Tường thuật trực tiếp biểu tình tại Hà Nội sáng nay 24-7-2011 (11h15 & end)
6h45’ - Trước hai đầu đường Hoàng Diệu dẫn tới ĐSQ TQ đã giăng dây ngăn không cho người vào. Trời Hà Nội mát mẻ sau 1 trận mưa rào nhỏ.
7h00’ - Trước tượng đài Lý Thái Tổ nơi dự định tổ chức tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong trận Hoàng Sa, chiến tranh biên giới, Trường Sa, toàn bộ khuôn viên bờ hồ trước tượng “Quyết tử cho Tổ Quốc Quyết sinh” không khí thanh bình, không có một bóng công an. KTS Trần Thanh Vân: “Anh NQA vẫn lên đường. Đề nghị giữ liên lạc. Nếu có “sự cố xẩy ra”, chắc tuần tới sẽ có chuyện vui? Có điều, ta đừng oán giận mấy đ/c cán bộ tổ dân phố, họ chẳng hiểu truyền thông mạng là gì? Còn báo bán trên sạp? Ôi báo chí lề phải? Báo phục vụ ai nhỉ?“
08h30, biểu tình và tưởng niệm bắt đầu (NXD) |
Trên tay mỗi người là tên 01 LIỆT SĨ VIỆT NAM ĐÃ HIẾN DÂNG THÂN MÌNH CHO TỔ QUỐC, hy sinh tại Hoàng Sa và Trường Sa các năm 1974 và 1988. |
Một số trí thức nổi tiếng đã email động viên TS Nguyễn Quang A, như Nhà văn Nguyên Ngọc: “Kiên định và bình tĩnh. Sẵn sàng với mọi tình huống. Rất tin Quang A“. Bác Nguyễn Trung, cựu cố vấn Ban Nghiên cứu của Thủ tướng (Phan Văn Khải): “Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Anh QA cần sẵn sàng đối mặt với tất cả, kiên định lòng yêu nước, nhưng dứt khoát đừng để mắc bẫy. Tất cả những người yêu nước đứng bên cạnh anh".
8h20′ - Không khí quanh vườn hoa Lenin đã khá căng thẳng, thấy cả vài bóng Kiểm soát Quân sự, nhiều nhân viên đồng phục áo tím, không biết lực lượng nào.
8h25'- Qua đường dây điện thoại của NNP với TS Nguyễn Quang A, một nhóm an ninh đang bám sát theo TS Nguyễn Quang A trong lúc ông nhất định bước đi một mình trên vỉa hè để đến chổ biểu tình
8h52' - Nhà báo tự do Dương thị Xuân bị nhóm an ninh cô lập tách riêng khỏi đoàn biểu tình. Trong khi đó có tiếng loa phát ra của phía an ninh đọc quyền tự do dân chủ của nhân dân nhưng 'không được tập trung đông người ở lòng đường và vỉa hè'!
Vẫn rất đông công an bao vây quanh hai mẹ con Cô Dương thị Xuân và bắt cả hai về công an phường Tràng Tiền.
8h50′ - Đoàn người đã lên tới khoảng 300 người, rất trật tự, tới Hàng Khay trên vỉa hè phía hồ, xe công an theo vài chiếc, loa inh ỏi, vui như trẩy hội, hiệu quả kinh người.
Cầm biểu ngữ có tên những người lính VN đã tử trận năm 1988 khi bảo vệ Trường Sa và bị TQ bắn giết |
9h10' - Giọng Nam và Nữ thay phiên và đồng bào đang hô to những khẩu hiệu 'Bảo vệ tổ quốc VN' 'Bảo vệ ngư dân VN' 'Đả đảo TQ xâm lược' 'Đả đảo TQ xâm lược' 'HS, VN, TS, VN'...
9h10′- Đoàn biểu tình đang ngang qua Thủy Tạ tiếng hô dậy đất vô cùng náo nhiệt. Xin lỗi bà con, mạng chậm, đưa hình lên không kịp, nhiều quá trời. (ABS)
9h20′ - Đoàn biểu tình đang ngang qua bãi đậu xe, trước tòa nhà Hàm Cá Mập. Vẫn hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Trung Quốc xâm lược“. Xe công an chạy theo lóc nhóc, cả xe mô tô cảnh sát giao thông với loa phóng thanh trên ô tô dẹp đường.
9h25′ - Ngang qua Cầu Thê Húc. Số người xem chừng đông hơn nữa, hô cả khẩu hiệu: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh“, hiệu quả cổ động cực kỳ ‘ấn tượng’, nhiều phóng viên phương Tây, các khách du lịch ngoại quốc quan sát, chup hình rất đông, cho một kinh nghiệm: không đâu biểu tình hiệu quả bằng Bờ Hồ Gươm (hic! Trừ … Lăng … nha!)
9h30′ - TS Lê Đăng Doanh gọi điện, rất lo lắng, cho biết ông gọi cho TS Nguyễn Quang A mà không thấy nghe máy, ông hỏi có thấy TS Quang A ngoài đó không. Theo BS thì, với tình hình này TS Quang A không nhất thiết phải ra, không khí đang tưng bừng, thành công lắm rồi. Chúng ta còn phải “Trường kỳ kháng chiến (chống bành trướng Bắc Kinh)…” cơ mà. Hơn nữa, cũng nên “chiều” nhà chức trách một chút thông cảm họ đang xính vính quá, mà thói đời thì ai cũng biết (lúng) túng (dễ) làm liều!
- Một người biểu tình khác ước chừng 500 đến 600 người biểu tình.
11h15′: Cuộc biểu tình đã kết thúc!!!
Tại Hà Nội đã có cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về vấn đề biển đảo lần thứ tám, diễn ra sáng Chủ Nhật 24 tháng 7 với con số người tham gia tới hàng trăm.
Giới trí thức và cộng đồng mạng Việt Nam tiếp tục đóng vai trò chính trong việc vận động tổ chức ra cuộc xuống đường tuần hành và trương biểu ngữ phản đối chính quyền Trung Quốc lần này.
Trong số các trí thức, nhân sĩ tham gia có các vị Phạm Duy Hiển, Ngô Đức Thọ, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang Thạch...và con số thanh thiếu niên lên tới hàng trăm.
Cũng có tin nói tiến sĩ Nguyễn Quang A bị an ninh yêu cầu không đi biểu tình lần này nhưng ông tuyên bố sẽ vẫn đi.
Và căn cứ vào các hình ảnh đăng tải trên mạng do giới vận động biểu tình phát tán, TS Nguyễn Quang A đã có mặt từ sau 8 giờ sáng.
Cùng ông còn có Giáo sư Lâm Quang Thiệp, cựu Vụ trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đặc biệt, có nhiều trẻ em được cha mẹ khuyến khích đi biểu tình, bất chấp lệnh cấm từ một số trường.
Các biểu ngữ cũng kêu gọi Quốc hội Việt Nam khóa mới ra nghị quyết về Biển Đông.
Trong một diễn biến mới, các khẩu hiệu của cuộc biểu tình lần này đề nghị vinh danh cho các chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị tàu Trung Quốc giết trong đợt tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974, và các chiến sĩ Hải quân Quân Đội Nhân dân Việt Nam ở Trường Sa năm 1988.
Nhiều thanh thiếu niên, trí thức cầm biểu ngữ ghi tên các binh sĩ bị Trung Quốc giết trong hai trận hải chiến đọ́
Đoàn biểu tình cũng ủng hộ báo Đại Đoàn Kết, tờ báo duy nhất cho tới nay ở Việt Nam công khai kêu gọi vinh danh 74 binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và 64 binh sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988.
Họ cũng tới trước tòa báo Hà Nội Mới, hô khẩu hiệu phản đối tờ báo này đã từng đăng tải bài viết ca ngợi tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu, người có công lớn với Bắc Kinh trong cuộc chiến 1979.
'Yêu cầu về nhà'
̣̣Để phản đối công an Việt Nam đánh dân trong cuộc biểu tình tuần trước, đoàn người đã dừng lại hô khẩu hiệu khá lâu trước trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm.
Vụ đ̣ại uý Minh thuộc Công an quận này đạp vào mặt một người biểu tình bị bốn công an viên khác giữ chân tay hồi Chủ Nhật trước đã gây ra một làn sóng phẫn uất trong dư luận.
Trong tuần, một số nhân sĩ, trí thức ít lên tiếng về các vấn đề thời sự nay cũng công khai phản đối hành vi của đại uý nọ.
Chắng hạn nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã phát biểu trên mạng, phê phán sĩ quan công an gây ra bạo hành.
Bản thân nạn nhân cú đạp của đại uý Minh, anh Nguyễn Chí Đức đã ra đến Bờ Hồ, nhưng bị nhà chức trách 'yêu cầu đi về nhà', theo tường thuật của giới vận động trên mạng.
Tuy thế, cuộc tuần hành ngày Chủ Nhật này không xảy ra va chạm với nhà chức trách, có thể vì không diễn ra trước Đại sứ quán Trung Quốc mà tập trung ở khu Bờ Hồ.
Chủ Nhật tuần trước, nhà chức trách đã bắt gần 50 người nhưng sau thì cũng thả ra.
So với Hà Nội thì tại Sài Gòn, đô thị lớn nhất Việt Nam số cuộc biểu tình mang nội dung phản đối Trung Quốc diễn ra ít hơn nhiều và không hề có vào ngày 24/7.
Một nhà báo từ TPHCM giải thích với BBC trong tuần rằng "Trí thức Sài Gòn bị kiểm soát chặt hơn Hà Nội rất nhiều".
Hiện cũng đang có lời kêu gọi của một số trí thức Việt Nam tại Anh Quốc về việc tổ chức biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc tại London trưa 24/7 giờ địa phương.
No comments:
Post a Comment