Bà già 77 tuổi là "chủ nhân" ổ bọ xít ngàn con
Cập nhật lúc 08:44, Thứ Ba, 21/09/2010 (GMT+7)
Bà Lưu Thị Ninh xóm 3 Cổ Nhuế, Hà Nội (77 tuổi) sợ hãi cho biết: “Giật miếng gỗ mục lên, đàn bọ xít nhung nhúc bò ra. Từ khi phát hiện ra ổ bọ xít hút máu này, mấy ngày nay chúng tôi mất ăn mất ngủ, chỉ sợ nó cắn người”.
Phát hiện thêm ổ bọ xít hút máu khổng lồ
Tá hỏa khi phát hiện ổ bọ xít khổng lồ
Ngày 17/9, người dân địa phương vô cùng hoảng hốt khi phát hiện ra ổ bọ xít hút máu khổng lồ hơn 1.000 con tại kho chứa củi của gia đình bà Lưu Thị Ninh, xóm 3, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Nhưng đến sáng ngày 20/9, ổ bọ xít này mới được 3 cán bộ của phòng côn trùng thực nghiệm thuộc Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật (Viện Công nghệ và Khoa học Việt Nam) tiến hành tiêu diệt.
Một nhóm bọ xít hút máu đã bị diệt trừ |
Nhà chị Nguyễn Thị Thơm nằm ngay sát kho chứa củi của bà Ninh – nơi phát hiện ổ bọ xít cho biết, cách đây một tháng chị đã bắt được một vài con bọ xít to bằng đốt tay út bay vào nhà, nhưng không nghĩ đó là bọ xít hút máu người. Chị Thơm bắt lại và cho vào một cái hộp nhựa.
Chị kể: “Tôi đậy nắp thật kín lại, sau 10 ngày, nó vẫn không chết còn lột xác nữa. Tôi đưa cho nhiều người trong xóm xem, nhưng vẫn nửa tin nửa ngờ là bọ xít hút máu người”.
Sau đó, chị Thơm tiếp tục bắt được nhiều con nữa. Trong số đó, rất nhiều con bị giết còn có máu đỏ tươi, số còn lại có cả máu đen lẫn máu đỏ. Khi chắc chắn đây là loại bọ xít hút máu người, chị vội vàng gọi điện thông báo cho Trạm Y tế xã Cổ Nhuế, đồng thời sang vận động bà Ninh đi tìm ổ bọ xít.
Đàn bọ xít khổng lồ này với hơn 60% là bọ xít trưởng thành và hiện tại có rất nhiều ổ trứng. Con lớn nhất to hơn một đốt ngón tay. Giở những thanh gỗ mục ở kho chứa củi ra mọi người kinh hoàng khi thấy đàn bọ xít nhung nhúc trong từng khe gỗ. Song không ai dám động đến kho củi vì số lượng quá nhiều, sợ khi tác động sẽ làm bọ xít phát tán ra xung quanh.
"Một số con bị xít bị giết còn có máu đỏ tuơi” – chị Thơm cho biết |
Kho chứa củi này chỉ rộng khoảng hơn 2m, được nhà bà Ninh xây cách đây 3 năm. Từ năm 2009, gia đình bà chỉ dùng nó để đựng củi mục, gỗ nhóm lò, các đồ dùng bị hư hỏng và không hề mở ra.
Có nhiều thanh củi đã bị mục ruỗng, môi trường ẩm thấp, là điều kiện cho các côn trùng sinh sôi, nảy nở. Đó có thể là nguyên nhân khiến cho kho củi này của nhà bà Ninh trở thành ổ của loài bọ nguy hiểm.
Đàn bọ xít sinh sôi trong kho chứa củi và chúng bò theo đường cửa sổ vào nhà các hộ lân cận. Tuy nhiên, điều may mắn là chưa có người dân nào bị đốt.
Dù đã được phun thuốc kĩ càng, nhưng đến 3h chiều qua, vẫn còn nhiều con bọ xít sót lại trong các ngóc ngách. Gia đình bà Ninh, chị Thơm và các hộ còn lại phải nghỉ việc để giết thủ công từng con một..
Chị Thơm vẫn chưa hết kinh hoàng: “Mở một thanh củi ra cả đàn bọ xít nhung nhúc chúng tôi không giết kịp mà cho phun thuốc. Tôi đang sợ nó vẫn còn trên các khe mái tôn vì trên đó chưa được phun thuốc”.
Sống trong phập phồng lo sợ
Từ khi xuất hiện loại bọ xít này gia đình chị Thơm rất hoảng sợ. Đặc biệt thời gian đầu chưa phát hiện được ổ của nó, nhà chị thay nhau dùng đèn pin săm soi từng ngóc ngách để tìm bọ xít. Chị còn nghĩ đến việc để dỡ từng thanh giường ngủ, cửa gỗ để… tìm bọ.
Khi phát hiện, người dân ở khu vực vẫn không dám chắc chắn đấy có đúng là loài bọ xít hút máu người không, nên dù đã có nhiều con chui vào nhà dân nhưng đến tận một tháng sau ổ bọ xít mới được phát hiện.
Bà Ninh vẫn chưa hết hoảng hồn với ổ bọ xít khổng lồ hơn 1000 con |
Bên cạnh ổ bọ khổng lồ này là gia đình ông Tạ Văn Thọ có trẻ nhỏ, nhà ông cũng lo sợ sự nguy hiểm đối với các cháu mình.
Ổ bọ xít này có đến hơn 500 cá thể trưởng thành, hầu hết đều có máu. Ảnh: N.T. |
Tiến sỹ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam) cho biết, điều lạ là trong ổ có đến hơn 500 con trưởng thành, hầu hết đều có máu. "Có thể số lượng chuột ở đây rất nhiều mới có thể cung cấp máu cho hàng trăm con như vậy", Tiến sĩ Lam đoán.
Tuy nhiên, khi phá ổ bọ xít, các chuyên gia không hề thấy có chuột và cũng không phát hiện được một đường hào chuột chạy nào. Ngoài ra, ở đây nhà cửa được vệ sinh sạch sẽ, đường sá lát bêtông.
Chỉ mới 2 tuần trước, chỉ cách ổ bọ xít này khoảng 1 km cũng thuộc xã Cổ Nhuế, các chuyên gia tìm thấy một ổ 200 con bọ có cánh hút máu người này, khiến người dân hết sức hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, với số lượng khoảng 1.000 con, ổ bọ xít ở kho củi nhà bà Ninh đông đúc gấp 4 lần ổ khổng lồ phát hiện trước đó.
“Ổ bọ nhà bà Ninh rất to, lại nằm sát về nơi ở của người dân, gần khu Bệnh viện E, trong khi ổ trước đó nằm ở bên kia đường cao tốc Bắc Thăng Long, xa khu dân cư hơn. Về lý thuyết, đáng nhẽ ổ này sẽ phải ít cá thể hơn - vì ở gần dân nên khu vực thường được vệ sinh dọn dẹp kỹ - nhưng không ngờ số lượng bọ xít bắt được lại nhiều đến thế”, Tiến sĩ Lam cho biết.
Toàn bộ số củi, tấm ván ép tường được đem đi đốt ở bãi đất trống gần đó. Ảnh: N.T. |
Bà Ninh năm nay đã 77 tuổi, lại ở một mình, bà chia sẻ: “Bây giờ tôi vẫn còn sợ lắm. Người ta mắt tinh còn nhìn được mà diệt, tôi già rồi mắt kém nhìn mãi mới thấy được”. Mấy ngày hôm nay bà cũng chỉ quanh đi quẩn lại ở kho chứa củi để diệt thủ công từng con bọ xít còn sót lại. Sáng mai con gái bà ở làng bên sẽ về nhà giúp mẹ phun thuốc thêm một lần nữa. Bà chia sẻ thêm: “Bây giờ bọ xít lớn đã diệt gần hết, nhưng chắc chắn còn sót lại trứng của nó”.
Trong khi người dân vô cùng lo lắng khi phát hiện ra ổ bọ xít hút máu người trong khu vực sống của mình thì chính quyền địa phương hầu như “im hơi lặng tiếng”. Những người dân ở đây cho biết, từ khi phát hiện ra ổ bọ xít ngay cạnh nhà mình, họ đã thông báo cho trạm y tế xã để tiến hành xử lý.
Trong khi người dân vô cùng lo lắng khi phát hiện ra ổ bọ xít hút máu người trong khu vực sống của mình thì chính quyền địa phương hầu như “im hơi lặng tiếng”. Những người dân ở đây cho biết, từ khi phát hiện ra ổ bọ xít ngay cạnh nhà mình, họ đã thông báo cho trạm y tế xã để tiến hành xử lý.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng ở thôn và xã hầu như không xuống xem xét và giúp đỡ bà con để tiêu hủy số bọ xít hút máu người này. “Ngay cả thuốc phun diệt trừ bọ xít, tôi cũng được một nhân viên của trạm thú y cho 6 bình thuốc Hantox-200 về phun diệt trừ, chứ chưa có những hỗ trợ thuốc phòng chống nào khác” – bà Ninh cho biết.
Theo T.Mai – Hồng Nhung
VietNamNet
http://vnn.vietnamnet.vn/xahoi/201009/Ba-gia-77-tuoi-la-chu-nhan-o-bo-xit-ngan-con-936714/
http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/doi_song/376314/phat-hien-o-bo-xit-hut-mau-khong-lo-gan-1000-con.htm
http://vnn.vietnamnet.vn/xahoi/201009/Ba-gia-77-tuoi-la-chu-nhan-o-bo-xit-ngan-con-936714/
http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/doi_song/376314/phat-hien-o-bo-xit-hut-mau-khong-lo-gan-1000-con.htm
Tin trên do VIÊTNAMNET, và HANOIMƠI, là báo đảng loan tin nhưng không hoàn toàn đúng . Tổ bọ xít hút máu trên không phải ngàn con mà hàng vạn con, triệu con, không phải riêng nhà bà Lưu Thị Ninh, ở Cổ Nhuế mà chúng nằm khắp nơi , nhất là ở những nơi nhà cao cửa rộng như Bắc bộ phủ, phủ thủ tướng, tư gia Tổng bí thư, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội, UBND thành phố, tỉnh, huyện v. v. ..Loài bọ xít độc này cũng có mặt ở Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Saigon, Cần Thơ, Châu Đốc. . .chuyên hút máu dân lành. . . .
Dùng thuốc sát trùng bình thường giết không chết chúng đâu, phải dùng loại đặc chế của công ty Cách Mạng Dân Chủ mới triệt hết loài này. Loại bọ xít này nguồn gốc ở Trung Quốc, do Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng mang về sau Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh tiếp tục nuôi dưỡng, nay lên đến hàng triệu con.
No comments:
Post a Comment