2011-07-01
Trở về từ cuộc họp 25/6 ở Bắc Kinh với tư cách Đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao VN, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí nhưng lại là một văn bản hỏi đáp do TTXVN phổ biến hôm 27/6 và tất cả các báo đã đăng lại.
Trước đó, truyền thông Việt Nam phổ biến thông tin báo chí chung Việt Nam Trung Quốc nhưng chẳng chứa đựng điều gì, trên các diễn đàn mạng dư luận rất bức xúc.
Văn bản thông tấn xã lần này có nhiều thông tin hơn về nội dung cuộc gặp gỡ giữa thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách đối ngoại. Tuy nhiên dư luận lại càng xôn xao hơn với trích dẫn lời ông Hồ Xuân Sơn nói rằng: “Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.”
Công hàm Phạm văn Đồng
Tối 28/6, Tân Hoa Xã đưa lên mạng bản tin Anh ngữ, theo đó Bắc Kinh hy vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến công cán tại Trung Quốc của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, được hiểu là Trung Quốc kêu gọi Việt Nam thực hiện điều gọi là sự đồng thuận.
Ngoài ra Tân Hoa Xã còn nhắc lại tư liệu lịch sử, theo đó năm 1958 khi Trung Quốc công bố chủ quyền các đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) Thủ tướng Việt Nam ông Phạm Văn Đồng đã gởi công hàm ngoại giao bày tỏ sự đồng thuận với Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai. Có hay không sự đồng thuận Hà Nội-Bắc Kinh trong quá khứ cũng như hiện tại. Đây chính là điều người dân cần được thông tin.
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, Nhà sử học nhiều uy tín Dương Trung Quốc cũng là đại biểu Quốc hội Khóa 12 từ Hà Nội nhận định:
Còn nội dung thông báo chính thức hai bên có khác nhau, tôi nghĩ đối với TQ đây là chuyện bình thường họ là như vậy mà thôi.
Đúng là có một số chi tiết làm cho công luận bức xúc cần được xác minh xem là đúng hay không đúng, về việc có đúng nội dung hai bên thỏa thuận không thì tôi nghĩ hai bên thỏa thuận những vấn đề chung thôi, còn những cách đặt vấn đề như kiểu Trung Quốc nhắc lại thỏa thuận của ông Phạm Văn Đồng cách đây 50 năm, tôi nghĩ rằng Trung Quốc cố tình khai thác và lợi dụng chi tiết này.
Việc này không phải lần đầu, đã từng có thời kỳ văn bản này được phát tán ở vùng Chợ Lớn TP.HCM một cách khá rộng rãi và bừa bãi. Chúng tôi nghĩ là Trung Quốc luôn luôn lợi dụng chi tiết ấy để xuyên tạc.”
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thêm rằng, ông đã đọc bài trả lời của ông Lưu Văn Lợi, người từng hoạt động ngoại giao trong thời kỳ liên quan tới sự kiện này, theo đó đã giải thích rất rõ, đây chỉ là ý kiến của ông Phạm Văn Đồng đối với tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải của họ vào thời điểm đang có xung đột ở eo biển Đài Loan, chứ nó hoàn toàn không có một chi tiết nào mà nói đến Hoàng Sa và Trường Sa cả. Trung Quốc cố gắng giải thích theo cách của họ và đúng là một xuyên tạc.
Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh:
“Hơn nữa về mặt pháp lý quốc tế thì cách đây hơn 50 năm, theo tinh thần hiệp định Geneve, thì ở phía Nam vĩ tuyến 17 là thuộc chủ quyền của chính phủ VNCH, cho dù lúc đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa đang xung đột đi chăng nữa, như thế không gian liên quan đến Hoàng Sa Trường Sa nằm trong không gian thuộc chủ quyền VNCH. Như thế tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa về nguyên tắc mà nói chủ quyền và tuyên bố có giá trị pháp lý là không phải của Hà Nội mà là của Saigon.
Chuyện Trung Quốc bây giờ nhắc lại chuyện 50 năm trước thì hoàn toàn phải đặt cho đúng vào bối cảnh lịch sử lúc đó.
ĐB Dương Trung Quốc
Nói như thế hoàn toàn không có nghĩa phân chia lãnh thổ Việt Nam bởi vì Hiệp định Geneve qui định nước Việt Nam là một quốc gia thống nhất. Nhưng thực thi quyền hạn của mình theo luật quốc tế thì tôi nghĩ rằng Hoàng Sa Trường sa vào thời điểm đó nằm trong khu vực mà chính quyền VNCH là người phát ngôn có đủ tư cách pháp nhân nhất. Vì thế chuyện Trung Quốc bây giờ nhắc lại chuyện 50 năm trước thì hoàn toàn phải đặt cho đúng vào bối cảnh lịch sử lúc đó."
Công khai minh bạch
Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội nói với chúng tôi là ông có đọc bản tin Tân Hoa Xã và người dân Việt Nam có quyền đòi Nhà nước phải thông tin minh bạch về các vấn đề sinh tử của đất nước. LS Trần Vũ Hải nói:
“Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao là phải giải thích rõ là khi trao đổi với Trung Quốc có đúng quan điểm như Tân Hoa Xã loan báo hay không. Trước mắt phải khẳng định điều đó hay là Tân Hoa Xã theo cái truyền thống làm như thế liên quan tới Biển Đông mà không phản ánh đúng quan điểm của Việt Nam đã trình bày trong buổi đó.
Nếu không giải thích sẽ bị hiểu nhầm bất lợi về nhiều thứ. Nhưng tôi nghĩ rằng, sẽ có nhiều người đích thân yêu cầu Bộ Ngoại giao phải giải thích về vấn đề này, Tân Hoa Xã có nói đúng hay họ xuyên tạc để có quan điểm rõ ràng.”
Chúng tôi truy cập trên mạng và xem được cái gọi là Thư Ngoại giao ngày 14/9/1958 có đóng dấu ký tên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà Bắc Kinh từng kỷ niệm 50 năm sự kiện này hồi 2008. Chúng tôi xin trích đọc nguyên văn:
“Thưa đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mối quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng. Ký tên Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa.”
Nhiều nhà phân tích cho rằng nội dung Thư Ngoại giao của ông Phạm Văn Đồng không đề cập tới vấn đề lãnh thổ, cũng không nói gì đến vấn đề các quần đảo ở Biển Đông Việt Nam.
Được yêu cầu nhận định về việc dư luận bức xúc đối việc Nhà nước không công khai chuyện có sự đồng thuận hay không đối với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông. Luật sư lão thành Trần Lâm nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao từ Hà Nội phát biểu:
“Cái công hàm ấy tôi được đọc cách đây ba bốn năm rồi không phải mới đây, người ta bảo cái công hàm ấy không có giá trị. Bây giờ Trung Quốc cứ nói là có giá trị. Theo suy nghĩ của tôi Trung Quốc muốn song phương thôi, tức là nó và Việt Nam thỏa thuận với nhau thôi, rồi là nó làm cái giàn khoan 700 triệu USD thật ghê gớm lắm, nó bảo nó để ở Biển Đông, nó sẽ để vào quần đảo của ta chứ ở đâu nữa.
Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao là phải giải thích rõ là khi trao đổi với Trung Quốc có đúng quan điểm như Tân Hoa Xã loan báo hay không.
Luật sư Trần Vũ Hải
Chuyện này hiện nay cũng mắc mứu lớn lắm. Việt Nam nói chuyện ông Phạm Văn Đồng chỉ là một chuyện vui vẻ thôi chứ nó không có giá trị pháp lý gì. Bây giờ Mỹ không mạnh nữa, ngay với Philippines bây giờ Mỹ cũng nhẹ nhàng rồi.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/agment-on-east-sea-bt-vn-cn-nn-07012011161316.html
Việt Hà, phóng viên RFA
2011-06-30
Trước những căng thẳng gia tăng tại biển Đông, đã có nhiều tiếng nói từ các nước có liên quan trong khu vực và từ cơ quan lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu Mỹ tham gia một cách tích cực hơn vào việc tìm ra giải pháp cho tranh chấp này.
Vai trò của Mỹ
Thời gian gần đây, người ta thấy ngày càng nhiều những lời kêu gọi Mỹ phải can thiệp nhiều hơn vào khu vực này để đóng vai trò như một lực lượng cân bằng với một Trung Quốc có tiềm năng quân sự áp đảo đối với các nước đòi chủ quyền khác trong ASEAN.
Trong buổi tọa đàm về biển Đông vào ngày 13 tháng 6 tại Washington, thượng nghị sĩ Jim Webb đã nói:
“Tôi nghĩ chính phủ đã có những phản ứng quá yếu trước vấn đề này. Chúng ta nói không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền có nghĩa là chúng ta đã tỏ rõ lập trường. Theo tôi chúng ta nên làm việc trong một diễn đàn đa phương để giải quyết vấn đề.
Đây không chỉ là vấn đề chủ quyền mà còn nhiều tương lai kinh tế ở đó. Vì vậy Hoa Kỳ cần phải tham gia như một lực lượng cân bằng để đưa vấn đề này ra thảo luận. Việc Mỹ đứng lên và cho thấy khả năng lãnh đạo của mình để đưa vấn đề ra bàn thảo là hết sức quan trọng.”
Việc Mỹ đứng lên và cho thấy khả năng lãnh đạo của mình để đưa vấn đề ra bàn thảo là hết sức quan trọng.
TNS Jim Webb
Ngay các nước có chủ quyền trên biển Đông thuộc khối ASEAN là Philippines và Việt Nam cũng đã bày tỏ mong muốn có sự tham gia của Mỹ vào vấn đề này. Tổng thống Philippines hồi đầu tháng sáu đã lên tiếng kêu gọi Mỹ giúp kiềm chế tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông vì khả năng quốc phòng của Philippines quá yếu so với Trung Quốc.
Trong hội thảo về an ninh biển Đông diễn ra tại Washington hôm 20 tháng 6 vừa qua, các học giả Việt Nam cũng cho rằng Mỹ nên tham gia để giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển Đông bởi Mỹ cũng có những lợi ích trong khu vực. Luật sư Nguyễn Duy Chiến, thuộc học viện Ngoại giao Việt Nam nói:
“Vấn đề Biển Đông có những khía cạnh rất là quan trọng mà tất cả các nước đều có lợi ích, ví dụ duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, hoặc là thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các nước về Biển Đông thì cái này nó cũng đáp ứng lợi ích của nhiều nước.
Và ví dụ như Mỹ thì họ cũng có lợi ích trong vấn đề duy trì hòa bình ở Biển Đông, và có lợi ích trong vấn đề tự do hàng hải. Do đó sự đóng góp của tất cả các nước, trong đó có Mỹ, vào việc duy trì và tăng cường hòa bình và ổn định ở Biển Đông là rất cần thiết, và cái này hoàn toàn là đáng hoan nghênh.”
Mối liên hệ kinh tế - chính trị
Theo giáo sư Renato Cruz De Castro, thuộc trường đại học De La Salle của Philippine thì điều này cũng rất khó nói bởi những khó khăn từ chính nước Mỹ.
“Điều duy nhất mà chúng ta có thể làm là cùng nhau tìm cách hạn chế Trung Quốc, và tất nhiên là phải dựa vào sức mạnh của Mỹ. Tuy nhiên nếu nhìn vào những gì mà nước Mỹ đang phải đối mặt, nhất là thâm hụt ngân sách thì chúng ta không thể không đặt câu hỏi là liệu Hoa Kỳ sẽ vẫn còn là cường quốc trên biển Thái Bình Dương trong vòng 3 cho tới 5 năm tới hay không?
Và trong trường hợp đó thì chỉ còn cách là chấp nhận những cái gì không tránh khỏi một học thuyết Monroe của Trung Quốc đối với Đông Á.”
Tất nhiên Philippines đã có một hiệp ước quân sự với Mỹ mà theo đó nếu như tàu hay lãnh thổ của Philippines bị tấn công thì Mỹ sẽ phải bảo vệ đồng minh của mình. Nhưng nếu tấn công xảy ra đối với các khu vực đang tranh chấp giữa nhiều nước thì Mỹ lại không thể ra tay bảo vệ Philippines theo hiệp ước quân sự đã ký.
Theo một phân tích gia Đông Nam Á là tiến sĩ Ian Storey thì Mỹ có thể can thiệp tích cực hơn bằng cách gia tăng sự có mặt của mình trong khu vực.
“Mặc dù đúng là thực tế nước Mỹ đang phải đối mặt với khó khăn về kinh tế và ảnh hưởng tới ngân sách của họ. Nhưng Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nói rõ là Mỹ cam kết về mặt quân sự trong khu vực, sẽ tăng thêm sự có mặt của mình tại khu vực, và thắt chặt quan hệ với các nước khác trong khu vực.”
Nếu nhìn vào những gì mà nước Mỹ đang phải đối mặt, nhất là thâm hụt ngân sách thì liệu Hoa Kỳ sẽ vẫn còn là cường quốc trên biển TBD trong vòng 3 cho tới 5 năm tới hay không?
GS Renato Cruz De Castro
Hồi giữa tháng sáu, Mỹ đã điều tàu chiến USS Chung Hoon, là tàu chiến hiện đại nhất của mình đến biển Đông và biển Sulu phía tây Philippines để theo dõi các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực.
Mỹ cũng tham gia diễn tập với hải quân Philippine vào hôm 28 tháng 6 tại biển Sulu vốn chỉ cách biển Đông bởi đảo Palawan.
Lập trường của Mỹ?
Vì vậy, sự can thiệp của Mỹ vào việc giải quyết tranh chấp là rất hạn chế. Giáo Sư Donald Emmerson, Giám đốc diễn đàn Đông Nam Á của đại học Stanford, Hoa Kỳ nhận xét:
“Mỹ không nên can dự bằng bất cứ cách nào cho thấy là Mỹ đang ủng hộ một bên nào đó trong tranh chấp này, vì việc này sẽ có tác dụng ngược, sẽ làm tình hình thêm xấu và sẽ làm cho việc giải quyết vấn đề thêm khó khăn. Tôi cũng không thấy có bằng chứng nào cho thấy là Mỹ sẵn sàng làm điều này.
Đây là một trường hợp vô cùng phức tạp, và Mỹ không nên tham gia bằng bất cứ cách nào để có thể làm cho người ta hiểu là Mỹ bênh vực một bên nào đó.”
Theo giáo sư Emmerson thì ngay cả đề nghị để Mỹ làm trung gian cho các đối thoại giữa các bên liên quan cũng là không nên.
Việc Mỹ không phê chuẩn công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) hiện cũng bị coi là một cản trở cho việc Mỹ can thiệp tích cực hơn vào vấn đề biển Đông. Giáo sư Emmerson giải thích:
“Việc không phê chuẩn công ước này có nghĩa là nếu trong trường hợp Mỹ phải có lập trường nào trong vấn đề tranh chấp đi chăng nữa thì cũng phải tuân thủ theo công ước về luật biển mà Mỹ không tham gia, và điều này cực kỳ quan trọng.”
Đã có những thượng nghị sĩ kêu gọi việc phê chuẩn công ước này nhưng theo các phân tích gia thì điều này khó có thể xảy ra vì phe bảo thủ của Mỹ sẽ không muốn những hoạt động trên biển của Mỹ bị hạn chế bởi công ước này.
Mặt khác, mặc dù chính phủ của tổng thống Obama rất muốn được phê chuẩn công ước này nhưng với cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào năm tới thì, theo giáo sư Emmerson, những nỗ lực chính trị trong chính trường Mỹ sẽ được dồn vào các cuộc vận động tranh cử.
Và cuối cùng, tất nhiên dù Mỹ có muốn tham gia tích cực hơn nữa vào vấn đề biển Đông thì cũng không thể quên là Trung Quốc vẫn luôn có thái độ cứng rắn trong vấn đề này, tức là không muốn Mỹ can thiệp vào các tranh chấp trên biển Đông.
Mỹ không nên can dự bằng bất cứ cách nào cho thấy là Mỹ đang ủng hộ một bên nào đó, vì việc này sẽ có tác dụng ngược, sẽ làm tình hình thêm xấu và sẽ làm cho việc giải quyết vấn đề thêm khó khăn.
GS Donald Emmerson
Cho đến lúc này, những gì mà người ta có thể nhìn thấy từ phía Mỹ vẫn chỉ là những lời tuyên bố về lợi ích của Mỹ trên biển Đông, kêu gọi các bên kiềm chế và ủng hộ một giải pháp hòa bình cho tranh chấp này.
Tuy nhiên, rõ ràng với những diễn biến gần đây trên biển Đông, những hành động này của Mỹ dường như vẫn không đủ để trấn an các nước trong khu vực đang bị lấn lướt bởi sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-involved-in-scs-conflict-vh-06302011141616.html
Theo hãng tin Đức DPA, thiếu tá hải quân Mỹ Mike Morley hôm nay (1/7/2011) cho biết, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiến hành các hoạt động chung kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 15/ 7, trên các lĩnh vực kỹ thuật xây dựng, tìm kiếm cứu nạn và y tế, với sự tham gia của nhiều bác sĩ và nha sĩ. Theo chương trình dự kiến, sẽ có lễ tiếp đón chiến hạm USS Chung-Hoon cập bến cảng Tiên Sa của Đà Nẳng.
Thiếu tá hải quân Morley nhấn mạnh đây không phải là các hoạt động « luấn luyện một chiều », mà mang tính chất trao đổi nhiều hơn. Đợt hoạt động chung giữa hai nước lần này là tiếp nối mở rộng các hoạt động tương tự đã diễn ra lần đầu tiên vào năm ngoái giữa hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam.
Quan hệ quân sự giữa Việt Nam với Hoa Kỳ đã gia tăng đều đặn kể thời điểm chiến hạm USS Vandegrift vào năm 2003 đã là chiến hạm đầu tiên của Mỹ ghé thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh. Việc cải thiện quan hệ Mỹ - Việt càng thêm được chú ý trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội trên vấn đề Biển Đông.
Nhưng theo lời thiếu tá hải quân Morley, hoạt động chung này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước, chứ «không có liên hệ gì » với căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Việt Nam tố cáo tàu hải giám của Trung Quốc đã hai lần cắt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như thường xuyên sách nhiễu các tàu cá của Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa.
Ngày 17/6 vừa qua, Washington và Hà Nội đã ra một tuyên bố chung kêu gọi duy trì hòa bình và ổn định ở vùng Biển Đông. Bản tuyên bố này cho rằng : « Mọi tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết thông qua một tiến trình ngoại giao hợp tác, không ép buộc hay sử dụng vũ lực”.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110701-hoa-ky-va-viet-nam-se-co-nhung-hoat-dong-chung-tren-bien
Hải quân Việt-Mỹ tiến hành các hoạt động chung từ ngày 15/7
Hải quân hai nước sẽ tiến hành các hoạt động chung tại Đà Nẵng bắt đầu giữa tháng 7, theo thông báo của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM được các hãng thông tấn quốc tế loan tải ngày 1/7.
Theo kế hoạch, đợt giao lưu giữa hải quân Việt-Mỹ lần này sẽ bắt đầu bằng một buổi lễ đón tiếp tàu hải quân Hoa Kỳ, USS Chung-Hoon, tại cảng Tiên Sa của Đà Nẵng trước khi đôi bên tiến hành các hoạt động chung trong đó có các dự án cộng đồng, các buổi huấn luyện về kỹ năng lặn, tìm kiếm cứu nạn, và kiểm soát thiệt hại.
Thiếu tá Mike Morley thuộc hải quân Hoa Kỳ cho hay đợt hoạt động chung giữa hải quân Việt-Mỹ năm nay kéo dài trong 1 tuần lễ đã được chuẩn bị từ một năm trước và không hề liên quan tới vụ tranh chấp ở Biển Đông.
Ông nói sự kiện này diễn ra giữa tình hình căng thẳng Biển Đông chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian, đồng thời nhắc lại rằng hải quân hai nước đã có đợt hoạt động chung tương tự hồi năm ngoái và có thể sẽ tiếp tục vào năm sau.
Các hoạt động này không được hải quân Hoa Kỳ gọi là các cuộc tập trận 'để khỏi gây nhầm lẫn giữa các hoạt động trao đổi với các cuộc thao dượt quân sự mà Hoa Kỳ tiến hành chung với hải quân các nước khác trong khu vực', theo lời Thiếu tá Mike Morley.
Ông khẳng định đợt giao lưu của hải quân Việt-Mỹ năm nay tập trung vào mục đích xây dựng quan hệ và phi tác chiến. Vẫn theo lời ông, sự kiện này là một chỉ dấu cho thấy các mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước được thể hiện rõ ràng qua hành động thực tế.
Quan hệ giữa quân đội hai nước dần được tăng cường khi chiếc USS Vandegrift trở thành tàu hải quân đầu tiên của Mỹ cập cảng Việt Nam vào năm 2003 kể từ sau cuộc chiến Việt Nam chấm dứt.
Mối quan hệ song phương cải thiện giữa đôi bên đang được chú ý nhiều hơn trong bối cảnh căng thẳng giữa Hà Nội với Bắc Kinh leo thang vì tranh chấp ở Biển Đông.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, Giáo sư Ian Storey, nói rằng Hoa Kỳ cần hiện diện tại Biển Đông trước căng thẳng tranh chấp hiện nay.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh:
“Việt Nam chỉ cần một mối quan hệ vững mạnh với Hoa Kỳ và tận dụng được sự ủng hộ của Mỹ trong việc củng cố khả năng, chứ không nhất thiết phải có một mối quan hệ đồng minh chính thức hay ràng buộc giữa hai nước để đối phó với Trung Quốc.”
Hôm 17/6, chính phủ Hoa Kỳ ra một thông cáo chung với Hà Nội kêu gọi cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Nguồn: Bloomberg News, DPA
No comments:
Post a Comment