Monday, July 18, 2011

TIN VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG





Hội Thảo An Ninh Biển Đông:
Những Điểm Tranh Luận

Hội thảo về An ninh Hàng Hải ở Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức ở thủ đô Washington đã kết thúc hôm thứ Ba, 21 tháng Sáu. Trong phần trao đổi khá sôi nổi vào lúc cuối ngày, một số câu hỏi đã được nêu lên với các diễn giả chính, kể cả những thắc mắc về bản đồ hình chữ U, vẽ vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền; và vì sao Hà nội không phản đối Bắc Kinh hồi năm 1974, khi Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa sau một cuộc chiến ngắn với hải quân Việt Nam Cộng hòa.


Phần thuyết trình của Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu các vấn đề Biển Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 20 tháng 6, 2011
Hình: Hoai Huong - VOA
Phần thuyết trình của Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu các vấn đề Biển Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 20 tháng 6, 2011

Hầu hết những người phát biểu, ngoại trừ các đại diện của Trung Quốc, đều cho rằng những lập luận được dùng làm cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn diện tích Biển Đông, không có tính thuyết phục.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn Chính Trị Học tại trường Đại Học George Mason ở thủ đô Washington, nói đòi hỏi đó của Bắc Kinh là không có cơ sở.

GS Nguyễn Mạnh Hùng: "Đó là đòi hỏi mà người ta cho là quá đáng, Trung Quốc nói đòi hỏi đó có cơ sở lịch sử, nhưng mà không ai chấp nhận cả! Không thuyết phục được ai cả, tại vì ông ấy vẽ cái đường lưỡi bò, đòi hết cả 80% biển Đông vì thế ông ấy bảo là các nước khác khiêu khích, chứ thực sự Việt Nam không có khiêu khích."

Bà Bonner Glaser là Giám đốc ban Trung Quốc Học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược Quốc tế: “Trung Quốc phải đáp ứng những quan tâm đã được nêu lên về tấm bản đồ 9 đoạn của họ.”


Về sự kiện Trung Quốc quy lỗi cho Việt Nam và Philippine là đã khởi động đợt leo thang căng thẳng kỳ này, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng chính Trung Quốc mới là bên gây hấn, sau khi cắt dây cáp các tàu dò tìm dầu khí Việt Nam.

Đả phá lập luận của báo chí Trung Quốc cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam đã khuấy động tình hình Biển Đông để đánh lạc hướng dư luận trong nước khỏi chú ý tới những vấn đề nội bộ, Tiến sĩ Thủy nói rằng chính Trung Quốc, bằng những hành động của mình, đã gây sự chú ý của dân chúng Việt Nam tới các vấn đề Biển Đông.


Tiến sĩ Trần Trường Thủy nói thêm rằng hình ảnh của Trung Quốc dưới con mắt người Việt đã xấu đi đáng kể, và giữa hai nước giờ đây cạnh tranh đang tăng, trong khi hợp tác ngày càng giảm.

GS Ngô Vĩnh Long: “Trung Quốc sẽ ngày càng cường điệu vấn đề Biển Đông và nhiều vấn đề khác, đe dọa an ninh của vùng Đông Nam Á, thì thế giới phải có trách nhiệm nói ra cho mọi người biết. Một cường quốc lớn như Mỹ có trách nhiệm đối với an ninh của khu vực Đông Nam Á bởi vì, như Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nói, đây là quyền lợi của Mỹ.”

Đó là ý kiến của giáo sư Ngô Vĩnh Long, giáo sư môn Quan hệ Quốc tế của Trường Đại học Maine, chuyên nghiên cứu các vấn đề Đông-Á và Đông Nam Á.


Có mặt trong cử tọa, Tiến sĩ Trần Đình Hoành, luật sư tư vấn trong các lĩnh vực đầu tư và di trú hành nghề ở Hoa Kỳ, bầy tỏ quan ngại về số phận của hàng ngàn ngư phủ Việt Nam, trong hai năm qua đã bị Trung Quốc bắt giữ và xách nhiễu. Ông kêu gọi Bắc Kinh hãy nghiêm túc xét việc hủy bỏ lệnh cấm đánh bắt cá mà nước này đã đơn phương áp đặt, từ tháng Năm cho tới tháng Tám năm nay.

Tiến sĩ Hoành: “Chúng ta phải hủy bỏ lệnh cấm đánh bắt cá, không thể ban hành lệnh cấm đó để cho hàng trăm, hàng ngàn ngư dân không có khả năng kiếm sống trong 3 tháng trời. Họ đã bị bắt giữ, và liên tục bị quấy nhiễu trong suốt mấy năm qua.”

Tiến sĩ Hoành cho rằng không thể nói tới một giải pháp lâu dài trong khi nhiều người bị tác động hàng ngày vì chính sách của Trung Quốc.


Tiến sĩ Hoành: “Muốn đạt một giải pháp hòa bình, lệnh cấm đánh bắt cá phải bị hủy bỏ, bởi vì nó tác động đến quá nhiều người, khi nhiều người bị tác động như thế, thì quý vị phải hiểu là nó sẽ ãnh hưởng tới tư duy và chính sách của chính phủ. Chính phủ Việt Nam không thể khoanh tay đứng yên, không làm gì cả.”

Tiến sĩ Hoành nhắc tới cuộc chiến giữa Trung Quốc với hải quân Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1974: “Năm 1974, một cuộc chiến đã xảy ra giữa Trung Quốc và quân đội miền Nam Việt Nam, khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc đó Việt Nam còn bị chia đôi. Cuộc chiến đó khẳng định rõ rệt một điều, đó là Việt Nam chưa bao giờ nhượng lại quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc. Tôi muốn công khai nêu lên tại diễn đàn này sự kiện đó, bởi vì chúng ta chưa ai nhắc tới nó, và tôi muốn bảo đảm chúng ta hiểu rõ vấn đề.”

Giáo Sư Carl Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia, xác nhận rằng hồi năm 1974, khi Trung Quốc chiếm phần phía nam quần đảo Hoàng Sa, Hà nội đã không lên tiếng phản đối.


GS Thayer: “Tôi có một bài viết đăng trong những năm 1990, trích lời người Việt Nam nói rằng chúng tôi không phản đối 'bởi vì kẻ thù lớn hơn của chúng tôi là đế quốc Mỹ, và vì thế chúng tôi không bình luận gì về vụ đó'; nhưng cũng vì thế mà người Trung Quốc bây giờ cứ mang điều đó ra mà khai thác.”

Về bức thư của ông Phạm văn Đồng, giáo sư Thayer nói ông đã xem qua tài liệu này, đoạn thư liên hệ chỉ có 3 câu, và chỉ để trả lời việc Trung Quốc nới rộng các vùng lãnh hải của họ ra ngoài phạm vi được quốc tế chấp nhận.


GS Thayer: “Điều duy nhất mà Việt Nam đã làm là ghi nhận chuyện Trung Quốc nới rộng phạm vi lãnh hải của họ. Thế thôi. Đó là theo tôi hiểu, từ lâu tôi không đọc lại tài liệu đó, báo chí Trung Quốc đã tung ra bức thư đó sau cuộc chiến tranh biên giới, nhưng nó không có dính dáng gì tới việc ủng hộ cái bản đồ chữ U (của Trung Quốc) bây giờ.”


Điểm này được Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng giải thích rõ hơn:

GS N.M.Hùng: “Ông ấy nói là ông Phạm văn Đồng viết cái công hàm, sau khi Trung Quốc nói là tôi có chủ quyền trên cái đảo đó, thì Việt Nam bảo tôi đồng ý với ông Chu Ân Lai, như vậy nhưng ông Việt Nam giải thích rằng ông chỉ đồng ý theo luật biển, mà luật biển là từ đảo ra chỉ có 12 hải lý thôi, chứ không phải nhận tất cả các đảo đó là của Trung Quốc.”

Một thành viên của một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách và chiến lược người Trung Quốc yêu cầu không nêu danh tính, bầy tỏ ý kiến như sau: “Trung Quốc có ý định tốt như bất kỳ quốc gia nào khác, tuy nhiên các cường quốc lớn, dù có ý tốt, có thể lâm vào tranh chấp vì một tính toán sai lầm, theo tôi, mở kênh thông tin để thảo luận với nhau là điều thiết yếu. Tôi nghĩ rằng chính phủ trung ương có thể đang cứu xét một thời điểm thuận tiện để có thể mở thảo luận.”

Bênh vực quan điểm của nhà nước Trung Quốc triệt để hơn là một nhân vật bị chất vấn nhiều nhất trong hội thảo 2 ngày, đó là Giáo sư Tô Hạo của trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc. Nói chuyện với Ban Việt Ngữ Đài VOA, Tiến sĩ Tô Hạo nói vấn đề Biển Đông nên được giải quyết trong nội bộ các nước Á châu.


Ông cho rằng trong kỷ nguyên mới và một trật tự thế giới tương lai, Châu Á không còn phải nhắm mắt đi theo các giá trị Tây Phương, mà ông cho là không còn hợp thời trong thời hiện đại, khi mà Á Châu, và người dân khu vực có một thế đứng mới. Ông đề nghị một giải pháp toàn Á Châu, không có sự can thiệp của phương Tây, để giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông.


Cử tọa tham dự Hội Thảo An Ninh Hàng Hải Biển Đông tại trụ sở CSIS hôm 20 tháng Sáu, 2011
Hoai Huong - VOA
Cử tọa tham dự Hội Thảo An Ninh Hàng Hải Biển Đông tại trụ sở CSIS hôm 20 tháng Sáu, 2011
Nhưng Trung Quốc không phải là bên duy nhất bị chất vấn, một số người có mặt trong cử tọa đã nêu lên tính mơ hồ trong sách lược của Hoa Kỳ liên quan tới cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, một người Philippines phát biểu như sau: “Điểm tôi muốn nêu ra ở đây là liệu có tốt cho khu vực hay cho Hoa Kỳ hay không, khi mà Hoa Kỳ duy trì tính mập mờ về chiến lược như thế... Trong các vấn đề chính trị và quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải rõ rệt để mọi người biết rõ đường đi nước bước của chúng ta, cũng giống như khi lái xe, muốn quẹo trái, chúng ta phải bật đèn báo hiệu trước, quẹo phải cũng thế, không làm như thế thì tai nạn rất dễ xảy ra. Tôi tin rằng sẽ có lợi cho khu vực nếu tất cả các bên liên quan minh định vị thế của mình. Chỉ khi nào mọi sự đều rõ rệt thì mới có hy vọng ổn định và duy trì ổn định khu vực.”

Giáo sư Ian Story thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore góp ý: “Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Điều ông nêu lên rất đúng. Về mặt chiến lược, tôi tin rằng cần phải tránh sự mập mờ và Hoa Kỳ cần đưa ra quan điểm rõ rệt hơn về vị thế của Washington trong các vấn đề Biển Nam Trung Hoa, nếu không, như ông nói, tai nạn dễ xảy ra đưa đến những hiểu lầm, nhận thức sai lạc, rồi rốt cuộc, đến những tính toán sai lầm.”

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Ernest Bower, người dẫn chương trình tại hội thảo An Ninh Hàng Hải tại Biển Đông, cũng đồng quan điểm.

Ông Ernest Bower: “Tôi cũng đồng ý với điều đó. Sự minh bạch và cách ứng xử rõ rệt không những của Hoa Kỳ, mà của tất cả các bên liên quan là điều thiết yếu.”

Một số điểm tranh cãi khác gồm định nghĩa pháp lý của các từ được dùng, thế nào thì gọi là đảo, thế nào là bãi đá ngầm, đâu là thềm lục địa...vv, một người trong cử tọa nêu ý kiến: “Câu hỏi đặt ra là có thể làm chủ một thềm lục địa hay không, có thể nào sở hữu một thềm lục địa trong triều đại nhà Tống hay không? Tôi cho rằng điều rất quan trọng là khi nói tới các khái niệm, chúng ta phải rất rõ rệt, phải bảo đảm những khái niệm ấy thích hợp với thực tế tại hiện trường.”

Xem ra một giải pháp cho vấn đề Biển Đông vẫn còn rất xa vời, và cuộc hội thảo An ninh Biển Đông có thể là khởi điểm của một cuộc tranh luận, hy vọng dẫn tới một tiến trình vô cùng phức tạp để tìm một giải pháp không quân sự cho cuộc tranh chấp vẫn đang leo thang từng giờ.

Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin mới nhất, xem phóng sự video, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com, hoặc các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/debate-on-south-china-sea-issues-csis-06-25-2011-124540784.html


Dư âm Hội thảo Biển Đông Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-06-24

Báo chí Việt Nam có được ‘một bữa tiệc thông tin thịnh soạn’ khi các học giả quốc tế dự Hội thảo An ninh Hàng hải Biển Đông ở Washington bác bỏ ‘Đường Lưỡi Bò’ phi lý mà Trung Quốc áp đặt.

RFA

Tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Việt Nam, đang thuyết trình tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông ở Washington DC hôm 20-06-2011.


Đã đến lúc phải lên tiếng công khai và mạnh mẽ

Trong cuộc hội thảo hai ngày 20-21/6 một người của Tòa Đại sứ Trung Quốc đã bất ngờ đặt câu hỏi cho phía Việt Nam, là nếu không có sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ liệu Việt Nam có phản ứng mạnh như vừa qua không và Việt Nam kỳ vọng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò gì trong cuộc tranh chấp này. Luật sư Nguyễn Duy Chiến cộng tác viên Học viện Ngoại giao Hà Nội đáp trả và được tán thưởng bằng những tràng pháo tay vang dội. Ông nói:
“Hoa Kỳ là một cường quốc. Và vai trò của một cường quốc là bảo vệ hòa bình thế giới trong đó có hòa bình ở Đông Nam Á.”
“Hoa Kỳ là một cường quốc. Và vai trò của một cường quốc là bảo vệ hòa bình thế giới trong đó có hòa bình ở Đông Nam Á.”
Luật sư Nguyễn Duy Chiến
GS Tô Hạo Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế trường Đại học Ngoại giao Bắc Kinh là học giả duy nhất của Trung Quốc tại cuộc hội thảo nói rằng, trong quá khứ tàu Trung Quốc đã từng cắt cáp thăm dò
Luật sư Nguyễn Duy Chiến thuyết trình tại buổi Hội thảo
Luật sư Nguyễn Duy Chiến thuyết trình tại buổi Hội thảo về An ninh Biển Đông hôm 21/6/2011. RFA photo
của tàu Việt Nam, nhưng vụ Bình Minh 02 Việt Nam phản ứng rất dữ dội hơn hẳn với truyền thống hành xử của mình và Trung Quốc hết sức ngạc nhiên trước phản ứng này.
Được yêu cầu nhận định về vấn đề vừa nêu, ông Nguyễn Trung cựu Đại sứ Việt Nam ở Úc và Thái Lan phát biểu từ Hà Nội:
- “Đây là sự cố công xuyên tạc của ông Tô Hạo, việc lần trước làm lần sau làm cùng một hành động, thì nó đều là hành động phi pháp trái luật pháp quốc tế mà tự ông Tô Hạo cũng thấy đó là những hành động hung hãn. Thế còn Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng rồi mà Trung Quốc vẫn cứ làm như vậy là thể hiện thái độ kiên trì theo đuổi chủ trương đã định sẵn của Trung Quốc không có gì bào chữa được hết.”

Cùng về việc tại sao Việt Nam đã không sớm đánh động dư luận sau khi Trung Quốc thường xuyên gây hấn trên Biển Đông từ 2007. Những vụ cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Việt Nam đã từng xảy ra mà người dân Việt Nam không được thông tin. Ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư ký báo Doanh Nghiệp từ Saigon phát biểu:
- “Con giun xéo mãi cũng quằn, tôi nghĩ những vụ việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam trên Biển Đông thì chính phủ Việt Nam đã có những trao đổi quan hệ và phản kháng tuy trong âm thầm muốn tạo ra sự thân thiện hòa hợp giữa hai nước. Và đến lúc Việt Nam phải lên tiếng một cách công khai và mạnh mẽ. Trung Quốc đã thấy được phản ứng của quốc tế đối với việc mình làm như thế nào. Tôi nghĩ rằng dân chúng Việt Nam biết rất rõ về những sự việc xảy ra như vậy, nhưng báo chí Việt Nam không đưa tin.”
Con giun xéo mãi cũng quằn, tôi nghĩ những vụ việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam trên Biển Đông thì chính phủ Việt Nam đã có những trao đổi quan hệ và phản kháng tuy trong âm thầm muốn tạo ra sự thân thiện hòa hợp giữa hai nước. Và đến lúc Việt Nam phải lên tiếng một cách công khai và mạnh mẽ.
Sau cuộc hội thảo do CSIS Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức tại Thủ đô Washington qui tụ những học giả tầm cỡ của thế giới, Việt Nam đã chọn được ba đại biểu có cách ứng xử mà người tham dự cho là trên mức trông đợi, để giúp tranh thủ được sự ủng hộ của công luận quốc tế. Tuy vậy, sau khi Trung Quốc leo thang gây hấn ngay trên vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, trên các diễn đàn mạng nhiều nhà trí thức học giả đặt vấn đề là chính phủ phải công khai minh bạch cho nhân dân biết lập trường và thái độ ứng xử của mình đối với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là tại sao chính phủ lại chưa thể


Các quốc gia có phần nào quyền lợi ở Biển Đông. Source uschina-institude
Các quốc gia có phần nào quyền lợi ở Biển Đông. Source uschina-institude
hiện được phong cách mà người dân mong muốn. Ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư ký báo Doanh Nghiệp từ Saigon phát biểu:
- “Những cuộc xuống đường của nhân dân TP.HCM và Hà Nội cũng một phần nào biểu lộ thái độ của mình đối với những động thái chậm chạp và không rõ ràng của chính phủ trứơc những vấn đề xảy ra ở Biển Đông. Việc ba học giả Việt Nam phát biểu một cách sòng phẳng và minh bạch ở một cuộc hội thảo, tôi vẫn không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại không có được sự sòng phẳng và minh bạch như vậy.”

Hội thảo CSIS đã được tổ chức vào đúng thời điểm

Việt Nam khá may mắn khi Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Quốc tế CSIS tổ chức cuộc hội thảo An ninh Hàng hải Biển đông. CSIS là một tổ chức phi lợi nhuận đặt trụ sở tại Thủ đô Hoa Kỳ Washington, CSIS có tầm cỡ quốc tế được thành lập từ đầu thập niên 1960, Trung tâm này cung cấp các giải pháp chiến lược và chính sách cho các nhà hoạch định chính sách của chính phủ, các định chế quốc tế, cho khu vực tư và xã hội dân sự.
đấy là cuộc hội thảo phù hợp với nhìn nhận chung của công luận của thế giới về những gì đang xảy ra ở trên Biển Đông, thế còn quan điểm và lập trường của Việt Nam về mọi chuyện trên Biển Đông thì tôi nghĩ là rất rõ, hội thảo cũng nói lên sự đồng tình rất rõ
Cựu Đại sứ Nguyễn Trung
Những cuộc hội thảo về tranh chấp Biển Đông đã từng được nhiều viện nghiên cứu ở các nước tổ chức nhưng chưa khi nào nóng bỏng và nhiều cảm xúc như cuộc hội thảo 20-21/6 ở Thủ đô Hoa Kỳ.
Cựu Đại sứ Nguyễn Trung từ Hà Nội nhận định:
- “Tôi rất hoan nghinh hội thảo của CSIS, đấy là cuộc hội thảo phù hợp với nhìn nhận chung của công luận của thế giới về những gì đang xảy ra ở trên Biển Đông, thế còn quan điểm và lập trường của Việt Nam về mọi chuyện trên Biển Đông thì tôi nghĩ là rất rõ, hội thảo cũng nói lên sự đồng tình rất rõ. Tôi hy vọng ít nhất hội thảo cũng làm rõ được vấn đề và thứ hai cũng nhấn mạnh thêm nữa là Trung Quốc phải ngồi vào đàm phán với tất cả các bên hữu quan để mà tìm ra các giải pháp, lúc này mà còn tiếp tục các biện pháp gây căng thẳng rồi gây mất ổn định trên Biển Đông thì nó chả phù hợp với dư luận chung. Cái này đã được thể hiện rất rõ trong cuộc hôi thảo.”
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái cho rằng cuộc hội thảo an ninh hàng hải Biển Đông ở Thủ đô Hoa Kỳ có những thông tin nóng sốt như một bữa tiệc thịnh soạn cho báo chí trong nước, nhưng ông cảm thấy là báo chí có vẻ hơi ‘kiêng khem’:
-“Tôi cũng không hiểu là làm sao, phản ứng của ba đại diện Việt Nam nghe ‘quá đã’ như vậy mà báo chí
Tàu Bình Minh 02
Tàu Bình Minh 02 sau khi bị các tàu hải giám Trung Quốc bao vây cắt cáp, đã cập cảng Nha Trang để làm công tác hậu cần, sửa chữa nhẹ. Ảnh: PetroTimes
Việt Nam không tường thuật đầy đủ các chi tiết cho dân chúng biết. Phản ứng của ba đại biểu Việt Nam đã đưa tới kết quả rất tốt là quốc tế đã ủng hộ và đứng về phía việt Nam và tôi nghĩ phía Trung Quốc cũng lúng túng trong hội thảo này.”
Tôi cũng không hiểu là làm sao, phản ứng của ba đại diện Việt Nam nghe ‘quá đã’ như vậy mà báo chí Việt Nam không tường thuật đầy đủ các chi tiết cho dân chúng biết. Phản ứng của ba đại biểu Việt Nam đã đưa tới kết quả rất tốt là quốc tế đã ủng hộ và đứng về phía việt Nam
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái
Mọi căng thẳng trên Biển Đông đều bắt nguồn từ chủ quyền lãnh hải ‘đường lưỡi bò 9 điểm’ do Trung Quốc đơn phương áp đặt. Đây là một yêu sách tham lam, thiếu căn cứ pháp lý và đi ngược lại công ước về luật Biển mà Trung Quốc là một thành viên. GS Tô Hạo học giả của Bắc Kinh đã không thể biện giải trước các chất vấn của các học giả thế giới về thực chất đường lưỡi bò, bản đồ 9 điểm hình chữ U thể hiện điều gì và dựa trên chứng lý nào.
Tham vọng của Trung Quốc muốn làm bá chủ Biển Đông đã bị bóc trần tại Hội thảo An ninh Hàng hải Biển Đông do CSIS tổ chức ở Washington, hy vọng những gì đúc kết từ Hội thảo sẽ đóng góp một cách hữu ích cho Diễn đàn an ninh ASEAN (ARF) tổ chức vào tháng 7 sắp tới và Hội nghị Thượng đỉnh Đông á vào tháng 10 tại Indonesia.
Cùng với các chuyên gia học giả hàng đầu thế giới về vấn đề Biển Đông, các quan chức cấp cao, các nhà quản lý và giới truyền thông, các đại diện Việt Nam TS Trần Trường Thủy, Giám đốc chương trình nghiên cứu Biển Đông, Luật sư Nguyễn Duy Chiến thuộc Học viện Ngoại giao và TS Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao, quả thật đã cùng nhau để lại những dư âm đầy thú vị.


Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan
Việt Long, phóng viên RFA
2011-06-25

Hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật, một hành động chưa từng có, sau khi tố giác tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận, hai lần tấn công các tàu nghiên cứu của Việt Nam, trong vòng một tháng vừa qua.

AFP

Biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila, Philippines ngày 08/06/2011, tố cáo Trung Quốc "bắt nạt" Philippines trong tranh chấp quần đảo Trường Sa.

Trong khi người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, tuyên bố Bắc Kinh sẽ không sử dụng vũ lực, thì trận đấu khẩu ngoại giao vẫn tiếp diễn. Lực lượng những người dân gọi là “yêu nước” của cả hai nước đều tỏ ra bừng bừng khí thế. Nguy cơ không nhỏ của chiến tranh khi ẩn khi hiện.

Cuộc đối đầu cho thấy những thách thức đáng kể mà Trung Quốc phải đối diện để bảo vệ sự công bố chủ quyền ở biển Đông gây nhiều tranh cãi. Từ lâu Trung Quốc đã công bố quyền sở hữu hải phận chung quanh các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bác bỏ sự xác lập chủ quyền của các nước láng giềng.

Tạo thêm mâu thuẫn

000_Hkg4999757-250.jpg
Giới trẻ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hôm 12/6/2011 tại Hà Nội. AFP Photo.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc nhìn chung thì cũng gắng bắt chước Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt trong thế kỷ 20 trước đây, để “nói ngọt nhưng trong tay mang gậy lớn”.

Lần đầu tiên dự cuộc Đối thoại về chiến lược Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nhắc lại là “Bắc Kinh luôn kiên trì theo đuổi con đường phát triển hòa bình” và nước ông “không có hành động bá quyền hay bành trướng quân sự”.

Lời đó không thuyết phục được các nước láng giềng. Họ tin rằng lời hòa dịu êm tai của Bắc Kinh chỉ ẩn dấu thêm những hành động thô bạo ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Với một căn cứ hải quân tương đối mới ở đảo Hải Nam, một hạm đội hiện đại, Trung Quốc giàu khả năng hơn trong việc dọa dẫm láng giềng. Nhiều dấu hiệu cho thấy họ càng ngày càng sẵn sàng làm như vậy.

Tuần qua Việt Nam đã tố giác hành động của Trung Quốc là một hành động có dự mưu, tính toán cẩn thận, để tấn công chiếc tàu thăm dò khai thác dầu của Việt Nam. Philippines cũng lên án nhiều tàu Trung Quốc đã có hành động bắt nạt tàu của Philippines, thậm chí còn bắn vào những ngư dân không vũ trang hồi cuối tháng giêng. Manila còn có hành động tượng trưng để thách thức Trung Quốc, đặt lại tên biển Nam Trung Hoa là biển Tây Philippines, và nhổ bỏ một số cọc Trung Quốc cắm trong vùng biển Trường Sa.

Sự quả quyết trong hành động xác định chủ quyền ở biển Đông, hay biển Nam Trung Hoa, có thể làm hài lòng một số người ở Bắc Kinh, nuôi dưỡng tinh thần quốc gia và yểm trợ lời kêu gọi xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh, vươn xa. Tuy nhiên ít ra trong thời gian sắp tới những hành động nặng tay có thể không lợi cho Trung Quốc.

Chiếc dù an ninh của Mỹ

jmc250.jpg
Thượng Nghị Sĩ John McCain đang phát biểu tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông ở Washington DC hôm 20-06-2011. Photo courtesy of CSIS.
Phản ứng của các nước liên quan đến vấn đề chủ quyền biển Đông đã làm mối quan hệ giữa Bắc Kinh với khu vực này thêm rắc rối, và có vẻ đang khiến những nước này lui về nhờ vả chiếc dù an ninh của Mỹ. Tháng qua, Việt Nam, Philippines và một số nước khác đã kêu gọi Mỹ giúp đỡ. Khu trục hạm Chung-Hoon, thuộc lại tối tân của hải quân Hoa Kỳ, đã được lệnh vào vùng để “bảo đảm tự do lưu thông”.

Trung Quốc đang chạm phải sự mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng về giải pháp cho biển Đông. Bắc Kinh muốn giải quyết song phương với từng nước nhỏ hơn để dễ đạt được sự nhượng bộ. Các quốc gia này lại muốn theo đuổi đường lối đa phương, để những chú tí hon xúm lại lại chống anh khổng lồ đồng thời chung nhau chiếc dù che của Mỹ, khi hạm đội 7 thong dong vượt sóng ở phía chân trời.

Đối với Trung Quốc, muốn tránh đường lối đa phương thì phải có chiến lược “gài nêm” để dụ dỗ từng nước liên quan tách ra, bỏ rơi các nước kia, tránh xa Mỹ. Trung Quốc đã thử cả bàn tay bọc nhung lẫn tay bọc sắt, lúc thì kêu gọi cùng khai thác chung, lúc thì lên gân khoe bắp thịt quân sự. Cả hai lối đều vô hiệu.

Biện pháp ngoại giao sẽ đưa các quốc gia đối thủ vào bàn thương nghị, nhưng Trung Quốc sẽ không ở vị thế giữ nhiều được quyền quyết định. Thêm nữa, một Trung Quốc hiền dịu cũng không dọa được Đông Nam Á đừng đoàn kết.

Nhưng dùng bàn tay sắt cũng đem lại không ít khó khăn. Bắc Kinh có khát nhiên liệu đến mấy cũng không khao khát tung ra chiến tranh trong một khu vực mà hải quân Hoa Kỳ vẫn giữ quyền lãnh đạo chỉ huy, và việc bảo vệ lãnh thổ lãnh hải sẽ đem lại những chi phí lớn lao về kinh tế, và tổn thất về ngoại giao. Chưa nói đến hành động quân sự, chỉ cần đe dọa quân sự cũng đủ khiến láng giềng vội ngả theo Mỹ để được giúp, và làm cho Trung Quốc mang tai tiếng nói một đằng làm một nẻo.

Sách lược của Bắc Kinh hiện nay cho thấy rõ nỗ lực chèo lái giữa hai chiến thuật mềm và cứng đó. Một mặt đe dọa để các đối thủ kết hợp lập trường xác định chủ quyền, một mặt lại lẩn ra ngoài những đụng chạm để chờ thời cơ khi lực lượng hải quân Trung Quốc có thể cân bằng được những lợi và hại trong toàn khu vực. Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh bi nguy cơ gây tổn hại cho chiến lược tương đối thành công, là chiến lược “tấn kích êm đềm” ở Đông Nam Á, đồng thời lại tạo nuôi dưỡng những lực lượng có thể gây nên những cuộc xung đột ngoài ý muốn.

(Nguồn: CNN/John D. Ciorciari, giáo sư Đại học Michigan)

Theo dòng thời sự:

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trả lời phỏng vấn RFA ngay khi đến Mỹ
2011-06-24

Ngay sau khi được Việt Nam trả tự do và trục xuất sang Hoa Kỳ, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt.

RFA

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy (trái) cùng con gái sau khi đến California hôm 24-06-2011.


Nhà văn, nhân vật bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy vừa được chính phủ Việt Nam trả tự do nhờ sự can thiệp của chính phủ Hòa Kỳ và dân biểu Loretta Sanchez.

Dưới đây là nội dung cuộc trả lời phóng vân của Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy với phóng viên Việt Hà, sau khi bà đặt chân đến thành phố San Francisco, tiểu bang California.

Vẫn đam mê cầm bút

Việt Hà: Trước hết xin cám ơn Chị đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn và chúc mừng Chị được trả tự do, sang đến Mỹ an toàn. Muốn hỏi chị là khi đặt chân đến Hoa Kỳ, cảm giác đầu tiên của Chị là gì?

Trần Khải Thanh Thủy: Cảm giác đầu tiên của tôi là đi từ địa ngục đến thiên đường, và thậm chí vẫn không tin đó là sự thật.

Việt Hà: Chị có thể cho biết hoàn cảnh khi nhận được tin dược trả tự do là hoàn cảnh như thế nào, và lúc nhận được tin đó thì chị có cảm nghĩ ra sao?

Cảm giác đầu tiên của tôi là đi từ địa ngục đến thiên đường, và thậm chí vẫn không tin đó là sự thật.

Trần Khải Thanh Thủy

Trần Khải Thanh Thủy: Tin này là tin được giữ bí mật cho đến phút chót. Mãi cho đến 3 giờ rưỡi chiều ngày 23/6 ở Việt Nam, tôi vẫn đang ở trong buồng giam, vẫn đang quần cộc, áo ba lỗ đánh vật với cái nóng gió Lam Sơn, nóng tới 37, 38 độ mà không có điện có quạt gì cả, thì cán bộ trại giam vào nói với tôi là chị mặc quần áo trại vào để ra gặp cán bộ.

Tôi cứ nghĩ là lại ra gặp cán bộ trại bình thường thôi, tôi cũng vội vàng mặc bộ quần áo của trại dầy, nặng, cũ kỹ, đội cái nón mê, đi theo cán bộ trại ra ngoài thì mới thấy lố nhó bóng dáng công an, an ninh mặc thường phục. Tôi đoán là sẽ có một biến cố gì đó đến với mình. Họ chỉ cho phép tôi được chuẩn bị có 5 phút, bảo rằng phía Mỹ đã bố trí vé máy bay cho tôi và bay ngay trong đêm nay, bây giờ vào lôi đồ đạc ra để họ đưa tôi đi.

do-thuy-tien200.jpg
Cô Đỗ Thủy Tiên, con gái nhà văn Trần Khải Thanh Thủy hiện đang ở Pháp, ảnh chụp năm 2010. RFA File Photo.

Lúc ấy tôi vui mừng như là hai đầu gối reo hát trên nền gạch, run hết cả tay chân, cuống hết cả lên, không ngờ là sau 21 tháng trời chịu đựng, đến giờ phút ấy tự do đã lạc bước đến với mình.

Ngay lập tức tôi vào chuẩn bị các thứ, nhưng cũng không được phép chuẩn bị gì nhiều vì họ đi theo, nên tôi chỉ xách có cái túi. Lúc đó tôi vẫn còn đội cái nón mê ở trên đầu, họ bảo là bỏ cái nón lại chứ.

Việt Hà: Như vậy chị không kịp gặp anh Tân chồng chị ạ?

Trần Khải Thanh Thủy: Cả nhà tôi đợi ở sân bay Nội Bài, họ ấn định cho phép gặp nhau từ khoảng 8 giờ đến 9 giờ. Nhưng thực tế là khi tôi đến sân bay thì gia đình tôi vẫn chưa được vào, sau đó thì họ có bố trí cho gặp trong khoảng nửa tiếng dưới sự giám sát của họ, nhưng thực tế thì tôi nghĩ chỉ khoảng 15 phút, gồm có cả mẹ, em trai, em dâu và 2 cháu, đồng thời có cả chồng tôi.

Việt Hà: Từ lúc nhận được tin được trả tự do và phải đi ngay lập tức, đến bây giờ chị có nghĩ lại những hoạt động của mình ở Việt Nam, có tiếc là mình chưa làm được gì và nếu được làm lại, chị có mong muốn làm gì không?

Trần Khải Thanh Thủy: Nói chung đam mê của tôi là đam mê cầm bút và tính tôi là tính bộc trực thẳng thắn, từ bé đã ăn sâu trong máu rồi, nên tôi nghĩ là cứ phải sống thật với lòng mình, phải trung thực, vì trung thực là động lực để xã hội phát triển. Vì thế tôi hoàn toàn không tiếc nuối gì cả, nếu sau này có sống lại kiếp sau thì tôi cũng vẫn như thế thôi.

Sẽ tiếp tục đấu tranh

Việt Hà: Mọi người đều biết chị là người đấu tranh cho dân chủ, đấu tranh cho những người dân bị thiệt thòi, thế thì khi sang đến đất Mỹ xa xôi như thế này làm sao chị có thể tiếp tục con đường đó? Chị có nghĩ sẽ tiếp tục con đường đấu tranh đó không và chị sẽ làm gì?

Trần Khải Thanh Thủy: Nói thật ra, nếu như ở Việt Nam tôi không phải ở trong tù, nếu tôi được phép viết bài, được phép cầm bút, sử dụng ngòi bút dù chỉ là viết những bài bình thường thôi, thì có lẽ tôi cũng chẳng nghĩ đến chuyện phải chuyển bàn viết từ Hà Nội sang Mỹ. Tôi vẫn muốn ở lại để tiếp tục tranh đấu.

Như lần trước khi tôi ra khỏi tù, rất nhiều người bảo rằng chị đi sang Mỹ luôn đi, nhưng tôi nghĩ rằng khi con chim bị nhốt trong lồng, tiếng kêu của nó càng tha thiết, càng gợi cảm, càng thương tâm bấy nhiêu. Còn nếu con chim hòa giữa trời xanh thì nó sẽ bị lẫn với muôn vàn con chim khác. Vì thế cho nên tôi chấp nhận ở lại Việt Nam sau thời điểm ra tù lần trước, nhưng đến lần này vào trong tù thì kinh khủng quá, nó tước đoạt hết mọi quyền tự do của mình, cô lập mình.

Việt Hà: Bây giờ sang Mỹ, trước mắt chị có kế hoạch sẽ làm gì không?

Tôi sẽ tiếp tục cầm bút để giáng thẳng vào đầu Cộng Sản, những cái mà nó làm cho đời tôi điêu đứng, cũng như là những cái mà tước đoạt vận mạng dân tộc mình.

Trần Khải Thanh Thủy

Trần Khải Thanh Thủy: Tất nhiên kế hoạch thì rất nhiều, nhưng kế hoạch đầu tiên vẫn là được sống theo đúng ý mình, vì nước Mỹ vẫn là nước có nền tự do sớm nhất thế giới. Sang đây tôi sẽ tiếp tục cầm bút để giáng thẳng vào đầu Cộng Sản, những cái mà nó làm cho đời tôi điêu đứng, cũng như là những cái mà tước đoạt vận mạng dân tộc mình.
Phương châm sống của tôi là dùng tình thương để đưa hận thù, nhưng với Cộng Sản thì không thể nào dùng tình thương, không thể nào quên được những mối hạn mà Cộng Sản đã gây cho cá nhân tôi, cho gia đình tôi cũng như cho cả đất nước Việt Nam.

Việt Hà: Nếu có một lời nhắn nhủ cho những người còn ở lại Việt Nam, những người đã cùng chị tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, thì chị muốn nhắn gửi gì ạ?

Trần Khải Thanh Thủy: Nếu được phép thì tôi sẽ nói nói là xin mọi người hãy tiếp tục đứng lên, hãy tiếp tục tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự tự do, dân chủ, độc lập và hạnh phúc, chứ không phải là thứ tự do giả hiệu.

Đường đi của những nhà tranh đấu, những nhà dân chủ là đường đi muôn vàn khó khăn, bởi vì những người đi tiên phong bao giờ cũng gặp kiếp nạn. Người ta gặp kiếp nạn vì những cái xấu, cái ác của xã hội do cái đảng này lãnh đạo vẫn còn quá là nhiều, quá là mạnh.

Nhưng sự hy sinh của cái mới non trẻ không bao giờ là vô ích, cụ thể như là cá nhân tôi. Sự hy sinh của cái mới nó sẽ thổi bùng lên ngọn lửa khát khao về tự do, về độc lập, về nhân quyền, và đấy chính là khúc ca bi trang mà bây giờ tôi được hưởng. Cho nên mọi người hãy nhìn vào tấm gương tôi và hãy mạnh dạn đứng lên để đấu tranh với độc tài. Việt Nam bây giờ không còn là ốc đảo nữa, Việt Nam bây giờ đã hội nhập toàn cầu, sự tàn khốc của Cộng Sản đối với những người đấu tranh nhân quyền thì cả thế giới sẽ biết tới và sẽ có cả một hàng rào nhân ái của bà con vây bọc, để cho đảng Cộng Sản phải biết dừng lại và phải biết xấu hổ về việc làm của họ. Không việc gì phải sợ hãi cả.

Việt Hà: Cám ơn Chị rất nhiều và hy vọng sớm gặp Chị ở Washington D.C.

Trần Khải Thanh Thủy: Vâng ạ. Nếu được thế thì tốt quá.

Việt Hà: Vâng, xin cám ơn Chị.


20 phụ nữ Việt bị bắt ở Singapore

Phụ nữ

Một số phụ nữ bị bắt trong cuộc vây bắt ở Singapore (Hình: Straits Times)

Hai mươi phụ nữ Việt Nam vừa bị bắt trong một cuộc tập kích của cảnh sát Singapore tại một quán rượu ở đảo quốc này hôm thứ Tư, theo tờ báo Straits Times hôm 25 tháng Sáu.

Trong cuộc vây bắt này, một số trong các phụ nữ trên được cho biết là đã bị các cảnh sát mặc thường phục bắt giữ trong lúc đang quan hệ tình dục với khách hàng tại quán rượu ở khu vực Joo Chiat.

Báo chí địa phương cũng cho biết các giới chức cảnh sát khi đột nhập vào trong quán rượu vào khoảng 9h tối đã tìm thấy các phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 34 đang ăn mặc hở hang hoặc hầu như không ăn mặc gì.

Đa số các phụ nữ này được phát hiện không có giấy tờ nhập cư hay làm việc phù hợp và họ đã được đưa đi trên một chiếc xe cảnh sát để điều tra.

Vẫn theo báo chí Singapore, các khách hàng tại quán rượu cho hay đây là lần thứ hai cảnh sát tiến hành đột kích.

Tháng trước, 12 phụ nữ Việt Nam, tuổi từ 17 và 26, đã bị bắt tại một quán rượu ở Joo Chiat vì các hành vi được cho là liên quan tới tệ nạn xã hội.

Trong năm 2009, cảnh sát Singapore đã bắt giữ 7.614 phụ nữ nước ngoài bị nghi ngờ tham gia vào các hoạt động liên quan đến bán dâm hoặc tệ nạn xã hội, tăng từ con số 5.047 người trong năm 2008, theo tờ Straits Times.

Lừa đảo

Hôm 20 tháng Năm, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội của Bộ Công an (C45) thông báo với truyền thông Việt Nam rằng các giới chức đã phá hàng loạt chuyên án mua bán phụ nữ từ Việt Nam ra nước ngoài làm gái bán dâm.

Trong số đó, cơ quan điều tra cho biết có một vụ lừa đảo nghiêm trọng đưa nhiều thôn nữ từ tỉnh Tây Ninh và các tỉnh phía Nam sang Singapore rồi ép buộc họ làm gái mại dâm, theo tờ báo mạng VnExpress.net

Nhà chức trách cho hay cơ quan công an của Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng Cảnh sát Quốc tế (Interpol) và cảnh sát 13 tỉnh, thành trong nỗ lực điều tra và phát giác đường dây buôn bán phụ nữ sang Singapore với sự tham gia của rất nhiều đầu mối mà trong đó có vụ lừa đảo đã đưa khoảng 50 phụ nữ từ Tây Ninh và Long An, xuất cảnh qua ngả phi trường Tân Sơn Nhất.

Báo chí trong nước cũng cho hay trong vụ phát giác này, 17 nạn nhân trong ba đường dây đã được giải cứu.

12 người liên quan tới đường dây đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi mua bán người

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110625_viet_streetgirl_singapore.shtm

No comments: