Wednesday, July 20, 2011

TIỂU ĐỆ * NGUYỄN PHÚ THỨ





LTS

Các bài viết Học giả Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ đã đăng trên trang nhà chúng tôi trong các lãnh vực khác nhau và mới đây bài Các Nông Cụ Việt Nam Vang Bóng Môt Thời với bút hiệu Tiểu Đệ đã được quý bà con nổng nhiệt tiếp đón, nay vừa nhận được bài viết mới Ba cây hữu dụng cho mọi nhà, và biết được trang nhà Tự Điển Larousse Paris (France) đã đăng giới thiệu Ông ( Publié le : 30/ 06/ 2011 ) : http://www.larousse.fr/encyclopedie/article/Nguyen_Phu-Thu/11027558
trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bốn phương dưới đây : Ba cây hữu dụng cho mọi nhà Tiểu Đệ

Trước đây, tôi đã viết bài Các Nông Cụ Việt Nam Vang Bóng Một Thời, nay lại nhớ đến Ba cây hữu dụng cho mọi nhà. Đó là, Chuối, Dừa và Tre, xin trích dẫn như sau :

1.- Cây Chuối
Cây Chuối, nếu chúng ta nhìn kỹ sẽ thấy hữu ích của nó nào là : Lá chuối dùng để gói bánh Tét...Bắp chuối xắt mỏng ngâm giấm dùng để trộn gỏi hoặc với gà xé phay... Chuối còn non chưa già gọi là Chuối Chát hay thân cây chuối còn non xắt mỏng làm rau ghém dùng để ăn với các loại mắm, thịt ba rọi luộc hay cá nướng rất hấp dẫn. Thời xa xưa (năm 1945), vì chiến tranh lương thực không đầy đủ nên phải dùng đến củ Chuối để ăn sanh tồn, bởi vì, củ Chuối có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt và giải độc.


Hơn nữa, nhà nào có vườn Chuối sau hè, sau khi cắt lúa xong, thường lấy rơm chất nơi các cây Chuối một thời gian, thì chúng ta sẽ thấy nấm rơm mọc lên, bởi vì, cây Chuối nó có độ ẩm và giữ nước mưa, làm cho men của rơm sanh ra nấm rơm. Đó là, phương pháp làm nấm rơm đơn giản thời xưa, không dùng hóa chất làm độc hại như ngày nay. Khi buồng Chuối già thấy có vài trái chín cây, người ta đốn buồng Chuối xuống để có thể nấu ăn ngay hoăc đem giú cho nó chín còn cây Chuối cũng chặt luôn, thân cây chuối này dùng dao yếm để xắt chuối cho Heo ăn.

Viết đến đây, tôi lại nhớ : Mẹ già như chuối chín cây, Gió đưa trái rụng con rày mồ côi. (Quả đúng vậy, bởi vì khi Mẹ già có khác gì , khi bị một ngọn gió Mẹ sẽ bị đau bịnh rồi chết, hơn nữa nếu nhà nào có trồng chuối nhiều, sẽ thấy buồng chuối chín cây, vì không đốn kịp, mỗi khi có ngọn gió, các trái chuối lần lượt rơi rớt, có khác gì thân Mẹ già bị ngọn gió độc vậy. Đây là, hai câu tục-ngữ rất xác-thực trong dân gian VN, đã tài tình ví tuổi già yếu đuối của Mẹ không khác Chuối chín cây).


Luxor, Banana Island, Banana Tree, Egypt, Oct 2004.jpg


Khi Chuối chưa chín hằn, còn ươm ướp thường làm các món Chuối như : Xào dừa, hầm dừa hoặc nướng ăn tuyệt vời. Khi Chuối đã chín, thông thường dùng làm món tráng miệng, gồm có các loại Chuối như : Chuối Cao, Chuối Già. Khi nhắc đến Chuối Già, thì chỉ thường thấy bày bán ở Pháp hay các nước Âu Tây mà thôi. Nếu chúng ta chịu khó tìm kiếm ở Việt Nam, Chuối nướng không những thấy loại Chuối Già có nhiều loại như : Già Hương, Già Cui, Già Lùn...Ngoài ra, còn có các loại Chuối khác : Cao, Cơm, Hột, Sáp, Xiêm, Xứ... ở Việt Nam bày bán khắp nơi rất nhiều. Chuối cao Riêng Chuối Xiêm thường dùng nhưn bánh Tét hoặc các món ăn khác rất ngon. Ngày nay khoa học đã tìm thấy Chuối có tên khoa học Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối Musacae và theo Đông Y, Chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tính tràng vị.

Chuối già Do vậy, không những dùng làm món tráng miệng, mà còn trợ giúp cho bộ tiêu hóa, nhuận trường và các bịnh khác cho nhân loại nữa. Ngoài ra, người ta cho rằng, nếu chúng ta dùng Chuối chín rục thâm kim, tức làm cho vỏ chuối có đốm đen có tác dụng tăng cường tính chất của các tế bào máu trắng lên gấp 7 hay 8 lần so với vỏ chuối còn xanh. Vì thế, có người cho rằng mỗi ngày một trái chuối….khỏi cần gặp bác sĩ? Hơn nữa, nếu chúng ta dùng Chuối chín rục thâm kim để gây giấm ăn rất tốt, không dùng hóa chất làm độc hại như ngày nay. Ngoài ra, còn trị các bịnh thông thường như :
1 - Muỗi cắn : Khi muỗi cắn, chúng ta hãy thử chà nhẹ phần trong của vỏ chuối vào chỗ muỗi cắn, sẽ thấy da bớt sưng và bớt ngứa.
2 - Mụn cóc :Dùng phần trong của vỏ chuối đắp lên chỗ mụn cóc, rồi băng keo dán lại, sau một thời gian mụn cóc sẽ mất!

2.- Cây Dừa

Sau cây Chuối là cây hữu dụng từ lá, rồi trái cho dến củ, nay xin bàn dến cây Dừa, chúng ta thấy 2 loại Dừa là : Dừa sống trên đất như Dừa : Xiêm, Lửa, Lùn và Dừa sống dưới nước thường gọi Dừa Nước nó cũng hữu dụng không kém. Nhân đây, xin trích dẫn Sinh Hoạt Đời Sống Việt Nam trong quyển sách 4000 TỪ NGỮ THỰC HÀNH của Nguyễn Phú Thứ từ trang 567 đến trrang 599) dưới đây :Ở Việt Nam, có rừng Dừa tại Bến Tre, vì nơi đây, du khách đi đâu cũng thấy Dừa hàng hàng lớp lớp, không những Dừa ở trên đất liền, mà còn thấy hàng Dừa ở Cây lá Dừa Nước dưới nước, bên lề đường. Đó là, loại Dừa Nước, nó cũng có nhiểu trái rất công dụng, cơm và nước dùng để ăn uống rất ngon...




Ngoài ra, còn có lá Dừa nước, trước kia dùng nó làm vách hay lợp nhà để che nắng che mưa. Thốt Lốt : (khi nói đến trái Dừa Nước, phải nhớ đến trái Thốt Lốt), bởi vì, nước chúng nó có vị ngọt thơm đặc biệt giống nhau, cho nên du khách khi đến Núi Sam (Châu Đốc) hoặc biên giới Miên Việt, së thấy trồng những cây Thốt Lốt và nơi đây còn được ăn trái và đường Thốt Lốt được bày bán. Trái cây Thốt Lốt (Le fruit de palmier) khi bổ ra, thấy có 3 hoặc 4 múi, màu trắng, nạo bỏ vào ly cùng với nước Thốt Lốt, ăn rất thơm ngon hơn Dừa tươi.

Ngày nay, người ta đã lấy nước trái Thốt Lốt pha thêm si-rô để vô hộp xuất khẩu (Fruit de palmier au sirop). Còn đường táng Thốt Lốt, làm bằng nước Thốt Lốt có hình bầu dục, bề dài khoảng 3 hay 4cm và bề dày khoảng 2cm, loại đường này ăn có vị ngọt thanh tao, thường dùng để nấu chè hay ăn dưa gang rất ngon tuyệt. (Phương pháp lấy nước Thốt Lốt để làm đường, không phải lấy từ trong trái, mà lấy từ hoa cây cái của Thốt Lốt, vì nó có khoảng trên 30 hoa mỗi cây, có chiều dài tử 5 dến 6cm.

Khi hoa trổ bông, người ta thường dùng Óng tre đã được xông khói và lau chùi cho sạch để hứng nước hoa, sau khi cắt một đoạn đầu vòi hoa, từ đó nước từ vòi đó sẽ chảy từng giọt, mỗi ngày hứng được khoảng 1 lít nước, tùy theo vòi hoa lớn nhỏ). Ngoài ra, khi nhắc đến cây Thốt Lốt, phải nhắc đến < Cành lá cây Thốt Lốt >, bởi vì, nó cùng loại với cây Palmier (Le palmier = cây kè, cây Thốt Lốt), rất được trân quý, cho nên Chánh Phủ Pháp làm biểu tượng làm cành Vinh Quang và Chiến Thắng, vì thế chúng ta mới thấy có Palme Académique (Giáo Dục Huy Chương hay Hàn Lâm Huy Chương), để Chánh Phủ thường trao tặng, cho nên mới có huy chương Đệ Ngũ Đẳng Hàn Lâm tức Chevalier dans l’Odre des Palmes Académiques người có công trạng trong ngành Văn Hóa, Nghệ Thuật và Giáo Dục của nước Pháp, cho nên vào tháng 5 hằng năm tại thành phố Cannes ở miền Nam nước Pháp, thường tổ chức Đại Hội festival à Cannes dành cho những tài tử đóng phim quốc tế cũng thấy cành cây Palmier xuất hiện một cách trang trọng.

Trở lại, cây Dừa, chúng ta thấy có nhửng công dụng hữu ích như sau : cây Dừa không gây giống để trồng bằng hột hay chiết cành như các loại cây khác, mà bằng trái dừa khô, khi trái dừa khô, để lâu ngày sẽ có mọng dừa (mọng dừa còn nhỏ ăn được), rồi từ đó mọc ra thành cây dừa Con. Trái dừa tươi để uống nước giải khát, trái dừa khô thường nạo lấy nước cốt dừa để làm bánh hay nấu ăn hoặc thắng dầu... Riẽng trái dừa khô có công dụng làm giỏ bình tích hay gáo dừa....

Lá dừa khi còn non dùng gói bánh, cho nên có tên bánh lá dừa, còn thân cây dừa ngày xưa làm cột nhà hoặc khắc trạm những đôi liễn để thờ nhà xưa. Gáo dừa Cây dừa Con Trái dừa tươi Liễn làm bằng cây Dừa

3.- Cây TRE :

Việt Nam có nhiều loại như : Tre Mạnh Tông, Tre Gai... thân Tre cao lớn thường để làm nhà hoặc đan những dụng cụ để xài như : Thúng, đăng, đó, giỏ, cần xé, nơm, nia, sàng, sề, rổ, lờ... cho nên trong dân gian thường thấy như : Tre già dùng để làm nan, Lớn đan đăng đó, nhỏ đan thúng sàng, Gốc thì tạo dựng cái nhà, Ngọn ngành thì để làm giàn trầu leo, Hết thân rồi đến mụt măng, cho ta khẩu vị làm tăng bội phần...




Mụt măng tre Ngoài cây Tre, còn có cây Lồ ồ (nó có thân nhỏ hơn Tre và có lóng dài) và cây Trúc... có công dụng mỗi loại khác nhau. Nhưng, ở Pháp không tìm ra tên đặc biệt từng loại Tre, Lồ ồ và Trúc, mà chỉ gọi tên chung là : Le bambou rồi giải thích thêm ...

Trường hợp này, giống như các cái đã nói ở trên như : Thúng, đăng, đó, giỏ, cần xé, nơm, nia, sề, rổ, lờ... cũng không có từ ngữ nào chánh xác của Pháp Ngữ nên sự chuyển dịch từ Việt Ngữ sang không thể đúng nghĩa của nó hết được. Bởi vì, ở Pháp không có sữ dụng các vật dụng này và chỉ có các tử ngữ để dùng chung chung mà thôi, đó là : La corbeille và Le panier, cho nên quý độc giả đã thấy các cái : Bung, đục, Giỏ, Rộng để đựng cá chỉ chuyển dịch sang Pháp Ngữ là La corbeille.

Còn các cái : Thúng, Rổ, Cần Xé, Sề, Nia... chuyển dịch sang Pháp Ngữ là Le panier rồi giải thích thêm, ví như : - Cái Cần Xé = Le panier grand à anses - Cái Thúng = Le panier en bambou tressé - Cái Rổ / Sề = Le panier à claire-voie - Cái Nia = Le panier plat... Hoặc cái : Lờ, Đụt, Đó, Đăng... chuyển dịch sang Pháp Ngữ là La nasse, Le verveux rồi giải thích thêm. Cũng như cái Đăng = Le gord hoặc Le duit ou duis (xin trích trong quyển Pháp Việt Tân Tự Điển của Thanh Nghị và xem lại các hình ảnh trong bài Các Nông Cụ Vang Bóng Một Thời cùng tác giả Tiểu Đệ vừa qua).

Từ đó, những Pháp Ngữ nghèo nàn như : La corbeille, Le panier, La nasse và Le verveux khi chuyển sang Anh Ngữ The basket, The lobster pot... thì càng không đúng nghĩa các cái vật dụng của Việt Nam. Khi nói đến Pháp Ngữ nghèo nàn, tôi lại nhớ ở Việt Nam có rất nhiều từ ngữ lúa gạo ví như : gạo lức, gạo trắng, gạo dài, gạo tròn, gạo tấm, cơm, lúa... nhưng khi chuyển dịch sang Pháp Ngữ thì chỉ dùng chữ Riz rồi giải thích thêm. Tiểu Đệ Kỷ niệm mùa Vu Lan Báo Hiếu .
http://www.larousse.fr/encyclopedie/article/Nguyen_Phu-Thu/11027558



http://www.larousse.fr/encyclopedie/article/Nguyen_Phu-Thu/11027558
Nguyen Phu-Thu
Publié le:30/06/2011
Professeur & Écrivain

Nguyen Phu-Thu

Professeur & Écrivain

Chevalier dans l’Ordre des Arts et des Lettres (2010)

Chevalier dans l’Ordre de la Légion d’Honneur (2007)

Chevalier dans l’Ordre des Palmes Académiques (2003)

Membre de la Société d’Entraide des Membres de la Légion d’Honneur

et de l’Association des Membres de l’Ordre des Palmes Académiques & de l’Ordre des Arts et des Lettres. il a signé 20 ouvrages et de six livres déjà dans cadre de la francophonie.

Biographie

Monsieur NGUYEN-PHU-THU est né le 1er avril 1945 à Phong Dinh (Vietnam).Il est diplômé de l’Ecole Normale Supérieure de Sàïgon (sud Vietnam) en 1968 et licencié en Droit Economique (Saïgon 1969). Il a été successivement Professeur de Mathématiques et Censeur au Lycée TU BI An Giang et Professeur de Mathématiques (2ème degré) au Lycée NGUYEN TRUNG TRUC Rach Gia ( Kien Giang) de 1968 à 1977.

Monsieur NGUYEN PHU THU a quitté le Vietnam sur une petite embarcation avec sa femme et son fils pour arriver le 24 mars 1979 à Polo Bidong (Malaisie) en tant que réfugié politique.

La famille NGUYEN PHU THU est arrivée en France le 22 juillet 1979 et s’est installée à Lyon en 1980. Il est membre PEN Club Vietnam et membre de l’Association Bouddhisme du Rhône-Alpes-France.

Le 10 octobre 2003, Monsieur Luc FERRY, Ministre de la Jeunesse, de l’Education et de la Recherche l’a informé de sa nomination par Monsieur Jean Pierre RAFFARIN, Premier Ministre, au grade de Chevalier dans l’Ordre des Palmes Académiques (Bulletin Officiel des Décorations, Médailles et Récompenses du 22 Novembre 2003 – Page 283).

Monsieur NGUYEN-PHU-THU a participé deux fois au salon francophone du livre (Plume de Lune) du 27 au 28 novembre 2004et du 25 au 26 novembre 2006 à l’espace culturel "L’Atrium" avec pour thème "La langue Française sous tous ses climats" organisé par la municipalité de Tassin-la-Demi-Lune (Rhône).

Activités

Ce professeur a signé 20 d’ouvrages une dizaine d’ouvrages, tant à vocation scientifique que linguistique. Il est l’auteur de six livres déjà parus qui devraient être utiles dans le cadre de la francophonie :

1) Comment vivre en France et connaître la langue française (Tim Hieu Doi Song va Ngon Ngu Phap)

2) Vocabulaire Pratique ( Ngu Vung Thuc Hanh)

3) Ordinateur Pratique 1-2-3 (Dien Toan Thuc Hanh 1-2-3)

4) 4000 Mots Pratiques 1 ( 4000 Tu Ngu Thic Hanh)

5) 4000 Mots Pratiques 2 ( 4000 Tu Ngu Thuc Hanh 2 ) (2006)

Cet ouvrage donne les traductions des mots les plus courants en Anglais - Français – Vietnamien et Chinois.

Enfin un nouveau dictionnaire, spécialement conçu pour les enfants, mais également pratique pour les adultes, comprenant 7 chapitres et plus 700 pages en 2 Tomes, paraîtra en 2008. Il donnera la traduction simultanée des mots les plus courants, chacun illustré par une image, en Anglais - Français - Vietnamien et Allemand ou soit en Hollandais qui remplaceront le Chinois de la version précédente.

Il est évident que ces documents – essentiellement pratiques – doivent rendre un très grand service aussi bien aux Français qui désirent apprendre le Vietnamien qu’aux Vietnamiens eux même qui, au Vietnam, apprennent le Français. Ces dictionnaires sont d’autant plus d’actualité qu’ils sont rédigés en 4 langues et correspondent à la mouvance actuelle du monde économique.

C’est d’ailleurs pour l’ensemble de cette œuvre que le Professeur et Écrivain NGUYEN PHU THU a reçu, le 23 décembre 2003, des mains du Professeur André PELLETIER, premier adjoint au Maire du 5ème arrondissement de Lyon , les insignes de Chevalier dans l ’Ordre des Palmes Académiques .

Au cours de cette cérémonie, celui-ci l’a félicité pour sa double carrière dans l’enseignement et l’informatique…tout en s’excusant de ne pouvoir prononcer les titres des ouvrages rédigés en Vietnamien par exemple :Tim Hieu Tu Vi Dau So va Dia Ly – Tim Hieu Lang Mo, Dinh va Truong Hoc co ten cac Danh Nhan trong hau ban the ky 19 – Tim Hieu Vua Bao Dai – Tim Hieu Viec Doi Da Qua 1 – 2 et Tu Vi Dau So Thuc Hanh (2007).

A cette occasion, le Professeur André PELLETIER a rappelé « les services rendus à l’Education Nationale » mentionnés spécialement par Monsieur le Ministre LucFERRY lors de la parution du décret et a tenu à associer toute sa famille à cette brillante réussite.

C’est au titre de la « Francophonie »,que le Professeur NGUYEN-PHU-THU a été promu Chevalier dansl’Ordre National de la LÉGION d’HONNEUR, par décret signé par Monsieur Jacques CHIRAC, Président de la République Française du 31 décembre 2006. (Journal Officiel de la République Française du 2 janvier 2007).

Cette haute distinction lui a été remise, le 24 Février 2007, par Madame Bernadette ISAAC-SIBILLE, Députée Honoraire, Vice Présidente Honoraire du Conseil Général du Rhône au cours de l’Assemblée Générale de l’Association Nationale des Anciens et Amis d’Indochine (ANAI).

Il a reçu officiellement, avec fierté, son brevet, le 8 juin 2007, des mains de Monsieur Pierre CHAVEROT, Président du Comité du 5ème arrondissement du Secteur Rhône des Membre de la Légion d’Honneur.

La lettre du 4 Novembre 2009 Monsieur Michel Havard, Député du Rhône et Conseiller Municipal de Lyon, il a demandé la nomination de Monsieur NGUYEN Phu Thu au grade de Chevalier de l’Ordre des Arts et des Lettres par Monsieur Frédéric MITTERRAND, Ministre de la Culture de la Communication.

La lettre du 23 Juillet 2010 Monsieur Frédéric MITTERRAND, Ministre de la Culture de la Communication, il a nommé Monsieur NGUYEN Phu Thu au grade de Chevalier dans l’Ordre des Arts et des Lettres.

La lettre du 23 Frévrier 2011 Madame Lucette Lacouture, Présidente Société d’Entraide des Membres de la Légion d’Honneur remis a Monsieur Nguyen la médaille des Arts et Lettres.

http://leg.hon.rhone.free.fr/section_ag_2011.html

http://www.larousse.fr/encyclopedie/article/Nguyen_Phu-Thu/11027558


No comments: