bánh ngọt để tặng những người già ở quận Chongno vào ngày 5/8. Tại chương trình từ thiện này, Hương đã khiến khán giả Hàn Quốc thán phục khi cô xuất hiện với tà áo dài trắng tha thướt cùng với chiếc nón lá đặc trưng của Việt Nam.


Nữ sinh này hơi ngượng nghịu khi nói đến diễn đàn trên mạng “Người hâm mộ Hương”. Diễn đàn là nơi người hâm mộ Hương bày tỏ sự yêu mến của mình, đồng thời đây cũng là địa chỉ để Hương giới thiệu với các bạn Hàn Quốc về văn hoá Việt Nam; các bài báo về hoạt động của Hương tại Hàn Quốc; làm từ thiện, dạy tiếng Việt...

Một người hâm mộ Hương đã viết trên diễn đàn: "Dạo này tôi rất quan tâm tới chương trình "Người đẹp phiếm đàm”. Không phải do tôi có nhiều thời gian mà ở đó có một cô gái Việt Nam thường xuyên xuất hiện. Đó là Nguyễn Thị Thu Hương, cô ấy rất nhỏ nhắn và đặc biệt là cô ấy thường xuyên xuất hiện với 2 lọn tóc đuôi gà rất dễ thương". (Theo Tiền Phong)Việt Báo (Theo_VnExpress.net)



III. GÁI VIỆT TỰ QUẢNG CÁO Ở SINGAPORE






(Tin tuc) - Chuyện những cô gái trẻ Việt Nam đi ra nước ngoài bằng visa du lịch nhưng thực chất lại hành nghề mại dâm giờ đây không còn là chuyện có thể làm ngơ được nữa...
Không ít trường hợp phụ nữ Việt Nam, là du học sinh và khách du lịch thật sự, vừa đặt chân đến đảo quốc sư tử đã cảm thấy bị xúc phạm nặng nề do cách cư xử theo kiểu "đánh đồng" với 'gái điếm' của nhân viên công lực nước bạn.


"Mấy đứa con gái Việt dễ thương, giá mỗi lần đi khách của tụi nó là 40 đô Sing". Tôi nghe trong lòng nhức nhối...!

Vừa rời Thái Lan, đất nước nổi tiếng (hay tai tiếng) với ngành công nghiệp tình dục, đến Singapore, tôi như bị ngay một cái tát đau điếng bởi thực trạng có rất nhiều cô gái Việt Nam làm cái nghề bán thân ở đất nước giàu có, hiện đại này. Người lái taxi đưa tôi từ sân bay về chỗ ở ngang qua khu Geylang vui miệng kể rằng: "Chỗ này ban đêm vui lắm. Gái điếm đứng xếp hàng dọc những con đường nho nhỏ. Gái Việt Nam cũng nhiều...".

Tôi hỏi người lái taxi:
- Mỗi lần các cô ấy đi khách giá bao nhiêu?
- Khoảng từ 40 đến 80 đô Sing, tùy!
- Tùy là thế nào? Trẻ đẹp thì giá đắt hơn à?
- Thường thì gái Trung Quốc có giá cao nhất, rồi đến gái Thái, gái Việt Nam. Gái Ấn, gái Phi... giá thấp hơn. Có khi chỉ 25 đô.
- Chắc ông cũng hay đi mua vui nên mới rành giá thế? - Tôi cáu tiết nên hỏi một câu có phần thiếu ý nhị
- Không, bạn tôi kể thế!

Muôn nẻo mại dâm

Gái điếm đứng xếp hàng dọc những con đường nho nhỏ. Mặc cho khách thỏa sức lựa chọn, ngã giá...


Những người mà ông lái taxi gọi là "bạn", và những người đàn ông có nhu cầu tương tự như "bạn" của ông lái taxi, ở Singapore rất nhiều. Báo Straits Times của Singapore từng có nhiều bài viết phản ánh thực trạng rất nhiều đàn ông nước này đến 40-50 tuổi vẫn còn sống độc thân.
Họ thuộc nhóm những người có thu nhập thấp do trình độ học vấn ít ỏi. Và, như một lẽ đương nhiên, họ khó tìm được một người bạn đời trong một xã hội mà phụ nữ có mặt bằng trình độ học vấn khá cao và đòi hỏi nhiều nhu cầu về vật chất cũng như danh vọng. Bởi vậy, chính họ, những người đàn ông bình thường với bản năng bình thường, đã tạo nên một nhu cầu có thật cho hoạt động mại dâm.

Chưa hết, đất nước chưa đầy 5 triệu dân (kể cả hơn 1,2 triệu người thuộc diện thường trú vĩnh viễn, chưa phải là công dân) lại có đến 1,1 triệu lao động nước ngoài (năm 2007), chủ yếu là nam giới, thì nhu cầu cho hoạt động mại dâm càng lớn. Ngoài ra, lượng khách du lịch nước ngoài ở mức 10-11 triệu người/năm cũng góp phần đáng kể vào nhu cầu này. Chính phủ Singapore không coi hoạt động mua bán dâm là phạm pháp, trừ khi hoạt động đó diễn ra ở ngoài những nhà chứa được cấp phép.

Một công ty môi giới hôn nhân gái Việt ở khu Orchard. "Đường đi" từ nơi này đến các phố đèn đỏ rất ngắn - Ảnh: Thục Minh

Hoạt động mại dâm rải ở nhiều nơi trên đảo quốc 700 km2 này. Đâu đó, gần một ga tàu điện ngầm, một khu ăn uống bình dân ở một nơi ít phần đô hội, ta cũng có thể bắt gặp vài cô gái ăn mặc thiếu vải, điểm trang lòe loẹt, lảng vảng trong đêm khuya...

Nhưng đình đám nhất phải kể đến khu Geylang, tiếp theo là khu Joo Chiat, được biết đến như những "phố đèn đỏ". Sau nữa là khu Chinatown và khu Orchard. Gái mại dâm phần lớn đến từ những nước châu Á nghèo.


Không khó bắt gặp hình ảnh hở hang, phấn son lòe loẹt, nước hoa nặng mùi như thế này ở các quán bar hay góc phố

Địa bàn của gái Việt

Trong khu Chinatown có một tòa nhà cao tầng mà tầng trệt và mặt tiền hướng ra đại lộ Eu Tong Sen là những cửa hàng tạp hóa và ăn uống của người gốc Hoa. Mặt sau và một số tầng khác có quán karaoke và một rạp chiếu phim mà bảng quảng cáo ghi rõ phim có nội dung tình dục.

Tìm trên internet thông tin về các rạp chiếu phim ở Singapore thì cái rạp này cũng được ghi rõ là nơi chiếu phim "người lớn". Vào tầm 9-10 giờ đêm, từng nhóm nhiều cô gái ăn mặc "cao dưới thấp trên", phấn son lòe loẹt, nước hoa nặng mùi, xì xào hiện ra từ một tòa nhà cao tầng khác, đi về phía cửa sau tòa nhà có quán karaoke trên những con đường nhỏ khuất bóng cây. Cửa mở ra he hé, các cô nhanh nhẹn lách người vào, mất hút.


Gái mại dâm phần lớn đến từ những nước châu Á nghèo ...nhưng đâu phải ai nghèo cũng đi buôn phấn bán hương như các cô ?


Các cô này chỉ nói tiếng Hoa hoặc tiếng Thái, không có gái Việt. Nhưng tại 3 khu vực khác là Geylang, Joo Chiat và Orchard đều có gái Việt Nam. Khu Orchard đoạn giữa hai ga tàu điện ngầm Somerset và Dhoby-Ghaut, hoặc đoạn quá ga Orchard về phía đường Tanglin, có những tòa nhà cũ cũ, thấp thấp là nơi người ta có thể nhìn thấy những cô gái chuyên buôn phấn bán hương. Ở khu này cũng có vài tòa nhà là khu mua sắm, bên trong có công ty chuyên môi giới hôn nhân, mà gái Việt là "hàng" được ưa chuộng.


Một lần đi qua hành lang các tiệm may của người gốc Ấn ở con phố nhỏ Koek Road cạnh khách sạn Grand Central mà khách du lịch Việt Nam đi theo tour thường lưu trú, tôi tình cờ làm quen một người đàn ông là thợ cắt may gốc Ấn. Hồi trước năm 1975, ông sang Việt Nam mở cửa hiệu cắt may ở Sài Gòn, may âu phục cho lính Mỹ. Khi lính Mỹ rút hết về nước, ông sập tiệm và trở về Ấn Độ, rồi sang Singapore lập nghiệp. Nghe tôi nói tiếng Việt, ông hỏi han như một cách tìm về kỷ niệm một thời.


Các cô khiêu gợi, uốn éo ở mọi tư thế với mục đích duy nhất để 'câu khách'


Lần khác ghé thăm ông, ông kể với tôi rằng có nhiều cô gái Việt chiều chiều lảng vảng ngang con phố nhỏ này. Ông nhìn thấy mà buồn. Chị chủ cửa hàng mát-xa bên cạnh cũng hóng hớt chạy sang góp chuyện. Chị này người gốc Ấn hay Sri-Lanka gì đó. Nhìn chị tự nhiên tôi có liên tưởng đến "nàng Tây Thi đậu phụ" trong một tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn. "Nàng Tây Thi" nói: "Mấy đứa con gái Việt dễ thương, giá mỗi lần đi khách của tụi nó là 40 đô". Tôi nghe trong lòng nhức nhối.


V. GÁI VIỆT THẦM LẶNG TẠI THÁI LAN


Thái Lan giải cứu nhiều cô gái Việt bị ép bán dâm
Ảnh minh hoạ
(TT&VH) - Tờ Bangkok Post dẫn nguồn từ các quan chức Phòng Điều tra đặc biệt của cảnh sát Thái Lan (DSI) cho biết nhà chức trách nước này đã giải cứu 8 cô gái trẻ người Việt Nam bị ép bán dâm tại một quán karaoke ở quận Betong, tỉnh Yala. Theo Phó Tổng giám đốc DSI Narat Sawetanant, các cô gái có độ tuổi từ 17-21 đã được cứu thoát khỏi quán karaoke Kiss Me nằm trong khuôn viên khách sạn Holiday Hill.


VI.GÁI VIỆT THẦM LẶNG TẠI NGA


VN-GaiBanDam.jpg

Trần Mai Hoa (bên phải), 17 tuổi, một cô gái bị bán ra nước ngoài bán dâm trốn về lại Việt Nam đang tường trình sự việc với nhân viên IOM và hãng tin AFP tại Hạ Long, Việt Nam hôm 25 Tháng Chín năm 2005.

HÀ NỘI - Văn phòng Interpol, thuộc Bộ Công An Việt Nam cho biết, trong một “chiến dịch” phối hợp với cảnh sát một số quốc gia Ðông Âu nhằm phá đường dây buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia từ Việt Nam sang Cộng Hòa Tiệp và Nga, cảnh sát đã giải thoát 3 cô gái người Việt trong một động bán dâm. Họ là 3 cô gái Việt Nam, quê ở Thái Bình, gồm: Quyên (sinh năm 1977), Thanh (sinh năm 1982) và Hương (sinh năm 1983) đã bị đưa sang Nga từ 6 tháng trước với lời hứa ban đầu sang làm thợ may nhưng rồi bị ép đưa vào một “động” bán dâm trong một khu chung cư dành riêng cho người Việt. Sau một loạt cuộc rà soát, vây bắt tại địa chỉ khu chung cư, cảnh sát Nga đã giải thoát được 3 cô gái đầu tiên. Hôm 7 Tháng Mười Một, ba nữ nạn nhân nói trên đã được đưa ra phi trường để làm thủ tục trở về Việt Nam.


VII. GÁI VIỆT QUẢNG CÁO TẠI MALAYSIA


Các website môi giới hôn nhân quốc tế ở Malaysia xuất hiện đầy những dòng chữ như: "Phụ nữ Việt Nam mảnh dẻ và dịu dàng", "Họ không bao giờ ly dị". Trong khi nhiều người cho rằng đây là lời lẽ hạ giá phụ nữ, một số coi đó đơn giản là lời quảng cáo.


Trong thập kỷ qua, tìm vợ người Việt trở thành trào lưu phổ biến của đàn ông Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và giờ bắt đầu bám rễ ở Malaysia.

Khi phụ nữ Malaysia ngày càng lấy chồng muộn hoặc thậm chí ở vậy, nam giới nước này quay sang nước láng giềng tìm bạn đời.


Ba cô gái Việt Nam tại trung tâm mai mối Cupid ở Malaysia. Ảnh: The Star.
Ba cô gái Việt Nam tại trung tâm mai mối Cupid ở Malaysia. Ảnh: The Star.


Những người đàn ông Malaysia tìm vợ Việt gồm cả các kỹ sư, kiến trúc sư và các nhà quản lý cấp cao. Lý do phổ biến nhất là áp lực từ gia đình khi họ đến tuổi phải kết hôn trong khi các cô gái bản địa chê các chàng không đủ thông minh, hấp dẫn, hoặc quá già. Sự ngượng ngùng của một số chàng độc thân cũng khiến họ không chinh phục được trái tim của các cô gái bản xứ.

No comments: