Saturday, January 8, 2011

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ VIỆTCỘNG


TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH

(BÀI MỞ ĐẦU CHO CHỦ ĐỀ) Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 06.01.2011

Web : http://VietTUDAN.net

Những ngày cuối năm 2010, chúng tôi đã viết hai bài: (i) NHỮNG LỰC LƯỢNG QUỐC NỘI ĐỨNG LÊN DẸP KINH TẾ MAFIA QUỐC DOANH CSVN; (ii) TRÁCH NHIỆM ĐẤU TRANH TỪ QUỐC NỘI. Hai bài này là định hướng cho Chủ đề:

TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH mà chúng tôi bắt đầu khai triển từ năm nay 2011. Chúng tôi không viết và đăng bài nói về Đại Hội đảng kỳ XI diễn ra trong tháng này vì hai lý do: thứ nhất, Hội Nghị Trung Ương 12 CSVN sửa sọan cho Đại Hội đảng năm 2011 đã quyết định duy trì Kinh tế quốc doanh làm chũ đạo, nghĩa là họ vẫn duy trì Cơ chế Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế để vơ vét tài sản Quốc gia và bóc lột Nhân lực Việt Nam; thứ hai, Đại Hội đảng chỉ là việc xào nấu lại những Lãnh đạo mà những Lãnh đạo này cũng chỉ là những con giòi tham nhũng lãng phí như nhau trong Cơ chế. Điều quan trọng là phải DỨT BỎ chính cái Cơ chế CSVN hiện hành, chứ không phải là việc xào nấu những lãnh đạo trong Cơ chế vốn là môi trường phát sinh THAM NHŨNG LÃNG PHÍ làm vỡ nợ Kinh tế Quốc gia.

Việc vỡ nợ Kinh tế Quốc gia do hệ thống Tập đoàn Kinh tế nhà nước đã hiện ra thực sự trong những tháng gần đây mà điển hình là Tập đoàn Vinashin. Cái hậu quả của vỡ nợ và tụt hậu Kinh tế này làm toàn Dân quốc nội phải chịu. Chính vì vậy mà Quốc nội buộc lòng phải đứng lên hành động để chấm dứt cái Cơ chế CSVN hiện hành. Chấm dứt Cơ chế này để toàn dân đoàn kết bảo vệ vẹn toàn Lãnh thổ trước đe dọa xâm lăng Trung quốc, để mọi người chung lưng phát triển Đất Nước trong bền vững lâu dài. Tình trạng phá sản của Kinh tế quốc doanh Tình trạng phá sản quy tụ về 3 điểm chính:

(i) Tụt dốc Kinh tế vĩ mô (ii) Vật giá nhẩy vọt;
(iii) Phá giá Tiền tệ. Cả 3 điểm có những liên hệ hỗ tương với nhau.
(i) Tụt dốc Kinh tế vĩ mô Vinashin chỉ là cái mụn đã âm ỉ từ lâu, nay phát ra như một tỉ dụ của sự phá sản của những Tập đoàn Kinh tế nhà nước. Đây không phải chỉ nguyên một Tập đoàn riêng lẻ phá sản, mà là một tỉ dụ cho một tình trạng phá sản của một chủ trương Kinh tế gọi là vĩ mô. Chính Nguyễn Tấn Dũng đã nhờ cậy Giáo sư Michael PORTER, Đại học Havard, thẩm định về chủ trương Kinh tế vĩ mô nhà nước.

Giáo sư đã viết Tập Phúc trình và kết luận như sau: “Khi xem xét kỹ mô hình phát triển được áp dụng từ trước tới nay để xem có tiếp tục phù hợp với Việt Nam nữa không, câu trả lời của tôi là không”. “Mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào việc khai thác các lợi thế có sẵn như tài nguyên và nhân công giá rẻ. “ “Các mất cân đối vĩ mô lớn như cán cân thương mại và tài khoản vãng lai, tỷ lệ tiết kiệm – đầu tư, lạm phát và tỷ giá hối đoái có thể gây ra những hậu quả “không thể xem thường. Ít nhất, chúng tạo ra tâm lý với các nhà đầu tư rằng, rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam là rất cao. Các mất cân đối vĩ mô này có thể làm phát sinh khủng hoảng, khi niềm tin bị xói mòn và các dòng vốn nước ngoài chảy khỏi Việt Nam”. “Việt Nam là quốc gia sẽ bị tắc ở mức thu nhập trung bình thấp và phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước có thu nhập thấp hơn đang trỗi dậy”.

Không phải chỉ mình Giáo sư Michael PORTER thấy sự tụt dốc của nền kinh tế gọi là vĩ mô này, mà cả World Bank, IMF/FMI, những Ngân Hàng quốc tế, những nhà Tư vấn cấp cao nước ngoài đều cảnh cáo Việt Nam là phải chữa trị chính những sai lầm Kinh tế vĩ mô, nếu không thì bị các nước láng giềng vượt qua. Khi mà những Tập đoàn Thẩm định quốc tế như MOODY’S, STANDARD & POOR’S hạ điểm mức tin tưỡng các Công ty và Ngân Hàng VN, đó là họ thẩm định khả năng Kinh tế, Tín dụng trong tương lai dựa ttên những tụt dốc đang diễn ra. (ii) Vật giá nhẩy vọt Vật giá nhẫy vọt, Lạm phát tăng nhanh ở Việt Nam đến từ hai lý do chính:

* Giảm hiệu lực sản xuất của những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh. Khi nhận một số vốn để sản xuất hàng hóa, nếu hiệu lực sản xuất kém để lượng hàng hóa xuống, thì tất nhiên giá thành sãn xuất tăng tương đối với số vốn nhận được.

* Nhà Nước muốn bảo vệ chủ trương Kinh tế quốc doanh, nên đổ thêm vốn vào mà không kiểm điểm sự tương xứng hiệu lực của sản xuất đối với số vốn cung cấp. Khối tiền càng phồng lên, mà lượng hàng hóa yếu kém, thì Vật giá tất nhiên tăng vọt sánh với đồng tiền được thổi phồng. Điều tệ hại hơn nữa là Ngân sách Nhà nước thiếu hụt, mà cứ phải đổ tiền vào cho những Tập đoàn quốc doanh, nên đành phải in tiền thêm làm Lạm phát Tiền tệ, phá giá đồng bạc Việt Nam.

Người dân Việt Nam thừa hiểu cái trò này, nên không còn tin tưởng vào đồng bạc VN nữa. Báo chí quốc nội đang la hoảng về tình trạng Vật giá nhãy vọt đến chóng mặt: “SÀI GÒN (TH) - Lạm phát gia tăng nhanh chóng trong mấy tháng qua, vượt qua mặt những chỉ tiêu mà Quốc Hội đề ra cũng như các biện pháp “bình ổn giá” mà nhà cầm quyền quảng cáo. Hậu quả, những người có đồng lương cố định và đại đa số quần chúng đều nghèo khó lại thêm phần khốn đốn. Tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam trong một bản tin ngày 29 tháng 11, 2010 về “lo âu đường đi của giá” nói rằng, ‘luôn có trên 50% bạn đọc cho biết họ đang thực sự gặp khó khăn.’ Theo các con số do Tổng Cục Thống Kê ở Hà Nội đưa ra, lạm phát tăng nhanh nhất ba tháng trở lại đây của năm nay và là mức gia tăng tệ hại nhất trong suốt 20 tháng qua.


Ðây là hệ quả của chính sách đánh sụt giá đồng nội tệ nhằm cứu ngành sản xuất xuất cảng gây ảnh hưởng dây chuyền lên cả nền kinh tế. Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, giá cả gia tăng 11.09% trong tháng 11, 2010 so với một năm trước. Ðây là tỉ lệ lạm phát gia tăng nhiều nhất từ tháng 3, 2009 mà vào thời điểm đó lạm phát nằm ở 11.25%. Tháng 10, 2010, lạm phát là 9.66%. Nếu chỉ tính từng tháng một thì lạm phát của tháng 11 đã tăng hơn tháng mười 1.86%. Cuối năm 2009, Quốc Hội của chế độ Hà Nội biểu quyết “chỉ tiêu lạm phát trong năm 2010 phải dưới 7%”. Nhưng đến tháng 5, 2010, thấy không kềm nổi, nhà cầm quyền trung ương “xin điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)” lên “không quá 8%”.

“Giá của tất cả mọi loại thực phẩm mà chúng tôi mua ở các chợ địa phương đều gia tăng đáng kể so với tháng trước”. Craig Jackson, quản lý nhà hàng Al Fresco (cũng có chi nhánh ở Hà Nội) nói như vậy và phải trình bày với thức khách lý do “những bất ổn trong tỉ giá” đã làm giá thực phẩm tăng vọt. Theo báo Người Lao Động hôm 20 tháng 11, 2010 vừa qua, các siêu thị ở Sài Gòn đã tăng giá ít nhất 10%. Gạo, một thứ căn bản của bữa ăn người Việt Nam, lên giá ít nhất cũng 4%, trong khi nhà cầm quyền khoe năm nay sẽ xuất cảng 6.5 triệu tấn gạo. Nói chung, giá thực phẩm đã gia tăng 14.78% so với một năm trước trong đó một số thứ còn tăng đến 20.45%, theo Tổng Cục Thống Kê nói trên.


Theo tờ Người Lao Động, một số mặt hàng khác gắn liền với đời sống hàng ngày là đường và gas cũng tăng đáng kể. Báo Người Lao Động dẫn nguồn tin từ Cục Quản Lý Giá (Bộ Tài Chính Việt Nam), nói giá bán lẻ đường trắng trong nước 15 ngày đầu tháng 11 khoảng 19,000-21,000 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với tháng 10.” (iii) Phá giá Tiền tệ. Bản Tin của BBC ngày 10.12.2010 như sau: “Tiền đồng 'đang có vấn đề rất nghiêm trọng' Ngân hàng đầu tư Mỹ Morgan Stanley nói đồng tiền Việt Nam ‘có vấn đề rất nghiêm trọng’ trong bối cảnh kinh tế yếu và mậu dịch bị thâm hụt, báo tài chính Mỹ Bloomberg đưa tin ngày 9/12.


Thực trạng cán cân thanh toán xấu đi, nền kinh tế yếu và thâm hụt mậu dịch đang tạo "sức ép lớn đáng kể " đối với tiền đồng, Stewart Newnham, chuyên viên nghiên cứu chiến lược tiền tệ tại Morgan Stanley nói tại một hội nghị ở Tp HCM. Kể từ hồi tháng Năm 2008, thời điểm ông Newnham nói đồng tiền Việt Nam theo gót chân “khủng hoảng tiền tệ” như Thái Lan (1997), tiền đồng đã mất giá 17% so với đôla Mỹ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tiền đồng 2% (18.932 VND /USD) vào ngày 18 tháng Tám là lần phá giá thứ ba kể từ tháng 11 năm ngoái. Trong tuần này Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam ở mức "thấp". IMF cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào cuối tháng Chín ở mức chỉ đủ trang trải cho 1,8 tháng nhập khẩu.” Các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh thâm thụt công quỹ.

Nhà nước phải bơm vào bằng đồng tiền phá giá. Tất nhiên dân chúng phải mua vàng và đo-la với giá chợ đen. Đồng Tiền VN sẽ phải phá giá nữa như các nước Á châu trong cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Tiền tệ năm 1997. Ông Stewart Newnham của Morgan Stanley, khi nói về Lạm phát phá giá đồng bạc Việt Nam, đã nhắc tới cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Tiền tệ Á châu năm 1997, khiến chúng tôi nhớ lại cách đây mấy năm, 2007, chúng tôi đã viết 5 bài liên tiếp về cuộc Khũng hoãng Tài chánh/Tiền tệ Á châu 1997, dựa trên những tài liệu của Bà Francoise NICOLAS.
'
Chính năm 2007, chúng tôi đã sang Thái Lan quan sát tình trạng phá sản của một số Xí nghiệp chịu hậu quã của việc phá giá đồng tiền. Về việc can thiệp Chính trị (Pouvoir politique) vào quyền lực Tiền tệ (Pouvoir monétaire), Kinh tế gia Florin AFTALION đã viết: “L’inflation est un moyen de financement très commode. Elle est apprécíee par les hommes politiques, dans la mesure òu elle permet á court terme d’accorder des hausses de salaire et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.« (Lạm phát là một cách tài trợ rất thuận tiện.


Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn chấp nhận cho tăng lương và trợ cấp các xí nghiệp, cho thêm dầu vào guồng máy.) Kinh tế gia Florin AFTALION nói đến « trong ngắn hạn « và « bởi những người làm chính trị “. Tại Việt Nam, thì không phải là ngắn hạn, mà đã làm ba lần rồi và có còn làm tiếp trường kỳ nữa ; rồi không phải chỉ « bởi những người làm chính trị “ suông, mà bởi một chế độ Chính trị độc tài độc đảng. Dân chúng bài trừ và quốc tế không còn tin vào đồng Tiền VN là phải. Xin nhắc thêm rằng tại Nam Dương, cuộc Khủng hoảng 1997 phá giá đồng tiền đã đưa đến hậu quả Chính trị là sự sụp đổ nhà độc tài SUHARTO.

Tóm lại, trong những tháng chót của năm 2010, bức tranh Kinh tế nhà nước Việt Nam được phơi bầy cho cả Quốc tế và Quốc nội nhìn thấy: LẠM PHÁT, VẬT GIÁ TĂNG VỌT, NGÂN SÁCH THIẾU HỤT TRẦM TRỌNG, DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CẠN KIỆT, ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM PHÁ GIÁ XUỐNG DỐC, MẤT TIN TƯỞNG CỦA GIỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÌ THÁI ĐỘ HÈN HẠ MUỐN QUỴT NỢ, NHỮNG TẬP ĐOÀN QUỐC DOANH BỊ CÁC TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH QUỐC TẾ HẠ ĐIỂM.


Cái hậu quả của tình trậng thê thảm Kinh tế này đổ lên đầu Dân. Trách nhiệm đứng lên hành động để Dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành Chính toàn dân phải chịu hậu quả của tụt dốc và vỡ nợ của nền Kinh tế quốc doanh do Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Chúng tôi muốn nói đến tính cách tất yếu của những Lực Lượng Quốc nội buộc lòng phải đứng lên nhận trách nhiệm hành động. Những Lực Lượng này không phải là do khuyên giải, cổ võ mà đứng lên. Việc đứng lên là tất yếu vì quyền DẠ DẦY của mình. Không đứng lên lật đổ Cơ Chế hiện hành, thì mình chết. Tính cách tất yếu là ở chỗ đó. Những Lực Lượng nào ?


1) Lực Lượng đại đa số quần chúng nghèo Khi Vật giá tăng vọt, thì khối đại đa số dân nghèo phải cùng cực, thiếu ăn. Nền Kinh tế quốc doanh Mafia CSVN thâm thụt công quỹ, bóc lột sức lao động, làm đại đa số dân chúng đã nghèo mà còn bị khổ cực vì thiếu ăn. Lạm phát, vật giá tăng vọt đẩy dân nghèo vào cùng cực và phải tự đứng lên lật đổ cơ chế.

2) Lực lượng Công chức, Công an và Quân đội Đây là những thành phần lãnh lương cố định. Khi vật giá tăng vọt, đồng tiền mất giá, thì những thành phần lãnh lương cố định thấy mình nghèo đi. Càng phá giá đồng bạc VN, càng tăng vật giá, thì những thành phần này càng bị đẩy vào tình trạng nghèo cùng cực. Họ phải đứng lên.

3) Lực lượng Lãnh đạo đảng CSVN Những Lãnh đạo đương quyền tham nhũng, vơ vét công quỹ. Nhưng những Lãnh đạo hồi hưu không thể ngồi yên. Trâu buộc ghét trâu ăn. Lực Lượng Lãnh đạo này không phải vì bất đồng Chính kiến mà đứng lên, nhưng chính là sự phân chia tham nhũng không đồng đều. Trước khi đánh cướp Ngân Hàng, thì mọi người cấu kết. Nhưng sau khi cướp được tiền rồi mà phân chia không đồng đều, thì lấy súng bắn giết nhau.

Vì trâu buộc ghét trâu ăn, nên Lực Lượng Lãnh đạo này đứng lên mà bắn nhau. Số cán bộ Cộng sản hồi hưu, lãnh tiền cố định, nay thấy mình nghèo đi vì Lạm phát và vật giá tăng vọt, sẽ tăng cường tham gia Lực Lượng này.

4) Lực Lượng trẻ Thanh niên Sinh viên Mỗi năm, số người trẻ Thanh niên Sinh viên tại Việt Nam tăng lên 1 triệu và phải kiếm công ăn việc làm. Việc tụt dốc Kinh tế làm cho họ thất nghiệp và phải chịu cảnh vật giá tăng vọt. Trong khi ấy, họ so sánh với một thiểu số con cháu đảng ăn chơi, tiêu xài hoang phí, còn xuất ngoại. Việc so sánh trong cãnh thất nghiệp của họ sẽ tạo sự ganh tị, ghen ghét. Lớp người trẻ Thanh niên Sinh viên sẽ nhập cuộc đấu tranh để chấm dứt những người giữ quyền lực chính trị để THAM NHŨNG LÃNG PHÍ gây tụt dốc Kinh tế.

5) Lực Lượng Tôn Giáo chống Bất Công, đòi Công Lý Lực Lượng Giáo dân Công giáo đã đứng lên khởi đầu là Tòa Khâm sứ Hà Nội, rồi Xứ Thái Hà, lan vào Tam Tòa, Đồng Chiêm. Tất cả việc đứng lên này có nguyên do là chống BẤT CÔNG cũa Nhà Nước về đất đai. Mà việc bất công này lại cũng là do THAM NHŨNG của quyền lực Chính trị trưng dụng đất đai đẻ bán hoặc khai thác cho túi riêng của mình. Chống bất công như vậy cũng đồng nghĩa là chống THAM NHŨNG. CSVN đã sử dụng một số Lãnh đạo Tôn giáo quốc doanh để nhằm diệt Lực Lượng này. Nhưng TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM (=chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ) vẫn luôn luôn tồn tại bởi lẽ nó phát xuất từ Đức Tin và Lương Tâm của chính Giáo dân. Việc đấu tranh theo TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM này đang bùng dậy tại xứ Thái Nguyên hiện lúc này.

6) Lực Lượng Tư doanh Các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh thiếu hụt ngoại tệ để nhập siêu vì dự trữ ngoại hối của Nhà nước chỉ còn không tới hai tháng để nhập cảng. Theo Kinh tế gia Lê Đăng Doanh, thì "số ngoại tệ Việt Nam có trong dân thì không phải là ít”, nghĩa là giới Tư doanh còn có thể vận dụng ngoại tệ để nhập cảng. Chính vì điểm này mà Lực Lượng Tư doanh nắm ưu thế đứng lên đấu tranh dành lại quyền Kinh tế mà từ trước đến nay các Tập đoàn quốc doanh nắm chủ động. Giới Tư doanh có cơ hội thực hiện Dân chủ hóa Kinh tế để tiến dần đến Dân chủ hóa Chính trị như một hệ luận tất nhiên. Chủ đề TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH nhằm theo rõi sự lớn mạnh của những Lực Lượng Quốc nội và cổ võ những HÀNH ĐỘNG cụ thể trong việc DỨT BỎ Cơ chế.

Những đối thoại nhằm vá víu Cơ chế đã trở thành những phương tiện tuyên truyền làm bình phong để đảng CSVN che dấu cái cốt lõi là duy trì Cơ chế ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ NẮM ĐỘC QUYỀN KINH TẾ để dễ bề khai thác Tài sản Quốc gia và bóc lột Nhân lực Việt Nam làm của riêng cho từng cá nhân của đảng. Đối thoại với CSVN cũng như đàn gẩy tai trâu. Đối với con trâu lỳ lợm, phải lấy roi mà quất thì nó mới đi. Theo hô hào của Lãnh đạo cao cấp CSVN, 22 Trí thức thuộc đảng lên tiếng đóng góp cho đảng nhân dịp Đại Hội đảng kỳ XI này, nhưng những góp ý của họ bị cấm không được đăng cho dân chúng biết.

Toàn dân hãy đứng lên ĐỐI THỌI chứ đừng ĐÓI THOẠI vô ích nữa. Chúng tôi đã viết hai cuốn sách nói về việc phải dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành, nên không viết thêm về khía cạnh này trong Chủ đề. Việc tụt lùi Kinh tế và vỡ nợ Quốc gia trong những năm tháng gần đây là bằng chứng cụ thể để kết án Cơ chế CSVN và để toàn Dân quốc nội đứng lên HÀNH ĐỘNG chấm dứt Cơ chế, trước hết là cứu DẠ DẦY của chính mình, sau nữa là bảo toàn Lãnh thổ và phát triển Đất Nước cho kịp với đà tiến của những nước trong vùng và Thế giới.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 6.12.2010

Web: http://VietTUDAN.net


No comments: