của Dương Thượng Côn được công khai
Trong quá trình công tác, Dương Thượng Côn có viết nhật ký.
Tháng 11 năm 1997 ông thỉnh thị với Bộ Chính trị ĐCS TQ: “Sức khoẻ của tôi đã suy yếu lắm rồi, có khả năng đi gặp Các Mác, nên xử lý như thế nào việc lưu giữ tư liệu nhật ký của tôi?”. Lý Bằng thay mặt Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS TQ nói với Dương Thượng Côn: “Hiện nay công việc quá nhiều, và cũng phức tạp, có lẽ đồng chí tự bảo quản là tốt hơn”.
Ngày 2 tháng 3 năm 1998, sau Hội nghị Trung ương lần thứ 3 Khoá 15 ĐCS TQ, Dương Thượng Côn lại đề xuất vấn đề tư liệu có liên quan, Giang Trạch Dân – Chủ tịch Trung ương ĐCS TQ thay mặt Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS TQ, nói với Dương Thượng Côn: “Ủy viên thường vụ và một phần Ủy viên Bộ Chính trị đều đã đọc, vẫn do đồng chí bảo tồn là thích hợp hơn, nên suy tính tới nhiều mặt như: đoàn kết trong đảng, hình tượng của đảng, đánh giá công lao, sai lầm của đồng chí Đặng Tiểu Bình, v.v.”.
Cho đến lúc Dương Thượng Côn mất, cuốn nhật ký của ông vẫn do Cục Cơ yếu thuộc Bộ Chính trị ĐCS TQ bảo quản.
Tháng 3 năm 2009, ĐCS TQ cho mở niêm phong nhật ký Dương Thượng Côn, coi như để nghiên cứu lịch sử Đảng trong phạm vi có giới hạn, và không đưa ra kết luận chính trị.
Phần nhật ký của Dương Thượng Côn được giới thiệu trong bài viết này chủ yếu là những đoạn viết liên quan đến Hồ Diệu Bang, Đặng Tiểu Bình, sự kiện Thiên An Môn 5/4 /1976 và 6/4/1989.
…
Ngày 14 tháng 7 năm 1988:
“Diệu Bang nói với tôi, không ngờ đồng chí Đặng Tiểu Bình lại bá đạo như vậy, không nghe nổi bất kỳ ý kiến bất đồng nào. Dù đã là người buông rèm nghe chính sự. Rất hối hận đã dùng thủ đoạn bỉ ổi để đánh đổ Hoa Quốc Phong, giúp đỡ Đặng Tiểu Bình. Diệu Bang nói, bức tường dân chủ Tây Đơn được dựng nên cũng bởi sự xúi bẩy của Đặng Tiểu Bình, mục đích là để bôi xấu Hoa Quốc Phong, để Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền. Thế nhưng không ngờ, sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lại phá bỏ bức tường dân chủ đó, giam Ngụy Kinh Sinh vào ngục”.
Ngày 19 tháng 7 năm 1988:
“Diệu Bang nói với tôi, sự kiện 5 tháng 4 năm 1976 cũng do Đặng Tiểu Bình xúi bẩy đồng chí gây ra… Đồng chí đã cùng nhà văn Sư Đông Binh nói chuyện hai lần vào tháng 3 và tháng 4 năm 1988 về nguồn gốc của sự kiện 5/4. Đó là cuộc gặp mặt bí mật tại nhà ở, ngay cả người nhà và thư ký đều bị giấu. Diệu Bang nói với tôi, ngày 15 tháng 1 năm 76 sau khi đọc điếu văn trong lễ truy điệu Thủ tướng Chu, Đặng Tiểu Bình đã tìm tôi nói, hôm nay tôi đọc điếu văn cho Thủ tướng, có thể sau khi chúng ta chết sẽ không có người đọc điếu văn cho chúng ta đâu.
\
Chúng ta không thể ngồi đợi chết, phải có hành động. Trung tuần tháng 3, Đặng lại tìm tôi, nói con ông ấy nghe người ta nói, vào thời gian thanh minh mùng 5 tháng 4, có người quyết định tới Thiên An Môn dâng vòng hoa lên Thủ tướng. Đó là cơ hội tốt, phải nghĩ cách làm sự tình to ra, kích thích Chủ tịch một cái, chứng minh không phải người người đều nghe ông ấy cả. Diệu Bang lại nói, Tiểu Bình bảo tôi tìm mấy con em cán bộ bảo họ đi vào công nhân cổ võ một chút, chĩa mũi nhọn vào đúng Giang Thanh và Truơng Xuân Kiều. Thế nhưng có người cá biệt chĩa mũi nhọn vào đúng Chủ tịch, đó là điều chúng tôi không nghĩ tới.
Ngoài ra một số người đã ra sức đánh người, đập phá, cướp bóc, đánh bị thương nhiều giải phóng quân, sau đó Tiểu Bình cũng rất tức giận vì cho rằng đó là dây cháy chậm dẫn tới việc ông ta bị đánh đổ. Và đó cũng là nguyên nhân sau này chúng tôi không bình phản mạnh mẽ cho sự kiện 5/4. Bởi vì nếu mấy người đó không chĩa mũi nhọn trực tiếp vào Chủ tịch, không đánh người, đập phá, cướp bóc thì về căn bản Chủ tịch không để Tiểu Bình mất chức, và ông sẽ phản kích Giang Thanh và Trương Xuân Kiều tại hội nghị Bộ Chính trị.
Ngày 5 tháng 4 năm 76, Đặng Tiểu Bình ngồi ô tô tới Thiên An Môn quan sát động tĩnh của quảng trường. Sau khi trở về, thông qua người nhà nói với tôi, quảng trường rất đông người, làm tốt lắm! Nhưng ông ta nói dối là tới khách sạn Bắc Kinh cắt tóc. Thực ra Đặng Tiểu Bình luôn luôn yêu cầu thợ cắt tóc của khách sạn Bắc Kinh đến nhà ông cắt tóc cho mình”.
Ngày 5 tháng 8 năm 1988:
Lại gặp Diệu Bang, Diệu Bang nói, Tiểu Bình là người qua cầu rút ván, đồng chí nên coi chừng. Đồng thời Diệu Bang còn tiết lộ với tôi một việc lớn, nói đây là sự kiện khiến đồng chí ấy thấy mất mặt, nhưng không nói ra thì không phải với lương tâm. Tháng 4 năm 80, lúc đó chúng ta lấy lý do thanh lý “ba loại người” đã đưa 24 cán bộ từ cấp khoa (đơn vị hành chính dưới cấp phòng) đến cấp phòng thuộc ngành công an Bắc Kinh tới Đại Lý Vân Nam bí mật xử bắn, và còn cử Vương Chấn đến quan sát hiện trường. Tôi hỏi vì sao lại xử bắn bí mật bọn họ, bọn họ phạm tội gì? Diệu Bang nói, lúc đó bọn họ nắm chắc chứng cớ rằng tôi và Tiểu Bình là chỉ huy đằng sau sự kiện 5/4 năm 76. Ngoài ra có một số người cũng nắm chắc chứng cớ rằng Đặng Dung (con gái Đặng Tiểu Bình) và thành viên Liên Động – một tổ chức Hồng Vệ Binh của con em cán bộ cao cấp khác, là hung thủ đánh chết Biện Trọng Vân – Phó Hiệu trưởng trường nữ trung học thuộc trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh ngày 5 tháng 8 năm 1966. Tất nhiên còn có người nắm chắc chứng cớ thành viên Liên Động đã giết chết một loạt lớn nhân viên của cái gọi là “Loại năm đen” tại huyện Đại Hưng, Bắc Kinh tháng 8 năm 66. Tôi nói, tôi biết sự kiện này, Cao Phúc Hưng và Hồ Đức Phúc chủ mưu giết người chẳng phải lúc đó đã bị kết tội tử hình ư? Diệu Bang nói, đúng vậy, thế nhưng tháng 8 năm 75, Cao Phúc Hưng và Hồ Đức Phúc đã bất ngờ phản cung, nói là do thành viên Liên Động làm. Bọn chúng bị oan. Thế nhưng tháng 9 năm 75, đồng chí Tiểu Bình lúc đó đã là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã dìm sự kiện đó đi.
Năm 83, Tiểu Bình chỉ thị tôi bình phản cho Cao Phúc Hưng và Hồ Đức Phúc, tôi đã làm theo, nhưng mấy cán bộ trong ngành công an Bắc Kinh đã bí mật thông báo tin tức cho thân thuộc số gia đình “Loại năm đen” nói trên, kết quả là thân thuộc số gia đình này gây sự, phản đối bình phản cho Cao Phúc Hưng và Hồ Đức Phúc. Tiểu Bình rất tức giận chỉ thị cho tôi bí mật giết mấy cán bộ ngành công an Bắc Kinh đó, coi họ thuộc “ba loại người”.
Nghe xong, tôi (tức Dương Thượng Côn) rất kinh ngạc, nói chúng ta hiện đang nói tới pháp trị, làm sao có thể tùy tiện giết người như vậy, chẳng phải lũ bốn người cũng chưa làm như thế ư? Diệu Bang nói, cho nên trong lòng tôi xấu hổ. Tuy vậy tôi đã xử lý 24 cán bộ đó như những người hy sinh khi làm việc công, và phát tiền trợ cấp cho thân thích họ. Trong đó có 5 người còn được phong là liệt sĩ”.
Ngày 6 tháng 8 năm 1988:
“Diệu Bang nói, còn một việc rất hối hận nữa, phàm là quần chúng gửi thư cho tôi, công kích Đặng Tiểu Bình, tôi đều chuyển hết cho cơ quan công an, yêu cầu kiểm tra xử lý nghiêm khắc rồi báo cáo kết quả kiểm tra xử lý. Kết quả có hơn 300 người bị kết án, trong đó có hơn 60 người tự sát”.
Ngày 23 tháng 6 năm 1989:
“Quân đội nhân dân làm sao lại có thể nổ súng vào nhân dân? Tôi thường tổng kết con đường đã đi qua của mình. Tôi tin tưởng vững chắc vào con đường chủ nghĩa Mác, tin tưởng vững chắc vào mục tiêu phấn đấu lý tưởng của loài người là chủ nghĩa cộng sản. Cải cách mở cửa đã mười năm rồi, thế nhưng giá cả phi mã, quan lại hoành hành, quần chúng nhân dân bất mãn dữ dội với đảng và chính phủ. Sự kiện 6/4 học sinh có sai lầm, thế nhưng không thể nổ súng được”.
Ngày 15 tháng 7 năm 1989:
“Hôm nay Kiều Thạch (Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị) đến thăm tôi, tôi nói thẳng với đồng chí đó, sự kiện 6/4 hoàn toàn có thể tránh được, nếu đồng chí Tiểu Bình có tấm lòng như đồng chí Tử Dương, chủ động để cho ngành kỷ luật, kiểm sát điều tra tình hình vi phạm kỷ luật, pháp luật của con em mình, nếu đúng như vậy, tình nguyện chịu sự trừng phạt xử lý của kỷ luật đảng và luật pháp nhà nước, thì sự kiện 6/4 đâu có thể phát triển đến mức không thể thu dọn được như vậy?”.
Ngày 15 tháng 11 năm 1992:
“Tôi thật sự không thông, Bạch Bân (chưa rõ là ai) chỉ triệu tập hội nghị quân ủy mở rộng một lần để bàn giao quyền lực mà bị gọi là cướp đảng cướp quyền? Ông ta, Tiểu Bình, ngay Ủy viên Bộ Chính trị cũng không phải, mà lại triệu tập hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị tại nhà, thế là cái gì vậy?”.
Ngày 26 tháng 9 năm 1997:
“Ngày 12, Triệu Tử Dương gửi thư cho Chủ tịch đoàn Đại hội 15 và nhờ chuyển đến toàn thể các đồng chí đại biểu, yêu cầu bình phản cho sự kiện 6/4. Tôi rất khâm phục dũng khí của Tử Dương. Đã nhận rõ sự việc quyết không quay đầu. Nhưng tôi chẳng làm được gì nữa rồi”.
Ngày 11 tháng 12 1997:
“Hôm nay nghe Thiệu Minh nói, đồng chí nghe Triệu Nhị Quân – con trai thứ hai của Triệu Tử Dương nói, bố anh ta đã hoàn toàn bị giam lỏng. Ngay mẹ anh ta khi đi chợ về, làn giỏ đựng rau cỏ cũng phải qua cảnh vệ kiểm tra rồi mới được vào nhà. Tử Dương vô cùng tức giận, nói việc này không chỉ xỉ nhục nhân cách của mình mà còn là sự dẫm đạp thô bạo lên nền pháp trị xã hội chủ nghĩa. Triệu Nhị Quân mong tôi phản ảnh lên Trung ương, bỏ việc giam lỏng Tử Dương. Tuy nhiên trong sự kiện Triệu Tử Dương, lời nói của tôi, Giang Trạch Dân nghe không lọt. Xem ra chỉ hy vọng Lý Bằng hỏi han tới”.
Ngày 20 tháng 1 năm 1998:
“Hôm nay Trác Lâm đến nhà tôi, vừa đến cửa đã khóc lớn, nói Giang Trạch Dân muốn dùng biện pháp pháp luật với Đặng Chất Phương (con trai thứ hai của Đặng Tiểu Bình). Thì ra Đặng Chất Phương lợi dụng công trình tại Vương Phủ Tỉnh của công ty Tứ Phương nhận hối lộ 20 triệu USD, bị người cáo giác. Giang Trạch Dân buộc phải hạ lệnh bắt giam Đặng Chất Phương. Trác Lâm đã đến nhà Giang Trạch Dân làm loạn một hồi, dọa sẽ tự sát. Trác Lâm muốn tôi nói chuyện tình cảm với Giang Trạch Dân. Tôi đành gọi điện cho Giang Trạch Dân nói, xin nể tình khi xử lý”.
Ngày 25 tháng 3 năm 1998:
“Hôm nay Tưởng Sản Vĩnh – bác sĩ tại Bệnh viện 301 Bắc Kinh đến nhà tôi, báo cáo tình hình ông thăm Đài Loan. Sau khi báo cáo xong ông đề xuất với tôi một vấn đề: Tôi có thể báo cáo cách suy nghĩ và những sự việc chân thực của tôi với đồng chí không? Tôi nói tất nhiên là có thể được. Ông nói về tình hình cứu chữa dân chúng bị bắn bị thương trong thời gian 6/4, trong đó có cả một Thiếu tá quân đội.
Ông hỏi tôi vì sao Quân giải phóng lại có thể nổ súng vào dân chúng? Nghe xong, tôi không nói gì. Ông ta còn nói mình và một số đảng viên khác đã viết thư yêu cầu bình phản cho sự kiện 6/4 và lấy từ trong túi bức thư đó ra cho tôi xem. Đọc xong tôi nói, sự kiện 6/4 là một sai lầm nghiêm trọng nhất mà đảng ta phạm phải trong lịch sử, nhưng tôi nhiều tuổi rồi không còn sức để sửa chữa, nhưng Đảng Cộng sản là chính đảng kiên trì thực sự cầu thị, nhất định sẽ sửa chữa sai lầm này vào thời gian thích đáng”.
Một vài việc liên quan đến cái chết của Hồ Diệu Bang
9 giờ sáng ngày 8 tháng 4 năm 1989, khi đang dự Hội nghị Bộ chính trị ĐCS TQ lần thứ 17, Hồ Diệu Bang bỗng cảm thấy đau ngực không thể chịu nổi, sau một thời gian cứu chữa được đưa vào bệnh viện và đến ngày 15 tháng 4 thì qua đời.
Ngày 13 tháng 4 năm 1989, Đặng Tiểu Bình triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị tại nhà. Trong hội nghị Lý Bằng và Kiều Thạch đề xuất: liệu đồng chí Tiểu Bình có thể thu xếp tới bệnh viện thăm Diệu Bang một chút?”. Đặng Tiểu Bình ngần ngừ một lúc rồi nói: Tôi không phải là bác sĩ, tôi nắm được tình hình của đồng chí ấy, không phải là bệnh nặng, vào bệnh viện mấy ngày là khỏi thôi”.
Ngày 14 tháng 4 năm 1989, sau khi bệnh viện ra thông báo thứ hai về bệnh tình nguy hiểm của Hồ Diệu Bang, mấy người Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Kiều Thạch, Dương Thượng Côn… liên danh viết thư gửi Đặng Tiểu Bình: “Mong Tiểu Bình có thể tới bệnh viện thăm bạn chiến hữu năm mươi năm của mình”. Đặng Tiểu Bình nhờ Trác Lâm chuyển lời: “Xưa nay tôi chưa hề cưỡng ép người khác, cũng hy vọng nguời khác đừng cưỡng ép tôi”.
Ngày 15 tháng 4 năm 1989, Hồ Diệu Bang tạ thế. Ngày 19 Bộ Chính trị xin ý kiến Đặng Tiểu Bình xem ông ta có dự lễ truy điệu và có đọc diễn văn truy điệu hay không? Đặng Tiẻu Bình chỉ thị miệng: “Không được duy tâm, cũng không được cưỡng ép, Tử Dương đọc điếu văn là được rồi, sức khoẻ tôi không tốt, không tiện đi”. Thế nhưng ngày 22 tháng 4 do Trác Lâm khuyên và thuyết phục, Đặng Tiểu Bình đã tham gia lễ truy điệu Hồ Diệu Bang.
Vài lời nói thêm của người dịch và giới thiệu
Tôi không xa lạ lắm với những sự kiện, nhận xét… mà Dương Thượng Côn đã viết trong nhật ký. Điều mà tôi muốn nói ở đây là tính chân thực của cuốn nhật ký này, nó có đáng tin hay không?
Chỉ bằng vào một điều, Hồ Diệu Bang tự thú nhận khi nói với Dương Thượng Côn, rằng Đặng Tiểu Bình đã sai ông ta dựng ra mọi chuyện để bêu xấu Hoa Quốc Phong, để kết tội Hoa là người đứng đầu phái “hai cái phàm là” để xóa bỏ mọi công lao của Hoa trong việc bắt “lũ bốn người”, để Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và sự việc đó được kéo dài trong suốt thời gian Đặng Tiểu Bình còn sống, và những điều mà hiện nay ĐCS TQ đang bình phản cho Hoa Quốc Phong , ta có thể thấy phần viết này có thể tin được.
Để minh hoạ, xin xem đề mục một số tin, bài đăng trên báo chí chính thức của Trung Quốc khi Hoa Quốc Phong qua đời và nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông.
| |||
|
人民日报》让人无语的迟来的评价–论《人民日报》发表的文章《纪念华 … “Nhân dân nhật báo” bình luận về sự đến muộn khiến người ta không nói – bàn về bài viết “kỷ niệm Hoa…” đăng trên Nhân dân nhật báo.
- 2011年2月19日 … 看看昨天这篇,《纪念华国锋同志诞辰90周年》的文章就知道了。 … 在长达几十年邓小平时代,华国锋是绝对的禁忌人物,华国锋坚持两个凡是,华国锋 … Đọc bài viết “kỷ niệm 90 ngày sinh của đồng chí Hoa Quốc phong” ngày hôm qua… ngày 19/2/2011 là biết. Thời đại Đặng Tiểu Bình dài mấy chục năm, Hoa Quốc Phong là nhân vật cấm kỵ tuyệt đối, Hoa Quốc Phong kiên trì hai cái phàm là, Hoa Quốc Phong …
fumq2006.wordpress.com/…/《人民日报》让人无语的迟来的评价-论《人民日报/
Bạn đọc có thấy chính sách “sát nhân diệt khẩu” của ban lãnh đạo Bắc Kinh mà người tiêu biểu là Đặng Tiểu Bình có đáng sợ và đáng ghê tởm không?
Dương Danh Dy sưu tầm, dịch và giới thiệu
Nguồn: “Dương Thượng Côn nhật ký bạo quang Trung cộng đảng tranh mật sử: …”, http:// www.chinaaffairs.org , ngày 5/2/2011.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
Filed under: Bài Các Trang Web, Boxitevn
No comments:
Post a Comment