Monday, July 18, 2011

TIN BIỂN ĐÔNG




Nga giao chiến đấu cơ cho Việt Nam


Chiến đấu cơ Su-30MK2

Tin cho hay một công ty của Nga đã giao đợt đầu bốn chiến đấu cơ thế hệ mới Su-30MK2 cho không quân Việt Nam.

Báo Moscow Times dẫn lời ông Sergei Kornev, trưởng đoàn của công ty Rosoboronexport tại triển lãm hàng không Paris 2011, loan báo thông tin trên.

Đây là tập đoàn chuyên trách xuất nhập khẩu vũ khí của chính phủ Nga.

Hiện đoàn của Rosoboronexport đang tham dự Paris Air Show 2011 ở sân bay Le Bourget.

Ông Kornev cũng cho hay Việt Nam, cùng với Ấn Độ và Algeria, là khách hàng mua nhiều chiến đấu cơ đời mới nhất từ Nga.

Việt Nam đã ký hai hợp đồng mua tổng cộng 20 chiếc Sukhoi-30MK2. Tổng giá trị của hai hợp đồng này không được công bố, nhưng người ta ước tính lên tới một tỷ đôla.

Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của loại Su-27UB Flancker hai chỗ ngồi, có khả năng phóng tên lửa chống tàu, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất.

Việc giao hàng xem ra chậm hơn tiến độ.

Việt Nam này còn mua nhiều loại vũ khí, khí tài tối tân khác. Hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo trị giá nhiều tỷ đôla hiện cũng đang được thực hiện.

Việt Nam nói các trang thiết bị và vũ khí mới được mua nhằm nâng cấp năng lực quốc phòng "hoàn toàn với mục đích tự vệ", chứ không nhằm vào quốc gia nào.

Mới đây Nga cũng đã giao hai tàu chiến lớp Gepard 3.9 cho Việt Nam.

Quân đội Việt Nam đang trên đường hiện đại hóa, ngân sách quốc phòng mỗi năm đều được tăng lên.

Theo Sách trắng Quốc phòng mới công bố, ngân sách năm 2008 là 27.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ), chiếm 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).


Hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có những hoạt động chung

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải) tiếp bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, Hà Nội, 11/10/2010.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải) tiếp bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, Hà Nội, 11/10/2010.
U.S. Air Force Master Sgt. Jerry Morrison
Thanh Phương

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay 23/6/2011, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga vừa loan báo là Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có những hoạt động chung trên biển. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, đây là những hoạt động thường niên nhằm tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước, tiến hành các hoạt động nhân đạo và trao đổi về chuyên môn, như công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong những năm gần đây, các chiến hạm của Mỹ vẫn thường ghé thăm Việt Nam.

Phát ngôn viên Hải quân Mỹ Mike Morley hôm nay cho biết là các hoạt động nói trên sẽ diễn ra trong tháng tới và kéo dài khoảng 1 tuần ở Đà Nẵng, và đây là những hoạt động đã được dự trù từ lâu, chỉ trùng hợp thời điểm, chứ không có liên quan gì đến căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Phát ngôn viên này nhấn mạnh rằng đây không phải là "diễn tập" vì không có huấn luyện tác chiến.

Trong cuộc họp báo hôm nay, bà Nguyễn Phương Nga cho biết, kể từ sau hai vụ tàu hải giám xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và cắt dây cáp hai tàu thăm dò của Việt Nam, đã không xảy ra sự cố gì mới. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhắc lại lập trường của Việt Nam là giải quyết tranh chấp « bằng những giải pháp hòa bình dựa trên công pháp quốc tế ».

Trung Quốc loan báo đã tuần tra chung với Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ

Trong khi đó, báo chí chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng tải một thông báo của Bộ Quốc phòng nước này về việc hải quân Trung Quốc và Việt Nam vừa tiến hành chuyến tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ trong hai ngày 19 và 20/6. Cũng theo thông báo này, một phái đoàn hải quân Việt Nam hiện đang viếng thăm thành phố Trạm Giang, Quảng Đông (Trung Quốc), cho đến ngày mai.

Đây là chuyến tuần tra chung lần thứ 11 trong khuôn khổ các hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ và hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã được ký kết giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Trong bối cảnh căng thẳng gia trên Biển Đông do những hành động gây hấn của tàu Trung Quốc, chuyến tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ của hải quân hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã được Thông tấn xã Việt Nam tường thuật rất tỉ mỉ trong bản tin phát ngày 21/6. Bản tin này cho rằng chuyến tuần tra chung này đã « tăng cường tình hữu nghị giữa hải quân, quân đội và nhân dân hai nước ».

Đại Đoàn Kết phản pháo Hoàn cầu Thời báo

Trong khi đó, báo Đại Đoàn Kết, cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hôm qua đã đăng một bài phản ứng rất mạnh về một bài báo đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 11/6. Trong bài xã luận dưới nhan đề : « Xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam », báo Đại Đoàn Kết nhắc lại là bài xã luận của tờ Hoàn cầu Thời báo nói Việt Nam "đe dọa”, "dọa dẫm” Trung Quốc, trong khi trên thực tế chính Trung Quốc đã có « hành vi khiêu khích, gây hấn, như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ. »

Theo Đại Đoàn Kết, « hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc ». Tờ Đại Đoàn Kết cho rằng : « Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh, chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau. »

Trong cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cũng tuyên bố rằng : "Một số báo của Trung Quốc, trong đó có Hoàn cầu Thời báo, đã đưa các bình luận thiếu thiện chí, không có lợi cho mối quan hệ Việt - Trung và khiến tình hình thêm phức tạp". Theo bà Nguyễn Phương Nga, "Hoàn cầu Thời báo chỉ là tiếng nói của một nhóm người nhất định, không đại diện cho nhân dân Trung Quốc".

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110623-hai-quan-viet-nam-va-hoa-ky-se-thao-dien-chung

HỌ ĐÃ VƯƠN VAI THÀNH THÁNH GIÓNG
Khánh An, phóng viên RFA
2011-06-23

Trong bài trước, Khánh An gửi đến quý vị những tâm sự, lo lắng, sợ hãi và cảm nhận của một bạn trẻ khi quyết định xuống đường biểu tình lần đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 5/6.

AFP photo

Các bạn trẻ múa trong buổi khai mạc cuộc họp thường niên của ADB tại Hà Nội hôm 05/5/2011.

Kỳ này sẽ là những ý kiến đánh giá của một số nhà giáo dục về thanh niên Việt Nam qua các cuộc biểu tình vừa qua. Đâu là những điểm mạnh và yếu của thanh niên Việt Nam? Liệu họ đã thực sự lớn sau các sự kiện vừa rồi?

Bộc phát lòng yêu nước

Đối với các bạn trẻ tham gia xuống đường, các cuộc biểu tình, đặc biệt là lần xuống đường đầu tiên vào ngày 5/6 đã để lại rất nhiều dấu ấn trong ký ức.

Nó như một mũi khoan, xuyên qua nhiều tầng, nhiều lớp suy nghĩ, lo toan thường nhật để họ nhìn thấy rõ hơn vị trí của mảnh đất chữ S nằm ở đâu trong lòng mình. Nói như bạn Bảo, người tham gia biểu tình ở TPHCM hôm 5/6 thì:

"Hôm đó giống như một cái dịp, mà kể ra từ trước tới nay đúng là một cái dịp, một cơ hội mà rất lâu mới có được để mình thể hiện thái độ, thể hiện được tâm huyết, nhiệt huyết của tuổi trẻ đối với đất nước. Cũng qua đợt biểu tình đó mình cảm thấy sự đoàn kết trong dân tộc mình vẫn tồn tại, và ngọn lửa của tuổi trẻ lúc nào cũng bùng cháy nếu nó có cơ hội để bộc phát."

Đã có một thời gian dài, nhiều nhà giáo dục, trí sĩ trong nước luôn có một nhận xét chung rằng thanh niên bây giờ quá thực dụng, họ chỉ biết đến tiền bạc và cuộc sống cá nhân và họ thờ ơ với các vấn đề thời sự, chính trị của đất nước. TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS, cho rằng điều đó không sai, nhưng ở người trẻ không chỉ có thế. Ông nói:

"Tôi nghĩ, thanh niên Việt Nam nhiều người nhận xét bề ngoài cũng có phần đúng là người ta thờ ơ, chạy theo những chuyện tiền bạc. Cái đó có, không phải sai, nhưng tôi nghĩ trong thâm tâm của mỗi bạn trẻ Việt Nam thì lòng yêu nước rất sâu và có điều kiện, cơ hội thì nó sẽ thể hiện ra một cách rất mãnh liệt."

... trong thâm tâm của mỗi bạn trẻ Việt Nam thì lòng yêu nước rất sâu và có điều kiện, cơ hội thì nó sẽ thể hiện ra một cách rất mãnh liệt.

TS. Nguyễn Quang A

Cuộc biểu tình “lịch sử” chống Trung Quốc những tưởng chỉ xảy ra một lần thì sau đó, liên tục lặp lại trong các tuần tiếp theo, với thành phần tham gia chính là thanh niên, đã khiến cho không ít nhà giáo dục, trí sĩ thay đổi nhận xét và cái nhìn đối với các thế hệ đi sau.

GS. Nguyễn Huệ Chi, người đã cùng xuống đường với các bạn trẻ trong lần tuần hành thứ hai, cho rằng:

"Tôi cho là thanh niên Việt Nam, sau mấy chục năm, mình ngỡ như là họ đã nằm ở trong khuôn rồi. Nhưng thực tế họ vẫn giấu trong trái tim họ bầu nhiệt huyết đối với đất nước. Đấy là một truyền thống ăn rất sâu, nó truyền từ đời cha đến đời con đến đời cháu. Lúc có một điều kiện nào đó, nó bùng nổ và thăng hoa. Đó là cái thuận lợi, một điều kiện rất hay để cho thanh niên Việt Nam hướng đến lý tưởng quan trọng nhất hiện nay là bảo vệ lãnh thổ của đất nước, mà bảo vệ với niềm tin rằng mình là con người tự do."

Mang tính tự phát

000_Hkg4285857-250.jpg
Học sinh một trường trung học ở Hà Nội giờ tan trường hôm 4/11/2010. AFP photo


Trong các cuộc biểu tình vừa qua, không ít khuôn mặt thanh niên bỗng sáng bởi những hành động đầy ý thức của họ trong lúc xuống đường, cũng có những gương mặt được biết đến vì bị chính quyền để ý và qua những câu chuyện đối đáp đầy tình yêu nước của họ trước mặt cơ quan điều tra. Thế nhưng, khi đặt câu hỏi là liệu thanh niên Việt Nam vừa qua đã vươn vai thành những Thánh Gióng hay chưa, thì nhiều nhà giáo dục chưa vội vã đưa ra kết luận, thậm chí nói như nhà giáo Phạm Toàn, ông còn có phần lo lắng nếu đặt câu chuyện biểu tình trong một bức tranh toàn cảnh về thanh niên Việt Nam. Ông nói:

"Tôi thấy nó vẫn bộc phát nhiều hơn là được huấn luyện, được giáo dục. Cái nguy hiểm là chỗ đấy. Các em nó nhiệt tình nhưng nhiệt tình không bù lại được trí tuệ và tổ chức. Người ta các nước cũng biểu tình nhưng người ta có một thể chế dân chủ thì biểu tình mới có ý nghĩa.

Cái biểu tình này tôi sợ rằng vài cuộc nữa thì sẽ bị khiêu khích. Tôi dám nói chắc như thế bởi vì trong đoàn biểu tình có 3 thành phần: thành phần thứ nhất là những thanh niên yêu nước, trẻ trung và ngây thơ, không có tổ chức; thành phần thứ hai rất có tổ chức là những kẻ phá hoại; thành phần thứ ba rất có tổ chức là bọn khiêu khích. Bọn khiêu khích đó có thể từ Trung Quốc sang và nó có lực lượng ở đây rồi. Thế cho nên tôi rất lo, nếu bây giờ cứ biểu tình nữa thì phải có tổ chức cơ, mà tổ chức thì Nhà nước này lại không cho được lập hội, lập đoàn.

Còn Đoàn Thanh niên Cộng Sản lại chỉ thích tổ chức thi hoa hậu xem cho vui mắt, chứ còn thanh niên, những người đi (biểu tình) thì không thấy một khẩu hiệu nào của Đoàn Thanh niên Cộng Sản cả. Không thấy một khẩu hiệu nào là của một tổ chức cả. Tổng Liên đoàn Lao động không, Hội liên hiệp Thanh niên cũng không, không ai dám đề tổ chức của mình dưới biểu ngữ cả. Thành ra, cái này nó vừa đáng cảm động, nhưng cũng rất nguy hiểm.

Tôi thấy nó vẫn bộc phát nhiều hơn là được huấn luyện, được giáo dục. Cái nguy hiểm là chỗ đấy. Các em nó nhiệt tình nhưng nhiệt tình không bù lại được trí tuệ và tổ chức.

Nhà giáo Phạm Toàn

Cảm giác của tôi về những cuộc biểu tình là cực kỳ cảm động, cực kỳ đáng khâm phục các em đứng ra tổ chức rất ôn hòa, rất trật tự, rất vui vẻ nhưng thể nào rồi cũng bị khiêu khích, chống phá và lúc ấy thì không kiểm soát được tình hình. Đấy, điều tôi sợ là như thế."

Mối bận tâm của nhà giáo Phạm Toàn không phải là không có cơ sở, nhất là khi ông biết được một câu chuyện nhỏ xảy ra trong lần biểu tình lần thứ hai. Ông kể:

"Bạn tôi hôm nọ đi về thì đến tả lại và hỏi nó nói cho nghe hôm nay biểu tình thế nào, nó nói hôm nay bị hai thằng Trung Quốc nó phóng xe đâm vào người mình. Mọi người định quay vào đánh thằng đó thì lại bảo “Chúng ta ôn hòa! Chúng ta ôn hòa!”, thế là lại tha cho nó. Thế tức là anh bị mắc kẹt vào chính anh. Bạn này nói rõ là hai thằng Trung Quốc."


Ngay chính một số bạn trẻ đã tham gia biểu tình lần đầu tại TPHCM cũng có nhận xét rằng không ít những người bạn trong đoàn biểu tình của họ đã khá hồn nhiên khi một số thành phần thuộc các đoàn thể nhà nước đã cố tình hướng cuộc biểu tình sang một hướng khác, ít nhắm đến việc chống Trung Quốc hơn và chủ yếu nhằm tôn vinh Việt Nam, thế nhưng các bạn trẻ lại không nhận biết được việc này.

Bù lại, trong những lần biểu tình sau, người ta lại nhận ra được nhiều khuôn mặt anh hùng nhờ cơ quan an ninh của chính quyền! Hỏi một bạn trẻ rằng bạn có vui khi thấy đất nước vẫn có nhiều anh hùng xuất hiện, không chỉ qua các cuộc biểu tình vừa qua, mà còn trong rất nhiều câu chuyện phản biện xã hội khác, thì câu trả lời của bạn trẻ này là:

"Một đất nước mà có nhiều anh hùng là một điều bất hạnh, mà nhất là anh hùng trong cuộc đấu tranh với nhà nước thì lại càng bất hạnh nữa. Em mong muốn là nếu mà có anh hùng thì chỉ là những anh hùng trong các phát minh, sáng chế hay những người đấu tranh bảo vệ tổ quốc, chống giặc ngoại xâm chẳng hạn. Chứ còn anh hùng trong cuộc đấu tranh với nhà nước thì đấy là điều rất đau khổ. Đấy là điều bất hạnh cho Việt Nam."

Có lẽ, đấy không chỉ là trăn trở của một bạn trẻ, nhưng là mối ưu tư chung của cả dân tộc, nhất là ở vào thời điểm đất nước đang rất cần các anh hùng trong mọi lĩnh vực và cùng hướng về một mục tiêu là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Theo dòng thời sự:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/aross-street-like-another-part2-ka-06232011170148.html

Bước sang kia đường, tôi là người khác
Khánh An, phóng viên RFA
2011-06-23

Có quá nhiều chuyện để kể về các cuộc biểu tình được xem là “lịch sử” vừa qua, đặc biệt là cuộc biểu tình đầu tiên vào hôm 5/6.

Photo courtesy of anhbasam

Biểu tình tại khu vực Vườn hoa Lê Nin đối diện ĐSQ Trung Quốc ở Hà Nội hôm 12/6/2011

Chỉ qua một buổi sáng, giới trẻ Việt Nam đã khiến cho nhiều người ngỡ ngàng và cảm động. Không chỉ thế, chính các bạn trẻ cũng ngỡ ngàng và bất ngờ với những phát hiện mới về mình, về những hành động, cảm xúc lạ lẫm xuất phát từ trái tim mình đối với dải đất hình chữ S.

Khánh An sẽ bắt đầu loạt bài “Thử chụp lại hình ảnh thanh niên Việt Nam qua các cuộc biểu tình” bằng câu chuyện của một bạn trẻ xin được giấu tên đã tham gia biểu tình lần đầu tiên tại Hà Nội vào hôm 5/6.

Chống TQ nhưng sợ chính quyền

Trước khi cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên diễn ra, cô bạn trẻ xin được giấu tên đã nhận được quá nhiều tin nhắn cảnh báo và đe dọa trên trang Facebook, không ít trong số đó, cô đoán là từ các anh công an mạng. Những công văn được đưa xuống tận trường, tận chỗ làm việc để nhắc nhở các nhân vật được xem là “nhạy cảm”, trong đó có bản thân cô. Cô nhớ lại:

"Đêm trước khi diễn ra cuộc tuần hành, em cực kỳ căng thẳng. Em biết là sự kiện đó sẽ là một sự kiện lịch sử, rất muốn được chứng kiến nhưng lại rất sợ, sợ lắm! Và phải nói thật, cho đến tận giờ phút này vẫn chưa hết sợ đâu, bởi vì em tin là vẫn còn lại hậu quả. Có thể biết đâu được, 1 – 2 tháng nữa, người ta đối chiếu danh sách, những sinh viên nào tham gia, họ xử lý chẳng hạn. Ai biết đâu được!"

Tất nhiên cũng có những người bạn, người thân vì ý tốt mà khuyên cô nên cân nhắc thiệt hơn trước khi quyết định, nhưng gì thì gì, cô nhất quyết phải có mặt và chứng kiến sự kiện mà bản thân cô nghĩ sẽ đi vào lịch sử này.

Quyết tâm là thế, nhưng phải đến lúc đặt bước chân đầu tiên để sang bên kia đường, nơi có Tòa nhà Đại sứ quán Trung Quốc – đích đến của đoàn biểu tình, thì cô mới thực sự đo được mình là “đá” hay “vàng”. Cô kể:

"Nói thật, lúc bước sang đường, em cảm thấy một cái gì đó gần như là chấp nhận, tức là biết có thể bị xúc lên xe. Lúc đấy mình biến thành một con người khác, phải đến lúc đấy em mới dám bước sang đường, chứ nếu em vẫn là một người như những ngày bình thường, em sẽ không dám sang.

Ở thời điểm đấy em nghĩ là chấp nhận mất tất, có thể bị bắt, có thể mất nghề mất nghiệp, đủ thứ cả, chấp nhận, thì em mới sang đường được chứ không thì không dám sang.

Chỉ có con đường hẹp bước vài bước chân thôi mà thấy nó khác hẳn. Bên kia đường nào là cảnh sát, dùi cui, khiên, nó ghê lắm! Nó gây một không khí nặng nề, mà đó lại là một vườn hoa."

Đúng như cảm nhận của cô, bên kia đường là một thế giới khác, cũng có một phần như cô hình dung trước đó, nhất là ở những giây phút đầu tiên khi đoàn biểu tình bước xuống đường:

Đêm trước khi diễn ra cuộc tuần hành, em cực kỳ căng thẳng. Em biết là sự kiện đó sẽ là một sự kiện lịch sử, rất muốn được chứng kiến nhưng lại rất sợ, sợ lắm!

Một bạn trẻ tham gia biểu tình

"Lúc đầu căng lắm, có sự xô đẩy mạnh, tất nhiên là họ không đến mức đánh, nhưng mà họ dùng sức họ xô, họ lấy khiên họ đẩy, không ai đứng lại được. Họ không chỉ sử dụng cơ động mà còn thêm một lực lượng nữa, không biết gọi là gì, không phải dân phòng, tức là những người mặc thường phục, tay đeo băng đỏ, rất trẻ, rất hung hãn, em cảm thấy là văn hóa thấp."

Phải đến khi chứng kiến những cảnh xô đẩy ấy thì cô mới thấy nỗi lo của mẹ buổi sáng là đúng. Mẹ biết là con gái của mẹ yêu nước, cương trực, thẳng thắn và mẹ cũng tin con mình đủ thông minh để xử lý các tình huống, nhưng mẹ vẫn là mẹ và cô vẫn là báu vật quý nhất trên đời của bà:

"Em nhớ lúc em ra khỏi nhà, buổi sáng dậy sớm để đi, mẹ em nói gần như là van nài: “Con đừng đi! Con đừng đi!”. Thật, có người con nào chịu được khi nghe những câu như thế. Sau đấy em nói là: “Con không đi không được, bởi vì bạn bè con chờ con ngoài kia”. Thật sự là lúc đấy không muốn đi tí nào vì sợ. Sợ quá! Nhưng nghĩ đến bạn bè ngoài đấy thì không đi cũng thấy hèn hèn, không đi phải nói là rất hèn ấy chứ, vừa hèn vừa ích kỷ. Thế là nói với mẹ: “Con phải đi mẹ ạ. Con đi, con sẽ gọi về cho mẹ để mẹ đừng lo”.

Thế là mẹ em ở nhà túc trực điện thoại chờ con gọi về. Buồn!"

Hai hình ảnh trái ngược

Tuy nhiên, sau khi bị đẩy ra khỏi khu vực Đại sứ quán Trung Quốc thì chính những bạn trẻ tham gia biểu tình đã tạo ra một hình ảnh khác. Hình ảnh đó quá đẹp, quá tươi mà cô chẳng bao giờ tưởng tượng sẽ được nhìn thấy ở một buổi xuống đường mà ai cũng ngại chuyện dữ nhiều hơn chuyện lành như thế này. Cô kể:

kami-hno-250.jpg
Biểu tình chống TQ tại khu vực tượng đài Lê Nin - Hà Nội hôm 12/6/2011. Kami's blog


"Trong tình huống như thế thì các bạn vẫn nhắc nhở nhau là phải hết sức bình tĩnh, không được nổi nóng, không được chửi bậy, không được văng tục, nói chung là ngoan lắm, cái mà bình thường người ta không hình dung được. Em cũng như nhiều người hay nghĩ là thanh niên Việt Nam hư hỏng, ăn chơi, chửi bậy nhiều, nhất là miền Bắc, chả biết gì, kiến thức chính trị thì không có, nhưng đúng là hôm qua em thấy rất tuyệt vời.

Các bạn cực kỳ có ý thức, rất giữ hình ảnh. Em nghĩ là kể cả công an có muốn đánh thì cũng khó mà nghĩ ra cớ. Em chưa bao giờ thấy sự tương thân tương ái như thế ở người Việt, có lẽ là từ SEAGAMES mới thấy thân thiết nhau như thế, chứ còn bình thường ở ngoài đường mà đụng xe vào nhau là chửi nhau luôn. Bây giờ thì không."

Điều làm cho cô ngỡ ngàng không chỉ vì phát hiện được những viên ngọc đẹp lấp lánh ẩn bên trong tâm hồn của những bạn thanh niên tham gia biểu tình hôm ấy, mà cô còn cảm động vì cái vẻ sần sùi bên ngoài vốn rất cần được mài dũa của những hạt ngọc ấy. Chẳng hạn ở họ vẫn cố hữu cái vẻ trí thức nhưng lại yếu ớt về thể lực:

"Các bạn hết sức lịch sự, không dẫm lên cỏ nhưng công an thì cứ đứng lên cỏ, đạp lên cỏ và đẩy tay, dùng khiên xô, chả có một chút tình người nào cả! Nhìn rất ức chế, thực sự các bạn kiềm chế được là một nỗ lực lớn. Em rất thương, nhìn những cảnh đấy mình nhiều lúc muốn rơi nước mắt. Sinh viên thì nghèo, gầy, ai cũng mồ hôi mồ kê, nhiều người mắt kính dầy cộp, trông hom hem. Nhưng có một điều phải khẳng định là em tin rằng không chủ trương đánh, bởi vì nếu mà mạnh tay thì tan hết. Sinh viên ta thì thể lực hơi yếu, rất ít bạn to khỏe. Em nghĩ là với những bạn đấy mà nếu đánh thì… chết chứ không phải không, gầy yếu quá! (cười)"

Cũng vẫn là điểm yếu về ngoại ngữ:

"Có một phóng viên người nước ngoài đi cùng đoàn, các bạn cũng rất nhiệt tình trả lời mà các bạn nói tiếng Anh thì rất tệ (cười). Em cũng muốn nói một điểm là có lẽ thanh niên Việt Nam phải cập nhật thêm tiếng Anh của mình. Các bạn ấy vừa thở vừa nói (vì đi cũng mệt, tay cầm cờ nặng), thở hổn hển và nói rất ê a đúng kiểu tiếng Anh Việt Nam: “They cut our cable. They hate us. We do hate them!”, tức là nó rất… bồi!"

Nhưng trên tất cả, cô phải thừa nhận là họ đẹp. Không dưới một lần, họ đã cho khiến khóe mắt cô cay cay:

"Vẻ đẹp của các bạn là vẻ đẹp vừa ngây thơ trong sáng, vừa đoàn kết, yêu nước. Nhiều bạn không có cờ quạt gì đâu, chỉ in khẩu hiệu ra giấy A4 rất bình thường, trông khá là nghèo, trên đó in chữ “Phản đối Trung Quốc gây hấn”. Có một bạn thanh niên còn vác một chiếc xe đạp ra để chặn ngang, để cho họ không đẩy được nữa, che cho các bạn.

Hình ảnh đó rất cảm động, tức là dùng thân mình và lấy xe đạp chặn để cho các bạn xung quanh không bị đẩy nữa."

Các bạn hết sức lịch sự, không dẫm lên cỏ nhưng công an thì cứ đứng lên cỏ, đạp lên cỏ và đẩy tay, dùng khiên xô, chả có một chút tình người nào cả!

Một bạn trẻ tham gia biểu tình

Cô bảo, càng chứng kiến những hình ảnh đẹp, cảm động như thế, cô càng thấy đau lòng và nỗi đau ấy át cả niềm vui phát hiện ngọc quý:

"Cái khổ lớn nhất của cuộc biểu tình, em thấy là lẽ ra như ở nước khác thì họ phải sợ Trung Quốc chứ ai lại đi sợ chính quyền. Đi biểu tình đâm ra lại sợ nhất người nhà mình, chứ không phải sợ bên kia. Đấy là cái đau khổ nhất!"

Vừa rồi là tâm sự của một bạn trẻ tham gia biểu tình tại Hà Nội vào ngày 5/6. Sau sự kiện lịch sử trên, thanh niên Việt Nam tiếp tục xuống đường các tuần tiếp theo mặc cho số lượng người tham gia có phần giảm đi. Phải chăng thanh niên Việt Nam đã “vươn vai thành Thánh Gióng” qua các sự kiện trên? Các nhà giáo dục, các chuyên gia nhận xét thế nào về những gì thế hệ trẻ thể hiện trong các cuộc biểu tình vừa qua? Khánh An mời quý vị theo dõi phần tiếp theo của loạt bài trong chương trình kỳ tới.

Theo dòng thời sự:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/across-street-another-person-ka-06232011130141.html

Cảng Cam Ranh, lá bài chiến lược của Việt Nam để
đối phó với hải quân Trung Quốc


Ảnh vẽ chiến hạm Liên Xô tại căn cứ Cam Ranh (vào năm 1985) trong kho tư liệu ảnh của Lầu Năm Góc (Nguồn : Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ)
Ảnh vẽ chiến hạm Liên Xô tại căn cứ Cam Ranh (vào năm 1985) trong kho tư liệu ảnh của Lầu Năm Góc (Nguồn : Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ)
Đức Tâm

Nhiều nước quan tâm đến cảng Cam Ranh. Đó thường là những quốc gia đều có lợi ích thiết thân trong việc duy trì quyền tự do thông thương ở Biển Đông. Sự hiện diện của tàu quốc tế tại Cam Ranh nâng cao vị thế của Việt Nam.

Vốn là một căn cứ quân sự, được đánh giá là một trong những cảng tự nhiên tốt nhất khu vực châu Á, Cam Ranh chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược của Việt Nam chống lại những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông, một trong những huyết mạch lưu thông hải hàng trên thế giới.

Sau khi hải quân Nga rút khỏi cảng Cam Ranh vào năm 2002, chính quyền Việt Nam đã tuyên bố xây dựng khu vực này thành một cảng thương mại, không để cho hải quân nước ngoài thuê. Thế nhưng, tình hình đã thay đổi.

Vào lúc Trung Quốc phát triển bộ máy quân sự trong đó có lực lượng hải quân, đe dọa các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền, gây hấn với các tàu khảo sát của Mỹ trong khu vực, vào cuối năm ngoái, thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, đã nói đến khả năng cho tảu bè ngoại quốc vào cảng Cam Ranh để tiếp liệu hoặc sửa chữa.

Theo giới quan sát, mặc dù Việt Nam có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc và giới lãnh đạo hai nước luôn nhắc đến tình hữu nghị láng giềng, thế nhưng, mối bang giao song phương đang chịu nhiều sức ép do cách hành xử ngày càng hung hăng của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam, phía bắc vùng biển có tranh chấp chủ quyền, nhằm nâng cao khả năng can thiệp của hải quân và thực thi chính sách ngoại giao cưỡng chế tại Biển Đông. Các sự cố gần đây liên quan đến việc tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam ngay tại nơi mà Việt Nam coi là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, cho thấy quyết tâm chính trị của Bắc Kinh thực hiện các yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông.

Một trong những phương cách đối phó của Việt Nam là tìm cách quốc tế hóa hồ sơ tranh chấp chủ quyền, kêu gọi các nước Đông Nam Á có liên quan như Malaysia, Philippines, Brunei cùng phối hợp đàm phán, hoan nghênh Hoa Kỳ giúp làm dịu căng thẳng ở Biển Đông.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng gấp rút hiện đại hóa bộ máy quân sự, mua tiêm kích Sukhoi -30 và tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Chiếc tàu ngầm đầu tiên có thể được giao cho Việt Nam trong một hoặc hai năm tới và căn cứ của hạm đội tàu ngầm này sẽ được đặt tại Cam Ranh.

Do vậy, việc mở của cảng Cam Ranh đón tiếp tàu bè nước ngoài nằm trong chiến lược của Việt Nam.

Theo giới chuyên gia về an ninh, việc thay đổi mục đích sử dụng cảng Cam Ranh sẽ tạo ra một nguồn thu nhập quan trọng cho Việt Nam. Thế nhưng, lý do chính là để đối phó với sự thống trị của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông, một vùng biển được đánh giá là có nhiều trữ lượng về dầu khí, nguồn hải sản dồi dào và có nhiều tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng.

Theo thời báo Financial Times, thì hải quân của rất nhiều nước đều quan tâm đến cảng Cam Ranh. Ngoài Hoa Kỳ và Nga, còn có Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc… Đó là những quốc gia đều có lợi ích thiết thân trong việc duy trì quyền tự do thông thương ở Biển Đông.

Mặt khác, sự hiện diện của tầu bè các nước tại Cam Ranh nâng cao vị thế của Việt Nam. Giống như trường hợp của Singapore khi mở cửa cảng Changi đón tiếp hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan và các nước khác. Điều này rõ ràng giúp cho Singapore cảm thấy yên tâm hơn về an ninh, đồng thời tạo thêm một nguồn thu nhập cho Singapore, khoảng 30 triệu đô la mỗi năm, qua việc cung ứng dịch vụ cho tàu bè nước ngoài.

Cảng Cam Ranh nằm kẹp giữa dãy núi phía tây Việt Nam và Biển Đông, gần thành phố Nha Trang, ở miền nam. Đây là một trong những cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất khu vực châu Á.

Trong thế kỷ 19, chính quyền thực dân Pháp đã xây dựng căn cứ đóng tàu thủy hiện đại đầu tiên ở Cam Ranh. Sau đó, cảng được mở rộng thêm 20 hải lý theo hướng Bắc – Nam và 10 hải lý chiều rộng.

Người Pháp sau đó đã biến nơi đây thành cảng quân sự. Năm 1940, quân đội Nhật Hoàng xâm chiếm Đông Dương và sử dụng cảng Cam Ranh làm nơi xuất phát của hải quân Nhật Bản.

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ phát triển mạnh cảng quân sự Cam Ranh. Năm 1965, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giao cho Hoa Kỳ quản lý cảng này. Đến năm 1972, Mỹ trả lại cho Việt Nam Cộng hòa trong khuôn khổ kế hoạch Việt nam hóa chiến tranh của tổng thống Richard Nixon.

Sau năm 1975, hải quân Liên Xô, đồng minh chiến lược của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã sử dụng quân cảng Cam Ranh. Năm 1979, Việt Nam cho hải quân Liên Xô thuê trong vòng 25 năm. Sau khi Liên Xô sụp đổ, hải quân Liên bang Nga đã rút khỏi Cam Ranh trước thời hạn, năm 2002.

Cho đến nay, chỉ có một số tàu bè nhỏ của Việt Nam neo tại cảng Cam Ranh.

Cuối năm 2010, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói đến việc mở cửa và phát triển cảng Cam Ranh để đón tiếp tàu bè nước ngoài.

(Nguồn : Financial Times)

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110620-cang-cam-ranh-la-bai-chien-luoc-cua-viet-nam-de-doi-pho-voi-hai-quan-trung-quoc

Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo
Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-06-23

Thời gian gần đây, TQ ngày càng có hành động gây hấn đáng ngại tại biển Đông, tương phản với những tuyên bố của giới lãnh đạo Bắc Kinh là sống chung hòa bình với các nước láng giềng.

AFP photo

Hai tàu Đài Loan với tên lửa trên vùng biển gần căn cứ hải quân ở miền nam Đài Loan vào ngày 18 tháng năm 2010.

Tham vọng của Bắc Kinh

Báo mạng Asia Times số hôm mùng 9 tháng Sáu này có bài tựa đề tạm hiểu là “Chiến đấu hay rút khỏi biển Đông”, mở đầu rằng trong thời gian gần đây, TQ thể hiện triệu chứng bất nhất trong cách ứng phó với vấn đề gây go về chủ quyền biển Đông.

Bài báo trích dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt nhắc lại “câu thiệu” quen thuộc với các nhân vật tương nhiệm tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La mới đây ở Singapore rằng TQ không bao giờ có tham vọng bá quyền hay bành trướng quân sự; Bắc Kinh luôn cam kết duy trì hoà bình và ổn định qua hợp tác an ninh, luôn theo đuổi chính sách hữu nghị, giao hảo với các nước láng giềng.

Tuy nhiên, cách đó chỉ vài ngày, các tàu tuần duyên TQ thực hiện hành động ngang ngược chưa từng có đối với những nước tranh chấp chủ quyền với Hoa Lục ở biển Đông – hoạt động mà Bắc Kinh mô tả là họ chỉ thực thi luật hàng hải thường lệ, giám sát vùng biển gọi là thuộc chủ quyền của TQ.

Theo bài báo thì sự lạc điệu nghiêm trọng giữa lời nói và hành động của Hoa Lục khiến cho “câu thiệu” của tướng Lương Quang Liệt tại Diễn đàn Singapore trở thành giả dối.
Về vấn đề này, Giáo sư Trần Văn Đoàn thuộc Viện Đại Học Quốc Lập Đài Loan và từng là giảng sư Đại học Bắc Kinh nhận xét:

“Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt trong bài diễn thuyết tại Singapore đã nói tới 27 lần chữ “hoà bình”. Đây chỉ là 1 bước lùi của TQ mà thôi…TQ đàm phán cùng lúc lấn đất của nước khác. Khi mọi người phản đối, họ có thể lùi 1 bước, nhưng thật ra họ đã chiếm được 1 bước rồi. Thành thử trong thế giới hôm nay họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị nhưng sẽ tìm cách để thắng. Đó là bản chất của TQ.”


Bài tựa đề “Tham vọng Bắc Kinh làm tăng căng thẳng về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” đăng trong báo AsiaNews hồi thứ Hai tuần này lưu ý rằng các hoạt động bán quân sự của Hoa Lục trong lãnh hải của VN thể hiện trắng trợn lòng tham của một nước vô thần và duy vật.

Lên tiếng nhân Hội nghị An ninh của ASEAN tại Indonesia hồi trước đây trong tháng, giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng lại đưa ra “câu thiệu” rằng Hoa Lục không muốn đe doạ hay xâm chiếm bất kỳ nước nào, và muốn duy trì hòa bình tại vùng biển Hoa Nam, tức biển Đông – điều mà bài báo vừa nói cho là không trung thực. Bài báo lưu ý rằng những hoạt động quân sự hiện giờ của Bắc Kinh gây nên quan ngại, âu lo cũng như đe doạ hòa bình tại lãnh hải của những nước Đông Nam Á.

Vẫn theo báo AsiaNews, trong khi hứa là sẽ không sử dụng võ lực trong cuộc tranh chấp ở biển Đông, TQ cảnh cáo “những nước không có liên hệ trực tiếp” đừng nhúng tay vào – lời cảnh báo rõ ràng nhắm vào Hoa Kỳ giữa lúc VN và cả Philippines tranh thủ sự trợ giúp của Washington để ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh.

Bài báo trích dẫn lời 1 học giả TQ cho rằng việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng TQ Chu Ân Lai hồi năm 1958 đã tạo thuận lợi cho tuyên bố chủ quyền của TQ ở biển Đông hiện giờ.

Gây khó khăn trong khu vực

000_Hkg3888213-250.jpg
Một tàu lai dắt tàu USS Blue Ridge đến Cảng Nam Manila hôm 04 tháng 8 năm 2010. AFP photo
Báo mạng Asia Sentinel trụ sở chính tại Hồng Kông, qua bài “Những tuyên bố đáng ngại của TQ về biển Đông”, lưu ý rằng những thông tin không thấu đáo khiến gây ấn tượng là cuộc tranh chấp Việt-Trung mới đây nhất tại biển Đông bắt nguồn từ Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng thực ra vấn đề phát xuất từ tham vọng của Hoa Lục muốn chiếm trọn biển Đông, tới tận các vùng lãnh hải không những của VN mà còn Malaysia, Brunei và Philippines.

Trong khi đó, những hình ảnh về các chiến hạm TQ hiện diện tại khu vực giữa các đảo của Nhật Bản ở TBD khiến Tokyo quan ngại đáng kể. Trong những tuần lễ gần đây, VN, Philippines và Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại hoặc chính thức phản đối hoạt động của Bắc Kinh. Bộ Quốc Phòng TQ giải thích rằng những tàu của TQ được phát hiện giữa các đảo Okinawa và Miyako của Nhật là trong khuôn khổ luật quốc tế, thuộc kế hoạch thường niên của quân đội TQ. Nhưng Tokyo cho biết các tàu của TQ gia tăng hoạt động tại vùng biển gần Okinawa kể từ 3 năm nay.


Các phân tích gia lưu ý rằng những chiếc tàu dân sự của TQ ngày càng hoạt động cho hải quân nước này nhằm tìm cách xác định chủ quyền của Hoa Lục tại các vùng biển tranh chấp.


Trong bối cảnh như vậy, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain của đảng Cộng Hoà, cựu tù binh tại VN, lên tiếng tại hội nghị do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc Tế ở Washington hôm thứ Hai rằng hành động gây hấn cùng những tuyên bố chủ quyền thiếu cơ sở của Bắc Kinh đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng ở biển Đông. Và ông thúc giục Hoa Kỳ giúp những nước Đông Nam Á giải quyết tranh chấp với TQ, đồng thời giúp các nước này phát triển và bố trí hệ thống phòng thủ.


Còn Thượng nghị sĩ Jim Webb của đảng Dân chủ Hoa Kỳ cho biết Wasington cần bày tỏ bất bình về việc TQ sử dụng võ lực tại biển Đông, và xúc tiến phương cách đa phương để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở biển Đông.

Theo chuyên gia an ninh Michael Vatikiotis thuộc Trung tâm Đối thoại Nhân đạo ở Singapore thì 1 lý do khiến tranh chấp biển Đông bùng phát trong những năm gần đây là do thoả thuận về Quy tắc Hành xử ở biển Đông mà Bắc Kinh ký kết với ASEAN hồi năm 2002 không có hiệu quả.

Phân tích gia hàng hải Mark Valencia tại Hawaii và là chuyên gia về vấn đề tranh chấp biển Đông bày tỏ quan ngại rằng xem chừng như những rắc rối liên quan TQ và các nước tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hiện ngày càng đáng ngại hơn.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/can-u-trust-cn-communists-tq-06232011141601.html

No comments: