Sunday, July 24, 2011

TIN BIỂN ĐÔNG



Từ chỗ xa dân đến mất dân...
2011-07-19

Chủ Nhật 17 tháng Bảy vừa rồi, khung trời “não nề” lại bao phủ Saìgon và Hà Nội, như nhà thơ Đỗ Trung Quân mô tả:

RFA screenshot

Người dân phải chịu cảnh đạp lên đầu lên cổ đến bao giờ.


“Giữa nắng mặt trời
Ngày
Chủ nhật
Não nề
Không thể
Não nề
Hơn”

Ươn hèn với giặc, tàn bạo với dân

Bối cảnh “não nề” đó không làm chùn bước nhà thơ Đỗ Trung Quân khi anh bày tỏ quyết tâm trong bài tựa đề “Chúng ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo. Trừ…”, qua đó, tác giả không quên cảnh báo việc công an đàn áp người biểu tình yêu nước:

“Rõ rồi nhé
Rõ mồn một nhé
Người Việt trấn áp người Việt nhé
Người Việt đánh đập người Việt nhé
Vì tội tày trời: Chống bọn cướp của giết người”
“Bọn cướp của giết người” này, ai cũng đã rõ, phát xuất từ Phương Bắc.


Thưa qúy vị, thêm một lần nữa – cũng như rất nhiều lần trước đó – binh lính TQ trang bị súng máy, dùi cui, lại giở “độc chiêu” cố hữu đánh đập ngư dân VN và trấn lột 1 tấn cá hôm mùng 5 tháng 7 này trước sự im lặng và “biền biệt” khó hiểu của các lực lượng, quan chức hữu trách VN, giữa lúc người dân trong nước tiếp tục bị công an VN thẳng tay đàn áp chỉ vì – nói theo lời nhà thơ Đỗ Trung Quân – “Tội tày trời: Chống bọn cướp của giết người”!
Có lẽ đây là một lý do khiến tác giả mạng “myhoangsa” nêu một loạt nghi vấn khẩn cấp:

"Bộ đội đâu? công an đâu? cảnh sát biển đâu? lính thủy đánh bộ đâu? bộ ngoại giao đâu? bà phương nga
Chính quyền đã làm được gì để bảo vệ những ngư dân...Hình ảnh của báo chí Trung Quốc
Chính quyền đã làm được gì để bảo vệ những ngư dân...Hình ảnh của báo chí Trung Quốc
đâu? sao cứ để dân VN bị lính tầu CS đánh giết hoài vậy? công an cộng sản VN đã không bênh vực nhân dân lại còn bắt bớ những người lên tiếng phản đối hành động cướp biển của giặc tầu là làm sao?"

Bộ đội đâu? công an đâu? cảnh sát biển đâu? lính thủy đánh bộ đâu? bộ ngoại giao đâu? bà phương nga đâu? sao cứ để dân VN bị lính tầu CS đánh giết hoài vậy? công an cộng sản VN đã không bênh vực nhân dân lại còn bắt bớ những người lên tiếng phản đối hành động cướp biển của giặc tầu là làm sao?
myhoangsa
Hôm Chủ nhật vừa rồi – Chủ nhật lần thứ bảy liên tiếp diễn ra cuộc biểu tình chống TQ xâm lược, người dân Việt yêu nước tại Hà Nội lại gặp vô vàn khó khăn khi bị công an nhân dân đàn áp, như 1 trong những nhân sĩ trí thức tham gia biểu tình,

TS Nguyễn Quang A, cho biết: "Lần này họ dùng bạo lực trấn áp nhiều hơn."

Mạng “Nữ Vương Công Lý” không khỏi không báo động rằng: “…lực lượng cảnh sát rất thô bỉ: chửi tục và đánh đập không tiếc tay những người yêu nước. Tiếng kêu của những người yêu nước chìm trong mớ hỗn độn của những lời tục tĩu của lực lượng công sai”.

Còn tại Saigòn thì sao ? Theo nhiều bloggers , số người biểu tình bị bắt khoảng 50 người, khi phía công an hành động, như một số người có lòng với quê hương đất nước mô tả:

"Hành động của công an rất thô bạo và ngôn ngữ thô bỉ; Họ dùng từ ngữ thô tục, dùng những từ ngữ mà chỉ có côn đồ mới dùng thôi."

Và, những hình ảnh đó lại làm cho nhà thơ Đỗ Trung Quân bất nhẫn, rằng:

Cái gì cũng tù mù
Nhưng
Trấn áp
Thì công khai.
Bóp cổ , khiêng vác, chửi thề, đánh nóng, đánh nguội
Rất minh bạch.
Hỡi những người anh em
Đánh đồng bào mình có vui không ?
Bắt đồng bào mình có sướng không ?
Rong tảo Hoàng Sa không xanh nữa
San hô Hoàng Sa đỏ màu máu
Và, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng không khỏi không bùi ngùi:
Có nơi nào trên thế giới này
Như Việt Nam hôm nay
Bắt cả đàn ông lẫn phụ nữ. Source danlambao
Bắt cả đàn ông lẫn phụ nữ. Source danlambao
Yêu nước là tội ác
Biểu tình chống ngoại xâm bị “nhà nước”bắt?”
“…lực lượng cảnh sát rất thô bỉ: chửi tục và đánh đập không tiếc tay những người yêu nước. Tiếng kêu của những người yêu nước chìm trong mớ hỗn độn của những lời tục tĩu của lực lượng công sai”.
nuvuongcongly

Tội ‘nặng nhất” trong hiến pháp”?

Điều gọi là “tội yêu nước” ấy khiến blogger Nguyễn Hưng Quốc dám chắc trên thế giới này, kể cả VN, không ở đâu ghi cái “Tội yêu nước” trong Hiến pháp cả.

Vậy mà, vẫn theo GS Nguyễn Hưng Quốc, “trên thực tế, nó lại bị xem là 1 cái tội, thậm chí, tương đương với cái tội được ghi là ‘nặng nhất” trong hiến pháp” VN. GS Nguyễn Hưng Quốc nhớ lại:

"Chỉ xin mọi người nghĩ và nhớ đến những người bị bắt bớ chỉ vì “tội” duy nhất là chống lại Trung Quốc, và một phần nhỏ, nạn độc tài trong nước, như nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, blogger Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Còn nữa.
Những người vì tham gia các cuộc biểu tình chống sự gây hấn và xâm lấn của Trung Quốc trong các ngày Chủ nhật… vừa qua mà bị công an bắt bớ, quấy nhiễu và đe dọa, đã phạm tội gì? Vâng, tất cả những người đó đã phạm tội gì? Câu trả lời không thể tránh được: Tội yêu nước. Tôi cho không có gì phản ánh đầy đủ diện mạo của nhà cầm quyền bằng sự kiện biến lòng yêu nước thành một cái tội.
"
Những người vì tham gia các cuộc biểu tình chống sự gây hấn và xâm lấn của Trung Quốc trong các ngày Chủ nhật… vừa qua mà bị công an bắt bớ, quấy nhiễu và đe dọa, đã phạm tội gì? Vâng, tất cả những người đó đã phạm tội gì? Câu trả lời không thể tránh được: Tội yêu nước.
GS Nguyễn Hưng Quốc
Cảnh nhiễu nhương như vậy khiến blogger Hà Văn Thịnh “Không thể hiểu nỗi”. Theo GS Hà Văn Thịnh, thì cung cách hành xử vừa vô lý vừa kém cỏi của các cơ quan chức năng” thể hiện tâm trạng bối rối của họ phát xuất từ “ cái ‘tầm’ thiển cận của hiểu biết, nghèo đói về nghĩ suy, thiếu vắng về phương pháp, đau đớn về lòng tự trọng và sụp đổ về niềm tin”, khiến ông ngồi trước máy tính mà “chỉ còn có thể thở dài rồi nói với cái máy tính lặng câm: Tại sao lại thế?”

GS Hà Văn Thịnh nhận xét:

"Nếu các vị có chức quyền lo sợ ‘từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa’ thì cách hay nhất, hợp lý nhất không phải là đàn áp mà là vừa tự sửa mình, vừa đồng thuận với Lòng Dân (Lòng Dân ở đây bao gồm cả Tổ Tiên,
Không kém gì an ninh và công an Nhóm tự quản tự quản đeo băng đỏ cũng thô tục và mạnh tay. Photo Blog ABS
Không kém gì an ninh và công an Nhóm tự quản tự quản đeo băng đỏ cũng thô tục và mạnh tay. Photo Blog ABS
Giang Sơn, Xã Tắc).
Con đường ngắn nhất, rõ như ban ngày ấy, sao cứ có chức quyền là bịt mắt bưng tai? Dường như các vị không học lịch sử nên không biết rằng từ chỗ xa dân đến chỗ mất dân, mất nước chỉ có một bước?…
Là một công dân – tự cho rằng mình hiểu về Trung Quốc không ít lắm, tôi muốn nói rằng việc bắt bớ, đàn áp thô bạo những người biểu tình là cách làm hạ sách của những người có trách nhiệm. Làm như thế chẳng khác gì đang vẽ đường cho cá mập chạy, lưỡi bò liếm.
Tai họa hơn nữa, các vị đang đánh mất những cơ hội cuối cùng để có sự thứ tha – thông hiểu của dân tộc. Các vị sai nhiều không kể xiết nhưng, 90 triệu người Việt có thể tạm gạt sang một bên để cứu nước, cứu nhà.


Giữa lúc giới truyền thông “lề phải” trong nước ra sức mô tả phong trào chống TQ xâm lược của người dân yêu nước là “những cuộc tụ tập của một số ít người”, thì nhiều trang mạng nhật ký “lề trái” đề cập tới tầm quan trọng của lòng dân ngày càng sôi sục, căm hờn trước hiểm họa cướp biển, cướp đất VN từ Phương Bắc và những “đồng thuận trời ơi đất hỡi” – nói theo lời blogger Hà Văn Thịnh – của giới cầm quyền VN.

Blogger Bùi Tín nhận xét rằng: “Thế yếu của chính quyền là bị tố cáo ‘ươn hèn với giặc, tàn bạo với dân’, bán rẻ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia, đi đêm với kẻ thù bành trướng… với nhiều dẫn chứng khó chối cãi. Một thế yếu nữa là thất hứa trong chống tham nhũng, còn tỏ ra bênh che và thực hiện tham nhũng vô độ, tự mình trở thành kẻ nội xâm, tự mình từ bỏ tính chính đáng trước con mắt tinh tường của nhân dân…Thế rất mạnh của lực lượng đối lập là nêu cao lòng yêu nước, thương dân, truyền thống bất khuất chống ngoại xâm, dương cao lá cờ yêu nước truyền thống”.
Dường như các vị không học lịch sử nên không biết rằng từ chỗ xa dân đến chỗ mất dân, mất nước chỉ có một bước?…Là một công dân – tự cho rằng mình hiểu về Trung Quốc không ít lắm, tôi muốn nói rằng việc bắt bớ, đàn áp thô bạo những người biểu tình là cách làm hạ sách của những người có trách nhiệm.
GS Hà Văn Thịnh
Bức ảnh này cũng sẽ đi vào lịch sử … chống ngoại xâm của Nhân dân Việt Nam- Báo TTức Hàng Ngày (Ảnh ABS)
Bức ảnh này cũng sẽ đi vào lịch sử … chống ngoại xâm của Nhân dân Việt Nam- Báo TTức Hàng Ngày (Ảnh ABS)

Qua bài “ ‘Viên đạn’ đòan kết dân tộc” được nhiều trang mạng nhật ký phổ biến, tác giả Hùynh Ngọc Tấn nhận thấy ngày càng có nhiều thành phần xã hội lên tiếng về vận nước vì họ ý thức rằng đảng và nhà nước VN ngày càng tỏ ra “là 1 trở ngại cho nhân dân” trong công cuộc chống hiểm hòa từ phương Bắc:

"Những ngày vừa qua, chắc là Bộ chính trị CSVN đã thấy lòng dân VN đang sôi sục, ý chí bảo vệ đất nước và niềm tự hào dân tộc trào dâng trên đường phố, trong lòng người. Không dễ gì CSVN muốn là làm được.
Đã có những tiếng nói từ những nhân sĩ trí thức, từ trong Quốc hội của CSVN kêu gọi Dân chủ, vì những con người này đã ý thức được rằng chế độ này và Đảng CSVN là một trở ngại để nhân dân VN có thể đương đầu chống lại âm mưu bá quyền xâm lược của Đại Hán.
"

Một trong những trở ngại đó, theo nhiều bloggers, thể hiện qua việc Hội nghị Trung ương đảng CSVN vừa kết thúc hôm Chủ nhật mùng 10 vừa rồi không đề cập gì tới vấn đề biển Đông, khiến một trong những cựu viên chức từng trăn trở cho vận nước, ông Lê Hồng Hà, lên tiếng với đài BBC hồi tuần rồi rằng:

"Vấn đề sôi nổi, liên hệ trực tiếp đến vận mệnh của đất nước, đến tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, là vấn đề Biển Đông, thì Hội nghị Trung ương đã không bàn gì hết, cũng như không đưa ra một tuyên bố gì về vấn đề này."


Qua bài “Vực lại Hào Khí Diên Hồng” được phổ biến trên nhiều trang blog, Nhóm Ngày Chủ Nhật khẳng định rằng hiện “đã đến lúc chúng ta phải vực lại Hòa Khí Diên Hồng”. Nhóm Ngày Chủ Nhật nhận định:

"Nhờ vào lòng yêu nước mà suốt chiều dài lịch sử dân tộc hàng hàng lớp lớp thế hệ Việt Nam đã cùng nhau dựng nước và giữ nước. Nhờ vào lòng yêu nước mà trên bản đồ thế giới ngày nay vẫn tồn tại một quốc gia mang tên gọi Việt Nam.Yêu nước không những là nghĩa vụ, lý tưởng sống cao đẹp, mà còn là
Sinh viên Paul Nguyễn Minh Nhật tham gia biểu tình bị bắt một cách thô bạo lên xe
Sinh viên Paul Nguyễn Minh Nhật tham gia biểu tình bị bắt một cách thô bạo lên xe.(ngày 5 tháng 6, 2011)Source blog ABS
quyền của công dân.
Mọi hành động ngăn cản, trấn áp lòng yêu nước của nhân dân là đi ngược quyền lợi chung của dân tộc, là phản bội tổ quốc.
Không một triều đại, thể chế, tập đoàn, đảng phái hay chính phủ nào có thể độc quyền nắm giữ và loại trừ sự tham gia của nhân dân vào việc quyết định vận mạng chung của đất nước."


Qua blog Anh Ba Sàm cùng nhiều trang mạng nhật ký khác, nhà thơ Đỗ Trung Quân mô tả lòng yêu nước thiết tha ấy qua nghĩa cử - và nghĩa vụ “Chúng ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo”, với đọan kết đầy quyết tâm bảo vệ quê hương:

Ta biết những thằng thái thú
Có đủ lý do ăn mừng
Rượu Mao đài tưới xuống
Biển Đông…
Nhưng chúng ta sẽ nói trong vị mặn của máu
Như vị mặn của máu ngư dân
Ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo
Từng chiếc thuyền nan
Nhưng …
Điều này là chắc chắn.
Một – tấc – biển – Đông
Cũng
Không !


Cảm ơn quý thính giả vừa theo dõi Mục Điểm Blog hôm nay, và mong gặp lại tất cả quý vị vào tuấn tới.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-increa-crackdwn-on-demonst-07192011115012.html

Việt Nam đủ sức đương đầu? Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-06-10

Liệu những hành động táo tợn có dự tính của Trung Quốc ở biển Đông mới đây có dẫn đến một cuộc chiến tranh mới với Việt Nam hay không? Việt Nam liệu có đủ sức bảo vệ đất nước?

AFP

Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 05/6/2011


Bành trướng

Hai vụ cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam liên tiếp xảy ra chứng tỏ cho Việt Nam và thế giới thấy cơn khát dầu hỏa của Trung Quốc ngày càng trầm trọng. Bắc Kinh đã tỏ quyết tâm nhất quyết chiếm giữ gần trọn biển Đông bằng mọi giá.

Sau các cuộc chiến tranh lấn đất, chiếm đảo của Việt Nam, Bắc Kinh đã đưa ra sách lược hòa giải với Hà Nội bằng chiêu bài 16 chữ và bốn tốt để ru ngủ cấp lãnh đạo Việt Nam, trong khi vẫn âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến mới nhằm thu tóm toàn bộ các quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Trước mắt quần đảo Trường Sa nằm trong tầm ngắm này.

Năm 1974 Trung Quốc đã bất chấp công pháp quốc tế mang tàu chiến tấn công và chiếm cứ đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Từ bước đầu tiên đó Trung Quốc đã có chiến lựơc lâu dài cho vùng biển đầy tiềm năng này và kế hoạch thôn tính dần dần cả khu vực đã được Trung Quốc triển khai, trước nhất là sáng tác tấm bản đồ mang tên Đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích của toàn vùng biển Đông.

Song song với những bước nhảy vọt về kinh tế và công nghiệp, cơn khát dầu của Trung Quốc ngày càng tệ hại hơn. Lãnh đạo Bắc Kinh hiểu rất rõ, thiếu dầu sẽ là thảm họa cho nền kinh tế Trung Quốc và bằng bất cứ giá nào họ phải chọn một trong hai giải pháp: Chiếm cho bằng đuợc trữ lượng dầu khổng lồ tại biển Đông hay chấp nhận phá sản cả nền kinh tế.

Ai cũng nhận ra giải pháp thứ nhất đã được Trung Quốc âm thầm theo đuổi từ lâu và mới đây nhất những trang cuối cùng của bài toán dầu hỏa đã được Bắc Kinh bày ra trên bàn cờ khu vực, đặc biệt đối với những nước có đường biên giới biển mà Trung Quốc vẽ ra trong phạm vi mang tên Đường lưỡi bò.

Bắc Kinh tung ra dàn khoan khổng lồ và tuyên bố dàn khoan này sẽ khống chế toàn bộ các khu vực đang tranh chấp có mỏ dầu.

Ngay lập tức Philippines phản đối mạnh mẽ hành động này vì dàn khoan này sẽ đặt lên khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Lời lẽ khó nghe

Tiếp đến hai vụ cắt dây cáp tàu Bình Minh và Viking của Việt Nam là bước thứ hai để Trung Quốc làm con tính thử thách khả năng chịu đựng của các nuớc trong khu vực về tấm bản đồ Đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đem ra tháu cáy.

Từ Đường lưỡi bò, phát ngôn nhân Trung Quốc liên tiếp ra lệnh cho Việt Nam không được làm cho tình hình bất ổn thêm trong khi chính họ là người gây ra bất ổn.

Chưa ngừng ở đó, Bắc Kinh ngang nhiên kêu gọi các nước đang có tranh chấp không được thăm dò khai thác dầu khí tại khu vực quần đảo Trường Sa. Duy chỉ có Trung Quốc là có cái quyền này mà thôi.

Đại sứ Trung Quốc tại Philippines là Lưu Kiến Siêu tuyên bố Trung Quốc hoan nghênh các nước đang tranh chấp khai thác chung với Trung Quốc trong khu vực này.

Lời lẽ khó nghe này được lập đi lập lại theo phương pháp rất xưa: việc gì nếu nói mãi cũng có thể làm người nghe tưởng là sự thật.

Giới chức Philippines lớn tiếng cáo buộc Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vào khu vực mà Phi tuyên bố chủ quyền từ tháng 2 tới nay, kể cả vụ Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines.

Bắc Kinh nhanh chóng phủ nhận cáo buộc, nói không xâm lấn lãnh hải, ngụ ý đó là lãnh hải của họ, và tuyên bố chỉ sử dụng vũ lực khi bị tấn công.
Câu rào đón này không thừa và đã được áp dụng ngay khi vụ việc tàu Viking bị cắt cáp xảy ra vào hôm 9 tháng 6 vừa rồi.

Phát ngôn nhân Hồng Lỗi của Trung Quốc lu loa tuyên bố chính tàu vũ trang Việt Nam xua đuổi tàu cá của họ. Hồng Lỗi còn nói rằng trong cuộc xua đuổi này, lưới đánh cá của một tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, do đó ngư dân Trung Quốc buộc phải cắt lưới đánh cá.

Ông Lỗi còn nhấn mạnh hành động này gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sự an toàn của các ngư dân Trung Quốc.

Từ xua đuổi tới nổ súng tự vệ không bao xa và chiến tranh có thể nói đang hiện ra trước mắt.

Đủ sức đương đầu?

Qua những sự kiện dồn dập này nhiều người tự hỏi: liệu chiến tranh có thể xảy ra hay không? Đại tá Trần Liêm nguyên Phó tư lệnh binh chủng Phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận định:

"Tôi thấy bây giờ mà Trung Quốc gây chiến lại với Việt Nam hay với Philippines hay với nước nào trong khu vực thì sẽ gặp vấn đề, tức là sẽ bị cả thế giới này bất hợp tác với anh và cô lập anh, cái đó là rất rõ.

Tự nhiên Trung Quốc sẽ đưa khối ASEAN gắn với những khối Mỹ, Nhật, Hàn. Chiến thuật của anh chỉ để gậm nhấm thế thôi, chỉ dò dứ thế thôi chứ chưa làm đựơc điều gì lớn đâu. Chúng tôi nhận định và thấy rõ vấn đề như thế."

Trung Tướng Nguyễ

Trường Sa trong không ảnh- RFA photo
Trường Sa trong không ảnh- RFA photo
n Quốc Thước vẫn hy vọng rằng giải pháp quân sự sẽ không xảy ra vào lúc này. Với ông điều quan trọng hiện nay là Việt Nam cần chú tâm nhiều hơn tới Biển Đông nơi Trung Quốc đang liên tiếp có những động thái nguy hiểm:

"Vấn đề xung đột quân sự bây giờ chắc không nước nào muốn, ta thì dứt khoát là không rồi bây giờ nó cũng chưa phải bằng con đường quân sự đâu, chắc chắn là như vậy. Bây giờ tập trung của nó là hoạt động ở Biển Đông.

Vì Biển Đông với lợi ích quốc gia của nó lớn lắm, không những khu vực Việt Nam Đông Nam Á mà vì nó muốn chiếm Biển Đông tức là phải mở thông thương ra mới bành trướng mới phát triển ra cả thế giới. Chúng ta cần đề phòng nhất là tại Biển Đông."

Tuy ai cũng cầu mong cuộc chiến không nên xảy ra vì máu xương của dân tộc không phải muốn hy sinh lúc nào cũng được. Cái giá xương máu chỉ đổ ra đúng nơi đúng lúc nhằm bảo vệ điều thiêng liêng nhất đó là sự toàn vẹn lãnh thổ. Nếu phải đi tới chiến tranh giữ nước thì nhân dân Việt Nam liệu đã sẵn sàng chưa?

Trung tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhà ngoai giao kỳ cựu Việt Nam, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 dến năm 1987 nhắc lại bài học đánh Pháp:

"Ban đầu đối với Pháp thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất muốn giữ hòa bình. Đã nhân nhượng Pháp nhưng càng nhân nhượng thì họ càng lấn tới cho nên chủ tịch phải kêu gọi toàn dân đứng dậy kháng chiến. Tình hình sắp tới thì nó cũng vậy thôi, chúng ta muốn giữ hòa bình nhưng họ muốn lấn tới thì đẩy đến cái chỗ cuối cùng chúng ta phải đứng dậy kháng chiến.

Chúng ta cũng từng có kinh nghiệm nước nhỏ đánh thắng nuớc lớn. Chúng ta cũng từng có kinh nghiệm quân không hiện đại bằng, kém hiện đại về trang bị vũ khí vẫn đánh thắng quân đội có trang bị vũ khí hơn mình!"

Đại tá hải quân Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên Quân sự Việt Nam tại Trung Quốc cho biết nhận định của ông:

"Về kỹ thuật thì hiện nay tôi không dám nói thẳng ta có những cái gì nhưng tôi xin đảm bảo rằng có những thứ đủ sức đánh đựơc bọn ấy khi nó xâm phạm chủ quyền của ta ở trong biển gần.

Một là lòng yêu nước, hai là ta có đủ kỹ thuật đủ khả năng chống lại và đánh tốt
Đại tá Quách Hải Lượng

Gần như cái hành đông cắt cáp vừa qua làm cho toàn dân cả nuớc phẫn nộ. Nhân dân Đà Nẵng, Nha Trang người ta nói là biển của mình, mình cứ ra đánh cá không sợ bọn xâm lược cho nên cũng không sợ lắm đâu. Thế nhưng khi ra ngoài khơi xa thì đúng là phải dè chừng.

Nếu trong biển của mình, ở trên đất của mình, vùng biển vùng nứơc của mình mà nó xâm phạm thì khi đó một là lòng yêu nước, hai là ta có đủ kỹ thuật đủ khả năng chống lại và đánh tốt."

Trước các đe dọa về lực lượng không quân của Trung Quốc, đại tá Trần Liêm nguyên Phó tư lệnh binh chủng phòng không, không quân cho biết:

"Về máy bay thì thực tế bây giờ mình cũng đã có máy bay đủ cự ly ra tới Trường Sa mà lại trang bị như SU có cả tên lửa để đánh hạm, thế cho nên tùy theo mình có dùng hay không dùng thôi chứ mình đã có khả năng rồi. \

Thứ hai là tàu khu trục của ta mặc dù tốc độ chưa đủ theo kịp của nó nhưng về cơ bản mà nói thì cũng đủ. Hơn nữa vừa rồi đã mua thêm tàu ngầm của Liên xô và khả năng sẽ mua dần thêm.

Chúng tôi là những nhà có tính chất về mặt quân sự thì thấy như thế này: Trung Quốc từ xưa tới giờ chưa chống đước ngoại xâm nào thành công cả mà họ chỉ thành công khi chống lại nội chiến.

Thực tế bây giờ đánh nhau thì lực lượng anh có mạnh thật nhưng khi bắt đầu gây chiến tranh thì anh sẽ không yên với vùng này. Anh đánh người ta thì người ta chẳng để anh yên, bất lợi cho cả hai bên chứ không riêng gì anh."

Phải có dân nếu dân không đoàn kết thì đừng hòng đánh thắng.
TT Nguyễn Trọng Vĩnh

Có thể nói yếu tố đầu tiên muốn giữ nước luôn vẫn là dân. Liệu hiện nay nhà nước đã chuẩn bị như thế nào về khâu quan trọng nhất này? Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhận xét:

"Từ bây giờ đây phải lo chăm lo phát huy dân chủ đối với dân và tìm mọi cách nâng cao đời sống của dân. Bây giờ thì dân chủ bị hạn chế, dân không phấn khởi.

Nếu mở rộng dân chủ phát huy dân chủ và nâng cao đời sống của dân để tạo được cái đại đoàn kết thì lúc bấy giờ trang bị thêm vũ khí phương tiện.

Trang bị vũ khí phải ở mức nhất định chứ yếu quá không được. Phải có dân nếu dân không đoàn kết thì đừng hòng đánh thắng."

Trên hệ thống phát thanh và truyền hình trong nước vẫn chưa xuất hiện các nhận định đúng đắn của chính phủ nhằm huớng dẫn người dân chú ý tới hiện trạng khá nguy ngập này.

Một bộ phận rất lớn quần chúng không hiểu được sự hiểm nguy mà đất nước đang đối diện. Thông tin chính xác, nhanh chóng và đầy đủ có lẽ là điều cần làm ngay vào lúc này trước khi quá muộn.




ĐCSVN viết tên mới cho mình?

2011-07-23

Những cuộc đàn áp thẳng tay, đặc biệt với ngay cả "cái nôi của cách mạng" là Hà Nội, đang dẫn cảm giác trực quan của người dân Việt Nam yêu nước đối với Đảng CSVN đến một thái độ đối kháng và chất vấn.

Courtesy AnhBaSG

Người biểu tình bị bắt sáng 17-07-2011 tại Hà Nội.

Chất vấn ở đây có thể hiểu một cách rõ ràng là chất vấn để xem ĐCSVN có còn chính danh lãnh đạo đất nước này nữa hay không, và đối kháng lại một thế lực đang kềm giữ đất nước trong nguy cơ biến tổ quốc và dân tộc thành nô lệ.

Trong thông tin của các nhân sĩ trí thức ký ngày 2/7 chuyển cho Bộ Ngoại Giao ngày 4/7, yêu cầu làm rõ những gì diễn ra trong chuyến đi Trung Quốc của Thứ trướng ngoại giao Hồ Xuân Sơn ngày 25/6, là điều mà mọi người yêu nước thao thức chờ đợi được minh bạch. Họ khát khao là chính phủ của mình, là một chính phủ dù yếu, nhưng vẫn là một chính phủ có tinh thần chủ nghĩa dân tộc, không hèn hạ, không bán nước.

Thế nhưng lần trả lời ngày 13/7 cho riêng tướng Vĩnh (mà vị tướng này đã từ chối đối thoại song phương), và ngày 17/7, qua cuộc đàn áp biểu tình, người ta suy đoán rõ nội dung mà ông Hồ Xuân Sơn thảo luận, con chốt thí ra mặt chịu nguyền rủa thay cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, là sự đớn hèn, thỏa hiệp với Bắc Kinh.

Đảng một bên - nhân dân một bên

Công an mật vụ Việt Nam rõ ràng được "bật đèn xanh" trong một chiến dịch chà đạp tinh thần người Việt. Thảm cảnh diễn ra ở cả hai đầu Saigon và Hà Nội. Tát, đánh, đạp và bắt, sách nhiễu bằng thẩm vấn, điều tra như kẻ thù... diễn ra suốt từ ngày 17/7 đến nay. Người yêu nước liên tục thông báo cho nhau những điều mà chỉ có ở một chế độ tay sai mới có thể hành động như vậy.

17-7-0-250.jpg
Người dân biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội sáng 17/7/2011. Courtesy Nguoibuongio.
Người ta chứng kiến Hà Nội-Saigon thông tin cho nhau, chia sẻ cho nhau để cùng đối kháng lại sự đàn áp hung hãn của chế độ công an. Hà Nội nổi giận khi Saigon đau và Saigon bừng bừng khi nghe Hà Nội bị sỉ nhục.

Tin chưa được kiểm chứng là khi được biết Saigon bị kềm chặt, các nhân sĩ trí thức không thể ra khỏi nhà, Hà Nội đã "chi viện".

Có 5 nhân sĩ do Nguyễn Quang Thạch, người sáng lập tủ sách dòng họ, dẫn đầu vào Nam trong ngày 17/7 để thể hiện tình đoàn kết, nhưng đã bị chặn từ sân bay Tân Sơn Nhất.

Hơn nữa, lần đầu tiên, hai lá cờ vàng và đỏ đã đứng cùng với nhau trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc. hình ảnh đó xuất hiện trong cuộc biểu tình lần thứ ba chống Trung Quốc của người Việt ở Hamburg, Đức, vào ngày 16/7.

Những xung khắc về lý tưởng và quá khứ đang dần được xếp lại trước một mối nguy chung của dân tộc và tổ quốc. Kẻ thù rất rõ, đó là Trung Quốc và những kẻ đang bán mình cho Trung Quốc.

Rõ ràng, tất cả đều đứng về một phía, chỉ còn lại Đảng CSVN ở phía bên kia, cùng Bắc Kinh.

Biểu tình trong tinh thần mới

Những lời kêu gọi cho một cuộc tuần hành đẹp "như một giấc mơ" bằng những chiếc áo dài và tinh thần như một ngày hội đang biến nỗi sợ hãi tan biến, dẫn đến một bước mới. Sự cống hiến cho tổ quốc đầy trân trọng hơn nữa.

Dự kiến ngày 24/7 này, sẽ có nhiều người xuống đường với tâm trạng phấn khích và thách thức hơn, do hình ảnh thiếu nữ miền Nam với chiếc áo dài bị bắt quăng lên xe như một con vật. Hay một thanh niên trí thức miền Bắc bị đạp vào mặt như súc sinh.

Việc sử dụng các thành phần cặn bã của xã hội để đối phó với nhân sĩ, trí thức, thanh niên sinh viên yêu nước đã giúp bùng cháy lên một ngọn lửa đối kháng mới: Sự đối kháng đòi chế độ phải xác lập lại tư cách văn minh của mình trước dân tộc, tố quốc, hoặc viết rõ tên mình trong lịch sử là một chế độ ngụy quyền.

Mức độ của các cuộc biểu tình, giờ đây khác nhiều so với trước. Không những lên tiếng chỉ thẳng âm mưu xâm lược của Bắc kinh trên Biển Đông, mà tâm thức của mọi người là đòi hỏi sự minh bạch của Nhà nước, Đảng CSVN trước tình hình mới.

Là người dân yêu nước mình, không ai không sửng sốt và âu lo trước hàng đống chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược của hệ thống lãnh đạo. Đầu tháng 6/2001, khi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tuyên bố “Hải Quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam", thì ngay lập tức Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố "“Quân đội theo dõi, giám sát chặt chẽ không để vụ việc leo thang nhưng không tham gia giải quyết.”

SDC14241-250.jpg
Rất đông người biểu tình bị bắt đưa lên xe buýt sáng 17-07-2011 tại Hà Nội. Kamiblog.
Cũng trong thời gian ấy, ngày 8/6/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên truyền hình tuyên bố rằng sẳn sàng mọi hình thức hợp tác đa phương để bảo vệ chủ quyền đất nước, thì ngay sau đó, Hồ Xuân Sơn - Nguyễn Phú Trọng đã trình diễn màn đi đêm tuyệt luân với Bắc Kinh đến mức Phi Luật Tân đã trở nên hết sức cô đơn trong cuộc họp tháng 7 tại Bali, Nam Dương, với chủ đề Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC).

Sẽ là một ngụy quyền đích thực?

Trong cuộc họp cấp cao đó, giữa Asean và Trung Quốc, người ta nhìn thấy rõ sự rụt rè của Việt Nam về các vấn đề biển Đông, đường lưỡi bò...

Nói một cách khác, điều gì đó bí ẩn trong nội dung cuộc "đồng thuận" của Hồ Xuân Sơn, đại diện cho các phe nhóm thân Bắc Kinh trong nội bộ Đảng CSVN, đã khiến cuộc họp ở Bali, và có lẽ sắp tới nữa, được quy ước rõ ràng: Asean đồng nghĩa sẽ không có tiếng nói của Việt Nam, và Trung Quốc thì thoải mái hơn với vai trò "song phương" với Việt Nam.

Những câu chuyện "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" kể trên, cũng cho thấy rằng nội bộ Đảng CSVN đang chia rõ 2 phe, một bên ngã về Trung Quốc, và một bên ngã về khuynh hướng của các nước tư bản. Dĩ nhiên, cũng còn một phe luôn lập lờ và chờ thời cơ như phe Trương Tấn Sang.

Nhưng cuộc đấu đó, đâu phải là điều nhân dân Việt Nam mong muốn? Điều mà bất kỳ người dân Việt Nam nào có lương tri cũng hiểu, rằng sớm muộn gì, với một hệ thống lãnh đạo chỉ đấu đá để giành quyền lợi, quyền lực của Hà Nội hiện nay, chế độ CS Trung Quốc sẽ lợi dụng để sớm nuốt chửng Việt nam.

Đảng CSVN vẫn gọi các chế độ trước mình là ngụy quyền. Họ gọi các chế độ đó đầy tham nhũng, hôm nay tham nhũng trong chế độ CS đã gấp chục lần. Đảng CS gọi các chế độ đó là bán nước, thì hôm nay, cách bán nước của Hà Nội thậm chí còn được Trung Quốc dẫn chứng bằng giấy trắng mực đen.

Đảng CSVN nói nhân dân đã đứng lên chống lại các chế độ đó. Ngày 9.1.1950, ở Saigon có Trần Văn Ơn, nhưng ngày 17.7.2011 ở Hà nội cũng có Nguyễn Trí Đức bị đạp vào mặt.

Ngày 25.8.1963 ở Chợ Bến Thành có Quách Thị Trang với chiếc áo dài thì ngày 17.7.2011 ở Saigon cũng có Jerry Phan, cô giáo Linh bị bắt bỏ lên xe bít bùng... mọi hạng mục của cái gọi là một chế độ ngụy quyền bán nước, giờ đây đều đã áp dụng đủ cho Hà Nội.

Cuộc biểu tình lần 8, dự kiến ngày 24/7 trong cả nước, kể cả sau đó, sẽ là một lời giải mới cho nhân dân về giá trị thật của chế độ hiện tại.

Sẽ là khốn nạn, khi ngư dân bị cướp, giết chết trên biển và các quan chức Trung Quốc Việt Nam lại ôm chặt nhau hô to tình hữu nghị. Sẽ chính xác là ngụy quyền, khi nhân dân yêu nước đòi hỏi một nền độc lập chủ quyền nhưng Đảng ra tay đàn áp.

Tên gọi mới của Đảng CSVN sẽ được viết lại, rõ ràng nhất trong tâm trí nhân dân Việt Nam và trong lịch sử, nếu Đảng CSVN không có một thái độ và hành động đúng đắn từ hôm nay cho tổ quốc, dân tộc.

Là Đảng cầm quyền hay là ngụy quyền, điều này chúng ta hãy cùng theo dõi và cùng gọi tên.

Phan Nguyễn Việt Đăng (Sài Gòn 23-7-2011)

No comments: