Rồng Trung Hoa đang tiến về phương Tây
Nguyên tác : Artiom Ivanovski
Nguyên tác : Artiom Ivanovski
Dịch giả : Phạm Nguyên Trường
Ngày 7 tháng 6 chính quyền Bắc Kinh gọi Google “là đòn bẩy áp lực của Washington đối với Bắc Kinh”. Tuyên bố này được tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc đăng tải.
Cụ thể là cái loa tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc tố cáo Google là “công cụ chính trị” nhằm bôi nhọ chính phủ Trung Quốc và kết án Mĩ đã khiêu khích sự bất đồng giữa các nước. Cần phải đặc biệt nhấn mạnh rằng sự kiện này không phải là vô tình hay hiểu lầm. Trong thời gian gần đây quan hệ giữa Mĩ và Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng hơn.
Trong khi đó sức mạnh đang càng ngày càng hiện diện một cách rõ ràng trong quan điểm của hai phía đối địch. Bắc Kinh đang chứng tỏ rằng không cần quan tâm đến quyền lợi của Washington nữa.
Xu hướng đó thể hiện một cách rõ ràng trong tuyên bố cứng rắn của Bộ ngoại giao Trung Quốc về những chiến dịch bí mật của các đơn vị đặc nhiệm Mĩ trên lãnh thổ Pakistan: “Chúng tôi sẽ coi bất kì cuộc tấn công nào vào Pakistan cũng là tấn công Trung Quốc”. Xin nhắc lại rằng tối hậu thư của Trung Quốc đã được đưa ra nhân chuyến viếng thăm Bắc Kinh của thủ tướng Pakistan, mà kết quả là người ta đã tuyên bố giao cho Pakistan “ngay lập tức và không bồi hoàn” 50 máy bay tiêm kích JF-17 của Trung Quốc. Bình luận về sự kiện này, ông Webster Tarply, một chuyên gia người Mĩ nói:
“Hành động ngoại giao cứng rắn này – sau 50 năm, kể từ cuộc khủng hoảng Berlin 1958-1961, đây là lần đầu tiên sau 50 năm Mĩ mới lại nhận được một tối hậu thư như thế - cho thấy nguy cơ nghiêm trọng của cuộc chiến tranh rộng khắp mà xung đột giữ Mĩ và Pakistan có thể tạo ra”.
Đến lượt mình, ông Talat Masud, một vị tướng đã hồi hưu đồng thời là một nhà nghiên cứu chính trị có ảnh hưởng của Pakistan tuyên bố: “Nếu Mĩ và Ấn Độ tiếp tục áp lực thì Pakistan có thể nói: “Đằng sau chúng tôi là Trung Quốc, chúng tôi không đơn độc, bên cạnh chúng tôi là một trong những siêu cường”.
Tuy nhiên, phản ứng của Washington trước “lời cảnh báo gần đây của Trung Quốc” làm người ta không còn nghi ngờ gì rằng Mĩ đã chán ngấy chơi trò ngoại giao với Trung Quốc rồi. Sự gia tăng xung đột giữa Mĩ và Pakistan tiếp tục vào ngày 17 tháng 5, khi một máy bay lên thẳng trong thành phần lực lượng quốc tế ở Aphganistan vi phạm không gian quân sự của Pakistan tại tỉnh Vaziristan.
Chiếc máy bay đã bị bắn và phi hành đoàn đáp trả. Hai binh sĩ Pakistan bị thương. Đại diện đặc biệt của Mĩ, ông Mark Grossman, người kế nhiệm ông Richard Hollbruke, ngày 19 tháng 5 đã dứt khoát bác bỏ yêu cầu của Pakistan là những chiến dịch tương tự như thế không diễn ra ở Abbotabad nữa. Grossman tuyên bố rằng chính quyền Pakistan trước đây “không quá chi li về vấn đề kiểm soát đường biên giới của mình”.
Nhưng cuộc xung đột không dừng lại ở đấy. Ngày 21 tháng 5 bộ trưởng quốc phòng Pakistan, ông Ahmaf Muhtar, tuyên bố rằng cần phải thiết lập căn cứ hải quân Trung Quốc trên lãnh thổ Pakistan. Theo nguyên văn lời tuyên bố của ông ta thì “Ở Pakistan người ta sẽ biết ơn chính phủ Trung Quốc nếu căn cứ hải quân được xây dựng ở Gvadar”.
Xin ghi nhận rằng những bước đi như thế có thể gây ra xung đột quyền lợi kéo dài giữa Mĩ và Trung Quốc. Vấn đề là Gvadar nằm trên bờ biển Ả Rập, chỉ cách biên giới Iran có 70 Km. Việc lập căn cứ hải quân của Trung Quốc ở vị trí chiến lược này sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh can thiệp vào kế hoạch của NATO đối với Iran và gây khó khăn cho việc di chuyển của hạm đội V ở vịnh Persic.
Còn một điểm quan trọng nữa: Pakistan có vai trò đặc biệt của “hành lang năng lượng” chiến lược đối với Trung Quốc. Trung Quốc dự định vận chuyển khối lượng khí khổng lồ tử Iran qua Pakistan, mà trữ lượng khí của Iran thì chỉ thua Nga mà thôi. Theo những con số khác nhau, hiện nay Trung Quốc đã nhập quá nửa nhu cầu dầu hỏa từ Iran, trong những năm tới vai trò của Iran trong việc cung cấp nhiên liệu cho Trung Quốc càng tăng, đấy là nói sau khi đường ống dẫn dầu qua lãnh thổ Pakistan được đưa vào sử dụng. Chính vì vậy mà Trung Quốc đã phản ứng gay gắt trước bất kì hành động quân sự nào của Mĩ ở Pakistan.
Cần phải nhắc lại rằng trong cuộc xung đột của hai siêu cường xung quanh vấn đề Pakistan còn có một nước thứ ba nữa: Izrael. Ngay từ năm 2009 ở Tel-Aviv người ta đã lên ra một kế hoạch bí mật nhằm tiêu diệt các mục tiêu nguyên tử của Iran bằng vũ khí nguyên tử chiến thuật.
Theo các tài liệu hiện có thì hai phi đội của không quân Izrael hiện đang luyện tập. Phương án tấn công vằng vũ khí nguyên tử của Izrael được soạn thảo đề đề phòng trường hợp không thể sử dụng được vũ khí thông thưởng cũng như nếu Mĩ không chịu giải quyết vấn đề nguyên tử của Iran bằng vũ lực.
Như vậy là, do tình trạng căng thẳng hiện nay trong quan hệ giữa các nước Arab và Izrael cũng như việc một hải đoàn của Iran vừa đi qua kênh đào Suez, xung đột quân sự có thể nổ ra bất chấp những dự định thật sự của Washington. Trong khi đó mức độ tập trung của lực lượng hải và không quân của Mĩ và Trung Quốc ở khu vực dễ bùng nổ này chắc chắn sẽ lôi kéo Mĩ và Trung Quốc vào cuộc xung đột khu vực và biến nó thành một cuộc chiến lớn.
Nhưng quan hệ căng thẳng giữa Mĩ và Trung Quốc không dừng lại tại vùng vịnh Persic. Sự bành trước của Trung Quốc trong vùng Đông Á càng ngày càng lộ rõ, tạo ra thách thức trực tiếp đối với Mĩ. Nhân đây xin nhắc lại rằng tổng thống Barak Obama đã từng tuyên bố công khai về “vai trò đặc biệt của Mĩ ở châu Á”. Ngày 15 tháng 11 năm 2010, trong chuyến đi thăm một loạt các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương ông đã tuyên bố như sau:
“Cả châu Á muốn thấy Mĩ đóng vai trò lãnh đạo và cố gắng tìm cách hợp tác với Mĩ. Chúng ta đã thấy điều đó ở Ấn Độ, chúng ta đã thấy điều đó ở Indonesia, chúng ta đã thấy điều đó tại cuộc họp thượng đỉnh G-20 và tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Nhưng chúng ta cần phải cố gắng hơn nhằm giữ vững vị trí của mình”. Cần phải hiểu những lời cuối cùng của tổng thống Mĩ là ám chỉ việc Trung Quốc muốn trở thành bá chủ trong khu vực Đông Á. Washington sẵn sàng bảo vệ những vị trí của mình bằng tất cả các phương tiện, không loại trừ sức mạnh quân sự.
Ngày 4 tháng 6, bộ trưởng quốc phòng Mĩ, ông Robert Gate, tại diễn đàn các bộ trưởng quốc phòng khu vực, diễn ra ở Singapore, đã tuyên bố rằng Mĩ tiếp tục hiện diện về quân sự ở châu Á và sẽ sử dụng các loại vũ khí kĩ thuật cao nhằm ủng hộ các nước đồng minh và những tuyến đường vận chuyển trên biển. Xin nhấn mạnh rằng lí do cho lời tuyên bố ở trên là những vụ phản đối của Philippines và Việt Nam về việc tầu chiến Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của hai nước này.
Ngày 7 tháng 6 ở Hà Nội (có sự nhầm lẫn, đúng ra là ngày 5 tháng 6 – ND), thủ đô Việt Nam, đã diễn ra một cuộc biểu tình lớn nhằm phản đối đòi hỏi của Trung Quốc đối với quần đảo Spratly (Trường Sa), vốn là vùng lãnh thổ đang tranh chấp
. Những nước nhỏ đã công khai đề nghị Mĩ bảo vệ khỏi con rồng Trung Quốc. Tại diễn đàn Singapore, Robert Gates đã khẳng địng rằng Mĩ có kế hoạch tiếp tục là đối tác tin cậy đối với khu vực này.
Không nghi ngờ gì rằng trong tương lai việc đối đầu giữa Mĩ và Trung Quốc có thể sẽ có những hậu quả to lớn.
Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định rằng họ không sợ ai. Mới đây bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt, còn tuyên bố rằng tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng bảo đảm cơ sở cho sự gia tăng tiềm lực quân sự của nước này.
Đồng thời ông ta còn khẳng định rằng Trung Quốc sẽ “nâng cao tinh thần sẵn sàng tham gia xung đột trong bất kì hướng chiến lược nào”. Giới lãnh đạo quân sự Mĩ rõ ràng là đã nhận thức được mối đe dọa này rồi.
Cho nên tháng hai vừa qua ông Robert Gates tuyên bố: “Trung Quốc có đủ tiềm lực đe dọa một số khả năng của Mĩ, chúng ta cần phải đáp trả một cách tương ứng bằng những chương trình của mình”. Tại diễn đàn nói trên ở Singapore chính ông đã đưa ra một lời cảnh báo rõ ràng như sau: “Tôi nghĩ rằng phía Trung Quốc đã rút ra được bài học tốt từ kinh nghiệm của Liên Xô, họ chưa định cạnh tranh với chúng tôi trong tất cả các lĩnh vực trang bị vũ khí”. Nhưng ông Gates cũng buộc phải công nhận khả năng xung đột trong tương lai: “Tôi nghĩ rằng họ (người Trung Quốc) chuẩn bị gia tăng sức mạnh của mình, nó sẽ tạo cho họ nhiều tự do hành động ở châu Á hơn và mở rộng ảnh hưởng của họ”.
Mới rất gần đây thôi Nga vẫn là kẻ thù tiềm năng số một trong những kế hoạch chiến lược của Mĩ. Nhưng hiện nay giới lãnh đạo chính trị và quân sự Mĩ đã nhận ra mối đe dọa ngày càng gia tăng xuất phát từ Trung Quốc. Những cố gắng nhằm đạt được thỏa thuận về ngoại giao đã thất bại. Xin nhắc lại rằng tháng 2 năm 2009, bộ trưởng ngoại giao Mĩ, bà Clinton, đã đề nghị thành lập liên minh gồm hai siêu cường là Mĩ và Trung Quốc để có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế và chính trị thế giới.
Nhưng các nhà chính trị Trung Quốc đã dứt khoát bác bỏ đề nghị của Clinton. Từ đó mâu thuẫn giữa Washington và Bắc Kinh càng ngày càng căng thẳng thêm. Chỉ cần nhắc tới vài sự kiện: buổi tiếp tân Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng, cung cấp thêm vũ khí cho Đài Loan, xung đột xung quanh nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân của Iran, cuộc bạo loạn bất thình lình của người Uygur ở Urumqi (thủ phủ khu tự trị Tân Cương - ND)
Chuỗi sự kiện vừa nói cho thấy rõ ràng rằng xung đột giữa Mĩ và Trung Quốc không thể nào giải quyết trên cơ sở thỏa thuận được nữa vì quan điểm của hai phía đã mang tính chất loại trừ nhau.
Bên cạnh những mâu thuẫn về chính trị-quân sự, còn cần phải kể đến mâu thuẫn về kinh tế-thương mại nữa. Trong suốt 5 năm qua Mĩ đã áp lực Trung Quốc nhằm buộc nước này phá giá đồng nhân dân tệ. Sự bành trướng của ngành thương mại Trung Quốc là một tai họa thực sự đối với ngành công nghiệp Mĩ. Vì vậy mà ở Mĩ càng ngày người ta càng lên giọng, tương tự như nhà bình luận Paul Krugman trên tờ The New York Times: “Đã đến lúc giải quyết Trung Quốc”.
Krugman kêu gọi khởi sự chiến tranh thương mại chống lại Bắc Kinh bằng những từ ngữ như sau: “Xuất hiện câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc quyết định bán phần lớn số dollar Mĩ mà họ đang nắm giữ? Mĩ sẽ có lợi vì hàng hóa của chúng ta sẽ có sức cạnh tranh hơn và sẽ giảm được thiếu hụt trong cán cân thương mại.
Tương tự như thế, người Trung Quốc có thể từ bỏ những văn tự nợ của chúng ta bằng cách bán với giá rẻ, một viên tướng Trung Quốc đã đề nghị như thế khi nói rằng đấy sẽ là biện pháp trừng phạt Mĩ vì đã cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Người Trung Quốc, những người đang tìm cách phát triển kinh tế một cách tuyệt vọng, phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là chúng ta phụ thuộc vào họ. Điều đó có nghĩa là quan niệm cho rằng con át chủ bài đang nằm trong tay Trung Quốc - một quan niệm được nhiều người chia sẻ - chỉ là một huyền thoại”.
Tác phẩm The Coming Cllapse of China (Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc) của Gordon Chang, tiên đoán sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc, đã trở thành tác phẩm bán rất chạy. David Shambo – chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu chính sách của Trung Quốc tại trường đại học Goerge Washington - còn đi xa hơn khi ông dự đoán rằng xung đột chính trị là không thể tránh được: “Những người đại diện của cánh bảo thủ ở phương Tây cho rằng Trung Quốc đang thể hiện bộ mặt thật của họ, khao khát báo thù và làm thay đổi tương quan lực lượng đã hình thành trên thế giới. Những người dân tộc chủ nghĩa thúc giục chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách cứng rắn hơn – trước hết là với Mĩ”. Mà như đã biết, từ xung đột kinh tế-chính trị đến chiến tranh chỉ là một quãng ngắn.
Ngày 29 tháng 5, Giulietto Chiesa, một nhà báo nổi tiếng người Italia, cũng thể hiện cùng quan điểm như thế khi ông viết: “Mĩ hiện nay là nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới. Họ sẽ chiến đấu nhằm bảo vệ mức sống của mình. Cho nên kịch bản dễ xảy ra nhất trong tương lai sẽ là cuộc chiến tranh thế giới mới”.
Nga giữ vị trí đặc biệt trong các kế hoạch chính trị-quân sự của cả Mĩ lẫn Trung Quốc. Cả hai bên đối địch đều biết rõ rằng Moskva giữ vai trò “lực lượng thứ ba” trong tình hình thế giới hiện nay và cả hai đều muốn kéo Nga về phía mình.
Cho nên ngay trước cuộc gặp mặt lần thứ XV nguyên thủ các nước Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói quan hệ Nga-Trung là “đã đạt đỉnh cao chưa từng có” và “có tương lai chiến lược”. Ý nghĩa của lời tuyên bố này thật rõ ràng, nhất là khi quan hệ với Mĩ đang ngày càng căng thẳng hơn. Nhưng lãnh đạo Nga chớ có ảo tưởng, nhất là khi Bắc Kinh đang tìm cách đẩy nước ta ra khỏi khu vực Trung Á. Xin ghi nhận rằng Mĩ đang cố gắng lợi dụng sự cạnh tranh Nga-Trung cho những quyền lợi của mình bằng cách sử dụng thủ thuật đơn giản sau đây: chiến tranh ở Aphganistan tạo cớ cho Mĩ gia tăng sự hiện diện ở châu Á, còn mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Moskva lại tạo điều kiện cho sự gia tăng như thế.
Cùng với đó, quan hệ với Trung Quốc càng căng thẳng thì Mĩ càng phải có những nhượng bộ nhất định với Nga, thí dụ như về vấn đề Grudia và Ukraine ra nhập NATO. Như vậy nghĩa là đất nước ta [Nga – ND] đang đứng trước những cơ hội mới trong những cố gắng thận trọng và có căn nhắc nhằm giành được những lợi thế cao nhất có thể từ các bên liên quan để gia tăng địa vị kinh tế và đối ngoại của mình. Nhưng cần phải nhớ rằng chính sách đi dây như thế chỉ có thế tiếp tục cho đến khi cần phải lựa chọn một đường lối chính trị-quân sự rõ ràng. Nếu không nước Nga có thể rơi vào những gọng kìm mang tính chiến lược.
Nguồn: http://www.stoletie.ru/geopolitika/drakon_nastupajet_na_zapad_2011-06-08.htm
Cụ thể là cái loa tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc tố cáo Google là “công cụ chính trị” nhằm bôi nhọ chính phủ Trung Quốc và kết án Mĩ đã khiêu khích sự bất đồng giữa các nước. Cần phải đặc biệt nhấn mạnh rằng sự kiện này không phải là vô tình hay hiểu lầm. Trong thời gian gần đây quan hệ giữa Mĩ và Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng hơn.
Trong khi đó sức mạnh đang càng ngày càng hiện diện một cách rõ ràng trong quan điểm của hai phía đối địch. Bắc Kinh đang chứng tỏ rằng không cần quan tâm đến quyền lợi của Washington nữa.
Xu hướng đó thể hiện một cách rõ ràng trong tuyên bố cứng rắn của Bộ ngoại giao Trung Quốc về những chiến dịch bí mật của các đơn vị đặc nhiệm Mĩ trên lãnh thổ Pakistan: “Chúng tôi sẽ coi bất kì cuộc tấn công nào vào Pakistan cũng là tấn công Trung Quốc”. Xin nhắc lại rằng tối hậu thư của Trung Quốc đã được đưa ra nhân chuyến viếng thăm Bắc Kinh của thủ tướng Pakistan, mà kết quả là người ta đã tuyên bố giao cho Pakistan “ngay lập tức và không bồi hoàn” 50 máy bay tiêm kích JF-17 của Trung Quốc. Bình luận về sự kiện này, ông Webster Tarply, một chuyên gia người Mĩ nói:
“Hành động ngoại giao cứng rắn này – sau 50 năm, kể từ cuộc khủng hoảng Berlin 1958-1961, đây là lần đầu tiên sau 50 năm Mĩ mới lại nhận được một tối hậu thư như thế - cho thấy nguy cơ nghiêm trọng của cuộc chiến tranh rộng khắp mà xung đột giữ Mĩ và Pakistan có thể tạo ra”.
Đến lượt mình, ông Talat Masud, một vị tướng đã hồi hưu đồng thời là một nhà nghiên cứu chính trị có ảnh hưởng của Pakistan tuyên bố: “Nếu Mĩ và Ấn Độ tiếp tục áp lực thì Pakistan có thể nói: “Đằng sau chúng tôi là Trung Quốc, chúng tôi không đơn độc, bên cạnh chúng tôi là một trong những siêu cường”.
Tuy nhiên, phản ứng của Washington trước “lời cảnh báo gần đây của Trung Quốc” làm người ta không còn nghi ngờ gì rằng Mĩ đã chán ngấy chơi trò ngoại giao với Trung Quốc rồi. Sự gia tăng xung đột giữa Mĩ và Pakistan tiếp tục vào ngày 17 tháng 5, khi một máy bay lên thẳng trong thành phần lực lượng quốc tế ở Aphganistan vi phạm không gian quân sự của Pakistan tại tỉnh Vaziristan.
Chiếc máy bay đã bị bắn và phi hành đoàn đáp trả. Hai binh sĩ Pakistan bị thương. Đại diện đặc biệt của Mĩ, ông Mark Grossman, người kế nhiệm ông Richard Hollbruke, ngày 19 tháng 5 đã dứt khoát bác bỏ yêu cầu của Pakistan là những chiến dịch tương tự như thế không diễn ra ở Abbotabad nữa. Grossman tuyên bố rằng chính quyền Pakistan trước đây “không quá chi li về vấn đề kiểm soát đường biên giới của mình”.
Nhưng cuộc xung đột không dừng lại ở đấy. Ngày 21 tháng 5 bộ trưởng quốc phòng Pakistan, ông Ahmaf Muhtar, tuyên bố rằng cần phải thiết lập căn cứ hải quân Trung Quốc trên lãnh thổ Pakistan. Theo nguyên văn lời tuyên bố của ông ta thì “Ở Pakistan người ta sẽ biết ơn chính phủ Trung Quốc nếu căn cứ hải quân được xây dựng ở Gvadar”.
Xin ghi nhận rằng những bước đi như thế có thể gây ra xung đột quyền lợi kéo dài giữa Mĩ và Trung Quốc. Vấn đề là Gvadar nằm trên bờ biển Ả Rập, chỉ cách biên giới Iran có 70 Km. Việc lập căn cứ hải quân của Trung Quốc ở vị trí chiến lược này sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh can thiệp vào kế hoạch của NATO đối với Iran và gây khó khăn cho việc di chuyển của hạm đội V ở vịnh Persic.
Còn một điểm quan trọng nữa: Pakistan có vai trò đặc biệt của “hành lang năng lượng” chiến lược đối với Trung Quốc. Trung Quốc dự định vận chuyển khối lượng khí khổng lồ tử Iran qua Pakistan, mà trữ lượng khí của Iran thì chỉ thua Nga mà thôi. Theo những con số khác nhau, hiện nay Trung Quốc đã nhập quá nửa nhu cầu dầu hỏa từ Iran, trong những năm tới vai trò của Iran trong việc cung cấp nhiên liệu cho Trung Quốc càng tăng, đấy là nói sau khi đường ống dẫn dầu qua lãnh thổ Pakistan được đưa vào sử dụng. Chính vì vậy mà Trung Quốc đã phản ứng gay gắt trước bất kì hành động quân sự nào của Mĩ ở Pakistan.
Cần phải nhắc lại rằng trong cuộc xung đột của hai siêu cường xung quanh vấn đề Pakistan còn có một nước thứ ba nữa: Izrael. Ngay từ năm 2009 ở Tel-Aviv người ta đã lên ra một kế hoạch bí mật nhằm tiêu diệt các mục tiêu nguyên tử của Iran bằng vũ khí nguyên tử chiến thuật.
Theo các tài liệu hiện có thì hai phi đội của không quân Izrael hiện đang luyện tập. Phương án tấn công vằng vũ khí nguyên tử của Izrael được soạn thảo đề đề phòng trường hợp không thể sử dụng được vũ khí thông thưởng cũng như nếu Mĩ không chịu giải quyết vấn đề nguyên tử của Iran bằng vũ lực.
Như vậy là, do tình trạng căng thẳng hiện nay trong quan hệ giữa các nước Arab và Izrael cũng như việc một hải đoàn của Iran vừa đi qua kênh đào Suez, xung đột quân sự có thể nổ ra bất chấp những dự định thật sự của Washington. Trong khi đó mức độ tập trung của lực lượng hải và không quân của Mĩ và Trung Quốc ở khu vực dễ bùng nổ này chắc chắn sẽ lôi kéo Mĩ và Trung Quốc vào cuộc xung đột khu vực và biến nó thành một cuộc chiến lớn.
Nhưng quan hệ căng thẳng giữa Mĩ và Trung Quốc không dừng lại tại vùng vịnh Persic. Sự bành trước của Trung Quốc trong vùng Đông Á càng ngày càng lộ rõ, tạo ra thách thức trực tiếp đối với Mĩ. Nhân đây xin nhắc lại rằng tổng thống Barak Obama đã từng tuyên bố công khai về “vai trò đặc biệt của Mĩ ở châu Á”. Ngày 15 tháng 11 năm 2010, trong chuyến đi thăm một loạt các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương ông đã tuyên bố như sau:
“Cả châu Á muốn thấy Mĩ đóng vai trò lãnh đạo và cố gắng tìm cách hợp tác với Mĩ. Chúng ta đã thấy điều đó ở Ấn Độ, chúng ta đã thấy điều đó ở Indonesia, chúng ta đã thấy điều đó tại cuộc họp thượng đỉnh G-20 và tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Nhưng chúng ta cần phải cố gắng hơn nhằm giữ vững vị trí của mình”. Cần phải hiểu những lời cuối cùng của tổng thống Mĩ là ám chỉ việc Trung Quốc muốn trở thành bá chủ trong khu vực Đông Á. Washington sẵn sàng bảo vệ những vị trí của mình bằng tất cả các phương tiện, không loại trừ sức mạnh quân sự.
Ngày 4 tháng 6, bộ trưởng quốc phòng Mĩ, ông Robert Gate, tại diễn đàn các bộ trưởng quốc phòng khu vực, diễn ra ở Singapore, đã tuyên bố rằng Mĩ tiếp tục hiện diện về quân sự ở châu Á và sẽ sử dụng các loại vũ khí kĩ thuật cao nhằm ủng hộ các nước đồng minh và những tuyến đường vận chuyển trên biển. Xin nhấn mạnh rằng lí do cho lời tuyên bố ở trên là những vụ phản đối của Philippines và Việt Nam về việc tầu chiến Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của hai nước này.
Ngày 7 tháng 6 ở Hà Nội (có sự nhầm lẫn, đúng ra là ngày 5 tháng 6 – ND), thủ đô Việt Nam, đã diễn ra một cuộc biểu tình lớn nhằm phản đối đòi hỏi của Trung Quốc đối với quần đảo Spratly (Trường Sa), vốn là vùng lãnh thổ đang tranh chấp
. Những nước nhỏ đã công khai đề nghị Mĩ bảo vệ khỏi con rồng Trung Quốc. Tại diễn đàn Singapore, Robert Gates đã khẳng địng rằng Mĩ có kế hoạch tiếp tục là đối tác tin cậy đối với khu vực này.
Không nghi ngờ gì rằng trong tương lai việc đối đầu giữa Mĩ và Trung Quốc có thể sẽ có những hậu quả to lớn.
Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định rằng họ không sợ ai. Mới đây bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt, còn tuyên bố rằng tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng bảo đảm cơ sở cho sự gia tăng tiềm lực quân sự của nước này.
Đồng thời ông ta còn khẳng định rằng Trung Quốc sẽ “nâng cao tinh thần sẵn sàng tham gia xung đột trong bất kì hướng chiến lược nào”. Giới lãnh đạo quân sự Mĩ rõ ràng là đã nhận thức được mối đe dọa này rồi.
Cho nên tháng hai vừa qua ông Robert Gates tuyên bố: “Trung Quốc có đủ tiềm lực đe dọa một số khả năng của Mĩ, chúng ta cần phải đáp trả một cách tương ứng bằng những chương trình của mình”. Tại diễn đàn nói trên ở Singapore chính ông đã đưa ra một lời cảnh báo rõ ràng như sau: “Tôi nghĩ rằng phía Trung Quốc đã rút ra được bài học tốt từ kinh nghiệm của Liên Xô, họ chưa định cạnh tranh với chúng tôi trong tất cả các lĩnh vực trang bị vũ khí”. Nhưng ông Gates cũng buộc phải công nhận khả năng xung đột trong tương lai: “Tôi nghĩ rằng họ (người Trung Quốc) chuẩn bị gia tăng sức mạnh của mình, nó sẽ tạo cho họ nhiều tự do hành động ở châu Á hơn và mở rộng ảnh hưởng của họ”.
Mới rất gần đây thôi Nga vẫn là kẻ thù tiềm năng số một trong những kế hoạch chiến lược của Mĩ. Nhưng hiện nay giới lãnh đạo chính trị và quân sự Mĩ đã nhận ra mối đe dọa ngày càng gia tăng xuất phát từ Trung Quốc. Những cố gắng nhằm đạt được thỏa thuận về ngoại giao đã thất bại. Xin nhắc lại rằng tháng 2 năm 2009, bộ trưởng ngoại giao Mĩ, bà Clinton, đã đề nghị thành lập liên minh gồm hai siêu cường là Mĩ và Trung Quốc để có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế và chính trị thế giới.
Nhưng các nhà chính trị Trung Quốc đã dứt khoát bác bỏ đề nghị của Clinton. Từ đó mâu thuẫn giữa Washington và Bắc Kinh càng ngày càng căng thẳng thêm. Chỉ cần nhắc tới vài sự kiện: buổi tiếp tân Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng, cung cấp thêm vũ khí cho Đài Loan, xung đột xung quanh nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân của Iran, cuộc bạo loạn bất thình lình của người Uygur ở Urumqi (thủ phủ khu tự trị Tân Cương - ND)
Chuỗi sự kiện vừa nói cho thấy rõ ràng rằng xung đột giữa Mĩ và Trung Quốc không thể nào giải quyết trên cơ sở thỏa thuận được nữa vì quan điểm của hai phía đã mang tính chất loại trừ nhau.
Bên cạnh những mâu thuẫn về chính trị-quân sự, còn cần phải kể đến mâu thuẫn về kinh tế-thương mại nữa. Trong suốt 5 năm qua Mĩ đã áp lực Trung Quốc nhằm buộc nước này phá giá đồng nhân dân tệ. Sự bành trướng của ngành thương mại Trung Quốc là một tai họa thực sự đối với ngành công nghiệp Mĩ. Vì vậy mà ở Mĩ càng ngày người ta càng lên giọng, tương tự như nhà bình luận Paul Krugman trên tờ The New York Times: “Đã đến lúc giải quyết Trung Quốc”.
Krugman kêu gọi khởi sự chiến tranh thương mại chống lại Bắc Kinh bằng những từ ngữ như sau: “Xuất hiện câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc quyết định bán phần lớn số dollar Mĩ mà họ đang nắm giữ? Mĩ sẽ có lợi vì hàng hóa của chúng ta sẽ có sức cạnh tranh hơn và sẽ giảm được thiếu hụt trong cán cân thương mại.
Tương tự như thế, người Trung Quốc có thể từ bỏ những văn tự nợ của chúng ta bằng cách bán với giá rẻ, một viên tướng Trung Quốc đã đề nghị như thế khi nói rằng đấy sẽ là biện pháp trừng phạt Mĩ vì đã cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Người Trung Quốc, những người đang tìm cách phát triển kinh tế một cách tuyệt vọng, phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là chúng ta phụ thuộc vào họ. Điều đó có nghĩa là quan niệm cho rằng con át chủ bài đang nằm trong tay Trung Quốc - một quan niệm được nhiều người chia sẻ - chỉ là một huyền thoại”.
Tác phẩm The Coming Cllapse of China (Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc) của Gordon Chang, tiên đoán sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc, đã trở thành tác phẩm bán rất chạy. David Shambo – chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu chính sách của Trung Quốc tại trường đại học Goerge Washington - còn đi xa hơn khi ông dự đoán rằng xung đột chính trị là không thể tránh được: “Những người đại diện của cánh bảo thủ ở phương Tây cho rằng Trung Quốc đang thể hiện bộ mặt thật của họ, khao khát báo thù và làm thay đổi tương quan lực lượng đã hình thành trên thế giới. Những người dân tộc chủ nghĩa thúc giục chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách cứng rắn hơn – trước hết là với Mĩ”. Mà như đã biết, từ xung đột kinh tế-chính trị đến chiến tranh chỉ là một quãng ngắn.
Ngày 29 tháng 5, Giulietto Chiesa, một nhà báo nổi tiếng người Italia, cũng thể hiện cùng quan điểm như thế khi ông viết: “Mĩ hiện nay là nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới. Họ sẽ chiến đấu nhằm bảo vệ mức sống của mình. Cho nên kịch bản dễ xảy ra nhất trong tương lai sẽ là cuộc chiến tranh thế giới mới”.
Nga giữ vị trí đặc biệt trong các kế hoạch chính trị-quân sự của cả Mĩ lẫn Trung Quốc. Cả hai bên đối địch đều biết rõ rằng Moskva giữ vai trò “lực lượng thứ ba” trong tình hình thế giới hiện nay và cả hai đều muốn kéo Nga về phía mình.
Cho nên ngay trước cuộc gặp mặt lần thứ XV nguyên thủ các nước Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói quan hệ Nga-Trung là “đã đạt đỉnh cao chưa từng có” và “có tương lai chiến lược”. Ý nghĩa của lời tuyên bố này thật rõ ràng, nhất là khi quan hệ với Mĩ đang ngày càng căng thẳng hơn. Nhưng lãnh đạo Nga chớ có ảo tưởng, nhất là khi Bắc Kinh đang tìm cách đẩy nước ta ra khỏi khu vực Trung Á. Xin ghi nhận rằng Mĩ đang cố gắng lợi dụng sự cạnh tranh Nga-Trung cho những quyền lợi của mình bằng cách sử dụng thủ thuật đơn giản sau đây: chiến tranh ở Aphganistan tạo cớ cho Mĩ gia tăng sự hiện diện ở châu Á, còn mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Moskva lại tạo điều kiện cho sự gia tăng như thế.
Cùng với đó, quan hệ với Trung Quốc càng căng thẳng thì Mĩ càng phải có những nhượng bộ nhất định với Nga, thí dụ như về vấn đề Grudia và Ukraine ra nhập NATO. Như vậy nghĩa là đất nước ta [Nga – ND] đang đứng trước những cơ hội mới trong những cố gắng thận trọng và có căn nhắc nhằm giành được những lợi thế cao nhất có thể từ các bên liên quan để gia tăng địa vị kinh tế và đối ngoại của mình. Nhưng cần phải nhớ rằng chính sách đi dây như thế chỉ có thế tiếp tục cho đến khi cần phải lựa chọn một đường lối chính trị-quân sự rõ ràng. Nếu không nước Nga có thể rơi vào những gọng kìm mang tính chiến lược.
Nguồn: http://www.stoletie.ru/geopolitika/drakon_nastupajet_na_zapad_2011-06-08.htm
No comments:
Post a Comment