Monday, January 17, 2011

TÀI LIỆU TỔNG HỢP * HÓA CHẤT TRUNG QUỐC

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết nói về thực phẩm Tết

Tuesday, February 02, 2010 Việt Nam, Trung Quốc dùng quá nhiều hóa chất
Nguyên Huy/Người Việt >

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết trong cuộc mạn đàm dành cho phóng viên Người Việt tại tư gia về vấn đề dùng hóa chất trong thực phẩm tại Việt Nam và Trung Quốc. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt) WESTMINSTER - Thực phẩm, nhất là thực phẩm Tết, được sản xuất tại Việt Nam và Trung Quốc tạo rủi ro cao cho người tiêu thụ, vì dùng quá nhiều "phụ gia" độc hại. Ðó là nhận định của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết trong một cuộc mạn đàm cùng Người Việt.



Chuối có chất độc

Câu hỏi mà chúng tôi dành cho Tiến Sĩ Truyết là bánh mứt và thực phẩm Tết "Made in China" hay "Made in Vietnam," cần được nhìn nhận ra sao, về mặt khoa học và dinh dưỡng. Tiến Sĩ Truyết nhận định: "Thực ra, chất phụ gia trong thực phẩm và bánh mứt Tết thì ai cũng biết dưới các danh từ thường gọi. Thí dụ như chất Borax, là Hàn The, Urê, chì, thủy ngân (Arsenic), phóc môn, khí đá (Calcium carbite)...



trái cây chứa chất phá hủy nội tạng.

Ðó là những chất mà dân tộc tộc ta đã dùng từ nhiều đời qua kinh nghiệm thực tế trong việc chế biến thực phẩm." "Nhưng sở dĩ trước đây các chất này không gây hại nhiều vì người ta mới chỉ dùng ít trong việc chế biến và nếu có thì cũng chưa có việc định chuẩn nên khó biết. Nay, vì nhu cầu thương mại, cạnh tranh người ta đã không ngần ngại dùng đến một hàm lượng tối đa để nhanh chóng có sản phẩm vừa tươi tốt, mỡ màng lại bảo quản được lâu, nhất là trong lãnh vực xuất cảng. Ở Việt Nam thì nay quả là một thảm nạn cho người dân vì sau năm 1986, nhà nước có chính sách đổi mới. Sự phát triển kinh tế đã không bảo vệ được môi trường.

Quan chức y tế Trung Quốc kiểm tra mẫu cá bơn bị nhiễm hóa chất
Quan chức y tế Trung Quốc kiểm tra mẫu cá bơn bị nhiễm hóa chất
(Ảnh: China Daily)

Ai nấy đua nhau sản xuất trong tinh thần "ăn sổi ở thì," bất kể đến vệ sinh tối thiểu. Do đó mà từ không khí, đất trồng cho đến nước ngầm... đều bị ô nhiễm trầm trọng. Và như thế thực phẩm như rau cỏ, cây trái, lúa gạo đều đã ẩn chứa một hàm lượng độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người vô cùng."


Thu hoi kem danh rang Mr Cool va Exel cua Trung Quoc
Kem đánh răng Mr. Cool chứa độc tố diethylene glyco


Từ cái nhìn tổng quát ấy, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết đề cập đến những sản phẩm cung ứng cho ngày Tết như bánh mứt, hạt dưa, hoa quả... Mứt, như mứt sen, mứt dừa, mứt bí... là từ những trái cây đã được tăng trưởng trong những điều kiện bị ô nhiễm như kể trên. Cộng thêm vào đó là hàm lượng đường mà người ta không ngần ngại dùng đường hóa học vì đường hóa học ngọt gấp 600 lần đường mía hay đường củ cải.


Thái Lan đã từ chối hoặc tiêu hủy khoảng 10% trong số 11.500 mặt hàng nhập từ Trung Quốc, sau khi phát hiện chúng có chứa nhiều chất độc hại.(Ảnh minh họa: English.people.com.cn)


Ðường hóa học còn giúp cho bánh mứt không bị chảy nhão như đường thường nên rất dễ bảo quản. Nói đến các chất gây nguy hại cho sức khỏe con người, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, sau những cuộc nghiên cứu riêng, thấy rằng tất cả những phụ gia để chế biến bánh mứt trong ngày Tết đều là mầm mống gây bệnh ung thư ở mức độ phải báo động. Chất "hàn the" là một loại bột trắng dễ hòa tan trong nước và giữ nước nên đã được dùng nhiều trong kỹ nghệ thực phẩm như các loại bún, miến, bánh tráng, bánh phở, hủ tíu để được dai cứng, lâu thiu hơn.



Loại gà “ta” giả này khi luộc lên thấy thịt rất dai, da gà rất vàng, thịt trắng bệch và không có mùi thơm như thịt gà ta thật.



Dầu hoa trà thường được dùng để chế biến các món ăn.


Tác hại của hàn the trong cơ thể là gây nhức đầu, bại hoại cơ thể, nhịp tim đập nhanh, trầm cảm, hiếm muộn. Chất "sun phít" cũng là một loại bột trắng dùng để tẩy trắng thực phẩm như bánh tráng, mứt dừa và các loại bún khô. Tiến Sĩ Truyết nhấn mạnh: "Nay ta vào các tiệm ăn gọi món cuốn ta thường được cung cấp bánh tráng dai, mỏng, trắng phau... không vàng, dễ vỡ nát như trước. Ðó là nhờ các chất borax và các chất tẩy trắng." Các chất chì, thủy ngân là những chất thường được dùng trong việc sấy khô thực phẩm.


   Gia vị lẩu Trung Quốc: Có chất gây ung thư  - Tin180.com (Ảnh 2)

Phụ gia lẫu .Trên bao bì không hề có dòng chữ phụ đề tiếng Việt.



Gia vị thường được sản xuất từ các cơ sở nhỏ nên khó kiểm soát chất lượng

Bánh mứt, nhất là các loại mứt khi chế biến phải bắt buộc qua giai đoạn sấy khô. Nay tại Trung Quốc, theo Tiến Sĩ Truyết, có nhiều nhà máy dùng phương pháp rất thô sơ là cho khói xe thổi vào phòng kín chứa cây trái cần sấy khô. Từ đó các sản phẩm như trà, tiêu, các loại củ hay trái cây khô như hồng khô đều có chứa chì và thủy ngân với hàm lượng cao. Ðáng lẽ việc sấy khô phải cần phương pháp hút nước và sấy máy các thực phẩm.


Trân châu polymer trong trà sữa là chất độc


Nhờ được ngâm mình trong hóa chất mà dừa được trắng đẹp và tươi lâu.


Mì gạo là một món ăn rất phổ biến tại Trung Quốc. Tuy nhiên, theo điều tra của Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, có tới 50 nhà máy ở thành phố Dongguan, gần Hồng Kông mỗi ngày sản xuất đến nửa tấn mì gạo bằng gạo mốc, hỏng. Loại gạo kém chất lượng này thường chỉ dùng để làm thức ăn cho động vật.


19da84661268f0caeb16534cb74e762f Phát hiện chất gây ung thư trong mỳ gạo của Trung Quốc
Ảnh minh họa: món mì gạo nổi tiếng của Trung Quốc
Mỳ gạo có chất gây ung thư


Ở Việt Nam nhiều nơi sản xuất thực phẩm khô cũng đã bắt chước theo sự "sáng tạo" của Trung Quốc. Ba hóa chất trên còn có tính chất giữ màu sắc của thực phẩm được lâu bền. Phẩm màu trong thực phẩm bánh mứt Tết cũng được pha chế từ các hóa chất độc hại và được dùng không giới hạn. Màu trong thực phẩm là điều rất quan trọng nên không có thực phẩm nào được chế biến mà không có màu sắc "bắt mắt." Ðó là các hóa chất dưới dạng bột và pha với hydroxide nhôm thành hồ để nhuộm bất cứ loại thực phẩm nào. Rõ rệt nhất là hạt dưa.

năm nay.

Mô tả ảnh.
Người tiêu dùng đặt mua nem, chả có hàn the.


Phẩm mầu gây hại cho da, làm nứt da tạo những vẩy nến hay gây những dị ứng mũi... Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết tốt nghiệp Tiến Sĩ Hóa Học tại Pháp năm 1973, về nước dạy tại Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn và sau năm 1975 làm việc trong các nhà máy về môi trường ở Hoa Kỳ. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách và bài viết về môi trường, về những độc hại có trong thực phẩm được sản xuất từ một số nước Á Châu đang có sản phẩm bán tại Hoa Kỳ nơi có đông cộng đồng Á Châu, nhất là cộng đồng người Việt sinh sống.



Đỗ đen có chất hóa học độc hại


Quý vị có thể đọc thêm các bài biên khảo khác của
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ (VAST)

http://maithanhtruyet.blogspot.com




Vệ sinh an toàn thực phẩm – Vấn đề không của riêng ai

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có tới 400 các bệnh lây truyền qua thực phẩm không an toàn, chủ yếu là dịch tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm... Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã được đặt lên hàng đầu nghị trình tại nhiều hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng toàn cầu, nhưng tình hình gần như không được cải thiện bao nhiêu, nhất là khi thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai và nguồn nước sạch ngày càng hiếm. Khi người dân không có đủ cái để ăn thì việc kiểm tra chất lượng những gì họ đưa vào miệng đã trở thành điều xa xí.





Cũng vì khá lỏng lẻo trong các qui định về an toàn thực phẩm và dược phẩm trong nhiều năm nay, nên Trung Quốc đã để xảy ra những xì căng đan gây chấn động dư luận thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu thực phẩm và dược phẩm. Nhiều bệnh nhân ở Panama chết vì thuốc ho có chứa thành phần hóa chất độc hại nhập từ Trung Quốc; vật nuôi ở Mỹ chết do ăn thức ăn nhiễm độc nhập từ Trung Quốc; kem đánh răng nhập vào Trung Mỹ và một số khu vực khác trên thế giới cũng chứa chất nguy hiểm.


Hiểu được sự nghiêm trọng của vấn đề, tháng 7 qua, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các công ty thực phẩm và dược phẩm phải đặt vấn đề vệ sinh và an toàn lên hàng đầu trong sản xuất và phân phối. Bên cạnh đó là những bước đi cần thiết để phục hồi lại uy tín của thực phẩm Trung Quốc xuất ra nước ngoài.












MÊ HỒN TRẬN HOÁ CHẤT PHỤ GIA

Thị trường hóa chất, bột màu, phụ gia thực phẩm: Thả nổi quản lý? Từ hàn the, đường hóa học đến loại hóa chất cực độc như cyanua và một số loại tiền chất dùng để chế tạo ma túy... đều được bán ở khu vực chợ Kim Biên.

• Hóa chất-Mua gì cũng... bán!

Hóa chất, hương liệu, phẩm màu bày bán tại chợ Kim Biên.

Khoảng 10 giờ sáng 5-9, chúng tôi có mặt tại khu vực chợ Kim Biên (quận 5). Tấp vào một gian hàng khá rộng rãi, cô gái bán hàng niềm nở: “Các chị muốn mua gì?”. “Mua 100 gam hàn the” – chúng tôi đề nghị.


Hộp xốp tiện dụng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hại cho sức khỏe con người



Cô gái giãy nãy: “Làm gì có hàn the. Đây là mặt hàng cấm mà. Nếu bán mà bị phát hiện thì cầm chắc bị phạt vài chục triệu!”. Chúng tôi bỏ đi, cô gái chạy theo: “Nói vậy thôi, lấy 1kg đi, chứ 100 gam thì ít quá, không bõ”.


Bao gói thực phẩm và những độc hại bất ngờ, Giá cả thị trường, bao goi thuc pham, hop dung thuc pham, hop xop dung thuc pham, tui dung thuc pham, tui nilon, tui doc hai, ung thu
Người dân vẫn vô tư dùng hộp xốp đựng thức ăn

“Bao nhiêu?” – chúng tôi hỏi. “Loại 40.000 đồng/kg và 80.000 đồng/kg. Nếu lấy thì tôi dẫn sang chợ Bình Tây, bao nhiêu cũng có”- cô gái ngã giá mà không cần hỏi chúng tôi mua hàn the để làm gì.

Dầu ăn Trung Quốc

Chúng tôi đi theo.

Chưa đầy nửa tiếng sau, chúng tôi đã cầm trên tay 1kg hàn the với giá 60.000 đồng, được đựng trong bao ny lông có in chữ Borax. Chia tay, cô gái còn dặn với theo: “Lần sau chị muốn mua gì, cứ đến chỗ em nhé”.


con cháu.

Nhiều loại trái cây sấy khô, mứt có xuất xứ Trung Quốc bán tràn lan tại chợ Bình Tây, Saigon


Đường hóa học và chất chống mốc cũng nằm trong danh sách những mặt hàng hạn chế kinh doanh. Thế nhưng, đến với khu vực chợ Kim Biên, bạn muốn mua bao nhiêu cũng có. Thậm chí, mua càng nhiều thì người bán sẽ “chiết khấu” càng đậm. Tìm hiểu tại một cửa hàng trên đườngVạn Tượng, hàng loạt sản phẩm đã được người bán kể tên, báo giá rất rõ ràng: chất chống mốc 20.000-22.000 đồng/kg, các loại màu công nghiệp giá bình quân 40.000-60.000 đồng/kg, phoọc môn 5.000 đồng/kg, phân diêm 8.000 đồng/kg…

Chạy cặp hông chợ Kim Biên, với tổng chiều dài khoảng chưa đầy 1km và nhẩm đếm, có khoảng gần 30 cửa hàng kinh doanh hóa chất các loại. Tương tự, trong chợ Kim Biên cũng có khoảng 30 hộ kinh doanh phẩm màu, hương liệu và phụ gia thực phẩm các loại. Theo quan sát, hầu hết hóa chất trưng bày trên các quầy kệ trên dọc tuyến đường Vạn Tượng đều được đựng trong bao ny lông. Phía dưới các quầy kệ là tầng tầng, lớp lớp các loại hóa chất dưới dạng thành phẩm và bán thành phẩm như nước xả đồ, chất tẩy rửa...

• Quản lý cách nào?

Thị trường hóa chất, bột màu, phụ gia thực phẩm chủ yếu được đưa vào VN bằng nhiều con đường khác nhau như nhập chính ngạch, nhập lậu.

Trong số đó, có không ít trường hợp các doanh nghiệp (DN) khai báo sai tên, chủng loại mặt hàng để tuồn ra ngoài tiêu thụ. Thậm chí, một số DN nhập để sản xuất nhưng lại bán tự do trên thị trường hoặc bán cho các đầu nậu để kiếm lời. Khi chúng tôi hỏi muốn mua tận gốc với một số lượng lớn đường hóa học, chủ một cửa hàng N. trên đường Vạn Tượng cười khẩy: “Mua ở đây thì bao nhiêu cũng bán, nhưng bảo chỉ tận gốc thì còn lâu!”.

Bán hóa chất công nghiệp tại một cửa hàng ở quận 5.

Đem vấn đề này chất vấn với một quan chức trong ngành quản lý thị trường, ông xác nhận, thị trường hóa chất quả thật đang bị thả nổi. Đến thời điểm này, ngành vẫn chưa tóm được các đường dây nhập lậu hóa chất. Bà Trần Bích Dương, Đội phó Đội Quản lý thị trường 3A (QLTT) cho biết: Đa số các mặt hàng hóa chất, bột màu đều vi phạm về quy chế ghi nhãn hàng hóa như bột màu được vô bao, đóng gói nhưng không có tem, không có nguồn gốc xuất xứ, không có thành phần cũng như hướng dẫn cách sử dụng. Đây là một trong những mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng chúng ta lại quá dễ dãi trong việc cấp phép kinh doanh”. Được biết, hiện nay quản lý hoạt động mua, bán hóa chất thuộc thẩm quyền Sở Công nghiệp.

Riêng vấn đề cấp phép kinh doanh lại thuộc về các quận, huyện. Khi cấp phép lại xảy ra tình trạng chưa có những quyết định chặt chẽ, ràng buộc người bán phải thực hiện đúng cam kết như

không buôn bán hàng cấm, phải có một số hiểu biết nhất định khi bán hóa chất. Cơ quan quản lý thị trường thì chỉ kiểm tra mặt nổi, tức hàng hóa lưu thông trên thị trường... Hạn chế này khiến thị trường kinh doanh hóa chất, bột màu, phụ gia thực phẩm lâm vào tình trạng thả nổi gần như hoàn toàn. Hậu quả là mỹ phẩm giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, phụ gia thực phẩm... xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Nhiều ý kiến đề nghị thành phố cần nhanh chóng chấn chỉnh, rà soát toàn diện hoạt động kinh doanh thị trường này. Tiến tới việc phân loại từng ngành hàng, từng mặt hàng cụ thể. Chẳng hạn, hóa chất phải bán riêng, hương liệu và bột màu phải bán riêng từng khu vực. Để làm được những việc này, các sở, ngành chức năng phải liên kết chặt chẽ với nhau để lôi cho được những đường dây, đầu nậu ra ánh sáng.

Phạt thật nặng những trường hợp kinh doanh hàng cấm, hoặc nằm trong danh mục hạn chế lưu thông... Lập lại trật tự kinh doanh ở một mặt hàng đã và đang bị biến tướng trên thị trường quả là một điều không dễ. Nhưng nếu chúng ta quyết tâm thì chắc chắn sẽ thực hiện được.



Vừa dừng chân trước sạp hàng ngay góc đường Vạn Tượng của chợ Kim Biên (quận 5), chúng tôi hoa cả mắt bởi vô vàn lọ, bình, bịch ni lông đựng đầy các loại hóa chất, nào hàn the, formon, chất tẩy trắng, phẩm màu, chất tạo bọt cà phê…

Một cô bán hàng dáng đẫy đà chào mời: “Mấy anh mua phụ gia gì, chỗ em đây có đủ. Muốn dùng trong công nghiệp hay thực phẩm, bao nhiêu cũng có”. Vẻ ngơ ngác vì lần đầu mở quán nhậu và muốn tìm một số phụ gia làm giòn, dai cho thịt gà, dê và các loại lòng động vật, cô bán hàng đưa ra một can nhựa trắng 5 lít, đon đả: “Đây, chỉ cần cho một muỗng vào là giòn hết”.

Cầm cái can lên quan sát, chúng tôi chỉ thấy một màu đục nhờ nhờ và mỗi mảnh giấy bé bằng nửa bàn tay được viết nguệch ngoạc dán bên ngoài: “Chất làm giòn, dai”. Mở nắp ra và ngửi, một mùi hăng hắc xộc xuống cổ họng khiến buồn nôn. Lấy cớ mới mở quán ăn nên thử nghiệm, chúng tôi mua 100ml và được tính tới 50.000 đồng.


Hương liệu hóa chất được bày bán tràn lan tại chợ Kim Biên quận 5.

Ghé qua một sạp hàng khác kế bên, hàng đống hóa chất được bày la liệt dưới nền đất và hàng dài lọ, bình hương liệu đựng trên kệ. Bảng hiệu của cửa hàng là chuyên phụ gia công nghiệp nhưng bày bán rất nhiều hương liệu thực phẩm như hương sôcôla, hương thịt bò, hương thịt heo... Than thở vì mở quán bún bò mấy tháng nay mà ế ẩm khách, bà chủ cửa hàng nói chắc nịch: “Chắc mấy chú chưa biết nấu rồi. Người ta nấu xương bò thì ít mà cho phụ gia thì nhiều. Cả phở cũng vậy chú ơi. Có thế mới dậy mùi bò, thơm mà ngọt miệng”.

Nói rồi, bà ta xách ra một bình nhựa chừng 1 lít có ghi 3 chữ “Hương thịt bò” và tỉ tê: “Nói thiệt, mỗi tuần tui bán không dưới 50 lít hương vị này. Mấy quán bún bò, phở tới đây mua nhiều lắm. Khách quen, nếu cần, tui cho người mang đến tận nơi”.Với 250.000 đồng/chai 1 lít, bà chủ cho biết sẽ nấu được 100 nồi bún bò hoặc phở to tướng. Tính ra, mỗi nồi bún, phở bò chỉ cần nêm nếm chừng 2.000 đồng hóa chất phụ gia hương vị là thơm phức. Lợi gấp bộn lần mua vài ký xương bò về hầm!


Tiêu hủy sữa nhiễm melamine tại Thẩm Quyến hồi năm 2008 - Ảnh: Reuters



Dầu đánh bàn ghế thành... gạch cua

Qua chợ Bình Tây (Q6), nhiều sạp hàng bán gia vị thực phẩm cũng rất niềm nở khi chúng tôi hỏi mua bột màu gia vị nấu bò kho, phở, cà ri, lẩu... và cho biết muốn mua bao nhiêu cũng có.

Tại sạp C.T., cô bán hàng đưa ra 2 bịch to đùng đầy các loại gia vị được cho vào các túi ni lông khoảng 15-20gram buộc bằng dây thun. Trong đó có một loại gia vị nấu súp của cơ sở K.N. với thành phần được ghi trên nhãn là đại hồi, thảo quả, bột đinh hương, tiểu hồi, ngò hột, cam thảo, trần bì và quế. Một loại khác là vị nấu súp phở của hãng N.A. cũng với các thành phần tương tự nói trên. Tuy nhiên, khi mở gói gia vị ra xem, chúng tôi có cảm giác như có mùi ẩm mốc lâu ngày và trông rất mất vệ sinh...

Nhiều loại hóa chất sử dụng để chế biến cà phê được bán tại chợ Kim Biên.


Đặc biệt, trước dư luận lo lắng về sa tế nấu lẩu có xuất xứ từ Trung Quốc có thể gây ung thư, chúng tôi hỏi mua thì các chủ sạp đều nháy mắt nhau bảo “hết hàng”. Tuy nhiên, những loại sa tế, phụ gia nấu lẩu như lẩu thái, lẩu chua có xuất xứ Việt Nam với “3 không”: không nhãn mác, không nguồn gốc, không thành phần chất lượng thì nhan nhản.



Loại giá được ươm bằng hóa chất trông mập hấp dẫn đẹ



Nghe mấy cô bán bún riêu kháo nhau về gạch cua được nấu bằng phụ gia, trong vai người nội trợ, chúng tôi lại lân la đến chợ Kim Biên (Q5). Hỏi anh giữ xe chỗ nào bán gia vị nấu bún riêu, bò kho, anh ta cười giả lả: “Đầy chợ, muốn mua bao nhiêu cũng có”. Nói rồi, anh ta chỉ đến cổng số 5 là nơi “quy hoạch” hàng loạt sạp hàng bán hương liệu, gia vị, phẩm màu như sạp Ngã Năm, sạp Xuyến, Châu Phát, Cô Tám, Vạn Lợi...

Tại sạp C.P., bà chủ sạp liến thoáng giới thiệu: “Chỉ cần cho một muỗng thôi là nồi nước lèo thơm phức mùi cua, ngọt lừ”. Bà lấy ra một bình nhựa khoảng 250ml đề xuất xứ Singapore nhưng không hề có hạn sử dụng và nhà nhập khẩu, phân phối. Ở quầy đối diện, một thanh niên đang chiết xuất một loại bột màu đỏ từ bao lớn ra từng bịch ni lông nhỏ khoảng 0,5gram. Khi được hỏi là bột gì, bà chủ sạp nói là phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế...


Tránh thực phẩm độc hại ngày Tết

bánh chưng nấu với pin sẽ nhiễm chì


Một số chất độc cho sức khoẻ được sử dụng nhiều trong thực phẩm ngày Tết như hàn the, muối diêm, chì trong pin, lưu huỳnh....


“Thế có dùng cho thực phẩm được không chị?”, chúng tôi hỏi. Bà chủ nói ngay: “Vô tư đi. Nhiều người mua về nấu bún riêu thì hết ý. Nếu mua màu thực phẩm thì 300.000-400.000 đồng/kg nhưng mua loại này chỉ 50.000 đồng thôi. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua liền”.


Nước cam có hóa chất độc

Tại sạp C.T. ở chợ Bình Tây, cô bán hàng cũng đưa ra nhiều bịch bột màu đỏ và giới thiệu gia vị nấu bún riêu được rất nhiều hàng bán bún riêu, bún bò sử dụng. Theo cô bán hàng này, để nồi bún riêu có màu đẹp như gạch cua, cọng bún có màu gạch thì dùng đũa chấm một chấm bột rồi hòa vào nồi nước. “Ở chợ này còn nhiều loại gia vị lắm, loại gì cũng có. Mấy chú cần gì cứ đến tìm tui”, cô ta nói.

“Đại bản doanh” mứt tết tại khu Cư xá Hoả Xa, quận 3, TPHCM.     Ảnh: L.N
“Đại bản doanh” mứt tết tại khu Cư xá Hoả Xa, quận 3, Saigon.

Ngâm tẩm công khai

Đến cư xá Hoả Xa (phường 1, quận 3) những ngày này có thể thấy hầu khắp mọi con hẻm nằm trong khu vực này đều có người làm mứt. Dạo một vòng, chúng tôi bắt gặp không ít các chị làm nghề cắt tóc, gội đầu, bán chè, bán cơm, nay cũng tranh thủ làm mứt những lúc vắng khách. Mỗi người một công đoạn, từ gọt vỏ, ngâm, ngào đường, cho đến đóng gói… Tất cả đều được thực hiện ngay ngoài đường đi. Từ đường Lý Thái Tổ rẽ vào chưa đầy 20m, chúng tôi gặp ngay lò mứt Th. chiếm cả đoạn hẻm dài hơn chục mét làm nơi sản xuất mứt me.


Dưới cái nắng gay gắt lúc giữa trưa, chum, vại, xô chậu ngâm me nổi bọt trắng xoá được bày la liệt ngay trên miệng cống, cạnh đó, gần chục cái bếp đang đỏ lửa đun những nồi nước đường để ngào me. Xe cộ, chó mèo cứ mặc nhiên qua lại. Tại một nhà gần đó, hai, ba người đang xúm xít trên chiếc bàn gỗ đen ngòm để tách vỏ me, tách được quả nào, họ liền lẳng luôn vào thau nước có màu nhờ nhợ để gần đó. Thấy chúng tôi nói cần mua mứt với số lượng lớn để bỏ mối cho các tỉnh, một chị làm nghề sơn sửa móng tay vừa tranh thủ "đóng gói" mứt trong lúc ế khách vừa quảng cáo: "Mứt ở khu này làm là đảm bảo chất lượng, em lấy về lỡ có bán không hết thì để đến tết năm sau bán vẫn tốt" (?!).

Nguyên liệu được ngâm tẩm hóa chất trong các chậu     Ảnh: Nguyễn Hiền
Nguyên liệu được ngâm tẩm hóa chất trong các chậu.


Trứng có chất melamine
Việc phát hiện ra melamine trong trứng nhập từ đã càng làm gia tăng quan ngại về mức độ lan tràn của hoá chất công nghiệp trong các sản phẩm thực phẩm đại lục.

Wal-Mart, mạng lưới bán lẻ lớn nhất thế giới tuyên bố đã thu hồi nhãn hiệu trứng "Select" của Tập đoàn Hán Uy Đại Liên, Trung Quốc khỏi mọi chi nhánh bán hàng ở đại lục. Một quan chức chính quyền Đại Liên – thành phố cảng phía đông bắc Trung Quốc nơi có công ty Hán Uy cho hay, công ty đã bắt đầu thu hồi các sản phẩm trứng nghi ngờ nhiễm hoá chất trên toàn quốc.

“Trứng gà ta quả nhỏ, màu trắng, hơi hồng, khi đập trứng ra thấy lòng đào đỏ sẫm, nhiều lòng đỏ. Còn trứng gà có màu vỏ sậm, gần giống với trứng gà công nghiệp, quả to hơn, lòng đỏ nhạt và ít hơn lòng trắng…".


Qua thử nghiệm, Hong Kong đã tìm thấy melamine trong trứng nhập từ Trung Quốc với hàm lượng cao gấp đôi cho phép. Sự việc này đã khiến cơ quan an toàn thực phẩm đặc khu quyết định thử nghiệm thêm nhiều sản phẩm rau và thịt từ đại lục. Wal-Mart và quan chức Trung Quốc cho hay, họ chưa có con số cụ thể về số lượng trứng nhiễm hoá chất cũng như chưa rõ có bao nhiêu nước nhập khẩu trứng Trung Quốc. Tính đến thời điểm này, chưa có trường hợp người mắc bệnh vì trứng nhiễm hoá chất được thông báo. Giám đốc Hán Uy đã xin lỗi vì vụ trứng bẩn. "Chúng tôi thực sự lấy làm tiếc về việc này. Chúng tôi cũng không thể phủ nhận trách nhiệm của mình”. Vị này không giải thích hoá chất nhiễm vào trứng bằng cách nào, nhưng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã xem xét tới nguyên nhân hoá chất nhiễm từ thức ăn chăn nuôi.


Theo Jason Yan, Giám đốc kỹ thuật Hội đồng Ngũ cốc Mỹ tại Bắc Kinh thì, các nhà cung cấp có thể đã trộn melamine vào sản phẩm để qua mức kiểm tra thông thường, tiêu thụ sản phẩm hàm lượng protein cao hơn.

Báo chí Trung Quốc đưa tin, một số nhà bán lẻ lớn ở tỉnh Quảng Đông, giáp Hong Kong cũng đã ngừng bán trứng nghi nhiễm hoá chất.


Theo kinh nghiệm, trứng gà ta có vỏ dày, màu trắng đục…

Quy trình làm gà xuất khẩu của

Trứng chưa dứt thì quy trình làm gà xuất khẩu của Trung Quốc sau một thời gian bưng bít và chìm xuống đã lại được tung lên mạng một lần nữa càng gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn thực phẩm của Trung Quốc nói riêng và độ thâm độc của Trung Quốc nói chung… Nào chúng ta hãy cùng chứng kiến cảnh làm gà xuất khẩu của Trung Quốc. Từ sáng sớm, một đội "săn gà" đã lên đường thu thập gà chết, gà bệnh và gà ốm…



Có rất nhiều kẻ "săn gà" làm thuê cho các ông chủ trang trại. Lý do thu mua gà chết thì rất đơn giản, giá mua gà chết thì rẻ hơn gà sống khoảng 10 lần…

Sau khi thu mua, gà được tập kết về một trang trại nào đó…



Và nơi bắt đầu công đoạn chế biến gà chẳng khác gì một cái chuồng heo hôi thối và bẩn thỉu…



Gà chết nằm la liệt trên sân và trên sàn… Sau khi ngâm trong nước sôi, các nhân viên bắt đầu vặt lông gà và chế biến…




Chỉ cần nhìn bồn chứa gà, quang cảnh nơi chế biến, cách nhuộm màu và độ "sạch sẽ" của nhân viên… các bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy ở đây chứa chất độc như thế nào… Chưa kể đó là mầm bệnh, chất độc còn nằm trong cả con gà, nước ngâm gà và bám trụ tại "nơi sản xuất" từ trước đó sau một quá trình dài. Nhưng rồi cuối cùng thì những con gà trông bắt mắt cũng đã xuất hiện…

Và khi bày ra bàn tiệc, chẳng ai nghĩ rằng đây là con gà chết được chế biến từ một nơi chứa đầy chất độc hại…


Lời bàn:
Đương nhiên sau những scandal thế này, cả thế giới đều có quan điểm không mua bất kỳ thực phẩm chế biến nào từ hay Hồng Kông. Nhưng một số công ty , Hồng Kông đã nhanh tay thay địa chỉ, thậm chí đổi quốc tịch để tránh ảnh hưởng về doanh thu và danh tiếng. Đương nhiên, Việt Nam là một trong những nơi lý tưởng được lựa chọn đầu tiên. Một mũi tên bắn trúng ít nhất ba đích: (1) Duy trì/Kích thích độ tiêu thụ gà chết, gà qua chế biến của ; (2) Đẩy tiếng xấu cho Việt Nam (nếu bị vi phạm); (3) Tiêu diệt dần dân Việt Nam (nên nhớ quá trình thấm độc của được làm theo kiểu "mưa dầm thấm lâu" chứ không phải "ăn xong chết ngay")…

Việc tự giác nói không với sản phẩm của người tiêu dùng xem ra khá dễ dàng nhưng việc phân biệt gà và gà ta như thế nào thì lại là vấn đề nhức nhối. Có lẽ đây là lúc đạo đức kinh doanh của những người nhập hàng, lương tâm của người kiểm tra hàng nhập từ và sự can thiệp của các cơ quan chức năng cần được đặt lên hàng đầu…

Dẫu vậy, chả ai có thể khẳng định những nhà hàng sang trọng và đắt tiền tại Việt Nam lại không có trứng hay gà vì đến ngay cả người khổng lồ Wal-mart còn bị qua mặt một thời gian dài…

Xem ra, cuộc sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. OnlyU không muốn chết sớm, chết dần chết mòn… chỉ vì thói quen tiêu dùng, ăn uống… của mình trong khi vẫn muốn ăn cho sướng miệng…



No comments: